Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài Tập Nhóm Dự Án Đầu Tư Vào Nghề Đồ Gỗ Tại Tỉnh Nam Định.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.63 KB, 15 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NGHỀ ĐỒ GỖ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
-

LỚP: LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ(119)_6
NHÓM: 4

1. Phạm Hồng Trường

11175065

2. Phạm Văn Sơn

11174085

3. Đinh Viết Hoàng

11171794

4. Đinh Thị Hồng Nhung

11173578

5. Nguyễn Tất Thành

11174252

6. Cao Nguyễn Quỳnh Trang

11176012



DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NGHỀ ĐỒ GỖ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
I. NGHIÊN CỨU CƠ HỘI ĐẦU TƯ
1. Nhu cầu sản phầm đồ gỗ tại Việt Nam hiện nay 
Theo các chuyên gia, đà phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian qua,
cùng thu nhập của người dân ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về những ngôi nhà tiện
nghi và sang trọng hơn gia tăng. Họ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn và sẵn sàng chi trả
cho những sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, đặc biệt là các mặt hàng nội thất và
đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ nội thất.
Thống kê từ các nhà phân phối nội thất cho thấy, thị trường này có tiềm năng phát
triển rất lớn, nhất là sau năm 2020, với thị trường nội địa tăng 6%/năm, đạt 1,75 tỷ USD.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều ngành bán lẻ của Việt Nam chịu sức ép rất lớn
từ những cuộc xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường gỗ vẫn
do các doanh nghiệp nội địa nắm giữ phần lớn thị phần với khoảng hơn 7.000 doanh
nghiệp lớn nhỏ. Báo cáo của Công ty Concetti cũng cho biết, thị trường nội thất Việt
Nam tăng trưởng mạnh trong 3 năm qua cùng sự phát triển của thị trường bất động sản.
Dự đoán, nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
2. Đầu tư vào làng nghề đồ gỗ tại Nam Định 
a) Hiện trạng
- Nhận thấy thị trường đồ gỗ, đặc biệt đồ nội thất đang phát triển mạnh những năm vừa
qua và đóng góp vào đó là sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề truyền thống. Đặc
biệt trong số đó là làng nghề đồ gỗ nội thất La Xuyên thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định.
Sản phẩm gỗ điêu khắc La Xuyên được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên, có giá trị thẩm
mỹ và độ bền cao đa dạng như: gỗ gụ, gỗ trắc gỗ hương, gỗ mít, gỗ dổi, gỗ mun.. Mỗi sản
phẩm là một tác phẩm nghệ thuật được kết tinh từ đôi tay khéo léo, kinh nghiệm và một
tâm huyết với nghề của những nghệ nhân từ làng nghề đồ gỗ La Xuyên.Các sản phẩm
được thiết kế hài hòa giữa phong cách hiện đại và truyền thống phù hợp với từng khơng
gian riêng trong gia đình, biệt thự, nhà hàng, khách sạn, resort.. được thiết kế hài hòa theo
phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống tạo nên một vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi một
sản phẩm.
- Nghề mộc truyền thống ở La Xuyên mà đỉnh cao là nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến

độ hoàn hảo. Người thợ nơi đây đã từng đi xứ Đơng, xứ Đồi làm đẹp cho biết bao làng
quê. Sản phẩm lớn của họ là những cơng trình kiến trúc với tồ ngang dãy dọc được mở


