TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
DÂN KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ
~~~~0O0~~~~
BÀI TẬP LỚN
Đề bài: Anh, chị hãy tìm
hiểu và phân tích quan
điểm của Hồ Chí Minh về
cơ cấu thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam? Sự vận
dụng của Đảng trong phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay?
BỘ MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giảng viên: TS. Nguyễn Chí
Thiện Lớp tín chỉ:
LLTT1101(222)_05
GV hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Lớp tín chỉ
: TS. NGUYỄN CHÍ THIỆN
: NGUYỄN HÀ ANH
: 11216404
: Ngôn ngữ Anh 63B
: LLTT1101(222)_05
Hà nội, tháng 2 năm 2023
--- MỤC LỤC ----- MỞ ĐẦU --....................................................................................................................1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
II.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................2
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................2
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................3
V. CÁCH THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................3
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................4
1.1. Tổng quan về văn bản báo chí.................................................................................4
1.2. Các phương thức liên kết trong văn bản................................................................5
1.2.1. Khái niệm phương thức liên kết..................................................................5
1.2.2. Các phương thức liên kết trong văn bản........................................................6
1.2.2.1. Liên kết nội dung:......................................................................................6
1.2.2.2. Liên kết hình thức......................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................................16
2.1 Các phương thức liên kết trong văn bản báo chí..................................................16
2.1.1 Phép lặp............................................................................................................16
2.1.1.1 Khảo sát phép lặp trong văn bản báo chí...............................................16
2.1.1.2 Nhận xét chung..........................................................................................17
2.1.1.3 Vai trò của phép lặp trong văn bản báo chí............................................18
2.1.2 Phép thế............................................................................................................18
2.1.2.1 Khảo sát phép thế trong văn bản báo chí...............................................18
2.1.2.2 Nhận xét chung..........................................................................................19
2.1.2.3 Vai trị của phép thế trong văn bản báo chí............................................19
2.1.3 Phép nối............................................................................................................20
2.1.3.1 Khảo sát phép nối trong văn bản báo chí..............................................20
2.1.3.2 Nhận xét chung..........................................................................................23
2.1.3.3 Vai trị của phép nối trong văn bản báo chí............................................23
2.1.4 Phép liên kết logic............................................................................................24
2.1.4.1 Khảo sát phép liên kết logic trong văn bản báo chí...............................24
2.1.4.2 Nhận xét chung..........................................................................................25
2.1.4.3 Vai trị của phép liên kết logic trong văn bản báo chí...........................25
2.2. Các kiểu lỗi trong văn bản báo chí........................................................................25
2.2.1. Các kiểu lỗi trong văn bản báo chí................................................................25
2.2.1.1. Lỗi về mặt hình thức................................................................................25
2.2.1.2. Lỗi về mặt nội dung..................................................................................26
2.2.2. Một số biện pháp khắc phục các lỗi thường gặp trong văn bản báo chí27
2.3. Bài tập ứng dụng...................................................................................................27
2.3.1. 10 câu hỏi lý thuyết..........................................................................................27
2.3.2. 10 câu hỏi bài tập..........................................................................................27
VII. KẾT LUẬN............................................................................................................28
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................30
--- MỞ ĐẦU --I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới hiện nay,
hoạt động thơng tin nói chung và báo chí nói riêng ở nước ta ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội. Trong những năm qua, báo chí nước ta đã làm tốt chức năng
vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có
những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; sự chỉ
đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương về các chủ trương, nhiệm vụ, giải
pháp của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; phản bác kịp thời
những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; góp phần định hướng dư luận, tạo được
sự đồng thuận xã hội. Bên cạnh đó, báo chí nước ta cịn góp phần nâng cao chất lượng
thông tin đối ngoại, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, dân chủ, đa dạng, đa phương hóa các mối quan hệ quốc
tế của Đảng, Nhà nước… góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường
Quốc tế. Mặt khác, báo chí cịn là một phương thức giao tiếp khá đặc biệt. Ở đó, người
tạo ngơn tức tác giả và người thụ ngơn tức độc giả khơng đồng thời có mặt khơng có các
hành vi giao tiếp kèm lời cũng khơng có ngữ cảnh giao tiếp. Mọi thơng tin - hay nói khác
là hoạt động giao tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, ngơn ngữ báo chí
có những yêu cầu rất nghiêm ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực. Phương
tiện liên kết trong các văn bản báo chí được xem là có ảnh hưởng quan trọng đến quá
trình đọc hiểu của độc giả. Tuy nhiên, trên hầu hết các báo hiện nay, người ta có thể tìm
thấy khá nhiều những lỗi dùng từ, những lỗi viết câu, những cách diễn đạt có tính chất
mơ hồ về nghĩa, v.v. Thậm chí có những bài mà cách tổ chức văn bản không phù hợp với
đặc điểm phong cách chức năng. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng thông
tin và tất nhiên là ảnh hưởng đến nhận thức, thẩm mỹ và cả khả năng ngơn ngữ của người
đọc.
