Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng rau quả việt nam xuất khẩu sang thị trường trung quốc dưới tác động của chương trình thu hoạch sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 98 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG XUẤT
KHẨU VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 1
1.1.Lý luận chung về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh 1
1.1.1.Xuất khẩu hàng hóa 1


1.1.2.Năng lực cạnh tranh 2

 !"
#$%&' !()*%+
,-. !"
1. 2. Chương trình thu hoạch sớm 8
1. 2. 1. Một vài nét về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc 8
/%+01
#23!456!578%9:;<:=>
"7?@A!456!578%9:;<:=
>
B7*'CD!456!578%9
:;<:=E
1. 2. 3. Chương trình thu hoạch sớm 11
1. 2. 4. Tác động của chương trình thu hoạch sớm tới khả năng cạnh tranh
của rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc 14
B74 FB
BGH


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM KHI XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU
HOẠCH SỚM 17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. 1. Tổng quan về ngành rau quả Việt Nam 17
2. 1. 1. Chính sách phát triển ngành rau quả của Việt Nam 17
2. 1. 2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 17
2. 2. Thị trường rau quả Trung Quốc 21
2. 2. 1. Khái quát chung về thị trường rau quả Trung Quốc 21
2.2.2. Chính sách thuế và phi thuế 22
2.4. Đánh giá một số tác động của chương trình EHP năng lực cạnh tranh
của rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 28
2.4.1. Tác động của EHP tới hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc 28
B7.1
B7. >
B"7*'I"
BB7.'I""
BJ7.""
BJ7. ("B
2.3.2. Đánh giá tác động của EHP bằng mô hình lượng 34
2.3.3. Tác động của EHP tới năng lực cạnh tranh của hàng rau quả Việt
Nam khi xuất khẩu sang TQ 38
2. 4. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện EHP của
rau quả xuất khẩu Việt Nam 39
B=)3K@">
B=)3K@BB
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM
KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG

TRÌNH THU HOẠCH SỚM 46
3. 1. Triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc trong thời gian tới 46
3. 2. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của rau quả xuất khẩu
Việt Nam trên thị trường Trung Quốc 48
3. 2. 1. Giải pháp vĩ mô 48
"8L$+@+(4CM)3
(C@+B1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
"NC52OCCP4KQK
,F@+B>
""R?,&$HE
"BR)&3I(I52%.($+
H
"HSGT$UF5C@+H
"J7!V*,WX(@+
H
"Y)*T?,( Z!@+H
"1R)[*C6D56!4.7
8%H"
3. 2. 2. Giải pháp vi mô 53
"R)#\(3I6,07
8%H"
"]K)5!,W5C5
H"
""7(,W2MFV*,W5(
,.^IHB
"B=K ,F(5$+CM)^
&*O*(O+@+@+HB

"H_3*(%MO+@+M4)D(
CKC%HB
"JR(`O ,FHH
KẾT LUẬN 56
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 1: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ CẠNH TRANH CỦA
RAU QUẢ VIỆT NAM XK SANG TRUNG QUỐC 3
PHỤ LỤC 2. MẪU C/O FORM E 8
PHỤ LỤC 3.QUY TẮC XUẤT XỨ DÙNG CHO KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ
DO ASEAN-TRUNG QUỐC 9
PHỤ LỤC 4:THỦ TỤC HƯỚNG DẪN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨCỦA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC 14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU E ĐỂ HƯỞNG ƯU ĐÃI THEO HIỆP
ĐỊNH KHUNG ACFTA 23
PHỤ LỤC 6:THỦ TỤC XIN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU E 26
PHỤ LỤC 7.SỐ LIỆU 31

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
1.1.a Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter 4
1.1.b Mô hình ma trận SWOT 7
Biểu đồ:
Tên biểu đồ Trang

