ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC PHẦN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ
Mã số: T2011-66-GD-NN
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Văn Tưởng
HUẾ, THÁNG 12/2011
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
Tên đề tài: TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC PHẦN THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ
Mã số:T2011-66-GD-NN
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Văn Tưởng - Điện thoại: 0978.344.368
Email:
Cơ quan chủ trì: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
Cá nhân phối hợp thực hiện: Hồ Thị Khánh
Thời gian thực hiện: 01 năm
1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu của đề tài là nêu lên thực trạng của việc tổ chức các lớp học
phần theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
đồng thời tìm ra những khó khăn, vướng mắc, đưa ra một số biện pháp
khắc phục những khó khăn, vướng măc đó, góp phần nâng cao hiệu quả
trong công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Huế cũng như các trường Đại học trong cả nước
2. Nội dung chính
Nghiên cứu và khảo sát thực trạng, những nguyên nhân chủ yếu, những
hậu quả tác động, các mục tiêu đặt ra, cũng như đưa ra một số biện pháp
khắc phục khó khăn, vướng mắc liên quan về các vấn đề:
- Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ -
Chương trình đào tạo.
- Lập kế hoạch đào tạo theo từng học kỳ - Phân công cán bộ giảng
dạy, bố trí phòng học, giảng đường.
- Đăng ký học phần .
3. Kết quả nghiên cứu:
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học, mà sản phẩm cụ thể là
một bài báo điều tra về việc tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ
tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.
Là tài liệu tham khảo hữu ích.
SUMMARY
Project Title: ORGANIZATION OF THE CREDIT CLASSES
IN COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGE – HUE UNIVERSITY
Code number: T2011-66-NN
Coordinator: Hoang Van Tuong – Tel: 0978.344.368
Email:
Implementing Institution: College of Foreign Languages – Hue
University
Cooperating Institution: Ho Thi Khanh
Duration: 01 years (from 01
th
2010 to 12
th
2011)
1. Objectives
The objective of the reseach is show the state of the organization of
the credit classes in College of Foreign Language – Hue University and
find out the difficulties and obstacles, made a number of measures
overcome the difficulties and problems, which contribute to improve
efficiency in training by the credit system in College of Foreign Languages
– Hue University as well as universities in the country.
2. Main contents
Research anh survey the situation, the primary cause, the
consequences of impact, the target set, as well as provide a number of
measures to overcome difficulties and obstacles related issues:
- The class credits phans to organize and teach in each semester –
Training program
- Plan training each semester – Assign teachinh staff, arranging
classrooms, lecture halls
- Register module
3. Results obtained:
This is a scientific research project, which is a product specific
articles investigating the organization of the credit classes in College of
Foreign Languages – Hue University
As a useful reference.
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
3.1. Khách thể nghiên cứu 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
8. Bố cục đề tài 4
B. NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC PHẦN
HỌC THEO CHẾ TÍN CHỈ 5
1. Khái niệm 5
1.1. Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ - Chương
trình đào tạo 5
1.2. Lập kế hoạch đào tạo 6
1.2.1. Phân công cán bộ giảng dạy theo lớp học phần 6
1.2.2. Bố trí phòng học, giảng đường 6
1.3. Đăng ký học phần 7
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC
PHẦN THEO HỌC CHẾ TỈN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ 9
1. Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ - Chương trình
đào tạo 9
1.1. Thực trạng 9
