Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

De thi mon sinh hoc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.16 KB, 12 trang )

Đề môn sinh học
[<br>]
Sự thụ tinh ngoài ở động vật kém tiến hoá hơn thụ tinh trong vì:
A. Tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp;
B. Trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp;
C. Từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc và
môi trường nước;
D. Cả A, B và C đều đúng;
[<br>]
Trinh sản là hình thức sinh sản:
A. Không cần sự tham gia của giao tử đực;
B. Xảy ra ở động vật bậc thấp;
C. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái;
D. Sinh ra con cái không có khả năng sinh sản;
[<br>]
Sinh vật lưỡng tính là những sinh vật:
A. Chỉ có một loại cơ quan sinh sản sinh ra 2 loại giao tử đực và cái;
B. Mang cơ quan sinh sản đực và cái riêng biệt trên cùng một cơ thể;
C. Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt mà giao tử được sinh ra từ bất kì tế bào nào của cơ thể;
D. Tất cả đều đúng;
[<br>]
Sự tiếp hợp ở tảo xoắn là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất vì:
A. Cơ quan sinh sản chưa có sự phân hoá rõ ràng;
B. Hợp tử đựoc tạo thành từ 2 tế bào bất kì trên hai sợi tảo nằm sát nhau;
C. Chưa có sự hình thành giao tử đực và cái;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:
1: Xảy ra trên cùng một loại tế bào;
2: Có sự nhân đôi của nhiễm sắc thể tạo thành nhiễm sắc thể kép
3: Diễn ra qua các kì tương tự nhau


4: Hình thái của nhiễm sắc thể đều biến đổi qua các kì phân bào
5: Đều tạo ra các tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 3, 4, 5
D. 2, 3, 5
[<br>]
Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân là:
A. Nguyên phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục;
B. Nguyên phân chỉ trải qua 1 lần phân bào, còn giảm phân lại trải qua 2 lần phân bào;
C. Từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân cho 2 tế bào con, còn qua giảm phân cho 4 tế bào con;
D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính?
A. Nguyên phân và giảm phân;
B. Giảm phân và thụ tinh;
C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh;
D. Vật chất di truyền ở thế hệ con không đổi mới;
[<br>]
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản:
A. Có sự kết hợp của hai tế bào gọi là giao tử;
B. Không có sự kết hợp của 2 tế bào gọi là giao tử;
C. Tiến hoá nhất các hình thức sinh sản;
D. Cả A và C;
[<br>]
Những sinh vật nào trong các nhóm sau đây có khả năng sinh sản bằng bào tử?
1: Vi khuẩn hình cầu
2: Tảo đơn bào
3: Nấm

4: Rêu
5: Bào tử trùng
6: Dương xỉ
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 2, 3, 4, 5, 6
C. 1, 2, 3, 4, 6
D. 1, 3, 4, 5, 6
[<br>]
Con người đã lợi dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật để tiến hành:
A. Nhân giống bằng kỹ thuật giâm, chiết, ghép;
B. Tạo các cây con từ các phần nhỏ của cây mẹ;
C. Tăng năng suất cây trồng;
D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Hình thức nào sau đây thuộc hình thức sinh sản sinh dưỡng?
A. Sự nảy chồi;
B. Sự tái sinh;
C. Sự tiếp hợp;
D. Cả A và B;
[<br>]
Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc hình thức sinh sản vô tính?
A. Sự phân đôi;
B. Sinh sản sinh dưỡng;
C. Sinh sản bằng bào tử;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Có thể phân chia sự sinh sản của sinh vật thành các hình thức:
A. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính;
B. Sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng;

C. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính;
D. Sinh sản hữu tính và sinh sản bằng bào tử;
[<br>]
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật là:
A. Nhân tố môi trường;
B. Thức ăn phù hợp;
C. Quan hệ cùng loài;
D. Cả A, B, C và D
[<br>]
Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật là:
A. Tính di truyền;
B. Giới tính;
C. Các hooc môn sinh trưởng và phát triển;
D. Tất cả đều đúng
[<br>]
Đặc điểm của sự sinh trưởng ở động vật là:
A. Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều;
B. Tốc độ sinh trưởng của các cơ quan, các mô trong cơ thể không giống nhau;
C. Tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn trưởng thành;
D. Cả A và B;
[<br>]
Trong chu trình phát triển của thực vật hạt kín thể giao tử tương ứng với giai đoạn nào sau đây?
A. Cây trưởng thành;
B. Hoa;
C. Hạt phấn hoặc noãn cầu;
D. Hợp tử;
[<br>]
Trong chu trình phát triển của rêu giai đoạn chiếm ưu thế nhất là:
A. Giai đoạn thể giao tử;
B. Giai đoạn thể bào tử;