2.1 a Diện tích trồng cây ăn quả cả nước trong giai đoạn 1996 - 2009 19
2.1.b Sản lượng cây ăn quả và rau đậu giai đoạn 1996 - 2009 20
2.3.a Xuất khẩu rau, quả Việt Nam giai đoạn 1995 - 2009 23
2.3.b kim ngạch xuất rau quả sang thị trường Trung Quốc giai đoạn
1999 - 2009.
25
2.3.c Các thị trường xuất khẩu rau quả Việt nam Năm 2002 26
2.3.d Các thị trường xuất k
hẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2009
27
Đồ thị:
Tên đồ thị Trang
2.4.a Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường TQ giai
đoạn 1999 - 2001
28
2.4.b Chủng loại xuất khẩu xuất khẩu Rau quả Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc 2001
30
2.4.c Chủng loại xuất khẩu xuất khẩu Rau quả Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc 2009
31
3.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung
Quốc 2010 - 2015
44
Bảng
Tên Bảng Trang
1.2.a Các sản phẩm thuộc Chương trình Thu hoạch Sớm 11
1.2.b Lịch trình giảm thuế của Trung Quôc và ASEAN 6 13
1.2.c Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 1 của các nước CLMV 13
1.2.d Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 2 của các nước CLMV 13

1.2.e Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 3 của các nước CLMV 14
2.3.a Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc năm 2009 24
2.3.b 10 nước dẫn đầu nhậpkhẩu quả Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm 2010
27
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng anh Tiếng việt
1 EHP Early harvest program Chương trình thu hoạch sớm
2 ACFTA Asean china free trade area Khu mậu dịch tự do asean -
trung quốc
3 ASEAN Association of south east asian
nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
4 FTA Free trade area Khu vực mậu dịch tự do
5 VN Việt nam
6 EU Eropean union Liên minh châu âu
7 IFM International monetary fund Quỹ tiền tệ thế giới
8 WEF World economic forum Diễn đàn kinh tế thế giới
9 SWOT Strengths, weaknesses,
opportunities, threat
Ma trận SWOT
10 IMD The international institute for
management development
Viện quốc tế về quản lý và phát

triển
11 FEST Political, economic, social,
technological
Chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ
thuật
12 USD The united states dollar Đô la mỹ
13 GDP The gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
14 CLMV Cambodia, lao, myanmar, viet
nam
Campuchia, lào, myanma, việt
nam
15 MFN Most favoured nation Nguyên tắc tối huệ quốc
16 WTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới
17 GMS Greater mekong subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rộng
18 ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
19 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
20 COMEC
ON
Council of mutual economic
assistance
Hội đồng tương trợ kinh tế
21 VAT Value added tax Thuế giá trị gia tăng
22 L/C Letter of credit Tín dụng chứng từ
23 NN&PT
NT
Nông nghiệp và phát triển nông
thôn

24 C/O Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ
25 GAP Good agricultural practices Sản xuất nông nghiệp bền vững
26 XHCN Xã hội chủ nghĩa
27 HACCP Hazard analysis critical control
point or haccp
Hệ thống phân tích mối nguy
và kiểm soát điểm tới hạn
28 ISO Organization for
standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
29 BRC British retail consortium Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
của hiệp hội bán lẻ anh quốc
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, ở khu vực Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ các hoạt động
liên kết, hợp tác và cùng phát triển giữa các quốc gia. Quá trình liên kết này là một
trong những đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, có sự khác nhau cơ bản giữa quá trình này so với những năm 90 của thế
kỷ trước. Đó là sự hợp tác sâu rộng hơn nữa của các quốc gia trên tất cả các lĩnh
vực và quan hệ giữa các quốc gia không chỉ diễn ra trong quan hệ song phương mà
đã nâng lên một tầm cao mới, trở thành quan hệ đa phương giữa nhiều quốc gia, hay
giữa một nhóm quốc gia với một hay một nhóm các quốc gia khác.
Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế toàn diện ngày 4/11/2002 tại Phnompenh (Campuchia),
mở đường cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung quốc (ACFTA) chính thức
hoạt động ngày 1/1/2010. Đây là một sựu kiện rất đặc biệt thể hiện bước phát triển
mới trong quan hệ giữa hai bên trong thế kỷ XXI. Việc Trung Quốc và ASEAN
quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do đã dấy lên cuộc chạy đua ký kết các