Như vậy, báo chí đóng vai trị rất quan trọng trên mọi lĩnh vực phát triển của đất nước.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu cung cấp thơng tin ngày càng cao, báo chí càng phải
nỗ lực không ngừng để mang đến cho công chúng những thông tin nhanh nhạy, kịp thời;
đồng thời phải đảm bảo tính chân thực, chính xác, từ đó giúp cho các cơ quan, tổ chức và
người dân tiếp cận khá đầy đủ thơng tin hơn. Vì vậy việc hiểu rõ về đặc điểm các phương
tiện liên kết giữa các câu, giữa các đoạn văn với nhau về cả hình thức và nội dung trong
các văn bản báo chí cũng như phát hiện các lỗi sử dụng ngôn ngữ thực tế trên các văn
bản báo chí hiện nay là rất cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài
“CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN BÁO CHÍ VÀ CÁC KIỂU LỖI
1
TRONG VĂN BẢN NÀY” với mong muốn giúp người viết báo sử dụng đúng, hợp lý,
chính xác các phương tiện liên kết và tìm ra nguyên nhân, hướng khắc phục những lỗi sai
sót thường gặp để tạo ra những bài báo hay, hoàn chỉnh
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tiểu luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
● Đi sâu vào tìm hiểu, khảo sát và nhận xét chung về đặc điểm, cách sử dụng các
phương thức liên kết trong văn văn bản báo chí.
● Thực trạng sử dụng từ ngữ và lỗi sử dụng ngôn ngữ thực tế trong các văn bản báo
chí.
● Đề xuất giải pháp thực tế để khắc phục các lỗi sai trong văn bản báo chí.
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Văn bản báo chí là gì ?
2. Các phương thức liên kết được sử dụng trong văn bản báo chí là gì? Phân tích các
phương thức liên kết đó ?
3. Các phương thức liên kết được thể hiện như thế nào trong văn bản báo chí và đem
lại tác dụng gì?
4. Các kiểu lỗi thường xun gặp phải trong văn bản báo chí là gì? Hãy làm sáng tỏ
các kiểu lỗi đó ?
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các phương thức liên kết được sử dụng trong văn bản báo chí và xác định các lỗi
thường gặp trong văn bản báo chí.
2. Phạm vi nghiên cứu
Một số các văn bản báo chí dưới hình thức online như baomoi.com, vietnamnet.vn,
baodantri.com, VNExpress, Kenh14.com,….
Ngày nay văn bản báo chí được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau , đa dạng và
phong phú dễ tiếp cận đến người đọc, đưa ra những thông tin chính xác , rõ ràng nhằm
giúp người đọc dễ hình dung và nắm bắt được thơng tin một cách nhanh nhất để không
phải trở thành ‘ kẻ đi sau xã hội’. Chúng tơi trong phạm vi có thể sẽ nghiên cứu các
phương thức liên kết cũng như các kiểu lỗi thường gặp trong văn bản báo chí.
V. CÁCH THỨC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu dựa trên các tài liệu, thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có, khảo sát thực
tiễn…
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.
Phương pháp phân tích
2
2.2. Phương pháp phân loại
2.3. Phương pháp so sánh và đối chiếu
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về văn bản báo chí
Có nhiều khái niệm khác nhau về báo chí. Theo triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo
chí xuất phát từ chữ “information” có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được
hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung
quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục,
xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng” [36, tr.6].
Một số quan điểm khác thì khơng định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn liền báo
chí với truyền thông. Ở cách hiểu này, trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học
do Hồng Phê năm 2005 [31, tr.1053], định nghĩa báo chí truyền thơng hiểu theo nghĩa
chung nhất và trừu tượng nhất là “quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng”.
Còn tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn Xã hội học truyền thông đại chúng khẳng
định: “Báo chí truyền thơng là một q trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin
nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người” [ 43, tr.3]. Theo đó, tác
giả định nghĩa: “Truyền thơng đại chúng là q trình truyền đạt thơng tin một cách rộng
rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như
phát thanh, truyền hình”.
Nhìn chung, các tác giả trên bằng cách này hay cách khác, đã cố gắng đưa ra
những định nghĩa chung nhất về báo chí và tựu chung lại đều xem báo chí là một phương
tiện diễn đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội. Nhưng định
nghĩa được đưa ra như một sự cố gắng để khẳng định nội hàm cơ bản của báo chí. Theo
tác giả thì: Báo chí là một trong những phương tiện truyền thơng đại chúng, có nhiệm vụ
thơng tin nhanh nhất những sự kiện, vấn đề đang và sẽ xảy ra cho nhiều người biết và là
diễn đàn của nhân dân. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định, đây là định nghĩa khá
rộng và chưa biểu thị hết các loại hình báo chí đang hiện diện trong xã hội và các loại
hình ấy được hiểu như thế nào, diễn đạt ra sao.
