Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Kiến Thức, Thực Hành Tiêm Vắc Xin Sởi Của Bà Mẹ Có Con Dưới 2 Tuổi Tại Huyện Thường Tín, Hà Nội Năm 2020 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 106 trang )

i

à

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TRẦN NGỌC TUÂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN SỞI
CỦA BÀ MẸ CĨ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI HUYỆN
THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội 10/ 2020

i


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC TUÂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN SỞI


CỦA BÀ MẸ CĨ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI HUYỆN
THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN

Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8.72.07.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ

Hà Nội 10/ 2020
ii

Thang Long University Library


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCG
CDC

Bacillus Calmette–Guérin (Vắc xin phòng bệnh
lao)
Centers for Disease Control and Prevention (Trung
tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

DPT– VGB – Hib

Vắc xin phối hợp 5 thành phần phòng bệnh Bạch
hầu – Ho gà – Uốn ván – viêm gan B – viêm màng

não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenza týp B

MCV1

Tỷ lệ bao phủ mũi 1 vắc xin sởi

MCV2

Tỷ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin sởi

MMR

Measles - Mumps - Rubella (Vắc xin sởi – quai bị –
rubella)

MR

Vắc xin sởi – rubella

OPV

Oral Polio Vaccine (Vắc xin Bại liệt uống)

TC

Tiêm chủng

TCĐĐ

Tiêm chủng đầy đủ


TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TTYT

Trung tâm Y tế

UNICEF

United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc)

VGB

Viêm gan B

VX

Vắc xin

WHO

Wold Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

iii


iv


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu, tôi xin trân trọng cảm
ơn tới:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long
- Phòng Sau đại học – Đại học Thăng Long
- Bộ môn Y tế công cộng – Đại học Thăng Long
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hồ Thị Minh Lý, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các anh/ chị/ em đồng nghiệp nơi tôi
công tác đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập, làm việc và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Học viên

Trần Ngọc Tuân

iv

Thang Long University Library


v

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Ngọc Tuân
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, do chính bản thân tơi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này là trung
thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Học viên

Trần Ngọc Tuân

v


vi

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1.Bệnh sởi ............................................................................................................... 3
1.1.1 Giới thiệu về bệnh sởi ..................................................................................... 3
1.1.2 Tình hình bệnh sởi........................................................................................... 3
1.2 Vắc xin phòng bệnh sởi và lịch tiêm chủng .................................................... 8
1.3.Một số nghiên cứu liên quan ........................................................................... 14
1.4 Thông tin về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1.Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................ 21
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ..................................................... 23
2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá.................................... 23
2.6.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu ................................................................... 24
2.6.2. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá: ......................................... 31

2.7. Xử lý, phân tích số liệu ................................................................................... 32
2.8. Sai số và cách khắc phục ................................................................................ 33
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 33
2.10. Các hạn chế của nghiên cứu:........................................................................ 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................... 35
3.1.1. Một số thông tin về trẻ................................................................................. 35
vi

Thang Long University Library


vii

3.1.2. Một số thông tin về mẹ ................................................................................ 36
3.1.3. Một số thơng tin về tình trạng gia đình của trẻ ......................................... 37
3.1.4. Một số thông tin về dịch vụ y tế ................................................................. 39
3.1.5. Thông tin, truyền thông ............................................................................... 40
3.2. Kiến thức, thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của mẹ .
.............................................................................................................................. 43

3.2.1. Kiến thức về tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của mẹ
.............................................................................................................................. 43

3.2.2 Thực hành của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng hạn vắc xin sởi cho trẻ
.............................................................................................................................. 48

3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ vắc xin sởi cho trẻ của
người mẹ .................................................................................................................. 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 57

4.1. Thực trạng kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về tiêm đầy
đủ, đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ tại huyện Thường Tín năm 2020. ................. 57
4.1.1. Thực trạng kiến thức của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về tiêm đầy đủ và
đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ tại huyện Thường Tín năm 2020 ......................... 57
4.1.2. Thực trạng thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về tiêm đầy đủ và
đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ tại huyện Thường Tín năm 2020 ......................... 63
4.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi
cho trẻ dưới 2 tuổi của đối tượng nghiên cứu...................................................... 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
1. Thực trạng kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về tiêm đầy
đủ, đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ tại huyện Thường Tín năm 2020. ................. 76
2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi
cho trẻ dưới 2 của đối tượng nghiên cứu. ............................................................ 76
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 78
vii