FTA giữa các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia,
New Zeland, EU, Canada, Mexico, Ấn Độ với ASEAN. Đồng thời, ACFTA ra đời
còn thúc đẩy nỗ lực tiến tới nhất thể hóa Đông Á, một ý tưởng vốn được thai nghén
từ rất sơm tại khu vực
Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đều là những nước đang phát triển và đang
ở những giai đoạn phát triển khác nhau song cùng phải đối mặt với những thách
thức trong một xã hội ngày càng thay đổi nhanh chóng. Việc thành lập một hiệp
định thương mại tự do và tăng cường quan hệ song phương là một quyết định sáng
suốt của cả hai bên trong quá trình theo đuổi những cơ hội phát triển mới.
ACFTA ra đời cùng với các hiệp định được ký kết trong khuôn khổ của nó đã
tác động khá lớn tới Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN khác. Hiệp
định đầu tiên và cũng là hiệp đinh quan trọng nhất được ký kết trong khuôn khổ
ACFTA là Hiệp định thương mại ASEAN Trung Quốc, trong đó bao gồm cả
chương trình Thu hoạch sớm (EHP). Đây là chương trình nhằm đẩy nhanh việc cắt
giảm thuế quan giữa các nước về mặt hàng nông sản. Cho tới nay, Chương trình thu
hoạch sớm đã hoàn thành, các nước trong khối đã giảm dầnmức thuế hàng nông sản
xuống chỉ còn 0 – 5%,điều này đã tác động không nhỏ tới hoạt động thương mại
của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản nói chung và ngành xuất khẩu rau quả
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nói riêng. Rau quả luôn là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chính từ Việt
Nam sang Trung Quốc; do vậy những tác động của Chương trình thu hoạch sớm
đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng phần nào ảnh hưởng đến tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, khi EHP được thực hiện,
xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã vấp phải sự cạnh
tranh gay gắt từ các nước trong nội khối và bài toán đặt ra với ngành rau quả là lúc
này là nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường hấp dẫn như Trung Quốc
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc nghiên cứu tác động của EHP trong
khuôn khổ ACFTA nhằm đưa ra những biện pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là một vấn đề hết sức cần thiết. Do đó, đề tài

“ Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc dưới tác động của chương trình thu hoạch sớm ” được chọn
để nghiên cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang
Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu: phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc từ năm 2000 tới nay, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2004 tới
nay. Do thời gian, và số liệu không đủ, đề tài chỉ đi phân tích về mặt định tính.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở phân tích bối cảnh, thực trạng xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, đánh giá những tác động,
nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế để đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
o Tìm hiểu về chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA
o Phân tích tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thi trường Trung
quốc, để tìm ra tác động của EHP, hạn chế
o Đưa ra giải pháp thúc đầy xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong thời
gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của mình chúng
em có sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:Phương pháp biện chứng,
Phương pháp phân tích, Phương pháp thống kê toán, Phương pháp chuyên gia, điều
tra khảo nghiệm tổng kết thực tiễn
5. Kết cấu đề tài
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo,
đề án được trình bày trong ba chương như sau:

Chương 1. Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu và
chương trình thu hoạch sớm
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của rau quả việt nam khi xuất khẩu
sang thị trường trung quốc dưới tác động của chương trình thu hoạch sớm
Chương 3. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của rau quả việt nam khi
xuất khẩu sang thị trường trung quốc dưới tác động của chương trình thu hoạch
sớm.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VÀ CHƯƠNG
TRÌNH THU HOẠCH SỚM
1.1. Lý luận chung về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.1. 
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế, còn
theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Theo điều 28, mục 1, chương 2Luật
Thương Mại Việt Nam 2005,”xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nước ngoài tiêu thụ.
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền
kinh tế
Thứ nhất, xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế
trong nước. Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng
cửa của mình lại phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh
mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các

thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật của loài người để phát triển. Nền kinh tế “mở
cửa”, trong đó xuất khẩu đóng vai trò then chốt sẽ mở hướng phát triển mới tạo điều
kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao
động quốc tế một cách có lợi nhất.
Thứ hai, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và
kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước. Cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất.
Xuất khẩu để tăng khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, làm cho nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và
vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ - trở
thành hiện thực.
Thứ ba, xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hoá, giải quyết công ăn
việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đủ bảo đảm cho sự phát triển công
nghiệp với quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm công ăn việc
làm, một vấn đề mà các nước nghèo luôn luôn phải giải quyết.
Với phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một
thị trường tiêu thu rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân
tộc trên toàn thế giới. Sản xuất phải gắn với thị trường, có thị trường là điều kiện
tiên quyết để thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, đến lượt nó sản xuất hàng xuất khẩu
lại là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và tăng thu nhập. Xuất khẩu còn
tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và
đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Thứ tư, xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.

Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất đó là thành quả
của công cuộc khoa học và công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
qúa trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là
tất yếu đối với đất nước ta. Vì vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ năm, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ
thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại. Vì
vậy khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối
ngoại phát triển như dịch vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh, mở rộng
vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện
mở rộng xuất khẩu. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác
quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế,
góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. 
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường
xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các
phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể
như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động
ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành
được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần
thưởng hay những thứ khác.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá, …) hoặc cạnh
tranh phi giá cả (quảng cáo, …) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành,

một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công
bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của
thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi (1980).
 !
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp
độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn
toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng
lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá
được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp
thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh
toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề
xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một
số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia
của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số
kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản
phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm
nảy sinh thị trường mới.
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính
tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm
doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.
1.1.2.2. #$%&' !()*%+
,-. !
M#&'HC !#\ a\
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 3

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard
trong cuốn sách " Competitive Strategy:Techniques Analyzing Industries and
Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản
xuất kinh doanh.
Theo M. Porter, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được hiểu là khả
năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế)
của công ty đó. Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng
lực cạnh tranh được quy định bởi các yếu tố được thể hiện trong hình sau:
Sơ đồ 1. 1– a. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter
Như vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh đó là số lượng và
quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh,
quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có
một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 4
Đối thủ tiềm ẩn
Nhà
cung
cấp
Khách
hàng
Nhà phân
phối
Cạnh tranh nội bộ ngành
Cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trên thị trường
Sản phẩm thay thế
Đe dọa của các đối thủ
chưa xuất hiện

Quyền lực đàm
phán
Quyền lực đàm
phán
Thách thức của sản phẩm dịch
vụ thay thế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ hai, áp lực cạnh cạnh tranh từ khách hàng: khách hàng là một áp lực cạnh
tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: khách hàng lẻ và nhà phân phối. Cả hai
nhóm này đều gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết
định mua hàng.
Thứ ba, áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn, theo M - Porter, đối thủ tiềm ẩn
là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới
ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh
hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ
suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+Những rào cản gia nhập ngành: là nhữngyếu tố làm cho việc gia nhập vào
một ngành khó khăn và tốn kém hơn về kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại:Hệ
thống phân phối, thương hiệu,hệ thống khách hàng
Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát ), Bằng
cấp,phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ
Thứ tư, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, sản phẩm và dịch vụ thay thế
là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm
dịch vụ trong ngành. Sự đa dạng hay thay đổi của cấc sản phẩm thay thế sẽ ảnh
hưởng khá lớn tới khá năng cạnh tranh của ngành.
Thứ năm, áp lực cạnh tranh nội bộ ngành, các doanh nghiệp đang kinh doanh
trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên

một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép
cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng,số lượng đối thủ cạnh
tranh
+ Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn
lạiNgành tập trung: Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò
chi phối (Điều khiển cạnh tranh - Có thể coi là độc quyền).
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống như các rào cản gia nhập ngành,
rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở
nên khó khăn: rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, ràng buộc với người lao động,
ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder), các ràng buộc chiến
lược, kế hoạch.
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cuối cùng, đó là áp lực từ các bên liên quan mật thiết, đây là áp lực không
được đề cập trực tiếp ngay trong ma trận nhưng trong quyển sách " Strategic
Management & Business Policy" của Thomas L. Wheelen và J. David Hunger có
ghi chú về áp lực từ các bên liên quan mật thiết, bao gồm: Chính phủ, cộng đồng,
các hiệp hội, các chủ nợ,nhà tài trơ, cổ đông, complementor(Tạm hiểu là nhà cung
cấp sản phẩm bổ sung cho một hoặc nhiều ngành khác: Microsoft viết phần mềm để
cho các công ty bán được máy tính, các doanh nghiệp khác có thể soạn thảo văn bản
để bán được hàng ).
OM#&'4;bc7
Bên cạnh mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của M. Porter ở trên, một
trong những công cụ cũng được sử dụng rộng rãi để đánh giá năng lực cạnh tranh
của ngành đó là ma trận SWOT.
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và
ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt

của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội)
và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và
đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT
phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch
kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản
phẩm và dịch vụ
Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities
và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố
khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT
thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological
analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên
ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Phân tích theo
mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới
một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận
để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 1. 1. - b. Mô hình ma trận SWOT
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một ngành, người ta
thường tự đặt các câu hỏi sau:
• Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?
Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình
là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần
thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với
đối thủ cạnh tranh.
• Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất?
Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người
khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh
tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt
với sự thật.

• Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình
đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế
hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan
tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số
hay cấu trúc thời trang ,từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm
kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế
ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm
của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
• Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không?
Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này
thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty
thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên
ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một
trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
1. 2. Chương trình thu hoạch sớm
1. 2. 1. Một vài nét về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
/%+0
Mặc dù quan hệ ASEAN - Trung Quốc từng bước được cải thiện từ cuối thời
chiến tranh lạnh, nhưng chỉ từ thập niên 90 trở đi mới được bình thườnghoá hoàn
toàn và đi vào phát triển tương đối thực chất. Hai nước cuối cùng của ASEAN là
Inđônêxia và Xingapo bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vào tháng 8 - 1990.
Năm 1991, Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị Bộ Trưởng ngoại
giao ASEAN. Tiếp đó năm 1992, ASEAN tiếp nhận Trung Quốc là nước tham vấn
của ASEAN; và đến tháng 7 - 1996 thì Trung Quốc trở thành nước thành viên có
quan hệ đối thoại đầy đủ với tổ chức này.

Từ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 - 1998, đặc biệt là từ
những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ ASEAN - Trung Quốc có những bước phát
triển về chất, làm thay đổi đáng kể môi trường đầu tư và quan hệ quốc tế trong
vùng. Ngay trong khi các nước ASEAN đang phải vật lộn với khủng hoảng tài
chính, Trung Quốc đã tỏ thái độ thân thiện, không chỉ cho các nước này vay tiền,
mà còn hưởng ứng tích cực các sáng kiến chống khủng hoảng như đề xuất lập Quỹ
tiền tệ châu Á, tham gia hoán đổi và dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền châu Á giữa các
nước trong vùng.
Năm 2000, cùng với những đột phá của Trung Quốc trong tiến trình đàm phán
gia nhập WTO, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 3 tháng 11/2000
tại Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ động đề xuất xây dựng
các biện pháp hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là
ý tưởng thành lập Khu vực mậu dịch tự do, với mục tiêu tăng cường sự liên kết kinh
tế chặt chẽ giữa hai bên, nâng cao sức cạnh tranh của khu vực trên thị trường thế
giới. Vượt qua những e ngại ban đầu của một số nước ASEAN, đề xuất của Trung
Quốc được các nước ASEAN đón nhận với một thái độ tích cực
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sau gần 1 năm thảo luận, trao đổi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
bên quan chức ở các cấp, ASEAN và Trung Quốc đã dần đi đến sự nhất trí trong
hầu hết các vấn đề căn bản, tạo lập một nền móng vững chắc cho những tiến triển
hợp tác kinh tế sau này. Ngày 6/11/2001, Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc
họp tại Brunây nhất trí với đề xuất xây dựng một Khuôn khổ hợp tác kinh tế và thiết
lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc trong vòng 10 năm. Để triển
khai quyết định của các nhà Lãnh đạo, ủy ban đàm phán thương mại ASEAN –
Trung Quốc (TNC) đã được thành lập với đại diện của Trung Quốc và các nước
thành viên ASEAN để tiến hành các cuộc đàm phán giữa hai
Sau một năm đàm phán, ngày 4/11/2002, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung
Quốc đã nhất trí ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN
và Trung Quốc, thiết lập cơ sở pháp lý thống nhất điều chỉnh toàn bộ các hoạt động

hợp tác kinh tế trước đó và sau này giữa ASEAN và Trung Quốc. Quan trọng nhất
là hai bên đã đề ra những nguyên tắc căn bản đầu tiên, tạo cơ sở để thiết lập Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc trong vòng 10 năm.
#23!456!578%9:;<:=
Một là, hoàn thành việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan trong vòng 10
năm, loại trừ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa hai bên.
Hai là, xây dựng một khuôn khổ chung, bao gồm một loạt biện pháp về nhất
thể hoá thị trường. Ví dụ như xúc tiến đầu tư, tiện lợi hóa thương mại, thương mại
hài hoà cũng như nguyên tắc và tiêu chuẩn đầu tư.
"7?@A!456!578%9:;<:=
Xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN là một bước đi lịch
sử trong tiến trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Việc này đã phản ánh đầy
đủ nguyện vọng tốt đẹp mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị của
Lãnh đạo hai bên, cũng thể hiện lên sự liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN
không ngừng được tăng cường, là một cột mốc mới trong phát triển quan hệ giữa
Trung Quốc và ASEAN.
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN hoàn thành xây dựng sẽ tạo ra
một thị trường rộng lớn với 1, 9 tỷ người tiêu dùng, GDP tiếp cận 6000 tỷ USD và
giao lưu thương mại đạt tới 1200 tỷ USD. Nếu tính theo dân số, đây sẽ là khu vực
mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới; về quy mô kinh tế cũng đứng thứ 3 thế giới
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chỉ sau Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ, và là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trong
các nước đang phát triển.
B7*'CD!456!578%9
:;<:=
Từ năm 1995 - 2002, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và
ASEAN tăng trung bình 15%/năm. Năm 2003 đạt mức kỷ lục 78, 2 tỷ USD, tăng
42, 9% năm 2002.
Ngày 1 - 1 - 2004, Chương trình thu hoạch sớm của Khu vực mậu dịch tự do