rộng ra về mặt bằng và nâng cao chiều cao lên với những mái cong cổ kính. Sản phẩm
phong phú và thông dụng như hương án, bát biểu, tượng, cửa, võng, sập gụ, tủ chè đều
thể hiện trình độ kỹ thuật cao. Các sản phẩm chủ yếu được sản xuất và buôn bán ở đây là
các đồ nội thất thiết yếu trong gia đình và cơ quan như là : bàn ghế, giường tủ ,kệ để tivi,
bàn trang điểm, bàn thờ, sập gụ, tủ chè,...
Tuy nhiên vì là làng nghề truyền thống nên sản xuất vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, theo xu
hướng đa số là hộ gia đình nên chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển của địa
phương.
b) Tiềm năng phát triển
o Là làng nghề có truyền thống lâu năm nên thợ sản xuất đều là những người có tay
nghề và kinh nghiệm.
o Vị trí địa lý rất đẹp nằm trên đường quốc lộ 10, giáp thành phố Ninh Bình nên rất
thuận tiện cho khách mua hàng ở các tỉnh ghé đến và thuận tiện cho việc vận chuyển sản
phẩm đi các khu vực.
o Nguồn lao động trẻ dồi dào, mang trong mình dịng máu nghề nghiệp, cha truyền con
nối.
o Nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội thất mỹ nghệ trong nước và quốc tế đều lớn, là những đồ
dùng không thể thiếu trong gia đinh cũng như cơ quan làm việc 

II.

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1. Tình hình kinh tế
a) Tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước
Theo số liệu thống kê tổng hợp, Tổng Cục thống kê cho biết, nền kinh tế 9 tháng năm

2019 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 9 năm trở lại đây, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm
phát được kiểm soát ở mức thấp.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2019 ước tính tăng 6,71% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,19%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 9,14% và khu vực dịch vụ tăng 6,85%. Về cơ cấu nền kinh tế 6
tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,55% GDP;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,2%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,21%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 14/10/2019,


tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt mức 400 tỷ USD. Công
nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường có mức tăng cao, giữ vai trò là
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Qua đó ta có thể thấy, ngành cơng nghiệp gỗ và mỹ nghệ đang có cơ hội phát triển thuận
lợi. Điều đó càng được khẳng định bởi phát biểu của Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Công Tuấn tại Hội nghị về xuất khẩu gỗ cứng vào Đông
Nam Á do Hội đồng Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ tổ chức ngày 25-6-2019, tại Hà Nội:
Việt Nam mong muốn đưa ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
b) Tình hình phát triển của tỉnh Nam Định
-Tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) năm 2019 so với giá năm 2010 đạt 22396,7 tỷ đồng, đạt
mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua.
- GRDP xếp thứ 15 cả nước, xếp thứ 25 về GRDP bình quân đầu người (GRDP bình
quân đầu người đạt 52 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,10%)
- Trong những năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực tại tỉnh
Nam Định đều đạt kết quả tích cực: sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng ổn định, ngành
giáo dục và đào tạo tiếp tục duy trì thành tích trong nhiều năm, đời sống nhân dân ổn
định và có bước phát triển, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo. Nam Định có
100% xã, thị trấn và toàn bộ các huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Đặc biệt, nhiều khu công nghiệp thu hút đầu tư lớn phải kể đến như: khu CN Hoà Xá,

Mỹ Trung, Bảo Minh,...
Như vậy, Nam Định có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi để hình thành dự án đầu tư
qua việc đảm bảo các yếu tố đầu vào (lao động có đào tạo, môi trường đầu tư, …) đến thị
trường đầu ra (phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao, du lịch, xuất khẩu, các khu cơng nghiệp,...)
2. Tình hình chính trị, pháp luật
Nam Định là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với tình hình an ninh trật tự an
tồn, ổn định. Cuộc sống của người dân lành mạnh, các tệ nạn xã hội ở mức an toàn.


