Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Chuyên đề thực tập hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần nam liên trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE
***

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN TRONG
BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Cao Tiến Cường
Sinh viên thực hiện

: Trịnh Quang Hưng

Mã sinh viên

: 11162173

Lớp chuyên ngành

: POHE Truyền thông Marketing

Hà Nội, tháng 5/2020


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:..........................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:........................................................................2


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..................................................................2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:...........................................................................2
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH
THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.............................................3
1.1. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:........3
1.1.1. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI:...........4
1.1.2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM:....................5
1.2. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:.........7
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NAM LIÊN.....................................................11
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN................................11
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần nam liên:..............................................11
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:..................................11
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:......................................................12
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nam Liên:......................12
2.1.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần Nam Liên:......14
2.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN:
16
2.2.1. Cơng Ty TNHH MTV Phát Triển Công Nghệ In Công Xảo Minh:.....19
2.2.2. Nhà máy Bao Bì C&T Nhơn Trạch:....................................................23
2.2.3. CTCP in BB & Tem nhãn chống hàng giả Quốc Tế............................23
2.2.4. Công ty TNHH Bao bì Việt Thắng:.....................................................25
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA
NAM LIÊN..........................................................................................................29
2.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:...........................29
2.3.2. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp:...............................................29
2.3.3. Các hoạt động truyền thông quảng bá và phát triển thương hiệu của
Công ty hiện nay:..............................................................................................30
2.3.4. Công tác tổ chức các hoạt động marketing khác của Công ty:.............33



CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......36
3.1. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:....................................................................36
3.1.1. Căn cứ 1: Sứ mệnh và tầm nhìn của cơng ty cổ phần Nam Liên trong
những năm sắp tới:............................................................................................36
3.1.2. Căn cứ 2: Căn cứ vào xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 tại Việt Nam:...................................................................................36
3.1.2.1. Những tác động của Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 đối với ngành
sản xuất tem, nhãn và bao bì chống hàng giả:...................................................36
3.1.2.2. Những cơ hội và thách thức của Công ty Cổ phần Nam Liên trước
Cách Mạng Công Nghiệp 4.0:...........................................................................37
3.1.3. Căn cứ 3: Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của Nam Liên trong
những năm sắp tới:............................................................................................38
3.1.4. Căn cứ 4: Kết quả nghiên cứu khảo sát của tác giả:.............................39
3.1.4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát:......................................39
3.1.4.2. Đánh giá về mức độ nhận diện thương hiệu Nam Liên của cán bộ
nhân viên công ty và khách hàng doanh nghiệp:...............................................43
3.1.4.3. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của cuộc công nghiệp 4.0 đến
chiến lược phát triển thương hiệu Nam Liên:....................................................47
3.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:.............................................48
3.2.1. Xác định mục tiêu:...............................................................................48
3.2.2. Đánh giá thực trạng:............................................................................48
3.2.3. Xây dựng chiến lược – Định hướng phát triển thương hiệu:................49
3.3. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC:..............................50
3.3.1. Tái cơ cấu tổ chức, có bộ phận marketing chuyên biệt:.......................50
3.3.2. Đồng bộ hóa bộ nhận diện thương hiệu:..............................................51
3.3.3. Mở rộng và quản lý chặt chẽ hệ thống kênh truyền thông:..................51
3.3.4. Tăng cường truyền thông nội bộ, nâng cao nhận thức của công ty về
thương hiệu và phát triển thương hiệu:.............................................................51

3.3.5. Đổi mới công tác hoạch định chiến lược thương hiệu để quản lý
thương hiệu đạt hiệu quả cao hơn:....................................................................53
3.3.6. Liên kết trong xây dựng và truyền thơng thương hiệu:........................54
3.3.7. Tận dụng các chương trình cổ động chi phí thấp:................................54
3.3.8. Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cộng đồng ý nghĩa, hiệu quả:56
3.3.9. Tiếp tục đẩy mạnh chính sách chất lượng sản phẩm để khẳng định uy
tín của Cổ phần Nam Liên:...............................................................................57


3.3.10. Triển khai xây dựng và thực hiện chiến lược đưa thương hiệu Nam
Liên ra thị trường quốc tế:.................................................................................59
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:..................................................................................59
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:...............................................59
3.4.2. Về phía Cơng ty Cổ phần Nam Liên:...................................................60
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................64
PHỤ LỤC...............................................................................................................65


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty...........................14
Bảng 2.2: Mơ hình SWOT công ty cổ phần Nam Liên........................................16
Bảng 2.3. Thị phần của một số Công ty trên thị trường Tem nhãn, bao bì chống
hàng giả................................................................................................................... 18
Bảng 2.4. Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo của Cơng ty...........................35
Hình 1.1: Đánh giá của doanh nghiệp về những giải pháp tháo gỡ khó khăn của
chính phủ trong năm 2017.......................................................................................8
Hình 2.1. Cơng ty cổ phần Nam Liên...................................................................11
Hình 2.2. Các sản phẩm do cơng ty Nam Liên sản xuất......................................12
Hình 2.4: Biểu đồ thị phần của một số Cơng ty trên thị trường Tem nhãn, bao bì