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lịch tiêm chủng của trẻ em trong chương trình TCMR ......................12
Bảng 1.1. Tỷ lệ tiêm chủng của từng loại vắc xin tại huyện Thường Tín năm
2018 .....................................................................................................................18
Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu ......................................................24
Bảng 3.1 Thơng tin về giới tính của trẻ ..............................................................35
Bảng 3.2 Thơng tin về tình trạng bệnh lý của trẻ ................................................35
Bảng 3.3 Thông tin về thứ tự của trẻ trong gia đình ............................................36
Bảng 3.4 Một số thơng tin về tuổi, dân tộc, tình trạng hơn nhân của người mẹ 36

Bảng 3.5 Nghề nghiệp của người mẹ ...................................................................37
Bảng 3.6 Trình độ học vấn của bà mẹ .................................................................37
Bảng 3.7. Số con trong gia đình ..........................................................................37
Bảng 3.8. Tình trạng cư trú và thu nhập bình quân gia đình của đối tượng nghiên
cứu .......................................................................................................................38
Bảng 3.9 Tiền sử mắc sởi của người mẹ ..............................................................38
Bảng 3.10 Người quyết định vấn đề tiêm chủng cho trẻ trong gia đình..............39
Bảng 3.11 Điểm tiêm chủng gần nhất với đối tượng nghiên cứu .......................39
Bảng 3.12 Đưa trẻ đến tiêm ở điểm tiêm chủng gần nhất ..................................40
Bảng 3.13 Nguồn thông tin về bệnh sởi người mẹ được tiếp cận .......................41
Bảng 3.14 Nguồn thơng tin về tiêm phịng bệnh sởi và vắc xin người mẹ được
tiếp cận .................................................................................................................41
Bảng 3.15 Nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định cho trẻ đi tiêm
..............................................................................................................................42
Bảng 3.16. Các nội dung về tiêm chủng người mẹ tiếp cận được .......................42
Bảng 3.17 Kiến thức của bà mẹ về đường lây truyền bệnh sởi ..........................43
Bảng 3.18 Kiến thức của bà mẹ về triệu chứng của bệnh sởi.............................43
viii

Thang Long University Library


ix

Bảng 3.19 Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của bệnh ....................................44
Bảng 3.20 Kiến thức của bà mẹ về biện pháp phòng bệnh sởi chủ động ...........44
Bảng 3.21 Kiến thức của bà mẹ về số mũi, thời điểm tiêm phòng sởi ...............45
Bảng 3.22 Kiến thức của bà mẹ về loại vắc xin tiêm phòng sởi ........................45
Bảng 3.23 Kiến thức của bà mẹ về phản ứng phụ thường gặp sau tiêm phòng sởi
..............................................................................................................................46

Bảng 3.24 Kiến thức của người mẹ về khả năng mắc bệnh sởi ở trẻ đã được
tiêm một mũi sởi ..................................................................................................46
Bảng 3.25 Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ và
đúng lịch cho trẻ ...................................................................................................47
Bảng 3.26 Thực hành của bà mẹ về tiêm vắc xin sởi mũi một cho trẻ................48
Bảng 3.27 Thực hành tiêm vắc xin sởi mũi hai cho trẻ của người mẹ ...............49
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về tiêm vắc xin sởi đầy đủ và
đúng lịch cho trẻ của người mẹ ............................................................................50
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa trình độ học vấn đến kiến thức tiêm đầy đủ và
đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ .........................................................51
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh sởi đến kiến thức tiêm đầy đủ
và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ ....................................................51
Bảng 3.31 Mối liên quan giữa người quyết định việc cho trẻ tiêm đến kiến thức
tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ ................................51
Bảng 3.32 Mối liên quan giữa số con đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch
vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ .........................................................................52
Bảng 3.33 Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức của người mẹ về tiêm
vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch cho trẻ ...................................................................52
Bảng 3.34 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của trẻ và thực hành tiêm đầy đủ
và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ ....................................................53

ix


x

Bảng 3.35 Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân đến thực hành tiêm đầy
đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ ...............................................54
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa số con, tiền sử mắc sởi, người quyết định tiêm
chủng cho trẻ và thực hành tiêm vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch cho trẻ của người

mẹ ........................................................................................................................55
Bảng 3.37 Mối liên quan giữa tiếp cận dịch vụ y tế và thực hành tiêm vắc xin sởi
đầy đủ và đúng lịch cho trẻ của người mẹ ...........................................................56