Cùng đó là trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam gia nhập WTO, ngành đồ gỗ, mỹ nghệ
có nhiều cơ hội phát triển và thị trường mở rộng đặc biệt là việc ký kết các Hiệp định
thương mại với các tổ chức quốc tế (EVFTA, TPP, FTA,...)
*) Căn cứ pháp lý:
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước
- Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định năm 2019
- Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá
nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh
- Các chính sách ưu đãi đầu tư liên quan đến ngành nghề truyền thống của tỉnh Nam
Định.
- Quyết định số 474/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ
trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong năm 2013.
- Chính sách phát triển nghề mộc truyền thống của tỉnh Nam Định
- Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại
lâm sản.
- Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại.
3. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển
Về vị trí địa lý thì Nam Định nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội gần
100km, là trung tâm vùng Hà Nam – Ninh Bình – Thái Bình và giáp biển Đơng ở phía
Nam. Nam Định có mối liên hệ phát triển kinh tế liên vùng với hệ thống đô thị Bắc Bộ,
nhất là các thành phố lớn và có ảnh hưởng giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế tăng

trưởng phía Bắc: Hà Nội, Hải Phịng – Quảng Ninh.
Huyện Ý n nằm ở phía tây nam tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định hơn
20km, phía bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình ngăn cách bởi con
sơng Đáy, phía đơng giáp huyện Vụ Bản, phía nam giáp huyện Nghĩa Hưng. Huyện có
diện tích tự nhiên 241,23 km2, dân số (theo thống kê năm 2013) là 228100 người. Ý Yên
nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình; huyện có


tuyến đường cao tốc, quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt đi qua… Ý Yên hội tụ nhiều điều
kiện thuận lợi để thông thương và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
4. Điều kiện về văn hóa và xã hội
Có thể nói làng nghề mộc ở Ý Yên – Nam Định, đặc biệt là làng nghề La Xuyên có
lịch sử hết sức lâu đời. Với hơn 1.000 năm tuổi, nghề mộc ở La Xuyên mà đỉnh cao là
nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến độ hoàn hảo. Những sản phẩm của làng nghề không chỉ
thể hiện trình độ kỹ thuật cao của người thợ mà cịn thể hiện được phong cách cổ điển,
sang trọng. Đó cũng là điểm đặc trưng, dễ nhận thấy của sản phẩm chạm gỗ La Xuyên.
Trên cơ sở những tinh hoa của nghệ thuật chạm gỗ cổ truyền, người thợ La Xuyên
luôn biết cách cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với xu hướng và thị hiếu của người
tiêu dùng. Nghề mộc của làng La Xuyên không chỉ tạo việc làm cho nam giới mà cả nữ
giới cũng tham gia làm nghề, số lượng lao động từ khắp các địa bàn về tỉnh.

III.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

1. Thị trường tổng thể và thị trường mục tiêu
a) Đánh giá chung về thị trường tổng thể
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế biến gỗ đã đạt được
những thành tựu to lớn cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, về kim ngạch
xuất khẩu và về thị trường tiêu thụ sản phẩm,... Các sản phẩm gỗ chế biến ngày càng trở

nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị
trường trong nước và xuất khẩu. chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ đã và đang trở
thành một ngành kinh tế quan trọng, chủ lực trong nền kinh tế của nước ta. Kim ngạch
xuất khẩu các sản phẩm gỗ đang ngày càng tăng một cách ổn định trong những năm gần
đây.
Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy thị trường nội địa về đồ gỗ của Việt Nam hiện
chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tương tự của các doanh
nghiệp chế biến trong nước. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ này lại đang có chiều hướng giảm
xuống chứ không phải là tăng thêm theo chiều hướng phát triển của ngành trong lĩnh vực
xuất khẩu. Tỷ lệ giữa giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam với giá trị thị


trường nội địa đang giảm từ 37,60% (năm 2011) xuống chỉ còn 25-27% những năm
2014-2016.