chống hàng giả.......................................................................................................19
Hình 2.5. Hình ảnh trang web cơng ty COXAMI.................................................19
Hình 2.6. Hình ảnh website Coxami.....................................................................21
HÌnh 2.7. Hình ảnh facebook page Coxami..........................................................21
Hình 2.8. Bài post trên facebook page Coxami....................................................22
Hình 2.9. Hình ảnh website cơng ty Bao bì Việt Thắng......................................27
Hình 2.10. Hình ảnh cơng ty bao bì Việt Thắng trên bản đồ google map...........27
Hình 2.11. Logo cơng ty cổ phẩn Nam Liên.........................................................30
Hình 2.12. Website chính thức của Cơng ty Cổ phần Nam Liên.........................31
Hình 2.13. Thơng tin liên hệ cơng ty cổ phần Nam Liên.....................................32
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng các sản phẩm tem nhãn bao bì
chống giả của doanh nghiệp..................................................................................40
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện chức vụ của đối tượng khảo sát ở doanh nghiệp
khách hàng.............................................................................................................. 40
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mối liên hệ về độ tuổi và chức vụ của cán bộ công
nhân viên của Nam Liên........................................................................................41
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
của khách hàng doanh nghiệp................................................................................41
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện chức vụ của cán bộ công nhân viên tại công ty Nam
Liên......................................................................................................................... 42


Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của đội ngũ cơng nhân viên tại
cơng ty Nam Liên...................................................................................................42
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
của cán bộ công nhân viên tại Nam Liên..............................................................43
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết thương hiệu các doanh nghiệp sản
xuất tem nhãn chống giả........................................................................................43
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện các kênh thông tin/ kênh tuyền thông mà khách hàng
doanh nghiệp biết tới cách thương hiệu sản xuất tem nhãn chống giả................44

Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về các thương hiệu sản xuất tem
nhãn chống giả của cán bộ cơng nhân viên tại Nam Liên....................................44
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện lý do các doanh nghiệp không hoặc chưa lựa chọn
Nam Liên là đối tác................................................................................................45
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận biết các sản phẩm của Nam Liên đối
với khách hàng doanh nghiệp................................................................................45
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách hàng doanh nghiệp về thương
hiệu của Nam Liên.................................................................................................46
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện hiện đánh giá của cán bộ công nhân viên về thương
hiệu của Nam Liên.................................................................................................46
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách hàng doanh nghiệp về tác động
của cuộc cách mạng 4.0 đối với doanh nghiệp.....................................................47
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện đánh giá của cán bộ công nhân viên tại Nam Liên
về tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với cơng ty cổ phần Nam Liên............47
Hình 3.16. Sơ đồ quy trình hoạch định chiến lược trong marketing...................48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng, khi hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp cũng ngày càng quyết liệt thì thương hiệu đóng vai trị hết sức quan trọng đối
với các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Thương hiệu là một trong những yếu tố
quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên sức cạnh tranh, thu hút khách hàng, tạo lập uy
tín doanh nghiệp và thực sự đã là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Trong khi
các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trị vơ cùng quan trọng của
thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá thương hiệu và gặt hái được những thành
cơng to lớn thì chỉ vài năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ thương hiệu Việt Nam bị xâm
phạm ở trong nước cũng như nước ngồi thì các doanh nghiệp Việt Nam mới quan
tâm hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Xây dựng một thương hiệu cho riêng mình

đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt từ khi
nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều cơng ty làm trong lĩnh vực sản xuất
in ấn tem nhãn chống hàng giả, điều này đã gây ra cạnh tranh rất lớn trong vấn đề
thu hút và giữ chân khách hàng lựa chọn công ty của mình. Lĩnh vực kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay cũng vơ cùng đa dạng, trong số đó thì in ấn tem nhãn chống giả
được coi là ngành có tiềm năng phát triển cũng như có tốc độ phát triển bền vững và
trên đà tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, trên thị trường này chỉ có rất ít các doanh
nghiệp thực sự nổi trội, các doanh nghiệp còn lại đều là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đóng góp khơng nhỏ trong lĩnh vực in ấn tem nhãn chống giả qua hơn 20 năm
hoạt động kinh doanh có thể kể đến Công ty Cổ phần Nam Liên. Là một trong
những công ty sản xuất trong lĩnh vực này, công ty Cổ phần Nam Liên cần có một
cái nhìn tổng quan về những nhu cầu, mong muốn của khách hàng của cơng ty để từ
đó có những chính sách phù hợp đưa khách hàng đến với cơng ty mình.
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh đã đạt được một số thành tựu,
tuy nhiên, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp chưa thật sự nổi trổi trên thị
trường tem nhãn chống giả và vẫn còn những điểm chưa thực sự hiệu quả. Xuất
phát từ thực trạng này, tác giả đã thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu chuyên
đề thực tập mang tên: “Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu cho Công ty
Cổ phần Nam Liên trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 ở Việt Nam”
nhằm tìm ra những phương hướng và giải pháp cho doanh nghiệp Nam Liên trong
việc phát triển thương hiệu của mình.