Trung Quốc - ASEAN chính thức thực thi, thuế suất hàng nông sản đã giảm mạnh,
đến năm 2006 có khoảng 600 mặt hàng nông sản có mức thuế suất 0%.
Cuối năm 2004, hai bên đã ký kết "Hiệp định thương mại hàng hoá" và "Hiệp
định về cơ chế giải quyết tranh chấp", đánh dấu việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự
do bước vào giai đoạn thực chất.
Tháng 4 - 2005, trong chuyến thăm các nước Bru - nây, In - đô - nê - xi - a và
Phi - li - pin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đề xuất đến năm 2010, nâng
kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN lên tới 200 tỷ USD.
Ngày 20 - 7 - 2005 bắt đầu thực thi chương trình giảm thuế của "Hiệp định
thương mại hàng hoá" Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, có 7000 mặt
hàng giữa hai bên đã giảm thuế suất mới mức lớn, đi vào thị trường đối phương một
cách thuận tiện hơn trong khi xoá bỏ hạn ngạch và điều kiện thâm nhập thị trường
được cải thiện đáng kể. Việc này có lợi cho sản phẩm của các nước ASEAN đi vào
thị trường Trung Quốc, cũng góp phần cho doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu
nguyên vật liệu, linh phụ kiện và thiết bị từ các nước ASEAN với giá thành rẻ hơn.
Ngày 15 - 8 - 2009, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại Trung Quốc -
ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan. Bộ trưởng Thương
mại Trung Quốc Trần Đức Minh và Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại của 10 nước
ASEAN đã ký kết "Hiệp định đầu tư Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc -
ASEAN". Việc này đánh dấu hai bên đã hoàn thành các đàm phán quan trọng của
Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc -
ASEAN sẽ hoàn thành toàn diện vào năm 2010.
Theo "Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEAN" ký
kết năm 2002, ngoài một số ít sản phẩm ra, Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ
của ASEAN tương đối phát triển và 4 nước thành viên mới sẽ thực hiện thuế quan
không phần trăm vào năm 2010 và 2015, liên quan tới hơn 7000 mặt hàng.
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngày 1 - 1 - 2010, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN sau khi
hoàn thành xây dựng sẽ tạo ra cơ hội thương mại vô tận và tương lai phát triển rộng

lớn cho Trung Quốc và các nước ASEAN.
1. 2. 3. Chương trình thu hoạch sớm
Trong khuôn khổ hiệp định khung giữa ASEAN – Trung Quốc với mong
muốn xây dựng một Khu vực mậu dịch tự do ACFTA, các nước tham gia hiệp định
đã đồng ý đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản và
thuỷ sản chưa qua chế biến.
Nội dung chính của chương trình thu hoạch sớm là thỏa thuận xóa bỏ những
hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là hàng nông sản cần thực
hiện giữa các nước ngay sau khi kí kết hiệp định. Cụ thể như sau:
• Những sản phẩm thuộc EHP: Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9,
gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như:
Bảng 1. 2. – a. Các sản phẩm thuộc Chương trình Thu hoạch Sớm
Chương Mô tả
01 Động vật sống
02 Thịt và nội tạng động vật
03 Cá
04 Sữa và các sản phẩm từ sữa
05 Các sản phẩm khác từ động vật
06 Cây sống
07 Rau ăn được
08 Quả và hạt ăn được
Tất cả các nước đều phải thực hiện EHP với những sản phẩm này. Tuy nhiên,
để hạn chế tác động xấu đến những mặt hàng nhậy cảm, Hiệp định khung cho phép
các nước đưa ra Danh mục loại trừ (các mặt hàng chưa đưa vào thực hiện Chương
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trình thu hoạch sớm). Các nước có thể đưa một hay nhiều mặt hàng từ Danh mục
loại trừ vào Chương trình thu hoạch sớm bất cứ lúc nào. Danh mục loại trừ giữa
Việt Nam và Trung Quốc có 15 mặt hàng, bao gồm 4 mặt hàng thuộc Chương 01
(gia cầm giống), 6 mặt hàng thuộc Chương 02 (thịt và nội tạng của gia cầm), 2 mặt