Từ những định nghĩa nêu trên, tại Điều 4, Luật Báo chí 2016 khẳng định chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn
luận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị
xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân
dân [34, tr.3].
Điều 3 Luật báo chí quy định: "Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn
đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất
bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình
báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” [34. tr.1]. Như vậy, Điều 3 Luật báo chí đã chỉ rõ
4
các loại hình báo chí trong xã hội và sẽ làm căn cứ chủ yếu để tìm hiểu tất cả các nội
dung liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.
1.2. Các phương thức liên kết trong văn bản
1.2.1. Khái niệm phương thức liên kết:
Yếu tố cơ bản và dễ nhận thấy giúp chúng ta phân biệt một văn bản với một chuỗi
các câu sắp xếp ngẫu nhiên lộn xộn đó là giữa các câu trong văn bản có mối ràng buộc
quy định lẫn nhau. Nói chính xác hơn là giữa chúng có sự liên kết. Ngơn ngữ là một hệ
thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các tố đó. Các yếu tố trong
hệ thống ngơn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Nếu hệ thống là một thể thống nhất
bao gồm các yếu tố có quan hệ thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các
yếu tố của thể thống nhất đó. Nếu trong ngơn ngữ đã có một hệ thống ràng buộc quy định
lẫn nhau thì chắc chắn trong văn bản cũng vậy. Để quy định các câu với nhau để tạo ra
một đoạn văn bản thống nhất và hợp lý thì cần có sự liên kết chặt chẽ và rõ ràng với
nhau. Tạo ra một đoạn văn có lối mạch lạc thì cần có các phương thức liên kết. Phương
thức liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các
bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương thức liên kết cùng loại xét ở
phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết.
1.2.2. Các phương thức liên kết trong văn bản.
1.2.2.1. Liên kết nội dung:
Trước hết cần chú giải rằng thuật ngữ chủ đề ở liên kết chủ đề được hiểu như đề
tài: vật, việc được nói đến. Và như vậy có thể hình dung liên kết chủ đề là sợi dây kết nối
hợp lý giữa những vật, việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau. Có thể thực
hiện việc vừa nêu hai cách:
Duy trì chủ đề, hiểu một cách đơn giản là nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó
trong các câu có liên kết với nhau.
Ví dụ: Nhưng ơng Cửu khơng đi nhìn con gái làng. Ông đứng chỗ này một lát,
đứng chỗ kia một lát. Rồi ông đến chỗ hai bàn làm cỗ và đứng xem. Ông xem, rồi bàn
tán, rồi chia cỗ hộ. Ông nhắc cỗ trên bù cỗ dưới, vặt đống nọ, bỏ đống kia.
(Nam Cao)
Để duy trì chủ đề trong ví dụ trên đã dùng đến phép liên kết lặp từ vựng, thế đồng
nghĩa, thế đại từ, tỉnh lược yếu, tỉnh lược mạnh. Với phép liên kết trên có thể tạo ra một
chuỗi chủ đề đồng nhất, cũng tức là duy trì được một chủ đề qua số chuỗi câu liên kết với
nhau.
Triển khai chủ đề, là cùng với một chủ đề đã cho, đưa thêm vào một hoặc những
chủ đề khác nữa có liên quan với chủ đề ban đầu, theo tiêu chuẩn cần và đủ của
logic để đảm bảo có các câu chứa chúng liên kết được với nhau
5
Ví dụ:
Cái bống đi chợ Cầu Canh,
Cái tơm đi trước, củ hành đi
sau, Con cua lệch kệch theo
hầu,
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.
Các phép liên két đùng để triển khai chủ đề gồm có: phép liên tưởng; phép đối.
Với hai phép liên kết này có thể tạo ra chuỗ chủ đề khu biệt, tức là chuỗi của những chủ
đề khác biệt nhau. Những chủ đề này được phục vụ cho chủ đề chung của chuỗi câu
được liên kết với nhau đó. Do sự tồn tại của chủ đề chung này mà các chủ đề cụ thể được
triển khai thêm phải được lựa chọn kĩ theo cái thước đo cần và đủ của logic.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, ngồi liên kết chủ đề, các phát ngơn cịn có mối
liên kết logic với nhau. Nếu ở liên kết chủ đề sự chú ý tập trung vào vật, việc được nói
đến, thì ở liên kết logic cái được chú ý trước hết là phần nêu đặc trưng của vật, việc được
nói đến đó. Các đơn vị liên kết logic là các hành động sự việc có đặc điểm phù hợp với
nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Đó có thể là những quan hệ mang tính
khái qt cao như quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm, quan hệ đồng nhất, quan hệ mẫu
thuẫn,.. hoặc những quan hệ cụ thể hơn như quan hệ định vị thời gian, nhân quả, tương
phản, đối lập,.. Điểm cần chú ý là để hai đơn vị có thể tổ chức liên kết logic với nhau,
chúng phải có điểm chung và khơng có nét đối lập nhau trong các đặc trưng tiền giả định.