1.2. Nguyên nhân chủ yếu 11
1.3. Hậu quả tác động 12
2. Lập kế hoạch đào tạo 12
2.1. Thực trạng 12
2.2. Nguyên nhân chủ yếu 15
2.2.1. Về đội ngũ giáo viên 15
2.2.2. Về cơ sở vật chất 16
2.3. Hậu quả tác động 16
3. Đăng ký học phần 17
3.1. Thực trạng 17
3.2. Nguyên nhân 23
3.3. Hậu quả tác động 24
CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 26
1. Về những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ - Chương trình
đào tạo 26
1.1. Mục tiêu đặt ra 26
1.2. Biện pháp thực hiện 26
2. Về việc lập kế hoạch đào tạo 26
2.1. Mục tiêu đặt ra 26
2.2. Biện pháp thực hiện 27
3. Về đăng ký học phần 28
3.1. Mục tiêu đặt ra 28
3.2 Biện pháp thực hiện 28
4. Mối liên hệ giữa các biện pháp 29
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
1. Kết luận 30
2. Khuyến nghị 30
2.1. Về phía Ban Giám hiệu 31
2.2. Về phía phòng Đào tạo 32
2.3. Về phía Đội ngũ cố vấn 33
2.4. Về phía sinh viên 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
BẢNG BIỂU THỐNG KÊ VÀ KHẢO SÁT
Bảng 1: Về chương trình đào tạo 9
Bảng 2: Về số lượng sinh viên tuyển sinh qua các năm 10
Bảng 3: Về tình hình giảng viên và cơ sở vật chất 12
Bảng 4: Về số lượng giáo viên của trường Đai học Ngoại ngữ - Đại
học Huế 14
Bảng 5: Về số lượng phòng học, giảng đường của trường Đai học
Ngoại ngữ - Đại học Huế 14
Bảng 6: Về các vấn đề liên quan đến đăng ký học phần 18
Bảng 7: Về số lượng sinh viên đăng ký muộn và số lượng sinh viên
chưa đăng ký 22
Bảng 8: Về số lượng sinh viên học lại, học cải thiện, học tự chọn tự do
và học song song hai chương trình 22
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
BD Biên dịch
CN Cử nhân
CTSV Công tác Sinh viên
KT-ĐBCLGD Khảo thí-Đảm bảo chất lượng giáo dục
DL Du lịch
ĐH Đại học
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
KTX Ký túc xá
NV Ngữ văn
PD Phiên dịch
QTH Quốc tế học
SP Sư phạm
TACN Tiếng Anh chuyên ngành
TBCTL Trung bình chung tích luỹ
TCHC Tổ chức Hành chính
ThS Thạc sĩ
TM Thương mại
TS Tiến sĩ
VNH Việt Nam học
VP Văn phòng
A. GIỚI THIỆU
Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường
Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ
và thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank),
đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát
triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Đây là phương
thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm
của quá trình đào tạo”. Bản chất của đào tạo theo Hệ thống tín chỉ là sự tích
lũy kiến thức được quy định trong các chương trình đào tạo.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển
năng lực của người học. Trong đào tạo theo học chế niên chế, sinh viên
phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên
có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực
yếu. Ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ
động học theo điều kiện và năng lực của mình. Những sinh viên giỏi có thể
học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập
từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian
chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn. Những sinh viên bình thường và
yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường và tốt nghiệp muộn hơn.
Vì thế, việc tổ chức đào tạo đòi hỏi phải rất khoa học, chính xác, mềm dẻo
và linh hoạt.
1. Lý do chọn đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế,
vận hành hệ thống tín chỉ đã được gần 4 năm, mọi công đoạn từ “Vạn sự
khởi đầu nan” đến nay đã dần dần rõ ràng và có khuynh hướng tốt đáng kể,
từ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đến đội ngũ giáo viên ngày càng
hoàn thiện hơn, đội ngũ quản lý trở nên nhuần nhuyễn hơn, sinh viên dần
tiếp cận và hiểu sâu hơn về đào tạo theo chế tín chỉ, tạo nên một bộ mặt
1
riêng cho một ngôi trường vừa mới thành lập nhưng đã mạnh dạn đứng ra
làm thí điểm trong việc đổi mới phương pháp đào tạo cho tất cả các khóa
học mà chưa thành viên nào trong Đại học Huế có thể đảm nhiệm được.
