Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Phương pháp dạy học hóa học ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 210 trang )

1
TẬP BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
• • •
CHƯƠNGI
NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC
1.1 NHIỆM VỤ MÔN HỌC VÀ PPNCKH TRONG PPDH HOÁ HỌC
1.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học PPDHHH
a. Đối tượng của PPDHHH
PPDHHH là một ngành khoa học vì nó nghiên cứu, làm rõ các quy luật của quá
trình dạy học hoá học. Quá trình dạy học hoá học được cấu tạo từ các thành phần cơ bản
là: Mục đích dạy học, nội dung dạy học, các phương pháp dạy học, các hình thái tổ chức
và phương tiện dạy học, các hoạt động của giáo viên và học sinh.
b. Những nhiệm vụ cơ bản của PPDHHH
Nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học hoá học là tìm ra những con đường tối ưu
của quá trình nhận thức hoá học như các sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết hoá học
cơ bản và sự biểu thị nó bằng ngôn ngữ hoá học của học sinh ở trường trung học phổ
thông.
Dựa vào những kết luận, những nguyên tắc và các quy luật quan trọng của lý luận
dạy học mà lý luận dạy học hoá học thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: Giáo dục,
phát triển học sinh trong giảng dạy hoá học, chú ý nhiều đến vấn đề giáo dục kỹ thuật
tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh. Cùng với lý luận dạy học - Lý luận dạy học hoá
học nghiên cứu các vấn đề phát triển năng lực nhận thức của học sinh và hình thành thế
giới quan duy vật biện chứng qua giảng dạy hoá học.
Khác với lý luận dạy học - Lý luận dạy học hoá học có những quy luật đặc thù mà
được xác định bởi nội dung và cấu trúc môn hoá học, những đặc điểm của quá trình nhận
thức và dạy - học hoá học ở trường phổ thông. Các quy luật đặc thù này là tư tưởng chỉ
đạo cho việc chuyển giao những kiến thức lý thuyết quan trọng của chương trình hoá học
phổ thông bằng các kiến thức mới hơn, hiện đại hơn theo các giai đoạn phát triển của việc
dạy học và xã hội. Điều này rất quan trọng, vì sự chuyển giao kiến thức lý thuyết chủ đạo
của chương trình phải dựa vào khả năng của học sinh trong giai đoạn hiện đại, hướng học


sinh vào việc tiếp thu nhanh chóng các thông tin khoa học, phân tích và xử lý chúng.
Lý luận dạy học hoá học giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản: Vì sao phải dạy và học
hoá học ở trường phổ thông, dạy và học cái gì, dạy và học hoá học như thế nào.
Nhiệm vụ thứ nhất, đòi hỏi phải làm sáng tỏ - trước hết là cho các giáo viên hoá
học và qua họ làm cho học sinh hiểu được - mục đích của việc dạy và học hoá học trong
nhà trường phổ thông là đào tạo ra con người mới: không chỉ chú ý nhiệm vụ cung cấp
kiến thức phổ thông cho học sinh còn phải chú ý tới nhiệm vụ giáo dục thế giới quan, đạo
đức cách mạng và nhiệm vụ phát triển tiềm lực, trí tuệ cho học sinh.
Nhiệm vụ thứ hai, đòi hỏi xây dựng nội dung môn hoá học, tài liệu tham khảo cho
chương trình hoá học phổ thông đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
Khi lựa chọn phải chú ý đến logic phát triển của ngành khoa học hoá học và lịch sử của
nó, các điều kiện tâm lý - giáo dục học, xác định tỉ lệ các kiến thức lý thuyết và thực
nghiệm hoá học cùng các mối liên hệ với các bộ môn khoa học khác.
2
Nhiệm vụ thứ ba, xuất phát từ nguyên lý “dạy và học” giúp cho học sinh cách thức
thu nhận kiến thức hoá học hiệu quả nhất. Nhiệm vụ này liên quan đến sự phát triển tư
duy và các khả năng thu nhận tối ưu các kiến thức hoá học từ giáo viên hoặc các nguốn
thông tin khác (sách, phim, ảnh, đài truyền thanh, vô tuyến, ) cho học sinh. Điều khiển
hoạt động nhận thức của học sinh là một quá trình phức tạp đòi hỏi ở người giáo viên hoá
học phải biết sử dụng tất cả các phương tiện hoạt động giảng dạy - học tập để chuyển kiến
thức, thông tin hoá học đến học sinh.
c. Mối quan hệ của PPDHHH với các môn học khác và vị trí của nó trong hệ thống
các môn khoa học giáo dục
Lý luận dạy học hoá học có liên hệ trực tiếp với khoa học hoá học và các khoa học
tự nhiên, với lý luận dạy học đại cương và các khoa học giáo dục, với triết học duy vật
biện chứng. Mối liên hệ này có thể biểu thị qua sơ đồ:
* Lý luận dạy học hoá học liên hệ trực tiếp với khoa học hoá học vì khoa học
hoá học là “nguồn gốc nền tảng về nội dung trí dục của môn hoá học ở trường phổ thông
và logic dạy học hoá học”. Hệ thống kiến thức cơ bản của hoá học về lý thuyết và thực
hành tạo nên bộ xương sống của môn học hoá học. Hệ thống kiến thức hoá học này sẽ

quyết định phương pháp dạy và học hoá học. Vì vậy lý luận dạy học hoá học chịu sự chi
phối trực tiếp và quyết định của khoa học hoá học.
Khi xây dựng chương trình môn học lý luận dạy học hoá học phải nghiên cứu việc
xử lý sư phạm khoa học hoá học để chuyển hóa thành nội dung chương trình hóa học phổ
thông theo mục tiêu đào tạocủa đất nước. Những nét đặc trưng của khoa học hoá học
cũng tạo nên những nét đặc trưng của môn học hoá học. Vì vậy việc dạy và học hoá học
cũng khác với các môn học khác ngoài những nét chung nhất. Do đó lý luận dạy học hoá
học phải phát hiện được những quy luật riêng, đặc thù của việc dạy học hoá học.
* Lý luận dạy học hoá học còn gắn bó trực tiếp với lý luận dạy học đại
cương, quá trình dạy học hoá học phải tuân theo tâm lý sư phạm chung nhất do lý luận
dạy học đại cương nghiên cứu: Quá trình chiếm lĩnh khoa học phải tuân theo những quy
luật nhận thức, tâm lý học lĩnh hội, hoạt động với đối tượng. Đồng thời quá trình điều
3
khiển tối ưu
sự lĩnh hội khái niệm cũng phải tuân theo những quy luật chung nhất của lý luận dạy học.
Vì vậy lý luận dạy học đại cương là nguồn gốc nền tảng thứ hai của lý luận dạy học hoá
học, cung cấp cho nó những hiểu biết vềcác quy luật chung của việc dạy học môn hoá
học.
Do vậy có thể coi lý luận dạy học hoá học như một khoa học sinh ra từ sự tích hợp
biện chứng của hoá học và lý luận dạy học đại cương. Lý luận dạy học hoá học không có
nhiệm vụ nghiên cứu hóa học hoặc nghiên cứu quá trình dạy học nói chung mà chủ yếu
nghiên cứu việc dạy học môn hoá học.
* Lý luận dạy học hoá học còn có mối liên hệ với các môn khoa học khác: Như đã
trình bày, lý luận dạy học hoá học được hình thành từ sự kết hợp giữa lý luận dạy học đại
cương và khoa học hoá học, từ đó nó cũng có mối liên hệ với các khoa học giáo dục như
tâm lý học - giáo dục học và các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, sinh, địa, Bao
trùm lên các mối liên hệ này là triết học duy vật biện chứng. Triết học duy vật biện chứng
là cơ sở phương pháp luận của lý luận dạy học hoá học. Quá trình học tập là quá trình
nhận thức khi nghiên cứu hoạt động nhận thức của học sinh phải dựa trên nhận thức Mác
- Lênin, vận dụng những quy luật và phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Muốn

phát hiện những quy luật đúng đắn, những quy luật khách quan của quá trình dạy học hoá
học, trên cơ sở đó mà xác lập những nguyên tắc chỉ đạo việc dạy và học hoá học cần nhìn
rõ những mâu thuẫn đặc trưng, phân tích chúng và từ đó vạch ra con đường giải quyết
mâu thuẫn làm cho quá trình dạy học phát triển - hiện đại.
Lý luận dạy học hoá học với tư cách là một khoa học độc lập trong hệ thống khoa
học giáo dục, chỉ có thể phát triển nhanh chóng và vững chắc trong mối liên hệ chặt chẽ
với các khoa học khác như đã trình bày ở trên.
1.1.2. Sự phát triển và nghiên cứu của chuyên ngành PPDHHH
a. Lịch sử phát triển của khoa học PPDHHH
Bộ môn PPDHHH ra đời chậm hơn so với khoa học Hóa học. Trong xã hội phong
kiến, PPDHHH chủ yếu tìm cách nhồi nhét cho học sinh một khối lượng sự kiện về các
chất hóa học.
Khoa học PPDHHH dần dần được hình thành và phát triển ở Nga và một số nước
châu Âu từ thế kỉ XVIII, lúc đầu là nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa
Hóa học. Những quan điểm cơ bản của khoa học này đã được các nhà Hóa học Nga khởi
thảo
(1)(2)(3)
, đứng đầu là M.V Lômônôxôp (1711-1765), A.M Butlêrôp (1828-1886), D.I
Menđêlêep (1834-1907), V.N Vekhopski (1873-1947), C.G Sapôvalencô, I.N Bôrixôp,
D.M Kiriuskin.
Ở Việt Nam,trước năm 1954 mới chỉ có một số sách giáo khoa Hóa học bằng
tiếng Việt. Từ năm 1956 đã có các sách giáo khoa Hóa học trường phổ thông cấp II, cấp
III
(4)
và đã có một vài bài viết lẻ tẻ về giảng dạy Hóa học
(5)
. Giáo trình đầu tiên về môn
học độc lập - PPDHHH - ra đời năm 1962
(6)
. Sau gần 15 năm, tập giáo trình thứ hai về