x

Thang Long University Library


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam từ năm 2008 – 2017 ………….5
Biểu đồ 1.2. Tình hình bệnh sởi tại Hà Nội từ năm 2000 – 2017 ......................... 6
Biểu đồ 1.3. Phân bố ca mắc sởi trong năm 2017 theo tiền sử tiêm chủng .......... 7
Biểu đồ 1.4. Tình hình bệnh sởi tại huyện Thường Tín......................................... 7
Biều đồ 1.5. Báo cáo tồn cầu về số ca mắc sởi và độ bao phủ 1 mũi vắc xin sởi
giai đoạn 1980 – 2016 ..........................................................................................10
Biểu đồ 1.6. Số quốc gia áp dụng lịch tiêm sởi mũi 2 và độ bao phủ 2 mũi vắc
xin sởi toàn cầu giai đoạn 2000 – 2016 ...............................................................11
Biểu đồ 1.7: Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi tại Việt Nam, Giai đoạn
1984-2012 ............................................................................................................13
Biểu đồ 3.1. Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh sởi ......................................44
Biểu đồ 3.2. Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm vắc xin phòng sởi...............47
Biểu đồ 3.3. Đánh giá thực hành tiêm vắc xin phòng sởi đúng và đủ cho trẻ của
người mẹ ..............................................................................................................50

xi



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi rút gây ra, đây là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ mặc dù có n vắc xin an tồn
và hiệu quả. Tiêm phịng sởi đã làm giảm 84% số trường hợp tử vong do sởi
giữa năm 2000 và 2016 trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất
cả trẻ em phải được tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi. Tỷ lệ tiêm chủng trong cộng
đồng cao sẽ làm ngăn chặn sự lưu hành của vi rút sởi, duy trì tỷ lệ tiêm chủng
đạt trên 95% trong nhiều năm liên tục sẽ tiến tới loại trừ bệnh sởi [51].
Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng mở rộng được chính thức triển
khai từ năm 1985 với sáu mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi,
trong đó có vắc xin phịng bệnh sởi. Từ đó đến nay, vắc xin sởi được triển khai
tiêm chủng theo lịch cho trẻ với hai mũi vắc xin lúc 9 tháng và lúc 18 tháng tuổi.
Đồng thời triển khai các chiến dịch phịng bệnh sởi cho trẻ ở những vùng có
nguy cơ cao và trên phạm vi toàn quốc [33].
Tổ chức Y tế khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, từ năm
2005 đã đưa ra mốc thời gian loại trừ sởi của Khu vực vào năm 2012. Do tình
hình thực tế khó khăn nên mốc thời gian đã được dịch chuyển sang năm 2017
[23], tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu này.
Năm 2014 vụ dịch sởi tại Hà Nội đã làm 1.741 trường hợp mắc với 14
trường hợp tử vong. Đến 2017, số mắc có xu hướng tăng so với 2 năm trước.
Tính đến ngày 12/11/2017 đã có 63 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong, tăng
61 trường hợp mắc so với cùng kỳ năm 2016 (2/0). Trong 63 trường hợp mắc
sởi tại Hà Nội năm 2017 có đến 85% trường hợp chưa được tiêm vắc xin và
14% mới được tiêm một mũi vắc xin sởi [27].
Tại huyện Thường Tín vụ dịch sởi năm 2014 cũng có tới 47 trường hợp
mắc , phân bố tại 29/29 xã, thị trấn, trong đó có 02 trường hợp tử vong có liên

1


Thang Long University Library


2

quan tới sởi. Đến năm 2018, có 37 trường hợp mắc sởi (Trong đó có 10 người
lớn và 27 trẻ em) [28].
Thường Tín là đầu mối giao thơng quan trọng từ Bắc vào Nam thuận lợi
giao lưu cả đường bộ, đường sắt và đường thủy nên có nhiều nguy cơ lây lan các
bệnh dịch cho cả người lớn và trẻ em, nhất là các loại bệnh dịch nguy hiểm
trong đó có bệnh sởi. Trong nhiều năm gần đây Thường Tín ln là một huyện
có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao với các loại vắc xin qui định trong chương trình
tiêm chủng mở rộng, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ đủ 9 -12
tháng tuổi luôn đạt từ 98% - 99%. Tuy nhiên do Thường Tín là huyện ngoại
thành có điều kiện kinh tế khá nên tỷ lệ người dân đưa trẻ đi tiêm chủng dịch vụ
ngày càng cao trong khi chưa có sự thống nhất giữa lịch tiêm chủng mở rộng
(tiêm vắc xin sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi và tiêm vắc xin sởi – rubella khi trẻ đủ
18 tháng tuổi) và tiêm dịch vụ vắc xin sởi – quai bị - rubella (bắt đầu khi trẻ 12
tháng tuổi và nhắc lại một mũi sau 4 – 6 năm) nên nhiều trẻ mất cơ hội tiêm đủ
hai mũi sởi sớm cho trẻ trước hai tuổi. Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ phụ thuộc
rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết về bệnh cũng như vắc xin phòng bệnh
của bố, mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ. Do vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu về “Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2
tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan”
nhằm mong muốn đề xuất được những giải pháp nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm
đầy đủ và đặc biệt tỷ lệ tiêm đúng lịch vắc xin sởi, đưa ra những khuyến nghị
phù hợp để tiến tới cùng Hà Nội loại trừ bệnh sởi trong thời gian sớm nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi về tiêm đầy

