TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP NHĨM
MƠN: QUẢN LÝ CƠNG NGHỆ
ĐỀ BÀI:
TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT CÁC NGUN TẮC ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ.
MINH HOẠ CÁC NGUYÊN TẮC NÀY TRONG THỰC TẾ NHIỀU
DOANH NGHIỆP CỤ THỂ.
NHĨM 04
Lớp tín chỉ: Quản lý cơng nghệ (117)_5
Danh sách thành viên nhóm:
1. Trịnh Tuấn Dũng
2. Trần Linh Chi
3. Nguyễn Thọ
Khang
4. Dương Phương Lam
5. Nguyễn Hiền Mai
6. Nguyễn Thị Thảo
Phương
7. Nguyễn Phương
Thảo
8. Nguyễn Thị Hải Yến
MỤC LỤC
I. Tổng quan...............................................................................................................................1
II. Sơ lược: Khái quát về đánh giá công nghệ............................................................................1
1. Các quan niệm về đánh giá công nghệ...............................................................................1
2. Q trình phát triển của đánh giá cơng nghệ......................................................................2
3. Mục tiêu của đánh giá công nghệ.......................................................................................2
4. Sự tương tác giữa công nghệ và bối cảnh xung quanh.......................................................3
5. Đặc điểm của đánh giá công nghệ......................................................................................3
III. Các nguyên tắc đánh giá cơng nghệ.....................................................................................5
1. Ngun tắc tồn diện..........................................................................................................5
2. Ngun tắc khách quan......................................................................................................7
3. Nguyên tắc khoa học..........................................................................................................9
I. Tổng quan
Các nguyên tắc đánh giá công nghệ là một trong các nội dung khái quát về đánh giá
công nghệ, bao gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Các quan niệm về đánh giá công nghệ
Quá trình phát triển của đánh giá cơng nghệ
Mục đích của đánh giá công nghệ
Đặc điểm và nguyên tắc của đánh giá công nghệ
Sự tương tác giữa công nghệ và bối cảnh xung quanh
Các loại hình đánh giá cơng nghệ
Ba ngun tắc đánh giá cơng nghệ bao gồm: ngun tắc tồn diện, nguyên tắc
khách quan và nguyên tắc khoa học. Đây là những nguyên tắc căn bản để một đánh giá cơng
nghệ đem lại kết quả có ý nghĩa thực tiễn, đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, và có mối liên hệ
chặt chẽ với các đặc điểm của đánh giá cơng nghệ. Vì vậy, để tìm hiểu đầy đủ về các ngun
tắc đánh giá cơng nghệ, cần có một cái nhìn tổng quan về quan niệm, quá trình phát triển,
mục đích và đặc điểm của đánh giá cơng nghệ.
II. Sơ lược: Khái quát về đánh giá công nghệ
1. Các quan niệm về đánh giá công nghệ
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá cơng nghệ. Dưới đây là
một số định nghĩa về đánh giá công nghệ.
Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết
tồn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của q trình ra
quyết định
Đánh giá cơng nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi
trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của
một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.
Đánh giá cơng nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của
một cơng nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung
quanh.
Ở Việt Nam, định nghĩa về đánh giá công nghệ được quy định tại Khoản 17, Điều 2,
Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14, ban hành ngày 19/06/2017: “Đánh giá cơng
nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội,
mơi trường của cơng nghệ”1
2. Q trình phát triển của đánh giá cơng nghệ
Q trình chuyển đổi cơng nghệ từ quốc phòng sang dân dụng sau chiến tranh thế giới
thứ hai đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về mơi trường, gây sức ép buộc các chính phủ
1
Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19/06/2017
1
thực hiện các biện pháp đánh giá công nghệ ở cấp nhà nước. Từ đó đến nay, q trình phát
triển của đánh giá cơng nghệ có thể chia làm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công nghệ tiên tiến từ lĩnh vực
quốc phòng chuyển sang dân dụng. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển công nghệ là
sự ô nhiễm môi trường trầm trọng, dẫn đến sự thể chế hố đánh giá cơng nghệ
Giai đoạn 2: những năm của thập kỷ 1970, hoạt động đánh giá công nghệ lan sang các
nước Tây Âu với mong muốn phát triển đánh giá công nghệ như một bộ môn khoa
học mới.
Giai đoạn 3: cuối những năm 70 đầu những năm 80, là giai đoạn thể chế hóa đánh giá
cơng nghệ, xuất hiện các cơ quan chun trách về đánh giá công nghệ.
Giai đoạn 4: từ năm 1980 đến nay, đánh giá công nghệ đã bước vào giai đoạn hồn
thiện, có ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách và phát triển cơng nghệ.
Do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội mà sự phát triển của đánh giá công nghệ
ở các nước phát triển và đang phát triển có những nét khác biệt rõ rệt:
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Đánh giá cơng nghệ trở thành vấn đề có
tính lập pháp và trở thành một bộ môn
khoa học.
Kỹ thuật đánh giá công nghệ được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
một cách hiệu quả trong các phương
pháp phân tích.
Vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do
tình trạng lạc hậu về các mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Kỹ thuật đánh giá cơng nghệ đang
có những chuyển biến tích cực
trong các phương pháp phân tích.
3. Mục tiêu của đánh giá cơng nghệ
Nhìn chung, đánh giá cơng nghệ có ba mục đích chính sau:
Thứ nhất, đánh giá công nghệ để sắp xếp thứ tự ưu tiên trong lựa chọn công nghệ.
Trong trường hợp việc đánh giá công nghệ chỉ được tiến hành đối với một công
nghệ thì kết luận là chọn hay khơng chọn.
Thứ hai, đánh giá cơng nghệ để điều chỉnh và kiểm sốt cơng nghệ
Thứ ba, đánh giá công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ sử dụng làm
đầu vào cho quá trình ra quyết định.
4. Sự tương tác giữa công nghệ và bối cảnh xung quanh
Bối cảnh xung quanh đối với công nghệ bao gồm bảy yếu tố: dân số, kinh tế, mơi
trường, đầu vào, cơng nghệ, văn hố - xã hội và chính trị - pháp lý. Giữa cơng nghệ và các
yếu tố này có tác động qua lại.