Kết hợp các đơn vị có kích thước càng lớn thì cần sự phù hợp ngữ nghĩa giữa các đơn vị
càng cao. Nói chung, liên kết logic là kiểu liên kết mà các đoạn văn, các câu được sắp
xếp theo một trình tự hợp lý. Có thể xem xét liên kết logic ở hai phạm vi rộng hẹp khác
nhau:
- Bên trong một câu
Ví dụ: Liên kết logic giữa vật với đặc trưng của nó trong một
câu Chó sủa (a)
Cá sủa (b)
Ở câu (a), vật “chó” có nhiều năng lực tiềm tàng trong số đó có năng lực “sủa” và
trong trường hợp dùng này, năng lực “sủa” của chó được dùng để nêu đặc trưng của nó.
Cịn ở (b) vật “cá” cũng có nhiều năng lực tiềm tàng, tuy nhiên khơng có năng lực “sủa”,
vì vật dùng năng lực “sủa” để nêu đặc trưng của cá là không hợp lý.
- Giữa câu với câu
Ví dụ: Liên kết logic giữa phần nêu đặc trưng ở câu này với phần nêu đặc trưng ở câu
kia:
Giáp và Ất là hai vận động viên. Giáp nặng 75 kilogam, cịn Ất chăn ni gà.
6
Câu thứ hai gồm có hai vế, phần nêu đặc trưng ở vế thứ nhát dung hợp được với
phần nêu đặc trưng ở câu thứ nhất, còn phần nêu đặc trưng ở vế thứ hai lại không dung
hợp được với phần nêu đặc trưng ở vế thứ nhất. Loại lỗi này khơng bộc lộ trong bản thân
mệnh đề chứa nó, nó chỉ bộc lộ trong mối quan hệ với mệnh đề khác nằm ngồi nó.
Chính vì vậy, loại lỗi này góp phần vào việc làm mất liên kết nội dung giữa câu với câu
1.2.2.2. Liên kết hình thức:
-
Phép lặp
Phép nghịch đối
Phép thế
Phép liên tưởng
Phép nối
Phép tỉnh lược
Phép lặp:
Phép lặp là một trong những kết hợp chính thức của liên kết câu, liên kết đoạn văn
hay thường được gọi là lặp từ vựng. Nó được lặp lại ở câu sau từ trong câu trước
để tạo sự liên kết, dùng để liên kết giữa các câu trong văn bản. Bạn có thể sử dụng
lặp lại cụm từ, lặp lại từ hoặc lặp lại cú pháp.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau,
cịn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn
tượng...
Trong văn bản chỉ bao gồm 2 phương tiện đó là lặp từ ngữ và lặp cú pháp:
-
-
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần khơng q xa nhau
trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ: Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy,
chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên
vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa
chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giả (ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là: "Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm
thán)
Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những
từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu,
7
vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau. Phép nối
thường sử dụng một số phương tiện liên kết như sử dụng các quan hệ từ, từ nối, các trợ
từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp trong câu. Tóm tắt lại là
phép nối để liên kết câu.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
-
kết từ
kết ngữ
trợ từ, phụ từ, tính từ
quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp
phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
Nối bằng kết từ:
-
Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa
các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, cịn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho
nên... Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngơn ngữ lớn hơn
câu.
Ví dụ: Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta.
Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài
bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Nối bằng kết ngữ:
Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ, kiểu
như vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... hoặc những
tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết kiểu như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn
chung, tóm lại, một là, ngược lại...
Ví dụ: Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay
thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng
đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lịng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ:
-
-
Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm
phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại,
khác...
Ví dụ:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có
hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tơ Hoài)
Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng):
8
Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương
một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan.
Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
Ví dụ (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ):
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Phạm Hổ)
Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương
đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, cịn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính
liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép
thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế khơng chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác dụng tu từ
nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
Thế đồng nghĩa:
-
-
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vịng (nói khác đi),
cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tơi tưởng tượng đến một trang nam
nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn cịn thơ sơ giản dị, như tâm hồn tất cả
mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận
đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng
Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi)
Thế đại từ:
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho
một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các
phần văn bản chứa chúng.
Ví dụ:
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng
còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ)
Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến
theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối
liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau
để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự
9
vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên
tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự
vật khác chất.
Liên tưởng đồng chất:
-
-
Liên tưởng đồng chất là phép liên tưởng sử dụng 2 yếu tố, 2 chất liệu, 2 chủng
loại, cùng chung 1 loại. Chúng phải cùng một loại từ như danh từ, tính từ, động
từ, trạng từ.
