Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và so sánh nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc sử dụng đầu tiên của Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.08 KB, 17 trang )


2
Luật sở hữu trí tuệ
MỤC LỤC

I. NGUYÊN TẮC NỘP ĐƠN ĐẦU TIÊN:
Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nộp đơn trước (first to
file) trong việc đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn
các chủ thể khác đối với cùng một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, Quyền sở hữu công nghiệp
và quyền tác giả tồn tại nhiều sự khác biệt, một trong những điểm khác biệt này được
3
Luật sở hữu trí tuệ
thể hiện ở chỗ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tồn tại những trường hợp, các tác giả
hoàn toàn độc lập, không có mối liên hệ gì với nhau nhưng có thể sáng tạo ra cùng một
đối tượng sở hữu công nghiệp trùng nhau hoặc tương tự nhau. Chính vì thế, đối với sở
hữu công nghiệp pháp luật nước ta quy định một nguyên tắc rất đặc thù, đó là nguyên
tắc nộp đơn đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề này.
Theo Điều 90 Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:
• Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng
hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác
biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu
dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất
trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
• Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản
phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của
cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ
trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có
ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều
kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.


• Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được
cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì
văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các
đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận
được
thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp bạn đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là
thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Công ước PCT về bảo hộ sáng
chế thì người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được
nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (theo công ước Paris, thời hạn hưởng
quyền ưu tiên đối với sáng chế là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đơn đầu tiên và 6
4
Luật sở hữu trí tuệ
tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu).
Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày
nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong
đơn đầu tiên thì đơn của bạn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn
đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.
Hình minh họa cho ngày nộp đơn ưu tiên
Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên này không giống nhau ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn
như, tại Mỹ nguyên tắc ưu tiên được áp dụng là nguyên tắc sử dụng trước (first to use)
chứ không phải nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file). Do đó người nộp đơn nên
tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại mỗi quốc gia cụ thể tranh các
trường hợp bị mất thương hiệu hoặc các tài sản trí tuệ khác.
(theo: Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn Công ty Luật S&B
/>tien/877.html)
a/ Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký bảo hộ sáng chế:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ
sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ví dụ:

5
Luật sở hữu trí tuệ
Bản chất của bảo hộ sáng chế là thừa nhận và bảo hộ về mặt pháp lý các độc quyền
của chủ sở hữu sáng chế trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế. Trong đó quan trọng nhất
chính là độc quyền ngăn cấm người khác khai thác sang chế khi không được sự cho
phép của chủ sở hữu sáng chế. Do đó, mỗi gải pháp kỹ thuật chỉ có thể được cấp một
Bằng độc quyền sáng chế giải pháp hữu ích.
Ở Việt Nam việc bảo hộ sáng chế áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Trong
trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký bảo hộ cùng một sáng chế
( vì có thể có 2 người trở lên cùng tìm ra một giải pháp kỹ thuật) thì pháp luật Việt
Nam áp dụng nguyên tắc “ nộp đơn đầu tiên – first to file”. Theo đó, văn bằng bảo hộ
sang chế chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm
nhất trong số các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp có nhiều
đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày
ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có tể được cấp cho một
đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn;
nếu không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.Vấn
đề này được qui định cụ thể tại các khoản 1 và 3 điều 90 Luật SHTT sửa đổi bổ sung
năm 2009.
Trong việc xác lập quyền Sở hữu công nghiệp đối với sang chế ở mỗi quốc gia lại
đưa ra một nguyên tắc khác nhau. Ví dụ, pháp luật một số quốc gia khác như Hoa Kỳ,
6
Luật sở hữu trí tuệ
Philippine không áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” mà áp dụng nguyên tắc
“người sang chế đầu tiên – first to invent”.
b/ Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng
đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với
thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
• Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần sản phẩm có thể nhận biết được