Trong sự thành công đã đạt được, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Huế cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc về quản lý theo học chế tín
chỉ trong hai năm qua như cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ giáo viên
còn thiếu hụt và chưa kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý
sinh viên học theo học chế tín chỉ, đội ngũ cố vấn còn chưa làm tròn nhiệm
vụ, trình độ quản lý của chuyên viên quản lý còn chưa chuyên sâu, đặc biệt
là tầm nhận thức của người học đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn
chưa rõ ràng, tất cả những điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc “Tổ
chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ”. Đó là những lý do cơ bản và
chính đáng nhất làm cho bản thân những người quản lý trực tiếp của đơn vị
(trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế) phải luôn luôn quan tâm, suy
nghĩ, trăn trở tìm mọi cách để cải thiện các vấn đề đó được tốt hơn, phù
hợp với xu thế đào tạo tín chỉ trong nước và thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng việc tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ
ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, tìm ra các biện pháp khắc phục
thực trạng trên, góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức các lớp học phần
theo học chế tín chỉ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Trường hiện nay
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ -
Chương trình đào tạo
- Lập kế hoạch đào tạo
+ Phân công cán bộ giảng dạy theo lớp học phần
+ Bố trí phòng học, giảng đường
- Đăng ký học phần
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Huế
4. Giả thuyết khoa học
Tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ cần đạt được những
chuẩn mực nhất định mà Bộ GD&ĐT đề ra với điều kiện cơ bản cần phải
có để đào tạo theo học chế tín chỉ là: Cơ sở vật chất dồi dào, đội ngũ giáo
viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đội ngũ quản lý đủ về số
lượng và có năng lực chuyên sâu về quản lý đào tạo theo chế tín chỉ và đặc
biệt là người học cần có một lượng kiến thức cơ bản Đào tạo theo học chế
tín chỉ. Nếu như những điều kiện cơ bản trên không được đáp ứng thì việc
tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ sẽ không thực hiên được theo
quy chế đào tạo này
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của tổ chức các lợp học phần theo học
chế tín chỉ ở trường đại học.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức các lớp học phần theo học
chế tín chỉ ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế hiện nay.
5.3. Xác lập các biện pháp tổ chức các lớp học phần theo học chế tín
chỉ ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng chủ yếu là phương pháp lý luận, phân tích thực
trạng việc tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ thông qua phương
pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và thống kê số liệu sơ bộ để làm
rõ thực trạng vấn đề trên.
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài này chủ yếu nằm trong phạm vi nghiên của Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Huế đang đào tạo theo chế tín chỉ.
3
8. Bố cục đề tài
A. Giới thiệu
B. Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ
Chương II Thực trạng tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ
1. Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ -
Chương trình đào tạo
2. Lập kế hoạch đào tạo
3. Đăng ký học phần
Chương II: Biên pháp khắc phục
1. Về những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ -
Chương trình đào tạo
2. Về việc lập kế hoạch đào tạo
3. Về đăng ký học phần
4. Mối liên hệ giữa các biện pháp
C. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
4
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC CÁC LỚP
HỌC PHẦN HỌC THEO CHẾ TÍN CHỈ
1. Khái niệm
Tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ được hiểu là lớp học
được tổ chức theo từng học phần được quy định trong khung chương trình
đào tạo đã được xây dựng từ trước cho riêng từng ngành học: Dựa vào
đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ, phòng Đào tạo lên
kế hoạch học tập, phân công giáo viên giảng dạy, phân bố phòng học và
giảng đường. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi
lớp học tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số
lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ
không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học
phần khác có lớp, nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối
thiểu cho mỗi học kỳ.
Trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, việc tổ chức lớp học phần và xếp
thời khóa biểu phải thực hiện đến từng sinh viên và giảng viên. Việc tổ
chức lớp học phần phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể như sau:
1.1. Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học
kỳ - Chương trình đào tạo
* Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể
hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi
và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo,
cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình
độ đào tạo của giáo dục đại học.
* Chương trình được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình
khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5
Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một
vài ngành (kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn
bằng).
* Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến
thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
Cụ thể:
Phải ổn định, công khai hóa chương trình đào tạo và kế hoạch học tập
toàn khóa. Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính liên thông ngang cao
(có nhiều học phần học chung trong toàn trường và khối ngành) để thuận
lợi cho việc tổ chức các lớp học phần, chuyển đổi chương trình đào tạo cho
sinh viên và học cùng một lúc hai chương trình. Phải xây dựng được hệ
thống mã hóa học phần chính xác và khoa học. Các học phần đều phải có
đề cương chi tiết dưới dạng lịch trình giảng dạy trong đó phân rõ tuần dạy
lý thuyết, tuần thảo luận, chữa bài tập, thực hành v.v. các điểm và tỷ trọng
đánh giá thành phần, đánh giá thi kết thúc học phần.