Phép liên tưởng đồng chất gồm 3 loại
o Liên tưởng bao hàm: Là bao hàm giữa những cái chung, cái tổng quát với cái
riêng, chi tiết, bộ phận.
Ví dụ: Trâu đã già. Đơi sừng kềnh càng như hai cánh nỏ.
o Liên tưởng đồng loại: Là những đối tượng đồng chất ngang hành với nhau, không
thể phân biệt được ái nào bao hàm cái nào, tạo ra một liên kết chặt chẽ, logic trong
câu.
Ví dụ: Mưa vẫn ồ ạt như vỡ đập. Ánh chớp lóe lên soi rõ khuôn mặt anh trong
một giây.
o Liên tưởng định lượng: Khi các từ liên kết cùng chung một loại thì số lượng, chất
liệu sẽ được đem ra để so sánh và đánh giá.
Ví dụ: Năm đứa chúng tơi như năm con ong thợ. Mỗi người đều tự giác nhận lấy
phận sự của mình.
Liên tưởng khác chất
-
Liên tưởng khác chất là sự liên tưởng giữa một động vật, tình vật hay hành động
với vị trí tồn tại điển hình của nó trong khơng gian.
Liên tưởng khác chất được chia làm 4 loại nhỏ
o Liên tưởng định vị: Là sự liên tưởng giữa một vật, đồ vật, tĩnh vật hoặc một hành
động với vị trí tồn tại của nó trong cùng một khơng gian xác định.
Ví dụ: Đồng nước tràn ngập tiếng song vỗ rì rào xao động. Gio vi vu thổi ngang
qua xuồng.
o Liên tưởng công dụng – chức năng của sự vật: Là phép liên tưởng giữa một động
vât, tĩnh vật hoặc một hoạt động với chức năng, khả năng của nó.
Ví dụ: Suốt cả tuần này anh không ngủ. Đôi mắt anh thẫm sâu.
o Liên tưởng đặc trưng: Là phép liên tưởng giữa một sự vật, tĩnh vật hoặc một hoạt
động với dấu hiệu điển hình đặc trưng của nó.
Ví dụ: Ngày xn con én đưa thoi
10
o Liên tưởng nhân quả: Là phép liên tưởng có nguyên nhân là sự vật, sự việc, hoạt
động,...và dẫn đến kết quả tương ứng với các ngun nhân đó.
Ví dụ: Bích Phương rất chăm chỉ làm việc. Chị ấy kiếm được nhiều tiền.
Phép nghịch đối:
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có
liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những
phương tiện liên kết thường gặp dung trong phép nghịch đối là: từ trái nghĩa, từ
ngữ phủ định, từ ngữ miêu tả, từ ngữ dùng ước lệ.
Phép nghịch đối được chia làm 4 loại bao gồm:
-
-
-
Từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa được dung là những từ, cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau
về ý nghĩa
Ví dụ: Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng
Từ ngữ phủ định:
Từ ngữ phủ định là những từ mang nghĩa phủ nhận một sự việc, vấn đề nào đó.
Một số từ ngữ phủ định như chẳng phải, không, không phải, chả …
Ví dụ:
Những vấn đề vật chất giải quyết khơng khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó
khan, theo tơi nghĩ, một phần lớn là do khơng có người quản lí. Có người quản lí
rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc. (Phạm Văn
Đồng)
Từ ngữ miêu tả:
Từ ngữ miêu tả là dung ngôn ngữ hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để làm cho
người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng trong
khung cảnh nào đó.
Ví dụ:
-
… Dẫu sao thì tơi vẫn mắc nợ anh ấy một chút long tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi
phải lấy sự tử tế ra mà đổi lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tẹp giấy đang
viết dở lại, đi theo anh ấy vậy… (Nam Cao)
Từ ngữ ước lệ:
Từ ngữ ước lệ là diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường dung trong
văn chương cổ.
11
Ví dụ: Biết rất rõ về tơi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững
lập trường chiến đấu của mình. (Nguyễn Đức Thuận)
Phép tỉnh lược
-
-
-
Phép tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một
phát ngơn nhằm tránh lặp lại chúng trong một trong những phát ngơn khác. Chính
nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngơn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp
này có tác dụng tránh lặp từ vững và lặp nghĩa. Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ
thành phần nào đó của phát ngôn.
Trong phép tỉnh lược cái được quan tâm chú ý đến khơng phải đơn vị nào khác
mà chính là yếu tố tỉnh lược. Các yếu tố này được chia tách thành các loại sau:
Danh từ (cụm danh từ): Tại vị trí của hai yếu tố tỉnh lược có thể thêm từ cháo tìm
thấy ở những câu trước, trong đoạn văn trên. Đây là hiện tượng tỉnh lược danh từ
Ví dụ: Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm sao! Chỉ khói
xơng vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng:
Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon.