bằng các giác quan (chủ yếu là mắt) trước khi kiểm nghiệm sản phẩm.
• Tính mới của kiểu dáng được xác định đối với cơ quan nhận đăng ký sở hữu
công nghiệp:
• Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp đã được mô tả trong các
đơn nộp cho cơ quan sở hữu công nghiệp
• Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã được công
bố trong các nguồn thông tin như nguồn thông tin liên quan đến bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp ở nước ngoài, các nguồn thông tin khác
• Chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước tới mức căn cứ vào
đó, chuyên gia có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện
được kiểu dáng công nghiệp đó.
• Kiểu dáng công nghiệp phải có tính khả thi trong việc làm mẫu để chế tạo hàng
loạt bằng công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
• Không được công nhận là kiểu dáng công nghiệp khi:
• Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với
chuyên gia có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng
• Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có
• Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng
• Hình dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ
(Nguồn />%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p)
Ví dụ:
7
Luật sở hữu trí tuệ
(Nguồn: />%C3%B4ng+nghi%E1%BB
%87p&es_sm=122&biw=1366&bih=643&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=
8VJrVJ6VKOSxmwXJ-oCYBg&sqi=2&ved=0CC8QsAQ)
Khi muốn được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải
làm đơn đăng ký bảo hộ và nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
được hiểu là trong trường hợp có từ hai đơn trở lên yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu

dáng công nghiệp cho cùng một kiểu dáng công nghiệp, nếu các kiểu dáng công nghiệp
này đáp ứng được điều kiện bảo hộ thì đơn hợp lệ nào nộp sớm nhất sẽ được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xem xét, các đơn nộp muộn hơn sẽ bị từ chối.
Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp luôn mang tính độc quyền. Chủ sở hữu kiểu
dáng công nghiệp được độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà họ sở hữu.
Chính vì vậy, một kiểu dáng công nghiệp không thể cùng một lúc có hai chủ sở hữu.
Điều này dẫn đến tình trạng nếu nhiều chủ thể cùng có nguyện vọng xin cấp văn bằng
bảo hộ cho một kiểu dáng công nghiệp thì chỉ có một văn bằng bảo hộ được cấp mà
thôi. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ dựa vào nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để tiến
hành cấp văn bằng bảo hộ.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không cho phép những người có kiểu dáng công
nghiệp được quyền chậm trễ trong việc nộp đơn đăng ký. Nguyên tắc trên có thể được
coi như một công cụ tạo nên sức bật thúc đẩy việc nộp đơn được tiến hành nhanh
chóng và hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu,
8
Luật sở hữu trí tuệ
sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.
Trong trường hợp có nhiều đơn dăng ký cùng yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với
kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, mà đáp ứng các
điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày nộp đơn ưu tiên hoặc ngày nộp đơn
sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các
đơn đó theo sự thỏa thận của tất cả những người nộp đơn, nếu khong thỏa thuận được
thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
(Nguồn /> Như vậy, nếu có nhiều người nộp đơn độc lập đăng ký kiểu dáng công nghiệp trùng
hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và các đơn đó được nộp cùng thời điểm thì
những người nộp đơn đó phải tiến hành bàn bạc với nhau để thống nhất quyết định
chọn một trong số các đơn đó cho cơ quan thẩm quyền xem xét, còn những đơn còn lại
rút bỏ. Điều này dẫn đến một kết quả là chủ đơn được chọn đẻ xem xét, khi đáp ứng đủ
các điều kiện bảo hộ thì được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Dĩ nhiên
người được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải chia sẻ quyền mà Bằng