đủ, đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm đầy đủ
và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ dưới 2 của đối tượng nghiên cứu.
2


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Bệnh sởi

1.1.1 Giới thiệu về bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Biểu hiện của
bệnh bao gồm: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ
màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm
chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ,
trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch. Trước đây
hầu hết trẻ em đều mắc sởi. Việc triển khai rộng rãi tiêm vắc xin sởi trong nhiều
năm đã khống chế thành công bệnh sởi.
Tác nhân gây bệnh là vi rút sởi, là một loại vi rút ARN thuộc chi
Morbilivirus, họ Paramyxoviridae. Người là ổ chứa duy nhất. Thời kỳ ủ bệnh
kéo dài từ 7 – 18 ngày, trung bình 10 ngày. Thời kỳ lây truyền từ 5 ngày trước
cho tới 5 ngày sau phát ban. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải các
dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong khơng khí hoặc
tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh sởi có tốc
độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong điều kiện sống khép kín thì hầu hết những
người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh; miễn dịch có được sau mắc

bệnh hoặc sau tiêm vắc xin bền vững; miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể
bảo vệ trẻ trong vịng 6 đến 9 tháng sau khi ra đời [2].
1.1.2 Tình hình bệnh sởi
Trên thế giới:
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trước khi có vắc xin sởi
(1963) trung bình mỗi năm có khoảng 2,6 triệu trường hợp tử vong sởi và trung
bình cứ 2-3 năm lại xảy ra dịch lớn. Giai đoạn 2000-2017, ước tính vắc xin sởi
3

Thang Long University Library


4

đã ngăn ngừa được khoảng 21,1 triệu trường hợp tử vong do sởi và giảm 80%
từ 545.000 trường hợp ước tính của năm 2000 xuống cịn 110.000 trường hợp
vào năm 2017 trên toàn thế giới [22]. Trước những thành tựu đạt được sau khi
triển khai tiêm vắc xin sởi, Tổ chức Y tế thế giới đã đặt mục tiêu loại trừ bệnh
sởi tại cả 5 khu vực trên thế giới vào năm 2020, nhiều quốc gia trên thế giới đã
đạt hoặc đang từng bước thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi đã đề ra, tuy
nhiên trên thực tế bệnh sởi đã tăng trở lại ở nhiều vùng trên thế giới, bao gồm
cả châu Âu, châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Á từ năm 2008 tới nay với mức ảnh
hưởng rộng khắp toàn cầu.
Theo báo cáo của WHO đến ngày 30/9/2019, toàn cầu ghi nhận tổng
cộng 423.963 trường hợp mắc sởi (bao gồm cả trường hợp sởi xác định bởi kết
quả phịng xét nghiệm, lâm sàng và có liên quan dịch tễ học), tại tất cả các khu
vực và vùng lãnh thổ. Các khu vực mắc nhiều trong 9 tháng đầu năm 2019 bao
gồm: khu vực Châu Phi (186.010 trường hợp), khu vực Châu Âu (97.527
trường hợp), khu vực Đông Nam Châu Á (67.604 trường hợp) và khu vực Tây
Thái Bình Dương (49.396 trường hợp). Khu vực có số trường hợp mắc sởi thấp

là khu vực Châu Mỹ với 6.506 trường hợp sởi, tuy nhiên khu vực này chỉ công
nhận những trường hợp mắc sởi được xác định bởi phòng xét nghiệm, do đó
nếu xác định trường hợp sởi dựa trên cả 3 yếu tố như các khu vực khác thì số
trường hợp mắc sởi được ghi nhận có thể sẽ lớn hơn nhiều. So sánh với cùng kì
năm 2018, số mắc sởi toàn cầu trong năm 2019 tăng 2,45 lần, trong đó khu vực
Châu Phi tăng gấp 7,91 lần (188.010 trường hợp /23.753 trường hợp), khu vực
Tây Thái Bình Dương tăng 2,69 lần (49.396 trường hợp /18.311 trường hợp) và
khu vực Châu Âu tăng gần 2 lần (97.527 trường hợp /52.958 trường hợp).
Số mắc sởi tại Châu Phi tăng mạnh chủ yếu là do dịch sởi ở tại
Madagascar kéo dài từ những tháng cuối năm 2018 sang năm 2019, cũng theo
số liệu thống kê của WHO, dịch sởi tại Madagascar bùng phát mạnh từ tháng
4


