Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập địa lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.82 KB, 17 trang )

PHẦN MỘT: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
Bài tập 1. Kẻ bảng và điền những nội dung thích hợp.
Thể hiện trên
bản đồ
Phép chiếu hình bản đồ
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ đứng
1. Mặt tiếp xúc
- Cực
- Một vòng vĩ tuyến
- Xích đạo
2. Các kinh tuyến, vĩ tuyến
- Kinh tuyến: là các đoạn thẳng đồng qui tại một điểm.
- Vĩ tuyến: là những đường tròn đồng tâm ở cực.
- Kinh tuyến: là những đoạn thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón.
- Vĩ tuyến: là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh nón.
- Kinh tuyến và vĩ tuyến: là những đường thẳng song song và vuôn góc với nhau.
3. Khu vực tương đối chính xác
- Gần cực, cực.
- Ở vĩ tuyến tiếp xúc.
- Xích đạo
4. Ứng dụng
- Vẽ bản đồ những khu vực quanh cực.
- Vẽ bản đồ ở những vĩ độ trung bình.
- Vẽ bản đồ ở những khu vực gần xích đạo
[/CENTER]
Bài tập 2. Dựa vào các H1.3a; 1.3b hãy cho biết khu vực nào của BĐ tương đối chính
xác, những khu vực kém chính xác.
=> Khu vực tương đối chính xác là vùng cực, càng xa vùng cực càng kém chính xác.


Bài tập 3. BĐ được phân loại thành những nhóm chính nào. Theo mục đích sử dụng
người ta chia thành những loại BĐ nào?
- Các nhóm chính của BĐ (4 nhóm).
+ Phân theo tỷ lệ BĐ.
+ Phân theo nội dung.
+ Phân theo mục đích sử dụng.
+ Phân theo lãnh thổ.
- Cụ thể.
. Theo tỷ lệ BĐ (được chia làm 3 nhóm)
- BĐ tỷ lệ lớn, trên 1: 200000.
- BĐ tỷ lệ trung bình, từ 1: 200000 đến 1: 1000000.
- BĐ tỷ lệ nhỏ, nhỏ hơn 1: 1000000.
. Theo nội dung. Mục đích sử dụng. Lãnh thổ.
Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Bài tập 1. Dựa vào H 2.2. Hãy CMR phương pháp ký hiệu khong chỉ nêu được tên và vị
trí của đối tượng mà còn thể hiện được cả chất lượng trên BĐ
- Qua H2.2 thấy được vị trí các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện …(Như nhà máy nhiệt điện
phả lại, Hồ Chí Minh. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình Các trạm biến áp 220kv,
500kv, đường đây 220kv…).
- Thấy được các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đã hoạt động, đang xây dựng.
Bài tập 2. Qua H2.3 cho biết phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện những
chỉ tiêu nào của gió trên lược đồ.
- Thấy được hướng chuyển động của các loại gió và bão.
- Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta.
- Thấy được hướng gió và tần suất gió tháng 1và gió tháng 7 ở một số địa phương.
Bài tập 3. Dựa vào H2.4 cho biết
? Đối tượng địa lý được biểu hiện bằng những phương pháp nào.
? Mỗi chấm trên BĐ tương ứng với bao nhiêu người ?
- Phương pháp ký hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số / 8 triệu người ; từ 5 - 8 triệu

người …
- Phương pháp chấm điểm thể hiện sự phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng
với 500000 người.
Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG.
ỨNG DỤNG CỦA VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
Bài tập 1: Trong học tập, đời sống BĐ có vai trò như thế nào.
* Trong học tập:
BĐ là phương tiiện để học sinh học tập và rèn luyện kỹ năng địa lý ở tại lớp, học tại nhà, làm
bài kiểm tra về địa lý
VD: HS dựa vào H2.3 hãy nêu vai trò của BĐ đó.(Vị trí của nước ta, nước ta nằm ở đới khí hậu
nào, khí hậu của nước ta như thế nào…).
* Trong đời sống:
BĐ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
VD: Tìm đường đi, phục vụ ngành sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, thuỷ lợi, xây
dựng…) phục vụ trong quân sự …
Bài tập 2: Để trình bầy và giải thích chế độ nước của 1 con sông, cần phải sử dụng những BĐ
nào.
- Các miền địa hình mà sông chảy qua
- Dộ dài và độ dốc của lòng sông
- Vị trí của lưu vực sông thì nguồng cung cấp nước chủ yéu của sông là do (mưa, nước nngầm,
băng tuyết)
- Cần dựa vào lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm của lưu vực kết hợp với hướng
chảy và độ dốc để phán đoán chế độ nước của sông
Bài 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Xác định một số phương pháp biểu hiện các đói tượng địa lý trên các H 2.2; 2.3 và 2.4 trong
SGK.
I. H2.2 trong SGK.
- Tên biểu đồ: Biểu đồ công nghiệp điện lực Việt Nam.
- Nội dung biểu đồ: Biểu đồ biểu hiệnngành công nghiệp điện lực Việt Nam

- Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ:
+ Tên phương pháp: Phương pháp ký hiệu.
+ Đối tượng biểu hiện của phương pháp: Phương pháp biểu hiện các nhà máy thuỷ điện đang
hoạt động, đang xây dựng. Các nhà máy nhiệt điện, các trạm biến áp, các đường đây…
+ Biểu hiện của phương pháp: Tên của phương pháp, vị trí của phương pháp, số lượng, chất
lượng của đối tượng.
II. H2.3 /14 trong SGK.
- Tên của biểu đồ: Biểu đồ biểu hiệnn gió và bão của Việt Nam.
- Nội dung của biểu đồ: Thể hiện chế độ gió và bão của Việt Nam.
- Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
+ Tên của phương pháp: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động.
+ Đối tượng biểu hiện : Thể hiện hướng gió và bão ; Tần suất của gió và bão (Thể hiện bằng
các mũi tên).
+ Đặc tính của phương pháp.
- Hướng di chuuyển của phương pháp.
- Khối lượng.
- Tốc độ.
III. H2.4 /15 trong SGK.
- Tên của bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu A.
- Nội dung của bản đồ: Thể hiện mật độ dân số ở các nước tong khu vực CA.
- Phương pháp biểu hiện:
+ Tên PP: Phương pháp chấm điểm.
+ Đối tượng biểu hiện của phương pháp: Phương pháp thể hiện sự phân bố dân cư không đồng
đều trong khu vực Đông Nam A, bằng các dấu chấm lớn, nhỏ trên bản đồ.(xem các VD trong
SGK).
+ Đặc tính biểu hiện: Sự phân bố dân cư không đồng đều của các đối tượng địa lý trên bản đồ
(Sự phân bố. Số lượng của đối tượng).
Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ
CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Bài tập 1: Học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ.

Vũ Trụ được hình thành các đây chừng 15 tỷ năm sau 1 “vụ nổ lớn” của nhà vật lý thiên văn
người Bỉ cho rằng vụ nổ lớn từ “một nguyên tử nguyên thuỷ. Nguyên tử này chứa vật chất bị
nén ép trong một không gian vo cùng nhỏ bé nhưng rất đậm đậm đặc và có nhiệt độ cực kì
cao. Do trạng thái không ổn định, vụ nổi sảy ra làm tung ra trong không gian những đám bụi
khí khổng lồ. Mãi rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động củalực hấp dẫn, dàn
hình thành các ngôi sao các thiên thể, thiên hà củaV Trụ.
Bài tập 2: Trình bầy các chuyển động chính của TĐ.
- Chuyển động: Tự quay xung quanh trục từ Tây sang Đông, thời gian TĐ tự quay 1 vòng là
24h (32h 56’ 04”)là 1 ngày đêm.
- Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, ngược chiều kim đồng hồ, thời gian chuyển
động một vòng quuỹ đạo là 365 ngày 6h là 1 năm.
Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT
Bài tập 1: Chuyển động tự quay xung quanh trục của TĐ Đã sinh ra những hệ quả địa lí nào.
Trình bầy những hệ quả của nó.
* Hệ quả địa lí
- Sự luân phiên ngày và đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đ]ờng chuyển ngày quốc tế.
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể
* Trình bầy những hệ quả của nó.
1. Sự luân phiên ngày và đêm.
Do TĐ có dạng hình cầu và tự quay xung quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đ]ờng chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương.(giờ mặt trời).
Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế. (giờ GMT).
Giờ ở múi giờ số không được lấy làm giờ quốc tế (Lấy khu vực có đường kinh tuyế gốc đi qua
là khu vực giờ gốc).
- Quy định lấy kinh lấy kinh tuyến 108o ggiữa múi giờ 12 trên Thái Bình Dương làm đường
chuyển ngày quốc tế.

3. Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể
- Do tác động của lực Côriôlit (Lực Cô riôlit là lực làm lệch hướng).
- Biểu hiện :
+ Ơ Bắc bán cầu vật chuyển động bị lệch về bên phải.
+ Ơ Nam bán cầu bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.
- Nguyên nhân: Do trái đất tự quay quanh trục và theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với
vận tốc dài ngắn khác nhaủơ các vĩ độ (trừ 2 cực).
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, gió thổi.
Bài tập 2: Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm.
Là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thật
VD: + Khi ta nhìn lên mặt trăng thì thấy có hiện tượng trăng đi.
+ Khi ta ngồi trên ô tô khi ô tô chạy ta thấy mọi cây cối như đang chạy.
* Tại sao lại có hiện tượng trên.
Giải thích: khi ta dừng ở mặt đất quan sát mặt trời thì TĐ đang chuyển đọng xung quanh mặt
trời với trục nghiêng 66033’ và không đổi hướng. Do tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề
mặt TĐ sẽ lần lượt di chuyển từ 23o27” Nam, lên 23027’ Bắc. điều này cho ta ảo giác mặt trời
chuuyển động
Bài tập 3: Tại sao sự chuyển động của TĐ quanh MT lại sinh ra các mùa trong năm.
* Nguyên nhân. Do trục TĐ nghiêng và không đổi hướng, nên BCN và BCB lần lượt ngả về phía
Mặt Trời khi TĐ chuyển động trên quỹ đạo.
Bài tập 4: Căn cứ vào BĐ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở VN, biét rằng thời điểm đó giờ
GMT là 24 giờ ngày 31/12.
Ơ thời điếm đó ở VN sẽ là 7 giờ ngày 1/1. Vì múi giờ 24 giờ trùng với 0 giờ, VN nằm ở múi giờ
thứ 7 BC đông.
Bài 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN.
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Bài tập 1: Học thuyết về sự hình thành TĐ của Ôt-tô-Xmit
+ Những hành tinh trong HMT được hình thành từ những đám bụi, khí.
+ Những đám mây bụi khí chuyển động xung quanh MT và đần ngưng tụ thành các hành tinh.
Vậy TĐ được hình thành không phải là do thượng đế sinh ra mà do những quy luật của bản

thân vũ trụ.
Bài tập 2: Lập bảng so sánh đặc điểm cỏc lớp của TĐ
Các lớp của TĐ
Đặc điểm
1. Lớp vỏ Trái Đất
Có 2 kiểu chính - Vỏ lục địa
- Vỏ đại dương
2. Lớp man ti
(Bao mam ti)
Nằm dưới lớp vỏ TĐ ở độ sau 2900km và chiếm trên 80% thể tích và 68% khối lượng của TĐ
Lớp Man ti được chia làm 2 lớp
+ Man ti trên. Là lớp đậm dặc, dẻo quánh …
+ Man ti dưới. Dầy hơn, rắn chắc hơn
3. Nhân của TĐ (Lõi TĐ)
Là lớp trong cùng của TĐ có độ dầy khoảng 3470km
_ Nhân ngoài: Có độ dầy lớn từ 2900km đến 5100km, Vật chất ở trạng tháI lỏng
_ Nhân trong: Có đọ đầy từ 5100km đén 6370km, vật chất ở trạng tháI rắn. Người ta còn gọi
là hạt của TĐ)
Bài tập 3 : Thuyết kiến tạo mảng
* Nội dung: Vỏ TĐ trong quá trình hình thành của nó đã bị bién dạng do các đá gẫy và tách ra
thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
* Các mảng kiến tạo lớn. Có 7 mảng kiến tạo.
* Trong khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc.
- Tiếp xúc tách dãn.
- Tiếp xúc đồn nén.
- Tiếp xúc trượt ngang.
Bài 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Bài tập1: Trình bày và phân tích tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ.
1. Vận động theo phương thẳng đứng
- Là những vận động nâng lên, hạ xúng của vỏ Tđ theo phương thẳng đứng.