độc quyền đó mang lại cho những người còn lại trên cơ sở sự thỏa thuận giữa họ với
nhau. Nếu những người nộp đơn không đạt được thỏa thuận về việc chọn một đơn để
nộp thì Bằng độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp đó sẽ không được cấp cho bất kì ai
trong số những người nộp đơn vào thời điểm đó cũng như những thời điểm sau trog
tương lai.
Tóm lai, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên luôn mang đến cơ hội nhận được văn bằng
bảo hộ cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một kiểu
dáng công nghiệp. Chính vì thế, người nộp đơn cần quyết định và tiến hành nộp đơn
càng sớm càng tốt, bởi vì đối với kiểu dáng công nghiệp, văn bằng bảo hộ chỉ được cấp
cho mọt người ( người có đơn nộp sớm nhât). Bên cạnh đó thì ngày nộp đơn đầu tiên
còn là móc thời gian để căn cứ vào đó để đánh giá tính mới và sáng tạo của kiểu dáng
công nghiệp nộp đơn với các kiểu dáng đã có trước ngày nộp đơn.
c/ Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá
9
Luật sở hữu trí tuệ
nhân khác nhau (Khoản 16 – Điều 4 - Luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009). Nhãn hiệu có
thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng
một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện
hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ,
nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương
hiệu được bảo hộ theo luật định.
(Nguồn />Ví dụ: Nhãn hiệu hình: là các hình ảnh, logo.
Ví dụ: nhãn hiệu gồm cả hình và chữ:

Văn bằng bảo hộ nhăn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có hiệu lực từ
10
Luật sở hữu trí tuệ
ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp

nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có một ý nghĩa hết sức to lớn về mặt pháp lý và
kinh tế bởi lẽ đăng ký nhãn hiệu góp phần bảo vệ chủ sở hữu trước tình trạng sản xuất
hàng giả, hang nhái và tạo điều kiện cho chủ thể yên tâm đầu tư vào việc sản xuất kinh
doanh nâng cao chất lượng của hàng hóa dịch vụ do đó người tiêu dung cũng được
hưởng lợi.
Về nguyên tắc Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Cụ thể khi có hai
hay nhiều chủ thể cùng nộp đơn xin đăng ký bảo hộ cùng một nhãn hiệu hàng hóa hay
các nhãn hiệu hàng hóa tương tự nhau có khả năng gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng
và cơ quan đăng ký phải lựa chọn việc cấp đăng ký cho ai có đơn nộp đầu tiên.
Theo nguyên tắc này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp văn bàng bảo hộ cho người nộp
đơn đầu tiên.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 90 Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009 “trong trường
hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương
tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hay tương tự
với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu
trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho
nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số
những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”.
Ví dụ:

Công ty cổ phần tài chính và bất động sản Vincon đã bị xử phạt 14.000.000
đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu

Vincom

của công ty cổ phần Vincom. Cụ thể,
công ty này đã sử dụng dấu hiệu


Vincon

tương tự tới
mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

Vincom

đã được cấp
giấy bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940 của công
ty cổ phần Vincom.” Như vậy, Công ty Vincom thắng
11
Luật sở hữu trí tuệ
trong vụ kiện này là do công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được Bộ Khoa học
công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
(Nguồn />hieu-cua-quyen-so-huu-tri-tue/1426.html)
Tuy nhiên, nguyên tắc "Nộp đơn đầu tiên" không áp dụng cho những nhãn hiệu được
coi là nổi tiếng theo Công ước Paris hoặc với nhãn hiệu đã được sử dụng và đã được
thừa nhận một cách rộng rãi. Trong các trường hợp này, quyền ưu tiên sẽ được dành
cho người nào có thể chứng minh rằng nhãn hiệu của mình là nổi tiếng hoặc đã được
sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi mà không cần phải xét đến nguyên tắc
này.
Theo Công ước Paris mà trong đó Việt Nam là một thành viên, nhãn hiệu nổi tiếng
được bảo hộ tại Việt Nam không cần phải qua đăng ký. Tuy nhiên, luật pháp hiện hành
chưa quy định chi tiết thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, trong thực tế, yếu tố
quyết định một hàng hoá là nổi tiếng hay không còn phụ thuộc vào chuyên gia giám
định của Cục Sở hữu Công nghiệp. Do chưa có điều khoản nào quy định rõ một sản
phẩm là nổi tiếng, ở khoản 20 điều 4 Luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 chỉ định nghĩa
“nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh
thổ Việt Nam”. Cục Sở hữu Công nghiệp thường dựa vào những yếu tố sau:
(1) Chất lượng hàng hoá do người tiêu dùng đánh giá,