Sự tương tác giữa công nghệ và các yếu tố của bối cảnh xung quanh là rất phức tạp vì
vậy khi đánh giá công nghệ phải xem xét ảnh hưởng của công nghệ tới bảy yếu tố của bối
cảnh xung quanh và ngược lại, cụ thể như sau:
2
Các yếu tố dân số. Một cơng nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số, tuổi
thọ, cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu khác nhau, trình độ học vấn và các đặc điểm về
lao động (mức thất nghiệp và cơ cấu lao động).
Các yếu tố kinh tế. Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này có thể là tính khả thi về
kinh tế (chi phí - lợi ích); cải thiện năng suất (vốn và các nguồn lực khác); tiềm năng
thị trường (quy mô, độ co giãn); tốc độ tăng trưởng và độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các yếu tố môi trường. Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này bao gồm môi
trường vật chất (khơng khí, nước và đất đai); điều kiện sống (mức độ thuận tiện và
tiếng ồn); cuộc sống (độ an toàn và sức khoẻ) và môi sinh.
Các yếu tố đầu vào. Một cơng nghệ có thể tác động đến mức độ dồi dào của
nguyên vật liệu và năng lượng, tài chính và nguồn nhân lực có tay nghề.
Các yếu tố cơng nghệ. Các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như năng
lực, độ tin cậy và hiệu quả; các phương án lựa chọn công nghệ như độ linh hoạt và
quy mô; mức độ phát triển của hạ tầng như sự hỗ trợ và dịch vụ.
Các yếu tố văn hoá – xã hội. Thuộc nhóm yếu tố này có chỉ tiêu như sự tác động đến
cá nhân (chất lượng cuộc sống), tác động đến xã hội (các giá trị về mặt xã hội) và sự
tương thích với nền văn hố hiện hành.
Các yếu tố chính trị - pháp lý. Một cơng nghệ có thể được chấp nhận về mặt
chính trị hoặc là khơng, có thể đáp ứng được đại đa số nhu cầu của dân chúng hoặc là
khơng; và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với thể chế và chính sách.
Danh mục các yếu tố thuộc từng nhóm có thể cịn dài hơn nữa, phụ thuộc vào
từng cơng nghệ cụ thể. Các yếu tố của môi trường xung quanh được liệt kê ở trên liên
tục được thay đổi theo thời gian vì vậy mức độ tác động của cơng nghệ đối với chúng
cũng thay đổi. Điều này địi hỏi hoạt động đánh giá cơng nghệ cũng mang tính động
không tĩnh tại.
5. Đặc điểm của đánh giá công nghệ
Đánh giá công nghệ được coi là một dạng nghiên cứu chính sách.
Gồm các đặc điểm sau:
Liên quan đến nhiều biến số, các biến số lại có các thứ nguyên
khác nhau (KT, VH-XH, tài nguyên, dân số, chính trị…) và mang
tính phi tuyến cao.
VD: Khi triển khai ứng dụng Uber tại Việt Nam, các nhà hoạch định triển
khai thêm dịch vụ xe ơm thay vì chỉ có taxi, ơ tơ. Vì địa hình Việt Nam ưa
chuộng xe máy, người Việt có thói quen đi xe máy thay vì ơ tơ. Như vậy,
các chuyên gia của Uber đã đánh giá được trên cùng một nền tảng cơng
nghệ, Uber phải tính tốn đến nhiều dịch vụ (taxi hạng sang, taxi thường,
xe ôm,…) để phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng với thói
quen đi lại khác nhau, thu nhập khác nhau, lứa tuổi, thái độ và sở thích
khác nhau.
3
Phải xem xét các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián
tiếp.
VD: Khi xem xét khía cạnh dân số để triển khai công nghệ sản xuất thực
phẩm sạch cho cơng nhân trong nhà máy, ta có thể xác định chính xác số
lượng cơng nhân, tuy nhiên khơng thể xác định số lượng thân nhân của họ
cùng đến sinh sống, những người đến cung cấp dịch vụ cho những người
làm việc trong cơng nghệ đó,...
Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm người trong xã hội.
Các nhóm người này có lợi ích khác nhau, đơi khi đối lập với 1 công
nghệ cụ thể.
VD: Công nghệ trồng rau sạch VinEco đem lại nguồn thực phẩm sạch cho
người tiêu dùng, tuy nhiên lại là đối thủ cạnh tranh đối với các hộ nông
nghiệp truyền thống.
Liên quan đến nhiều bộ môn khoa học.
Vì phải đánh giá mối quan hệ với tất cả các yếu tố mà cơng nghệ có thể
tác động tới.
VD: Công nghệ sản xuất giấy trong các nhà máy ở ven sơng cần được
đánh giá cẩn trọng dưới góc độ môi trường, sinh thái, kinh tế - xã hội,… để
đảm bảo đem lại lợi ích lớn nhất và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và
những ảnh hưởng tiêu cực khác
Đòi hỏi cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Đa số công nghệ tồn tại trong thời gian dài, các yếu tố bối cảnh xung
quanh có thể thay đổi, do đó, mức độ tác động của cơng nghệ tới mơi
trường có thể tăng, giảm hoặc đổi dấu.
VD: Trong ngắn hạn, công nghệ sản xuất xe đạp điện có ưu điểm là sản
xuất được loại xe nhỏ gọn, tốc độ khá cao, chạy không sử dụng nhiên liệu
hoá thạch. Tuy nhiên, trong dài hạn, số ăcquy xe đạp điện bị vứt bỏ chứa
hàm lượng chì cao cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt
là môi trường đất. Do vậy, công nghệ này chưa cân đối được mục tiêu môi
trường ngắn hạn và dài hạn.
Phải giải quyết tối ưu nhiều mục tiêu: tối đa hóa lợi ích, tối thiểu
các bất lợi.
VD: Dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến Airbnb cho thuê lại các căn hộ đang
bỏ trống trong thời gian ngắn, giúp chủ nhà tận dụng căn hộ trống của
mình. Dịch vụ này cịn làm giảm thiểu tình trạng nhà cho thuê kém chất
lượng, các chi phí đi lại…
Mang đặc tính động bởi các tác động qua lại.
4
Các yếu tố xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệ cũng vậy.
