Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề thi môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.38 KB, 18 trang )


ĐỀ 1 : THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH
Môn : SINH HỌC
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1: Một cá thể có kiểu gen
DE
DE
ab
AB
biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM. Các tế bào sinh tinh của cá
thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử, theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử
ab DE chiếm tỉ lệ
A. 30%
B. 40%.
C. 20%.
D. 15%.
Câu 2: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd.
(2) AaBBDd × AaBBDd.
(3) AABBDd × AAbbDd.
(4) AaBBDd × AaBbDD.
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (4)
Câu 3: Dưới đây là một số đặc điểm liên quan đến đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể (NST):
1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.
2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
3. Đa số biểu hiện kiểu hình lặn nên khó phát hiện.
4. Là nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên.
Sự khác biệt giữa đột biến gen và đột biến NST là
A. 1, 3 và 4.
B. 1,2 và 3


C. 1 , 2 và 4.
D. 2, 3 và 4.
Câu 4: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.
D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
Câu 5: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1798. B.2250 C. 1125. D. 3060.
Câu 6: Thể một nhiễm (2n – l) có thể được hình thành khi trong quá trình giảm phân I của bố hoặc mẹ,
A. Bộ NST nhân đôi nhưng có một cặp không phân li.
B. Bộ NST nhân đôi nhưng tất cả các cặp không phân li.
C. Bộ NST nhân đôi nhưng một số cặp không phân li.
D. Bộ NST nhân đôi và phân li bình thường.
Trang 1

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, về mặt di truyền học, mỗi quần thể giao phối được đặc trưng bởi
A. số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể trong quần thể.
B. số lượng các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội của quần thể.
C. số lượng các cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể.
D. tần số tương đối các alen và tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về thể đa bội?
A. Nhiều loài cây tam bội không hạt nhưng vẫn có thể sinh sản nhờ hình thức sinh sản vô tính.
B. Đặc điểm nổi bật của thể đa bội ở một số thực vật là sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt, năng suất cao.
C. Thể đa bội được tìm thấy phổ biến nhất ở thực vật.
D. Mọi thể đa bội lẻ đều không có khả năng sinh sản hữu tính, mà chỉ có khả năng sinh sản vô tính.
Câu 9: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng
lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
B. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).

C. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
D. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
Câu 10: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín
sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp
gen tự thụ phấn, ở đời con thu được 4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không
có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí
thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín muộn ở đời con là
A. 2160. B.840 C. 3840. D. 2000.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng về bản đồ di truyền (bản đồ gen)?
A. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN của một NST.
B. Bản đồ di truyền là sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng NST trong bộ NST của một loài.
C. Đơn vị đo khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng 1% tần số hoán vị gen hay là 1centimoocgan.
D. Bản đồ di truyền giúp ta tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai
Câu 12: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch
mã gốc của gen có chức năng
A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
B. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
C. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 13: Điều nào dưới đây là không đúng?
A. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
C. Đối với những tính trạng di truyền theo dòng mẹ, kết quả của các phép lai thuận, lai nghịch là khác nhau.
D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
Câu 14: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.Cho biết các cây
tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết,
phép lai Aaaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
B.3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng
C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

Trang 2

D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.
B. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Câu 16: Trong chọn giống, phát biểu nào về giới hạn năng suất dưới đây là không đúng.
A. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng.
B. Kĩ thuật sản xuất và giống có vai trò như nhau trong việc quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng.
C. Năng suất là kết quả tác động tổng hợp của giống và kĩ thuật nuôi trồng.
D. Nếu kĩ thuật sản xuất phù hợp với đặc điểm của giống thì sẽ cho năng suất cao nhất.
Câu 17: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D
bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nu mỗi loại mà môi
trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1800 ; G = X = 1200.
B. A = T = 1199 ; G = X = 1800.
C. A=T= 1799; G=X=1200
D. A = T = 899 ; G = X = 600.
Câu 18: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là
A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
B. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.
C. vai trò của các loài trong quần xã.
D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.
Câu 19: Việc sử dụng các hạt thu được từ các cá thể Fl làm giống sẽ
A. duy trì được ưu thế lai qua các thế hệ.
B. làm cho tần số alen lặn sẽ tăng lên trong quần thể và làm thoái hoá giống.
C. làm xuất hiện thêm các alen đột biến mới và làm thoái hoá giống.
D. làm xuất hiện hiện tượng phân tính , mất phẩm chất của giống.

