Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nghe cho học sinh Tiếng Anh 10 thí điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 26 trang )

MỤC LỤC

Trang
1. Tên sáng kiến........................................................................................

2

2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu……….…………...……..............

2

3. Các thông tin bảo mật...........................................................................

2

4. Mô tả giải pháp cũ thường làm.............................................................

2

5. Sự cần thiết áp dụng sáng kiến.............................................................

5

6. Mục đích của giải pháp.........................................................................

6

7. Nội dung sáng kiến...............................................................................

7


7.1. Thuyết minh giải pháp mới………………………………………...

7

7.1.1. Giải pháp 1……………………………………………………….

7

7.1.2. Giải pháp 2……………………………………………………….

10

7.1.3. Giải pháp 3……………………………………………………….

13

7.1.4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm......................................

18

7.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến……..…..................................................

24

7.3. Lợi ích áp dụng sáng kiến………………….....…….........................

24

Phụ lục 1 ………………….....………….................................................
Phụ lục 2………………….....……..........................................................



2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng
nghe cho học sinh – Tiếng Anh 10 thí điểm.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 10/2021.
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả giải pháp cũ thường làm:
Giải pháp cũ thường làm: Khi đến tiết học kỹ năng nghe giáo viên thường
chỉ cho các em luyện phần nghe trong sách giáo khoa. Giáo viên khơng tìm
kiếm các nguồn nghe và cách thức khác nhằm làm cho học sinh hứng thú trong
bài học. Thường chỉ bật đĩa hặc file nghe cho các em nghe trong thời gian ngắn,
đôi khi cũng không dạy cho các em những kỹ thuật nghe một cách bài bản.
Hạn chế:
4.1. Giáo viên:
- Thứ nhất, giáo viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện
một số thao tác, kỹ thuật dạy nghe, đặc biệt là trong việc lựa chọn các kỹ thuật
cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy.
- Thứ hai là tâm lý e ngại thay đổi phương pháp truyền thống hiện có của
hầu hết giáo viên.
- Tâm lý đổi mới sẽ mất thời gian, công sức trong khi dạy theo phương pháp
truyền thống vẫn không sao của đông đảo giáo viên.
- Việc phải soạn lại giáo án, bài giảng sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
Hơn nữa hệ thống mạng của nhà trường khơng ổn định (lúc có lúc khơng), nên
giáo viên cũng không muốn khai thác các trang web nghe trực tuyến cho học

sinh.
Để có cái nhìn chính xác về thực trạng dạy kỹ năng nghe của giáo viên
trong trường, tôi đã tiến hành khảo sát 12/12 giáo viên dạy Tiếng Anh trường


3

THPT Lạng Giang số 2, tôi thu được kết quả như sau (Phụ lục 2 kèm theo):
Mức độ
Sử dụng những phương pháp và kĩ
thuật dạy kỹ năng nghe

TT

Xây dựng kế hoạch bài học hiệu quả (có
thay đổi sao cho phù hợp).
Gây hứng thú học tập cho học sinh, đưa
ra các giải pháp hỗ trợ cho học sinh khi
thực hành nghe (tổ chức các trò chơi).

1
2
3

Rèn luyện kĩ năng nghe.
Khai thác và cung cấp các trang web
nghe cho học sinh.
Tìm kiếm các bộ phim, bài hát cho các
em luyện nghe.


4
5

1
(8,3 %)

Thỉnh
thoảng
5
(41,7 %)

Chưa bao
giờ
6
(50,0 %)

1
(8,3 %)

4
(33,3 %)

7
(58,3 %)

2
(16,7 %)
1
(8,3 %)
1

(8,3 %)

3
(25,0 %)
3
(25,0%)
1
(8,3 %)

7
(58,3 %)
8
(66,7%)
10
(83,4 %)

Luôn luôn

Biểu đồ khảo sát về thực trạng dạy kỹ năng nghe của giáo viên
Ghi chú:
1. Xây dựng kế hoạch bài học hiệu
quả (có thay đổi sao cho phù hợp).
2. Gây hứng thú học tập cho học sinh,
đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho học
sinh khi thực hành nghe (tổ chức
các trò chơi).
3. Rèn luyện kĩ năng nghe.
4. Khai thác và cung cấp các trang
web nghe cho học sinh.
5. Tìm kiếm các bộ phim, bài hát cho

các em luyện nghe.