môn học này mới được xuất bản
(7)
. Tập giáo trình về thực hành của bộ môn được hình
thành bước đầu năm 1965
(8)(9)
và được hoàn chỉnh vào năm 1980
(10)
b. Một số định hướng về đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiên nay
Trên cơ sở xem xét các giá trị truyền thống, hiện đại, khả năng phát triển và hội
nhập của nền giáo dục nước ta, việc đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam cần dựa trên
các định hướng sau:
4
- Tính kế thừa và phát triển.
- Tính khả thi và chất lượng mới.
- Áp dụng nhữngphương tiện kỹthuật hiệnđại đểtạo ra các tổ
hợp PPDH mang
tính công nghệ.
- Chuyển đổi chức năng từ thông báo - tái hiên sang tìm tòi - ơrixtic.
- Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh.
c. Phương pháp dạy và học môn này
- Cần thực hiện đầy đủ phương pháp học tập ở đại học và áp dụng kiên trì
vào việc học tập bộ môn, trong đó yêu cầu quan trọng là: Coi trọng các bài ghi thầy giảng
trên lớp, nhưng nhất thiết phải sử dụng giáo trình; có ý trức rèn luyện và kiên trì hoàn
thiện phương pháp đọc sách và tự học; tích cực chủ động tham gia các xemine; tham gia
tập dượt nghiên cứu khoa học, thực hiện phương pháp dự án (project).
- Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng dạy học và giáo dục thông qua bộ môn.
Coi trọng việc liên hệ lý thuyết với thực tiễn dạy học hoá học ở các trường phổ thông, dự
kiến những vận dụng lý luận đã học vào thực tế công tác dạy học ở trường phổ thông.
- Có ý thức và bền bỉ sưu tầm, tích luỹ dần các tư liệu nghiệp vụ sư phạm,
ghi chép đều “sổ tay nghiệp vụ sư phạm”.

1.2. NHIỆM VỤ DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.2.1. Khái quát chung về nhiệm vụ và việc dạy học môn Hoá học
a. Vị trí vai trò của môn Hoá học trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường
trung học
Hoá học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Hoá học cũng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo của nhà trường phổ thông. Việc xác định mục tiêu đào tạo của môn hoá học trong nhà
trường có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học hoá học. Muốn xác định đúng
mục tiêu môn hoá học, cần xuất phát từ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam,
mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam, mục tiêu của trường phổ thông trong giai đoạn mới,
những đặc trưng của khoa học hoá học.
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào đời sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Để thực hiện mục tiêu chiến lược của giáo dục trong đường lối đổi mới của Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã vạch ra trong Đại hội VII của Đảng. Trường trung học phải đổi
mới toàn diện, trước hết đổi mới hệ thống các môn học.
Hoá học là một trong những môn học then chốt ở bậc trung học và đại học. Nó có
ba nhiệm vụ lớn sau đây trong việc đào tạo nguồn nhân lực:
1. Đào tạo nghề có chuyên môn về hoá học, phục vụ cho sự phát triển kinh tế
- xã hội, đặc biệt là sự hoá học hoá đất nước.
2. Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn như một
bộ phận hỗ trợ.
3. Góp phần phát triển nhân cách, giúp cho thế hệ công dân tương lai có ý thức về
vai trò của hoá học trong đời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại, hình thành thái
5
độ xúc cảm giá trị.
Ở bậc trung học các nhiệm vụ nói trên có tầm quan trọng theo trật tự 3 > 2 > 1; còn
ở trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thì ngược lại.

b. Mục đích dạy học hoá học
Mục đích trí dục: Chương trình hoá học phổ thông cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức phổ thông cơ bản, kĩ thuật tổng hợp, hình thành kĩ năng kĩ xảo thực hành
cơ bản làm nền tảng cho việc giáo dục và phát triển và phát triển học sinh. Việc nghiên
cứu hoá học ở trường phổ thông trung học giúp học sinh hiểu được một trong những
phương hướng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra trên thế
giới và cũng là một mặt quan trọng của đường lối phát triển nền kinh tế nước ta trong thời
kỳ đổi mới - đó là sự hoá học hóa đất nước.
Để đi vào thế giới lao động những kiến thức hóa học cơ bản ở bậc trung học là
hành trang học vấn không thể thiếu được của thanh niên. Những kiến thức về cơ sở khoa
học hóa học sẽ giúp cho học sinh hướng nghiệp một cách có ý thức khoa học.
Khoa học hoá học không những chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống những kiến
thức lí thuyết, kĩ năng thực hành mà còn có những nét đặc thù của hoạt động trí tuệ sáng
tạo giúp cho việc rèn luyện ở học sinh cách thức hoạt động và kiến thức về logic hoạt
động khoa học, phương pháp nhận thức chung và riêng của hóa học. Từ các kiến thức
phương pháp này mà hình thành khái niệm về những quy luật của quá trình nhận thức
khoa học.
Học sinh sẽ được học về nềnsảnxuất hóa học và những ứng dụng của hóa học
trong nền kinh tế quốc dân. Qua đó họ sẽ có khái niệm về nền sản xuất lớn hiện đại, về
vai trò của hóa học đối với công - nông nghiệp, các ngành dịch vụ xã hội. Ngoài giá trị
hướng nghiệp, học vấn hóa học mang tính kĩ thuật tổng hợp này còn giúp cho học sinh
thích nghi với đời sống của xã hội hiện đại, hình thành ở thế hệ trẻ ý thức gắn khoa học
với những ứng dụng hữu ích phục vụ cho xã hội.
Mục tiêu phát triển: Bằng con đường trí dục thông qua quá trình hình thành học
vấn hóa học cho học sinh mà phát triển những năng lực nhận thức một cách toàn diện từ
cảm giác, tri giác đến biểu tượng và tư duy.
Từ đặc điểm của nội dung môn học sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu kiếnthức
hóa học, đặc biệt ở những lớp bắt đầu học hoá học khi học sinh còn ít tuổi: Đối tượng học
sinh tương ứng với những khái niệm cơ bản về hóa học cần lĩnh hội đều có kích thước vi
mô không nhận thức trực tiếp bằng cảm giác được mà ta phải dùng mô hình cụ thể vĩ mô

và rèn luyện khả năng tư duy trừu tượng, óc tưởng tượng, thực nghiệm hóa học. Thực
nghiệm hoá học là cơ sở cho phương pháp nghiên cứu có lập luận của hóa học. Từ hiện
tượng đến bản chất, từ những dấu hiệu quan sát được (màu, mùi, trạng thái,.) suy ra
những biến đổi bên trong sâu xa về bản chất hóa học của các chất.
Từ sự hình thành ở một hệ thống khái niệm nền tảng và cơ bản về hóa học mà học
sinh củng cố được phương pháp nhận thức hóa học và phát triển vững chắc về mặt trí tuệ,
biết kết hợp tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng. Sự phong phú về sự kiện hóa học sẽ giúp
phát triển tư duy hóa học, sự thành thạo về thao tác hóa học cũng giúp cho tư duy mềm
dẽo phong phú hơn, lập luận chặt chẽ và logic hơn. Sự dạy học đã thúc đẩy sự phát triển,
vượt lên trước và dẫn đến sự phát triển tiến lên.
Mục đích đức dục: Đức dục là kết quả tất yếu của sự hiểu biết. Hóa học - ngành
khoa học sáng tạo đã tạo nên sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bản thân môn học có
6
giá trị to lớn góp phần đắc lực vào việc hình thành nhân cách người học sinh trung học.
Thông qua quá trình trí dục, lĩnh hội các quan điểm duy vật khoa học về vật chất,
hệ thống định luật cơ bản về sự biến hóa vật chất, những phương pháp nghiên cứu hóa
học ở học sinh sẽ hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phương pháp tổng
quát của sự nhận thức thế giới vật chất.
Như vậy tổ chúc tốt quá trình dạy học sẽ dẫn đến hiệu quả của quá trình đạo đức,
dẫn đến sự thống nhất và phát rtriển cân đối, hài hòa cả trí lẫn đức. Trí dục là điểm xuất
phát, đức dục là kết quả tích hợp của trí dục - “khai trí” để “tiến đức”. Mối liên hệ nhân
quả biện chứnggiữa trídục- đức dục phát triển đượcthể hiện trong lời phát biểu củacố
thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Đến một trình độ cao, trí thức với tư tưởng, đức dục với trí
dục là một. Trí dục phải dẫn tới đạo đức, đức dục là kết quả tất yếu của sự hiểu biết”. Đây
là nguyên tắc lí luận dạy học đối với các môn học.
Các mục đích dạy học được cụ thể hóa và thực hiện nhờ các nhiệm vụ dạy học.
Nhiệm vụ dạy học là phương tiện để đạt được mục đích dạy học.
c. Những nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học hóa học
Nhiệm vụ trí dục phổ thông — kĩ thuật tổng hợp
Chương trình hóa học phổ thông cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ

thông cơ bản về hóa học, hình thành cho các em một số kỹ năng thực hành hóa học cơ
bản nhất.
- Trang bị cho HS những cơ sớ khoa học của hóa học ớ mức độ cần thiết để
họ có thể đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên bậc đại học, các trường chuyên nghiệp.
- Hình thành cho HS phương pháp nghiên cứu khoa học (phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa, cách suy luận từ hiện tượng quan sát đi đến bản chất của đối tượng nghiên
cứu, )
- Hình thành cho HS một kỹ năng thao tác với các chất hóa học và dụng cụ
thí nghiệm đơn giản, quan sát và giải thích một số hiện tượng hóa học, biết giải các loại
bài toán điển hình theo chương trình.
- Trang bị cho HS những kiến thức kĩ thuật tổng hợp về hóa học.
- Góp phần
hình thành cho HS những quan điểm thế giới quan khoa học, đạo đức và tình cảm của
người lao động mới của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vậy các nhiệm vụ cụ thể của việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp là:
+ Nghiên cứu những cơ sở khoa học, nguyên tắc của nền sản xuất hóa học.
+ Hình thành hệ thống khái niệm kĩ thuật hóa học.
+ Nghiên cứu một số ngành sản xuất hóa học cụ thể và ứng dụng thực tiễn của các
chất trong đời sống, trong nền kinh tế quốc dân.
+ Rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo có tính chất kỹ thuật tổng hợp: Đo lượng, pha chế, ghi
chép, mô tả, tra cứu, tính toán, thực nghiệm, giải bài tập hóa học có nội dung sản xuất.
+ Hiểu được vai trò của hóa học trong nền kinh tế quốc dân và cơ sở của việc hóa
học hóa nền kinh tế đất nước.
Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức cho học sinh
Nhiệm vụ này đòi hỏi rèn luyện cho HS những năng lực nhận thức vànăng lực
hành động.
- Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học.
- Rèn luyệncác thao tác tư duy cầnthiết trong học tập
7
hoá học(phân tích, tổng

hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, trừu tượng hoá, ) và hình thành tư duy (phán
đoán, suy lí quy nạp và diễn dịch,.), phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng.
- Xây dựng cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.
- Phát hiện và bồi dưỡng HS có năng khiếu đối với bộ môn.
Nhiệm vụ giáo dục xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức bao gồm hai nội dung chính sau:
a/ Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, thông qua việc làm sáng tỏ một số
khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học và những quy luật tổng quát của
phép biện chứng: thế giới là vật chất, sự thống nhất của vật chất, vật chất có trước ý thức
có sau, khả năng nhận thức được thế giới; qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập; sự biến đổi về số lượng dẫn đến sự biến đổi về chất lượng; qui luật phủ định của
phủ định.
b/ Giáo dục đạo đức, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân: lòng nhân ái, lòng
yêu nước, yêu lao động, tinh thần quốc tế, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ
thiên nhiên.
d. Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ trên
Là rất chặt chẽ. Thông qua con đường trí dục mà giúp phát triển năng lực nhận
thức một cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức. Đức dục là kết quả tất yếu của sự
hiểu biết.
- Nhiệm vụ trí dục và nhiệm vụ phát triển không tách rời nhau. Còn nhiệm
vụ giáo dục có lúc không thực hiện trong một số tiết học nhưng kết quả của sự hiểu biết là
nhiệm vụ trí dục đã được thực hiện. Trong khoa học hình thành cho HS nền học vấn hoá
học đồng thời bằng con đường trí dục đó mà giúp HS phát triển một cách toàn diện từ
cảm giác, tri giác đến biểu tượng, tư duy.
- Việc nghiên cứu hoá học còn mang tính chất lập luận nên cần hình thành
cho HS những khái niệm nền tảng và cơ bản về hoá học đó là hệ thống kiến thức rất quan
trọng vì đó là phương pháp và công cụ để HS lĩnh hội các kiến thức khác.
- Thí nghiệm thực hành đặc trưng của bộ môn phải coi trọng vì đây là cơ sở
có lập luận trong nghiên cứu hoá học.
Vậy sự phong phú của thí nghiệm thực hành giúp phát triển tư duy hoá học và sự

thành thạo các kĩ năng, thao tác hoá học sẽ đưa đến sự mềm dẻo và phong phú của tư duy
giúp cho lập luận chặt chẽ.
Nhiệm vụ giáo dục và nhiệm vụ phát triển là kết quả tất yếu của sự hiểu biết. Hoá
học là hệ thống kiến thức về chất và biến hoá chất. Với tư cách là một khoa học sáng tạo,
một nhân tố tạo phát triển nền kinh tế quốc dân, bản thân nó có một giá trị xã hội góp
phần đắc lực vào việc hình thành nhân cách, phát triển cho HS về mặt vật chất và tinh
thần của HS. Vậy mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ trên sẽ hình thành nhân cách cho HS.
1.2.2. Vai trò của môn Hoá học trong việc hình thành thế giới quan khoa học biện chứng
và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa
a. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
Qua truyền thụ kiến thức hoá học ở trường phổ thông cho phép làm sáng tỏ các
khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học và các qui luật tổng quát của
phép biện chứng.
8
1. Khái niệm vật chất: về mặt triết học vật chất coi là thực tiễn khách quan được
đưa ra cho HS trên cơ sở khái niệm về chất. Có hai dạng cơ bản của vật chất: chất và
trường. Chất là đối tượng nghiên cứu của hoá học. Nếu hiểu rõ tính chất và cấu tạo của
các chất thì HS sẽ hiểu rõ hơn khái niệm vật chất.
Khái niệm về các chất được hình thành dần dần trong chương trình, bắt đầu từ
THCS học sinh đã biết rằng trong tự nhiên có rất nhiều chất khác nhau (khoảng 6 triệu
chất); các hợp chất này là muôn hình muôn vẻ nhưng chỉ do một số ít (109) nguyên tố hoá
học tạo thành. Bản chất vật chất của các chất là ở chỗ chúng do nguyên tử và phân tử tạo
nên. Các chất khác nhau vì do những phân tử, nguyên tử khác nhau hợp thành hoặc do
những nguyên tử khi kết hợp lại với nhau theo nhiều cách khác nhau.
a/ Vật chất tồn tại khách quan
Thí dụ: Từ khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học ^ HS hiểu được các
chất được tạo nên từ phân tử là những hạt đại diện cho chất và phân tử được cấu tạo từ
nguyên tử và nguyên tử có được nhờ sự tồn tại của nguyên tố hoá học ^ Công nhận sự tồn
tại khách quan của các phần tử đó có nghĩa là công nhận chủ nghĩa duy vật.
b/ Vật chất tồn tại vĩnh viễn

Thí dụ: Định luật bảo toàn khối lượng ® HS tính toán theo phương trình ^ Vật chất
không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
TN: Lomonoxop như: 2HgO > 2Hg + O
2
Na2SO4 + BaCl2 —-»^ BaSO4 + 2NaCl
c/ Sự vận động của vậtchất: tức là có sự biếnđổi từ chất này sang chất khác (sự
vận động bên trong) xảy ra phản ứng hoá học.
Thí dụ 1: Đường ——^ Chất màu đen (C) + Hơi nước.
Trắng, ngọt Không tan trong nước,
Tan trong nước nhạt (không có vị).
^ Đường không mất đi mà chuyển hoá thành C (vận động bên trong). (Vận động cơ
học ® chuyển động bên ngoài).
d/ Tính thống nhất của vật chất (thế giới vật chất có tính thống nhất): Những phân
tử của một hợp chất đều do các nguyên tử của những nguyên tố nhất định hợp thành dù
những phân tử đó ở đâu trên Trái Đất hay ở địa điểm nào trong Hệ thái dương Nói cách
khác thế giới vật chất có tính thống nhất.
Thí dụ : Các nguyên tử đều được cấu tạo bởi những hạt cơ bản (như proton, nơtron,
electron), chỉ có điều khác nhau về số lượng và cấu trúc.
e/ Khả năng nhận thức được thế giới: Hoá học cung cấp nhiều thí dụ chứng tỏ rằng
con người có thể nhận thức được thế giới dần dần và ngày càng sâu sắc.
Người ta đã khám phá ra được qui luật về cấu tạo, biến đổi chất nhằm ứng dụng
vào đời sống con người, dự đoán được các nguyên tố chưa tìm ra được và tính chất của
các chất mới.
Giúp cho HS có niềm tin vào sự chân thực và ý nghĩa khách quan của các thuyết
hoá học.
Thí dụ : Chương sự điện ly.
Ở lớp 8: phân tử có H Axit Ở lớp 11 Arrenuit: trong
dung dịch H+ (dung môi là nước)
Bronstes: nhường proton (H+)
^ Thuyết ra đời là một quá trình tích luỹ sự kiện. Giúp cho HS thấy được tính chân

9
thực của các học thuyết khoa học, chứng minh được ứng dụng của các học thuyết khoa
học và dự đoán được sự tiến triển của khoa học.
2. Những qui luật của phép biện chứng
Dưới ánh sáng của các qui luật tổng quát của phép biện chứng thông qua các kiến
thức hoá học có thể hình thành dần dần cho HS phương pháp nhận thức đúng đắn vào bản
chất của các hiện tượng, tính qui luật của nó.
a/ Qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: Qui luật này giải thích
nguồn gốc của sự vận động ^ nhìn thấy được những mặt đối lập của sự vật và hiện tượng:
bản chất hai mặt của các chất, tính chất mâu thuẫn 2 mặt của một vấn đề.
Thí dụ : - Có khi một đơn chất có thể hiện hai đặc tính đối lập nhau như antimon,
asen, iôt, .có tính kim loại và không kim loại.
- Một nguyên tố vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá như
S
T
S ^ S+
4
^ ' S
^ Quá trình khử - quá trình oxi hoá ^ phản ứng oxi hoá - khử.
Trong 1 chu kỳ, nhóm có kim loại và phi kim tồn tại mang tính chất đối lập nhau
nhưng chịu sự thống nhất trong chu kỳ và nhóm, biến thiên theo quy luật như trong nhóm
halogen là phi kim điển hình càng về cuối nhóm thể hiện tính kim loại.
b/ Qui luật sự biến đổi về số lượng dẫn đến sự biến đổi về chất lượng: qui luật này
giải thích quá trình biến đổi diễn ra như thế nào.
Chương trình hoá học PT có rất nhiều khả năng giúp cho HS hiểu sâu sắc qui luật
chung nhất này của tự nhiên, như Ăngghen đã nói “Hoá học có thể gọi là khoa học của
những biến đổi về chất của các vật, xảy ra do ảnh hưởng của những biến đổi về thành
phần định lượng”.
Thí dụ :
17