5

11/2018 cho đến nay; chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2019, Madagascar đã ghi
nhận 127.520 trường hợp mắc sởi chiếm 67,8% tổng số trường hợp mắc sởi
của cả Châu Phi. Cũng theo số liệu thống kê của WHO, số mắc sởi tại khu vực
Châu Âu tăng cao chủ yếu ở Ukraine. Nếu tính cả năm 2018 số trường hợp
mắc sởi ở nước này là trên 100.000 trường hợp, cao hơn cả số mắc của toàn
khu vực Châu Âu trong năm 2019.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Phillipines là nước có số trường hợp
mắc sởi cao nhất, theo số liệu thống kê của WHO tính đến tháng 9 năm 2019,
số mắc sởi ở nước này là 39.129 trường hợp, chiếm 80% số trường hợp mắc
sởi của toàn khu vực (gồm 37 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam).
Tại Việt Nam:

Biểu đồ 1.1 Tình hình bệnh sởi tại Việt Nam từ năm 2008 – 2017 [58]
Số ca mắc sởi tại Việt Nam trong 10 năm (từ 2008 – 2017) có giảm so với

những năm trước đây, tuy nhiên diễn biến cịn có những vụ dịch xảy ra với chu
kỳ khoảng 5 năm 1 lần. Vụ dịch xảy ra gần đây nhất vào năm 2014, theo diễn
biến tự nhiên của bệnh, nếu như lỗ hổng miễn dịch quần thể không được lấp

5

Thang Long University Library


6

đầy bằng việc tiêm đầy đủ vắc xin sởi, rất có thể dịch sởi sẽ quay lại trong 1- 2
năm tới.
Tại Việt Nam dịch sởi dịch sởi xuất hiện từ những tháng cuối năm của
năm 2018 tại một số tỉnh miền Bắc và miền Nam và lan rộng ra toàn quốc vào
năm 2019. Tính từ đầu năm 2019 đến hết tháng 10/2019, toàn quốc ghi nhận
trên 35.000 trường hợp sốt phát ban (SPB) nghi sởi, 03 trường hợp tử vong
(Hòa Bình, Sơn La và Hà Nam) và có gần 10.000 trường hợp sởi xác định bằng
kết quả xét nghiệm. Bệnh sởi xuất hiện ở tất cả 63 tỉnh/thành phố trên cả nước,
trong đó có những tỉnh/thành có số trường hợp sốt phát ban/nghi sởi cao như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Lắc... [22].
Tại Hà Nội:

Biểu đồ 1.2 Tình hình bệnh sởi tại Hà Nội từ năm 2000 – 2017 [27]
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, tại Hà Nội, năm 2009 và năm
2014 là những năm xảy ra những vụ dịch sởi với số trường hợp mắc rất cao
(Biểu đồ 1.2). Năm 2017 số ca mắc có xu hướng tăng so với 2 năm trước.
Năm 2018, Hà Nội có 571 trường hợp mắc sởi xác định, và 148 trường
hợp sốt phát ban không phải là sởi, kết quả cho thấy các yếu tố làm tăng khả
năng mắc sởi bao gồm các đối tượng không tiêm vắc xin phịng sởi [OR= 4,7

(2,7-7,2)]; tiêm chủng khơng đầy đủ [OR =3,7 (1,7-8,1)], tiếp xúc với trường
6


7

hợp sốt phát ban nghi sởi trước đó [OR = 2,1 (1,2 -3,8)], có tiền sử nhập viện
trước đó [OR = 6,5 (1,3-31,9)] và sinh sống tại khu vực nội thành (OR = 2,1
(1,01 – 4,6)] [28]. Để làm giảm nguy cơ mắc sởi cần phải tăng tỉ lệ tiêm chủng
đầy đủ vắc xin sởi, phát hiện sớm các trường hợp nghi bệnh nhằm cách ly triệt
để và đặc biệt phải kiểm soát tốt lây chéo trong bệnh viện.