- Hiện tượng sảy ra chậm và trên 1 diiệ tích lớn.
- Kết quả:
+ Sinh ra hiện tượng mở rộng hay thu hẹp diện tích(biển tiến, biển thoái).
+ Diện tích của lục địa hay đại dương dược phân bố lại.
2. Vận động theo phương nằm ngang
Là làm cho lớp vỏ TĐ bị nén ép ở khu vực này hay tách giãn ở khu vực khác gây ra các hiện
tượng uốn nếp hay đứt gẫy.
A, Hiện tượng uốn nếp.
- Là hiện tượng biến đổi thể ban đầu của đá khiến chúng bi xô ép vào nhau và bị uốn công.
- Do tác động của lực nằm ngang.
- Tạo thành các nếp uốn và các dãy núi uốn nếp.
B, Hiện tượng đứt gẫy
- Các lớp đá cứng bị gẫy ra (Tạo thành các khe nứt, địa hào, địa luỹ ).
- Do tác động của lực nằm ngang.
- Thường sảy ra ở các vùng đá cứng.
- Kết quả. đá bị gẫy vỡ và dịch chuyển ngược.
Bài tập 2: VD về sự tác động của nội lực.
Vận động kiến tạo làm cho lớp vỏ TĐ có những biến đổi lớn, nơi được nâng lên, nơi được hạ
thấp, nơi nứt nẻ, nơi đứt gẫy…
- Nơi nhô cao như đỉnh núi Hi ma lai a cao 8848m.
- Nơi rất thấp như vực biển Ma ri a(TBD) sâu 11000km.
- Ơ VN + Địa luỹ dãy con voi.
+ Địa hào sông Hồng, sông Chảy.
__________________
Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Bài tập 1: Vì sao các quá trình phong hoá lại ssảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng, và
các miền có khí hậu lạnh.
Ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn. Bề
mặt đất ban ngày rất nóng, ban đêm tảo nhiệt nhanh làm cho bễ mặt TĐ nguội nhanh tróng,
làm cho đá rễ bị phá huỷ.

Bài tập 2: HS dựa vào H9.1. Tại sao nhiệt độ thay đổi đột ngột lại làm cho đá bị nứt, vỡ ra.
Vì các khoáng vật cấu tạo đá có hệ số giãn nở khác nhau, nhiệt dung khác nhau… Khi nhiệt độ
thay đổi chúng, dãn, nở, co, rút khác nhau làm cho đá bị phá huỷ, nứt vỡ.
Bài tập 3: Sự khác nhau giữa phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.
* Phong hoá lý học
_ Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau
_ Nguyên nhân: Do nhiệt độ thay đổi đột ngột, do sự đóng băng của nước, tác động của sinh
vật (nấm, dễ cây)
_ Kết quả: Làm cho đá bị nứt vỡ, thay đổi về kích thước, nhưng không thay đổi về thành phần
hoá học của chúng
* Phong hoá hoá học:
_ Là quá trình phá huỷ biến đổi thành phần hoá học, tính chất của khóang vật, của đá.
_ Ngguyên nhân: Do tác động của nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí CO2, khí 02,
a xít hưu cơ… Gọi là quá trình Cacxtơ
_ Kết quả: Đá và khoáng vạt bị phá huỷ, làm biến đổi thành phần hoá học, tính chất hoá học
của chúng.
* Phong hoá sinh học:
_Là sự phá huỷ của đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật
_ Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật
_ Kết quả: làm cho đá bị phá huỷ
Kết luận: Trong thực tế các quá trình phong hoá diễn ra đồng thời, tuy nhiên còn phụ thhuộc
vào khi hậu, tính bền vững của đá.
Bài tập 4: Phân tích MQH giữa 3 quá trình, phong hoá, vận chuyển, bồi tụ.
=> 3 quá trình trên chúng có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau
* Quá trình phong hoá. Là quá trình phá huỷ làm biến đổi các loại đá và khoáng vật về kích
thước và các thành phần hoá học.
* Quá trình vận chuyển. Là sự tiếp tục của quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển có thể
sảy ra trực tiếp nhờ trọng lực như trong hiện tượng đấ lở, đất trượt…
* Quá trình bồi tụ. thực chất là sự kết thúc của quá trình vận chuyển. Dựa vào nhân tố đẫ đem
theo và để lại vật liệu, người ta chia quá trình bồi tụ thành quá trình bồi tụ do nước chảy trên