III. Các nguyên tắc đánh giá cơng nghệ
1. Ngun tắc tồn diện
a. Nội dung
Ngun tắc tồn diện yêu cầu đề cập đến tất cả các tác động có thể có của một cơng
nghệ đến bối cảnh xung quanh, nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu được tồn bộ
các mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề được đánh giá.
b. Giải thích từ ngữ
Bối cảnh xung quanh đối với công nghệ bao gồm 7 yếu tố: dân số, kinh tế, môi
trường, đầu vào, cơng nghệ, văn hóa - xã hội và chính trị - pháp lý.
Tác động có thể có là sự tương tác có thể có giữa một cơng nghệ với bối cảnh xung
quanh. Có 2 loại tác động: tích cực và tiêu cực
o Tác động tích cực: ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố của bối cảnh xung
quanh của công nghệ
VD:
- Ảnh hưởng đến dân số: công nghệ giáo dục của Đại học Kinh tế quốc dân nâng cao kiến
thức, học vấn cho sinh viên
- Ảnh hưởng đến kinh tế: sử dụng máy gặt lúa giúp tiết kiệm thời gian nâng cao năng suất
cho bà con nông dân
- Ảnh hưởng đến đầu vào: sử dụng công nghệ lắp ráp tự động bằng robot trong dây chuyền
sản xuất ô tô giúp tiết kiệm chi phí th nhân cơng
- Ảnh hưởng đến cơng nghệ: đường dây nóng bộ phận chăm sóc khách hàng của tiki.vn hỗ
trợ người tiêu dùng giải đáp thắc mắc, kiến nghị và đổi trả hàng hóa.
o Tác động tiêu cực: ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố của bối cảnh xung quanh
của công nghệ
VD:
- Ảnh hưởng đến môi trường: việc chuyển đổi từ công nghệ luyện cốc khô sang công nghệ
luyện cốc ướt của nhà máy Formosa Hà Tĩnh làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường (luyện
cốc khô là công nghệ làm nguội các cục than nóng đỏ để tạo thành các “cục cốc” (coke) bằng
khí trơ trong hệ kín, thay vì bằng nước như phương pháp truyền thống (luyện cốc ướt).
Phương pháp luyện cốc ướt sinh ra rất nhiều hóa chất độc hại, trong đó có phenol, cyanua,
amoniac… Một lượng lớn hóa chất theo hơi nước bay lên trời gây ơ nhiễm khơng khí. )
5
- Ảnh hưởng đến văn hóa - xã hội: sử dụng thuốc kích thích, tăng trọng trong chăn ni lợn
khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm, chuyển sang sử dùng thịt gà,
thịt bò, cá,…
- Ảnh hưởng đến chính trị - pháp lý: nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải gây ô nhiễm. Bộ
Tài Nguyên và môi trường đã điều tra và công bố kết quả 10 sai phạm của nhà máy, đồng
thời ra quyết định xử phạt hành chính đối với cơng ty Vedan Việt Nam2
Mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề là : sự tác động gây ảnh hưởng qua lại
giữa các mặt khác nhau của vấn đề
c. Ví dụ về sử dụng công nghệ tuân thủ nguyên tắc tồn diện
Cơng nghệ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của hệ thống
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Dân số: Đến hết năm, Vinmec đã khánh thành tổng cộng 05 Bệnh viện đạt tiêu chuẩn
quốc tế, 02 phòng khám quốc tế với 1.200 giường và đội ngũ bác sĩ lên tới 340 người,
đồng thời tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động khác 3. Vinmec thành lập dự án
50 triệu USD ước tính sẽ cấp khoảng 1.500 suất học bổng toàn phần đào tạo cả trong
và ngoài nước đối cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng,... trong vòng 5 năm.4
Kinh tế : Trong 6 tháng đầu năm 2016, Vinmec đạt doanh thu 483 tỷ đồng và lợi
nhuận gộp là 69 tỷ đồng5
Môi trường: Bệnh viện Vinmec bố trí các phịng chứa nhằm lưu giữ các loại chất thải
phát sinh từ hoạt động của Bệnh viện, lắp đặt điều hoà để đảm bảo chất thải được lưu
giữ trong phịng khơng phát tán mùi gây ô nhiễm môi trường.
(Tham khảo thêm: Cụ thể, đối với chất thải sinh hoạt, được bố trí các thùng thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh
tại các buồng bệnh, hành lang. Hàng ngày, nhân viên vệ sinh thực hiện thu gom chuyển vào các thùng có đậy
nắp kín, lưu giữ trong phịng kín với diện tích khoảng 20m2. Thực hiện ký hợp đồng với Công ty CP Đầu tư và
Phát triển môi trường đô thị Quảng Ninh vận chuyển 1 lần/ngày đưa đi xử lý. Đối với chất thải y tế là phế liệu,
chất thải y tế tái chế được phân loại, thu gom chuyển về lưu giữ trong phịng kín với diện tích khoảng 66m2.