1.2. Lập kế hoạch đào tạo
1.2.1. Phân công cán bộ giảng dạy theo lớp học phần
Đảm bảo đủ số lượng giảng viên có trình độ và năng lực triển khai đào
tạo theo nhiệm vụ và yêu cầu được giao trong chương trình đào tạo.
Có đủ đội ngũ giảng viên được bố trí giảng dạy và hướng dẫn người
học phù hợp với chuyên môn đào tạo; có học vị và kinh nghiệm giảng dạy
theo quy chuẩn của Bộ để đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo. Có
giảng viên công bố công trình trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế.
1.2.2. Bố trí phòng học, giảng đường
Đáp ứng nhu cầu diện tích, tính năng và chủng loại giảng đường,
phòng lý thuyết, phòng thực hành và phòng máy tính đáp ứng các yêu cầu
thực hiện chương trình đào tạo
- Đảm bảo diện tích giảng đường, phòng lý thuyết, phòng thực hành
và phòng máy tính trên đầu người học đáp ứng yêu cầu chương trình đào
6
tạo theo qui chuẩn về thiết kế trường học của Việt Nam, đáp ứng được việc
tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ
- Giảng đường, phòng thực hành và phòng máy tính theo yêu cầu của
chương trình đào tạo được sử dụng đúng mục đích, chức năng trong việc
lên lớp giảng dạy của giáo viên.
- Các giảng đường, phòng lý thuyết, phòng thực hành và phòng máy
tính được đảm bảo các điều kiện an toàn, an ninh để làm việc; được bảo trì,
sửa chữa và nâng cấp kịp thời.
1.3. Đăng ký học phần
Trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, sinh viên phải tự lập kế hoạch
học tập toàn khóa, từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ
thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên (cố vấn học tập). Đăng ký
học phần trong mỗi học kỳ của sinh viên phải đảm bảo điều kiện môn tiên
quyết, học trước, song hành của các học phần đặt ra trong chương trình đào
tạo. Đăng ký khối lượng học tập, quyết định sẽ học những học phần nào
trong học kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người học. Đăng ký đúng
với năng lực của bản thân dẫn đến kết quả học tập tốt, làm cho sinh viên
phấn khởi trong học tập. Đăng ký vượt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả
học tập kém làm sinh viên hoang mang, bối rối, ảnh hưởng trực tiếp đến
học tập trong học kỳ sau và có những quyết định sai lầm tiếp trong đăng ký
các học phần tiếp theo.
Nguyên tắc rất quan trọng khi đăng ký học tập theo Hệ thống tín chỉ là
học đến đâu phải được đến đó, có nghĩa là nếu sinh viên tích lũy được một
số tín chỉ nào đó thì điểm TBCTL phải đạt ít nhất ở mức gần 2,0. Sinh viên
xếp hạng học tập bình thường nên học theo thời khóa biểu tiêu chuẩn của
Nhà trường, còn sinh viên xếp hạng yếu thì nên học ít hơn. Việc học vượt
cần phải cân nhắc rất kỹ. Nếu điểm TBCTL của sinh viên càng dưới 2,0 thì
sinh viên càng phải đăng ký học lại và học cải thiện các học phần đã đạt là
chủ yếu.
7
Hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và quản lý sinh viên trong nhà
trường phải đủ mạnh để có thể triển khai tổ chức đăng ký học phần trực
tuyến, phân cấp nhiệm vụ triển khai cho sinh viên đăng ký, theo học đúng
kế hoạch, đảm bảo việc tổ chức các lớp học phần học theo chế tín chỉ đã đề
ra.
Số lượng sinh viên đăng ký phải đảm bảo kế hoạch đề ra.