1


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những định hướng nhằm nâng cao
hiệu quả công tác xây dựng và phát triển thương hiệu trong cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Nam Liên

trên thị trường tem nhãn, bao bì chống giả.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong bài khảo sát này, tác giả nghiên cứu hai đối tượng liên quan đến công ty
cổ phần Nam Liên. Thứ nhất là đội ngũ cán bộ công nhân viên đang làm việc tại
công ty và thứ hai là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ phần
Nam Liên; các khách hàng tiềm năng đã sử dụng dịch vụ của công ty nhưng hiện tại
khơng cịn sử dụng dịch vụ này.
Khai thác hai nhóm đối tượng này, tác giả hi vọng sẽ tìm ra được những điểm
tương đồng và khác biệt trong cách suy nghĩ của mỗi nhóm về thương hiệu trong
ngành tem, nhãn và bao bì chống giả. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp
phù hợp nhằm giúp công ty cổ phần Nam Liên cải thiện được hình ảnh thương hiệu
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thu thập thông tin sơ cấp, các số liệu của công ty Nam Liên: Các thông tin thu
thập qua tham khảo trực tiếp các cá nhân làm công tác thương hiệu tại Nam Liên,
khảo sát thơng qua bảng hỏi và phỏng vấn nhóm tập trung về mức độ nhận diện
thương hiệu Nam Liên trong đội ngũ nhân viên và khách hàng mục tiêu của công ty.
Thu thập thông tin thứ cấp thông qua các sách, báo, tạp chí, các cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước; các thông tin trên internet; tài liệu từ hội thảo, hội
nghị, báo cáo của ngành.

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về thương hiệu, xây dựng
thương hiệu, cũng như việc phát triển thương hiệu Nam Liên, ứng dụng trong thời
đại marketing 4.0 ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng tình hình xây dựng thương hiệu Nam Liên trong thời
gian vừa qua; đánh giá các thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong việc
xây dựng thương hiệu Nam Liên.

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong quá trình xây dựng và phát triển để
nâng cao hiệu quả thương hiệu Nam Liên trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0:
Cách mạng cộng nghiệp 4.0 là một từ khóa xuất hiện rất nhiều trong thời gian
gần đây. Chúng ta có thể dễ dàng gặp cụm từ này thông qua các phương tiện báo
đài, tivi,. . . hay cả con đường truyền miệng. Người người, nhà nhà đều đang nói về
cách mạng cơng nghiệp 4.0 với những kỳ vọng về bước phát triển mới hay với
những lo lắng rằng làm sao để có thể giữ được vị trí sẵn có khi mà cuộc cách mạng
cơng nghiệp lớn sắp diễn ra và ảnh hưởng đến mọi hoạt động trên thị trường của tất
cả ngành hàng.
Nếu như ở cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ
hơi nước vào năm 1784, thay vì lao động chân tay thuần túy, con người đã bước vào
kỷ nguyên sản xuất cơ khí và cơ giới hóa. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2
con người đưa điện năng vào sản xuất tạo ra những dây chuyền sản xuất hàng loạt,
tạo ra những tiền đề và điều kiện cho cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ 3 –
Cuộc cách mạng Cơng nghệ thơng tin và tự động hóa sản xuất bùng nổ.
Trong cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0, khoa học và cơng nghệ sẽ có những
bước phát triển và tiến bộ vượt bậc, xóa nhịa ranh giới giữa thế giới thực với thế
giới số và thế giới sinh vật hữu cơ. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân
tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IOT), các thành phố, nhà máy thông minh đem
đến cho con người những cơ hội tối ưu hóa sản xuất một cách tối đa tuy nhiên

người lao động lại đứng trước thách thức vô cùng lớn – làm sao để làm chủ công
nghệ, làm sao để không để bị bỏ lại phía sau.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, đã tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời
sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành Marketing. Người làm Marketing phải có
một hướng tiếp cận mới để giúp doanh nghiệp có thể đột phá về doanh thu, cũng
như tránh được rủi ro bị đào thải. Dưới sự ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch
sang thương mại điện tử, những khái niệm marketing trước đây đã không phù hợp
với thời đại số hiện tại nữa. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến marketing
trên cơ sở khai thác tối đa nền tảng công nghệ thông tin, kết nối, tối ưu hóa lợi
nhuận cho doanh nghiệp, cũng như đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
3


Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế số. Được các
chuyên gia đánh giá có tiềm năng thương mại điện tử lớn, tăng trưởng của thương
mại điện tử cao (22% trong năm 2015 - theo Báo cáo của Diễn đàn Toàn cảnh
thương mại điện tử Việt Nam 2017) cùng với dân số đông và tỉ lệ tiếp cận internet
trên 70%, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như
thách thức lớn để phát triển kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài hay mở
rộng kinh doanh ra nước ngoài.

1.1.1. CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI:
C̣c cách mạng công nghiệp 4.0, thực chất được dẫn dắt bởi khoa học công
nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là máy có sức khỏe hơn cơ bắp con
người và ngựa, voi. Tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, chúng ta có ánh
sáng từ điện, có động cơ và tốc độ phát triển đã tăng lên một bậc mới. Đến cuộc
cách mạng cơng nghiệp lần 3, chúng ta có máy tính tính tốn nhanh, với nhiều ứng
dụng cơng nghệ. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, biểu tượng sẽ là robot có thể có
trí tuệ tồn cầu, lấy kiến thức của tất cả các con robot để ứng xử với con người,

