Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 315

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.8 KB, 65 trang )

TI LIU HNG DN THC HIN
CHUN MC KIM TON S 315
xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
thông qua hiểu biết về đơn vị đợc kiểm toán và môi tr-
ờng của đơn vị
MC LC
PHN I. QUY NH CHUNG
1. Cỏc chun mc kim toỏn liờn quan n VSA 315
2. Phm vi ỏp dng
3. i tng ỏp dng
4. Mc tiờu
5. Gii thớch thut ng ch yu
PHN II. CC YấU CU V HNG DN
1. ỏnh giỏ ri ro v cỏc hot ng liờn quan
1.1. Yờu cu v ỏnh giỏ ri ro
1.2. Th tc ỏnh giỏ ri ro
1.3. S dng cỏc thụng tin thu thp c t th tc ỏnh giỏ chp nhn hoc duy trỡ
khỏch hng hoc cỏc thụng tin ó cú trc õy ỏnh giỏ ri ro
1.4. Tho lun nhúm kim toỏn
2. Nhng hiu bit cn cú v n v c kim toỏn v mụi trng ca n v, trong ú cú
kim soỏt ni b
2.1 Hiu bit v n v c kim toỏn v mụi trng ca n v
2.2 Tỡm hiu v kim soỏt ni b ca n v c kim toỏn
2.3 Ni dung v mc hiu bit v kim soỏt cú liờn quan
2.4 Cỏc thnh phn ca kim soỏt ni b
3. Xỏc nh v ỏnh giỏ ri ro cú sai sút trng yu
3.1. ỏnh giỏ ri ro cú sai sút trng yu cp bỏo cỏo ti chớnh v cp c s
dn liu:
3.2. Cỏc th tc phi thc hin khi ỏnh giỏ ri ro :
3.3. Ri ro phi c bit lu ý khi kim toỏn:
3.4. Nhng ri ro m nu ch thc hin cỏc th nghim c bn s khụng cung cp


y bng chng kim toỏn thớch hp:
3.5. Xem xột li ỏnh giỏ ri ro:
4. Ti liu, h s kim toỏn
4.1. Ni dung yờu cu
4.2. Hng dn ỏp dng
I QUY NH CHUNG
1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 315
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315) có mối quan hệ với các chuẩn mực
kiểm toán như sau:
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”.
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 - “Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan
đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”.
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính”.
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 – “Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với
rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá”.
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 - “Thủ tục phân tích”
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 610 - “Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội
bộ”
 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 - “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”.
2 Phạm vi áp dụng
(VSA 315, 01)
Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc xác định và đánh giá
rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm
toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ.
3 Đối tượng áp dụng
(VSA 315, 02)
 Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn
của Chuẩn mực này trong quá trình thu thập và xử lý bằng chứng kiểm toán.

Ví dụ: Khác với các nước là cá nhân được hành nghề kiểm toán nên chuẩn mực kiểm toán
chỉ quy định cho kiểm toán viên, Việt Nam chỉ có doanh nghiệp kiểm toán mới được
cung cấp dịch vụ kiểm toán, do đó từng kiểm toán viên và cả doanh nghiệp kiểm toán
đều phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn tại chuẩn mực kiểm toán VSA 315.
 Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có
những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối
hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình cung cấp và thu thập
bằng chứng kiểm toán.
Chất lượng của cuộc kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào kiểm toán viên và công ty
kiểm toán mà còn phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu, giải trình và cùng xử lý các sai
sót do kiểm toán viên phát hiện của đơn vị được kiểm toán. Do đó, đơn vị được kiểm
toán cần phải có những hiểu biết nhất định về chuẩn mực kiểm toán để phối hợp thực
hiện kiểm toán.
Các bên sử dụng kết quả kiểm toán (như cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh
tra, kiểm tra; tổ chức tín dụng; các quĩ đầu tư; nhà đầu tư; đơn vị, tổ chức có giao dịch
kinh tế; người lao động trong doanh nghiệp ) cũng phải có những hiểu biết nhất định
khi sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng như sử dụng báo cáo kiểm toán
và khi làm việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
4 Mục tiêu
(VSA 315, 03)
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là xác định và đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu,
thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm
soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với
rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.
5 Giải thích thuật ngữ chủ yếu
(VSA 315, 04)
a Cơ sở dẫn liệu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách
trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo
cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra;

b Rủi ro kinh doanh: Là rủi ro phát sinh từ các điều kiện, sự kiện, tình huống, hành động
hay không hành động mà có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi tới khả năng đạt được mục
tiêu và thực hiện được chiến lược kinh doanh của đơn vị, hoặc là rủi ro phát sinh từ việc
xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh không phù hợp;
c Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác
trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt
được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo
hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thuật
ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của
kiểm soát nội bộ;
Trong các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng cụm từ “kiểm soát
nội bộ” mà không dùng cụm từ “hệ thống kiểm soát nội bộ”. Nói về kiểm soát nội bộ
là nói về 5 bộ phận cấu thành và không bị giới hạn về phạm vi kiểm soát nội bộ. Nếu
nói hệ thống kiểm soát nội bộ thì nhấn mạnh đến bộ máy tổ chức kiểm soát nội bộ,
sẽ bị hạn chế các hoạt động ngoài hệ thống kiểm soát nội bộ.
d Thủ tục đánh giá rủi ro: Là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các hiểu biết
về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có hệ thống kiểm soát nội
bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở
cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu;
e Rủi ro đáng kể: Là rủi ro có sai sót trọng yếu đã được xác định và đánh giá mà theo xét
đoán của kiểm toán viên phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán.
Giải thích một số thuật ngữ có liên quan trong các chuẩn mực khác
(VSA 200, 04)
f Thuật ngữ “Báo cáo tài chính”
Báo cáo tài chính: Là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu
của đơn vị.
Theo quy định hiện hành, báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài
chính. Đối với một số lĩnh vực đặc thù, báo cáo tài chính còn có thể có: Báo cáo thay

đổi vốn chủ sở hữu và báo cáo khác.
(VSA 240, 04-05)
g Thuật ngữ “Gian lận” và “Sai sót”:
Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều
người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện,
làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, như:
- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai;
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế;
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính
sách tài chính nhưng không cố ý.
(VSA 610, 04)
h Kiểm toán nội bộ: Là một bộ phận trong kiểm soát nội bộ của một đơn vị, có chức năng
kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật và các qui định của hệ
thống kế toán và kiểm soát nội bộ của đơn vị đó.
I.
II CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN
Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (“VSA 315”) - "Xác định và đánh giá rủi ro
có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị””
bao gồm phần Nội dung yêu cầu và phần Hướng dẫn áp dụng. Tài liệu hướng dẫn này trình bày
chung hai phần nội dung và hướng dẫn áp dụng theo từng mục phù hợp.
Khi nghiên cứu và thực hiện Chuẩn mực kiểm toán này cần tham khảo các quy định và hướng
dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 và các chuẩn mực kiểm toán liên quan nêu tại
Mục 1 Phần I.
1 Đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan
1 Yêu cầu về đánh giá rủi ro
1.1.1 Nội dung yêu cầu
(VSA 315, 05)
Kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá
rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu.

1.1.2 Hướng dẫn áp dụng
(VSA 315, A1-A3)
Thu thập những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có
kiểm soát nội bộ (sau đây gọi là “hiểu biết về đơn vị”) là một quy trình liên tục và linh hoạt
trong việc thu thập, cập nhật và phân tích thông tin trong suốt quá trình kiểm toán. Hiểu biết
về đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các
xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình kiểm toán, ví dụ trong các công việc như:
1 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính;
2 Xác định mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320;
3 Đánh giá sự phù hợp của việc chọn lựa, áp dụng các chính sách kế toán và tính
đầy đủ, thích hợp của các thuyết minh báo cáo tài chính;
4 Xác định các khoản mục phải đặc biệt lưu ý khi kiểm toán, ví dụ giao dịch với các
bên liên quan, sự phù hợp trong giả định của Ban Giám đốc về tính hoạt động liên
tục của đơn vị, hoặc xem xét mục đích kinh tế của các giao dịch;
5 Xây dựng các ước tính để sử dụng khi thực hiện thủ tục phân tích;
6 Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, gồm thiết kế và thực
hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp;
7 Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập như sự
thích hợp của các giả định và của những khẳng định bằng lời và bằng văn bản của
Ban Giám đốc. (VSA 315, A1)
Kiểm toán viên có thể sử dụng thông tin thu thập được từ thủ tục đánh giá rủi ro và các
hoạt động liên quan để làm bằng chứng kiểm toán hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu. Ngoài ra, kiểm toán viên vẫn có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về các
nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh và các cơ sở dẫn liệu liên
quan và về tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát, mặc dù các thủ tục này không
được lập kế hoạch cụ thể là thử nghiệm cơ bản hay thử nghiệm kiểm soát. kiểm toán viên
cũng có thể chọn cách tiến hành thử nghiệm cơ bản hoặc thử nghiệm kiểm soát đồng thời
với các thủ tục đánh giá rủi ro bởi vì đây là cách thực hiện hiệu quả. (VSA 315, A2)
Kiểm toán viên cần sử dụng xét đoán chuyên môn để quyết định mức độ hiểu biết cần

phải có. Vấn đề chính mà kiểm toán viên cần xem xét là những hiểu biết đã có liệu đã đáp
ứng được mục tiêu quy định trong chuẩn mực này hay chưa. Chuẩn mực này không yêu
cầu kiểm toán viên phải có hiểu biết tổng thể sâu sắc về đơn vị như yêu cầu đối với Ban
Giám đốc trong quá trình điều hành đơn vị. (VSA 315, A3)
Các bước đánh giá rủi ro được tổng hợp theo quy trình như sau
Đánh giá rủi ro Tiếp cận rủi ro Báo cáo
Những sự kiện (*) nào có
thể xảy ra dẫn đến các sai
sót trọng yếu trên báo cáo
tài chính
Các sự kiện (*) đã xác định
khi xuất hiện có làm nẩy
sinh các sai sót trọng yếu
trên báo cáo tài chính
không?
Ý kiến kiểm toán nào
là phù hợp đưa ra về
báo cáo tìa chính
dựa trên các bằng
chứng thu thập được
(*) Một sự kiện đơn giản là một nhân tố rủi ro kinh doanh hoặc rủi ro gian lận mà nếu nó
thực sự xảy ra thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho mục tiêu của đơn vị là lập các báo
cáo tài chính không chứa đựng các sai sót trọng yếu gây ra bởi lỗi hay gian lận. Nó cũng
có thể bao gồm những rủi ro phát sinh từ việc thiếu hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm vào
việc ngăn ngừa các sai sót trọng yếu tiểm tàng trên các báo cáo tài chính.
Các yếu tố tạo ra rủi ro kinh doanh và gian lận:
Mục tiêu và
chiến lược
kinh doanh
• Các mục tiêu và chiến lược không phù hợp, thiếu thực tế hay quá táo bạo.

• Cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới hay chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới.
• Hoạt động trong những lĩnh vực/nghiệp vụ kinh doanh mà đơn vị có ít kinh
nghiệm.
• Không có sự thông nhất giữa công nghệ thông tin và chiến lược kinh doanh.
• Các phản ứng trước sự phát triển quá nhanh hay ngược lại là sự di xuống
của hoạt động kinh doanh có thể gây áp lực cho hệ thống kiểm soát nội bộ
và kỹ năng làm việc của nhân viên.
• Huy động những nguồn tài chính với các điều khoản thỏa thuận phức tạp.
• Cơ cấu lại doanh nghiệp.
• Có những giao dịch trọng yếu với các bên liên quan.
Các yếu tố
bên ngoài
• Tình trạng của nền kinh tế và sự thay đổi trong những quy định quản lý của
Chính phủ.
• Sự sụt giảm cầu hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
• Các quy định quan lý của chính phủ có độ phức tạp cao.
• Các thay đổi trong ngành
• Không có khả năng huy động các nguồn lực phụ vụ cho hoạt động (nguyên
liệu hay nhân lực có kinh nghiệm).
• Âm mưa phá hoại có chủ ý các sản phẩm và dịch vụ của đơn vị.
• Sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn/vay nợ.
Bản chất
của đơn vị
• Yếu kém trong văn hóa và điều hành doanh nghiệp.
• Các vị trí nhân sự chủ chốt thiếu trình độ.
• Thay đổi nhân sự chủ chốt
• Sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức và hoạt động hay sản xuất.
• Lỗi trong sản phẩm và dịch vụ có thể dẫn đến rủi ro phát sinh các khoản nợ
và ảnh hưởng về danh tiếng.
• Sự thiếu sót trong việc phải thừa nhận nhu cầu thay đổi (công nghệ hay kỹ

năng).
• Sự yếu kém trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là những kiểm soát không
được thực hiện bởi ban quản trị.
• Các mối quan hệ xấu với các nhà cấp vốn bên ngoài ví dụ như ngân hàng.
• Các vấn đề liên quan tới khả năng hoạt động liên tục hay tính thanh khoản,
bao gồm việc mất đi những khách hàng lớn.
• Đưa vào hoạt động những hệ thống mới liên quan tới báo cáo tài chính.
Các yếu tố
về hiệu quả
• Sự đo lường hiệu quả không được sử dụng bởi Ban quản trị nhằm đánh giá
kết quả hoạt động và việc có đạt được các mục tiêu của đơn vị không.
• Việc đo lường không dùng để cải thiện hoạt động hay thực hiện các hoạt
động hiệu chỉnh.
Các chính
sách kế toán
• Sự áp dụng không thống nhất các chính sách kế toán.
• Sự áp dụng không phù hợp các chính sách kế toán
Kiểm soát
nội bộ
• Sự không phù hợp trong việc giám sát các hoạt động hàng ngày
• Thiếu hoặc yếu kém các kiểm soát với các hoạt động ở cấp độ đơn vị như:
nhân lực, gian lận, lập các thông tin kế toán như ước tính và các báo cáo
tình chính.
• Thiếu hoặc yếu kém trong các kiểm soát đối với các giao dịch như: bán
hàng, mua hàng, chi phí, lương.
• Yếu kém trong quản lý, bảo vệ tài sản.
2 Thủ tục đánh giá rủi ro
Thủ tục đánh giá rủi ro hiệu quả thường có các đặc điểm sau:
Có sự tham gia của các thành viên có kinh nghiệm:
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán/Chủ nhiệm kiểm toán và các

thành viên chủ chốt trong nhóm kiểm toán tham gia một cách tích cực và việc lập kế hoạch
kiểm toán, lập kế hoạch và tham gia vào cuộc thảo luận nhóm giữa các thành viên. Điều
này đảm bảo cho kế hoạch kiểm toán tận dụng được kinh nghiệm và hiểu biết của các
thành viên.
Nhấn mạnh “thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp”
Kiểm toán viên không thể xem thường các kinh nghiệm thu thập được trong quá khứ về
tính chính trực của Ban Giám đốc đơn vị và các thành viên quản trị. Ngoài ra, niềm tin rằng
Ban Giám đốc và các thành viên quản trị sẽ trung thực không đảm bảo cho kiểm toán viên
từ bỏ thái độ hoài nghi, hay cho phép kiểm toán viên thỏa mãn với các bằng chứng kiểm
toán thiếu tính thuyết phục.
Lập kế hoạch
Dành thời gian cho việc lập kế hoạch kiểm toán (xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và
kế hoạch kiểm toán chi tiết) sẽ đảm bảo cho việc đạt được các mục tiêu kiểm toán, và công
việc của các thành viên nhóm sẽ tập trung vào việc thu thập các bằng chứng kiểm toán về
các sai sót trọng yếu có thể có.
Thảo luận nhóm và thường xuyên trao đổi thông tin
Cuộc thảo luận nhóm trong giai đoạn lập kế hoạch với sự tham gia của Chủ nhiệm kiểm
toán sẽ tạo ra một cơ hội để:
 Thông báo cho các thành viên nhóm về khách hàng nói chung và thảo luận các loại rủi
ro có thể có;
 Thảo luận về tính hiệu quả các kế hoạch kiểm toán nội bộ và kế hoạch kiểm toán chi
tiết để có những thay đổi hợp lý;
 Suy nghĩ về khả năng xảy ra gian lận và thiết kế các thủ tục phù hợp; và
 Phân công trách nhiệm và thiết lập các thời hạn cụ thể.
Việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán rất quan
trọng giúp thảo luận và nhân diện các vấn đề ngay khi phát sinh, ghi nhận các hành động
bất thường, hoặc các dấu hiệu có thể có về gian lận. Điều này sẽ giúp cho trưởng nhóm
kiểm toán có thời gian thảo luận với Ban Giám đốc khi cần thiết, và kịp thời thay đổi kế
hoạch và thủ tục kiểm toán.
Tập trung phát hiện rủi ro

Bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá rủi ro là phát hiện các rủi ro có liên quan.
Nếu các yếu tố rủi ro kinh doanh và gian lận không được kiểm toán viên nhận diện, chúng
sẽ không được đánh giá hoặc ghi chép lại, và các thủ tục kiểm toán cần thiết sẽ không
được thiết kế. Đó là lý do một thủ tục đánh giá rủi ro hiệu quả đặc biệt quan trong cho một
cuộc kiểm toán hiệu quả. Thủ tục đánh giá rủi ro cũng cần được thực hiện bởi các thành
viên có cấp bậc phù hợp của nhóm kiểm toán.
Khả năng đánh giá các biện pháp quản lý rủi ro của Ban Giám đốc đơn vị
Một bước quan trọng trong quá trình đánh giá rủi ro là đánh giá tính hiệu quả trong các
biện pháp quản lý rủi ro của Ban Giám đốc (các thiết kế kiểm soát và áp dụng), nếu có, để
giảm thiểu các rủi ro đã được phát hiện có thể gây ra các sai sót trọng yếu trong báo cáo
tài chính. Đối với các đơn vị nhỏ, kiểm toán viên sẽ dựa nhiều hơn vào môi trường kiểm
soát và giám sát các kiểm soát hơn là vào các thủ tục kiểm soát truyền thống.
Sử dụng các xét đoán nghề nghiệp
Kiểm toán viên cần sử dụng và ghi chép lại các xét đoán nghề nghiệp sử dụng trong cuộc
kiểm toán. Ví dụ của nhiệm vụ này bao gồm:
- Quyết định chấp nhận hay tiếp tục thực hiện một hợp đồng kiểm toán;
- Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể;
- Xây dựng mức trọng yếu;
- Phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu, bao gồm việc xác định các rủi ro đáng kể và các
khía cạnh cần có sự xem xét đặc biệt của kiểm toán; và
- Xây dựng các kỳ vọng khi thực hiện các thủ tục phân tích.
Mỗi thủ tục đánh giá rủi ro cần được thực hiện phù hợp với từng khía cạnh mà kiểm toán
viên cần quan tâm. Trong một số trường hợp, kết quả do thực hiện một thủ tục này sẽ dẫn
đến việc cần thực hiện một thủ tục còn lại. Ví dụ, thông qua phỏng vấn trưởng phòng kinh
doanh, kiểm toán viên nhận thấy có một hợp đồng lớn nhưng có mức lợi tức cao bất
thường. Do đó, kiểm toán viên cần phải thực hiện các thủ tục kiểm tra hợp đồng, và thực
hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Ngược lại, các
phát hiện thông qua thủ tục phân tích các kết quả kinh doanh ban đầu cần được Ban Giám
đốc giải thích. Từ giải thích này, kiểm toán viên có thể phải kiểm tra đến văn bản, giấy tờ
hoặc thực hiện các thủ tục quan sát thực tế.

1.2.1 Phỏng vấn Ban Giám đốc và các bên có liên quan
1.2.1.1 Nội dung yêu cầu
(VSA 315, 06 (a))
Thủ tục đánh giá rủi ro phải bao gồm việc phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác
trong đơn vị mà theo xét đoán của kiểm toán viên có khả năng cung cấp thông tin hỗ trợ
cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
1.2.1.2 Hướng dẫn áp dụng
Kiểm toán viên thường thu thập được phần lớn thông tin từ việc phỏng vấn Ban Giám đốc
và những người chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tài chính. (VSA 315, A6)
Kiểm toán viên cần phỏng vấn Ban Giám đốc và các vị trí quan trọng trong đơn vị để tìm
hiểu những hiểu biết của họ về các rủi ro ảnh hưởng đến đơn vị. Thông qua việc phỏng
vấn Ban Giám đốc, kiểm toán viên có thể biết được:
- Văn hóa công ty;
- Phong cách quản lý;
- Kế hoạch lương thưởng cho Ban Giám đốc;
- Khả năng lạm quyền của một vài vị trí quản lý cao cấp;
- Việc lập các ước tính;
- Quy trình lập và soát xét báo cáo tài chính;
- Hệ thống trao đổi thông tin trong đơn vị;
- Các vấn đề về gian lận:
• Đánh giá của Ban Giám đốc về rủi ro báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu do
gian lận, bao gổm bản chất, phạm vi và mức độ thường xuyên của các đánh
giá này;
• Quy trình phát hiện và quản lý rủi ro gian lận đã phát hiện, hoặc các giao dịch,
số dư hoặc việc trình bày dễ phát sinh gian lận mà Ban Giám đốc đã nhận
thấy hoặc đang xếp vào dạng cần lưu ý;
• Trao đổi thông tin giữa các thành viên trong Ban Giám đốc và với nhà đầu tư
về quá trình đánh giá và quản lý rủi ro về gian lận; và
• Trao đổi thông tin giữa các thành viên trong Ban Giám đốc với nhân viên về
các quy định về đạo đức và tập quán kinh doanh.