Cl ®
17
P + 1 e~ ®
17
Cl~ Sự thay đổi 1 lượng rất nhỏ khối lượng
17 e~ 18 e~ electron ® sự thay đổi về chất.
c/ Quy luậtphủ định của phủ định: Chứng minh quan hệ giữa cái mới và cái cũ,
vạch ra tính chất tiến hoá của sự phát triển của sự vật.
Thí dụ: Hệ thống tuần hoàn thể hiện qui luật này một cách rõ nét.
Trừ chu kỳ 1, mỗi chu kỳ bắt đầu bằng một kim loại điển hình. Trong loạt các
nguyên tố tiếp theo của chu kỳ, khi chuyển từ nguyên tố này sang nguyên tố khác theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại yếu dần “tắt” dần đi, rồi đến một nguyên
tố nào đó thì nó bị “xóa”, ta nói rằng ở đây diễn ra sự phủ định hoàn toàn và đó cũng là
những nguyên tố kết thúc mỗi chu kỳ. Sang đến chu kỳ mới, nguyên tố đầu của nó lại là
một nguyên tố điển hình, nó không còn mang đặc tính của halogen hay khí trơ nữa ở đây
diễn ra sự phủ định của phủ định trên. Nhưng phủ định của phủ định không phải là sự
chuyển động theo vòng luẩn quẩn luân hồi, mà là sự phát triển theo hình trôn ốc, sự tiến
hoá. Khi thể hiện sự phủ định những tính chất của halogen và khí hiếm, kim loại của chu
kỳ mới không lặp lại y nguyên những đặc tính của kim loại thuộc chu kỳ trên. Đồng thời
với những đặc tính giống nhau, kim loại mới này còn có những nét khác, riêng biệt như
bán kính nguyên tử lớn hơn, điểm nóng chảy thấp hơn, tính kim loại mạnh hơn.
Khi xét ý nghĩa của định luật tuần hoàn dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên
tử, HS sẽ hiểu sâu xa ý nghĩa vật lý của sự chuyển những biến đổi về lượng thành chất.
b. Giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu nước, tinh thần quốc tế và đạo đức cách
mạng trong dạy học hoá học
Cùng với việc giáo dục thế giới quan duy vật khoa học, môn hoá học còn phải góp
10
phần bồi dưỡng nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho HS, trong đó quan trọng là lòng yêu
nước, tinh thần quốc tế và các phẩm chất đạo đức của người lao động.
1. Giáo dục lòng yêu nước

- Giới thiệu nguồn tài nguyên phong phú, giàu có của đất nước. Những số liệu điều
tra cơ bản về dầu mỏ, về than đá, apatit, quặng sắt, quặng nhôm, crom, vàng, đá quí, các
khoáng sản khác, vềgỗ, cây thuốc,. nói lên sự giàu có của đất nước. Đó là những sự
thực giàu tính giáo dục làm cho HS thêm yêu quí tổ quốc và tin tưởng vào tương lai.
- Những thành tích và sự lớn mạnh của ngành khoa học hoá học và công
nghiệp hoá học ở nước ta trải qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc sẽ giúp làm
sáng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đang tạo điều kiện lợi dụng triệt để
nguồn nguyên liệu và năng lượng hiện có nhằm xây dựng một nền sản xuất vì lợi ích của
toàn dân. Nhà nước ta đã đào tạo nên những nhà hoá học, những kỹ sư và công nhân
ngành hoá học lao động cần cù, sáng tạo. Đó là những tư liệu bổ ích.
- Việc giáo dục lòng yêu nước gắn liền với yêu cầu giáo dục tinh thần sẵn
sàng bảo vệ tổ quốc, giáo dục lòng căm thù những tội ác dùng chất độc hoá học, bom
cháy, vũ khí hạt nhân nhằm giết hại loài người, triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu diệt sự sống
trên Trái Đất.
2. Giáo dục tinh thần quốc tế: Việc giáo dục tinh thần yêu nước phải kết hợp
với giáo dục tinh thần quốc tế. Cần chú ý nêu rõ tấm gương lao động khoa học kiên trì
của các nhà khoa học tiến bộ thế giới, sự giúp đỡ chí tình của các nước đối với ngành hoá
học và công nghiệp hoá học ở nước ta.
3. Giáo dục phẩm chất đạo đức, tư cách và trách nhiệm công dân: Người HS
yêu nước phải có ý thức về nhiệm vụ người công dân, phải yêu lao động, phải có tính
kiên nhẫn và tính sáng tạo.
Biểu hiện cụ thể về nhiệm vụ người công dân là: Học và học để thấm nhuần khoa
học; vận dụng những kiến thức hoá học và kĩ năng đã thu lượm được vào học tập, vào sản
xuất, vào công việc công ích, vào đời sống. Biểu hiện cụ thể của thái độ yêu lao động đối
với HS cũng là chăm chỉ học tập, hình thành những thói quen lao động học tập (tự giác,
say mê, độc lập, bền bỉ, sáng tạo, có kế hoạch,.) chuẩn bị sẵn sàng tham gia lao động sản
xuất.
Mỗi người công dân phải có lòng nhân ái, phải biết sống hoà nhập với cộng đồng.
Muốn thực hiện được yêu cầu giáo dục trên, việc giảng dạy hoá học phải gây cho
HS hứng thú sâu sắc đối với bộ môn, khát khao tìm hiểu, kiên trì học tập, có những suy

nghĩ sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức hoá học vào những mục đích thực tiễn. Đồng
thời thông qua học tập nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá mà giáo dục cho HS ý
thức và thái độ đúng đắn trong lao độnghọc tập, lao động sảnxuất và trong quan hệ với
tập thể và cộng đồng.
c. Giáo dục quan điểm vô thần khoa học
Đấu tranh chống những điều mê tín dị đoan, các quan điểm duy tâm thần bí trong
nhận thức về thế giới là rất cần thiết để hình thành có hiệu quả thế giới quan duy vật biện
chứng cho HS.
Nội dung giáo dục vô thần bao gồm:
1/ Vạch trần tính chất phản động, giải thíchbản chất thế giới theo
quan điểm duy
tâm thần bí.
11
2/ Vạch trần những luận điệu phản khoa học của những thế lực phản động kìm
hãm sự phát triển của khoa học hoá học.
3/ Vạch trần những sự kiện có tính phản khoa học, gây mê tín dị đoan hiện còn rơi
rớt và lẩn quất trong đời sống tinh thần của nhân dân như bói toán, đồng cốt, trò phù
thuỷ,
4/ Làm cho HS thấy rõ sức mạnh của khoa học, của hóa học, đối chiếu vai trò của
hoá học với vai trò của tôn giáo trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra giúp
cho HS phân biệt rõ những tiên đoán khoa học với những điều mê tín của tôn giáo.
d. Phương pháp hình thành thế giới quan và giáo dục tư tưởng, đạo đức
1/ Việc hình thành thế giới quan duy vật khoa học và giáo dục tư tưởng, đạo đức
phải được coi trọng là phương hướng cho việc nghiên cứu tài liệu học tập trên cơ cở của
chương trình hoá học. Phải dựa trên cơ sở các hiện tượng hoá học được nghiên cứu mà
tổng quát hoá dần dần để học sinh biết cách nhìn đúng vào bản chất của hiện tượng và
tính quy luật của chúng.
Giáo viên cần nghiên cứu tỉ mỉ xem phầnnào của bài, củachương
có khả năng
giúp hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng, đạo đức, trên cơ sở đó xây dựng một kế

hoạch chi tiết và đề cương cụ thể về phương pháp và tổ chức dạy học để thực hiện mục
đích đề ra.
2/ Giáo viên phải khéo léo, kiên nhẫn tránh thái độ gò ép, thô bạo. Phải kết hợp
việc giảng dạy nội khoá với công tác hoạt động ngoại khoá.
3/ Kết hợp chặt chẽ việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng với việc giáo
dục quan điểm khoa học vô thần.
4/ Giáo viên phải có nhiệt tình và biểu lộ tình cảm chân thực khi trình bày vấn đề.
Giáo viên phải luôn luôn học tập, rèn luyện để có thể xứng đáng là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo, đặc biệt là khi tiến hành giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
1.2.3. Phát triển những năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học hoá học
a. Vai trò của hoá học trong việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh
Dạy học không những phải có tính chất giáo dục, mà còn phải có tính chất phát
triển. Môn dạy ở trường phổ thông cùng với nhiệm vụ cung cấp kiến thức, kĩ năng về hoá
học và giáo dục thế giới quan và đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn. Việc dạy học
hoá học còn phải góp phần phát triển tiềm lực trí tuệ cho HS, phát triển cho các em năng
lực nhận thức như năng lực tri giác, biểu tượng, chú ý, trí nhớ, tư duy, hứng thú nhận
thức, óc thông minh, khả năng sáng tạo trong lao động, Đối với HS cần đặc biệt chú ý
tới trí nhớ và tư duy.
Hoá học là một khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, hoá học có rất nhiều khả
năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho HS, nếu việc dạy và học môn
này được tổ chức đúng đắn.
Để thực hiện được mục đích của việc phát triển tiềm lực trí tuệ của HS cần xác
định rõ những nhiệm vụ cụ thể của việc phát triển hoạt động nhận thức học tập của học
sinh. Đó là:
- Phát triển trí nhớ và tư duy của học sinh.
- Hình thành dần dần và có định hướng kĩ năng khái quát hoá về trí tuệ và
thực hành, thực nghiệm.
12
- Phối hợp hợp lí các phương pháp và phương tiện tích cực hoá tất cả các
hoạt động nhận thức, học tập về hoá học, tăng dần tính phức tạp của các hoạt động này,

tăng cường (áp dụng) phương pháp nghiên cứu và dạy học nêu vấn đề.
- Tăng cường giáo dục động cơ học tập, làm thể hiện rõ dần dần và phát triển
hứng thú nhận thức của học sinh đối với hoá học.
- Xây dựng những điều kiện nâng cao được tính tự giác, tích cực của HS.
Phát triển dần dần tính sáng tạo của HS, nâng cao tính độc lập của HS trong khi học tập
môn hoá học. Cho HS thường xuyên tập luyện giải quyết vấn đề trong học tập và thực
tiễn.
b. Nội dung biện pháp phát triển ở học sinh các thao tác tư duy
1. Phân tích và tổng hợp:
Phân tích: là quá trình dùng trí óc để phân chia một sự vật, một hiện tượng thành
các yếu tố, các bộ phận rồi nghiên cứu chúng đầy đủ, sâu sắc, trọn vẹn hơn theo một
hướng nhất định.
Ví dụ: Nghiên cứu kim loại ® kim loại có tính chất gì?
—> Vật lí?
—> Hoá học?
—> P
2
điều chế?
—> Ứng dụng?
* Đặc điểm cấu tạo nguyên tử?
Ví dụ: Nghiên cứu sắt cụ thể: Tính chất vật lí, hoá học?
>4 Phương pháp điều chế, ứng dụng?
Tổng hợp: là phương pháp kết hợp các bộ phận, các yếu tốđã được nhận thức để
có sự nhận thức toàn bộ.
Ví dụ: Cl
2
và O
2
là những phi kim giống nhau nhận electron nhưng khác nhau về
khả năng nhận electron.