mặt, do băng hà…
Bài 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài tập 1: Cho biết vai trò của hơi nước trong khí quyển.
- Thực tế hơi nước ngưng tụ thành mây, mây gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
- Tuyết sinh ra nước chảy tràn trên mặt đất và nước ngầm trong đất chảy ra biển rồi lại bốc
hơi… không có hơi nước không có sự sống. Ngoài ra hơi nước còn có tác dụng điều hoà không
khí (Ngày đỡ nóng, đêm đỡ lạnh).
- Cụ thể: Ở hoang mạc ít hơi nước, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc trong nnăm
là rất lớn.
Bài tập 2: Cho biết tác dụng lớp ôzôn đối với sức khoẻ con người.
Lớp zôn lọc bớt hoặc giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể sinh vật nói chung
và con người nói riêng. Mất lớp ôzôn thì sinh vật trên Trái Đất sẽ bị huỷ diệt.
Bài tập 3: Trên bề mặt TĐ có mấy dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở chỗ
nào.
Trên bề mặt TĐ có 1 dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 bán cầu.
- Dải hội tụ nhiệt đới (Đường hội tụ nội chí tuyến) Khối kkhí chí tuyến và khối khí xích đạo về
cơ bản không có sự khác nhau về tính chất, trừ hướng gió. do vậy giữa 2 khối khí này không
có frông, chỉ tao thành dải hội tụ nhiệt đới chung cả 2 bán cầu. Đây là dải thời tiết sấu được
hình thành do động lực. Khi 2 dòng tín phong đủ mạnh thổi tới tận XĐ, chúng hội tụ thành
dòng thăng động lực dọc trên 1 đường dài là hội tụ nội chí tuyến.
- Frông là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí có nguồn gốc và, tính chất vật lí khác biệt nhau.
Bài tập 4: Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu là do đâu mà có.
Nhiệt cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu. Là do nhiệt của bề mặt TĐ được MT đốt nóng.
Bài tập 5: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. Nhiệt độ giảm dần từ XĐ về 2 cực
(giảm từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).
Tại sao? (Càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ).
Bài tập 6: Giữa lục địa và ĐD có sự phân bố nhiệt độ như thế nào
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất đều ở lục địa.
VD. * Vec- khôi- an nhiệt độ TB năm -160C.

* Tại trung tâm đảo Grơn-len nhiệt độ TB -30, 20C.
* Lục địa nam cực có nơi nhiệt độ TB năm -570C.
* Hoang mạc xa-ha-ra có nơi nhiệt độ TB trên 400C.
- Nơi có nhiệt độ cao nhất trên TĐ không phải quanh xích đạo mà là khu vực chí tuyến.
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
Bài tập 1: Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
- Sự thay đổi.
- Khí áp thay đổi theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm.
Bài tập 2: VD ở VN và phân tích trên bản đồ TNVN. Việt nam là nơi chịu ảnh hướng trực tiếp
của gió mùa hoạt động (hoạt động cả 2 mùa nóng và lạnh).
- Mùa đông. kéo dài từ tháng 11 đén hết tháng 3 năm sau gió thổi từ phía bắc xuống theo
hướng (Bắc - Nam). Gió thổi từ lục địa ra đại dương mang theo không khí khô nhiệt độ thấp
(nhiệt độ giảm ở 120C.).
- Mùa hạ. kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 gió thổi từ Xích đạo về (từ đại dương vào luc
địa)mang theo không khí ẩm gây mưa.
- Dẫn đến sự thay đổi các vùng khí áp (cao, thấp) giữa lục địa và đại dương. Bài tập 3: Trình
bầy hoạt động của gió đất và gió biển, gió phơn.
* Gió biển, gió đất
- Hình thành ở vùng ven biển
- Hướng thay đổi theo ngày và đêm
+ Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền
+ Ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển
- Nguyên nhân. Do sự chênh lệch giữa đất và nước vùng ven biển.
* Gió phơn (Lào)
Là loại gió khô nóng khi xuống núi
Bài 13: NGƯNG ĐỘNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
Bài tập 1: Khi nào hơi nước ngưng đọng.(điều kiện để hơi nước ngưng đọng).