(2) Vùng lãnh thổ nơi hàng hoá dịch vụ mang nhãn hiệu này được bán ra được cung
cấp,
(3) Doanh thu bán hàng và chất lượng của hàng hoá dịch vụ được bán ra hay được
cung cấp,
(4) Thời gian sử dụng liên tục liên tục nhãn hiệu này,
(5) Danh tiếng của hàng hoá dịch vụ khi sử dụng nhãn hiệu này,
(6) Số quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.
(Nguồn />option=com_content&view=article&id=305%3Abo-h-shtt-ti-vn-nhan-
12
Luật sở hữu trí tuệ
hiu&catid=40%3Afiling-requirements&lang=en)
II. NGUYÊN TẮC PHÁT MINH ĐẦU TIÊN VÀ NGUYÊN TẮC SỬ
DỤNG ĐẦU TIÊN CỦA HOA KÌ:
Có thể nói, Mỹ là một quốc gia có chế độ bảo hộ nghiêm ngặt và khá phức tạp đối
với tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ở Mỹ tồn tại hai hệ thống pháp luật nói
chung đó là luật liên bang và luật tiểu bang. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề liên quan
đến sở hữu trí tuệ thuộc quyền tài phán của liên bang và luật áp dụng cho những vấn đề
liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng hầu hết là luật liên bang.
Về vấn đề xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghệp được đặt ra từ rất lâu ở Mỹ
với đạo luật đầu tiên về đăng ký nhãn hiệu và cấm vi phạm nhãn hiệu năm 1870. Khác
với Việt Nam và nhiều nước theo hệ thống luật lục địa áp dụng nguyên tắc “first to
file” ( nộp đơn đầu tiên) trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thì Mỹ áp dụng
nguyên tắc “first to invent” (sáng tạo trước) đối với sáng chế và “ first to use” (sử dụng
trước) đối với nhãn hiệu.
a/ Sáng chế (Nguyên tắc phát minh đầu tiên):
Đối với sáng chế, pháp luật Mỹ quy định: người nào chứng minh được mình là
người tạo ra sang chế đầu tiên sẽ được cấp văn bằng bảo hộ chứ không phải là của
người đầu tiên nộp đơn xin cấp bằng, người nộp đơn đăng ký sáng chế phải là tác giả
sáng chế; sau khi nộp đơn người này có thể chuyển nhượng quyền sở hữu đơn cho
doanh nghiệp hoặc tổ chức nơi người đó đang làm việc. Quá trình xem xét đơn yêu cầu

bảo hộ sáng chế được thực hiện tại Cơ quan Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO).
Thông thường quá trình xem xét cấp bằng Độc quyền sáng chế kéo dài khoảng từ
18_20 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đặc điểm:
• Bảo vệ những nhà sáng tạo nhỏ (thường là cá nhân);
• Không cần thiết bảo vệ mặt tài chính của những nhà sáng tạo nhỏ;
13
Luật sở hữu trí tuệ
• Làm giảm bớt rủi ro, nhà sáng tạo có thời gian và được bảo vệ những bí mật và
sự phát minh hoàn chỉnh của người đó mà không sợ những nhà phát minh sau
đánh cắp nó;
• Nhà phát minh có thể vạch trần những rủi ro đối với việc sao chụp;
• Nhà phát minh có thể thiết lập quyền ưu tiên đối với phát minh của mình vào
bất cứ thời gian nào;
• Có nhiều lợi ích hơn cho những phát minh;
• Có quyền khởi kiện khi phát hiện người khác cũng nộp đơn cấp bằng sáng chế
cho cùng một phát minh (người đó phải chứng minh được mình là người phát
minh đầu tiên đối với phát minh đó).
• Quy định thời gian 1 năm đối với các loại phát minh;
• Tốn kém và thủ tục phức tạp;
• Áp dụng trong sự xem xét, cân nhắc của Tòa án trên cơ sở các nguyên tắc chung
của Luật công bằng (Equity).
Theo Khoản 8, Điều 1 Hiến Pháp Hoa kỳ:
“Thúc đẩy sự phát triển tiến bộ khoa học và các nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo
quyền sở hữu của các tác giả và nhà phát minh đối với các tác phẩm và phát minh trong
thời gian nhất định ”.
Theo Mục 2 của Đạo luật sửa đổi việc Cấp văn bằng sáng chế năm 2011:
“The amendments (sửa đổi, bổ sung) made by this subsection (tiểu khu) shall take
effect (có hiệu lực) 1 year after the date of the enactment (ban hành) of this Act, and
shall apply to (áp dụng đối với) any request for a statutory (được làm theo pháp luật)