vượt xa năng lực con người. Con robot này sẽ chế ra các con robot khác.
Đây sẽ là cuộc cách mạng lớn nhất so với các cuộc cách mạng trước đó. Bởi vì
cuộc cách mạng này, khơng chỉ máy móc mà tất cả các sự vật thế giới xung quanh
chúng ta đều trở nên có nhân tính, đều có tính tốn, tối ưu.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng
suất và mức sống gia tăng. Điều đặc biệt so với các cuộc cách mạng cơng nghiệp
trước đó thì nó có khác biệt rất lớn về tốc độ phát triển, phạm vi và mức độ tác
động. Nó phát triển với cấp độ số nhân, nó đang làm biến đổi hầu hết nền công
nghiệp ở mọi quốc gia về cả bề rộng và chiều sâu, trong cả hệ thống sản xuất và
quản trị, trong đó có hoạt động Marketing.
Với cách mạng cơng nghiệp 4.0, các ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tiếp lục
len lỏi vào từng gia đình. Các thiết bị nhỏ nhất trong mỗi nhà cũng dần dần được kết
nối Internet, thực hiện nhiều việc giúp đời sống mỗi người thuận tiện hơn. Sự thay
đổi chóng mặt của cơng nghệ cũng như xu hướng của người tiêu dùng đang là một
trong những thách thức lớn nhất đối với chiến lược kinh doanh của các công ty trên
tất cả các lĩnh vực, kể cả Marketing.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có 4 yếu tố đang được nhắc đến ở mọi nơi,
mọi lĩnh vực:
 Internet of Things (Vạn vật kết nối): Các thiết bị được kết nối với nhau bởi
Internet;

4


 Điện toán đám mây: Là một tập hợp các máy chủ. Người dùng sẽ không biết
dữ liệu được lưu trữ ở máy nào;
 Big Data (Dữ liệu lớn): Nhờ sự phát triển của điện toán đám mây và tốc độ
các bộ vi xử lý mà ngày nay dữ liệu được tập trung và lưu trữ ở mức vô cùng lớn;
 Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa: Khi các cảm biến được cải tiến, máy móc ngày
càng tinh vi, trí tuệ nhân tạo và qui trình tự động hóa đã tiến một bước dài. Máy

móc giờ có thể tự học hỏi chứ khơng phụ thuộc hồn tồn vào sự lập trình của con
người;
Nằm trong cách mạng cơng nghiệp 4.0, Marketing 4.0 cũng được phát triển
dựa vào những nền tảng công nghệ trên.
Sự phát triển của Thiết bị di động số hóa và Hoạt động số hóa được sinh ra vì
mục đích đó. Chúng khơng cịn là cơng cụ và kênh giao tiếp đơn thuần, mà đóng vai
trị là cánh cổng đến xã hội số hóa, nơi người tiêu dùng có thể hịa hợp giữa cuộc
sống trực tuyến với đời thực. Sự phát triển của Thiết bị di động số hóa trao trả
quyền năng cho người tiêu dùng để họ có thể điều khiển và thiết kế cuộc sống như
mong muốn. Cịn với hoạt động số hóa, họ có thể làm nhiều thứ hơn với bạn bè trên
mạng của mình, cả ở mức độ cá nhân cũng như mức độ mạng lưới. Hiện nay rất
nhiều người đang sống trong một xã hội số hóa hồn tồn.
Sự phân loại người tiêu dùng trong xã hội số hóa hồn tồn khác biệt so với
trước đây. Về cơ bản, thời kỳ và môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phân loại
người tiêu dùng theo mỗi thế hệ. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội số hóa, mọi
người bất kể tuổi tác và thế hệ, đều bị ảnh hưởng như nhau. Họ chỉ có một điểm
chung duy nhất: Muốn được kết nối với đồng loại của mình.

1.1.2. CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một xu thế lớn đang diễn ra trên
toàn thế giới. Tại Việt Nam, nhiều kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dự
báo, việc tham gia CMCN lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực đối với tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Tại Việt Nam, nền kinh tế số đã từng bước được hình thành, phát triển nhanh
và ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Việt Nam hiện xếp thứ
3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế số. Công nghệ số cũng đã được áp
dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Không chỉ vậy, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh
doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet.
Các mơ hình kinh doanh mới này đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện

ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
5


Năm 2018, chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ
88/193 quốc gia trên thế giới. Trong đó, chỉ số thành phần về dịch vụ công trực
tuyến tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia so với năm 2016.
 Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chiến lược quốc gia về
CMCN 4.0 của Việt Nam được xây dựng bao gồm 03 yếu tố nền tảng:
 Một là, đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xây dựng hệ thống
thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập và thân thiện với các mơ hình
kinh tế mới, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo điều
kiện cho các DN đầu tư vào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, tạo ra các
sản phẩm, dịch vụ mới, nhanh chóng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
 Hai là, phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu lớn,
bao gồm việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để áp dụng các công nghệ của
Cuộc CMCN 4.0 ở quy mô và phạm vi rộng, kết nối Internet tốc độ cao; xây dựng,
chia sẻ các cơ sở dữ liệu.
 Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện
các hoạt động chuyển đổi, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển các công
nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới.
 Bên cạnh các yếu tố nền tảng này, dự kiến Chính phủ Việt Nam sẽ triển
khai ba nhóm chính sách quan trọng, bao gồm:
 Thứ nhất, áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công: bao gồm
xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số để quản lý nhà nước nhanh
hơn, minh bạch hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn; nâng cao hiệu quả theo dõi, giám sát
thực hiện chính sách, pháp luật, đem lại sự hài lòng cao hơn cho người dân và
doanh nghiệp.
 Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng cơng nghệ và đổi mới sáng tạo trong
khu vực doanh nghiệp để tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực; phát triển sản xuất,

kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn; cắt giảm chi phí; mở rộng
thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao chất lượng quản trị chuỗi cung ứng; phát
triển sản phẩm, dịch vụ mới; nâng cao năng suất của doanh nghiệp nói riêng và tồn
bộ nền kinh tế nói chung.
 Thứ ba, cơ cấu lại và tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động
khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ
đặc trưng của CMCN 4.0 và công nghệ thế hệ tiếp theo, vươn lên vị trí dẫn đầu
trong một số lĩnh vực công nghệ hiện đại, giúp cải thiện và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia cả trong ngắn hạn và dài hạn.