Biểu đồ 1.3 Phân bố trường hợp mắc sởi trong năm 2017 theo tiền sử
tiêm chủng (n=63) [27]
Tại huyện Thường Tín:
50
40
30

Mắc
Chết

20
10
0

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Biểu đồ 1.4 Tình hình bệnh sởi tại huyện Thường Tín
Năm 2014 Thường Tín cũng là huyện có số trường hợp mắc sởi tăng vọt so với
các năm trước, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn 3 trường hợp và năm 2016
7

Thang Long University Library


8

tồn huyện khơng có trường hợp nào nhưng sang năm 2017 lại bắt đầu xuất
hiện trở lại (1 trường hợp).
1.2 Vắc xin phòng bệnh sởi và lịch tiêm chủng
Vắc xin phòng bệnh sởi được phát triển vào những năm 1963 và nhanh
chóng được thơng qua. Các chương trình tiêm chủng mở rộng do Chữ thập đỏ
Hoa Kỳ, Tổ chức Liên hiệp quốc, Trung tâm Phịng chống và Kiểm sốt Bệnh
tật Hoa Kỳ (CDC), UNICEF và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra vào năm
2001 đã góp phần làm bệnh sởi trên toàn cầu và ở trẻ em giảm xuống còn
118.000 trường hợp vào năm 2008 [43].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trước khi có vắc xin sởi (1963)
trung bình mỗi năm có khoảng 2,6 triệu trường hợp tử vong sởi và trung bình cứ
2-3 năm lại xảy ra dịch lớn. Giai đoạn 2000-2017, ước tính vắc xin sởi đã ngăn

ngừa được khoảng 21,1 triệu trường hợp tử vong do sởi và giảm 80% từ 545.000
trường hợp ước tính của năm 2000 xuống cịn 110.000 trường hợp vào năm
2017 trên toàn thế giới. Trước những thành tựu đạt được sau khi triển khai tiêm
vắc xin sởi, Tổ chức Y tế thế giới đã đặt mục tiêu loại trừ bệnh sởi tại cả 5 khu
vực trên thế giới vào năm 2020, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt hoặc đang
từng bước thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi đã đề ra, tuy nhiên trên thực tế
bệnh sởi đã tăng trở lại ở nhiều vùng trên thế giới, bao gồm cả châu Âu, châu
Phi, Bắc Mỹ và Nam Á từ năm 2008 tới nay với mức ảnh hưởng rộng khắp toàn
cầu [57].
Từ năm 2008, các chiến dịch tiêm vắc xin đã bị cắt giảm tài chính, làm cho
bệnh truyền nhiễm tăng trở lại. Theo WHO, mặc dù chi phí cho tiêm phịng sởi
cho trẻ dưới 1 đô la Mỹ, dịch bệnh vẫn được báo cáo tại 30 quốc gia ở châu Phi
cũng như tại Thái Lan, Bungari, Indonesia và Việt Nam. Nước Anh cũng trải
qua sự bùng phát của bệnh sau khi công bố bài báo vào năm 1998 một cách
thiếu sót cho thấy có mối liên quan giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Mặc dù
8


9

sau đó bài báo và bằng y khoa của tác giả bị thu hồi, tình trạng tiêm chủng
MMR của nước này vẫn chưa đạt được những kết quả như trước khi bài báo
được công bố. Các trường hợp mắc bệnh sởi đã tăng lên gấp 10 lần so với một
thập niên trước đó [37].
Từ năm 1981, chương trình tiêm chủng mở rộng do WHO khuyến cáo tiêm
một mũi vắc xin sởi đơn cho trẻ từ 9 tháng tuổi ở những quốc gia mà bệnh sởi là
nguy cơ trong năm đầu đời [45]. Chín tháng là độ tuổi thích hợp để vừa đảm
bảo tính hiệu quả của vắc xin và ngăn chặn được những trường hợp mắc bệnh
sớm [46].
Tuy nhiên, sau khi tiêm một liều, 85% trẻ chín tháng tuổi và chỉ khi tiêm

liều thứ hai thì 95% trên mười hai tháng tuổi mới miễn nhiễm với bệnh sởi, do
vậy đã có khuyến cáo tiêm hai mũi sởi cách nhau ít nhất một tháng để đảm bảo
hiệu quả phòng bệnh [57]. Hầu như tất cả những người khơng có miễn dịch sau
một liều đơn đều đạt miễn dịch sau mũi thứ hai. Tác dụng của vắc xin bệnh sởi
kéo dài nhiều năm. Khi tỷ lệ tiêm chủng trong vùng đạt trên 95% thì thường
khơng cịn bùng phát dịch nữa. Tuy nhiên, dịch có thể tái phát nếu tỷ lệ tiêm
chủng lại giảm [42].
Lịch tiêm chủng vắc xin sởi phụ thuộc vào cả dịch tễ học của từng địa
phương, và các mục tiêu của chương trình cụ thể. Lịch tiêm chủng sớm 2 mũi
vắc xin sởi có thể phù hợp hơn đối với các khu vực có tỷ lệ lây truyền cao ở trẻ
nhỏ. Thông thường, liều đầu tiên được khuyến cáo tiêm khi trẻ 9 tháng khi
kháng thể từ mẹ truyền cho trẻ đã suy yếu, liều thứ hai tốt nhất tiêm khoảng từ 6
tháng sau đó [41].
WHO khuyến cáo các quốc gia vẫn đang có bệnh sởi lưu hành áp dụng lịch
tiêm sởi mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng và tiêm liều 2 khi trẻ 15-18 tháng tuổi. Cung
cấp lịch tiêm sởi mũi 2 cho trẻ em trong năm thứ hai của cuộc đời giảm tỷ lệ
tích lũy trẻ nhạy cảm và nguy cơ bị bùng phát dịch, đảm bảo phòng bệnh sớm
9