Đối với chất thải nguy hại, Cơng ty đã bố trí kho lưu trữ chất thải nguy hại. Trong đó tách riêng chất thải y tế
nguy hại và chất thải nguy hại khác. Đối với chất thải lây nhiễm, được phân loại và lưu giữ trong các túi có màu
sắc khác nhau tại các khoa phịng, sau đó chuyển về lưu giữ trong các thùng màu vàng có nắp đậy, lưu giữ trong
phịng kín với diện tích khoảng 20m2. Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm, các loại chất thải phát sinh
từ hoạt động của bệnh viện được thu gom lưu giữ riêng trong các thùng có nhãn mã CTNH đặt trong kho chứa
chất thải nguy hại với diện tích khoảng 20m2. Đồng thời, Công ty cũng đã thực hiện ký hợp đồng mua bán, vận
chuyển chất thải với Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh để vận chuyển và xử lý)
Đầu vào: Vinmec là Bệnh viện đầu tiên tại Khu vực Đông Nam Á sở hữu thiết bị nội
soi phịng mổ OR1 với đầy đủ tính năng, cho phép thực hiện các phẫu thuật nội soi đa
dạng. Ngoài ra, Vinmec còn là Hệ thống Y tế đi đầu tại Việt Nam trong việc sở hữu
một hệ thống cơ sở vật chất vượt trội, ưu việt, cập nhật công nghệ tiên tiến nhất trong
khu vực và trên Thế giới
Công bố 10 vi phạm của Công ty Vedan, Báo điện tử Sài Gịn giải phóng, số ra ngày 20/9/2008
Báo cáo thường niên 2016 của VinGroup
4
Trang thông tin điện tử của Hệ thống y tế Vinmec: />5
Vinmec và Vinschool đang kinh doanh ra sao trước khi chuyển sang mơ hình phi lợi nhuận?, Báo điện tử
CafeF, số ra ngày 28/09/2016
2
3
6
Cơng nghệ: VINMEC cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với đội ngũ chuyên
gia hàng đầu. Ví dụ: gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn (2.000.000 VNĐ) bao
gồm khám nội khoa tổng quát, mắt, răng, tai mũi họng, phụ khoa, xét nghiệm sinh hóa
máu, chức năng thận, đường máu, huyết học, siêu âm, chụp X quang; gói Hỗ trợ sinh
sản từ tư vấn sức khoẻ sinh sản tiền hơn nhân tới hỗ trợ chăm sóc sản phụ trước, trong
và sau thai kỳ, tiêm vaccine cho trẻ,…
Văn hóa - xã hội: người dân có xu hướng chuyển qua Vinmec khám chữa bệnh góp
phần giảm thiểu áp lực quá tải giường bệnh tại bệnh viện cơng
Chính trị - pháp lý: ngày 18/9/2015, Bệnh viện Vinmec (bệnh viện tư) và bệnh viện
Bạch Mai (bệnh viện công) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh. Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế là chủ trương lớn của Nhà nước và
bộ Y tế
d. Ví dụ về sử dụng công nghệ không tuân thủ nguyên tắc tồn diện
Cơng nghệ xả thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh
Môi trường: gây ảnh hưởng đến môi trường biển. Từ ngày 6/4/2016 đến ngày
25/4/2016, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, đến ngày 29/4 Quảng Bình hơn
100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Theo 1 đánh giá sơ bộ về thiệt hại do chất thải
Formosa đổ ra biển miền Trung có 450 héc ta rạn san hô bị hủy hoại từ 40 đến 60%.6
Công nghệ: cố tình chuyển đổi từ cơng nghệ luyện cốc khô sang công nghệ luyện cốc
ướt gây hại đến môi trường.7
Chính trị - pháp lý : ngày 3/4/2017, các đối tượng phản động trong và ngoài nước câu
kết với một số đối tượng cực đoan lợi dụng sự cố Formosa để kích động, lơi kéo quần
chúng nhân dân tham gia tụ tập, biểu tình, đập phá tài sản, gây hậu quả rất nghiêm
trọng ở Hà Tĩnh.
Kinh tế: do ảnh hưởng của việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy Formosa
Hà Tĩnh, các dự án kinh doanh dịch vụ lưu trú, khai thác nhà xưởng tại Khu kinh tế
Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh giảm 70% số lượng phòng cho thuê.8
2. Nguyên tắc khách quan
a. Nội dung
Nguyên tắc khách quan đòi hỏi khi đánh giá đề cập đến tất cả vấn đề mà các nhóm có
lợi ích khác nhau quan tâm và cần được trả lời. Cần đề cập các quan điểm khác nhau đối
với các vấn đề được đánh giá, tức là khi đánh giá một tác động cụ thể cần tham khảo ý kiến
của nhiều nhóm chuyên gia và trong từng nhóm chuyên gia lại tham khảo ý kiến của nhiều
người.
Từ nội dung trên, ta thấy nguyên tắc khách quan cần
Phần 1: xem xét tất cả các vấn đề có thể xảy ra.
Bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra sẽ đến dân trong tháng 8, Báo điện tử VnExpress, số ra ngày
28/07/2016
7
Khởi tố phần tử Việt Tân gây rối trật tự, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, Báo Công an Nhân dân, số ra ngày
06/04/2017
8
Sự cố Formosa khiến kinh tế Hà Tĩnh lao đao, Báo điện tử Vietnamnet, số ra ngày 16/12/2016
6
7
Phần 2: đánh giá vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
b. Giải thích từ ngữ
Các nhóm có lợi ích khác nhau: (nhóm lợi ích) là tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ
chức cùng chia sẻ các mỗi quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách
sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận hoặc chính sách của
chính phủ.
c. Ví dụ về sử dụng cơng nghệ tn thủ nguyên tắc khách quan
Việc áp dụng phần mềm TurnItIn tại Đại học Kinh tế quốc dân
Phần mền TurnItIn là một công nghệ hỗ trợ người học, giảng viên kiểm tra tính
nguyên bản của các sản phẩm học thuật, tăng cường tính cơng khai minh bạch trong hoạt
động giáo dục. TurnItIn bắt đầu được áp dụng thử nghiệm tại Đại học Kinh tế quốc dân từ
năm 2016. Hai nhóm có lợi ích khác nhau đối với công nghệ chống đạo văn của TurnItIn là
giảng viên và học viên.
TurnItIn được xây dựng trên nền tảng web, bao gồm ba phân hệ mang tính giáo dục
và tính hướng dẫn cao, giúp giảng viên phát hiện hoạt động sao chép trong nội dung bài viết,
nhận xét, chấm điểm bài viết và định hướng cho sinh viên nâng cao kĩ năng viết cũng như ý
thức học tập nghiêm túc. Phần mềm được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi bởi nhiều trường
Đại học hàng đầu thế giới, các chuyên gia giáo dục và các giảng viên. Ngày 08/12/2016, tại
Hội nghị đánh giá các sáng chế công nghệ, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã ghi nhận TurnItIn cho
những đóng góp của nó đối với việc nâng cao chất lượng các bài viết, luận văn, luận án tại
các cơ sở giáo dục Đại học và sau Đại học.9
Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, đến giữa tháng 8/2016, đơn vị triển khai thí
điểm phần mềm - Viện Đào tạo Sau đại học đã áp dụng phần mềm TurnItIn trên 787 luận văn
thạc sĩ của học viên khóa 24 và 808 sản phẩm học thuật của nghiên cứu sinh các khóa đang
đào tạo. Bên cạnh đó, báo cáo của Viện cũng đã cung cấp thông tin điều tra từ người học,
giảng viên và cán bộ quản lý về các nội dung liên quan đến quá trình áp dụng TurnItIn trong
đào tạo sau đại học. Kết quả của điều tra đã chỉ ra được những khó khăn cũng như sự đồng
tình của phần lớn những người tham gia sử dụng TurnItIn nhằm nâng cao tính trung thực
trong học thuật.10
Như vậy, việc đánh giá công nghệ chống đạo văn trong phần mềm TurnItIn đã tuân
thủ nguyên tắc đánh giá khách quan. Phần mềm đã được đánh giá cao bởi các chun gia
giáo dục có uy tín, sau đó được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ ghi nhận đóng góp cho việc nâng cao
chất lượng các bài viết học thuật. Tại Đại học Kinh tế quốc dân, phần mềm được sử dụng thí
điểm ở một số đơn vị, đánh giá dựa trên thông tin khảo sát từ cả học viên và giảng viên, ghi
nhận cả những khó khăn của học viên. Tuy nhiên, những khó khăn này chủ yếu do học viên
White House and Department of Education Recognize Turnitin Revision Assistant Among Other Leaders
Seeking to Improve Testing in Education,
10
Tổng kết áp dụng phần mềm TURNITIN tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trang Thông tin Điện tử Viện
Đào tạo Sau đại học:
9
8
chưa quen thuộc với việc sử dụng phần mềm mới và chưa có thói quen trích xuất nguồn gốc,
tài liệu tham khảo trong bài viết. Nhìn chung, sau khi đánh giá tất cả các mặt, việc áp dụng
TurnItIn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy và học tập ở Trường, góp phần
nâng cao vị thế của Nhà trường trên bản đồ các trường đại học trên thế giới.