8
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC LỚP
HỌC PHẦN THEO HỌC CHẾ TỈN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGOẠI NGỮ
1. Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kỳ
- Chương trình đào tạo
1.1. Thực trạng
Theo nguyên tắc thì chương trình đào tạo phải ổn định, công khai hóa
chương trình đào tạo và kế hoạch học tập toàn khóa. Chương trình đào tạo
phải đảm bảo tính liên thông ngang cao (có nhiều học phần học chung
trong toàn trường và khối ngành) để thuận lợi cho việc tổ chức các lớp học
phần, chuyển đổi chương trình đào tạo cho sinh viên và học cùng một lúc
hai chương trình. Có hệ thống mã hóa học phần chính xác và khoa học. Các
học phần đều phải có đề cương chi tiết dưới dạng lịch trình giảng dạy trong
đó phân rõ tuần dạy lý thuyết, tuần thảo luận, chữa bài tập, thực hành v.v.
các điểm và tỷ trọng đánh giá thành phần, đánh giá thi kết thúc học phần.
Nhưng cho đến bây giờ, sau gần bốn năm đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, mặc dù việc tuân thủ nghiêm ngặt trên cơ sở chương trình khung của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng với lý do khách quan và chủ quan nên
chương trình đào tạo qua mỗi năm học và mỗi học kỳ vẫn thay đổi liên tục,
qua khảo sát 200 sinh viên từ năm thứ 1 đến năm 4 của trường Đại học
Ngoại ngữ ở bảng 1 và qua thống kê số lượng sinh theo học các năm từ
phòng CTSV và phần mềm quản lý tín chỉ (cập nhật 10/2011) ở bảng 2 cho
thấy:
Bảng 1: Về chương trình đào tạo
1 Khung chương trình đào tạo có thể hiện đúng sứ mạng đào tạo của nhà trường
không?
A. Có (58,2%) B. Không (1,5%) C. Không biết chính xác (35,8%)
D. Ý kiến khác: (3,0%)
9
2 Bạn có thích chuyên ngành của mình đang theo học không?
A. Thích (68,7%) B. Chưa xác định (23,9%) C. Không thích (4,5%)
D. Ý kiến khác (1,5%)
3 Khi ra trường bạn có tin là mình có được việc làm đúng với ngành đang học
không?
A. Có (28,4%) B. Chưa biết (58,2%) C. Không (7,5%)
D. Ý kiến khác: (3,0%)
Bảng 2: Về số lượng sinh viên tuyển sinh qua các năm
Stt Khoa Ngành
Số lượng tuyển sinh theo năm
học
Ghi chú
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
2011-
2012
2011-2012
1 Tiếng Anh
Sư phạm 197 270 247 318-27 27 SV ko
nhập học
Ngôn ngữ 184 207 231 313-22 22 SV ko
nhập học
2 Tiếng Pháp
Sư phạm 0 0 0 18-2 2 SV ko
nhập học
Ngôn ngữ 41 33 29 35-7 7 SV ko
nhập học
3 Tiếng Nga
Sư phạm 0 0 0 0
Ngôn ngữ 11 1 1 15-4 4 SV ko
nhập học
4 Tiếng Trung
Sư phạm 0 0 0 0
Ngôn ngữ 79 64 67 97-11 11 SV ko
nhập học
5 Tiếng Hàn Tiếng Hàn 45 25 35 49-3 3 SV ko
nhập học
6 Tiếng Nhật Tiếng Nhật 132 126 164 117-9 9 SV ko
nhập học
7 Quốc tế học Hoa Kỳ học 35 21 21 47-8 8 SV ko
nhập học
8 Việt Nam học Việt Nam học 40 11 23 26-4 4 SV ko
nhập học
Tổng 764 758 818 938
97 SV ko
nhập học
Nhận xét:
Qua bảng thống kê và qua phiếu điều tra qua các câu hỏi từ 22, 23, 24
ở phiếu điều tra danh cho sinh viên cho thấy một số ngành không phù hợp
10
với nhu cầu thực tiển cuộc sống nên số lượng tuyển sinh hàng năm có sự
thay đổi theo chiều hướng giảm xuống như:
- Có nhiều sinh viên chưa xác định được mục đích học tập và chưa
biết ngành mình đang học sẽ có lợi gì cũng như sẽ ra sao khi ra trường.