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ vào thị trường Việt Nam (triệu USD)
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan*


45,0

47,5

58,6

76,2

79,4

376

366

394

355

419

Theo CSIL**

(Nguồn: * dữ liệu TCHQ - Phân tích bởi Vifores, Hawa, FPA và Forest Trends 2016 ** CSIL - World
Furniture Outlook 6/2016)

Sản phẩm gỗ ngoại thất và gỗ xây dựng, phục vụ xây dựng có số lượng sản phẩm
ngoại nhập lớn nhất trong các nhóm đồ gỗ trên thị trường nội địa. Tỷ lệ giữa sản phẩm
nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước của nhóm này đang ở mức 45,89%- 54,83%
và đang có chiều hướng ngày càng có nhiều sản phẩm ngoại nhập về để tiêu thụ trong

nước. Nếu như tỷ lệ này là 45,89% (năm 2012) thì năm 2013 đã là 47,67% và năm 2014
tăng mạnh lên 54,83%. Một điều đáng ngạc nhiên là các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ
lại có tỷ lệ sản phẩm nhập khẩu so với sản lượng sản phẩm sản xuất trong nước khá cao
(đứng thứ hai) với 34,21%-44,31%. Tuy nhiên, xu hướng nhập ngoại các sản phẩm này
vào thị trường nội địa đang giảm khá mạnh từ 44,31% năm 2012 xuống còn 34,21% năm
2014. Các sản phẩm gỗ nội thất có tỷ lệ sản phẩm nhập ngoại đứng hàng thứ ba với
7,27%-17,61%. Điều ngạc nhiên không kém là tỷ lệ này đang tăng với tốc độ cao, từ
7,27% năm 2012 lên 17,61% năm 2014.
b) Xác định loại thị trường và loại sản phẩm dự án
Cấu trúc thị trường gỗ có thể chia ra theo 2 tiêu thức liên quan đến loại thị trường
(nội địa, ngoại địa) và theo sản phẩm.


Xét thị trường nội địa thì gỗ và sản phẩm gỗ tham gia vào thị trường trong nước bao
gồm một số mặt hàng chính sau:
- Gỗ nguyên liệu: bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, gỗ nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván dán, gỗ
ghép thanh,...). Các loại sản phẩm này đều đến từ hai nguồn, khai thác, chế biến trong
nước và nhập khẩu.
- Sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (ngoại thất): Người tiêu dùng trong nước ít quan tâm đến
các loại đồ gỗ ngồi trời, trừ một số ít địa phương khu vực phía Nam sử dụng một vài
loại sản phẩm như bàn ghế để ở sân, vườn, … Có thể nói đồ gỗ ngồi trời đúng nghĩa
hiện rất ít có mặt trên thị trường nội địa hiện nay.
- Đồ gỗ nội thất, bao gồm nội thất phòng ngủ (giường, tủ áo, bàn phấn, bàn trang
điểm...), nội thất nhà bếp (bàn ăn, tủ bếp), nội thất phòng khách (bàn, ghế phịng khách,
sofa, kệ TV, tủ gương, tủ góc,...), nội thất văn phòng. Đây là các sản phẩm chủ yếu trên
thị trường trong nước hiện nay.
- Sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng, bao gồm một số sản phẩm chính như cốp pha, xà gồ,
cột chống,...
- Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, bao gồm những sản phẩm như tượng gỗ, tranh khắc gỗ, khảm
trai, tranh ghép gỗ, độc bình, đồ sơn mài, chạm khắc, các sản phẩm trang trí lưu niệm,

quảng cáo như: cốc, chén, đĩa, khay, thìa (muỗng), quạt, lọ, bình, cung, kiếm, đế lọ, guốc,
bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp các loại, huy hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khung tranh,
khung ảnh, phào mỹ nghệ, thuyền buồm mỹ nghệ các loại, mành trang trí, giá đỡ hàng
mỹ nghệ,... Nhóm sản phẩm này được biết đến dưới tên gọi là đồ gỗ cao cấp, nếu tách
riêng nhóm sản phẩm sau ra thì thị phần của nhóm sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ khá hạn
chế.
- Các sản phẩm gỗ khác: Nhóm sản phẩm này bao gồm các sản phẩm như nhạc cụ, đồ
chơi trẻ em, vợt cầu lông, vợt tennis, vượt bóng bàn, gậy chơi bi-da, gậy chăn cừu, chân
tay giả, dù cán gỗ, cán dù, …
Hiện tại, tổng khối lượng đồ gỗ các loại trên thị trường 16 địa phương được điều tra
dao động trong khoảng từ 1.398.348,66m3 (2013) đến 1.671.575,65 m3 (năm 2012).
Trong đó đồ gỗ nội thất dao động từ 86.186,88m3 (2012) đến 127.961,29 m3 (2014) và
đang có xu hướng tăng. Đồ gỗ ngoại thất và xây dựng cũng đang có xu hướng tăng từ
34.171,17m3 (2012) lên 57.142,77m3 (2014). Sản phẩm gỗ chống lò cũng tăng từ