d. Ví dụ về sử dụng cơng nghệ khơng tuân thủ nguyên tắc khách quan
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe ôm GRAB:
Sáng ngày 27/6/2017, tại Hội nghị đối thoại vận tải hành khách bằng taxi và các ứng
dụng Grab, Uber đã xuất hiện nhiều chứng cứ cho các hành vi vi phạm pháp luật của hai dịch
vụ vận tải mới xuất hiện 2 năm gần đây này. Theo đây, Grab và Uber đã triển khai các dịch
vụ GrabShare và UberPool mặc dù trước đó Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc yêu cầu
khôngđược phép triển khai dịch vụ này. Sau đó, Bộ GTVT đã có 2 văn bản yêu cầu
GrabShare chấm dứt hợp đồng, nhưng đến nay dịch vụ này vẫn cịn tiếp tục hoạt động. Đây
chính là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là điều 6.3, quyết định 24 của Thủ tướng về cho
phép hoạt động thí điểm xe hợp đồng. Điều này cịn gây ra trở ngại với các dòng xe taxi
truyền thống thông thường. Theo bà Trần Thị Thu Trang – đại diện của hãng taxi Sao Đỏ cho
hay điều này gây tắc nghẽn giao thông đường phố và giảm thiểu thu nhập của các hãng taxi
truyền thống trong quý vừa qua. Hiển nhiên, trong sự việc này, Grab, Uber đã thu được một
nguồn lợi đáng kể trong các dịch vụ này và đối tượng di chuyển bằng các dịch vụ chung là
người dân cũng có những khoản tiết kiệm về tài chính. Hệ lụy của sự việc này khơng chỉ ảnh
hưởng đến các hãng taxi truyền thống mà còn gấy tắc nghẽn giao thông một cách trầm trọng
hơn trên địa bàn các thành phố lớn.
3. Nguyên tắc khoa học
a. Nội dung
Nguyên tắc khoa học đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung
quanh một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các
kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay được.
b. Giải thích từ ngữ:
Quan điểm động: là quan điểm xem xét sự vật, sự việc dưới trạng thái vận động và
phát triển khơng ngừng của nó
c. Ví dụ về sử dụng công nghệ tuân thủ nguyên tắc khoa học
Cơng nghệ chăn ni hữu cơ của trang trại bị sữa TH (Nghĩa Đàn, Nghệ An)
Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của Nielsen cho thấy, 86% người tiêu
dùng Việt Nam khi được phỏng vấn sẽ chọn các sản phẩm về địa phương, tự nhiên và hữu cơ
khi có thể.11
Thực phẩm hữu cơ 'nóng' lên với sự tham gia của nhiều 'ông lớn', Báo điện tử Dân Việt, số ra ngày
18/06/2017
11
9
Dựa trên những số liệu được nghiên cứu kể trên cùng với sự xuất hiện của thực phẩm
bẩn, không an toàn, kém chất lượng trong một vài năm gần đây tại Việt Nam cho thấy, nhu
cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch an
toàn và thực phẩm hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu phát triển của ngành nông nghiệp.