- Ngành tiếng Nga năm học 2008-2009 là 11sv đến năm 2010-2011
chỉ có 01sv, ngành sư phạm tiếng Nga không có sinh viên nào cả 04 khoá
học
- Ngành sư phạm tiếng Trung không được duy trì cả 04 khoá học,
ngành sư phạm tiếng pháp sau 03 khoá học không có sinh viên thì đến năm
2010-2011 tuyển được 18sv
- Ngành Việt Nam học, Hàn học cũng có nhiều biến động về số lượng
tuyển sinh hành năm
- Năm học 2011-2012: Ngành tiếng Nga chuyển đổi thành Song ngữ
Nga- Anh chuyên ngành Du lịch
1.2. Nguyên nhân chủ yếu
- Lý do khách quan:
+ Do nhu cầu thực tiển cuộc sống, nên ngành học quy định không phù
hợp khi sinh viên học xong ra trường xin việc làm khó khăn, buộc phải
thay đổi chương trình, ngành học và tăng số lượng học phần hoặc ngược lại
+ Sự đòi hỏi của các nhà tuyển dụng về trình độ sinh viên khi ra
trường khá cao và đa dạng kiến thức buộc các học phần phải thay đổi cho
phù hợp với công việc
- Lý do chủ quan:
+ Khung chương trình xây dựng xong lại có sự thay thay đổi liên tục
các học phần nằm trong khung chương trình như Khoa Việt Nam học tính
đến thời điểm tháng 11/2011 vẫn chưa ổn định khung chương trình giảng
dạy, khoa tiếng Nga phải thay đổi ngành học từ ngành Ngôn ngữ Nga
chuyễn sang Song ngữ Nga-Anh chuyên ngành Du lịch…
+ Các học phần khi xây dựng xong lại không có giáo viên đảm nhiệm
11
vì các học phần được coi là học phần khó và không có nguồn giáo viên cơ
hữu lại phải thụ động mời giáo viên ngoài trường như các học phần của
khoa Việt Nam học và Quốc tế học
+ Việc xây dựng mã học phần giữa các trường chưa có dự thống nhất
cụ thể: học phần những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin có 02 mã
học phần…
+ Việc thay đổi học phần tự chọn tự do sang tự chọn bắt buộc và
ngược lại diển ra thường xuyên trong mỗi học kỳ như các học phần tự chọn
bắt buộc của khoa tiếng Trung, khoa Quốc tế học, và các học phần thay thế
khoá luận tốt nghiệp của khoa Việt Nam học.
1.3. Hậu quả tác động
Từ lý do khách quan và chủ quan nói trên cho ta thấy được hậu quả tác
động của chương trình đào tạo đối với việc tổ chức các lớp học phần là không
nhỏ. Nếu như chương trình đào tạo không ổn định nhất định sẽ kéo theo tổ việc
tổ chức các lớp học phần không thuận lợi, nếu như ngành học thay đổi liên tục
buộc đội ngũ tổ chức lớp học phần phải mất thời gian thay đổi lại toàn bộ
chương trình trên phần mềm, khó khăn trong việc mời giáơ viên. Việc ổn định
tổ chức lớp học phần nằm trong thời gian đầu của mỗi học kỳ để triển khai cho
cả năm học, vì vậy buộc phải chương trình đào tạo phải ổn định trước đó.
2. Lập kế hoạch đào tạo
2.1. Thực trạng
Qua khảo sát 200 sinh viên từ năm thứ 1 đến năm 4 trường Đại học
Ngoại ngữ về tình hình giảng viên và cơ sở vật chất của Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Huế ở bảng 3 và qua thống kê về số lượng giáo viên,
phòng học và giảng đường của Trường từ phòng TCHC của Trường (cập
nhật 10/2011) ở bảng 4 và bảng 5 cho thấy:
Bảng 3: Về tình hình giảng viên và cơ sở vật chất
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Đồng ý 4. Hoàn toàn đồng ý
1
GV giải đáp các thắc mắc của SV một cách
1 2 3 4
12
đầy đủ và thoả đáng về các vấn đề đào tạo
theo chế tín chỉ.
