Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án bài Dân số và sự gia tăng dân số - Địa 9 - GV.N M Thư:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.28 KB, 4 trang )

Giáo án địa lý lớp 9
BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I - Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Biết được thực trạng dân số nước ta trong thời gian gần đây.
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thực trạng cơ cấu dân số và sự thay đổi cơ cấu dân số.
- Rèn kỷ năng phân tích biểu đồ, số liệu thống kê.
- Có nhận thức đúng về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
II - Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta (Phóng to hình 2.1 SGK).
- Tranh ảnh về vấn đề dân số, KHHGĐ.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Trình bày đặc điểm thành phần dân tộc nước ta.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học Nội dung
H. Dựa vào SGK và vốn hiểu biết
của mình, em hãy cho biết số dân
nước ta theo số liệu thống kê năm
2002 và 1.4.2009?
H. So sánh với các nước trong khu
vực và trên thế giới, rút ra nhận
xét.
- GV hướng dẫn học sinh cách
đọc biểu đồ hình 2.1 SGK.
I. Số dân:
- Năm 2002: 79.7 triệu người.
- 1.4.2009: 85,8 triệu người.
=> Việt Nam là nước đông dân.
II. Gia tăng dân số:


Giáo án địa lý lớp 9
H. Qua biểu đồ, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi số dân
nước ta từ 1954 tới 2003.
- Từ 1954 đến 1989 và từ 1989
đến 2003, TB mỗi năm DS nước
ta tăng thêm mấy triệu người.
- Nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên
của DS nước ta từ 1954 đến 2003.
H. Giải thích nguyên nhân của
tình hình GTTN của DS nước ta
thời gian trên.
H. Tại sao tỉ lệ GTTN đã giảm
nhưng TB mỗi năm, DS nước ta
vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người?
H. Quan sát bảng 2.1, em hãy trả
lời câu hỏi trong SGK và nêu
nhận xét tình hình GTTN của DS
giữa các vùng nước ta.
H. Dân số đông, tăng nhanh có
những thuận lợi, khó khăn gì?
+ Số dân nước ta tăng liên tục.
+ TB mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Gia tăng tự nhiên:
+ Từ những năm 1950 tới cuối thế kỷ XX,
nước ta có tỉ lệ GTTN của DS cao => "Bùng
nổ dân số".
+ Hiện nay, bùng nổ dân số đã chấm dứt
nhưng tỉ lệ GTTN vẫn còn cao. (năm 1999
là 1,43%).

- Tỉ lệ GTTN đã giảm nhưng TB mỗi năm,
DS nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người
do nước ta có quy mô DS đông.
- Tỉ lệ GTTN của DS không đồng đều giữa
các vùng:
+ Nông thôn, miền núi có tỉ lệ GTTN cao.
+ Đô thị, đồng bằng có tỉ lệ GTTN thấp hơn.
- Dân số đông, tăng nhanh tạo ra thuận lợi
nhưng cũng gây rất nhiều khó khăn tới kinh
tế, xã hội và môi trường.
Giáo án địa lý lớp 9
H. Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ
GTTN của dân số.
H. Quan sát bảng 2.2, em hãy cho
biết cơ cấu DS theo nhóm tuổi
phân thành mấy nhóm, đặt lại tên
cho mỗi nhóm.
H. Tính tỉ lệ dân số theo từng
nhóm tuổi qua các năm 1979,
1989, 1999. Từ đó so sánh và rút
ra nhận xét.
H. Cơ cấu DS trẻ tạo ra những
thuận lợi và khó khăn gì?
H. Qua bảng 2.2, em hãy rút ra
nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ nam-
nữ theo từng nhóm tuổi qua các
năm 1979, 1989, 1999.
H. Nguyên nhân của sự thay đổi
này?
H. Tỉ số giới tính giữa các vùng

có giống nhau không, tại sao?
H. Cơ cấu DS theo giới tính ảnh
hưởng như thế nào tới kinh tế, xã
hội.
III. Cơ cấu dân số:
1. Cơ cấu theo nhóm tuổi:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu DS nước ta đang biến đổi theo
hướng "già đi".
2. Cơ cấu theo giới tính:
- Nước ta đang có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam
(tỉ số giới tính thấp).
- Tỉ lệ nam - nữ đang thay đổi theo hướng
cân bằng.
* Nguyên nhân và hậu quả của dân số đông:
- Nguyên nhân:
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ đông
+ Chưa có ý thức kế hoạch hóa gia đình
+ Quan niệm về nòi giống

- Hậu quả:
+ Đối với giải quyết việc làm, phúc lợi xã
hội
+ Sức ép đối với tài nguyên,môi trường
Giáo án địa lý lớp 9
+ Tệ nạn xã hội

4. Củng cố:
- Làm BT trong tập BĐ.
5. Dặn dò:

- Học bài.
- làm BT trong vở BT.
- Chuẩn bị bài 3: Các tổ phóng to lược đồ hình 3.1 SGK (tổ chức theo tổ)

×