Nhưng tại sao mãi đến tận giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả
lời: có ai nấu (0) cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu (0) cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa
bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà.
(Chí Phèo – Nam Cao)
Động từ, tính từ (cụm động từ, cụm tính từ) và từ ngữ chỉ cách thức đi với động
từ, tính từ: Tại ví trí của yếu tố tỉnh lược có thể thêm cụm từ những gì yếu kém
hoặc chưa làm được, đây là hiện tượng tỉnh lược từ ngữ bổ nghĩa cho động từ biểu
hiện.
Ví dụ: Tuy nhiên, những đóng góp đó chưa thể khỏa lấp được những gì yếu kém
hoặc chưa làm được. Biểu hiện (0) là xu hướng xa dời tơn chỉ, mục đích, chạy
theo thị hiếu để bán được nhiều báo, dẫn đến giật gân, câu khách.
(Báo chí ln ln là một bộ phận của cách mạng, Hà Nội Mới, 21/6/2005)
Mệnh đề (kết cấu chủ - vị, cú): Tại vị trí của yếu tố tỉnh lược có thể thêm câu in
đậm trong lời bên trên. Đây là hiện tượng tỉnh lược mệnh đề
Ví dụ: Chị Dậu ngẩn ngơ ra bộ khơng hiểu như có ý ngờ người ta ăn hiếp nhà
mình: Thưa ơng, người chết đã gần năm tháng, sao lại cịn phải đóng sửu?
Lí trưởng qt: Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết (0)
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Các phương thức liên kết trong văn bản báo chí
Qua khảo sát khoảng 100 bài báo, chúng tơi có bảng số liệu sau:
Phương thức liên kết
Phép lặp
Phép thế
Phép nối
Phép liên kết logic
Phần trăm (%) sử dụng
22
25
30
23
Bảng 1: Bảng số liệu mức độ sử dụng phương thức liên kết trong 100 mục tờ báo
Phép lặp
Phép nối
Phép thế
Phép liên kết logic
Biểu đồ về mức độ sử dụng phương thức liên kết trong 100 bài báo
2.1.1 Phép lặp
2.1.1.1 Khảo sát phép lặp trong văn bản báo chí
Đây là phép liên kết xuất hiện phổ biến trong các văn bản báo chí được khảo sát,
có tới 22%.
Ví dụ:
Chiều 4/5, tại Quận uỷ quận 6, Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị công bố
quyết định cán bộ. Tham dự có Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Nguyễn Phước
13
Lộc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Dương Ngọc Hải. Hội nghị cũng
công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về việc chỉ định ông Ma
Xuân Việt - nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, tham gia Ban Chấp
hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Quận ủy, giữ chức Bí thư Quận ủy quận 6,
nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(TPHCM cơng bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ - 05/05/2022
– Báo Thanh niên)
Trong ví dụ trên, “Hội nghị” ở câu sau là cụm từ được lặp lại ở câu trước, nó
là bộ phận chính trong cụm danh từ “hội nghị cơng bố quyết định cán bộ”, có
thể coi đây là việc lặp bộ phận.
2.1.1.2 Nhận xét chung
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, phép lặp là phép liên kết đứng thứ 3,
chiếm tới 22%, bao gồm lặp toàn bộ, lặp bộ phận, lặp để nhấn mạnh ý nghĩa, kết nối các
câu với nhau.
Tư liệu khảo sát qua nhiều văn bản báo chí cho thấy số lượng phép lặp từ xuất
hiện khá lớn, song việc sử dụng chúng, nói đúng hơn là sự sáng tạo thì lại cịn tuỳ thuộc
vào năng lực của người cầm bút. Một hạn chế thường gặp là nếu lạm dụng phép lặp từ
vựng sẽ gây nên sự đơn điệu, nhằm chín, nói gọn hơn là tạo ra lỗi lập từ vựng.
Kết quả của quá trình khảo sát tư liệu báo chí cũng cho thấy phần lớn các phép lặp
từ vựng ở đây mới chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ nối kết giữa các câu, đáp ứng sự gắn bó
liền mạch về nội dung và hình thức của văn bản chứ chưa phát huy được hiệu quả trong
việc sáng tạo những giá trị ngủ nghĩa đặc sắc, riêng biệt. Thông thường, nếu lặp từ vựng
mang đến các sắc thái ý nghĩa khác nhau thì nó được sử dụng như một thủ pháp nghệ
thuật. Trường hợp này phổ biến trong các văn bản văn học nghệ thuật hay trong các văn
bản chính luận mẫu mực.