6


Ngồi ra, các giải pháp bổ sung cũng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần
thực hiện thành cơng các chính sách đề ra ở trên, như: Thu hút đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo; các dự án đầu tư, sản
xuất các sản phẩm, dịch vụ sử dụng các công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0; thu
hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới; thu hút đầu tư
mạo hiểm nước ngoài cho các Startup Việt Nam; Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong
khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; kêu gọi các quốc gia tiên tiến, các tổ
chức quốc tế hỗ trợ, hợp tác, thành lập các cơ sở nghiên cứu phát triển và đổi mới
sáng tạo; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác khoa học công nghệ với các đối tác,
đặc biệt là các nước đối tác chiến lược, các đối tác quan trọng có trình độ khoa học
cơng nghệ tiên tiến; xây dựng, mở rộng mạng lưới quan hệ với các chuyên gia
quốc tế, nhất là chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ trọng
điểm của CMCN 4.0.

1.2. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0:

Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường – định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ
thống chính sách phát triển kinh tế thơng thống, chính phủ kiến tạo, lắng nghe
và hỗ trợ doanh nghiệp. Kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát ln được duy
trì ở mức thấp.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong q trình chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Mơi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện
không ngừng, nhiều thủ tục hành chính rườm rà được cắt giảm hoặc loại bỏ. Liên
tiếp gia nhập, tham gia các hiệp định đa phương và sông song phương. Vị thế
trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ
tầng kỹ thuật cịn phát triển ở trình độ thấp so với các nước phát triển. Hệ thống
giao thơng đang trong q trình quy hoạch, xây dựng gây ra nhiều bất cập. Trình
độ lao động, năng suất lao động thấp dẫn đến nên kinh tế phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng phát triển.
Triển vọng phát triển kinh tế trong ngắn hạn là rất tích cực. Tuy nhiên triển
vọng phát triển trong dài hạn sẽ còn phụ thuộc vào những chính sách phát triển từ
chính phủ và tốc độ thẩm thấu chính sách của nền kinh tế.

7


Hình 1.1: Đánh giá của doanh nghiệp về những giải pháp tháo gỡ khó khăn
của chính phủ trong năm 2017
(Nguồn: Vietnam Report)
Ứng dụng cơng nghệ cao, tự động hóa trong các khâu sản xuất là lựa chọn của
các doanh nghiệp trong việc tiếp cận cách mạng 4.0. Trong đó, tự động hóa là xu
thế tất yếu trong sản xuất, nền tảng công nghệ 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội để
các doanh nghiệp có thể kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ở Việt Nam, với quy mô đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài
chính, quản trị doanh nghiệp và tiếp cận cơng nghệ cịn hạn chế, việc để doanh
nghiệp bắt kịp làn sóng cơng nghệ mới địi hỏi doanh nghiệp cần nỗ lực thay đổi

trình độ quản trị doanh nghiệp, sẵn sàng đón làn sóng cơng nghệ mới và biến nó
thành động lực phát triển, đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình.
 Đối với thị trường lao động:
Với người lao động địi hỏi cần phải nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng khoa
học công nghệ; làm chủ được thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất lao động.
Theo đại diện các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp
siêu nhỏ thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức đối với
doanh nghiệp như tiềm lực cơ sở vật chất, trình độ và tay nghề của người lao động.

8


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến những phát minh hồn tồn mới,
ứng dụng máy móc một cách tự động vào tất cả hoạt động trong sản xuất và kinh
doanh ở tất cả ngành hàng. Đây sẽ là một thách thức đối với nguồn lực về lao động
hiện tại – khi mà nguồn lao động kỹ thuật cao còn thiếu và hạn chế, đòi hỏi kỹ năng
làm việc của lực lượng lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần được
nâng cao hơn trước rất nhiều. Với nguồn lực về lao động hiện tại của Việt Nam, số
lượng lao động ở mức cơ bản có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp, trở thành gánh
nặng cho chính phủ.
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, xu hướng tùy biến cá nhân
trong việc tạo ra sản phẩm đang ngày một gia tăng, kiểu nhà máy thông minh ra đời,
nhằm đáp ứng thời kỳ “cá thể hóa theo số đông” hay “tùy biến theo khách hàng”.
Các nhà máy truyền thống khơng thể thực hiện được điều đó, ngay cả những dây
chuyền có mức độ tự động hóa cao cũng chỉ có thể cho ra đời từng lơ hàng theo kế
hoạch đã định sẵn. Đây chính là thách thức rất lớn đối với đại bộ phận các doanh
nghiệp, nếu muốn đón đầu cuộc cách mạng 4.0.
 Về cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin:
Với công nghệ thông tin với thơng điệp “AI First” - Trí tuệ nhân tạo được ưu
tiên số 1 - đã đặt các doanh nghiệp phải cải tổ và xây dựng một nền tảng khác dựa