C. Hai giai đoạn tương đương nhau;
D. Chỉ tồn tại giai đoạn thể giao tử không có giai đoạn thể bào tử;
[<br>]
Đời sống của cơ thể thực vật có hoa thực chất là:
A. Sự tồn tại và phát triển của giai đoạn thể giao tử;
B. Sự tồn tại và phát triển của giai đoạn thể bào tử;
C. Sự xen kẽ hai giai đoạn thể giao tử và thể bào tử;
D. Sự phối hợp các cơ chế phân bào;
[<br>]
Thể bào tử ở thực vật là:
A. Cơ thể được phát sinh từ bào tử lưỡng bội;
B. Cơ thể chỉ gồm các tế bào lưỡng bội;
C. Một giai đoạn phát triển trong chu trình sống;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Thể giao tử ở thực vật là:
A. Cơ thể được phát sinh từ bào tử đơn bội;
B. Cơ thể chỉ gồm các tế bào đơn bội;
C. Một giai đoạn phát triển trong chu trình sống của thực vật;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống của sinh vật:
A. Là 2 quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau;
B. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển;
C. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng;
D. Cả A,B, C
[<br>]
Phát triển của sinh vật là quá trình:
A. Làm thay đổi khối lượng và hình thái cơ thể;
B. Làm thay đổi kích thước và hình thái của sinh vật;

C. Làm thay đổi khối lượng và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn;
D. Làm thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn, chuẩn bị điều kiện hình thành
thế hệ sau;
[<br>]
Quá trình sinh trưởng của sinh vật thực chất là:
A. Quá trình nguyên phân và giảm phân;
B. Quá trình phân hoá tế bào;
C. Một quá trình kép gồm sự phân bào và phân hoá tế bào;
D. Sự phân bố tế bào;
[<br>]
Sự phân hoá tế bào có ý nghĩa:
A. Tạo ra các mô, các cơ quan, hệ cơ quan cho cơ thể sinh vật;
B. Bố trí các tế bào theo đúng vị trí của chúng trong cơ thể;
C. Phân công các tế bào theo đúng chức năng chúng đảm nhiệm;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Vai trò của sự phân bào:
A. Tăng số lượng tế bào;
B. Tăng kích thước và khối lượng cơ thể;
C. Thay đổi các tế bào già và chết;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Sinh trưởng có đặc điểm:
A. Sinh trưởng nhanh chậm tuỳ từng thời kỳ;
B. Sinh trưởng có giới hạn;
C. Càng đến gần mức tối đa thì tốc độ sinh trưởng càng chậm lại;
D. Cả A, B và C
[<br>]
Sự sinh trưởng của sinh vật là quá trình:
A. Tăng về chiều dài cơ thể;

B. Tăng về bề ngang cơ thể;
C. Tăng khối lượng cơ thể;
D. Tăng khối lượng và kích thước;
[<br>]
Đặc điểm của sinh vật dị dưỡng là:
A. Không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ;
B. Sử dụng chất hữu cơ do sinh vật tự dưỡng tạo ra;
C. Sử dụng chất hữu cơ đã bị phân huỷ;
D. Cả A và B;
[<br>]
Ứng dụng của quá trình lên men trong cuộc sống:
1: Sản xuất bia
2: Làm sữa chua
3: Muối dưa
4: Sản xuất thuốc kháng sinh
5: Sản xuất dấm
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 5
D. 1, 3, 4, 5
[<br>]
Ý nghĩa sinh học của quá trình hô hấp:
A. Đảm bảo sự cân bằng và trong khí quyển;
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật;
C. Làm sạch môi trường;
D. Chuyển hoá gluxit thành và năng lượng;
[<br>]
Sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp là:
A. Đây là 2 quá trình ngược nhau;

B. Sản phẩm của quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp;
C. Quang hợp là quá trình thu năng lượng còn hô hấp là quá trình thải ra năng lượng;
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Thực chất của hô hấp nội bào là quá trình:
A. Thu nhận của tế bào;
B. Thải của tế bào;
C. Chuyển hoá, thu và thải xảy ra trong tế bào;
D. Chuyển các nguyên tử hiđrô từ những chất cho hiđrô sang những chất nhận hiđrô;
[<br>]
Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ:
A. Sự có mặt của các nguyên tử hiđrô;
B. Sự có mặt của các phân tử ;
C. Vai trò xúc tác của các enzim hô hấp;
D. Vai trò của các phân tử ATP;
[<br>]
Nhóm vi khuẩn chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ có vai trò:
A. Biến đổi các hợp chất chứa nitơ phức tạp trong đất thành các muối nitrát hoà tan cho cây hấp
thụ;

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×