Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Kinh nghiệm giao lưu cán bộ quản lý giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 25 trang )


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
THAM DỰ GIAO LƯU
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013

ĐƠN VỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG PHÚ 2
ĐỀ TÀI
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

- Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục
toàn diện cho thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông
là nền tảng văn hóa của một quốc gia, sức
mạnh tương lai của một dân tộc, đặt cơ sở
nền tảng, vững chắc cho sự phát triển toàn
diện của con người. Vì vậy trách nhiệm giáo
dục thế hệ trẻ ở phổ thông nói chung và bậc
tiểu học nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan
trọng. Nhà trường chịu trách nhiệm trước xã
hội về sự phát triển của thế hệ trẻ.
ĐẶT VẤN ĐỀ

- Công việc đó được thực hiện bởi sự cố gắng của toàn hệ
thống giáo dục trong đó giáo viên chủ nhiệm là lực lượng
nòng cốt thực hiện trọng trách này.
- Trong thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức được
một cách sâu sắc vai trò của mình dẫn đến chưa toàn tâm toàn
ý, hiệu quả công tác chủ nhiệm đạt chưa cao, hoặc chưa xử lí
một cách thấu đáo, thuyết phục trong các tình huống,nên giáo
viên chủ nhiệm làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ
thống, uy tín của giáo viên và uy tín của cả tập thể.



- Để giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác chủ
nhiệm lớp cần có sự chỉ định, định hướng của Ban giám
hiệu, chính công tác này sẽ là kim chỉ nam, là điểm tựa
để các giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt vai trò của
mình, xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, học tập có chất
lượng, sinh hoạt có nề nếp, có bầu không khí hợp tác
trong mọi hoạt động, luôn tạo ra dư luận lành mạnh, tích
cực thúc đẩy tập thể lớp phát triển vững mạnh.

- Xây dựng kế hoạch khung để làm cơ sở giúp đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch chủ nhiệm của
lớp.
- Vạch ra các nội dung cần thực hiện trong quá trình
quản lí điều hành tập thể lớp chủ nhiệm.
- Định hướng về thời gian, giai đoạn cụ thể thực hiện
một phần nội dung trong kế hoạch công tác chủ nhiệm.
- Làm tích cực hóa môi trường giáo dục, giải quyết tốt
vấn đề về chất lượng học tập, giáo dục đạo đức học
sinh, duy trì sĩ số, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học.
- Thu thập thông tin và xử lí thông tin về học sinh từ
phía giáo viên chủ nhiệm.
- Thúc đẩy phong trào nhà trường, thực hiện tốt phương
châm “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”

Giải quyết vấn đề
Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối,
chủ trương nhất định.
Ban giám hiệu nhà trường phải hiểu rõ khái niệm
chỉ đạo để có thể thực hiện tốt công tác này.

* Thế nào là chỉ đạo?
* Vậy việc chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với
công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa gì?
Những ý nghĩa đó là:

* Để giải quyết tốt những vấn đề trong việc chỉ
đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tôi xin
đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Làm rõ nhận thức về nhiệm vụ, vai trò của giáo viên
chủ nhiệm:
Việc làm rõ vai trò của giáo viên có tác dụng như một
định hướng nhấn mạnh vị trí của giáo viên chủ nhiệm
trong việc tổ chức quản lí học sinh, giáo viên chủ nhiệm
chính là nhịp cầu nối tiếp nhận và truyền tải thông tin từ
phía Ban giám hiệu đến tập thể lớp và ngược lại.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường cần quán
triệt nhận thức cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò:
- Là người chịu trách nhiệm quản lí, giáo dục toàn diện
học sinh và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về
mọi vấn đề của lớp chủ nhiệm.
- Tổ chức các hoạt động tự quản lí nhằm phát huy tiềm
năng tích cực của học sinh.
- Là cầu nối giữa tập thể học sinh lớp với các tổ chức xã
hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối
hợp với các lực lượng giáo dục
- Đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của
mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.