321.442,20m3 (2012) lên 362.080,10m3(2014). Trong khi đó sản phẩm gỗ dăm và bột
giấy có xu hướng giảm từ 1.191.607,00m3 (2012) xuống 795.796,00m3 (2013) và
877.899,10m3 (2014)...

Hình 1: Cơ cấu sản sản phẩm gỗ lưu thông trên thị trường nội địa
Sản phẩm gỗ dăm và bột giấy chiếm tỷ trọng lớn hơn cả với 56,91% - 71,29% tổng
lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường nội địa. Đây có thể là kết quả của việc mua bán
sản phẩm giữa các doanh nghiệp, đơn vị chế biến loại sản phẩm này với các doanh
nghiệp, đơn vị thực hiện việc xuất khẩu. Điều này cũng phù hợp với thực tế là hàng năm
nước ta xuất khẩu khoảng 7,0-8,0 triệu tấn dăm gỗ và không phải doanh nghiệp nào cũng
thực hiên toàn bộ chuỗi sản phẩm từ chế biến đến xuất khẩu. Tiếp sau là các sản phẩm gỗ
chống lị, cốp pha và bao bì với thị phần dao động từ 19,23% (năm 2012) đến 25,44%
(2013). Sự ổn định của loại sản phẩm này là khơng cao, phản ánh q trình thay thế sản
phẩm gỗ bằng các sản phẩm khác đang và sẽ diễn ra. Đồ gỗ nội thất là nhóm sản phẩm có

tỷ trọng thứ ba trên thị trường nội địa. Chúng chiếm từ 5,16% (năm 2012) đến 8,70%
(2014) trong cơ cấu sản phẩm lưu thông trên thị trường nội địa. Đồ gỗ ngoại thất và xây
dựng cũng chiếm một tỷ lệ khá trong cơ cấu thị trường với khoảng 2,04% - 3,89% tổng
lượng sản phẩm gỗ lưu thông trên thị trường. Các sản phẩm gỗ và ván nhân tạo chưa có
ưu thế trên thị trường nội địa hiện nay với 1,69% (2012) và 6,51% (2013). Sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu thị trường đồ gỗ nội địa hiện nay với
0,59% (năm 2012) đến 0,93% (2014) tổng lượng sản phẩm đồ gỗ trên thị trường nội địa.


Hình 2: Cơ cấu loại hình sản phẩm đồ gỗ trên thị trường nội địa năm 2014

c) Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu và sản phẩm
- Phân đoạn thị trường
Lựa chọn phân đoạn thị trường dựa vào các tiêu chí
+ Địa lý: chia theo vùng là thành thị và nông thôn
+ Dân số - xã hội: phân loại thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp

Bảng 2 : Sản phẩm, thị trường và hình thức tiêu thụ
Lâm sản

Gỗ nhỏ
(keo, bạc
đàn,…)

Đầu mơi sản Dạng sản phẩm
Hình thức tiêu thụ
Thị trường tại thị trường nội
xuất/khai thác
địa
- Phục vụ xây

Công ty lâm
Bán buôn, bán lẻ,
dựng
bán theo hợp đồng.
nghiệp, trang
- Nguyên liệu
Nội địa
trại, hộ gia đình, giấy
Điều tiết theo nhu
cầu thị trường tự do
HTX
- Nguyên liệu sản
xuất ván nhân tạo


Gỗ lớn

LSNG làm dược liệu,
phục vụ các ngành
công nghiệp khác (hồi,
quế, sa nhân,..)

