Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo kết quả khảo sát cuối khóa năm 2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.22 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
PHÒNG KHẢO THÍ &
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Số: /BC-KT&KĐCL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Trà Vinh, ngày tháng năm 2011
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT CUỐI KHÓA NĂM 2011
Mục đích: Thu thập ý kiến đóng góp của học sinh, sinh viên trường Đại
học Trà Vinh về chương trình đào tạo, về quá trình giảng dạy của giáo viên,
qua đó điều chỉnh những phần chưa phù hợp.
Nội dung khảo sát: Chương trình đào tạo; Phương pháp giảng dạy của
giáo viên; Tài liệu và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy và học, …
Hình thức: Phát phiếu khảo sát cho sinh viên điền thông tin
Xử lý: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0
Kết quả: Tổng số phiếu: 873 phiếu (đại học 286 phiếu, trung cấp 248
phiếu, cao đẳng 339 phiếu) của 24 ngành học tốt nghiệp năm 2011 (xem phụ
lục)
1.Tìm hiểu về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, tài liệu,
trang thiết bị hỗ trợ:
a. Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy:
Trước khi tìm hiểu chương trình giảng dạy, chúng tôi tìm hiểu về lý do
chọn ngành và lý do chọn trường để học thì hầu hết các em trả lời rằng chọn
ngành để học vì có nhiều cơ hội để xin việc làm và thích học (87%) và chọn
trường để học vì gần nhà ít tốn kém và có ngành đào tạo sinh viên thích
(75%).
Tìm hiểu về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, chúng tôi
đánh giá theo 4 mức (Không biết, Không đồng ý, Đồng ý, Rất đồng ý)
Biểu đồ 1: Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy
1


QT8.2.1/QM6-BM6
Qua biểu đồ trên, chúng tôi thấy rằng sinh viên đánh giá rất cao về khối
lượng học lý thuyết hợp lý và các bài kiểm tra và bài thi phản ánh đúng nội
dung khóa học (trên 85% sinh viên đồng ý và rất đồng ý). Tuy nhiên, khối
lượng dành cho thực hành còn chưa hợp lý (33.9% không đồng ý), trong đó:
trên 40% sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kỹ thuật
cơ khí không đồng ý, đối với ngành Tiếng Anh, Kế toán, Quản trị văn phòng,
Văn hóa, cho rằng bên cạnh thời gian học lý thuyết thì việc thực hành môn
học cũng cần có thêm thời gian, riêng ngành Tiếng Anh thì có 67,4% sinh
viên cho rằng thời gian để thực hành chưa đáp ứng được. Vì vậy, chương
trình học các khóa sau của những ngành này Bộ môn cần xem xét ưu tiên
nhiều thời gian để cho sinh viên thực hành.
Về hình thức kiểm tra đánh giá môn học: giáo viên cho bài kiểm tra, bài
thi phản ánh đúng nội dung chương trình học (89.7% sinh viên đồng ý và rất
đồng ý).
Nhìn chung, sinh viên có nhận xét tích cực về việc giáo viên áp dụng
những phương pháp tích cực hóa người học, tỷ lệ sinh viên đồng ý và rất đồng
ý trên 85%.
b. Tài liệu, trang thiết bị hỗ trợ
Tỷ lệ sinh viên một số ngành nhận xét thiếu tài liệu, trang thiết bị:
+ Tiếng Anh có 53.5% ý kiến sinh viên
+ Kế toán có 40.7% sinh viên
+ Công nghệ thông tin có 56.4% ý kiến sinh viên
+ Quản trị kinh doanh 57.1% ý kiến sinh viên
+ Điện tử viễn thông 48.1% ý kiến sinh viên
+ Kỹ thuật cơ khí 61.9% ý kiến sinh viên
+ Quản trị văn phòng 41.5% ý kiến sinh viên
+ Văn hóa 41.9% ý kiến sinh viên
Do đó, trường cần khẩn trương bổ sung thêm nguồn tài liệu và trang thiết
bị hiện đại, nâng cấp một số máy móc bị hư hỏng để hỗ trợ sinh viên được tốt