Ngoài Ban Giám đốc, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn những cá nhân khác và nhân
viên ở các cấp bậc, chức vụ khác nhau trong đơn vị được kiểm toán để thu thập thông tin
hữu ích hoặc những quan điểm, ý kiến khác giúp cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng
yếu. Ví dụ:
1 Phỏng vấn trực tiếp Ban quản trị có thể giúp kiểm toán viên nắm được:
- Môi trường lập báo cáo tài chính;
- Quy trình chung để phát hiện và quản lý rủi ro gian lận và sai sót trong đơn vị, và
kiểm soát nội bộ mà Ban quản trị đã thiết lập để giảm thiểu rủi ro.
- Hiểu biết về rủi ro gian lận ảnh hưởng đến đơn vị;
Kiểm toán viên nên xem xét việc tham dự một buổi họp của Ban quản trị để có thêm thông
tin và cần thiết phải tìm hiểu biên bản các cuộc họp của Ban quản trị trong năm tài chính
cũng như từ khi kết thúc năm tài chính đến khi phát hành báo cáo kiểm toán. Qua đó, kiểm
toán viên mới không bỏ lỡ những thông tin quan trọng mang tính chất trọng yếu ở tầm
quản lý cao nhất của đơn vị.
2 Phỏng vấn trực tiếp kiểm toán viên nội bộ có thể giúp cung cấp thông tin về cơ cấu tổ
chức của phòng kiểm toán nội bộ, nhân sự và năng lực, các thủ tục kiểm toán viên nội
bộ đã thực hiện trong năm, liên quan đến thiết kế và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ và liệu Ban Giám đốc đã có các biện pháp thích hợp đối với với những phát hiện của
kiểm toán viên nội bộ hay chưa. Điều này hết sức cần thiết giúp kiểm toán viên hình
thành dự định có thể sử dụng kết quả làm việc của kiểm toán nội bộ hay không.
3 Phỏng vấn nhân viên chịu trách nhiệm ghi chép, xử lý và hạch toán các giao dịch phức
tạp và bất thường có thể giúp kiểm toán viên đánh giá tính phù hợp của việc lựa chọn và
áp dụng chính sách kế toán của đơn vị;
4 Phỏng vấn trực tiếp luật sư của đơn vị có thể cung cấp thông tin về các vấn đề như
kiện tụng, tuân thủ pháp luật và các quy định, những thông tin về gian lận và các cáo
buộc gian lận ảnh hưởng tới đơn vị, nghĩa vụ bảo hành, hậu mãi, các thỏa thuận (ví dụ
liên doanh, liên kết) với đối tác kinh doanh và các điều khoản hợp đồng;
5 Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tiếp thị và bán hàng có thể cung cấp thông tin về những
thay đổi trong chiến lược thị trường, xu hướng bán hàng của đơn vị hoặc các giao kết
hợp đồng với khách hàng. (VSA 315, A6 – tiếp)

Lưu ý khi tiến hành phỏng vấn
Tùy thuộc vào mục tiêu của kiểm toán viên và từng đối tượng phỏng vấn mà nội dung của
các câu hỏi cần được thiết kế cho phù hợp. Các câu hỏi cần hướng vào việc tìm hiểu các
khía cạnh cụ thể, đặc biệt là tìm hiểu các thông tin liên quan đến hệ thống thông tin tài
chính.
Việc phỏng vấn chỉ cung cấp cho kiểm toán viên các thông tin ban đầu, mang tính chất chủ
quan, do đó kiểm toán viên cần kết hợp thủ tục phỏng vấn với các thủ tục đánh giá rủi ro
khác trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.
Ngoài ra, việc phỏng vấn mỗi cấp bậc nhân viên và quản lý trong đơn vị có thể cung cấp
các thông tin khác nhau, do đó kiểm toán viên cần lựa chọn thông tin và cần có thêm các
thông tin hữu ích khác để nhận diện rủi ro có sai sót trọng yếu có thể bị bỏ qua. Ví dụ: Thảo
luận với trưởng phòng kinh doanh có thể cung cấp thông tin về một số giao dịch bán hàng
gần cuối năm tài chính bị kế toán bỏ qua và không ghi nhận trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên không nên giới hạn các câu hỏi (đặc biệt là khi kiểm toán các đơn vị nhỏ)
cho Giám đốc hoặc nhân viên kế toán. Các câu hỏi sâu và rộng, đề cập đến khía cạnh sẽ
cung cấp cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn cho kiểm toán viên.
Kiểm toán viên cần phỏng vấn nhân viên trong đơn vị (trưởng phòng kinh doanh, trưởng
phòng sản xuất hoặc các nhân viên khác) về xu hướng, các nghiệp vụ bất thường, rủi ro
chủ yếu, chức năng của kiểm soát nội bộ, và các trường hợp lạm quyền trong đơn vị.
Trường hợp phát hiện ra gian lận liên quan đến vị trí quản lý cao cấp của đơn vị, kiểm toán
viên cần báo cáo ngay cho Chủ nhiệm kiểm toán, xin tư vấn luật sư về biện pháp xử lý.
Thông tin cần được đảm bảo bí mật. Kiểm toán viên cũng cần tham khảo các quy định về
đạo được nghề nghiệp để có hướng xử lý đúng cho các trường hợp này.
1.2.2 Các thủ tục phân tích
1.2.2.1 Nội dung yêu cầu
VSA 315, 06(b)
Kiểm toán viên cần sử dụng thủ tục phân tích trong quá trình đánh giá rủi ro.
1.2.2.2 Hướng dẫn áp dụng
(VSA 315, A7-A10)
Các thủ tục phân tích sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro có thể giúp kiểm toán viên

xác định các đặc điểm của đơn vị mà kiểm toán viên chưa biết và giúp đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu để làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với
rủi ro đã đánh giá. Thủ tục phân tích sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro có thể liên
quan đến thông tin tài chính và phi tài chính, như mối quan hệ giữa doanh thu và số lượng
hàng bán. (VSA 315, A7)
Thủ tục phân tích có thể giúp kiểm toán viên xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện
bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh
hưởng đến cuộc kiểm toán. Phát hiện được những mối quan hệ bất thường và không
mong đợi có thể giúp kiểm toán viên xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là
những rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. (VSA 315, A8)
Cùng với thủ tục đánh giá rủi ro, thủ tục phân tích có thể được sử dụng như một thủ tục kiểm toán
để:
- Thu thập các bằng chứng về cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Đây là thủ tục
phân tích trong các thử nghiệm cơ bản;
- Tiến hành phân tích tổng thể báo cáo tài chính khi kết thúc kiểm toán.
Thủ tục phân tích sử dụng những dữ liệu tổng hợp (như trường hợp thực hiện thủ tục
phân tích để đánh giá rủi ro), kết quả phân tích chỉ cung cấp những thông tin chung ban
đầu về khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Do đó, việc xem xét những thông tin khác
đã thu thập được khi xác định rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với kết quả của thủ tục phân
tích có thể giúp kiểm toán viên hiểu và đánh giá kết quả của thủ tục phân tích. (VSA 315,
A9)
Ví dụ: Khi phân tích biến động của chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm trước ở bước đánh giá
rủi ro ban đầu, kiểm toán viên nhận thấy chỉ tiêu doanh thu giảm mạnh phù hợp với tình
hình suy thoái kinh tế nói chung, nhưng nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại tăng
lên, dẫn đến những nghi ngờ về khả năng ghi thiếu giá vốn hoặc thay đổi chính sách kế
toán hàng tồn kho Tuy nhiên sau đó, qua tìm hiểu, kiểm toán viên được biết doanh
nghiệp khách hàng đã áp dụng chính sách thắt chặt chi tiêu và thay đổi cơ cấu sản phẩm,
đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có lợi nhuận cao, và tăng cường bán hàng nội địa khi
thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Một số đơn vị có quy mô nhỏ có thể không cung cấp được cho kiểm toán viên các thông

tin tài chính giữa năm, hoặc theo quý để thực hiện phân tích. Trong trường hợp này, các
thông tin có thể được thu thập thông qua phỏng vấn, nhưng việc phân tích chi tiết cần đợi
đến khi đơn vị đã có báo cáo tài chính dự thảo. (VSA 315, A10)
Hướng dẫn về các bước phân tích
a Nhận diện mối tương quan giữa các dữ liệu:
Xác định mối tương quan giữa các loại thông tin hiện có (ví dụ: mua hàng – tồn kho,
doanh thu – giá vốn, lãi vay và thị trường lãi suất ). Khi không xác định được mối tương
quan như vậy, kiểm toán viên có thể sử dụng một nguồn thông tin độc lập (không được
tạo lập và cung cấp trong nội bộ đơn vị). Các thông tin tài chính và phi tài chính thường
bao gồm:
- Báo cáo tài chính với số liệu so sánh qua các năm;
- Kế hoạch ngân sách, dự tính, ước tính bao gồm các ước tính quý và năm; và
- Thông tin về các đơn vị hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng điều
kiện kinh tế.
b So sánh
So sánh giữa số liệu làm gốc so sánh và số liệu ghi chép hoặc tổng hợp từ sổ sách kế
toán. Biện pháp so sánh tuy đơn giản nhưng cần được áp dụng đúng (như xác định đúng
chỉ tiêu so sánh, gốc so sánh ), để cung cấp được các thông tin có ý nghĩa.
c Đánh giá
Đánh giá kết quả so sánh. Khi phát hiện các xu hướng, các mối tương quan bất thường so
với hiểu biết hay mong đợi, kiểm toán viên cần xem xét khả năng có sai sót trọng yếu. Kết
quả của việc so sánh cần được xem xét cùng với các thông tin khác như:
- Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu
trọng yếu trong báo cáo tài chính; và
- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
1.2.3 Quan sát và điều tra
1.2.3.1 Nội dung yêu cầu
(VSA 315, 06(c))
Kiểm toán viên phải sử dụng thủ tục quan sát và điều tra phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro.
1.2.3.2 Hướng dẫn áp dụng