invention registration filed on or after that date.
(Việc sửa đổi, bổ sung bởi các tiểu bang nên có hiệu lực 1 năm sau ngày ban hành Đạo
luật này và nên được áp dụng đối với bất kỳ yêu cầu nào về việc đơn đăng ký phát
minh được làm theo pháp luật trong hoặc sau ngày khoảng thời gian này.”
Derivation proceedings : Thủ tục tố tụng
‘‘(a) INSTITUTION OF PROCEEDING.—…. Any such petition (đưa đơn, nộp
đơn) may only be filed within 1 year after the first publication of a claim (khẳng định)
14
Luật sở hữu trí tuệ
to an invention that is the same or substantially (về căn bản) the same as the earlier
application’s claim to the invention, shall be made under oath (lời thề), and shall be
supported (ủng hộ) by substantial (có thật) evidence….
(“Cơ quan tố tụng:…. Bất cứ việc nộp đơn nào cũng chỉ có thể diễn ra trong phạm
vi 1 năm sau khi việc khẳng định về phát minh đó được công bố lần đầu tiên cái mà
cùng bản chất hay về căn bản là cùng một khẳng định đối với phát minh của việc chấp
nhận đơn sớm hơn, nên được thực hiện dưới một lời tuyên thệ, và nên được ủng hộ bởi
những bằng chứng có thật…”.)
b/ Nhãn hiệu (Nguyên tắc sử dụng đầu tiên):
Nhãn hiệu tại Mỹ cũng được xem là những dấu hiệu (symbol/ Sign) để phân biệt
dịch vụ hoặc (Và) sản phẩm của các bên với nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ trên cơ sở
của việc sử dụng rộng rãi và đăng ký độc quyền.
Theo Luật Nhãn hiệu Hoa kỳ, quyền sở hữa đối với nhãn hiệu được tự động sáng
lập theo luật án lệ theo phạm vi từng bang khi nhãn hiệu đó được sử dụng trong kinh
doanh hoặc được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi nếu nhãn hiệu không có
tính phận biệt tự thân (mang tính chất mô tả hoặc chỉ bao gồm chữ cái, chữ số đơn
thuần ). Nói cách khác ở Mỹ không nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu đề nhãn hiệu
được bảo hộ. Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiêu hàng hóa theo Luật Lanham là nguyên tắc
sử dụng trước (first to use system). Theo nguyên tắc này bất kì ai sử dụng trước nhãn
hiệu hàng hóa đểu có quyền đăng kí nhãn hiệu hàng hóa.
Ở Hoa Kì có bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi bang và bảo hộ nhãn hiệu tại liên bang. Mỗi