Phân tích và tổng hợp là những yếu tó cơ bản của hoạt động tư duy, thường được
dùng trong khi hình thành những phán đoán mới và ngay trong cả các thao tác tư duy
khác như so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
2. So sánh: là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa các chất và hiện tượng
với nhau và những khái niệm phản ánh chúng.
Muốn thực hiện được việc đó thì so sánh phải kèm theo sự phân tích và tổng hợp.
Trong giảng dạy hoá học thường dùng hai cách so sánh: So sánh tuần tự và so sánh
đối chiếu.
So sánh tuần tự: khi tiếp thu kiến thức mới, GV thường so sánh với kiến thức đã
học trước, để dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức mới (học sau so sánh trước).
Thí dụ: - Khi học về HNO
3
, cần so sánh với những tính chất của HCl và H
2
SO
4
để
thấy rõ những nét chung cũng như riêng biệt.
- Khi học sắt, cần so sánh với những tính chất của nhôm để thấy rõ
những nét chung cũng như riêng biệt.
- Tương tự khi học etylen cần so sánh với metan.
- Khi học về nhóm các nguyên tố phương pháp so sánh đem lại hiệu
quả rất rõ rệt: Như so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhóm không
kim loại halogen, oxi - lưu huỳnh, nitơ - phốtpho làm cho HS nhớ sâu tính chất của nhóm
nitơ - phốtpho; kim loại tương tự khi học nhóm II so sánh với nhóm I,
13
So sánh đối chiếu: Hiểu hết những mặt đối lập của hai khái niệm sẽ làm sáng tỏ
hơn nội dung của chúng.
Thí dụ: “Chất nguyên chất” sẽ được sáng tỏ nếu đặt đối lập với khái niệm “hỗn
hợp” ® HS sẽ dễ dàng hiểu khái niệm mới.

Tương tự so sánh axit và bazơ; oxit axit và oxit bazơ; hiện tượng vật lý và
hiện tượng hoá học; sự khử và sự oxi hoá; liên kết cộng hoá trị và liên kết ion; tính chất
của các nhóm nguyên tố có tính chất đối lập nhau.
^ So sánh từng cặp ® rút ra những nét đặc trưng của sự vật hiện tượng.
Tóm lại: so sánh là phương pháp tư duy rất hiệu nghiệm trong việc hình thành khái
niệm vững chắc. Không phải tự nhiên HS đã biết so sánh, phải thường xuyên tập luyện
cho các em. Cần dạy cho họ so sánh các chất, các nguyên tố và phản ứng hoá học, cũng
có thể dùng trong việc ra bài tập theo cùng một dàn ý như khi nghiên cứu chúng, tìm ra
những nét giống nhau và khác nhau trong từng điểm một. Cách tốt nhất là hướng dẫn cho
HS lập bảng so sánh trong khi học bài mới, ôn tập và tổng kết kiến thức.
3. Khái quát hoá
a/ Định nghĩa: Là tìm ra những cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính
chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện tượng.
Thí dụ 1: Tính nóng chảy của kim loại: Tính chất chung của kim loại.
Tính chất bản chất của kim loại.
Nhưng cũng có khi có dấu hiệu hay tính chất là chung của một loại vật thể, nhưng
nó lại không phải là cái bản chất của loại vật thể này.
Thí dụ : Khi nghiên cứu tính chất của kim loại:
- Tác dụng với phi kim: Kim loại nhường electron cho phi kim.
- Tác dụng với axit: H+ nhận electron của kim loại (axit có tính oxi hoá: kim
loại nhường electron).
- Dung dich muối: Kim loại nhường electron cho kim loại yếu.
- Khử oxit của kim loại khác.
Đây là các dấu hiệu ^ Khái quát: Kim loại là chất khử nhường electron, nguyên
nhân do cấu tạo vỏ nguyên tử kim loại có ít electron ở ngoài cùng.
b/ Điều kiện để hình thành khái quát hoá đúng đắn: Qua tổng kết kinh nghiệm dạy
học đã nêu ra 4 điều kiện:
- Làm biến thiên những dấu hiệu bản chất của sự vật hay hiện tượng khảo
sát, đồng thời giữ không đổi dấu hiệu không bản chất.
Thí dụ 1: HCl, HBr, H

2
S, ® gốc axit không có oxi ^ khái quát hoá sai lầm.
Còn đối với H
2
SO
4
, HNO3, thì sao ?
Dấu hiệu bản chất là H+.
- Cần chú ý chọn sự biến thiên nào hợp lý nhất, nhằm nêu bật lên dấu hiệu
bản chất và trừu tượng hoá dấu hiệu thứ yếu.
Thí dụ 2: Khi hình thành khái niệm phản ứng hoá học tốt nhất ta nêu ra ba thí dụ
kiểu sau: 2HgO = 2Hg + O
2
CuCo3.Cu(Oh)2 ® 2CuO + CO2 + H2O
2KClO
3
= 2kC1 + 3O
2
Trong cả hai thí dụ dấu hiệu bản chất được giữ không đổi (từ mộtchất, tạo thành
hai hay nhiều chất), còn dấu hiệu thứ yếu thìbiến thiên (trong phản ứng đầu ta được
hai
14
đơn chất; thứ hai ba hợp chất; thứ ba một hợp chất, một đơn chất).
- Phải cho HS tự mình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến thiên và nêu
lên đặc tính của những dấu hiệu không bản chất.
Khi HS đã hiểu được những dấu hiệu không bản chất và phát biểu được nguyên tắc
biến thiên thì cũng chứng tỏ rằng HS đã nhận thức được dấu hiệu bản chất.
Ngoài việc đảm bảo những điều kiện trên đây, GV cần tập luyện cho HS phát biểu
tư duy khái quát hoá bằng những hình thức quen thuộc như lập dàn ý, xây dựng kết luận
và viết tóm tắt nội dung các bài, các chương trình của tài liệu giáo khoa.

c. Nội dung biện pháp rèn luyện cho HS phương pháp suy lí quy nạp, diễn
dịch, loại suy
1. Phép qui nạp (Phương pháp qui nạp): Là cách phán đoán dựa trên sự
nghiên cứu nhiều hiện tượng, sự vật đơn nhất hoặc đặc biệt để đi tới kết luận chung, tổng
quát về những tính chất, những mối liên hệ và tương quan bản chất nhất và chung nhất.
Sự nhận thức đi từ cái riêng lẻ đến cái chung tổng quát. Có ý nghĩa to lớn vì nó
giúp cho kiến thức được nâng cao và mở rộng.
Thí dụ 1: Cacbon: Kim cương Than chì Cacbon vô định hình
Dạng thù hình
Điều kiện cần thiết của phép qui nạp:
- Là sự tri giác cảm tính những tính chất và sự tương quan của các chất.
Không chỉ quan sát một số ít sự kiện tuỳ tiện rồi đi đến kết luận khái quát.
- Mà cần kiểm tra lại bằng thực nghiệm (quan sát, thí nghiệm). Những số
liệu thực nghiệm được phân tích, mô tả, so sánh và trên cơ sở đó đi đến kết luận chung.
2. Phép suy diễn (diễn dịch): Sự nhận thức đi từ một nguyên lí chung đúng
đắn tới một kết luận thuộc về một trường hợp riêng lẻ đơn nhất.
Chẳng hạn từ những qui tắc, định luật, nguyên lí đi tới những cái riêng lẻ.
Thí dụ hay nhất về phép suy diễn là viêc nghiên cứu của Đ.I. Menđêleep dự đoán
được những nguyên tố mới, nguyên tử lượng, tính chất vật lí, hoá học của chúng từ ĐLTH
và HTTH
Ý nghĩa của phép suy diễn: Phương pháp này có cái lợi rút ngắn thời gian nghiên
cứu, có tác dụng lớn làm phát triển tư duy logic và phát huy tính tự lập sáng tạo của HS.
Chẳng hạn khi luyện cho HS biết vận dụng kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học để xét tính chất các nguyên tố chưa biết và những hợp chất cơ bản của chúng, HS
phải đi theo con đường suy diễn. Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử của nguyên tố dựa vào định
luật tuần hoàn HS có thể suy ra tính chất của nguyên tố tức là từ định luật tổng quát đi tới
những trường hợp đơn nhất, riêng lẻ.
Khi vận dụngphương pháp suy diễntrong dạy học hoá học, ta có thể tiếnhành
theo các bước sau:
- Nêu định luật, qui tắc hay khái niệm chung.