trên nền tảng ERP hiện tại. ERP hiện đại, địi hỏi các doanh nghiệp phải có quy
trình, có cơng thức để làm, mọi thứ chỉ cần làm đúng theo mơ tả. Nhưng với phần
mềm thế hệ mới thì gần như khơng có cơng thức, mà chỉ có một ý nghĩa đơn giản là
nhét được bộ não của CEO và các chuyên viên trong các lĩnh vực (sản xuất, kinh
doanh, tiếp thị, chun mơn…) vào máy tính và cho nó tự vận hành. Sự vận hành
cũng không phải theo chu trình định sẵn mà phải theo sự phản ứng tự nhiên dựa trên
nguồn dữ liệu mang tính chính xác tương đối. Nếu hệ thống chạy tốt, doanh nghiệp
sẽ thành công.
Theo báo cáo của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, năm 2016,
Khảo sát 275 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy: 35.2% doanh nghiệp đã chuẩn bị và
sẵn sàng cho CMCN 4.0, trong đó phần đa là các doanh nghiệp thuộc khối ngân
hàng, một số doanh nghiệp CNTT và chiếm số đông nhất là các doanh nghiệp, cơ sở
ứng dụng và cơ sở quản lý CNTT; 58.7% đã tìm hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì,
chỉ có 6.1% là chưa tìm hiểu gì và chưa biết chuẩn bị như thế nào cho những cơ hội
và tác động của CMCN lần thứ 4.

9


 Những cơ hội và thách thức đặt ra với các Doanh Nghiệp Việt Nam
trước Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực in ấn và sản xuất tem, nhãn và bao
bì chống giả:
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 diễn ra sẽ là cơ hội hay thách thức đều phụ thuộc
vào việc các doanh nghiệp đã chuẩn bị những đối sách thích ứng như thế nào. Trong
bối cảnh đất nước ta đã và đang tham gia ký kết các hiệp định đối tác song phương
và đa phương giúp các doanh nghiệp có cơ hội lớn trong việc tiếp cận những công
nghiệp, thành tựu khoa học kỹ thuật. Việc phát triển và ứng dụng trí thơng minh
nhân tạo (AI) và internet kết nối vạn vật (IOT) đem đến cho các doanh nghiệp cơ
hội để tối ưu hóa q trình sản xuất và phân phối sản phẩm tham gia hiệu quả vào

chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ đi kèm là
làm sao các doanh nghiệp có thể tồn tại được trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt
trên sân chơi toàn cầu, khi mà những ưu thế về nhân cơng giá rẻ, vị trí giao thương
đã dần được q trình “tồn cầu hóa” và cách mạng cơng nghiệp xóa mờ.

10


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU NAM LIÊN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần nam liên:

Hình 2.1. Cơng ty cổ phần Nam Liên
Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần Nam Liên
Tên Tiếng Anh: Nam Lien Joint Stock Company.
Tên viết tắt: NamLien., JSC.
Trụ sở chính: Lơ B4 Khu cơng nghiệp Mỹ Trung, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 02283640839
Website: www.namlien.com.vn - Email:
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần
Mã số doanh nghiệp: 0600386411, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định
cấp. Người đại diện theo pháp luật của Cơng ty: Ơng Cao Cơng Tường – Chủ tịch
Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty CP Nam Liên tiền thân là công ty Liên doanh TNHH Nam Liên chính
thức đi vào hoạt động từ năm 1998. Được Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp phép số

1887/GP ngày 21/4/1997, và được cổ phần hoá năm 2007.

11


2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty:

Hình 2.2. Các sản phẩm do công ty Nam Liên sản xuất
- Sản xuất, in ấn tem nhãn hologram chống làm giả.
- Sản xuất, in ấn các loại bao bì nilon phức hợp, bao bì nilon có gắn hologram
chống làm giả-copy.
- Sản xuất màng hologram, màng hologram phủ nhôm, màng PP, PE, CPP,
MCPP, MPET…

2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Nam Liên:
Công ty cổ phần Nam Liên tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến. Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là người đứng đầu có trách nhiệm điều hành các
hoạt động của cơng ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là Phó tổng giám đốc. Dưới
ban Tổng giám đốc là các phòng ban chuyên môn và phân xưởng sản xuất. Tổ chức
bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nam Liên được thể hiện qua sơ đồ sau:

12


Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Cơng ty
Chủ tịch HĐQT
kiêm TGĐ

P.TGĐ SX


P.TGĐ KD

GĐ TC

Phịng tổ chức
hành chính

VPĐD
TP.
HCM

Phịng
TTKD

Phịng Tài chính
Kế tốn

Phân
xưởng
Bao bì

Phịng
KT

Phân
xưởng
Tem
nhãn

Phân

xưởng
Cán
Màng
Phủ
Nhơm

(Nguồn: Cơng ty cổ phần Nam Liên)

13


Hiện tại, Phó tổng giám đốc kinh doanh phụ trách hoạt động kinh doanh và
các hoạt động marketing của công ty. Cơ cấu tổ chức khơng có phịng marketing
chun biệt mà kết hợp cùng phịng kinh doanh, do đó chức năng nhiệm vụ của
phòng trong một số giai đoạn và hoạt động cụ thể dễ bị lẫn vào nhau. Cũng vì lý
do này mà năng lực của mỗi nhân viên trong phòng cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
– vừa kinh doanh bán hàng, vừa làm marketing. Đây đồng thời cũng là lý do mà
công ty chủ yếu chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, là lý do cơ
bản khiến cho việc phát triển thương hiệu Nam Liên chưa được chú trọng đầu tư
và đẩy mạnh.