Khi độ ẩm tương đối là 100%. nghĩa là không khí đã bão hoà trong hơi nước, nhưng hơi nước
chỉ ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng.(Hạt bụi, khói, muối biến do gió đưa tới).
* Độ ẩm không khí. Là lượng hơi nướn có trong không khí.
VD.nhiệt độ ở 0 thì trong 1m3 không khí chứa được lượng hơi nước tối đa 2 gam/m3 vượt quá
hơi nước đó thì hơi nước bão hoà.
* Độ ẩm bão hoà. Là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 không khí ở 1 nhiệt độ nhất định có thể
chứa được.
Bài tập 2: Sương mù, mây sinh ra trong điều kiện nào.
* Sương mù
Độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ
* Mây
- Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước đọng thành những hạt nhỏ nhẹ tụ thành từng
đám.Được gọi là Mây.
Bài tập 3: Trình bầy những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
* Khí áp
- Khu vực có áp thấp. Thường mưa nhiều.
- Khu vực áp cao mưa ít hoặc không mưa.
* Frông (diện khí)
Miền có frông thườngmưa nnhiều.
* Gió
+ Gió tây ôn đới thì mưa nhiều.
+ Miền có gió mùa cũng mưa nhiều.
+ Miền có gió mậu dịch mưa ít.
* Dòng biển.
Ơ ven bờ đại dương.
- nhưng nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều.
- Những nơi có dòng biển lạnh đi qua khó mưa.
* Địa hình
Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
Bài tập 4: Khí áp ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa.Tại sao.

* Áp thấp mưa nhiều. Do nằm ở vĩ độ thấp …nhận được nhiệt lớn, nước bốc hơi mạnh (khu vực
chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt)
* Áp cao mưa ít hoặc không mưa. Do nằm ở vĩ độ cao …không khí lạnh nước không bốc hơi lên
được.
Bài tập 5: Vì sao vên miền ĐTD của TB Châu Phicũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng lại có
khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Vì. + Tây bắc châu phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu áp cao thường xuyên, gió chủ
yếu là gió mậu dịch, vùng vên bờ có dòng biển lạnh
+ Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nnhiệt đới gió mùa không bị áp cao ngự trị thường xuyên.
Bài tập 6: Trình bầy và giải thích lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ
* Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.
- Mưa nhiều nhất ở vùng XĐ. Do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là đại dương và
XĐ ẩm ướt nước bốc hơi mạnh.
- Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến. Do khí áp cao, tỷ lệ diện tích lục địa lớn.
- Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới. KHí áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào
- Mưa càng ít khi càng về 2 cực. Dio khí áp cao, không khí lạnh hơi nước không bốc hơi lên
được.
BÀI 14: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HOÁ CÁC ĐỚI
VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT.
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU
Bài tập 1: Tại sao trên TĐ lại có các kiểu khí hậu khác nhau. (Do sự phân bố lượng ánh sáng
và nhiệt của Mặt trời tới bề mặt Trái Đất không đều theo vĩ độ. Do góc chiếu sáng và thời gian
chiếu sáng khác nhau, nên có sự khkác nhau về khí hậu ở các khu vực.
Bài tập 2: Đọc bản đồ các đới khí hậu ttrên TĐ.
* Xác định phạm vi từng đới khí hậu.
- Mỗi nửa cầu có 7 đới khí hậu.
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo.
* Đọc bản đồ sự phân hoá khí hậu ở các đới.
- Các kiểu khí hậu ở từng đới
Bài tập 3: Taị sao trên cùng một đới khí hậu lại có các kiểu khí hậu khác nhau (Do ảnh hưởng

của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình)
+ Ôn đới - Ôn đới lục địa
- Ôn đới hải dương
+ Cận nhiệt đới
- Cận nhiệt lục địa
- Cận nhiệt gío mùa
- Cận nhiệt Địa Trung Hải.
+ Nhiệt đới - Nhiệt đới lục địa
- Nhiệt đới gió mùa.
Bài tập 4: Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu khác nhau trên bản đồ giữa ác đới khí hậu
ôn đới và khí hậu nhiệt đới.
Sự phân hoá các kiểu khí hậu – Kiểu khí hậu nhiệt đới phân hoá chủ yếu theo vĩ độ
_ Kiểu khí hậu ôn đới phân hoá chủ yếu theo kinh độ.
Bài tập 5: Phân tích biểu đồ khí hậu, lượng mưa của các kiểu khí hậu.
_ Đọc trình tự từng biểu đồ.
BĐ 1. Nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gó mùa (Hà Nội)
+ Nhiệt độ - Tháng thấp nhất khoảng 180C.
- Tháng cao nhất khoảng 300C.
Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 120C.
+ Lượng mưa. – Tổng lượng mưa 1694mm/năm.
- Phân bố không đều trong các tháng
- Mưa nhiều vào mùa hạ (từ tháng 5 đến T10)
- Mưa ít vào mùa Đông- Xuân (T11 đến T3)
_ So sánh những điểm giống và khác nhau của một số kiểu khí hậu.
* Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đơí lục địa.
- Giống nhau: Nhiệt độ trung bình năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô.
- Khác nhau: - Ôn đới hải dương. nhịêt độ tháng thấp nhất dưới 10 c, biên độ nhiệt nhỏ, mưa
nhiều quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa thu đông.
- Ôn đới lục địa. Nhiệt độ tháng thấp nhất dưới 0 độ C, biên độ nhiệt lớn mưa nhiều hơn, chủ