hàng thuộc Chương 04 (trứng chim và trứng gia cầm), và 3 mặt hàng thuộc Chương
08 (quả có múi như chanh, bưởi).
Ngoài 8 nhóm mặt hàng nông sản trên, còn có một số sản phẩm riêng bao gồm
cả những sản phẩm công nghiệp cũng được đưa vào EHP nhưng chỉ được áp dụng
giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN trên góc độ song phương. Các nước
ASEAN này đều thuộc ASEAN 6. Cho đến nay, chỉ có Indonesia và Thái Lan đã
hoàn thành đàm phán với Trung Quốc về các sản phẩm này.
•Mức độ giảm thuế
Tính đến trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN ở mức độ khác
nhau, lịch trình giảm thuế là khác nhau đối với Trung Quốc, các nước ASEAN 6
(Bruney, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore) và các nước
CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam).
Tất cả các sản phẩm thuộc thuộc phạm vi Chương trình Thu hoạch Sớm sẽ
phải cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo khung thời gian quy định và được chia
thành 3 nhóm sản phẩm như sau:
Nhóm 1 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ
có mức thuế MFN áp dụng cao hơn 15%; Đối với các nước CLMV, các sản phẩm
thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng bằng và cao hơn 30%.
Nhóm 2Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ
có mức thuế MFN áp dụng nằm trong khoảng 5% (kể cả) và 15% (kể cả); Đối với
các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng nằm
trong khoảng 15% (kể cả) và 30% (không kể).
Nhóm 3Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ
có mức thuế MFN áp dụng thấp hơn 5%; Đối với các nước CLMV, các sản phẩm
thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng thấp hơn 15%.
•Lộ trình giảm thuế:
Tính đến trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN khác nhau, lịch trình
giảm và loại bỏ thuế quan thuộc Chương trình Thu hoạch Sớm như sau:
Trung Quốc và ASEAN 6
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 12

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1. 2. - b. Lịch trình giảm thuế của Trung Quôc và ASEAN 6
Nhóm thuế
MFN (X%)
Không chậm hơn
1/1/2004
Không chậm hơn
1/1/2005
Không chậm hơn
1/1/2006
X >15% 10% 5% 0%
5%< X <15% 5% 0% 0%
X <5% 0% 0% 0%
Các nước CLMV
Nhóm 1’
Bảng 1. 2– c. Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 1 của các nước CLMV
Quốc gia Không
chậm
hơn
1/1/2004
Không
chậm
hơn
1/1/2005
Không
chậm
hơn
1/1/2006
Không
chậm

hơn
1/1/2007
Không
chậm
hơn
1/1/2008
Không
chậm
hơn
1/1/2009
Không
chậm
hơn
1/1/2010
Việt Nam 20% 15% 10% 5% 0% 0% 0%
Lào và
Myanmar
- - 20% 14% 8% 0% 0%
Cambodia - - 20% 15% 10% 5% 0%
Nhóm 2
Bảng 1. 2 – d. Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 2 của các nước CLMV
Quốc gia Không
chậm
hơn
1/1/2004
Không
chậm
hơn
1/1/2005
Không

chậm
hơn
1/1/2006
Không
chậm
hơn
1/1/2007
Không
chậm
hơn
1/1/2008
Không
chậm
hơn
1/1/2009
Không
chậm
hơn
1/1/2010
Việt Nam 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0%
Lào và
Myanmar
- - 10% 10% 5% 0% 0%
Cambodia - - 10% 10% 5% 5% 0%
Nhóm 3
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1. 2 – e. Lịch trình giảm thuế đối với nhóm 3 của các nước CLMV
Quốc gia Không
chậm

hơn
1/1/2004
Không
chậm
hơn
1/1/2005
Không
chậm
hơn
1/1/2006
Không
chậm
hơn
1/1/2007
Không
chậm
hơn
1/1/2008
Không
chậm
hơn
1/1/2009
Không
chậm
hơn
1/1/2010
Việt Nam 5% 5% 0 - 5% 0 - 5% 0% 0% 0%
Lào và
Myanmar
- - 5% 5% 0 - 5% 0% 0%