Công ty lâm
nghiệp, trang trại
Đồ mộc dân dụng
lớn, doanh nghiệp
trồng rừng

Nội địa


Khai thác và phát
Bán buôn cho các đại
Sản phẩm sây khô,
triển ở quy mô hộ
Xuât khẩu lý, người thu gom,
chưng cât tinh
gia đình một cách
là chủ yếu doanh nghiệp xuât
dầu,..
tự phát
khẩu

Khai thác và phát
Sản phẩm sây khô,
LSNG làm thực phẩm triển ở quy mô hộ
Tiêu thụ
ngâm dâm, đóng
(măng, mộc nhĩ,...)
nội địa
gia đình một cách
túi, đóng lọ,..
tự phát

Tre, luồng

Làm nguyên liệu Tre ép khối, ván
chế biến sản phẩm sàn tre, đồ nội
công nghiệp
thât,...


LSNG lây sợi và gỗ
Khai thác và phát Sản phẩm thủ
chế biến hàng thủ công triển ở quy mô họ, công mỹ nghệ
mỹ nghệ (Tăm, đũa, HTX, doanh
mành, gỗ mỹ nghệ,
nghiệp nhỏ và vừa
mây tre đan,..

-

Bán buôn, bán lẻ, bán
theo hợp đồng, qua
doanh nghiệp thương
lại, đại lý,... Điều tiết
theo nhu cầu thị trường

Bán buôn cho các đại
lý, người thu gom,

Nguyên liệu bán thẳng
Tiêu thụ nội cho doanh nghiệp chế
địa và xuât biến.
Sản phẩm chế biến
khẩu
được bán buôn và bán
Tiêu thụ nội lẻ
Bán buôn, bán lẻ, bán
địa và xuât qua đại lý, trung gian,..
khẩu
Sản phẩm chế biến

được tự tiêu thụ là chủ
yếu

Xác định thị trường mục tiêu

Từ những phân tích nhóm đưa ra thị trường mục tiêu đánh vào sẽ là tập trung vào các
thành phố hay những thị trấn phát triển tập trung các hộ gia đình có thu nhập cao. Cùng
đó sản phẩm lựa chọn sẽ lả sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được lựa chọn ở đây đa dạng về chủng loại sản phẩm. Các
mặt hàng bao gồm như các loại giường tủ (có trang trí hoa văn cầu kỳ), nhóm sản phẩm
tượng gỗ, các loại áo quan cao cấp, bàn ghế cao cấp (chạm, khảm,...), bàn thờ các loại,
tranh gỗ, tủ chùa, đôn kỷ, …


Hình 3: Cơ cấu các loại sản phẩm trong nhóm thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ lại có tỷ lệ sản phẩm nhập khẩu so với sản lượng
sản phẩm sản xuất trong nước khá cao (đứng thứ hai) với 34,21%-44,31%. Tuy nhiên, xu
hướng nhập ngoại các sản phẩm này vào thị trường nội địa đang giảm khá mạnh từ
44,31% năm 2012 xuống còn 34,21% năm 2014.
Việc lựa chọn loại sản phẩm này đến từ việc xét trong thị trường thì đây là phân khúc
sản phẩm có tỷ trọng rơi vào loại thấp nhất về sự tham gia của các loại doanh nghiệp, sản
phẩm đồ gỗ. Trong một số năm gần đây với tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ tốt,
quý, cũng như ngày càng hạn chế về khả năng chế tác thì việc quyết định lựa chọn có thể
được khắc phục nhập khẩu nguồn ngun liệu từ nước ngồi sử dụng lực lượng nhân
cơng tay nghề cao có sẵn ở địa phương. Tập trung phát triển quy mô của việc tạo ra các
sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ với chất lượng cao là điểm nhấn chiếm lĩnh phân khúc thị
trường có tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm trong thị trường nội địa hiện nay.
2. Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường
a) Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Xét trong địa bàn tỉnh Nam Định, đối thủ cạnh tranh đến từ các hộ gia đình làm đồ gỗ