Nhận thấy tiềm năng thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ là rất
lớn, nhiều doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạnh đầu tư, thực hiện chuỗi sản xuất, cung ứng
nông sản sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có TH True Milk. Trang trại TH được coi là
điển hình của nơng nghiệp Việt Nam, xóa đi ấn tượng về “nơng nghiệp Việt Nam manh mún,
nhỏ lẻ”, được cơng nhận là Trang trại bị sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất Châu Á. Sau
cuộc cách mạng với ngành chăn ni bị và cả thị trường sữa, TH true MILK đang tiến tới
bước tiến quan trọng thứ 2: TH là trang trại bò sữa đầu tiên tiên phong thực hiện chuyển đổi
đồng đất, bò sữa theo tiêu chuẩn organic của Châu Âu và Mỹ để cho ra đời dòng sữa tươi
organic đầu tiên trên đồng đất Việt Nam.12
Bắt tay sản xuất rau củ quả, dược liệu hữu cơ (organic), dự kiến sẽ cho ra mắt sản
phẩm sữa tươi organic trong tháng 7 tới và hàng loạt dự định mới về sản xuất thực phẩm hữu
cơ ở Thái Bình, Sơn La... Tập đồn TH - một "ông lớn" trong ngành chế biến sữa tiếp tục
khẳng định giá trị cốt lõi của mình trên con đường "vì sức khỏe cộng đồng". Không theo con
đường nhập khẩu sữa organic từ các trang trại, nhà máy ở nước ngoài, tập đồn TH quyết tâm
“organic” hố dịng sữa tươi ngay tại đồng đất Việt Nam. Trang trại bò sữa TH hiện đang xúc
tiến các khâu cuối cùng để lấy chứng nhận hữu cơ theo chuẩn Châu Âu là EC 834/2007 và
EC 889/2008; tiếp đó sẽ là chuẩn Mỹ (tiêu chuẩn USDA-NOP)
(Chú thích: 1. Tiêu chuẩn EC 834/2007 và EC 889/2008 13 do Tổ chức các phong trào
Nông nghiệp Hữu cơ Châu Âu - IFOAM EU ban hành về các tiêu chuẩn đối với thực phẩm
hữu cơ ở châu Âu. 2. Tiêu chuẩn USDA-NOP do Chương trình Hữu cơ quốc gia - Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ ban hành về phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn với thực phẩm hữu cơ, quy cách về
nhãn hiệu, quảng cáo sản phẩm hữu cơ ở Hoa Kỳ14)
Để đạt được chuẩn organic của Châu Âu và Mỹ, Trang trại TH đã thực hiện các bước
chuyển đổi nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất. Ví dụ, đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn
205.238 về chăm sóc sức khoẻ gia súc, tiêu chuẩn 205.239 về điều kiện sống của gia súc, tiêu
chuẩn 205.240 về bãi chăn thả gia súc của USDA-NOP:
Yêu cầu của
USDA-NOP
Chọn lựa giống gia súc
phù hợp với điều kiện tự
nhiên của nơi đặt trang
trại
Đánh giá và áp dụng công nghệ của TH True Milk
Dùng đàn bị tơ sẵn có để chuyển đổi sang bị hữu cơ bằng
cách ni trong 6 tháng với thức ăn hữu cơ
Nhập khẩu 1300 con bò với nguồn gene tốt từ Mỹ. Là bò
thuần chủng HF; khối lượng và tháng tuổi gần giống nhau
TH true MILK hé lộ mô hình trang trại bị sữa hữu cơ, Báo điện tử Dân trí, số ra ngày 8/12/2016
International Federation of Organic Agriculture Movements, European Union Regional Group,
14
European Organic Regulations (EC) No 834/2007, 889/2008 and 1235/2008: An Evaluation of the First Three
Years Looking for Further Development
United States Federal Regulations, title 7, part 205, National Organic Program
12
13
10
(bò tơ mang thai, tuổi 15-20 tháng); được chọn lọc kỹ từ
những con bố và mẹ năng suất cao, sản lượng sữa đạt 12.000
lít/con/chu kỳ (305 ngày); đàn bị được chọn lọc rất cẩn thận
từ ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa và khả năng
chống đỡ bệnh tật ở vùng nhiệt đới.
Cung cấp khẩu phần ăn
đầy đủ chất dinh dưỡng
theo tỉ lệ quy định cho gia
súc
Xây dựng hệ thống
chuồng trại, nhà kho và
vệ sinh chuồng trại để
ngăn chặn sự bùng phát
và lây lan dịch bệnh
TH có những cánh đồng nguyên liệu diện tích hàng ngàn hécta, trồng cỏ Mombasa Guinea, cỏ mulato, cao lương và ngô
lai giống Mỹ. Đàn bị được phân loại theo từng nhóm khác
nhau và mỗi nhóm được cho ăn theo cơng thức khác nhau
Cỏ và các cây trồng làm thức ăn cho bò không sử dụng giống
cây biến đổi gen, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
khơng dùng phân bón hố học trong 3 năm.
Hệ thống chuồng trại cũng đảm bảo để bị tự do tiếp cận với ánh
sáng và gió thiên nhiên. Ánh sáng trong chuồng nuôi phải đảm
bảo con người có khả năng đọc được sách báo bất kể ngày đêm.
Nếu nền chuồng được làm từ cỏ, rơm khô hoặc bất kì vật liệu gì
mà bị có thể ăn được thì vật liệu đó phải có chứng nhận organic.
Cung cấp các điều kiện
cho phép gia súc di
chuyển, tự do đi lại và
“giảm stress”, tuỳ theo
đặc điểm từng lồi
Bị được chăn thả trên đồng cỏ để ăn uống thêm thức ăn thơ
xanh và vận động tắm nắng
Có các điều chỉnh hợp lý
để đảm bảo sức khoẻ gia
súc, tối thiểu hố đau đớn
và stress trong q trình
ni
TH áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đàn AfiFarm của
Afikim (Israel). Bò được đeo thẻ chip ở chân để giám sát chặt
chẽ về sức khỏe, sự thoải mái và sản lượng sữa15
Quản lý vaccines và các Việc chăm sóc thú y cho bị sử dụng các giải pháp hồn tồn tự
điều kiện chăm sóc thú y nhiên, như người bị bệnh chữa bằng y học cổ truyền: Dùng tỏi,
khác
gừng, lá trầu không, lá tía tơ.... để chữa bệnh cho bị. Ngay cả
các thảo dược để chữa trị cho bò cũng được TH trồng theo quy
trình organic (khơng dùng hố chất, thuốc bảo vệ thực vật). Bò
sẽ được chữa trị bằng phương pháp châm cứu huyệt đạo.16
Ngồi ra, trong q trình chế biến phải đảm bảo tách riêng sản phẩm sữa organic và
sữa thường. Ngồi quy trình sản xuất, tồn bộ nhân viên từ khâu chăn nuôi, sản xuất, chế biến
15
16
Giới thiệu về Trang trại TH,
TH true MILK hé lộ mơ hình trang trại bò sữa hữu cơ, Báo điện tử CafeF, số ra ngày 17/12/2016
11
đến phân phối sữa đều phải được học tập và thực hành các nội dung liên quan đến quy trình
organic.
Kết luận: TH True Milk đã vận dụng tốt nguyên tắc khoa học trong đánh giá công
nghệ. Với quan sát dựa trên quan điểm động, doanh nghiệp đã nhận ra tiềm năng phát triển
của công nghệ sản xuất thực phẩm hữu cơ trong tương lai do nhu cầu tăng cao của thị trường
Việt Nam và những tác động tích cực về nhiều mặt của cơng nghệ đó. Cơng nghệ chăn ni
được TH nhập khẩu từ những nước có nền nơng nghiệp phát triển nhất thế giới (Mỹ, Israel),
và đảm bảo được tuân thủ nghiêm ngặt ở Việt Nam. Trước khi nhập khẩu, TH đã có sự cân
nhắc, đánh giá các cơng nghệ, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn
của Mỹ và Châu Âu.
d. Ví dụ về sử dụng công nghệ không tuân thủ nguyên tắc khoa học
Thất bại của công nghệ canh tác cây cao su ở miền núi phía Bắc
Do quỹ đất trồng cao su truyền thống khơng cịn nên từ những năm 2000 việc tìm quỹ
đất mới để phát triển loại cây công nghiệp này đã được các nhà khoa học và doanh nghiệp đặt
ra. Và từ năm 2006, đã có 3.000 ha cây cao su được đưa vào trồng thử nghiệm trên đất Bắc.