Câu 20: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa
bóng có đặc điểm về hình thái là:
A. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.
B. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.
C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.
D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.
Câu 21: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là
A. 4. B.6 C. 10. D. 15.
Câu 22: Cánh của dơi và cánh của chim có kiểu cấu tạo giống nhau. Đây là bằng chứng về
A. cơ quan tương tự.
B. cơ quan tương đồng.
C. đột biến.
Trang 3

D. cơ quan thoái hoá.
Câu 23: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần
hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. CH
4
, CO
2
, H
2
và hơi nước.
B. CH
4
, NH
3
, H

2
và hơi nước.
C. N
2
, NH
3
, H
2
và hơi nước.
D. CH
4
, CO, H
2
và hơi nước.
Câu 24: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong trường hợp không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?
A. AaBbDd × AaBbDd
B.
dE
DE
ab
AB
dE
DE
ab
AB
×
C.
dd
ab

AB
Dd
aB
Ab
×

D.
aB
Ab
X
D
X
d
×
ab
AB
X
D
Y
Câu 25: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp, còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp
cho chọn lọc tự nhiên.
B. quá trình đột biến làm cho một gen thành nhiều alen, còn quá trình giao phối làm thay đổi các alen đó thành các
alen khác.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số alen, còn quá trình giao phối sẽ tăng
cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến tạo ra các đột biến có hại, còn quá trình giao phối sẽ làm cho đột biến đó trở thành có lợi.
Câu 26: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8
o

C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá
thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (4)
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (1) và (3).
Câu 27: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen aaBb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô
đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu
gen là:
A. aaBb, abbb. B. aaaB, aaab. C. aaaB, aBbb. D. aaBB, aabb.
Câu 28: Theo quan điểm hiện đại, thực chất tác động của chọn lọc tự nhiên là phân hoá khả năng
A. Sống sót giữa các cá thể trong loài.
B. Thích nghi của các cá thể trong loài.
C. Sinh sản giữa các quần thể trong loài.
D. Sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Trang 4

Câu 29: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 30: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B
cùng quy định
theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10
cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp
nhất, thu được F

1
, cho các cây F
1
tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 130 cm ở
F
2
chiếm tỉ lệ
A. 6,25%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 25,0%.
Câu 31: Trọng các dạng tổ tiên của loài người sau đây, dạng nào gần gũi nhất với người hiện đại - Homo sapiens?
A. Homo habilis. B. Homo erectus.
C. Nêanđectan. D. Vượn người tổ tiên.
Câu 32: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
B. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
D. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
Câu 33: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu
gen ở đời con là: 1 : 1 ?
A. AaBb × AaBb. B. Aabb × AAbb.
C. aaBb × AaBb. D. Aabb × aaBb.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhân tố sinh thái?
A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
B. Quan hệ giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái là quan hệ một chiều: các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật,
còn sinh vật không gây ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái.
C. Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
D. Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào bản chất và cường độ của nhân tố chứ
không phụ thuộc vào cách tác động và thời gian tác động.
Câu 35: Một trong những ví dụ về ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp là
A. Sử dụng thiên địch để phòng, trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh.
B. Sử dụng thuốc trừ sâu để phòng, trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh.

C. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
D. Hiện tượng ăn thịt đồng loại ở động vật.
Câu 36: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu
trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ
gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó
gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd ×
aabbDd cho đời con có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 6,25%. C. 56,25%. D. 18,75%.
Câu 37: Trong tự nhiên có các quy luật sinh thái, quy luật cơ bản nhất giúp việc bảo vệ môi trường và khai thác tài
nguyên hợp lí là quy luật
Trang 5

A. Giới hạn sinh thái.
B. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
C. Tác động qua lại giữa sinh vật và môi trượng.
D. Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên cơ thể.
Câu 38: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược, được đặc trưng cho mối quan hệ
A. Con mồi - vật dữ. B. Cạnh tranh.
C. Hội sinh. D. Vật chủ - kí sinh.
Câu 39: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo
ra ở đời con có 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbdd. B. AaBbdd × AabbDd.
C. AaBbDd × AaBbDD. D. AaBbDd × aabbDD.
Câu 40: Chu trình cacbon trong sinh quyển là
A. Quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.
B. Quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
C. Quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
D. Quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
Câu 41: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi
A. chọn lọc chống lại alen trội. B. chọn lọc chống lại thể dị hợp.

C. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn. D. chọn lọc chống lại alen lặn.
Câu 42: Điều nào sau đây không thuộc chức năng của giảm phân?
A. Làm giảm bộ NST đi một nửa.
B. Tạo ra nhiều loại tinh trùng và trứng.
C. Tạo ra sự trao đôi chéo giữa các NST cùng nguồn.
D. Sinh ra con cái giống hệt nhau.
Câu 43: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của
nhóm
A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. sinh vật sản xuất. D. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Câu 44: Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong xích thức ăn
A. Được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần ở mỗi mắt xích.
B. Được sử dụng lần đầu thì cao sau đó giảm dần.
C. Luôn mất đi một phần lớn ở dạng nhiệt.
D. Được sử dụng lần đầu thì thấp sau đó tăng dần.
Câu 45: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này nằm
trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù
màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có
alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có
đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh trên?
A. AAX
b
X
b
× AaX
B
Y.
B. AaX
B
X

b
× AaX
B
Y.
C. AAX
B
X
b
× aaX
B
Y.
D. AAX
B
X
B
× AaX
b
Y.
Câu 46: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
A. Mức sinh sản.
Trang 6

B. Mức tử vong.
C. Sức tăng trưởng của các cá thể.
D. Nguồn thức ăn từ môi trường.
Câu 47: Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(4) Cấy truyền phôi ở động vật.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (3) và (4). B. (1) và (3).
C. (1) và (2). D. (2) và (4).
Câu 48: Theo Lamac, nguyên nhân chính dẫn đến sự tiến hoá của sinh giới là do
A. sinh vật có khả năng nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
B. củng cố ngẫu nhiên các biến đổi phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
C. điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm cho loài biến đổi dần và liên tục.
D. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 49: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. phiên mã. B. sau dịch mã.C. dịch mã. D. trước phiên mã.
Câu 50: Chu trình sinh địa hoá là chu trình
A. trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên hay là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
B. trao đổi chất giữa sinh vật và môi trường.
C. trao đổi các chất hữu cơ giữa các quần thể sinh vật với nhau và giữa quần xã với môi trường.
D. trao đổi các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên.
Câu 51: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F
1
. Đa bội hóa F
1
thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này
có kiểu gen là
A. aBMMnn. B. aaBBMMnn.
C. aaBBMn. D. aBMn.
Câu 52: Theo F.Jacôp và J.Môno , trong mô hình cấu trúc của opêron Lac,vùng vận hành (operator) là
A. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
C. Vùng mang thông tin mã hoá cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
D. Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình
thành nên tính trạng.
Câu 53: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit

A. trong vùng kết thúc của gen. B. trong các đoạn êxôn của gen.
C. trong vùng điều hòa của gen. D. trên ADN không chứa mã di truyền.
Câu 54: Cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông nâu, tất cả các con Fl đều có lông vằn. Khi cho gà trống lông
nâu lai với gà mái lông vằn, Fl có con lông nâu, có con lông vằn; nhưng toàn bộ các con lông nâu đều là gà mái.
Biết tính trạng màu sắc lông do một cặp gen quy định. Có thể kết luận gì về sự di truyền trên?
A. Alen quy định tính trạng lông vằn là trội, gen quy định màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính.
B. Alen quy định tính trạng lông vằn là trội, gen quy định màu sắc lông nằm trên NST thường.
C. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Trang 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×