Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy Chế Tiền Lương.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.25 KB, 12 trang )

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ THT
THT DEVELOPMENT INVESTMENT ABD TRADING JOINT STOCK COMPANY

QUY CHẾ TIỀN LƯƠNG
I.Mục đích và ý nghĩa:
1. Mục đích:
- Quy chế tiền lương là cơ sở để thoả thuận tiền lương trong ký kết Hợp đồng lao động.
- Là cơ sở để thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong Hợp đồng lao động
và Thoả ước lao động tập thể.
- Là căn cứ để đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp.
- Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp
luật.
2. Ý nghĩa:
Việc ban hành quy chế tiền lương nhằm phản ánh mức lương và cơ cấu tiền lương phù
hợp giữa các vị trí cơng việc trong doanh nghiệp. Đồng thời tính tốn đến mức lương trên thị
trường để đảm bảo thu hút lao động, đảm bảo sự hài hoà khi có biến động giá cả sinh hoạt,
đảm bảo tiền lương thực tế.
Ngoài ra, quy chế tiền lương sẽ hỗ trợ các mảng công tác khác về quản lý nguồn nhân lực
như thuyên chuyển, đề bạt, đào tạo ...
II. Cơ sở để xây dựng Quy chế tiền lương:
- Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về tiền công, tiền lương.
- Căn cứ vào thời gian công tác của CBCNV tại doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động của Công ty cổ phần Thương mại và phát triển
đầu tư THT và định biên lao động hiện có.
III. Nguyên tắc phân phối tiền lương:
- Mức lương trả cho CBCNV Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được giao, được thanh
toán cho những ngày làm việc thực tế và những ngày được Công ty cử đi học và đi công tác
ngắn hạn dưới 03 tháng / năm.
1



- Những ngày CBCNV nghỉ phép năm, nghỉ lễ, nghỉ chế độ theo Nội quy lao động của
Công ty được thanh toán 100% tiền lương theo mức lương thu nhập.
- Những ngày CBCNV nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động được thanh
toán theo chế độ hiện hành của Nhà nước quy định do Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả.
IV. Một số khái niệm và thuật ngữ:
Thang lương và bảng lương là 2 khái niệm, với cách thiết kế căn cứ vào mức độ phức tạp
của công việc, điều kiện lao động và phân biệt theo từng loại đối tượng lao động (quản lý,
chuyên môn nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản sản xuất) thì thang lương, bảng lương
được hiểu như sau:
1. Thang lương: là một bảng gồm một số bậc lương (hoặc mức lương) theo mức độ
phức tạp kỹ thuật của một nghề, nhóm nghề hoặc cơng việc. Các bậc trong thang lương được
thiết kế gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, được sắp xếp từ bậc có mức độ phức tạp kỹ
thuật thấp nhất đến bậc có độ phức tạp kỹ thuật cao nhất.
2. Bảng lương: là bảng gồm một số hệ số ( hoặc mức lương ) được thiết kế cho chức
danh hoặc nhóm chức danh nghề, cơng việc.
- Tuỳ theo tính chất, vị trí, độ phức tạp của cơng việc có thể thiết kế bảng lương một
ngạch hoặc nhiều ngạch; mỗi ngạch thể thể hiện trình độ hoặc vị trí làm việc khác nhau.
Trong một ngạch có thể thiết kế một bậc hoặc nhiều bậc hoặc nhiều mức lương khác nhau.
3. Bậc lương: là hệ số của một bậc cụ thể so với mức lương tối thiểu chung.
- Trong thang lương, bậc lương dùng để phân biệt về trình độ lành nghề của người lao
động. Số bậc lương trong Thang lương phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc.
- Đối với bảng lương, bậc lương vừa phản ánh trình độ lành nghề vừa phản ánh thâm
niên làm việc.
- Khoảng cách giữa các bậc trong Thang lương được thiết kế tăng dần đều hoặc luỹ tiến
và được tính tốn phù hợp, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, tích luỹ kinh
nghiệm để đạt được bậc cao hơn khi cơng việc có u cầu địi hỏi.
4. Mức lương bậc 1:
- Đối với Thang lương, mức lương bậc 1 là mức lương của nghề, công việc gắn với tiêu
chuẩn tiêu chuẩn cấp bậc có độ phức tạp thấp nhất.