3 tỉnh miền Bắc có diện tích trồng cây cao su nhiều nhất là Lai Châu 9.700 ha, Sơn La
6.700 ha, Hà Giang 4.400 ha; còn 3 tỉnh Điện Biên, n Bái, Lào Cai có diện tích 600-700
ha; tỉnh Phú Thọ có 188 ha. Sự phát triển nhanh của cây cao su tại đây góp phần tăng diện
tích cao su cả nước lên hơn 910.500 ha, vượt quá cả mức quy hoạch 800.000 ha vào năm
2015.17
Quá trình “Bắc tiến” của cây cao su đã vấp phải khơng ít gian nan, do điều kiện khí
hậu rét, gió Tây nên đã xảy ra hiện tượng khơng ít diện tích cây cao su chết hoặc sinh trưởng
khơng bình thường và có thể khi thu hoạch sẽ không cho sản lượng.
240 ha cây cao su trồng năm 2008 tại xã Thanh Lương, tỉnh Điện Biên, đến năm
2010-2011 nhiều cây chết hoặc cháy do gió Tây, đến năm 2013 đa số cây vẫn
chưa đủ đường kính 15cm để khai thác. Ơng Nguyễn Hồng Phú - Phó tổng giám
đốc Tập đồn cao su Việt Nam cho biết, đợt rét năm 2009-2010 cũng làm chết
95% diện tích cao su của Tập đồn trồng tại 4 tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái,
Lào Cai; còn tại các tỉnh Tây Bắc thiệt hại khoảng 5%.
Năm 2015, hơn 53ha cây cao su tại xã Mường Bú, huyện Mường La và 16ha xã
Chiềng La, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La bị đốn hạ. Đáng lưu ý, đây là những
cây cao su đã trồng được 6-7 năm, chỉ khoảng 2 đến 3 năm nữa là cho thu hoạch
mủ. Công ty cổ phần Cao su Sơn Lan thực hiện việc chặt cây cao su này do diện
tích trên có giống không phù hợp, không đạt yêu cầu về sức chịu rét, sẽ dẫn đến
phát triển chậm và cho sản lượng mủ kém.18
Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơng Tạn năm 2013 đã "đảm bảo có tới 90% các nhà
khảo nghiệm, những người thích trồng cao su thực sự đều phản đối chủ trương đưa cây cao su
lên Tây Bắc, nếu khơng muốn nói là 100%. Bản thân tơi cũng hồn tồn phản đối". Theo ơng,
Tây Bắc là khu vực chịu nền khí hậu cận nhiệt đới, mùa đơng lạnh. Cây cao su chỉ thích nghi
17
18
Trồng cao su ở miền Bắc chẳng khác nào đánh bạc, Báo Giao thông, số ra ngày 12/12/2013
Nghịch lý cao su Tây Bắc: Sơn La bất ngờ đốn 70ha, Báo Đất Việt, số ra ngày 10/05/2015
12
sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp nhất là 16 độ, trong khi nền khí hậu trung bình ở Tây
Bắc là 12 độ, do đó Tây Bắc hồn tồn khơng phù hợp với trồng cây cao su. Về độ cao, Tây
Bắc không thể trồng cao su ở độ cao trên 500m. Nếu trồng ở độ cao dưới 500m sẽ nảy sinh
hai khả năng: Một là cây sẽ chết, hai là cây không chết. Cây không chết thời gian sinh trưởng
sẽ kéo dài, bình thường 5 năm đã cho thu hoạch mủ giờ phải mất 8 năm. Thời gian cạo mủ cả
năm bị rút ngắn, năng suất mủ thấp.
Là người nhiều năm gắn bó với cây cao su, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung cho rằng
chưa thể khẳng định cảnh báo của giới chuyên gia về nguy cơ cao su Tây Bắc không cho mủ
đã thành hiện thực.
"Khi cảnh báo, chúng tôi lưu ý việc trồng cao su phải xem xét có phù hợp với đặc
điểm sinh thái, địa hình, thời tiết của vùng đó. Thơng tư 58 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn
việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp quy định rõ những thứ không phù hợp với sinh thái. Ví
dụ, khơng được trồng cao su ở vùng có gió trên cấp 8, khơng có sương muối, mưa đá. Nếu
khơng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thì cao su khơng cho mủ.
Trong trường hợp của Sơn La, có thể đất trồng cao su đảm bảo đủ các điều kiện
nhưng giống xấu quá thành ra cao su không qua được mùa đơng. Để biết được chính xác
ngun nhân, khi cơng ty chích mủ cao su, chúng tơi phải tới tận nơi xem xét, đồng thời cần
nhìn lại thời tiết trong 6-7 năm vừa qua như thế nào.
Tuy nhiên, cũng theo Thơng tư 58 cịn một quy định quan trọng là đất thích hợp để
trồng cao su phải có nhiệt độ trung bình năm từ 25-30 độ C, như vậy nhiệt độ trung bình ở
Tây Bắc khơng đảm bảo. Ngồi ra, Quyết định số 750 của Thủ tướng về Quy hoạch phát triển
cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 có quy định rõ, diện tích cao su vùng Tây
Bắc đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha, thế nhưng quy hoạch của các địa
phương đều đã vượt quá mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ.
Quyết định 750 của Chính phủ đã quy định rõ: khơng phát triển theo phong trào và có
bước đi phù hợp. Muốn phát triển cao su phải đợi đến khi các vùng trồng thử cho kết quả.