- Nêu thí dụ để thấy rằng từ định luật (qui tắc, khái niệm chung) đó có thể
giải thích những trường hợp đơn nhất, riêng lẻ như thế nào.
- Cho bài tập (hoặc thí dụ khác) để HS tự lập vận dụng phương pháp suy
diễn.
- Trình bày cho HS thấy, nhờ phép suy diễn, các nhà hoá học đã đi tới những
15
phát minh như thế nào.
3. Qui nạp suy diễn: Cần phối hợp đúng lúc, đúng chỗ cả hai phương pháp qui
nạp và suy diễn. Không nên chỉ vận dụng qui nạp một chiều hoặc suy diễn đơn điệu trong
nghiên cứu cũng như trong giảng dạy hoá học.
Khi kết hợp chặt chẽ hai phương pháp trong việc giảng dạy hoá học sẽ cho phép ta
nâng cao chất lượng kiến thức và khả năng tư duy của HS.
Thí dụ: Dạy chương “ĐLTH và HTTH” nên phối hợp chặt chẽ hai phương pháp
qui nạp và suy diễn. Lúc đầu xét sự biến thiên 18 nguyên tố đầu tiên. Trên cơ sở đó bằng
phương pháp qui nạp HS đi tới ĐLTH và HTTH. Rồi sau đó nhờ phép suy diễn HS vận
dụng ĐLTH và HTTH để tiên đoán và nghiên cứu tính chất của các nguyên tố chưa biết.
4. Loại suy (suy lí tương tự): Là cách phán đoán, nhận thức đi từ cái riêng biệt
này đến cái riêng biệt khác để tìm ra những đặc tính chung và những mối liên hệ có tính
qui luật của các chất và hiện tượng.
Bản chất của phép loại suy: là dựa vào sự giống nhau (tương tự) của hai vật thể
hay hiện tượng về một số dấu hiệu nào đó mà đi tới kết luận về sự giống nhau của chúng
cả về những dấu hiệu khác nữa.
Thí dụ: HCl, H
2
SO
4
có chứa hiđro trong thành phần phân tử
Dựa vào tính chất đã nêu trên ® kết luận H
2
SO

4
cũng tác dụngvới kẽmgiải
phóng H2.
Kết luận đi tới bằng phép loại suy chỉ gần đúng, có tính chất giả thuyết, do đó cần
kiểm tra bằng thực nghiệm. Thí dụ trên, kiểm tra bằng thực nghiệm đã xác nhận kết luận
là đúng. Nhưng HNO
3
là sai, vì HNO
3
tác dụng với kẽm không thấy giải phóng H
2
.
^ Những kết luận từ phép loại suy này chỉ mang tính chất gần đúng do đó cần phải
có kiểm tra bằng thực nghiệm. Nhưng phép loại suy vẫn có tác dụng tích cực trong nghiên
cứu hoá học đặc biệt trong dạy học hoá học, vì tiết kiệm được thời gian, HS không thể
nghiên cứu mọi chất, mọi hiện tượng mà chỉ xét kĩ một số trường hợp.
Muốn vận dụng đúng đắn cần chú ý đến các điều kiện sau:
- Càng hiểu nhiều và sâu những tính chất bản chất, chủ yếu nhất của hai chất
hay hiện tượng đem so sánh.
- Cần nắm cái gì là bản chất nhất, chủ yếu nhất.
- Cần biết cả những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng so
sánh, khi đó loại suy càng dễ tránh sai lầm.
d. Hình thành khái niệm hoá học
1. Tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm hoá học:
- Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì không thể không nâng cao chất
Dd làm đỏ quì
tím.
Dd làm đỏ quì
tím.
có giải phóng H2 hay

không
16
lượng của việc hình thành cho HS những khái niệm hoá học.
- Khái niệm là chỗ dựa, điểm tựa, là vũ khí, phương pháp hết sức quan trọng
và cần thiết cho việc nghiên cứu các nguyên tố và các chất và các hiện tượng hoá học một
cách dễ dàng, nhanh chóng và có hiệu quả nhưng phải dựa vào lí thuyết chủ đạo.
- Hình thành khái niệm vừa sức để giáo dục về tri thức khoa học, giáo dục về
mặt đạo đức cho HS.
2. Các giai đoạn của quá trình hình thành khái niệm:
1/ Từ bắt đầu học hoá học cho tới trước khi nghiên cứu thuyết nguyên tử - phân tử
2/ Từ thuyết nguyên tử - phân tử đến trước lúc học định luật tuần hoàn, thuyết cấu
tạo nguyên tử và thuyết ion.
3/ Từ sau đó tới trước khi học thuyết cấu tạo hoá học.
4/ Từ sau thuyết cấu tạo hoá học đến hết chương trình
Để nắm được sự phát triển của khái niệm yêu cầu giáo viên:
- Phân tích sâu sắc nội dung giáo dục của chương trình.
- Sự phát triển của các khái niệm hoá học trải qua các giai
đoạn.
- Tìm ra điểm xuất phát trong hệ thống các khái niệm.
(vị trí xuất hiện lần đầu của nó trong chương trình ® hình thành hoàn thiện ở giai đoạn
nào và mức độ ra sao).
- Sự hình thành của khái niệm trải qua mấy giai đoạn (nội dung cần truyền
đạt mức độ ra sao, phưông pháp giảng dạy như thế nào cho thích hợp v.v. phải có ý thức
dạy như thế nào bước trước phải chuẩn bị tốt cho bước sau).
Việc hình thành khái niệm này phải dựa vào cấu trúc, nội dung chương trình, đồng
thời chiếu cố đến quy luật tâm lí sư phạm để lựa chọn những biện pháp, thủ thuật giảng
dạy, hướng dẫn HS học tập sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
3. Vai trò thực nghiệm trong việc hình thành khái niệm hoá học
- Muốn hình thành khái niệmchung, không cần thiết phảixét
một số lớn những

chất và hiện tượng thì mới có thể tìm ra những dấu hiệu chung, bản chất, cần thiết để đi
tới khái niệm. Mà còn theo hướng tinh và chắc lấy 2, 3 trường hợp làm thí dụ, bao gồm rõ
nét những đặc điểm chung và bản chất của sự vật hay hiện tượng.
17
Thí dụ: Muốn hình thành khái niệm chung về phản ứng phân tích, chỉ cần cho HS
quan sát 3 thí nghiệm:
2HgO > 2Hg + O2
2KMnO
4
> K
2
MnO
4
+ O
2
+ MnO
2
CaCO3 > CaO + CO2
Sau đó cho HS thấy từ một chất cho ra 2 hay nhiều chất gọi là phản ứng phân tích
18
- Những khái niệm cơ bản phải được hình thành như thế nào để công việc
bước trước là nền móng tốt cho bước sau.
- Trong việc hình thành khái niệm cơ bản, cần chú ý lựa chọn thí nghiệm sao
cho đảm bảo dẫn HS tới sự khái quát hoá đúng đắn, toàn diện và ngăn ngừa những suy
luận sai lầm, không toàn diện.
4. Việc đinh nghĩa những khái niệ m cơ bản
Sau khi hình thành khái niệm cần được tiếp tục phát triển mở rộng cả bề sâu lẫn bề
rộng trên cơ sở HS tiếp thu được kiến thức mới và nghiên cứu những hiện tượng cụ thể
mới, bằng cách đưa ra những định nghĩa chỉ ra được những khái niệm cơ bản chung tạo ra
khái niệm đó.

Thí dụ: Khi nghiên cứu phản ứng phân tích:
Cần đưa ra một hệ thống những định nghĩa từ đơn giản đến mức độ chính xác cao
dần và ngày càng hoàn thiện ^ định nghĩa chính xác của khái niệm cần truyền thụ cho
HS.
1.3. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC PHỔ THÔNG
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của PPDHHH là nghiên cứu
và xây dựng nội dung dậy học Hoá học cho trường PT sao cho phù hợp với mục tiêu đào
tạo, phù hợp với sự phát triển khoa học và tình hình đất nước.
Nội dung chương trình và sách giáo khoa Hoá học ở trường PT là thành tố quan
trọng nhất của quá trình dạy học Hoá học. Sự hiểu biết các nguyên tắc lựa chọn đúng và
làm sáng tỏ tài liệu giáo khoa trong các bài lên lớp, xác định các phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách phù hợp.
1.3.1. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa
ở trường phổ thông
Việc lựa chọn nội dung và cấu trúc chương trình Hoá học ở trường PT được dựa
trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư phạm,
tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, tính đặc trưng bộ môn.
a. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học (bao gồm cả tính cơ bản và tính hiện đại).
\ ' r ĩ ĩ
Nhiều chất mớidấu hiệu bản chất
19
Đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung. Theo
nguyên tắc này, bảo đảm tính cơ bản là phải đưa vào chương trình và sách là những kiến
thức cơ bản về Hoá học. Bảo đảm tính hiện đại của chương trình và sách tức là phải đưa
trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học những ý
tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu, làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận
thức Hoá học và các quy luật của nó, đưa vào môn học những hệ thống quan điể m cơ bản
của kiến thức Hoá học (về thành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá học, về các quá trình
hoá học ), tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn. quan điểm biện
chứng đối với việc xem xét các hiện tượng hoá học, sự phát triển biện chứng các kiến

thức.
Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống các kiến thức:
phân chia trong tài liệu giáo khoa những kiến trức, kĩ năng cơ sở, thiết lập các mối liên hệ
giữa chúng; dùng phương pháp khái quát hoá để diễn đạt kiến thức; tập trung các kiến
thức xung quanh những tư tưởng chủ yếu; chỉ các quy luật hoá học như những mối
liênhệquan trọng được hợp thành một cách hệ thống các khái
niệm.
Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học hay nguyên tắc phù hợp của tài liệu giáo khoa
với khoa học bao gồm một số nguyên tắc bộ phận hẹp hơn:
Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lí của lí thuyết trong dạy học thể hiện ở việc đưa
các lí thuyết lên gần đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung,
tăng cường chức năng giải thích, khái quát hoá và dự toán.
Nguyên tắc tương quan hợp lí của lí thuyến và sự kiện phản ánh sự cần thiết phải
lựa chọn có căn cứ các sự kiện, thiết lập mối liên hệ giữa các sự kiện và các lí thuyết với
vai trò chủ đạo của lí thuyết. Các sự kiện như những đơn vị kiến thức kinh nghiệm, cho
những biểu tượng cụ thể của thế giới xung quanh về các chất và phản ứng hoá học, cũng
có vai trò to lớn khi giải quyết nhiều nhiệm vụ dạy học - giáo dục. Các sự kiện bảo đảm
cho việc tiếp thu các lí thuyết, hình thành khái niệm hoặc chứng minh thành tựu của khoa
học và sản xuất sẽ có ý nghĩa đặc biệt. Cần phân biệt những sự kiện cơ bản, có ý nghĩa
quan trọng để hình thành khái niệm hoặc để so sánh trong Hoá học với những sự kiện hỗ
trợ, tạm thời đòi hỏi phải được thay đổi từng phần cho phù hợp với yêu cầu của tính hiện
đại.
Thiết lập mối tương quan giữa lí thuyết và sự kiện là một nhân tố quan trọng để
thực hiện nguyên tắc tính khoa học. Việc nâng cao trình độ lí thuyết của môn học có liên
quan với sự rút gọn các sự kiện tối thiểu nhưng phải đủ để hiểu bản chất vấn đề đó. Thừa
các sự kiện sẽ đi lạc khỏi điều chủ yếu; thiếu sự kiện sẽ đi lạc khỏi điều chủ yếu; thiếu sự
kiện sẽ dẫn đến tính hình thức, làm sai lạc bức tranh hoá học của thiên nhiên.
Nguyên tắc tương quan hợp lí giữa kiến thức lí thuyết và kĩ năng (kĩ năng làm việc
khoa học, kĩ năng xử lí và kĩ năng thực hành thí nghiệm) giúp hình thành năng lực cho
học sinh.