- Đối với bảng lương, mức lương bậc 1 là mức lương chuẩn, thể hiện thâm niên làm việc
ít nhất trong ngạch lương đó hoặc cơng việc đó.
2


5. Mức lương cơ bản: còn được gọi là mức lương tối thiểu doanh nghiệp, được xác định
bằng hệ số lương chính x mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
6. Cấp bậc công việc: là độ phức tạp kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công việc, được chia
theo một bảng biểu phức tạp gồm nhiều cấp và nhiều bậc. Độ phức tạp của công việc được
thể hiện thơng qua các yếu tố trình độ, cơng nghệ, yếu tố tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
V. Xây dựng thang lương, bảng lương:
1. Các yếu tố tác động đến việc xác lập thang lương, bảng lương:
Việc xác lập thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp chịu sự chi phối và tác động
của 7 yếu tố sau đây:
TT
1

Yếu tố cấu thành

Diễn giải

Mức tiền lương thực tế của từng Đảm bảo trả lương xứng đáng theo khả năng lao
loại lao động hình thành trên thị động.
trường lao động.

2

Khả năng tài chính của Doanh Căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD hàng
nghiệp


3

năm.

Trình độ kỹ thuật, chun mơn Áp dụng theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, trình
nghiệp vụ

độ chun mơn nghiệp vụ và nội dung công việc
được giao

4

Độ phức tạp của công việc

Theo bảng mô tả công việc mà Doanh nghiệp đề
ra.

5

Điều kiện lao động

Doanh nghiệp đảm bảo bảo các điều kiện lao
động tốt nhất để người lao động hoàn thành
nhiệm vụ được giao.

6

Sự biến động của giá cả thị trường

7


Quy định của Nhà nước về tiền Nghị định số 70/2011 ngày 22/08/2011 quy định
lương, tiền công

Tuỳ theo từng thời điểm và hoàn cảnh nhất định

mức lương tối thiểu để trả công cho người lao
động làm công việc trong điều kiện bình thường
đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
thuộc vùng I thực hiện từ 01/11/2011 đến
31/12/2012 là 2.000.000 đồng / tháng (*)
3


(*) Trường hợp Nhà nước có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì áp dung
quy định mới hiện hành.
Trong một số trường hợp cụ thể thì Cơng ty áp dụng chế độ ưu đãi nhằm thu hút
nguồn nhân lực theo quyết nghị của HĐQT hoặc quyết định của Giám đốc Công ty.
2. Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương:
Việc xây dựng thang lương, bảng lương dựa trên nguyên tắc: lấy hệ số phức tạp lao
động là yếu tố chính để xác định mối quan hệ về độ lớn mức lương giữa các chức danh trong
công việc (dành cho cán bộ quản lý, lao động gián tiếp) và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật (dành
cho công nhân trực tiếp sản xuất). Hệ số phức tạp cao sẽ có mức lương hoặc thu nhập cao và
ngược lại.
Căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD và đặc điểm tình hình lao động hiện nay,
Doanh nghiệp tiến hành áp dụng thang, bảng lương có các hệ số được thiết lập theo một trật
tự thích hợp, bao gồm các nội dụng cụ thể như sau.
VI. Nội dung Quy chế tiền lương:
1. Thang lương và Bảng lương:
Có phụ lục kèm theo.

2. Xác định mức lương thực tế hàng tháng:
a. Mức lương thực tế hàng tháng của CBCNV ( thuộc các chức danh, công việc quy
định tại Thang lương & Bảng lương) được xác định theo công thức sau:
=

Ltt

Lcb + Pcv + Ptn + Pkv + Pk
N

x

Ngày cơng thực
tế trong tháng

Trong đó:
Ltt

: Mức lương thực tế hàng tháng.

Lcb

: Là lương cơ bản, được xác định bởi hệ số lương x Mức lương tối thiểu

chung do Nhà nước quy định.
Pcv

: Phụ cấp chức vụ.

Ptn


: Phụ cấp trách nhiệm.

Pkv

: Phụ cấp khu vực.

Pk

: Bao gồm các khoản phụ cấp khác được thoả thuận giữa người sử dụng lao

động và người lao động.
4


N

: Số ngày làm việc theo chế độ hàng tháng (bằng tổng số ngày theo dương lịch

trừ đi ngày nghỉ lễ, Chủ nhật)
3. Nâng lương theo thời hạn:
Thời gian tiêu chuẩn cho việc xét nâng bậc lương tối thiểu là 01 năm tính từ ngày ký
Hợp động lao động chính thức. Thời điểm xét nâng bậc lương do Giám đốc Cơng ty quyết
định.
Tiêu chí đánh giá CBCNV để nâng bậc lương dựa trên kết quả làm việc và thành tích
cơng tác của mỗi một cá nhân.
Đối với cán bộ làm cơng tác quản lý ( bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế tốn
trưởng, Trưởng phịng, Phó phịng, Chun viên chính, Kỹ sư chính ) thì ngồi các yếu tố là
kết quả làm việc và thành tích cá nhân thì phải xem xét khả năng lãnh đạo và điều hành bộ
phận được giao quản lý.