2.1.1.3 Vai trị của phép lặp trong văn bản báo chí
Lặp từ vựng là một hiện tượng phổ biến trong liên kết văn bản. Nó đóng vai trị
quan trọng trong việc duy trì chủ đề của một văn bản. Thực tế thì việc nhắc lại ở câu sau
một hay một số bộ phận từ vựng đã có trong câu trước làm cho giữa các câu này cũng có
chung thành tố, cùng đề cập đến một sự kiện, hiện tượng, vì thế mà nội dung của chúng
được nối kết với nhau.
Về mặt hình thức, các yếu lặp thường dễ nhận biết, tuy có thể chúng khơng cùng
một chức năng ngữ pháp trong các câu khác nhau. Về mặt sử dụng, phép lặp từ vựng
đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính rõ ràng, chính xác cho nội dung ý nghĩa
được đề cập đến ở các câu. Hơn nữa, nó cịn giúp cho sự liên kết giữa các cầu này chặt
chẽ. Có lẽ chính nhờ lợi thể này mà phép lặp được dùng phổ biến hơn cả là trong các văn
14
bản thuộc phong cách khoa học và phong cách hành chính cơng vụ. Đối với văn bản
thuộc các loại phong cách này thì u cầu cơ bản là tính rõ ràng, chính xác và minh bạch
trong từng luận điểm, luận cứ, luận chứng. Vì thế việc lặp các thuật ngữ, các từ chuyên
ngành rất cần thiết trong việc triển khai nội dung của văn bản.
2.1.2 Phép thế
2.1.2.1 Khảo sát phép thế trong văn bản báo chí
Thống kê từ nhiều văn bản báo chí, chúng tơi thu được số liệu là 25% trường hợp
sử dụng phép thế, trong đó các yếu tố được thế chủ yếu là danh từ (cụm danh từ) và các
mệnh đề. Sau đây là các ví dụ về phép thế được trích ra từ q trình khảo sát ấy:
(1) Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi hai bài độc lập là Toán và Ngữ văn cùng
một bài tổ hợp. Nhóm này có thể đăng ký dự thi thêm bài Ngoại ngữ để lấy kết
quả xét tuyển sinh bởi đa số trường đại học vẫn dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh
bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, bên cạnh nhiều phương thức khác.
(Thi tốt nghiệp THPT 2022 vào ngày 7-8/7 – 19/04/2022 – Báo Thanh niên)
Trong ví dụ trên, “Nhóm này” ở đây làm chủ ngữ trong câu chứa nó và làm nhiệm
vụ thế cho cụm “Thí sinh giáo dục thường xun” trong câu trước đó.
(2) Mong muốn của những chiến sỹ vệ quốc năm xưa đã được Phó Bí thư Thành uỷ,
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Triệu chân thành đón nhận và ủng hộ. Đồng chí
khẳng định: Đây là những tài sản vơ giá và cần phải được nhân lên làm hành trang
tiếp bước cho thế hệ đi sau.
(Biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu thành nguồn lực tinh thần
trong công cuộc xây dựng, phát triển thủ đô, Hà Nội Mới, 7/12/2006)
Trong ví dụ trên, Đồng chí có thể thay thế cho cả cụm danh từ Phó Bí thư Thành
uỷ, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Triệu. Và theo quan niệm của Trần Ngọc
Thêm có thể xếp trường hợp này vào loại thế đồng nghĩa lâm thời.
2.1.2.2 Nhận xét chung
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, phép lặp là phép liên kết đứng thứ 2, chiếm
tới 25% trong tổng số các phép liên kết thu được. Tuy vậy, chúng tôi lại chỉ thu được
phép thế cho danh từ và mệnh đề. Trong q trình khảo sát, chúng tơi khơng thấy xuất
hiện trường hợp nào là thế cho động từ/tính từ và từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ,
tính từ ấy. Các dữ liệu cụ thể như sau:
Phép thế
Danh từ
Mệnh đề
Phần trăm (%) xuất hiện
37,7%
62,3%
- Các đại từ thường gặp: đó, đây
2.1.2.3 Vai trị của phép thế trong văn bản báo chí
15
Kết quả khảo sát cho thấy phép thế có chức năng liên kết quan trọng trong văn
bản báo chí. Khơng giống như trong các thơng tư, cơng văn hành chính, văn phong của
xã luận đòi hỏi lập luận phải chặt chẽ, thơng tin cung cấp phải linh hoạt và chính xác
thì việc lặp lại ở câu sau các yếu tố từ vựng trong câu trước tuy giúp cho ý nghĩa của câu
cụ thể, rõ ràng nhưng lại không tạo ra được được sức hấp dẫn, thuyết phục đối với công
chúng. Tuy nhiên, trong văn bản báo chí, nếu sử dụng phép thế thì thay vì nhắc lại
nguyên văn một bộ phận từ vựng nào đó, ta chỉ cần dùng một đại từ thay thế là đủ. Nhờ
có đại từ thay thế mà rút ngắn được độ dài của câu, làm cho câu ngắn gọn, hấp dẫn hơn.