hơn.
c. Một số ý kiến sinh viên:
- Các lớp ngành Kế toán nêu ý kiến: các nghiệp vụ kế toán được học tại
trường khi thực tập thực tế rất khác so với thực tế. Do đó, việc tiếp cận, làm
quen với môi trường thực tế còn nhiều bở ngỡ, khó khăn.
- Về tác phong làm việc của giáo viên: 81,3% sinh viên có nhận xét giáo
viên sẵn sàng giải quyết những vấn đề thắc mắc của sinh viên, 79,2% sinh
viên nhận xét giáo viên thân thiện với sinh viên. Bên cạnh đó cũng có một vài
ý kiến sinh viên cho rằng một số giáo viên không nhiệt tình trong giảng dạy
và đôi khi sinh viên gặp khó khi liên hệ các phòng ban để biết thêm thông tin
vì cán bộ phòng ban không nhiệt tình hướng dẫn.
2
2. Sinh viên tự đánh giá Kỹ năng trong việc sử dụng tiếng Anh và
Tin học sau khi kết thúc khóa học (dành cho các lớp không chuyên).
- Chúng tôi tìm hiểu về kỹ năng sử dụng tiếng Anh thì có 62% sinh viên
(lớp không chuyên) trả lời rằng có khả năng giao tiếp thông thường, tỷ lệ này
chiếm 90% đối với các lớp chuyên ngành Tiếng Anh, 39,8% sinh viên trả lời
rằng đọc được tài liệu chuyên ngành nhưng cũng còn phải tra rất nhiều từ,
sinh viên không sử dụng được trong giao tiếp và trong nghiên cứu tài liệu
chiếm 22,6%, chỉ có 2,2% sinh viên có thể Trao đổi về chuyên môn một cách
thành thạo.
- Đối với kỹ năng sử dụng vi tính: sinh viên sử dụng thành thạo tin học
văn phòng chiếm tỷ lệ cao 90,1%, và có 64,8% sinh viên sử dụng thành thạo
internet, email với tỷ lệ này cho thấy trong quá trình học sinh viên có điều
kiện tiếp xúc, thực hành nhiều trên máy vi tính. Điều này tạo một lợi thế rất
lớn cho sinh viên khi làm việc thực tế sau này tại cơ quan mình được tuyển
dụng. Tuy nhiên kỹ năng cài đặt, xử lý sự cố; lập trình ứng dụng thiết kế web
chiếm khoảng 20%, cũng ở các kỹ năng này đối với các lớp chuyên ngành tin
học chiếm 40%.
* Tìm hiểu về Thế mạnh của sinh viên:

Từ biểu đồ ta thấy tỷ lệ % thế mạnh của sinh viên được thể hiện đều ở
các kỹ năng như: học vấn, học lực (50,3%), kỹ năng giao tiếp (40,4%), kỹ
năng làm việc nhóm (30,7%), tuy nhiên tỷ lệ % về trình độ ngoại ngữ chỉ
chiếm 29,8% và vi tính chỉ chiếm 15%.
- Qua hai biểu đồ thể hiện việc sinh viên tự đánh giá kỹ năng của mình
sau khi kết thúc khóa học và thế mạnh khi xin việc ta có thể khẳng định một
điều 2 kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học của sinh viên đang ở tỷ lệ thấp.
Do đó Khoa, Bộ môn cần xem xét vấn đề này và có biện pháp nhằm cải thiện
kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học cho sinh viên ở các khóa sau vì đây là 2
3
kỹ năng rất quan trọng hỗ trợ đắc lực cho sinh viên trong công việc thực tế
sau này.
3. Những hữu ích và khó khăn gặp phải khi sinh viên tham gia
chuyến thực tập, thực tế.
a. Những hữu ích:
Đối với các lớp thì hầu hết các em đều cho ý kiến rằng:
Chuyến thực tập giúp các em có cơ hội tiếp cận môi trường bên ngoài,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi xử lý những tình huống thực tế đó cũng
là kinh nghiệm hữu ích cho bản thân, có cơ hội thể hiện và rèn luyện những
kỹ năng học được, áp dụng những kiến thức tích lũy được trên ghế nhà trường
vào thực thế, trực tiếp thực hiện công viêc thực tế giúp sinh viên nâng cao tay
nghề, biết thêm những điều mà chưa từng được học trên lớp.
b. Các vấn đề gây khó khăn cho sinh viên khi tham gia chuyến thực tập
thực tế. (đa số các em nêu ý kiến):
- Chưa quen với một số thiết bị mới, có một số kiến thức chưa được trang
bị.
- Bố trí thực tập ở những cơ quan, đơn vị không đúng chuyên ngành:
(ngành Kế toán được sắp xếp thực tập tại huyện đoàn), hoặc không đi sâu vào
chuyên ngành, không có người hướng dẫn, đến cơ quan chỉ ngồi chờ hết giờ
rồi về vì không được giao công việc.