4. Trả lương đối với người làm việc theo thời vụ, công nhật:
Đối với người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động thời vụ, cơng nhật hoặc làm
cơng việc đơn giản có tính chất giao khốn mà khơng địi hỏi về chun mơn, nghiệp vụ thì
được trả lương theo nội dung giao kết trong Hợp đồng lao động. Mức lương thực tế hàng
tháng được xác định theo công thức:
Ltt = ĐGsp x M x Hht
Trong đó:
Ltt

: lương thực tế hàng tháng

ĐGsp : đơn giá sản phẩm hoặc mức lương khốn cho 1 ngày cơng.
M

: Khối lượng sản phẩm hồn thành hoặc ngày cơng trong tháng

Hht

: Hệ số hồn thành cơng việc được giao, gắn với ý thức chấp hành Nội quy lao

động của Công ty (Hht = 1; nếu làm tốt và hoàn thành kế hoạch; Hht = 0,8; nếu không làm
tốt và không hồn thành kế hoạch, khơng đảm bảo về chất lượng và tiến độ thực hiện công
việc).
5. Trả lương khi ngừng việc đối với các bộ phận được giao khoán khối lượng:
Nếu ngừng việc do lỗi của doanh nghiệp như thiếu nguyên vật liệu, vật tư... thì người
lao động được trả 100% mức tiền lương tối thiểu chung của doanh nghiệp / ngày công thực
tế.

5



Nếu ngừng việc do lỗi của người lao động như vi phạm Nội quy lao động, vi phạm kỷ
luật lao động... thì người đó khơng được trả lương, những người lao động khác bị ảnh hưởng
ngừng việc thì được trả 70% lương tối thiểu chung của doanh nghiệp.
Nếu ngừng việc do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạ, dịch bệnh ... thì
tiền lương được trả thơng qua thoả thuận giữa Người đại diện theo pháp luật của Doanh
nghiệp và đại diện hợp pháp của tập thể người lao động; Mức tiền lương thoả thuận không
thấp hơn tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước quy định.
Mức lương tối thiểu chung của Doanh nghiệp được xác định = Hệ số của bậc lương
chính x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
6. Trả lương cho những ngày nghỉ theo chế độ:
Người lao động nghỉ lễ, tết ... được hưởng nguyên lương trong các ngày sau:
-

Tết dương lịch

: 01 ngày

-

Tết nguyên đán

: 04 ngày ( 01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm).

-

Ngày chiến thắng 30/4

: 01 ngày


-

Ngày quốc tế lao động 1/5 : 01 ngày

-

Ngày quốc khánh 02/9

-

Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch): 01 ngày.

: 01 ngày

Ngoài ra, người lao động nghỉ việc riêng trong các ngày sau được hưởng nguyên lương
do Công ty chi trả:
-

Bản thân kết hôn

: 03 ngày

-

Con cái kết hôn

: 01 ngày

-


Vợ sinh con:

: 01 ngày

-

Cha, mẹ ( kể cả bên vợ và chồng) chết

: 03 ngày

-

Vợ, chồng, con cái chết

: 03 ngày.

7. Trả lương khi làm việc ngoài giờ:
Người lao động khi có u cầu phải làm việc ngồi giờ tiêu chuẩn quy định thì phải có
giấy xác nhận của phụ trách bộ phận và phê duyệt của Giám đốc Công ty.
Đối với các chức danh công việc hưởng lương theo Thang lương & Bảng lương cấp bậc
quản lý sẽ khơng được thanh tốn tiền lương làm việc ngồi giờ.
Đối với các bộ phận trực tiếp sản xuất và thi cơng nhưng khơng hưởng lương khốn theo
sản phẩm làm ra và khối lượng đạt được: khi có u cầu cơng việc phải làm việc ngoài giờ
6


thì sẽ bố trí nghỉ bù vào ngày khác. Trường hợp khơng thể bố trí nghỉ bù được thì mới được
thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động.
Phương pháp tính lương làm việc ngồi giờ được xác định như sau:
150% hoặc


Tiền

Tiền lương

lương

=

làm

giờ cơng

Số
x

200% hoặc

x

thực tế

việc ngồi giờ

giờ
làm

300%

việc


Trong đó:
Tiền lương giờ cơng thực tế được xác định = Mức lương thực tế hàng tháng ( trừ đi
các khoản phụ cấp khác ngoài bảng Thoả thuận thu nhập như phụ cấp điện thoại, xăng xe,
PCCC ...) / 26 ngày công / 8h.
Mức 150%

: áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày bình thường.