Ngoài chức năng liên kết và rút gọn văn bản, các đại từ trong phép thể cịn có khả năng
làm phong phú, đa dạng văn bản. Nhất là trong những trường hợp mà việc dùng từ đồng
nghĩa, từ gần nghĩa đều không áp dụng được thì việc sử dụng đại từ thay thế sẽ tránh
được việc phải lặp lại từ vựng một cách đơn điệu, nhàm chán.
2.1.3 Phép nối
2.1.3.1
Khảo sát phép nối trong văn bản báo chí
Đây là loại phép liên kết được sử dụng nhiều nhất trong số năm phép liên kết được
tiến hành khảo sát. Chúng tôi thu được 30% trường hợp sử dụng phép nối. Hơn thế,
chúng tơi cịn bắt gặp ở đây đầy đủ cả 6 loại quan hệ nối như đã trình bày ở phần lý
thuyết. Dưới đây là các trường hợp đại diện cho phép nối:
a. Quan hệ bổ sung: Đây là loại quan hệ được sử dụng nhiều nhất trong phép nối
Ví dụ:
(1) Cùng với tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, Hà Nội chú trọng đẩy mạnh sự
nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và cải thiện môi trường xã hội; xây dựng
nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội. Đồng thời, Hà Nội không ngừng
củng cố, tăng cường hệ thống chính trị; chăm lo xây dựng LLVT thành phố ngày
càng vững mạnh.
(Mãi mãi là Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hồ bình, 10/10/2005)
Tổ hợp từ “Đồng thời” trong ví dụ trên có tác dụng nhấn mạnh đến hai
cơng việc mà Thủ đô Hà Nội cùng song song tiến hành. Vì vậy, nó vừa
mang nghĩa biểu hiện quan hệ về thời gian, lại vừa bổ sung thêm ý nghĩa
cho câu.
b. Quan hệ thời gian:
Ví dụ:
(2) Sự suy thối về đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
nhũng nhiễu dân của một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn diễn ra rất
nghiêm trọng. Thứ nhất, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
có xu hướng tăng cả về số lượng và vi phạm.
16
(Phải thực sự dựa vào dân để ngăn chặn sự suy thối trong Đảng, 21/4/2006)
Tương tự như ví dụ trên, Thứ nhất cũng là từ nối chỉ quan hệ trình tự thời gian
của sự việc và nó mang tính chất liệt kê.
c. Quan hệ nguyên nhân (bao gồm cả hệ quả): chiếm 17,72% trong tổng số phép
nối. Ví dụ:
(3) Sự đổ vỡ xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu những năm
90 của thế kỷ XX, các đảng cộng sản ở đó mất vai trị cầm quyền, ngồi ngun
nhân sai lầm về đường lối và mất phương hướng chính trị, cịn có ngun nhân
sâu xa bởi tự đánh mất lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân - cơ sở xã hội - chính
trị của Đảng, cội nguồn và nền tảng sức mạnh của Đảng, bởi sự suy đồi đạo đức,
lối sống, nhân cách ở những người cầm quyền. Do đó, để xây dựng Đảng, nhất là
trong điều kiện Đảng cầm quyền, chúng ta không thể không xây dựng, chỉnh đốn
Đảng một cách kiên quyết và toàn diện.
(Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và dựa vào
nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng - 08-07-2021 – Báo Tuyên Quang)
Trong ví dụ vừa nêu, Do đó là trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu chứa nó. Đó
lại là đại từ thay thế cho nghĩa của cả câu trước nó. Chính vì vậy chúng có liên kết
với nhau về mặt nguyên nhân
d. Quan hệ mục đích:
Ví dụ:
(4) Thơng qua các phong trào, đã có gần 24 nghìn người tốt, việc tốt tiêu biểu cấp
Thành phố, gần 34 vạn người tốt, việc tốt được các quận, huyện, thị xã, đơn vị
thuộc Thành phố biểu dương khen thưởng. Để cổ vũ phong trào “Người tốt, việc
tốt”, từ năm 2010 đến nay, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 hằng
năm, Thành phố đã tổ chức xét chọn và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” nhằm
tơn vinh các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho Thủ đơ và đất
nước.
(Thể hiện sự trân trọng với doanh nghiệp, doanh nhân và công dân Thủ đô 09/10/2018 – Báo Lao động Thủ đô)
Bản thân từ “để” đã có nghĩa biểu thị mục đích, trong trường hợp này nó đứng ở
đầu câu chứa nó kết hợp với sự quy chiếu chỉ định ý nghĩa của câu đầu có tác
dụng liên kết.
e. Quan hệ điều kiện:
Ví dụ:
(5) Đối với nhà báo Thủ đơ, sự am tường ý tưởng của các nhà lãnh đạo thành phố
cũng như những “mảnh nhỏ” tưởng chừng vụn vặt nơi dân gian phải trở thành nhu
17