2.Chỉ đạo việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Triển khai kế hoạch của nhà trường, triển khai kế hoạch
khung, các nội dung cần thể hiện đầy đủ thông tin trong sổ
kế hoạch chủ nhiệm và các chủ điểm hoạt động hàng tháng,
hàng tuần để giáo viên chủ nhiệm có cơ sở xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp.
3. Chỉ đạo thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm:
- Tìm hiểu phân loại học sinh:

Ngay từ giai đoạn đầu của năm học mới việc chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình về trình độ học
sinh, hoàn cảnh của từng em, đặc điểm về cá tính, năng
lực, đặc biệt đối với các học sinh lớp đầu cấp… luôn
được quan tâm, đây là tiền đề cho công tác tổ chức, sắp
xếp, cung cấp thông tin, số liệu một cách chính xác cho
Ban giám hiệu.
- Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
Ban giám hiệu chỉ đạo việc tiến hành công tác tổ chức
lớp: bầu ban cán sự lớp,… sớm đưa ra hoạt động của
lớp đi vào nề nếp, bước đầu xây dựng nếp tự quản, ý
thức tự giác, hợp tác trong các hoạt động của lớp.

- Xây dựng môi trường học tập lí thú:
Hướng dẫn giáo viên thực hiện các biện pháp thu
hút học sinh như : Trong giảng dạy thường xuyên
sử dụng đồ dùng dạy học tạo hứng thú cho học
sinh có cảm giác mỗi ngày đến lớp là một niềm
vui: Tổ chức cho học sinh học tập chủ động, tích
cực,… thông qua các hoạt động trao đổi rút kinh
nghiệm với đồng nghiệp, giới thiệu các chuyên đề

và các hình mẫu về xây dựng môi trường học tập.
Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tham gia có
hiệu quả các hoạt động phong trào chung của nhà
trường.

- Giúp giáo viên chủ nhiệm có được khả năng nắm
bắt và phải nhạy bén trước những dư luận tiêu cực
để khống chế nhằm đảm bảo cho lớp chủ nhiệm
luôn có cơ hội tiếp cận và sinh hoạt trong môi
trường có dư luận tích cực,phù hợp với quyền lợi
và sự phát triển toàn diện của mọi học sinh
- Hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên các nội dung giáo
dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh
hoạt tập thể, công tác duy trì sĩ số…
5. Chỉ đạo việc liên kết với các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo
dục học sinh
4. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung giáo
dục toàn diện

- Chỉ đạo các bộ phận, đoàn thể (đoàn, đội, thư viện…) trong
nhà trường phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để
kịp thời hỗ trợ trong việc giáo dục học sinh góp phần nâng
cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.
- Chỉ đạo giáo viên phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, hội
khuyến học, chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh
trong các hoạt động dạy học, rèn luyện học sinh, tranh thủ hỗ
trợ về tinh thần và vật chất phục vụ để thực hiện tốt nhiệm
vụ.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành Đại hội phụ

huynh học sinh lớp, hướng dẫn quy trình tiến hành đại hội,
nắm bắt số điện thoại của phụ huynh để thuận lợi trong liên
lạc.

6. Chỉ đạo việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Ban giám hiệu luôn khuyến khích và yêu cầu giáo viên
chủ nhiệm thực hiện công bằng, khách quan và công
khai trong đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học
sinh, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phải
được thông báo đến gia đình các em kịp thời và đúng
thời gian quy định, kiên quyết xử lí các biểu hiện sai trái
làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục học sinh.
*Còn việc kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp thì:

- Thực hiện dự giờ, rút kinh nghiệm tiết sinh hoạt chủ
nhiệm lớp.
- Dựa trên chất lượng sinh hoạt và học tập của học sinh.
-
Dựa trên chất lượng giáo dục đạo đức.
-Dựa trên sự tín nhiệm của các lực lượng giáo dục, của
các đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh.
*Vấn đề khen thưởng, khiển trách và quá trình tư
vấn, thúc đẩy trong chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp:
1. Chế độ khen thưởng :
Động viên khen thưởng bằng các hình thức: Tuyên
dương, nêu gương điển hình, tặng thưởng bằng vật
chất cho giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp có thành
tích tốt trong các phong trào.