Mức 200%

: áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại

điều 72 - Bộ luật lao động.
Mức 300%

: áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hưởng

nguyên lương. Trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương cho thời gian nghỉ được hưởng
nguyên lương theo điều 73, 74, 75 & 78 - Bộ luật lao động.
Trường hợp làm việc ngoài giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì doanh
nghiệp thì chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương làm thêm giờ vào ngày bình thường;
100% tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần và 200% tiền lương làm thêm giờ
vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ...
8. Trả lương làm việc vào ban đêm:
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả lương như sau:
Tiền lương
làm việc vào
ban đêm


=

Tiền lương giờ
công thực tế

x

130%

x

Số giờ làm việc vào
ban đêm

Quy định thời gian làm việc vào ban đêm như sau:
Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau: đối với các tỉnh từ Thừa Thiên
Huế trở ra phía Bắc.
7


Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau: đối với các tỉnh từ Thành phố
Đà Nẵng trở vào phía Nam.
9. Trả lương đối với bộ phận Tư vấn thiết kế, Giám sát thi công:
Đối với người lao động làm việc tại bộ phận Tư vấn thiết kế, Giám sát thi cơng thì
Cơng ty áp dụng phương pháp trả lương theo kết quả và khối lượng công việc thực hiện theo
từng dự án, từng cơng trình được giao thực hiện nhiệm vụ.
Phương pháp tính lương được xác định như sau:
Ltt = Lttdn + ( % Tỷ lệ giao khốn x Hht )
Trong đó:
Ltt


: Lương thực tế hàng tháng.

Lttdn : Mức lương tối thiểu doanh nghiệp hoặc mức lương cố định hàng tháng do
người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận.
Hht

: Hệ số hoàn thành công việc được giao gắn liền với ý thức chấp hành Nội quy

lao động; được xác định theo tỷ lệ % cơng việc đã hồn thành tương ứng với tiêu chuẩn kỹ
thuật đề ra hoặc nội dung công việc yêu cầu.
Quy định về tỷ lệ giao khoán:
a. Đối với việc lập quy hoạch dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi cơng, lập dự
tốn, thẩm tra do Công ty giao cho bộ phận Tư vấn thiết kế trực tiếp làm:
Giá trị sản phẩm được phân bổ như sau:
- Giá trị thanh tốn cho Cơng ty theo hợp đồng là 100% (a) - Trừ đi thuế GTGT 10%
(a) cịn lại 90%, quy về 100% (b).
- Cơng ty giữ lại 80% (b)
- Chi lương cho Bộ phận Tư vấn thiết kế 20% (b), trong đó:
+ Phụ cấp khảo sát: 5% (b)
+ Chủ trì: 5% (b)
+ Các nhân viên trực tiếp thực hiện: 10%(b).
- Cơng tác khốn khảo sát bao gồm các chi phí vật liệu, nhân cơng, chi phí đi lại khảo
sát cơng trình, cơng tác phí, lưu trú.
- Việc phân chia cụ thể đối với các nhân viên trực tiếp thực hiện do Giám đốc phối
hợp cùng Chủ trì quyết định nhưng đảm bảo cơng bằng đối với từng người.