bang đều có một luật lệ và thiết chế đang kí nhãn hiệu của riêng mình. Tuy nhiên việc
đăng ký nhãn hiệu ở liên bang mang lại cho chủ nhân nhiều lợi thế về vật chất và
quyền lợi. Khi đã được đăng ký liên bang, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ
liên bang thay vì bị giới hạn trong bang mà nhãn hiệu được sử dụng. Để đăng ký nhãn
hiệu liên bang người nộp đơn phải nộp đơn cho USPTO và nêu rõ cơ sở nộp đơn là “
15
Luật sở hữu trí tuệ
đã sử dụng”(use), dự định sử dụng “invent to use” hay dựa trên nhãn hiệu đã đăng ký ở
nước ngoài. Việc đăng kí một nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền chỉ mang tính chất
tuyên bố và có thể bị kiện bởi một chủ nhãn hiệu thực sự.
Để được đăng kí nhãn hiêu ở Hoa Kì thì nhãn hiệu đó phải đạt một trong những
điều kiện sau:
• Nhãn hiệu đã sử dụng tại Hoa Kì (use in commerce)
• Nhãn hiệu có ý định sử dụng tại Hoa Kì (intend to use)
• Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký tại một nước khác là thành viên của Công ước
Paris hoặc của Hiệp ước nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kì công nhận.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp khác chủ yếu được xác lập và bảo hộ theo luật
chống cạnh tranh không lành mạnh.
Có thể nhận thấy cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Mỹ được quy định
khá linh hoạt bảo hộ tốt nhất cho chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhìn
chung việc sử dụng thực tế đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong những tiêu chí
quan trọng trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ . Cách xác định này phù hợp với
thực tế xã hội, nhằm tránh hiện tượng đăng ký bảo hộ với động cơ không trung thực,
trục lợi bất hợp pháp hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
III. PHÂN BIỆT NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG ĐẦU TIÊN VÀ NGUYÊN TẮC
NỘP ĐƠN ĐẦU TIÊN
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên Nguyên tắc sử dụng đầu tiên
- Phải đăng ký nhãn hiêu thì nhãn
hiệu mới được bảo hộ. Có nghĩa là trong
trường hợp có nhiều đơn của nhiều

người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm,
dịch vụ trùng hay tương tự với nhau
- Không nhất thiết phải đăng ký
nhãn hiệu đề nhãn hiệu được bảo hộ. Có
nghĩa là trong trường hợp có nhiều đơn
của nhiều người khác nhau đăng ký các
nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản
phẩm, dịch vụ trùng hay tương tự với
16
Luật sở hữu trí tuệ
hoặc trường hợp có nhiều đơn của của
cùng một người đăng ký các nhãn hiệu
trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ
trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được
cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có
ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm
nhất trong số những đơn đáp ứng các
điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
- Ngày nộp đơn sớm nhất là một
tiêu chí quan trọng trong việc xác lập
quyền sở hữu trí tuệ.
- Đối tượng sở hữu công nghiệp
phải thiết lập quyền bảo hộ đối với nhãn
hiệu của mình một cách sớm nhất có thể.
- Việc đăng kí một nhãn hiệu tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền là để
đảm bảo cho nhãn hiệu của mình không

bị đánh cắp, làm giả, làm nhái.
nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của
của cùng một người đăng ký các nhãn
hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch
vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ được
cấp cho người nộp đơn nộp đơn cho
USPTO và nêu rõ cơ sở nộp đơn là “ đã
sử dụng”(use), dự định sử dụng “invent
to use” hay dựa trên nhãn hiệu đã đăng
ký ở nước ngoài.
- Việc sử dụng thực tế đối tượng
sở hữu công nghiệp là một trong những
tiêu chí quan trọng trong việc xác lập
quyền sở hữu trí tuệ.
- Đối tượng sở hữu công nghiệp
có thể thiết lập quyền bảo hộ đối với
nhãn hiệu của mình vào bất cứ thời gian
nào.
- Việc đăng kí một nhãn hiệu tại
cơ quan có thẩm quyền chỉ mang tính
chất tuyên bố và có thể bị kiện bởi một
chủ nhãn hiệu thực sự. Có nghĩa là người
chủ sở hữu có quyền khởi kiện khi phát
hiện người khác cũng nộp đơn cấp bằng
sáng chế cho cùng một nhãn hiệu (người
đó phải chứng minh được mình là người
sử dụng đầu tiên đối với nhãn hiệu đó).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
17
Luật sở hữu trí tuệ

1. Giáo trình luật sở hữu trí tuệ trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh;
2. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11;
3. Luật sáng chế Liên bang Mỹ;
4. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

×