2.1.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nam Liên:
Từ khi thành lập Cơng ty đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất
định. Trong những năm gần đây, cụ thể từ năm 2017 đến hết năm 2019 Công ty đã
đạt được các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
(ĐVT: triệu đồng)

ST
T


Chênh lệch
2018/2017

Chênh lệch
2019/2018

Số
tiền

Số
tiền

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

1

Doanh thu bán
36.00
hàng và cung cấp
0
dịch vụ


34.51
2

31.09
0

1.48
8

-4'13 3.42
2

-9'91

2

Các khoản giảm trừ
119
doanh thu

65

23

-54

-45'3 -42

-64


3

Doanh thu thuần
35.88
bán hàng và cung
0
cấp dịch vụ

34.44
6

31.06
7

1.43
4

-4

3.37
9

-9'81

4

Giá vốn hàng bán

26.56
5


25.80
4

23.06
2

-760

-2'86 2.74
2

-10'6

5

Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung 9.314
cấp dịch vụ

8.641

8.004

-673

-7'23 -636

-7'37


6

Doanh

10

6

-2

-15'3 -4

-43'8

Chỉ tiêu

thu

hoạt 12

14

%

%


động tài chính
Chi phí tài chính


1.558

1.116

840

-442

-28'4 -276

-24'8

7

Trong đó : Chi phí
1.481
lãi vay

1.074

822

-407

-27'5 -251

-23'4

8


Chi phí bán hàng

1.062

1.070

111

11'5
5

8

0'82
1

9

Chi phí quản lý
4.128
doanh nghiệp

4.616

4.829

487

11'8
1


212

4'61
3

10

Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh 2.689
doanh

1.858

1.271

-831

-30'9 -587

-31'6

11

Thu nhập khác

197

73


302

-124

-62'7 229

310'
5

12

Chi phí khác

11

8

27

-3

-27'9 19

236'
2

13

Lợi nhuận khác


186

65

275

-121

-64'8 210

319'
6

14

Tổng lợi nhuận kế
2.875
tốn trước thuế

1.923

1.546

-952

-33'1 -377

-19'6

15


Chi
phí
thuế
353
TNDN hiện hành

425

437

72

20'2
7

12

2'83
1

16

Chi
phí
thuế
TNDN hỗn lại

-


-

-

-

-

-

17

Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh 2.522
nghiệp

1.109

1.02
4

-40'6 -389

-26

18

Lãi cơ bản trên cổ
0,005
phiếu


0,002

0,00
2

0,00
1

-33

951

1.498

0,003

-40

(Nguồn: Phịng kế tốn – Cơng ty cổ phần Nam Liên)
Trong q trình sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu luôn là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó
quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp, quyết định các hoạt động tiếp theo của
doanh nghiệp. Qua bảng 2.2 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Nam Liên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều sự biến
15


động do nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao trong giai đoạn 2017 - 2019. Cụ
thể: Năm 2017 tổng doanh thu của Công ty đạt 35.880 đồng, sang năm 2018 con số

này là 34.446 đồng giảm 4% so với năm 2017. Đến năm 2019 tổng doanh thu là
31.066 đồng giảm 9.8% so với năm 2018 đó là do doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của Cơng ty giảm.
Một trong những ngun nhân chính là do trên thị trường xuất hiện thêm các
nhà cung cấp sản phẩm cùng loại hoặc những sản phẩm khác có tác dụng tương tự.
Đồng thời số lượng khách hàng mới phát triển được cũng chưa bù đắp được lượng
khách hàng cũ không đặt hàng công ty và sản lượng của một số đơn vị bị giảm sút.
Sự giảm sút này là vấn đề mà hầu hết tất cả các công ty đều phải đối mặt chứ
khơng riêng gì cơng ty Nam Liên khi nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng rơi vào tình trạng khó khăn.
Hiện nay, trước tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế tồn cầu, cơng ty
cũng gặp phải rất nhiều trở ngại trong vấn đề tìm kiếm đơn đặt hàng, nguồn hàng,
nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Cùng với việc tìm kiếm đơn hàng mới tạo cơng ăn việc làm ổn định cho lao
động trong công ty, ban lãnh đạo công ty cũng phải kết hợp với bộ phận kỹ thuật, tổ
cơ điện cùng nghiên cứu máy móc, cải tiến trang thiết bị sẵn có trong cơng ty để sản
xuất những sản phẩm mới phù hợp với u cầu của phía đối tác.
Năm 2017, mặc dù cơng ty có rất nhiều đơn hàng nhưng số lượng đơn hàng
đặt sản xuất sản phẩm mới chiếm một tỷ lệ lớn, chính vì vậy qua trình thử máy,
chạy thử sản phẩm mới, chỉnh sửa hàng lỗi làm cho công ty không thu được lợi
nhuận hoặc lợi nhuận thấp từ việc sản xuất.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 cho đến nay, khi đã quen với cơng cuộc sản xuất,
hàng hóa, máy móc ít bị hỏng hóc hơn, cơng ty cũng thu được lợi nhuận lớn hơn,
đảm bảo cho người lao động trong cơng ty được trả lương cao hơn.