1,5% 4,5% 67,2% 26,9%
2
Đội ngũ cố vấn của các Khoa giúp bạn hiểu
nhiều về các vấn đề đào tạo theo chế tín chỉ
1
7,5%
2
17,9%
3
55,2%
4
17,9%
3
GV tư vấn về các vấn đề đào tạo theo chế tín
chỉ ở mọi nơi, mọi lúc
1
7,5%
2
44,8%
3
37,3
%
4
9,0%
4
Đa số giáo viên hiểu rõ về các vấn đề đạo tạo
theo chế tín chỉ khi bạn tiếp cận, hỏi và trò
chuyện
1
9,0%
2
31,3
%
3
43,3
%
4
14,9%
5
SV được làm việc nhiều với các nguồn tri
thức khác nhau (giáo trình, tài liệu…) dưới sự
hướng dẫn của GV.
1
3,0%
2
11,9
%
3
62,7%
4
20,9%
6
GV có sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy
học như máy chiếu Overhead, máy chiếu đa
phương tiện, tranh ảnh minh hoạ…
1
3,0%
2
1,5%
3
41,8%
4
52,2%
7
Môi trường học tập tốt, thân thiện, an toàn
1
3,0%
2
9,0%
3
58,2%
4
25,4%
8
Phòng học sáng, đủ chổ, thoáng mát
1
3,0%
2
6,0%
3
49,3%
4
40,3%
9
Có đầy đủ phương tiện dạy và học, tra cứu
thông tin hiện đại trong mỗi phòng học cũng
như trong khu vực Trường Đại học Ngoại
ngữ
1
3,0%
2
26,9%
3
46,3%
4
20,9%
1
0
Việc đi lại nhiều địa điểm để học ảnh hưởng
nhiều đến sinh hoạt và học tập của sinh viên
1
4,5%
2
14,9%
3
38,8%
4
38,8%
13
Bảng 4: Về số lượng giáo viên của trường Đai học Ngoại ngữ - Đại
học Huế
Stt Khoa
Số lượng
giảng
viên
Trình độ chuyên
môn
Ghi chú
CN ThS TS
Học tập
nước ngoài
Học tập
trong nước
1 Anh 48 12 31 05 09 05
2 Nga 8 02 04 02
3 Pháp 21 03 13 05 08
4 Trung 14 04 09 01 03 02
5 Nhật 17 16 01 00 04 01
6 Hàn 07 07 00 00
7 Quốc tế học 15 06 09 00 03
8 Việt Nam học 13 03 10 00 01
9 TACN 42 05 37 00 03
10 Kiêm nhiệm 12 00 08 04 01
Tổng 197 58 122 17 31 09
Nhận xét:
Qua bảng thống kê (bảng 4) và qua các câu 1 đến 6 ở (bảng 6) của
phiếu điều tra dành cho sinh viên cho thấy
- Số lượng giảng viên có trình độ cử nhân vẫn còn nhiều: 58 CN
- Nhiều khoa số lượng giáo viên chưa đủ để đáp ứng số nhóm học
phần theo kế hoạch và chưa đủ trình độ để giảng dạy các học phần của năm
cuối như khoa Hàn có 07 CN không có Thạc sĩ, khoa Nhật có16 CN chỉ có
01 Thạc sĩ trong khi số lượng sinh viên nhập học mỗi năm lại nhiều hơn và
số lượng sinh viên đăng ký ngoại ngữ 2 tiếng Nhật theo các năm chiếm
một tỉ lệ lớn.