(VSA 315, A11)
Quan sát và điều tra có thể hỗ trợ việc phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác
trong đơn vị, và cung cấp thêm những thông tin về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị. Ví dụ về những nội dung quan sát và điều tra bao gồm:
1 Hoạt động của đơn vị;
Ví dụ: Mở rộng sản xuất hay cắt giảm nhân công? Tăng cường xuất khẩu hay tăng cường tiêu
thụ nội địa? Tăng/giảm lương thưởng và phúc lợi?
2 Các tài liệu (như kế hoạch và chiến lược kinh doanh), hồ sơ, tài liệu hướng dẫn về kiểm
soát nội bộ;
Ví dụ: Biên bản họp Hội đồng Quản trị, Ngân sách và dự trù dòng tiền
3 Các loại báo cáo do Ban Giám đốc lập (như báo cáo quản lý hàng quý và báo cáo tài
chính giữa niên độ) và báo cáo do Ban quản trị lập (như biên bản họp Hội đồng quản trị);
4 Cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc thiết bị
Ví dụ: Mua thêm hay thanh lý bớt máy móc thiêt bị, thuê thêm đất để mở rộng sản xuất hay thu
hẹp nhà xưởng
Hướng dẫn thêm về thủ tục quan sát và điều tra
Quan sát và điều tra giúp cho kiểm toán viên chủ động trong việc tìm hiểu về khách hàng,
đặc biệt là khi tìm hiểu các vấn đề nhạy cảm hoặc mang tính bí mật mà kiểm toán viên khó
có thể được cung cấp thông qua phỏng vấn. Ngoài ra, thông tin thu thập được mang tính
chất khách quan hơn do kiểm toán viên thu thập một cách độc lập với khách hàng, ít bị ảnh
hưởng bởi quan điểm cá nhân hoặc các thông tin gây nhiễu của Ban Giám đốc đơn vị.
Do các ưu điểm của thủ tục này, kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục quan sát và điều
tra để tìm hiểu những nội dung sau:
Quan sát:
- Cách thức đơn vị được tổ chức và hoạt động;
- Cơ sở vật chất của đơn vị;
- Phong cách quản lý và thái độ của Ban Giám đốc về kiểm soát nội bộ;
- Sự vận hành của các thủ tục kiểm soát; và
- Việc tuân thủ các chính sách chủ yếu.
Điều tra:

- Kế hoạch, chiến lược và các dự định kinh doanh;
- Đặc điểm ngành và các báo cáo truyền thông của đơn vị;
- Các hợp đồng lớn và các cam kết quan trọng;
- Các quy định pháp lý có liên quan và các thư từ trao đổi với chính quyền;
- Các thông tin trao đổi với luật sư, ngân hàng, và các bên liên quan;
- Chính sách và sổ sách kế toán;
- Hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Báo cáo lập bởi Ban Giám đốc đơn vị (số liệu về kết quả hoạt động, các báo cáo
tài chính giữa kỳ, v.v.); và
- Các báo cáo khác, như biên bản họp của Ban quản trị, báo cáo của tư vấn
Tuy nhiên, việc quan sát cũng có hạn chế là kiểm toán viên chỉ thu thập được thông tin
mang tính chất thời điểm (tại thời điểm quan sát) mà không phải thông tin trong giai đoạn
cần kiểm toán. Thủ tục điều tra có thể gặp khó khăn, nếu tài liệu không được thiết lập tốt,
hoặc văn bản giấy tờ không được bảo quản tốt, bị mối mọt, mất mát (ví dụ ở các đơn vị có
quy mô nhỏ). Văn bản giấy tờ quá nhiều hoặc không được lưu một cách hệ thống cũng có
thể khiến thủ tục điều tra bị kéo dài dẫn đến không hiệu quả.
3 Sử dụng các thông tin thu thập được từ thủ tục đánh giá chấp nhận hoặc duy trì
khách hàng hoặc các thông tin đã có trước đây để đánh giá rủi ro
1.3.1 Nội dung yêu cầu
(VSA 315, 07-09)
Kiểm toán viên phải xem xét liệu các thông tin thu thập được từ thủ tục đánh giá chấp
nhận hoặc duy trì khách hàng có liên quan đến việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu hay
không. (VSA 315, 07)
Trong trường hợp thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã cung
cấp các dịch vụ khác cho đơn vị được kiểm toán, thì thành viên Ban Giám đốc phụ trách
tổng thể cuộc kiểm toán đó phải xem xét liệu thông tin đã thu thập được trước đây có liên
quan đến việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu hay không. (VSA 315, 08)
Trường hợp dự định sử dụng các thông tin thu thập được từ kinh nghiệm làm việc với đơn
vị được kiểm toán từ các năm trước hoặc kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước, kiểm
toán viên phải cân nhắc liệu có các thay đổi diễn ra trong thời gian từ cuộc kiểm toán

trước đến cuộc kiểm toán hiện tại có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán hiện tại hay không.
(VSA 315, 09)
1.3.2 Hướng dẫn thực hiện
(VSA 315, A12-A13)
Kinh nghiệm trước đó về đơn vị được kiểm toán và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện
trong các cuộc kiểm toán trước có thể sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin
như:
1 Những sai sót trong quá khứ và liệu việc sửa chữa đã được thực hiện kịp thời hay chưa.
Rõ ràng là sai sót trong quá khứ là trọng yếu và thông thường việc sửa chữa không
được kế toán thực hiện kịp thời, thì rủi ro cao là các sai sót đó sẽ ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính năm nay.
2 Đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát
nội bộ (bao gồm những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ);
3 Các thay đổi quan trọng của đơn vị hoặc trong các hoạt động của đơn vị kể từ kỳ kế toán
trước cho đến thời điểm hiện tại có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn về đơn
vị để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. (VSA 315, A12)
Kiểm toán viên phải đánh giá những thông tin đã có từ cuộc kiểm toán trước có còn phù
hợp hay không khi sử dụng cho cuộc kiểm toán hiện tại, vì những thay đổi trong môi
trường kiểm soát có thể ảnh hưởng tới tính thích hợp của những thông tin đã thu thập
được trước đây. Để xác định những thay đổi này có ảnh hưởng đến tính thích hợp của
thông tin hay không, kiểm toán viên có thể cần phỏng vấn và thực hiện các thủ tục kiểm
toán phù hợp khác như thực hiện thủ tục kiểm tra từng bước quy trình có liên quan. (VSA
315, A13)
Ví dụ: Khi tìm hiểu về nhân sự của một khách hàng kiểm toán năm trước, kiểm toán viên nhận
thấy trong năm tài chính vừa kết thúc, do thay đổi cơ cấu sở hữu, đơn vị khách hàng vừa
bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới. Ông này nổi tiếng là mạo hiểm trong kinh doanh và có
phong cách quản lý độc tài và tùy tiện khác với vị tiền nhiệm. Sau đó một loạt các nhân
sự quản lý chủ chốt của các phòng ban rời công ty, và được thay thế bởi các nhân sự
mới. Khi đó thông tin về môi trường kiểm soát nội bộ cũng như các thủ tục kiểm soát nội
bộ của năm trước không còn phù hợp nữa, và kiểm toán viên sẽ phải tiến hành các thủ

tục đánh giá rủi ro trên các thông tin mới của năm nay.
Đối với các khách hàng mới, ngoài các thông tin ban đầu về đơn vị, việc tìm hiểu thông tin
về kiểm toán viên năm trước hết sức quan trọng. kiểm toán viên cần tìm hiểu lý do thay đổi
kiểm toán, các bất đồng có thể có giữa đơn vị và kiểm toán viên năm trước, tiền sử thanh
toán nghĩa vụ phí kiểm toán của đơn vị và xem xét tác động đến kiểm toán năm nay.
Kiểm toán viên cũng cần tìm hiểu kỹ trong trường hợp khách hàng mới, đã hoạt động
được vài năm nhưng trước đây chưa từng được kiểm toán để đánh giá tác động đến báo
cáo tài chính và ý kiến kiểm toán năm nay.
Mục tiêu kiểm toán trước khi niêm yết của đơn vị cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi kiểm
toán viên cần lưu tâm khi thực hiện đánh giá rủi ro.
4 Thảo luận nhóm kiểm toán
1.4.1 Nội dung yêu cầu
(VSA 315, 10)
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và các thành viên chính trong
nhóm kiểm toán phải thảo luận về khả năng báo cáo tài chính của đơn vị có dễ xảy ra sai
sót trọng yếu và việc áp dụng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh của đơn vị không. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể
cuộc kiểm toán phải quyết định những vấn đề cần thông báo cho các thành viên nhóm
kiểm toán không tham gia thảo luận.
1.4.2 Hướng dẫn áp dụng
(VSA 315, A14-A16)
Việc thảo luận trong nhóm kiểm toán về khả năng báo cáo tài chính dễ xảy ra sai sót trọng
yếu nhằm:
1 Tạo cơ hội cho các thành viên có nhiều kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán, trong đó
có thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, chia sẻ những quan
điểm dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết về đơn vị;
2 Cho phép các thành viên nhóm kiểm toán trao đổi thông tin về những rủi ro kinh
doanh mà đơn vị có khả năng gặp phải, những khoản mục trong báo cáo tài chính dễ
bị sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn và cách thức dẫn đến những sai sót
đó;