Cambodia - - 5% 5% 0 - 5% 0 - 5% 0%
Như vậy, có thể nhận thấy tuỳ theo mức thuế nhập khẩu hiện hành, các sản phẩm
thuộc Chương 01 đến Chương 08 sẽ bắt đầu việc thực hiện cắt giảm thuế xuống 0%
từ 1/1/2004 và kết thúc vào thời điểm 01/01/2010. Đối với Việt Nam, Nghị định
số99/2004/NĐ - CPngày 25 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy định
rõ việc giảm thuế đối với từng mặt hàng.
•Các quy định khác trong EHP
Bên cạnh những thoả thuận về thuế quan đối với hàng hoá, EHP còn có những
quy định về nguyên tắc xuất xứ và cách áp dụng các điều khoản của WTO cho
thương mại hàng hoá. Các bên cũng cam kết sẽ tìm ra những biện pháp khả thi để
áp dụng EHP đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Chương trình EHP cũng đề cập đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác của 2
bên trên các lĩnh vực khác như dự án đường sắt nối Singapore - Côn Minh và dự án
đường cao tốc Bankok - Côn Minh theo khuôn khổ của Chương trình hợp tác phát
triển lưu vực sông Mekong và Chương trình Tiểu vùng sông Mekong mở rộng; các
kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS);
việc ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa các bên …
1. 2. 4. Tác động của chương trình thu hoạch sớm tới khả năng cạnh tranh
của rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc
B74 F
- Về giá thành sản phẩm: theo chương trình EHP, Trung Quốc dành ưu đãi
cho ta 536 dòng thuế. Trong đó, có 7 dòng thuế có mức thuế suất MFN 0% (tức là
Trung Quốc không cắt giảm), 123 dòng thuế có thuế suất trên 15% và 76 dòng thuế
có thuế suất từ 5 - 15%, Trung Quốc phải cắt giảm theo EHP. Do được giảm thuế,
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nên hàng rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn,
do hầu hết các mặt hàng này đều nằm trong danh mục giảm thuế. Điều này làm cho
chi phí xuất khẩu của hàng hóa giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng rau
quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

- Chương trình EHP được áp dụng cho tất cả các thành viên của ASEAN và
Trung Quốc, do đó, hàng rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước thành viên ASEAN khác, bên cạnh những
khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội cho ngành rau quả Việt Nam có áp lực để cải
tiến chất lượng, mẫu mã, chủng loại để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường Trung Quốc.
- Chương trình EHP đi vào hoạt động một phần sẽ thúc đẩy các khu vực
trồng rau quả của Việt Nam quy hoạch để xuất khẩu, đồng thời nó cũng góp phần
làm giảm lượng xuất khẩu tiểu ngạch, tăng lượng xuất khẩu theo con đường chính
ngạch, do đó, chất lượng hoa quả được đảm bảo hơn, và các doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Trung Quốc.
BG
Chương trình EHP đi vào thực thi sẽ mang lại những lợi ích khá lớn cho doanh
nghiệp Việt Nam, tuy nhiên trong những năm qua và thời gian tới, các doanh
nghiệp cũng như ngành rau quả khi xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn vấp phải một
số khó khăn như:
- Tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp tương đối yếu, có tư tưởng ỷ lại
nghiêm trọng, mang tâm lý dựa vào cơ quan chủ quản tương đối phổ biến chính vì
thế, tuy chương trình EHP đi vòa thực thi nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự
chuẩn bị để đương đầu và tiếp nhận nó, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có thái độ
thờ ơ và rất thiếu những hiểu biết quan trọng về chương trình này. Điều này đã gây
ra khó khăn cho các doanh nghiêp khi kinh doanh trên thị trường này và tận dụng
các lợi thế của chương trình EHP để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
của mình.
- Rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ gặp phải sựu cạnh
tranh gay gắt của các nước trong khối và đặc biệt là Thái Lan, Philippines đây là
những nước có chất lượng hoa quả hơn hẳn Việt Nam, lại đồng thời được hưởng
những ưu đãi về thuế quan giống như Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam
Nguyễn Thị Nga Trang – KTQT 49A 15

×