- Số lượng giáo viên đi học tập trong nước và nước ngoài tương đối
lớn: 31 giảng viên học tập ở nước ngoài, 09 giảng viên học tập trong nước,
trong đó khoa tiếng Anh và tiếng Pháp chiếm một tỉ lệ khá đông
- Giáo viên Việc sử dụng nhiều các phương tiện giảng dạy
- Đội ngũ cố vấn của các Khoa ngày càng phát huy được vai trò
Bảng 5: Về số lượng phòng học, giảng đường của trường Đai học
Ngoại ngữ - Đại học Huế
14
Stt Loại phòng Số
lượng
Phương tiện phục vụ dạy và học, tra cứu
thông tin
Ghi
chú
1 Giảng đường 01 Đáp ứng
2 Phòng họp 01 Đáp ứng
3 Phòng học 27 22 Phòng đáp ứng ngoại trừ 03 phòng KTX
và phòng A.II.6, A.IV.6 chưa đáp ứng
4 Phòng máy 06 Đáp ứng
5 Phòng đọc 02 Chưa đáp ứng
6 VP Đoàn 01 Chưa đáp ứng
Tổng 38
Nhận xét:
Qua bảng thống kê (bảng 5) và qua các câu 6 đến 10 ở (bảng 6) của
phiếu điều tra dành cho sinh viên cho thấy
- Nhiều phòng học chưa đặt tiêu chuẩn để bố trí giảng dạy như 03
phòng KTX và phòng A.II.6, A.IV.6 quá nhỏ, chưa có máy chiếu, hệ thống
mạng, TV; văn phòng Đoàn phục vụ cho Đoàn thanh niên nhưng vẫn sử
dụng dạy học, phòng thư viện phục vụ cho việc đọc sách nhưng vẫn sử
dụng giảng dạy…
- Chỉ có 27 phòng học chính so với con số sinh viên đang theo học là
quá cao
- Chưa đảm bảo số lượng phòng học và giảng đường để giảng dạy các
môn chung.
- Phòng học bố trí ở mọi nơi, cách xa nhau, lộn xộn
- Còn một số ý kiến cho rằng phòng chưa đủ chổ, chưa thoáng.
- Việc đi lại nhiều nơi để học tập cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh
hoạt và học tập của sinh viên
2.2. Nguyên nhân chủ yếu
2.2.1. Về đội ngũ giáo viên
- Số lượng giảng viên của Trường từng bước được đảm bảo, nhưng
chất lượng chưa cao,
- Rất nhiều giáo viên đi học, tập huấn trong nước và nước ngoài cùng
một thời điểm và với thời gian kéo dài
15
- Một số khoa có triển vọng lớn nhưng lại thiếu hụt nguồn giáo viên
như Khoa tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Việt Nam học và Quốc tế học
2.2.2. Về cơ sở vật chất
- Do Trường vừa mới thành lập nên số lượng phòng học, giảng đường
chưa được xây dựng nhiều
- Quá nhiều hệ đào tạo, nhiều dự án đào tạo trong một học kỳ nên quỷ
phòng học không thể đáp ứng được
- Do cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc phục vụ công tác giảng dạy
và học tập còn thiếu…
- Vì số lượng phòng học không đáp ứng với số lượng sinh viên nên
phải dùng tạm những phòng học bất đắc dĩ như: Văn phòng Đoàn, Phòng
KTX sinh viên, Phòng đọc Thư viện, Phòng họp
2.3. Hậu quả tác động
- Ở một số khoa như: khoa Hàn, Khoa Nhật, QTH và VNH không đủ
số lượng giảng viên để đảm bảo kế hoạch tổ chức các lớp học phần dẫn đến
phải thụ động trong việc mời giáo viên ngoài trường giảng dạy nhiều học
phần.
- Số lượng giảng viên ở một số khoa chưa đảm bảo về trình độ chuyên
môn để đảm nhiệm một số học phần nâng cao nên phải mời giáo viên có
trình dộ chuyên môn cao ở ngoài trường, điều này gây khó cho Ban giám
hiệu và phòng đào tạo phải cân nhắc kỹ trước khi mời giảng, ảnh hưởng
không nhỏ đến tiến độ tổ chức các lớp học phần
- Sự hiểu biết của một số giáo viên về đào tạo theo hệ thống tín chỉ
còn hạn chế nên gây khó khăn trong việc tư vấn cho sinh viên, ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình lên kế hoạch đăng ký học phần và ảnh hưởng gián
tiếp đến việc tổ chức các lớp học phần
- Mặc dù đã thành lập đội cố vấn học tập theo từng khóa theo từng
khóa học và lớp học, nhưng hiệu quả làm việc của đội ngũ cố vấn còn chưa
16