3 Giúp các thành viên nhóm kiểm toán hiểu rõ hơn những sai sót trọng yếu tiềm tàng
trong báo cáo tài chính cụ thể theo từng khoản mục đã được phân công cho các
thành viên, cũng như hiểu được kết quả của các thủ tục kiểm toán họ đang thực hiện
có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc kiểm toán, kể cả việc xác định nội dung, lịch trình
và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo;
4 Tạo cơ sở cho các thành viên nhóm kiểm toán trao đổi và chia sẻ những thông tin
mới thu thập được trong suốt quá trình kiểm toán có ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi
ro có sai sót trọng yếu hoặc những thủ tục kiểm toán đã thực hiện đối với các rủi ro
này.
Đoạn 15 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 quy định nội dung thảo luận giữa các
thành viên nhóm kiểm toán về rủi ro do gian lận. (VSA 315, A14)
Ví dụ: Cuộc thảo luận thường được diễn ra ở cuối giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi người
phụ trách cuộc kiểm toán đã có đủ thông tin cần thiết và đã hoàn thành việc đánh giá rủi
ro ban đầu của cuộc kiểm toán. Các thành viên của nhóm kiểm toán qua đó được cung
cấp những hiểu biết nhất định về khách hàng, mức độ rủi ro cũng như cách thức tiến
hành công việc của mình để đạt được mục tiêu kiểm toán.
Cuộc thảo luận có thể được diễn ra khi đang tiến hành kiểm toán, nhằm cập nhật cho các
thành viên về những thông tin mới phát hiện, những thay đổi trong kế hoạch kiểm toán và
các thủ tục mới cần được tiến hành, mức độ và phạm vi của các thủ tục đang tiến hành.
Thông thường, cuộc thảo luận như vậy sẽ được thực hiện khi kiểm toán viên phát hiện ra
các dấu hiệu gian lận hoặc sai sót có hệ thống.
Một cuộc thảo luận của nhóm kiểm toán (nhất là những cuộc kiểm toán ở nhiều địa điểm)
có thể không cần phải có sự tham gia của toàn bộ thành viên nhóm kiểm toán và cũng
không nhất thiết phải thông báo mọi nội dung thảo luận cho từng thành viên. Thành viên
Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán có thể chỉ thảo luận với những thành viên
chính trong nhóm kiểm toán, kể cả các chuyên gia và những người chịu trách nhiệm đối
với kiểm toán công ty con, đơn vị thành viên, nếu cần thiết. Thành viên Ban Giám đốc phụ
trách tổng thể cuộc kiểm toán có thể ủy quyền lại việc trao đổi với những thành viên khác,
có xem xét đến những thông tin cần truyền đạt cho toàn bộ nhóm kiểm toán. Việc truyền
đạt thông tin nên được lập kế hoạch với sự phê duyệt của thành viên Ban Giám đốc phụ

trách tổng thể cuộc kiểm toán. (VSA 315, A15)
Nhiều cuộc kiểm toán nhỏ thường chỉ do một người (một kiểm toán viên hoặc một thành
viên Ban Giám đốc) thực hiện. Trường hợp này, thành viên đó vừa là người chịu trách
nhiệm thiết kế kế hoạch kiểm toán, vừa là người xác định sai sót trọng yếu do gian lận
hoặc nhầm lẫn của báo cáo tài chính, tuy nhiên vẫn phải có sự soát xét của một kiểm toán
viên hoặc một thành viên Ban Giám đốc khác. (VSA 315, A16)
Hướng dẫn thêm về việc thảo luận nhóm kiểm toán
Nhân tố chính góp phần vào sự thành công của bất kỳ cuộc kiểm toán nào là việc có sự
trao đổi tốt giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán. Sự trao đổi bắt đầu bằng việc bổ
nhiệm các thành viên của nhóm, bố trí họp giữa các thành viên để lập kế hoạch cho cuộc
kiểm toán và sau đó là xuyên suốt cả cuộc kiểm toán.
Các lợi ích của việc trao đổi là:
- Hiệu suất kiểm toán: Các nguy cơ tiềm tàng thực hiện thừa/chưa đủ các thủ tục kiểm
toán cần thiết sẽ được giảm thiểu.
- Hiệu quả kiểm toán: Sự trao đổi trong nhóm về các khả năng dễ sảy ra các sai sót
trọng yếu trên báo cáo tài chính sẽ giúp xác định các rủi ro kinh doanh và rủi ro gian
lận cần phải được tiếp cận.
Các kênh trao đổi mở giúp mang lại những phản hồi nhanh chóng cho các thông tin
mới thu nhận ví dụ các giao dịch/sự kiện bất thường, các bên liên quan và các vấn đề
về báo cáo.
- Phát triển nhân viên: Các nghiệp vụ kiểm toán tối ưu sẽ được cấp lãnh đạo chuyển
cho nhân viên. Nhân viên sẽ được khuyến khích đưa ra các câu hỏi và cân nhắc lại
về các cách tiếp cận của các giai đoạn trước đối với việc đánh giá rủi ro.
Một hệ thống trao đổi thông tin có hiệu quả cần có:
- Sự tham gia của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phụ
trách và những người có kinh nghiệm; và
- Những người có kinh nghiệm lắng nghe ý kiến của những nhân viên mới ít kinh
nghiệm hơn, bao gồm những hiểu biết về hợp đồng kiểm toán này từ góc nhìn của
các nhân viên mới đó, khuyến khích họ đưa ra các câu hỏi và các gợi ý, sau đó đưa
cho họ những thông tin phản hồi.

Các nội dung thường đề cập trong cuộc thảo luận nhóm
Chia sẻ những hiểu biết về đơn vị: con người, hoạt động và các mục tiêu
Về đơn vị:
- Lịch sử và các mục tiêu kinh doanh;
- Văn hóa doanh nghiệp;
- Thay đổi trong hoạt động kinh doanh, nhân sự hay hệ thống;
- Ứng dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính mới phù hợp với công ty.
Về Ban Giám đốc:
- Bản chất/cấu trúc của doanh nghiệp và Ban Giám đốc;
- Thái độ của Ban Giám đốc với hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Các khuyến khích /lợi ích dễ dẫn đến gian lận;
- Những thay đổi không thể giải thích liên quan đến lối sống của các thành viên chủ
chốt trong công ty;
- Những dấu hiệu về việc Ban Giám đốc có định kiến về một vấn đề nào đó.
Về các yếu tố rủi ro đã được phát hiện
- Kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước;
- Các nhân tố rủi ro kinh doanh đáng kể;
- Cơ hội nảy sinh gian lận.
Suy nghĩ nhằm tìm ý tưởng và phương pháp kiểm toán phù hợp
Về các sai sót và gian lận có thể có:
- Chỉ tiêu nào trên báo cáo tài chính dễ có sai sót trọng yếu (sai sót và gian lận)? Bước
công việc này cần được thực hiện tại mọi cuộc kiểm toán.
- Làm thế nào để Ban Giám đốc gian lận và che giấu gian lận tài chính? Câu trả lời có
thể giúp phát triển các bối cảnh cho gian lận xảy ra. Xem xét các bút toán ghi sổ, các
khuynh hướng của Ban Giám đốc trong việc lập dự phòng/các ước tính kế toán, thay
đổi chính sách kế toán
- Làm thế nào mà tài sản bị lạm dụng hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân?
- Các khoản phúc lợi chung (ví dụ duy trì một khoản tài trợ cho các tổ chức phi lợi
nhuận) bị phản ánh sai lệch trên báo cáo tài chính.
Biện pháp xử lý:

- Phương pháp/thủ tục kiểm toán nào có thể sử dụng phù hợp với các rủi ro đã được
phát hiện trên?
- Tính đến các yếu tố không chắc chắn khi xem xét nội dung, lịch trình và phạm vi của
các thủ tục kiểm toán.
Về kế hoạch kiểm toán: Đảm bảo tất cả các yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán có liên
quan đã được xem xét trong kế hoạch kiểm toán, bao gồm:
- Trách nhiệm của kiểm toán viên về gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính;
- Kiểm toán các đơn vị sử dụng dịch vụ thuê ngoài;
- Kiểm toán các ước tính kế toán, bao gồm các ước tính kế toán về giá trị thuần và các
thuyết minh có liên quan;
- Các bên liên quan
Cung cấp chỉ dẫn cho nhóm kiểm toán:
- Quyết định mức độ trọng yếu;
- Phân công vai trò trách nhiệm;
- Cung cấp cho thành viên nhóm kiểm toán những vấn đề tổng quát về từng phần hành
kế toán. Làm rõ các phương pháp sử dụng, các đánh giá đặc biệt, thời gian, giấy tờ
làm việc, và phạm vi của việc giám sát, soát xét hồ sơ kiểm toán và các yêu cầu
khác.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp
của kiểm toán.
Lưu ý
Nếu thành viên của nhóm kiểm toán không thể tham dự cuộc họp, Chủ nhiệm kiểm toán
cần quyết định các vấn đề quan trọng để thông báo cho họ.
Vấn đề cần xem xét
Việc thông báo cho thành viên nhóm những dấu hiệu không trung thực là hết sức cần thiết,
tuy nhiên kiểm toán viên không nên đi đến bất cứ quyết định cuối cùng nào, đặc biệt là khi
đang trao đổi về các phát hiện với Ban Giám đốc hay nhân viên của đơn vị. kiểm toán viên
cần chỉ ra các tình huống mà nếu xảy ra thì có khả năng cao về gian lận.
Gian lận thường được phát hiện bởi các sự kiện và các giao dịch bất thường. Ví dụ, việc
ghi nhận một khoản chi phí cá nhân có thể không trọng yếu đối với báo cáo tài chính,

nhưng nó cũng chỉ ra các vấn đề lớn hơn như tính chính trực của Ban Giám đốc.
2 Những hiểu biết cần có về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó
có kiểm soát nội bộ
1 Hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị
2.1.1 Nội dung yêu cầu:
(VSA 315, 11)
Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin sau:
a Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng
b Đặc điểm của đơn vị, bao gồm:
i Lĩnh vực hoạt động;
ii Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị;
iii Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị
có mục đích đặc biệt;
iv Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị.
Các thông tin này giúp kiểm toán viên hiểu được những nhóm giao dịch, số dư tài
khoản và các thông tin thuyết minh cần được trình bày trên báo cáo tài chính của đơn
vị.
c Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và các lý do thay đổi (nếu có). kiểm
toán viên phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với
lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với quy định chung/ khuôn khổ
về lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán mà các đơn vị trong cùng
lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không.
d Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan có thể dẫn đến
rủi ro có sai sót trọng yếu.
e Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.
2.1.2 Hướng dẫn áp dụng
(VSA 315, A17-A41)
Các yếu tố ngành nghề
Những yếu tố có ảnh hưởng đến ngành nghề bao gồm môi trường cạnh tranh, mối quan

hệ với nhà cung cấp, với khách hàng và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. kiểm toán viên cần
chú ý đến các vấn đề như:
1 Thị trường và sự cạnh tranh
Ví dụ: thị trường trong nước/xuất khẩu/gia công? Mức độ cạnh tranh cùng ngành và
trên thị trường? Cạnh tranh của hàng hóa thay thế?
2 Các hoạt động mang tính chu kỳ hoặc thời vụ, bao gồm cả vòng đời của sản phẩm;
3 Công nghệ có liên quan tới sản phẩm của đơn vị, bao gồm cả công nghệ sản xuất và
công nghệ ứng dụng của sản phẩm đầu ra, xu hướng phát triển của loại hình sản phẩm;
4 Nguồn cung cấp năng lượng và chi phí, bao gồm cả các nhà cung cấp chủ yếu và tính
ổn định của hệ thống cung cấp đầu vào. (VSA 315, A17)
Các yếu tố ngành nghề có phạm vi tương đối rộng, đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức
tốt và thường xuyên cập nhật thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
diễn đàn kỹ thuật và công nghệ, báo cáo của các công ty cùng ngành nghề
Ngành mà đơn vị đang hoạt động có thể làm phát sinh những rủi ro có sai sót trọng yếu do
tính chất hoạt động kinh doanh hoặc do các quy định áp dụng. Ví dụ, các hợp đồng dài
hạn có thể liên quan đến những ước tính lớn về doanh thu và chi phí, do đó làm tăng rủi ro
có sai sót trọng yếu. Trong trường hợp này, nhóm kiểm toán cần có thành viên có đủ kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp. (VSA 315, A18)
Ví dụ: Các ngành chịu tác động mạnh mẽ của công nghệ thường có chi phí nghiên cứu phát
triển cao, giá vốn giai đoạn đầu của sản phẩm cao, trong khi vòng đời sản phẩm ngắn,
thường tiềm ẩn rủi ro về ghi nhận giá vốn, doanh thu và sự phù hợp giữa doanh thu và
chi phí.
Các yếu tố pháp lý
Các yếu tố pháp lý bao gồm môi trường pháp lý, trong đó có khuôn khổ về lập và trình bày
báo cáo tài chính, môi trường chính trị và pháp luật. Ví dụ các vấn đề kiểm toán viên cần
xem xét bao gồm:
1 Chế độ kế toán mà ngành nghề đang áp dụng;
Ví dụ: chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán áp dụng cho nhà thầu, chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
2 Hệ thống các quy định cho từng ngành nghề;