8



b. Đối với việc lập quy hoạch dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự
tốn, thẩm tra do Cơng ty ký hợp đồng giao lại cho Cộng tác viên thực hiện:
Giá trị sản phẩm được phân bổ như sau:
- Giá trị thanh toán cho Công ty theo hợp đồng là 100% (a) - Trừ đi thuế GTGT 10%
(a) - Thu nhập doanh nghiệp 5% (a) cịn lại 85%, quy về 100% (b).
- Cơng ty giữ lại 70% (b), Cộng tác viên giữ 30% (b) nếu sử dụng thiết bị của Công ty
và Công ty tiến hành thực hiện toàn bộ việc in ấn, photo hồ sơ, tài liệu.
- Công ty giữ lại 60% (b), Cộng tác viên giữ 40% (b) nếu Cộng tác viên tiến hành
thực hiện toàn bộ việc in ấn, photo hồ sơ, tài liệu.
- Nếu nhân viên Công ty đứng chủ trì thì trích 5% (b) của Cộng tác viên cho Chủ trì.
c. Đối với việc lập quy hoạch dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự
toán, thẩm tra do Cộng tác viên thực hiện đưa đến Cơng ty ký, đóng dấu:
Giá trị sản phẩm được phân bổ như sau:
- Giá trị thanh toán cho Công ty theo hợp đồng là 100% (a) - Trừ đi thuế GTGT 10%
(a) còn lại 90%, quy về 100% (b).
- Công ty giữ lại 25% (b), Cộng tác viên giữ 75% (b).
- Toàn bộ việc in ấn, photo hồ sơ, tài liệu … do Cộng tác viên thực hiện
- Nếu nhân viên Cơng ty đứng chủ trì thì trích 5% (b) của Cộng tác viên cho Chủ trì.
d. Cộng tác viên có trách nhiệm thực hiện tồn bộ hồ sơ từ lập nhiệm vụ khảo sát,
thiết kế đến hoàn thiện hồ sơ, bảo vệ dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư, theo dõi dự án
trong quá trình thực hiện (giám sát tác giả), xử lý hiệu chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chủ đầu
tư.
Cộng tác viên khi làm thủ tục thanh toán phải kê khai danh sách người thực hiện để
chi lương và có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật thuế hiện hành
e. Trước khi xuất hồ sơ, Phòng Tư vấn thiết kế được xem xét, kiểm tra, bàn bạc và đề
nghị chỉnh sửa nhằm đảm bảo chất lượng. Hồ sơ được lưu giữ 01 bộ tại Công ty.
f. Đối với cơng tác giám sát thi cơng cơng trình:
- Giá trị thanh tốn cho Cơng ty theo hợp đồng là 100% (a) - Trừ đi thuế GTGT 10%
(a) còn lại 90%, quy về 100% (b).
- Công ty giữ lại 50% (b).

- Trích 30% (b) làm quỹ lương hàng tháng cho bộ phận giám sát.
9


- Trích 20% cho Kỹ sư trực tiếp giám sát.
10. Trả lương đối với bộ phận sản xuất:
Đối với người lao động làm việc tại bộ phận sản xuất, Công ty áp dụng phương pháp
trả lương theo kết quả và khối lượng công việc thực hiện trong tháng nhằm đảm bảo tính
cơng bằng và khuyến khích người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm cũng như tính
chủ động trong cơng việc.
Phương pháp tính lương được xác định như sau:
Ltt = Lttdn + [ ĐGk x (M x Hht) ]
Trong đó:
Ltt

: Lương thực tế hàng tháng.

Lttdn : Mức lương tối thiểu doanh nghiệp hoặc mức lương cố định hàng tháng do
người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận.
ĐGk : Đơn giá giao khốn cho 1 ngày cơng hoặc 1 giờ cơng.
M

: Khối lượng sản phẩm hồn thành hoặc ngày cơng (giờ cơng) trong tháng.

Hht

: Hệ số hồn thành công việc được giao gắn liền với ý thức chấp hành Nội quy

lao động; được xác định theo tỷ lệ % cơng việc đã hồn thành tương ứng với tiêu chuẩn kỹ
thuật đề ra hoặc nội dung công việc u cầu.

Hht được tính riêng biệt cho từng ngày cơng hoặc giờ cơng, khơng tính gộp tổng thể
trong tháng.
11. Trả lương cho lao động thử việc:
Người lao động ký Hợp đồng lao động thử việc tại Công ty được hưởng 80% lương
thoả thuận sau khi kết thúc thử việc.
VII. Tổ chức thực hiện:
1. Khoảng thời gian tính lương:
Khoảng thời gian tính lương trong 01 tháng được xác định từ ngày 01 đến hết ngày
cuối cùng của tháng hiện tại.
2. Thanh toán tiền lương:
Tiền lương được trả cho Người lao động từ ngày 01 đến 05 hàng tháng. Nếu ngày trả
lương trùng vào ngày nghỉ thì sẽ được trả vào ngày hôm sau.
3. Tạm ứng lương:

10


Căn cứ vào đề nghị của CBCNV, Công ty sẽ giải quyết cho tạm ứng trước tiền lương
trong những trường hợp sau:
-

Khi bản thân hoặc người thân trong gia đình gặp tai nạn.

-

Khi bản thân hoặc người thân trong gia đình bị bệnh nặng.

-

Khi bản thân gặp phải sự cố cấp bách và rủi ro.

4. Hiệu lực thi hành:
Quy chế tiền lương của Công ty cổ phần Thương mại và phát triển đầu tư THT có

hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.
Phịng Hành chính – Nhân sự chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn thực hiện quy
chế. Q trình thực hiện nếu có những vướng mắc phát sinh phải có trách nhiệm tổng hợp và
báo cáo lên Giám đốc Cơng ty để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ THT

11


12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×