2.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NAM LIÊN:
Bảng 2.2: Mơ hình SWOT cơng ty cổ phần Nam Liên
STRENGTHS
WEAKNESSES

- Lâu năm, có mối quan hệ tốt với - Chưa có phịng marketing chun
khách hàng lâu năm.
biệt, cơng việc kinh doanh và
- Có hệ thống nhà xưởng lớn có thể
marketing cịn chưa rõ rang.
đáp ứng nhu cầu đặt hàng quy mô - Chưa chú trọng đẩy mạnh các hoạt

16


-

-

-

lớn, thời gian sản xuất và giao hàng
nhanh.
Danh mục sản phẩm đa dạng, đáp
ứng được nhiều nhu cầu của khách
hàng.
Đội ngũ nhân viên nhà xưởng giàu
kinh nghiệm, đảm bảo các yếu tố về
kỹ thuật.
Trang thiết bị luôn được cập nhật và
nhập khẩu từ các đối tác nước ngồi
với các cơng nghệ tiên tiến nhất.

-


-

động truyền thông quảng bá thương
hiệu. Khách hàng chủ yếu biết đến
Nam Liên do bộ phận kinh doanh
liên hệ.
Bộ nhận diện thương hiệu chưa nổi
bật và chưa đồng nhất, khơng để lại
dấu ấn riêng trong tâm trí khách
hàng.
Chưa chú trọng đầu tư vào các kênh
thông tin, chỉ có duy nhất một kênh
là website nhưng khơng được quản
lý và cập nhật thường xuyên.

OPPORTUNITIES
THREATS
- Ngành sản xuất tem nhãn và bao bì - Chưa có hệ thống chăm sóc khách
chống giả có rất nhiều tiềm năng
hàng chuyên nghiệp, thương hiệu
phát triển.
chưa nổi bật nên hiện tại xảy ra hiện
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
tượng các khách hàng mới chỉ làm
mang đến nhiều tiến bộ trong quá
việc với hình ảnh của nhân viên
trình sản xuất, các cơng cụ hỗ trợ
Nam Liên chứ chưa phải trực tiếp
trong quá trình truyền thông quảng
với công ty cổ phần Nam Liên.

bá thương hiệu, mang thông tin đến - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
với khách hàng một cách chủ động.
thay đổi liên tục đòi hỏi doanh
- Sự ưu tiên của khách hàng đối với
nghiệp phải thích nghi và cập nhật
các nhà sản xuất có thương hiệu
thường xuyên.
mạnh ngày càng tăng.
- Thị trường tem nhãn và bao bì chống
giả ngày càng cạnh tranh khốc liệt
- Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các
mức giá cạnh tranh và chính sách
hậu mãi tốt, ngày càng đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
- Các đối thủ cạnh tranh đang dần đẩy
mạnh các hoạt động truyền thông và
quảng cáo đê phát triển thương hiệu.
- Trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, các khách hàng cân
17


nhắc rất kỹ và tìm hiểu thơng tin rõ
ràng trước khi đưa ra quyết định lựa
chọn một thương hiệu.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các
doanh nghiệp trong ngành nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận. Có
thể nói, tình hình cạnh tranh trong tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất Tem
nhãn, bao bì chống hàng giả hiện nay rất gay gắt. Vì vậy, phân tích đối thủ cạnh
tranh là điều hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra điểm

mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh
phù hợp.
Là một doanh nghiệp hoạt động tương đối có hiệu quả song công ty cổ phần
Nam Liên vẫn luôn phải đối đầu với nhiều đối thủ mạnh trên thị trường trong nước
kinh doanh sản phẩm Tem nhãn, bao bì chống hàng giả. Nổi lên phải kể đến một số
doanh nghiệp: Công Ty TNHH MTV Phát Triển Công Nghệ In Cơng Xảo Minh, Xí
nghiệp Bao Bì C&T Nhơn Trạch, CTCP in BB & Tem nhãn chống hàng giả Quốc
Tế, Công ty TNHH Bao bì Việt Thắng.
Bảng 2.3. Thị phần của một số Công ty trên thị trường Tem nhãn, bao bì
chống hàng giả
Sản lượng
STT

Tên Cơng ty

(Triệu thùng
sản phẩm)

1

Cơng Ty TNHH MTV Phát Triển
Công Nghệ In Công Xảo Minh

2

Thị Phần
(%)

17,5


24,6

CTCP in BB& Tem nhãn chống hàng
giả Quốc Tế

9

12,6

3

Xí nghiệp Bao Bì C&T Nhơn Trạch

7

9,8

4

Cơng ty TNHH Bao bì Việt Thắng

6

8,4

5

Cơng ty CP Nam Liên

16,7


23,5

6

Các đơn vị khác

15

21,1

18


Tổng:

71,2

100

(Nguồn: Phịng kinh doanh - Cơng ty cổ phần Nam Liên)
Hình 2.4: Biểu đồ thị phần của một số Cơng ty trên thị trường Tem nhãn, bao
bì chống hàng giả

21%

25%

13%


24%
10%

8%

1
2
3
4
5
6

2.2.1. Công Ty TNHH MTV Phát Triển Công Nghệ In Công Xảo Minh:

Hình 2.5. Hình ảnh trang web cơng ty COXAMI
Loại hình cơng ty: Nhà sản xuất, Dịch vụ
Mã số thuế: 0401415308
Năm thành lập: 2011
19


×