Ví dụ: quy định về an toàn áp dụng cho ngành hàng không, vận tải biển; quy định về phòng
tránh chảy nổ trong ngành dầu khí; quy định về quản lý tài nguyên áp dụng cho các đơn vị
kinh doanh trong ngành khai khoáng
3 Hệ thống pháp luật và các quy định có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của đơn vị, trong đó
có các hoạt động giám sát trực tiếp;
Ví dụ: hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của
Ngân hàng nhà nước.
4 Thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và các thuế khác);
Ví dụ: thuế tài nguyên, thuế nhập khẩu
5 Các chính sách do nhà nước ban hành hiện đang ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị,
ví dụ như chính sách tiền tệ, ngoại hối, tài khóa, các ưu đãi tài chính (ví dụ như các
chương trình hỗ trợ của chính phủ), hàng rào thuế quan hoặc các chính sách hạn chế
thương mại;
Ví dụ: Chính sách về hạn chế nhập khẩu ô tô đầu năm 2011.
6 Các quy định về môi trường áp dụng cho ngành nghề hoạt động của đơn vị. (VSA 315,
A19)
Ví dụ: quy định về bảo vệ môi trường đối với các ngành chế biến thực phẩm, hóa chất;
Đoạn 12 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250 quy định cụ thể về hệ thống pháp luật và
các quy định áp dụng cho đơn vị và ngành nghề của đơn vị. (VSA 315, A20)
Các yếu tố bên ngoài khác
Kiểm toán viên có thể cần tìm hiểu các yếu tố bên ngoài khác có ảnh hưởng đến đơn vị
như tình hình chung về kinh tế, lãi suất và các nguồn tài chính nhàn rỗi, lạm phát hoặc
biến động tỷ giá. (VSA 315, A22)
Ví dụ: Chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát thông qua việc tăng lãi suất cho vay,
giảm chi tiêu công sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị theo nhiều hướng
khác nhau: khó khăn trong việc huy động vốn vay, tăng chi phí tài chính, giảm khả năng
thanh khoản, giảm doanh thu, khả năng bị chiếm dụng vốn cao
Đặc điểm của đơn vị
Hiểu biết về đặc điểm của đơn vị giúp kiểm toán viên hiểu được các vấn đề như:
1 Liệu đơn vị có cơ cấu tổ chức phức tạp, như có các công ty con hoặc địa điểm hoạt

động ở nhiều nơi khác nhau hay không. Cơ cấu tổ chức phức tạp thường dẫn đến
những vấn đề có thể làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu. Những vấn đề đó có thể bao
gồm liệu giá trị của lợi thế thương mại, các liên doanh, các khoản đầu tư hoặc các đơn vị
có mục đích đặc biệt có được hạch toán phù hợp hay không.
Ví dụ: Đơn vị hoạt động ở khắp 63 tỉnh, thành phố, đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Khi đó, đơn
vị phải thiết lập một hệ thống kiểm soát phức tạp, nhiều đầu mối và thường chồng
chéo, kém hiệu quả, từ đó dẫn đến rủi ro cao về gian lận, sai sót.
2 Quyền sở hữu và các mối quan hệ giữa các chủ sở hữu với những cá nhân hoặc đơn vị
khác. Hiểu biết về vấn đề này giúp kiểm toán viên xác định được các giao dịch với các
bên liên quan đã được ghi nhận và hạch toán phù hợp hay chưa. Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 550 quy định và hướng dẫn kiểm toán viên xem xét các vấn đề đối với các
bên liên quan. (VSA 315, A23)
Ví dụ: Đơn vị vừa là một công ty con trong tập đoàn, vừa có các công ty con, đồng thời
thường xuyên giao dịch với các công ty liên kết. Ban Giám đốc của đơn vị cũng sở
hữu một lượng cổ phần đáng kể. Khi đó tiềm ẩn rủi ro liên quan đến chi phí cá nhân,
chuyển giá, ghi nhận lãi lỗ nội bộ khi hợp nhất báo cáo
Ví dụ về một số vấn đề mà kiểm toán viên có thể cần xem xét khi tìm hiểu về đặc điểm của
đơn vị bao gồm:
1 Vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh như:
 Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ, và các thị trường bao
gồm cả thương mại điện tử như bán hàng và tiếp thị qua Internet;
 Quản lý hoạt động (ví dụ: các giai đoạn và quy trình sản xuất, những hoạt động
chịu tác động của rủi ro môi trường);
 Liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài;
 Sự phân tán về mặt địa lý và phân khúc thị trường;
 Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm hàng tồn kho;
 Các khách hàng chính và các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ chính, các thỏa
thuận lao động (bao gồm tham gia công đoàn, hưu trí và các quyền lợi khác sau
khi nghỉ việc, quyền mua cổ phiếu hoặc các ưu đãi khác và các quy định của nhà
nước liên quan đến người lao động);

 Các hoạt động và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển;
 Các giao dịch với các bên liên quan.
2 Vấn đề liên quan đến các khoản đầu tư và các hoạt động đầu tư như:
 Việc mua, bán hoặc chia tách doanh nghiệp đã được lập kế hoạch hoặc được
thực hiện gần đây;
 Mua, bán chứng khoán và các khoản nợ;
 Các hoạt động đầu tư vốn;
 Các khoản đầu tư vào các đơn vị không hợp nhất trong đó có công ty hợp danh,
công ty liên doanh và các đơn vị có mục đích đặc biệt.
3 Vấn đề liên quan đến các khoản tài trợ và các hoạt động tài trợ như:
 Các công ty con và các đơn vị liên kết lớn, kể cả các đơn vị được hợp nhất hay
không hợp nhất;
 Cơ cấu nợ và các điều khoản liên quan, bao gồm cả các thỏa thuận tài trợ và
cho thuê tài chính được phản ánh ngoài bảng;
 Đối tượng thụ hưởng (trong nước, ngoài nước, uy tín kinh doanh và kinh
nghiệm) và các bên liên quan;
 Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh.
4 Vấn đề liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính như:
 Các nguyên tắc kế toán và các thông lệ riêng của từng ngành bao gồm cả các
ngành có đặc thù riêng (ví dụ, nguyên tắc áp dụng cho các khoản cho vay và
đầu tư của ngân hàng, hay nghiên cứu và phát triển của ngành dược);
 Cách thức ghi nhận doanh thu;
 Kế toán giá trị hợp lý;
 Các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch có nguồn gốc ngoại tệ;
 Kế toán các giao dịch bất thường hoặc phức tạp bao gồm các giao dịch đang
tranh cãi hay các lĩnh vực mới (ví dụ kế toán cho khoản chi thưởng bằng cổ
phiếu). (VSA 315, A24)
Các thay đổi đáng kể của đơn vị từ các giai đoạn trước có thể làm phát sinh hoặc làm thay
đổi rủi ro có sai sót trọng yếu. (VSA 315, A25)
Đặc điểm của các đơn vị có mục đích đặc biệt

Đơn vị có mục đích đặc biệt là một đơn vị được thành lập vì mục đích hẹp và đã xác định
trước, như cho thuê tài sản hay chứng khoán hóa tài sản tài chính, hay để thực hiện các
hoạt động nghiên cứu và phát triển. đơn vị này có thể là doanh nghiệp, tổ chức tín thác,
công ty hợp danh hoặc đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân. đơn vị tạo lập ra
đơn vị có mục đích đặc biệt thường chuyển giao tài sản cho đơn vị có mục đích đặc biệt
(như một phần của giao dịch ghi giảm tài sản tài chính), tạo ra quyền sử dụng tài sản của
đơn vị có mục đích đặc biệt, hay cung cấp dịch vụ cho đơn vị có mục đích đặc biệt, trong
khi các bên khác có thể cấp vốn cho đơn vị có mục đích đặc biệt này. Theo hướng dẫn tại
đoạn A7 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550, trong một số tình huống, đơn vị có mục
đích đặc biệt có thể là bên liên quan của đơn vị được kiểm toán. (VSA 315, A26)
Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính thường nêu rõ các điều kiện cụ thể
cho thấy mức độ kiểm soát hay tình huống cụ thể mà theo đó đơn vị có mục đích đặc biệt
phải được hợp nhất báo cáo tài chính. Việc diễn giải các yêu cầu trong khuôn khổ về lập
và trình bày báo cáo tài chính thường đòi hỏi phải có hiểu biết chi tiết về các thỏa thuận
liên quan đến đơn vị có mục đích đặc biệt. (VSA 315, A27)
Khi kiểm toán các đơn vị có mục đích đặc biệt, kiểm toán viên cần xem xét thật kỹ thỏa
thuận giữa đơn vị tạo lập và đơn vị có mục đích đặc biệt để xác định bản chất mối quan hệ
của hai đơn vị này. Trong một số trường hợp, đơn vị được tạo lập là một công ty độc lập,
có tư cách pháp nhân, được đơn vị tạo lập chuyển giao tài sản để thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhưng việc chuyển giao tài sản chỉ có ý nghĩa về mặt hiện vật, đơn vị
tạo lập vẫn giữ quyền kiểm soát các tài sản này, và theo đó nhận toàn bộ lợi ích từ việc sử
dụng các tài sản. Do đó tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị tạo lập, và doanh thu
nhận được từ việc khai thác tài sản sẽ thuộc về đơn vị tạo lập.
Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng
Việc tìm hiểu về các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng có thể bao gồm các
vấn đề sau:
1 Các phương pháp mà đơn vị sử dụng để hạch toán các giao dịch quan trọng và các
giao dịch bất thường;
Ví dụ: Doanh thu và chi phí xây lắp được ghi nhận theo tiến độ kế hoạch hay giá trị khối
lượng thực hiện; kế toán hàng tồn kho sử dụng phương pháp Nhập trước xuất trước