mỹ nghệ truyền thống. Có thể đánh giá như sau: đối với các hộ gia đình làm đồ gỗ mỹ
nghệ truyền thống thì với những sản phẩm được sản xuất từ các xưởng nhỏ trực tiếp gia
đình với số lượng nhân cơng khơng quá lớn, dao động từ 3 - 5 nhân công. Số lượng nhân
cơng khơng lớn cùng với lượng máy móc không quá nhiều, chủ yếu là thủ công nên sản
phẩm không quá đa dạng, chủ yếu là những mẫu quen thuộc hoặc là làm theo đơn đặt
hàng của khách. Lợi thế của những hộ gia đình này là mang tính truyền thống nên có thể


tạo ra những sản phẩm chất lượng có giá trị cao cùng với lượng khách hàng quen thuộc.
Tuy nhiên điểm yếu tồn tại tương đối nhiều như việc sản phẩm không đa dạng và không
thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng với số lượng lớn vì quy mơ
có hạn. Nguồn vốn của đối tượng này nhỏ nên khó có thể đáp ứng việc sản xuất nhiều với
những yêu cầu cao đòi hỏi sự hiện đại về máy móc, thiết bị và trình độ nhân cơng; cùng
đó là cả sự hạn chế về yếu tố nguyên liệu đầu vào.
- Xét về đối thủ là các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống ở những khu
vực khác (có thể trong tỉnh hoặc ngồi tỉnh). Điểm mạnh của những đối thủ này có thể
đến từ quy mơ của họ, quy mơ có thể lớn với số lượng sản phẩm nhiều hoặc trang thiết bị
hiện đại. Ngồi ra có thể là uy tín hay những tập khách hàng quen thuộc của họ, đã quen
sử dụng sản phẩm của cơng ty đó. Điểm yếu có thể khai thác với những doanh nghiệp
này là hướng đến chất lượng sản phẩm, sự lâu đời của thương hiệu doanh nghiệp,…
b) Chiến lược để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường
Việc đầu tư vào sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ở tỉnh Nam Định với quy mô lớn cùng các
sản phẩm tập trung vào phân khúc thị trường với những khách hàng có thu nhập cao
(khách hàng có thể là những người có thu nhập lớn hoặc những doanh nghiệp có nhu cầu
về sản phẩm chất lượng cao).
+ Quy mô đầu tư lớn với lượng máy móc thiết bị hiện đại cùng nhân cơng lao động có
chất lượng cao (là những thợ có tay nghề cao từ làng nghề) đảm bảo cung cấp những sản
phẩm với chất lượng sản phẩm tốt nhất, hoa văn đẹp nhất đáp ứng nhu cầu cao của khách
hàng. Việc quy mô lớn cũng giải quyết vấn đề khi có nhiều khách hàng, đáp ứng thị
trường lớn.

+ Nam Định là tỉnh nằm cách Hà Nội (nếu lấy là trung tâm Bắc Bộ) khoảng hơn 100km
cùng đó là hệ thống giao thông thuận tiện với các tỉnh xung quanh như Ninh Bình, Thái
Bình, … có thể thuận tiện trong việc mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tượng khơng
chỉ là khách hàng trong tỉnh. Dự án có thể đầu tư nhà xưởng lớn ở Nam Định và vận
chuyển nguồn nguyên vật liệu như gỗ từ trong tỉnh hoặc ngồi tỉnh chẳng hạn từ Ninh
Bình hoặc một số địa phương khác một cách thuận tiện về để sản xuất. Ngồi ra nguồn gỗ
có thể sẽ là nguồn gỗ nhập khẩu, tuy nhiên với sự thuận tiện về điều kiện hạ tầng cơ sở
giao thơng vận tải, có thể vận chuyển từ cảng Hài Phòng cũng hết sức nhanh chóng.
+ Tập trung các hộ gia đình lại tạo nên một quy mô lớn và hướng tới các đối tượng tầm
cao tạo nên sự tập trung, chiếm lĩnh được nhiều thị phần trong thị trường hơn. Từ đây tạo