Thời gian tạo mủ có hai mức: vùng phù hợp chỉ cần 6-7 năm; vùng không phù hợp
phải 8-9 năm mới cho mủ. Riêng chuyện cao su ở Sơn La kéo dài thời gian cho mủ đã cho
thấy trồng cao su ở đây không phù hợp. Như thế, số mủ thu được chưa chắc đã đủ vốn so với
số tiền phía Tập đồn đã bỏ ra.”19
Kết luận: Việc đánh giá để đưa vào áp dụng cơng nghệ canh tác cây cao su ở vùng
núi phía Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng đã vi phạm nguyên tắc khoa học trong đánh
giá công nghệ. Tập đồn Cao su Việt Nam và Cơng ty Cổ phần Cao su Sơn La đã chưa thực
hiện đầy đủ, chặt chẽ việc kiểm tra chất lượng giống nhập, cũng như đánh giá điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu của vùng Tây Bắc trước khi tiến hành trồng cao su trên diện tích lớn. Hành
động này đã vi phạm các quy định của Chính phủ về Quy hoạch phát triển cao su cũng như
các chỉ tiêu đối với vùng canh tác cao su được quy định trong Thông tư 58, dẫn đến hậu quả
19
Cao su Tây Bắc: Điều trái khoáy khi học theo Trung Quốc, Báo Đất Việt, số ra ngày 14//05/2015
13
là hàng ngàn hecta cao su bị chết, bị đốn hạ hoặc không thể cho thu hoạch, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kinh tế vùng và tư tưởng, tâm lý người trồng cao su.
Sự sụp đổ của SHARP và vai trị của quan điểm động trong đánh giá cơng nghệ
Sharp đã từng là một công ty sản xuất màn hình lớn của Nhật Bản, là nhà cung cấp
màn hình cho thế hệ iPhone 5 và 5S. Tuy nhiên gã khổng lồ một thời này đang đứng trước
nguy cơ bị phá sản và phải đưa ra quyết định cắt giảm vốn đầu tư tới 99% cũng như phát
hành cổ phiếu ưu đãi giảm ⅓ giá trị để có thể tiếp tục tồn tại. Đây cũng là bài học cho những
công ty công nghệ bảo thủ và không chịu thay đổi trong thời đại mới.
Hãng sản xuất màn hình Nhật Bản cho biết họ đang đứng trước những khoản nợ rất
lớn và tình hình kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm trở lại đây. Do đó để có thể tiếp tục tồn
tại, Sharp đã đang cân nhắc việc cắt giảm vốn đầu tư từ 120 tỷ Yên (tương đương 1 tỷ USD)
xuống chỉ cịn 100 triệu n. Bên cạnh đó, cơng ty này cũng giảm giá cổ phiếu của mình
24%.20
Và đây là nguyên nhân khiến cho Sharp sụp đổ - một bài học lớn cho những kẻ ‘’bảo
thủ’’, ‘’lơ là’’ trong lĩnh vực công nghệ:
Sau khi Apple ra mắt iPhone vào năm 2007, tiếp đó là Google với Android và kỷ
nguyên của smartphone bắt đầu. Các công ty đổ xô nghiên cứu công nghệ áp dụng
cho các thiết bị di động. Sharp đã không bắt kịp xu hướng, mặc dù cũng có những
cơng nghệ màn hình hiển thị tiên tiến cho smartphone như IGZO. Tuy nhiên sự chậm
chạp trong việc phát triển và quảng bá cơng nghệ này khiến cho nó vẫn chỉ xoay
quanh ở việc trưng bày triển lãm tại quê nhà Nhật Bản. Sau khi Apple ngừng hợp tác
với Sharp trong việc sản xuất màn hình cho iPhone, Sharp cũng mất ln đối tác của
mình và thất bại hồn toàn trên thị trường smartphone.
Từng là một trong những nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất Nhật Bản và thế giới,
Sharp bắt đầu đầu tư mạnh vào mảng màn hình LCD từ năm 2000 và thống trị thị
trường LCD với 22% thị phần21. Tuy nhiên, từ năm 2008, nhu cầu của thế giới với
tấm nền LCD từ các công ty Nhật Bản như Sharp giảm đi đáng kể. Cuộc chuyển giao
sang TV số (digital TV) hồi giữa 2011 cũng khiến nhu cầu TV LCD tụt giảm. Sharp
bị ảnh hưởng nặng nề, nhà máy sản xuất màn hình LCD lớn nhất buộc phải cắt giảm
sản lượng, và chịu thua lỗ triền miên.
(Năm 2011, Sharp lỗ 1,4 tỷ USD. Sang 2012 - năm đánh dấu cột mốc cơng ty trịn 100 tuổi, nhưng
riêng trong quý I năm này, Sharp lỗ tới 1,2 tỷ USD. Tổng số lỗ cả năm này là 4,7 tỷ USD, khoản lỗ kỷ lục trong
lịch sử công ty. Năm tài khóa 2014 của Sharp vừa kết thúc vào cuối tháng 3/2015. Trước khi kết thúc năm, công
ty lạc quan rằng sẽ có lãi 30 tỷ yen (tương đương khoảng 250 triệu USD). Thế nhưng, khi báo cáo tài chính
được cơng bố, Sharp lỗ...30 tỷ yen, năm lỗ thứ ba trong bốn năm gần đây.)
Kết luận: Việc bảo thủ, chậm chạp trong việc đánh giá, nghiên cứu phát triển các
công nghệ mới đã đẩy Sharp từ vị thế một nhà sản xuất màn hình hàng đầu thế giới đến bên
bờ vực phá sản. Với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, Sharp đã khơng vận dụng được
20
21
Gã khổng lồ Sharp sụp đổ, cắt giảm 99% vốn điều lệ, Trang thông tin điện tử genk.vn, số ra ngày 11/05/2015
Tượng đài Sharp của Nhật đang sụp đổ như thế nào?, Báo điện tử Zing.vn, số ra ngày 12/04/2015
14
quan điểm động - một phần của nguyên tắc khoa học vào các đánh giá cơng nghệ của mình
để nắm bắt những xu hướng mới, nhu cầu mới, khai phá những thị trường tiềm năng và dần
bị các đối thủ như Samsung, Apple, Panasonic,… bỏ xa. Do khơng tính tốn và đánh giá hết
được những thay đổi đó của thị thường, thay vì đổi mới cơng nghệ sản xuất, Sharp vẫn tiếp
tục duy trì những cơng nghệ đã lỗi thời và khơng cịn phù hợp với thời đại, dẫn đến những
thua lỗ nghiêm trọng.
15