hay Bình quân gia quyền
2 Ảnh hưởng của các chính sách kế toán quan trọng đối với các vấn đề gây tranh cãi và
các lĩnh vực mới do thiếu hướng dẫn cụ thể hay chưa thống nhất;
Ví dụ: Hạch toán chênh lệch đánh giá lại tỷ giá của các khoản mục tiền tệ cuối năm tài
chính theo VAS 10 hay theo Thông tư 201.
3 Những thay đổi trong chính sách kế toán của đơn vị;
Ví dụ: Thay đổi cách ghi nhận doanh thu, thay đổi cách hạch toán chênh lệch tỷ giá hoặc
thay đổi phương pháp kế toán hàng tồn kho
4 Các quy định về việc lập và trình bày báo cáo tài chính, pháp luật và các quy định mới
đối với đơn vị và thời điểm, cách thức đơn vị thực hiện các yêu cầu này. (VSA 315,
A28)
Ví dụ: Luật kế toán có hiệu lực yêu cầu Báo cáo tài chính của đơn vị phải được lập bằng
Đồng Việt Nam, trong khi đơn vị từ trước đến nay đều lập báo cáo bằng nghìn đồng
Việt Nam.
Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan
Đơn vị hoạt động trong bối cảnh ngành nghề, các yếu tố liên quan đến quy định pháp luật
và những yếu tố bên trong và bên ngoài khác. Để thích ứng với những yếu tố này, Ban
Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị phải đặt ra những mục tiêu để lập kế hoạch tổng thể
cho đơn vị. Chiến lược là những phương pháp mà Ban Giám đốc sử dụng để đạt được
mục tiêu đề ra. Mục tiêu và chiến lược của đơn vị có thể thay đổi theo thời gian. (VSA 315,
A29)
Để tìm hiểu về các mục tiêu chiến lược của đơn vị, kiểm toán viên cần tiến hành phỏng vấn các
thành viên của Ban quản trị, Ban Giám đốc, nghiên cứu các Biên bản họp của Ban quản trị
Rủi ro kinh doanh thường rộng hơn và bao gồm cả rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo
cáo tài chính. Rủi ro kinh doanh có thể phát sinh từ những thay đổi trong đơn vị hoặc từ
những hoạt động phức tạp của đơn vị. Việc không nhận biết được nhu cầu thay đổi cũng
có thể làm phát sinh rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh có thể phát sinh từ những vấn đề
như:
1 Chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới không thành công;
Ví dụ: Hãng Coca-cola đã không thành công khi thay thế lon Coke truyền thống bằng một

loại Coke mới năm 1985, và năm đó đã bị mất đáng kể thị phần vào tay công ty Pepsi
Co, làm ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của Hãng này.
2 Thị trường không đủ lớn để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ (kể cả thị trường đó đã được
phát triển thành công);
Ví dụ: Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang ở thời kỳ ảm đạm, và sẽ không đủ
sức để tiếp nhận một đợt IPO lớn của đơn vị.
3 Những sai sót của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý hoặc
làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị. (VSA 315, A30)
Ví dụ: Vụ việc thu hồi xe của Toyota do lỗi kỹ thuật và việc đình chỉ công tác cán bộ kỹ thuật
của Toyota Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Toyota Việt Nam.
Trong trường hợp có các tai nạn nghiêm trọng mà cơ quan điều tra chứng minh được
nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, Toyota có thể bị kiện và bị buộc phải bồi thường.
Hiểu biết về rủi ro kinh doanh mà đơn vị đối mặt sẽ làm tăng khả năng phát hiện rủi ro có
sai sót trọng yếu, vì hầu hết những rủi ro kinh doanh sẽ gây ra hậu quả tài chính do đó làm
ảnh hưởng tới báo cáo tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, kiểm toán viên không có trách
nhiệm phải phát hiện hoặc đánh giá tất cả các loại rủi ro kinh doanh bởi vì không phải tất
cả rủi ro kinh doanh đều làm phát sinh những rủi ro có sai sót trọng yếu. (VSA 315, A31)
Ví dụ: Năm 2010, công ty Vedan bị phát hiện xả trộm nước thải chưa xử lý ra sông Thị Vải làm ô
nhiễm nguồn nước và gây ra những tổn thất nghiêm trọng về kinh tế cho nhân dân địa
phương. Vedan đã bị kiện và buộc phải bồi thường 91 tỷ đồng Việt Nam. Vụ việc này
không buộc Vedan phải đóng cửa (vấn đề hoạt động liên tục) nhưng cũng gây ra những
khó khăn đáng kể cho tình hình tài chính của đơn vị này.
Khi tìm hiểu về mục tiêu, chiến lược cũng như rủi ro kinh doanh liên quan có thể dẫn đến
rủi ro có sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị, kiểm toán viên có thể cần
quan tâm đến những vấn đề như:
1 Sự phát triển ngành nghề (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: đơn vị
không có đủ tiềm lực về con người cũng như năng lực chuyên môn để thích ứng với
những thay đổi trong ngành mình đang hoạt động);
2 Sản phẩm hoặc dịch vụ mới (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: trách
nhiệm đối với sản phẩm tăng lên);

3 Mở rộng phạm vi kinh doanh (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: ước tính
nhu cầu thị trường không chính xác);
4 Những yêu cầu mới về kế toán (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: thực
hiện không đầy đủ, không đúng những yêu cầu mới về kế toán hoặc chi phí thực hiện
tăng thêm);
5 Những quy định pháp lý (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: trách nhiệm
tuân thủ pháp luật sẽ tăng lên);
6 Những yêu cầu về tài chính của đơn vị trong thời điểm hiện tại và trong tương lai (có
thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: mất nguồn tài trợ vốn do đơn vị không
đáp ứng được những yêu cầu);
7 Sử dụng công nghệ thông tin (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: hệ
thống và các thủ tục không tương thích với nhau);
8 Ảnh hưởng của việc thực hiện một chiến lược, đặc biệt là những ảnh hưởng dẫn đến
những yêu cầu kế toán mới (có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh liên quan như: việc thực
hiện không đầy đủ hoặc không phù hợp). (VSA 315, A32)
Một rủi ro kinh doanh có thể dẫn đến một rủi ro có sai sót trọng yếu đối với các nhóm giao
dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh ở cấp độ cơ sở dẫn liệu hoặc cấp độ báo
cáo tài chính. Ví dụ rủi ro kinh doanh xuất phát từ việc thu hẹp cơ sở khách hàng có thể
làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu trong việc đánh giá các khoản phải thu. Tuy nhiên, rủi
ro này cũng có thể dẫn đến hậu quả dài hạn, nhất là trong một nền kinh tế suy thoái và
kiểm toán viên phải cân nhắc khi đánh giá tính phù hợp của giả định đơn vị hoạt động liên
tục. Do đó, để xác định một rủi ro kinh doanh có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu hay
không, kiểm toán viên cần xem xét một cách cụ thể kết hợp với hoàn cảnh thực tế của đơn
vị. (VSA 315, A33)
Thông thường, Ban Giám đốc xác định những rủi ro kinh doanh và đưa ra hướng giải
quyết rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro như trên là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ.
(VSA 315, A34)
Khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công, những vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải
trình trước công luận có thể ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của Ban Giám đốc và mục tiêu
của Ban Giám đốc có thể bao gồm cả những mục tiêu theo quy định của pháp luật và các

cơ quan quản lý Nhà nước. (VSA 315, A35)
Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị
Ban Giám đốc và những cá nhân khác sẽ đo lường và đánh giá những vấn đề được xác
định là quan trọng. Việc đo lường kết quả, từ bên trong hay bên ngoài đơn vị, đều sẽ tạo
ra những áp lực cho đơn vị. Những áp lực này lại sẽ thúc đẩy Ban Giám đốc thực hiện
những hành động nhằm cải thiện kết quả hoạt động hoặc làm sai lệch báo cáo tài chính.
Do đó, hiểu biết về cách đo lường kết quả hoạt động của đơn vị sẽ giúp kiểm toán viên
xem xét liệu các áp lực để đạt được mục tiêu hoạt động có thể dẫn đến các hành động
của Ban Giám đốc làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu, kể cả sai sót do gian lận hay không.
(VSA 315, A36)
Ví dụ: Nhà đầu tư đòi hỏi giá cổ phiếu của đơn vị phải liên tục tăng ở mức độ >10%/năm, hoặc
đòi hỏi cổ tức có tỷ lệ tăng trưởng ổn định hàng năm trong khi nền kinh tế thế giới và
trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Để có thể đáp ứng mong đợi của nhà đầu tư, Ban
Giám đốc đơn vị bị áp lực phải tạo ra lợi nhuận đủ để trả cổ tức theo tỷ lệ tăng trưởng
mong đợi và để duy trì sự tăng giá cổ phiếu, trong khi tình hình kinh doanh không được
khả quan, từ đó nảy sinh khả năng làm sai lệch số liệu tài chính.
Ví dụ về các thông tin nội bộ được Ban Giám đốc sử dụng để đo lường và đánh giá kết
quả hoạt động mà kiểm toán viên có thể xem xét bao gồm:
1 Những chỉ tiêu kết quả hoạt động chủ yếu (tài chính và phi tài chính), những tỉ suất
quan trọng, những xu hướng và số liệu thống kê hoạt động;
Ví dụ: tổng số hàng hóa bán ra trong 1 năm, số lượng khách hàng mới và khách hàng duy trì
của doanh nghiệp kiểm toán, lợi nhuận thuần của Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
2 Phân tích kết quả hoạt động theo từng giai đoạn;
Ví dụ: tháng, quý, năm
3 Kế hoạch tài chính, dự báo, phân tích biến động, thông tin về các bộ phận và các báo
cáo đánh giá hoạt động của các bộ phận, phòng ban hoặc các cấp khác;
Ví dụ: Đạt và vượt kế hoạch doanh thu/lợi nhuận xx%
4 Đánh giá năng lực của nhân viên và chính sách lương bổng ưu đãi;
Ví dụ: chỉ tiêu lương bình quân/lao động; năng suất lao động bình quân.
5 So sánh kết quả hoạt động của đơn vị với các đối thủ cạnh tranh. (VSA 315, A38)