20
b. Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng
Nội dung môn học phải mang tính giáo dục, phải góp phần thực hiện mục tiêu chủ
yếu của trường PT.
Nội dung sách giáo khoa Hoá học PT có chứa dựng các sự kiện và các quy luật duy
vật biện chứng của sự phát triển của sự tự nhiên và các tư liệu phản ánh chính sách của
Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên. Tính khoa học của nội dung môn học gắn liền với
tính tư tưởng. Tính tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nội dung môn học được thể hiện ở việc
làm sáng tỏ một cách liên tục và cụ thể về các tư tưởng có tính thế giới quan, các chuẩn
mực đạo đức xã hội chủ nghĩa của người lao động ở thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩch vực Hoá học và công nghệ hoá học,
trong việc hoá học hoá nền kinh tế quốc dân, trong lĩnh vực phát triển khoa học và kĩ
thuật.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải trình bày những điều không đúng của các quan
điểm duy tâm về thiên nhiên và xã hội, vạch trần những chính sách phản nhân dân của
những nhà nước đế đã sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân, vũ khí vi trùng chống lại
nhân dân; chỉ rõ sự nguy hiểm tuyên truyền dùng ma tuý đầu độc thanh niên của các thế
lực phản động.
Yêu cầu nâng caomức độ tư tưởng chính trị của nội dung môn học đòi hỏi
phải đưa vào sách giáo khoa những quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, tất nhiên ở trình
độ phù hợp với sự hiểu biết của học sinh, những trích đoạn từ các văn kiện của Đảng và
Nhà nước hoặc từ những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
c. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và
cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và với việc chuẩn bị cho học
sinh đi vào lao động.
Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này trong dạy học, môn Hoá học phải chứa các nội
dung sau:
1. Những cơ sở của nền sản xuất hoá học;

2. Hệ thống những khái niệm công nghệ học sơ bản và những sản xuất cụ thể
(cá hoá phẩm thông dụng, các vật liệu xây dựng v v ).
3. Nhữngkiếnthức ứngdụng, phản ánh mối liên hệ của hoá học
với cuộc
sống, của khoa học vớisản xuất (đặc biệt với sản xuất nông nghiệp), nhữngthành
tựu của chúng và phương hướng phát triển;
4. Hệ thống những kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hoá học,
công nghiệp hoá học và công cuộc hoá học hoá nền kinh tế quốc dân - như một nhân tố
quan trọng của cách mạng khoa học kí thuật;
5. Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng phương tiện hoá
học;
6. Tài liệu khoa học cho phép giới thiệu những nghềnghiệp hoá
21
học thông
thường và thực hiện việc hướng nghiệp.
Những cơ sở của khoa học hiện đại là nền tảng để làm rõ nội dung kĩ thuật tổng
hợp. Chỉ một cách trình bày có hệ thống nội dung này mới có thể làm sáng tỏ nội dung kĩ
thuật tổng hợp. Điều quan trọng là phải sử dụng các phương pháp lịch sử và so sánh cho
phép chỉ ra những thành quả của nền công nghiệp hoá hoá học của nước ta và của nền
Hoá học đã đạt được từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
d. Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm
Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm bao gồm một số nguyên tắc bộ phận là:
Nguyên tắc phân tán các khó khăn
Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn và phân chia tài liệu giáo khoa theo đặc điểm
lứa tuổi và tâm lí của việc tiếp thu tài liệu đó. Theo nguyên tắc này, tính phức tạp của tài
liệu giáo khoa phải tăng lên dần dần. Sự tập trung các vấn đề lí thuyết vào một chỗ của
chương trình sẽ làm phức tạp việc tiếp thu và ứng dụng chúng. Vì thế, những lí thuyết chủ
yếu của chương trình Hoá học PT cần được chia đều theo các năm học. Sau mỗi một lí
thuyết có đưa vào các tại liệu cho phép khẳng định sự phát triển và cụ thể hoá các quan
điểm của lí thuyết đó, dẫn ra những hệ quả sử dụng tích cực lí thuyết vào thực tiễn.

Hầu hết tất cả các lí thuyết chủ yếu được đưa vào phần đầu chương trình. Thực tế
dạy học đã chỉ ra rằng việc đưa các lí thuyết lên gần đầu chương trình và việc tăng cường
các vấn đề lí thuyết trong môn học không gây khó khăn mà trái lại, làm dễ dàng việc
nghiên cứu giáo trình vì nó tăng cường được sự giải thích và khái quát hoá các sự kiện và
khái niệm. Nguyên tắc phân tán các khó khăn đòi hỏi phải xếp xen kẽ những vấn đề lí
thuyết với các tài liệu thực nghiệm, xen kẽ vấn đề trừu tượng với vấn đề cụ thể. Việc tiếp
thu những khái niệm trừu tượng là khó khăn và phức tạp nhất, nhất là nếu chúng ít được
củng cố bằng thí nghiệm và các phương tiện trực quan. Chẳng hạn, các khái niệm về
nguyên tủ, phân tử, electron, trạng thái của electron trong nguyên tủ, hoá trị, số oxi hoá v
v
Cần lưu ý rằng khả năng nhận thức của học sinh ngày nay đã được tăng lên rõ rệt.
Vì vậy sự nghiên cứu thuyết electron về cấu tạo nguyên tủ đã được đưa vào đầu lớp 10.
Nguyên tắc phân tán các khó khăn có xem xét đến sự vận động của kiến thức từ
đơn giản về mặt nhận thức đến phức tạp, từ quen biết gần gũi đến ít quen biết hơn, từ
riêng lẻ, cụ thể đến khái quát hơn và sâu sắc hơn. Tài liệu học tập quá phức tạp và không
vừa sức sẽ làm giảm hứng thú đối với Hoá học, sinh ra tình trạng học kém. Nhưng tài liệu
giáo khoa quá dễ dàng cũng nguy hiểm, nó gây ra buồn chán và lười biếng của trí tuệ. Sự
dạy học cũng cần tiến hành với sự phức tạp tăng dần.
Nguyên tắc phân tán các kho khăn còn xét đến mối liên hệ với điều đã học trước
đây, thiết lập những mối liên hệ liên bộ môn (giữa Hoá học với các môn học khác) và nội
bộ môn (giữa các phân môn Hoá học với nhau), khái quát hoá đúng lúc và hệ thống hoá
kiến thức.
22
Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm
Cấu trúc chương trình Hoá học PT dựa đồng thời vào nguyên tắc đường thẳng và
nguyên tắc đồng tâm. Đó là nhân tố bảo đảm xây dựng được các kiến thức có hệ thống, có
liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp. Kiểu cấu trúc này xét đến việc
mở rộng liên tục, có theo giai đoạn và làm phức tạp dần dần các tài liệu lí thuyết của
chương trình Hoá học.
Nguyên tắc phát triển các khái niệm

Nguyên tắc này xét đến sự phát triển vừa sức các khái niệm quan trọng nhất của
toàn bộ chương trình Hoá học PT và yêu cầu có liên hệ với chương trình ở cấp học trên và
cấp học dưới. Việc mở rộng một cách vừa sức nội dung của chúng được thực hiện phù
hợp với nhận thức luận của Lênin.
Nguyên tắc này đặt ra việc mở rộng và đào sâu nội dung các khái niệm, thiết lập và
xây dựng lại các mối liên hệ của chúng trong khi mở rộng ra những kiến thức mới. Theo
nguyên tắc này, khi chuyển từ một trình độ lí thuyết này sang trình độ khác sẽ xảy ra sự
đào sâu các khái niệm, sự khái quát hoá và hệ thống hoá chúng, thiết lập những mối liên
hệ giữa các khái niệm. Những khái niệm riêng biệt cần được đưa vào hệ thống lí thuyết
chung hơn,
Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử
Theo nguyên tắc này, trong nội dung học tập cần thể hiện rõ ràng những
thành tựu của Hoá học hiện đại là kết quả của một chặng đường lịch sử dài của sự phát
triển của nó, là sản phẩm của thực tiễn lịch sử xã hội.
Mục đích của việc sử dụng tài liệu lịch sử trong môn học là giới thiệu những quy
luật của nhận thức lịch sử, lựa chọn với tư cách là những con đường lịch sử tối ưu của sự
hình thành kiến thức, trang bị cho học sinh những phương pháp hoạt động sáng tạo của
các nhà bác học, xác nhận và minh hoạ các lí thuyết và định luật hoá học, xây dựng các
tình huống có vấn đề, tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo dục tư tưởng và đạo đức
cho học sinh.
e. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng bộ môn
Hoá học là khoa học thực nghiệm, vì vậy trong dạy học Hoá học cần coi trọng thí
nghiệm và một số kĩ năng cơ bản, tối thiểu về thí nghiệm Hoá học.
Chương trình Hoá học PT trong cải cách giáo dục (Hoá học bắt đầu được học từ
lớp 8, chương trình mới lớp 8 bắt đầu áp dụng từ 1988, chương trình mới lớp 12 bắt đầu áp
dụng từ năm 1992 - 1993) được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: bảo
đảm tính cơ bản, tính hiện đại, tính thực tiễn Việt Nam và tính đặc thù của môn Hoá học.
Chương trình Hoá học mới THCS sẽ áp dụng đại trà từ năm học 2004 - 2005 được xây
dựng dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại, thiết thực và đặc
trưng bộ môn.