nên sức ảnh hưởng lớn tới không chỉ thị trường mà còn là các khách hàng tiêu dùng sản
phẩm. Với đặc điểm các đối thủ vẫn phần đông là các hội gia đình thì việc tập trung này
có lợi rất lớn trong việc chiếm thị trường của doanh nghiệp. Kết hợp từ những giá trị cũ
và quy mô mới tạo nên khả năng kiểm soát thật tốt cho doanh nghiệp.
+ Trong bối cảnh các làng nghề đồ gỗ sử dụng máy móc trong việc điêu khắc ngày càng
phổ biến thì việc đầu tư dự án cũng sẽ đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu
làm cho sản phẩm có nét đẹp dẫn đầu, cùng đó có thể là những hình ảnh với phong cách
riêng. Điều đó làm nên thương hiệu của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với những
doanh nghiệp khác.
3. Vấn đề tiếp thị sản phẩm
a) Giới thiệu sản phẩm
- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, có sức
lan toả và ảnh hưởng rộng như:
+ Đăng bài quảng cáo về làng nghề mộc Nam Định trên các trang báo lớn như báo kinh
tế, báo Nam Định, Báo điện tử…
+ Kết hợp đăng bài trên các tạp chí du lịch để thu hút những nguồn khách thập phương từ
trong huyện, trong tỉnh đến người nước ngoài,...
+ Khai thác các kênh quảng cáo liên quan đến các làng nghề sản xuất truyền thống, qua

đó đưa tên tuổi đồ mộc mỹ nghệ Nam Định và thương hiện của doanh nghiêp được nhiều
đối tượng khách hàng biết đến và quan tâm hơn khi có nhu cầu.
- Tham gia các hội nghị triển lãm và các hội chợ giới thiệu sản phẩm, tạo thương hiểu và
làm gia tăng sự uy tín, tin tưởng của khách hàng mới đối với đồ mỹ nghệ Nam Định – nơi
có uy tín và sản phẩm chất lượng.
b) Phương thức để đẩy mạnh sức mua của người dân
- Ưu đãi tri ân nếu là khách hàng quen và có nhiều lần đặt mua. Đối với các khách hàng
mới sử dụng các chính sách Phiếu nhận quà cho KH mới/ Liên kết với các Cổng thanh
toán điện tử để giảm % trên giá thanh toán
=> Tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sức mua của khách hàng.


Tuy nhiên, đối với phương án này cần có kế hoạch và ngân sách của bên cung ứng thích
hợp và thống nhất trên tồn hệ thống phân phối. Vì đồ mộc là mặt hàng có giá trị lớn và
khá đắt đỏ do tính chất của nguyên liệu và độ phức tạp khi gia công sản phẩm.
- Vận chuyển và lắp đặt tận nơi miễn phí theo yêu cầu để tiện cho công việc và nhu cầu
mua của khách hàng
- Tham khảo các kiểu kiến trúc, điêu khắc của thời xưa và thị trường hiện đại để đem
đến những mẫu mã bắt mắt, mới lạ, phù hợp với yêu cầu nội thất hiện đại.
c) Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
- Xác lập các nhà cung ứng: các nhà cung ứng đến từ các làng nghề trong địa phương,
ngoài ra nguồn nguyên liệu gỗ nhập về có thể là từ nước ngoài như các nước châu Phi, …
- Xác lập các kênh phân phối sản phẩm: sử dụng các kênh phân phối có sẵn địa phương
như các nhà bán bn, bán lẻ trong thời gian đầu để có thơng tin, sau đó sẽ hồn tồn phụ
trách việc kết nối khách hàng mà không thông qua các kênh trung gian.



×