Ví dụ: chỉ số P/E, EPS, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập trên vốn đầu tư
Các tổ chức cá nhân bên ngoài cũng có thể đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của
đơn vị. Ví dụ, thông tin bên ngoài như các báo cáo phân tích và báo cáo xếp hạng tín
nhiệm có thể cung cấp cho kiểm toán viên thông tin hữu ích. Những loại báo cáo này
thường được thu thập từ đơn vị được kiểm toán. (VSA 315, A39)
Ví dụ: Các hệ thống xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor, Moody’s có thể cung cấp cho kiểm
toán viên thông tin về khả năng kinh doanh, sức mạnh và khả năng tài chính của khách
hàng được kiểm toán. Hiện nay một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn của Việt nam đã
được đánh giá xếp hạng trong các hệ thống này.
Việc đo lường và đánh giá nội bộ có thể cho thấy các kết quả hoặc xu hướng không mong
đợi đòi hỏi Ban Giám đốc phải xác định nguyên nhân và tiến hành những biện pháp khắc
phục (trong một số tình huống, phải phát hiện và sửa chữa sai sót một cách kịp thời). Việc
đo lường và đánh giá kết quả hoạt động cũng có thể chỉ ra cho kiểm toán viên thấy các rủi
ro có sai sót liên quan đến báo cáo tài chính là có thực. Ví dụ, qua việc đo lường và đánh
giá kết quả hoạt động có thể cho thấy sự tăng trưởng nhanh hoặc lợi nhuận bất thường so
với các đơn vị khác trong ngành. Đặc biệt, những thông tin này khi kết hợp với các yếu tố
khác như hình thức thưởng hoặc chế độ lương ưu đãi dựa trên kết quả đạt được có thể
cho thấy rủi ro tiềm tàng về sự thiếu khách quan của Ban Giám đốc khi lập báo cáo tài
chính. (VSA 315, A40)
Các đơn vị nhỏ thường không có quy trình đo lường và đánh giá kết quả hoạt động. Việc
phỏng vấn Ban Giám đốc sẽ cho kiểm toán viên biết được thông tin về những chỉ tiêu chủ
yếu để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động và để có những biện pháp phù hợp. Nếu
kết quả phỏng vấn cho thấy đơn vị không thực hiện việc đo lường và đánh giá kết quả
hoạt động thì có thể có sự gia tăng rủi ro có sai sót không được phát hiện và sửa chữa.
(VSA 315, A41)
Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị được kiểm toán
Quy trình đánh giá rủi ro sẽ cung cấp thông tin cho các cấp quản lý trong việc quyết định
xem rủi ro kinh doanh hay gian lận nào cần được quản lý và hành động nào cần thực hiện.
Ban Giám đốc có thể lập ra các kế hoạch, chương trình hay hành động để nhận diện các
rủi ro cụ thể, hoặc có thể chấp nhận một rủi ro cụ thể bởi chi phí cao hay vì lý do nào khác.

Nếu quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị là phù hợp với thực tế/hoàn cảnh, thì quy trình này
sẽ giúp cho kiểm toán viên trong việc nhận diện rủi ro có sai sót trọng yếu. Một quy trình
đánh giá rủi ro thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Thay đổi môi trường hoạt động;
- Mất nhân sự chủ chốt;
- Hệ thống công nghệ thông tin mới áp dụng và mới cải tiến;
- Sự phát triển quá nóng;
- Công nghệ mới;
- Mô hình/sản phẩm/hoạt ðộng kinh doanh mới;
- Cơ cấu doanh nghiệp (bao gồm việc đa dạng hóa và mua bán/sát nhập);
- Mở rộng hoạt động bên nước ngoài; và
- Áp dụng các chính sách/quy định mới về kế toán.
Đối với doanh nghiệp nhỏ thường không có một quy trình đánh giá rủi ro chính thức, kiểm
toán viên cần thảo luận với Ban Giám đốc về cách thức mà đơn vị sử dụng để nhận diện
rủi ro kinh doanh. Các vấn đề cần thảo luận là:
- Các rủi ro liên quan đến báo cáo tài chính;
- Ước tính mức độ trọng yếu của rủi ro;
- Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro; và
- Quyết định các hành động cần thiết để quản lý rủi ro.
Nếu kiểm toán viên nhận thấy rủi ro có sai sót trọng yếu mà Ban Giám đốc không phát hiện
được, kiểm toán viên cần phải xem xét:
- Tại sao quy trình quản lý không phát hiện ra sai sót trọng yếu?
- Quy trình đó có phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị?
Nếu có những thiếu sót đáng kể trong quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị (hoặc không tồn
tại một quy trình đánh giá rủi ro), kiểm toán viên cần thông báo cho Ban Giám đốc và các
cấp quản lý cao nhất của đơn vị.
Nguồn thông tin cho việc đánh giá rủi ro
Các nguồn bên trong Các nguồn bên ngoài
Thông tin
tài chính

- Các báo cáo tài chính
- Các bản ngân sách
- Các báo cáo
- Các báo cáo đánh giá hiệu quả
hoạt động
- Các báo cáo thuế
- Các chính sách kế toán
- Các đánh giá và ước tính
- Thông tin trên Internet
- Thông tin ngành
- Tin tức về cạnh tranh
- Các cơ quan xếp hạng tín dụng
- Các nhà cung cấp tín dụng
- Các cơ quan chính phủ
- Phương tiện truyền thông và
các đối tượng khác
Thông tin
phi tài
chính
- Tầm nhìn, các giá trị, mục tiêu và
các chiến lược của đơn vị
- Cơ cấu tổ chức
- Các mô tả công việc
- Hồ sơ nhân sự
- Các chỉ số hoạt động
- Các sổ tay hướng dẫn/cẩm nang
về thủ tục và chính sách
- Thông tin trên Internet
- Dữ liệu của hiệp hội thương mại
- Các dự đoán của ngành

- Các cơ quan chính phủ
- Các bài viết trên phương tiện
truyền thông
Lưu ý
Một nguồn thông tin quan trọng thường bị bỏ qua là các hồ sơ, giấy làm việc của kiểm toán
viên trong các cuộc kiểm toán trước. Các tài liệu này thường chứa đựng các thông tin có
giá trị về các vấn đề như:
- Các xem xét hoặc các vấn đề cần giải quyết trong việc lập kế hoạch kiểm toán cho giai
đoạn sau;
- Đánh giá và các điều chỉnh có thể có và các sai sót chưa được sửa chữa;
- Các chỉ tiêu/phần việc hay có bất đồng với đơn vị khách hàng, chẳng hạn như các giả
định được sử dụng cho các ước tính kế toán;
- Các phần dễ xảy ra sai sót;
- Các vấn đề được nêu ra trong các trao đổi của kiểm toán viên với Ban Giám đốc và các
cấp quản lý cao nhất của đơn vị.
Thông tin thu được từ các thủ tục đánh giá rủi ro được thực hiện trước khi chấp nhận hoặc
tiếp tục hợp đồng có thể được sử dụng như một phần hiểu biết của nhóm kiểm toán về
đơn vị.
• Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
2.2.1 Nội dung yêu cầu
(VSA 315, 12)
Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến
cuộc kiểm toán. Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán thường liên
quan tới báo cáo tài chính nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới báo cáo tài
chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên
môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với thủ tục khác, có liên quan tới
cuộc kiểm toán.
2.2.2 Hướng dẫn thực hiện:
(VSA 315, A42-A65)
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế, vận hành và duy trì bởi Ban quản trị và Ban Giám

đốc đơn vị, nhằm phát hiện các rủi ro kinh doanh và gian lận ảnh hưởng đến việc đạt được
các mục tiêu của đơn vị (ví dụ, mục tiêu về độ tin cậy của báo cáo tài chính).
Một kiểm soát được thiết kế nhằm giảm thiểu rủi ro có thể có. Một kiểm soát không phát
hiện được một rủi ro nào sẽ là một kiểm soát không cần thiết.
Bước đầu tiên trong đánh giá thiết kế kiểm soát là xác định rủi ro cần được kiểm soát.
Bước thứ hai là xác định các kiểm soát cần thực hiện để kiểm soát rủi ro đã xác định.
Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là sự cố gắng của Ban Giám đốc nhằm giảm thiểu các yếu tố rủi ro hoặc
nhằm đạt được các mục tiêu về kiểm soát. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các mục tiêu của
đơn vị và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập cho việc đạt được các mục tiêu ấy. Một
khi mục tiêu đã được thiết lập, đơn vị có thể xác định và phát hiện các sự kiện (rủi ro) có
thể cản trợ việc đạt được các mục tiêu đó. Dựa trên nội dung này, Ban Giám đốc có thể
xây dựng các biện pháp phù hợp, bao gồm cả việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ
Mục tiêu kiểm soát nội bộ có thể chia thành bốn nhóm
1 Chiến lược, các mục tiêu tầm cao phù hợp với tầm nhìn doanh nghiệp;
2 Hệ thống thông tin tài chính (kiểm soát nội bộ về hệ thống thông tin tài chính);
3 Hoạt động; và
4 Tuân thủ pháp luật và các quy định.
Kiểm toán viên quan tâm chính đến các kiểm soát nội bộ liên quan đến hệ thống thông tin
tài chính. Chúng giúp nhận diện các mục tiêu của đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính và
phát hành thông tin ra bên ngoài. Các kiểm soát hoạt động, bao gồm quản lý sản xuất,
quản lý chất lượng, quản lý nhân sự tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn, thông
thường không liên quan đến kiểm toán, trừ khi thông tin được sử dụng trong thủ tục phân
tích hoặc thông tin cần thiết cho việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.
Ví dụ: Khi một phân tích sản xuất là cơ sở cho một thủ tục phân tích, một kiểm soát nhằm đảm
bảo sự chính xác của số liệu sử dụng sẽ là kiểm soát có liên quan. Sự không tuân thủ
pháp luật và các quy định có thể có ảnh hưởng trực tiếp và trọng yếu đến báo cáo tài
chính, do đó kiểm soát nhằm phát hiện các hành động không tuân thủ sẽ có liên quan đến
cuộc kiểm toán.
Hiểu biết về kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên xác định các loại sai sót tiềm tàng và các

yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi
của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. (VSA 315, A42)
Các quy định áp dụng cho kiểm soát nội bộ được thể hiện ở bốn phần sau:
1 Bản chất và đặc điểm chung của kiểm soát nội bộ;
2 Các thủ tục kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán;
3 Nội dung và mức độ của sự hiểu biết về các thủ tục kiểm soát liên quan;
4 Các thành phần của kiểm soát nội bộ. (VSA 315, A43)
Bản chất và đặc điểm chung của kiểm soát nội bộ
Mục đích của kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ được thiết kế, thực hiện và duy trì nhằm giải quyết các rủi ro kinh doanh
đã được xác định, gây ra nguy cơ đơn vị không đạt được một trong các mục tiêu liên quan
đến:
1 Độ tin cậy của quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính;
2 Hiệu quả và hiệu suất hoạt động;
3 Việc tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành.

×