- Thời gian thực tập ngắn, do đó, một số vấn đề chưa nắm bắt kịp vì mọi
thứ đều mới lạ.
- Một số sinh viên gặp khó khăn về phương tiện đi lại, kinh phí thực tập
còn hạn chế.
- Sinh viên gặp khó khăn trong công việc văn phòng: sử dụng máy fax,
photo, scan văn bản
c. Một số kiến nghị của sinh viên:
- Về chuyến thực tập cuối khóa:
- Tăng thêm thời gian thực tập,
- Nhà trường nên quan tâm nhiều hơn nữa khi gửi sinh viên đến các cơ
quan thực tập: liên hệ trước với cơ quan sẽ có sinh viên thực tập, giáo viên
được phân công tìm nơi thực tập cho sinh viên cần quan tâm sinh viên hơn,…
- Hỗ trợ kinh phí khi sinh viên thực tập thực tế,…
- Về chương trình học, công tác tổ chức, đào tạo của nhà trường.
- Nên xếp lịch học đều nhau để sinh viên không phải phí thời gian hay
phải chạy theo lịch học, thời gian dành cho thực hành môn học nhiều hơn,
- Trong một khóa học nên có nhiều đợt thực tập thực tế giúp sinh viên có
điều kiện tiếp cận thực tế,
- Bổ sung thêm sách chuyên ngành ở thư viện,
- Đầu tư vào máy móc thiết bị tốt hơn, bố trí phòng học hợp lý hơn (các
phòng học dãy C, dãy E rất ồn, ước khi trời mưa)
4
- Nhà trường bố trí quá nhiều sinh viên cùng thực tập một đơn vị, do đó
làm cho việc hướng dẫn sinh viên thực tập tại cơ quan, công ty không được
nhiệt tình.
- Lịch thực tập và thời gian bố trí làm tiểu luận, khóa luận chưa hợp lý
nên thời gian thực tập thực tế chưa hỗ trợ cho việc làm tiểu luận.
4. Nguyện vọng làm việc sau khi tốt nghiệp
Và sau khi tốt nghiệp, hầu hết các em đều muốn làm việc trong các cơ
quan Nhà nước (điểm trung bình là 3.5) hay doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ

phần (điểm trung bình là 2.1), sinh viên có mong muốn tự làm chủ chỉ ở mức
điểm trung bình 1.3.
* Tìm hiểu về mức độ hài lòng của sinh viên:
- Kết quả cuối khóa: mức độ hài lòng và rất hài lòng là 63%
- Chuyên ngành: mức độ hài lòng và rất hài lòng là 74,2%
Biểu đồ 4: Thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên
- 83% sinh viên sẳn sàng giới thiệu ngành học của mình với người khác,
đây cũng là tín hiệu đáng mừng đối với nhà trường.
5

×