yếu vào mùa hạ.
Bài 15: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ
SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài tập 1: Dựa vào sơ đồ trong SGK trìnn bầy vòng tuần hoàn của nước.
- Vòng tuần hoàn nhỏ.Tham gia 2 giai đoạn
Nước bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành nước Nước rơi xuống
(Bốc hơi và rơi xuống)
- Vòng tuần hoàn lớn.Tham gia 3 hoặc 4 giai đoạn.
Nước bốc hơi - rơi xuống - tạo thành dòng chảy (ngấm xuống) - đổ ra biển, đại dương.
Bài tập 2: Tại sao sông ở Duyên Hải Miền Trung nước thường lên nhanh và rút rất nhanh.
Cụ thể.Sông Cả, Mã, Cái, Con…Do địa hình ngắn và dốc (Chế độ lũ cực đoan).
Bài tập 3: Trình bầy nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
* Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm.
Ví dụ:
+ Chế độ mưa. Mưa nhiều nước sông lớn.
+ Tuyết tan. sông nhiều nước.
+ Nước ngầm cạn. sông ít nước hoặc hết nước.
*. Địa thế, thực vật, hồ đầm.
- Địa thế (Địa hình)
ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng
- Thực vật.
Giúp điều hoà chế độ nước sông và giảm lũ
- Hồ đầm.
Nhằm điều hoà ché độ nước sông.
BÀI 16: SÓNG. THUỶ TRIỀU. DÒNG BIỂN
Bài tập 1: Hiểu thế nào là sóng thần.Em hãy kể những đợt sóng thần mà em biết.
VD: - ở In-đô-nê-xi-a…(26/4/2004) Trận động đất ảnh hưởng đến 8 nước ở Châu á. Trận động
đất mạnh 8, 9độ ric te.
- ở Nhậtbản (17/01/1998) độ cao 38 - 40m
- ở A lat x ca.

Bài tập 2: Trên TĐ khu vực nào thường sảy ra sóng thần. Tại sao.
- Sóng thần: + Thường có chiều cao từ 20-40m (60m)
+ Tốc độ lớn : TB 400-800km/h (1000km/h).
* Sóng thần thường sảy ra mạnh nhất ở ven rìa TBD. Gây ra tác hại lớn.
- Nguyên nhân: Do động đất, núi lửu phun ngầm dưới đáy biển.
Bài tập 3: Khi nào dao động của thuỷ triều lớn nhất, nhỏ nhất. Lúc đó ở trái đất ta nhìn thấy
Mặt Trăng như thế nào.
- Khi Mặt Trăng. Mặt Trời, TĐ nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất vào các ngày
01 và 15 âm lịch (triều cường) thì lúc đó ở TĐ ta không nhìn thấy trăng hoặc trăng khuyết.
- Khi Mặt Trăng. Mặt Trời, TĐ nằm ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều lớn nhất vào các
ngày 07 và 23 âm lịch (triều kém) thì lúc đó ở TĐ ta nhìn thấy trăng khuyết.
Bài tập 4: Trình bầy sự phân bố của dòng biển. Tại sao.
+ Các dòng biển nóng. Phát sinh 2 bên bờ xích đạo chảy về hướng tây gặp lục địa chuyển
hướng chảy về cực.
+ Các dòng biển lạnh.Xuất phát từ vĩ độ cao (30 - 40o) chảy cvè xích đạo, gặp dòng biển nóng
tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương ở từng bán cầu.
+ Các vòng hoàn lưu: ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở BBC theo chyều ngược
kim đồng hồ, ở NBC theo chyều ngược lại.
BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN.
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
Bài tập 1: Thế nào là thổ nhưỡng và thổ nhưỡng quyển.
* Thổ nhưỡng: Là lớp vật chất mền, xốp trên bề mặt lục địa.
* Thổ nnhưỡng quyển: Là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt các lục địa, nơi tiếp
xúc với khí quyển, sinh quyển, thạch quyển.
Bài tập 2: Các nhân tố hình thành đất (6 nhân tố).
* Đá mẹ.
- Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc.
- Vai trò. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
* Khí hậu.
Các yếu tố nhiệt, ẩm… vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành

đất.
* Sinh vật.
Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất
- Thực vật cung cấp vật chất hưu cơ cho đất
- Vi sinh vật. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- Động vật sống. Thay đổi tính chất của đất.
*. Địa hình:
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi về lượng nhiệt và độ
ẩm.
* Thời gian.
Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian. Thời gian đó là tuổi của đất.
Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn,
mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
* Con người:
Làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành đất
BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
Bài tập 1: Sinh quyển, phạm vi của sinh quyển?
* Khái niệm: Sinh quyển là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sống (Gồm thực vật, động vật và
vi sinh vật.)
* Phạm vi của sinh quyển. Tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
- Giới hạn phía trên…
- Giới hạn phía dưới….
Vậy giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ
thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
Bài tập 2: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật.
Bao gồm. khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, con người.
*. Khí hậu:
ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng…
* Đất:

ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của thực vật.
- Đất đỏ, vàng…
- Đất fe ra lit…
- Đất phù xa….
- Đất ngập mặn …
* Địa hình:
Độ cao, hướng sườn, độ dốc đều ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật ở vùng núi.
* Sinh vật:
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đói với sự phát triển và phan bố của động vật.
- Động vật và thực vật chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì
+ Thực vật là nơi cư trú của động vật
+ Là thức ăn cho động vật.
* Con người:
- ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật
- Con người mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố sinh vật
BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài tập 1: Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ.
Sự phân bố các sinh vật và đất trong tự nhiện chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu,
vì thế tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính
khác nhau.
Bài tập 2: Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.
Ở vùng núi càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm khoing khí lại
tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm tạo
nên sự thay đổi của th]cj vật và đất theo độ cao.
BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÝ, QUY LUẬT THỐNG
NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ
Bài tập 1. Nêu khái niệm lớp vỏ địa lý. Phạm vi của nó.
- Là lớp vỏ của trái đất, ở đó có các bộ phận (khí quyển, thủy quyển, thổ nhỡng quyển và sinh
quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
- Chiều dày 30 - 35km (giới hạn dới lớp ôzôn > đáy đại dơng, lớp vỏ phong hóa ở lục địa)

Bài tập 2: Khái niệm, ý nghĩa quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
* Khái niệm:
- Là quy luật về mối quan hệ, quy định lẫn nhau của các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh
thổ của lớp vỏ địa lý
* Ý nghĩa
Cần phải nghiên cứu kỹ càng và toàn diện điều kiện địa lý của bất kỳ lãnh thổ nào trớc khi sử
dụng chúng
BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
Bài tập 1: Khái niệm, Nguyên nhân, Biểu hiện của quy luật địa đới
* Là sự thay đổi có tính quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ
độ.
* Nguyên nhân: Góc chiếu sáng của mặt trời thay đổi từ xích đạo về cực
> lợng bức xạ thay đổi >
* Biểu hiện của quy luật
-/ Sự phân bố của vòng đai nhiệt trên trái đất.
-/ Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
- 7 đai khí áp (mỗi bán cầu có 4 đai)
- 6 đới gió (mỗi bán cầu có 3 đới gió)
-/ Các đới khí hậu trên trái đất:
Có 7 đới khí hậu chính.
-/ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:
- Có 10 nhóm đất.
- Có 10 kiểu thảm thực vật.
Bài tập 2: Khái niệm, Nguyên nhân Quy luật phi địa đới:
* Khái niệm:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần
địa lý và cảnh quan
* Nguyên nhân:
+ Nguồn năng lượng bên trong trái đất
+ Phân chia bề mặt đất thành lục địa, đại dương, núi cao.


×