Thang Long University Library


10

cho trẻ, làm chậm q trình tích lũy số trẻ khơng có miễn dịch phịng bệnh và có
thể chủng ngừa cùng các bệnh thơng thường khác (ví dụ: vắc xin phòng bệnh
bạch hầu, ho gà, uốn ván - DPT). Các quốc gia được khuyến khích đưa ra chính
sách sàng lọc trẻ em trước khi đi học để bảo đảm rằng trẻ đã nhận được hai liều
vắc xin sởi và bổ sung khi trẻ thiếu bất kỳ mũi vắc xin nào [56].
Vắc xin được dùng phổ biến hiện nay là vắc xin kết hợp 3 loại sởi – quai bị

– rubella (MMR). CDC khuyến cáo trẻ em được tiêm hai liều vắcxin MMR, bắt
đầu với liều đầu tiên từ 12 đến 15 tháng tuổi, và liều thứ hai từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ
vị thành niên và người lớn cũng được khuyến cáo nên được tiêm vắc xin MMR
trong lịch sử tiêm chủng của mình [44]. Các quốc gia phát triển như Châu Âu,
Châu Úc cũng áp dụng lịch tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ tương tự, tuy nhiên liều
thứ hai trẻ được tiêm vắc xin MMRV (phòng bệnh sởi – quai bị – rubella – thủy
đậu) khi trẻ 18 tháng.

Biều đồ 1.5. Báo cáo toàn cầu về số ca mắc sởi và độ bao phủ 1 mũi vắc xin
sởi giai đoạn 1980 – 2016 [48]
Sau nhiều năm áp dụng lịch tiêm chủng sởi 1 mũi, nhiều quốc gia vẫn
không thể loại trừ bệnh sởi, dù độ bao phủ với mũi 1 cao, hàng năm thế giới
vẫn ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc, và việc tiêm mũi thứ 2 là cần thiết [52].
10


11

Trên thế giới độ bao phủ mũi 2 vắc xin sởi vẫn còn thấp (khoảng 70%), chưa
đạt mức khuyến cáo của WHO (trên 95%) để hướng đến mục tiêu loại trừ sởi
[50].
Có thể nói chiến lược tiêm chủng sởi 2 mũi là rất đúng đắn để góp phẩn
quyết định sự thành cơng cho mục tiêu loại trừ bệnh sởi. Ngồi ra, việc này cịn
góp phần làm giảm chi phí trong cơng tác điều trị và phịng chống bệnh. Một
nghiên cứu tại nước Cộng hòa dân chủ Congo đã thiết lập mơ hình ba chiến
lược tiêm vắc xin và so sánh hiệu quả chi phí giữa các chiến lược với nhau
trong giai đoạn giả định là 15 năm. Kết quả cho thấy so với chiến lược 1 (chỉ
MCV1), chiến lược 2 (MCV2 trong các chiến dịch bổ sung) sẽ ngăn ngừa được
tổng cộng 5.808.750 trường hợp sởi, 156.836 ca tử vong do sởi và tiết kiệm
199 triệu đô la Mỹ.


Biểu đồ 1.6. Số quốc gia áp dụng lịch tiêm sởi mũi 2 và độ bao phủ 2
mũi vắc xin sởi toàn cầu giai đoạn 2000 – 2016 [48]
So với chiến lược 1, chiến lược 3 (MCV2 trong tiêm chủng định kỳ) ngăn
ngừa được tổng số 13.232.250 trường hợp sởi, 166.475 trường hợp tử vong do
sởi và tiết kiệm 408 triệu đô la Mỹ [39].
Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được
triển khai từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế
11

Thang Long University Library


12

thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Chương trình có mục tiêu ban đầu là
cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi
mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao như bệnh lao, bệnh
bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván và bệnh sởi. Sau một thời gian thí điểm,
chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm
chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên tồn quốc đã có cơ
hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Sau khi có chủ trương đưa vắc xin
mới phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Haemophilus
influenzae b (Hib) cũng như bổ sung các mũi tiêm nhắc của vắc xin sởi và vắc
xin DPT vào chương trình, ngày 17/3/2010 Bộ Y tế có quyết định số
845/2010/QĐ-BYT thay đổi về lịch tiêm các vắc xin phòng bệnh viêm gan B,
bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và Hib (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Lịch tiêm chủng của trẻ em trong chương trình TCMR [1]
STT Tuổi của trẻ
1