Chương trình Hoá học mới THPT có phân ban, sẽ áp dụng đại trà từ năm học 200ó
- 2007, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, có hệ
23
thống, tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn và đặc thù của bộ môn Hoá học.
1.3.2. Những cơ sở củahoá học lànội dung chủ yếu của chương trình và sách
giáo khoa hoá học ở trường phổ thông
a. Những kiến thức cơ bản về hoá học
Thế nào là kiến thức cơ bản?
Chương trình Hoá học bao giờ cũng phải là hệ thống những kiến thức cơ bản về
Hoá học, đã được lựa chọn căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, vào những đặc
điểm của khoa học Hoá học và những quy luật sư phạm. Chương trình Hoá học không thể
thâu tóm được tất cả các kiến thức Hoá học của thời đại, mà chỉ có thểchứađựng những
hiểu biết bảnchất nhất, mấu chốt nhất, cóthể dùng làm
nền tảng để người học có khả năng tiếp tục đi sâu vào ngành khoa học này, cũng như vào
vào các ngành có liên quan. Vì thế có thể nói, kiến thức cơ bản về Hoá học là hệ thống
những hiểu biết quan trọng sống còn nhất về Hoá họcmà không có
chúng thì không thể hiểu và học Hoá học được.
Kiến thức cơ bản nhất là những kiến thức mà học sinh buộc phải biết. Bên cạnh đó
còn có những kiến thức cơ bản cần thiết và có những kiến thức có thể biết. Những kiến
thức cơ bản nhất thường giúp học sinh suy ra được những kiến thức khác và chính nhứng
kiến thức cơ bản khác lại giúp đào sâu thêm kiến thức cơ bản nhất.
Chương trình Hoá học PT không chỉ bao gồm hệ thống những kiến thức cơ bản
nhất mà còn có những kiến thức hỗ trợ về Hoá học và cả về các môn học khác, nhằm giúp
học sinh hiểu bíêt được hệ thống kiến thức cơ bản về Hoá học.
Những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học
Đó là những kiến thức Hoá học mà học sinh buộc phải biết và hiểu. Hệ thống
những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học tạo thành bộ xương sống của chương trình Hoá
học.
Những kiến thức cơ bản tạo thành nội dung chủ yếu của chương trình Hóa học
trường phổ thông Việt Nam chính là các cơ sở của khoa học Hoá học hiện đại, bao gồm

hệ thống các kiến thức sau đây:
Hệ thống các kiến thức về nguyên tố hoá học bao gồm những khái niệm về các
nguyên tố hoá học riêng rẽ (về vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, về các tính chất
của nguyên tố, về thành phần các hợp chất của chúng), khái niệm chung về nguyên tố hoá
học v v
Hệ thốngcác kiến thức về chất bao gồm những khái niệm về các chất cụ thể
(thành phần, cấu tạo, tính chất, ứng dụng, trạng thái tự nhiên, cách nhận biết), về các loại
chất, khái niệm chung về tính chất của chất.
Hệ thống kiến thức về phản ứng hoá học bao gồm những khái niệm về từng phản
ứng hoá học riêng rẽ cụ thể, về các loại phản ứng hoá học, khái niệm chung về phản ứng
hoá học, dấu hiệu, điều kiện nảy sinh và tiến triển, cơ chế và tốc độ các phản ứng hoá học.
Hệ thống kiến thức và cấu tạo các chất và các định luật hoá học, định luật tuần
24
hoàn, các quy luật về năng lượng và động học của các quá trình hoá học, các khái niệm về
mối liên hệ dẫn xuất và nguyên nhân - hậu quả.
Hệ thống kiến thức về các hệ phân tán bao gồm những khái niệm về chất (tinh
khiết) và hỗn hợp, về trạng thái (rắn. lỏng, khí) của các chất, về sự hoà tan và điện li, về
các dung dịch, hợp kim, cân bằng hoá học.
Hệ thống kiến thức về các phương pháp nghiên cứu Hoá học và hoạt động học tập
bao gồm những khái niệm về các phương pháp lí thuyết và thực nghiệm, về thí nghiệm
Hoá học, ngôn ngữ Hoá học và ngôn ngữ khoa học, về kĩ năng của bộ môn và các phương
pháp học tập hợp lí, về các phương pháp giải toán Hoá học.
Hệ thống các kiến thức kĩ thuật tổng hợpbao gồm các khái niệm về công
nghệ Hoá học, sản xuất hoá học, về các nguyên tắc khoa học của sản xuất, hoá học hoá
nền kinh tế quốc dân, giáo dục bảo vệ môi trường, mối liên hệ của khoa học với sản xuất
và xã hội, về các nghề nghiệp có liên quan với Hoá học.
Hệ thống kiến thức có tính chất thế giới quan bao gồm những khái niệm về bức
tranh hoá học của thiên nhiên, về ý nghĩa nhận thức và thực tiễn của các lí thuyết và định
luật, đối với các vấn đề vật chất và xã hội, những kết luận có tính chất thế giới quan.
Hệ thống những kiến thức của chương trình Hoá học PT có thể thay đổi, thêm bớt

về nội dung, khối lượng cũng như trình tự sắp xếp, tuỳ theo mục đích giáo dục và thực
tiễn của từng nước.
b. Tinh thần chủ đạo về mặt khoa học của chương trình hoá học phổ thông
Trong chương trình Hoá học của trường PT Việt Nam, cấu tạo nguyên tử, định luật
tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn là cơ sở lí thuyết chủ đạo của toàn bộ hệ thống kiến thức
cơ bản về Hoá học.
Chương trình Hoá học của phần lớn các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam,
đã chọn cơ sở của việc cấu tạo chương trình Hoá học PT là quan điềm cấu trúc. Theo
quan điểm này, hệ thống các kiến thức về chất, sự phụ thuộc tính chất của các chất vào
cấu tạo của chúng được coi là chủ yếu. Quan điể m này đã trở thành tinh thần chủ đạo của
việc làm sáng tỏ các tài liệu giáo khoa trong chương trình Hoá học vô cơ và Hoá học hữu
cơ ở trường PT.
c. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống kiến thức về các chất và phản ứng hoá học
Chương trình Hoá học PT bao gồm hệ thống kiến thức cơ bản về các chất và hệ
thống kiến thức cơ bản về phản ứng hoá học. Các kiến thức này được lựa chọn phù hợp
với những mục đích dạy học và những nguyên tắc cấu tạo chương trình Hoá học trường
PT.
Hệ thống kiến thức về các chất
Do thời gian và khả năng nhận thức của học sinh bị hạn chế nên chỉ có thể
lựa chọn một số nhỏ các chất đưa vào chương trình PT để nghiên cứu. Căn cứ để lựa chọn
là dựa vào ý nghĩa về mặt nhận thức và thực tiễn của chúng. Theo tiêu chuẩn này, sẽ chọn
các chất sau đây:
25
a. Các chất có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức. Dựa trên các chất này sẽ hình
thành được hệ thống các khái niệm, xây dựng được cơ sở các sự kiện để nghiên cứu các lí
thuyết (chẳng hạn, hiđro, oxi; nước; một số kim loại và phi kim; các oxit,
axit, bazơ. muối điển hình).
b. Các chất có ý nghĩa thực hiện to lớn (như phân bón, thuốc trừ sâu, dầu mỏ
v v ).
c. Các chất có vai trò quan trọng trong thiên nhiên (các hợp chất của silic và

canxi, chất béo, protit, hiđrocacbon v v ).
d. Các chất giúp học sinh có những biểu tượng về các quá trình công nghệ và
sản xuất hoá học (chất xúc tác, cao su và tơ tổng hợp, chất dẻo, kim cương nhân tạo,
aminoaxit tổng hợp v v ).
Phạm vi các chất trên đây là có hạn, nhưng cho phép dựa trên ví dụ của những chất
đại diện điển hình làm sáng tỏ được những quy luật về thành phần, cấu tạo, tính chất
chung cho mỗi loại chất, chỉ rõ được mặt ứng dụng của Hoá học.
Làm thế nào để chỉ cần dựa vào một số ít các chất mà giới thiệu được sự phong
phú đa dạng trong tự nhiên và những quy luật đặc trưng của cuộc sống? Có thể giải quyết
được nhiệm vụ phức tạp này nhờ việc nghiên cứu các nguyên tố hoá học. Như vậy ta đã
biết từ một số lượng không lớn các nguyên tố hóa học đã biết hiện nay (110 nguyên tố) đã
tạo thành hàng triệu đơn chất và hợp chất.
Số lượng các nguyên tố hoá học đưa vào nghiên cứu ở chương trình và sách giáo
khoa Hoá học trường PT là rất có hạn. Trước hết đó là những nguyên tố của các chu kì
nhỏ. Đó là những nguyên tố mà D.I. Menđêleep gọi là những nguyên tố đặc trưng, bao
gồm:
H He
Li Be B C N O F Ne
Na Mg Al Si P S Cl Ar
Ngoài khối lượng nhẹ ra, những nguyên tố đặc trưng còn thể hiện những tính chất
của chúng khá rõ và tiêu biểu. Những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hiểu
biết tính chất của các nguyên tố đứng trong cùng một nhóm với chúng.
Trong số các nguyên tố đặc trưng, những nguyên tố có tầm quan trọng thực tiễn
hơn cả oxi, hiđro, cacbon, nitơ, natri, magie, nhôm, sắt, silic, photpho, lưu huỳnh và clo.
Đó là những nguyên tố cần được nghiên cức tỉ mỉ. Những nguyên tố có ý nghĩa thực tiễn
kém hơn là heli, liti, berili, bo, flo, neon, agon. Về các nguyên tố này chỉ cần giới thiệu
một cách tổng quát để giúp học sinh hiểu được sự biến thiên tuần hoàn tính chất các
nguyên tố hoá học.
Ngoài những nguyên tố đặc trưng, còn cần đưa vào chương trình trường PT các

×