2. Kỉ luật :

Phê bình, khiển trách những giáo viên chưa thực hiện tốt
vai trò trách nhiệm gây ra hậu quả ảnh hưởng đến quyền
lợi và lợi ích của học sinh, uy tín của nhà trường.
3. Tư vấn :
Giúp giáo viên chủ nhiệm tháo gỡ những khó khăn trong
công tác chủ nhiệm lớp.
4. Thúc đẩy :
Giúp giáo viên thực hiện sự điều chỉnh phù hợp trong
công tác chủ nhiệm.
* Hiệu quả - bài học kinh nghiệm:

- Hiệu quả:
Thông qua các biện pháp trên, kết quả công tác
chủ nhiệm của tập thể giáo viên chủ nhiệm trường
tôi đạt kết quả rất đáng khích lệ:
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm hơn so với năm
trước.
+ Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại thực hiện
đầy đủ đạt 100%
+ Tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 70%,cao hơn
năm trước.
+ Học sinh khối 5 xét hoàn thành chương trình
tiểu học 100%
+ Uy tín nhà trường được nâng cao.

** Bài học kinh nghiệm:
+ Ban giám hiệu cần quan tâm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ năm học để giúp giáo viên thực hiện công tác
chủ nhiệm đúng quỹ đạo và điều chỉnh kịp thời khi có
dấu hiệu lệch.

+ Trong quá trình chỉ đạo Ban giám hiệu cần phải thực
sự tôn trọng và tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để giáo
viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
+ Cần quan tâm, nhắc nhở giáo viên rèn luyện hoàn
thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo để
xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo.

+ Công tác chủ nhiệm là một công việc mang tính xã hội rất
cao, ban giám hiệu cần chỉ đạo giáo viên phải thực sự đi sâu,
đi sát từng đối tượng học sinh, kịp thời tuyên dương những
quan hệ, dư luận tích cực, đồng thời kiên quyết bại trừ tận gốc
những biểu hiện, dư luận không tích cực.
+ Kịp thời giúp giáo viên chủ nhiệm tháo gỡ những khó khăn
trong công tác chủ nhiệm.
+ Phải thực hiện tốt khâu “Giáo dục kết hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội”… Ban giám hiệu cần xây dựng mối quan
hệ hợp tác với các lực lượng giáo dục giúp giáo viên tiếp cận
tốt với các lực lượng này.

Để phát huy được vai trò của công tác chủ nhiệm
lớp thì nhà trường cần phải tôn vinh những giáo
viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, có thành tích và
tạo ra một phong trào thi đua tích cực trong công
tác này.
+ Đồng thời với việc động viên tinh thần như trên,
nhà trường cũng nên có một chế độ vật chất phù
hợp sao cho vừa bù đắp được công sức của các
giáo viên chủ nhiệm vừa làm cho các giáo viên có
trách nhiệm hơn với nhiệm vụ nặng nề đầy những
việc không tên này.


III/ KẾT LUẬN
Giáo dục học sinh phổ thông ngày nay nói chung
và học sinh tiểu học nói riêng để các em từng bước
hình thành nhân cách toàn diện là nhiệm vụ hàng
đầu của các nhà công tác giáo dục mà nhà trường
giữ vai trò chủ đạo trong công tác đầy khó khăn
này.
Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi nhà quản lí
phải có tầm nhìn và khả năng chỉ đạo sâu sát, có
khả năng hướng dẫn, điều hành, điều chỉnh các
hoạt động của giáo viên trong quá trình chủ nhiệm
lớp.

Các thành viên trong hệ thống giáo dục trong nhà
trường phải thể hiện rõ cái tâm, phải hiểu rõ thiên
chức của mình để có những ứng xử khuôn mẫu và
chừng mực trong mối quan hệ nhân bản: thầy với
trò, người với người, thế hệ trước với thế hệ sau, để
trước hết giúp học sinh phát triển tốt trong các
quan hệ của mình từ đó làm tiền đề cho các hoạt
động khác trong đó có học tập và rèn luyện đạt
hiệu quả cao nhất.

Vì lớp học là một tế bào hữu cơ của nhà trường,
nên sự trưởng thành của một lớp, sự thành công
hay thất bại của một lớp đều ảnh hưởng rất nhiều
đến thành công hay thất bại của nhà trường. Vì thế
việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm là một nhiềm vụ
với tính chất “xương sống” nâng đỡ các hoạt động

khác của nhà trường. Đó là hoạt động mà các nhà
quản lí có tâm huyết không thể xem nhẹ.
Đạt được hiệu quả như trên là nhờ sự chỉ đạo sâu
sát của các cấp lãnh đạo,hướng đẫn nhiệt tình của
Hiệu trưởng và sự phối hợp nhịp nhàng của tập
thể giáo viên trong nhà trường.

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO

×