Sơ sinh

2

02 tháng

3

03 tháng

4

04 tháng

5

09 tháng

6

18 tháng

Vắc xin sử dụng
- BCG
- Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ
- DPT-VGB-Hib mũi 1
- OPV lần 1
- DPT-VGB-Hib mũi 2
- OPV lần 2

- DPT-VGB-Hib mũi 3
- OPV lần 3
- Sởi mũi 1
- DPT mũi 4
- Sởi mũi 2
12


13

Từ năm 2015, vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ 18 tháng được thay thế bằng vắc
xin sởi – rubella [5].
Hiện nay, chương trình TCMR tại Việt Nam sử dụng vắc xin sởi đơn cho trẻ
từ 9 tháng và vắc xin MR cho trẻ 18 tháng, ngoài ra dịch vụ tiêm chủng ngồi
chương trình sử dụng vắc xin MMR. Việc tiêm chủng mũi sởi đầu tiên cho trẻ
lúc 9 tháng là vơ cùng quan trọng. Chính việc trì hỗn tiêm sởi cho trẻ 9 tháng
tuổi làm cho số mắc trong độ tuổi này là đáng kể.
Tỷ lệ mắc sởi của Việt Nam cũng liên tục giảm từ năm 1984 đến nay (từ
1.566,2/100.000 dân năm 1984 xuống 29,8/100.000 dân năm 2010, sau chiến
dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi trên toàn quốc cuối năm 2010 tỷ lệ mắc
sởi tiếp tục giảm còn 8,6/100.000 năm 2011), đi cùng với tỷ lệ tăng dần của các
mũi tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi. Liên tục trong 8 năm từ năm 2003,
không ghi nhận ca tử vong do sởi trên toàn quốc.

Biểu đồ 1.7 Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi tại Việt Nam, giai
đoạn 1984-2012
Một nghiên cứu mô tả sử dụng thiết kế hồi cứu được thực hiện nhằm cung
cấp thông tin về diễn biến và đặc điểm bệnh sởi trên toàn quốc trong các năm
2013-2014, kết quả cho thấy trong thời gian này, tại Việt Nam bệnh sởi tiếp tục
13


Thang Long University Library


14

diễn biến theo chu kỳ. Dịch sởi lan truyền nhanh và xảy ra trên diện rộng với
17.000 ca mắc sởi trên tồn quốc. Tỷ lệ mắc sởi trung bình hàng năm trong giai
đoạn 2013-2014 là 9,35/100.000 dân. Nhóm dưới 1 tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc
cao nhất (220,6/100.000 trẻ), tiếp theo là nhóm 1-4 tuổi (2/100.000 trẻ) trong
năm 2014. Nhóm khơng tiêm chủng vắc xin sởi chiếm số ca mắc cao hơn 16,9
lần so với nhóm tiêm chủng đủ hai mũi [15].
Một nghiên cứu dịch tễ học mô tả đặc điểm tình hình bệnh sởi tại Hà Nội từ
2010 đến 2016 cho thấy trong 6 năm từ 2010 đến 2016 trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã ghi nhận 1.820 trường hợp mắc sởi, 14 trường hợp tử vong trong đó
năm 2014 ghi nhận số mắc cao nhất với 1.741 trường hợp chiếm 95,6% số
trường hợp mắc cả 6 năm. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ mắc cao là: Từ 15 tuổi trở lên
chiếm 33,0%, dưới 1 tuổi là 32,4%, từ 1 đến 4 tuổi chiếm 25,4%. Các nhóm
khác chiếm tỷ lệ thấp (9,2%). Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không
được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ (81,2%) [21].
1.3. Một số nghiên cứu liên quan
Trên thế giới
Việc chủng ngừa vắc xin sởi cho trẻ đã làm giảm đáng kể số ca mắc sởi
trên toàn thế giới trong nhiều năm nay. WHO khuyến cáo, cùng với việc giám
sát phát hiện chặt chẽ các ca nghi ngờ, tiêm chủng là yếu tố quyết định để
hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi. Trong nhiều năm, số liệu này luôn được
WHO quan tâm và thống kê, theo dõi một cách chặt chẽ. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm
chủng đầy đủ trong đó có vắc xin phịng sởi, dao động lớn ở các quốc gia khác
nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kiến thức và thực hành về
tiêm chủng của các bà mẹ và người giám hộ trẻ đóng vai trị đặc biệt quan

trọng.
Tại Việt Nam

14


×