Điều đó cho thấy giáo viên chưa thực sự quyết tâm đổi mới bản thân; cải
cách ngành giáo dục và hầu hết vẫn giữ phương pháp dạy kĩ năng nghe truyền
thống là bật băng cho học sinh và giữ nguyên các nhiệm vụ trong sách giáo
khoa.
4.2. Học sinh:
- Học sinh khơng có động lực để thực hành nghe. Như đã nói bên trên, khi


4

kĩ năng nghe khơng được rèn luyện thường xun thì sẽ ngày càng trở nên khó
khăn. Khi nghe khơng hiểu, các em thường chán nản, mất động lực và từ bỏ.
Rất nhiều em đều có tư tưởng bỏ phần nghe để tập trung thời gian cho các phần
thi khác. Hoặc nếu có làm thì cũng khơng q tập trung. Nhiều em quá lo lắng
về việc phải nghe hiểu hoặc luôn nghĩ về nhiều thứ khác nhau, dẫn đến lơ đễnh
và khó bắt hết các ý mà mình nghe được.
- Học sinh còn nhiều hạn chế về phát âm và vốn từ vựng. Khơng khó để
nhìn ra rằng hầu hết các em học sinh, thậm chí là giáo viên chưa phát âm chuẩn.
Cách phát âm của người bản ngữ rất khác so với cách mà các em vẫn nói tiếng
Anh, khiến các em bị "lạc" khi nghe, không thể bắt được đúng từ và kịp nội
dung của bài. Bên cạnh đó, từ vựng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Các em
có thể phát âm chuẩn nhưng khi nghe theo nhiều chủ đề thì các em cũng khơng
nghe hiểu được, đó là do vốn từ vựng của các em cịn ít. Một số học sinh cịn
lười học từ mới, khơng nắm được các từ cơ bản nhất, học trước quên sau nên
khơng tích lũy được vốn từ. Rất ít học sinh có ý thức tự trau dồi từ vựng, hoặc
cịn chưa có phương pháp phù hợp với bản thân.
- Thời lượng học tập dành cho kĩ năng nghe cịn ít. Theo phân phối chương
trình giảm tải, nhiều giờ nghe bị cắt giảm hoặc nằm trong chương trình tự học

dẫn đến việc học sinh khơng có nhiều thời gian để thực hành luyện nghe trên
lớp.
Để phân tích rõ thực trạng dạy và học trong tiết học kĩ năng nghe, từ đó
cung cấp những minh chứng cần thiết cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học môn Tiếng Anh 10, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng học kĩ
năng nghe của học sinh lớp 10, trường THPT Lạng Giang số 2. Sau khi lấy
phiếu từ 180 học sinh khối 10, tôi thu được kết quả như sau (Phụ lục 2 kèm
theo):
Mức độ
TT

NỘI DUNG

1

- Không tham gia các hoạt động được thực

Luôn
luôn
150

Thỉnh
thoảng
22

Chưa
bao giờ
8



5

2
3
4
5
6

hiện bởi giáo viên.
- Không chú ý học trong giờ nghe.
- Bài học kỹ năng nghe rất chán, khó hiểu.
- Không biết bắt đầu nghe từ đâu.
- Không được học các kỹ thuật nghe.
- Không được luyện nghe qua các trang
webs, phim, bài hát tiếng Anh.

140
156
144
132

22
16
24
28

18
8
12
20


152

24

4

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết học sinh cảm thấy tiết học kĩ năng nghe
nhàm chán. Học sinh gặp khó khăn trong việc nắm bắt từ chìa khóa hoặc khơng
biết nghe từ đâu để nắm thông tin. Hầu hết các em đều cho rằng vì khơng được
luyện tập các kỹ thuật nghe thường xuyên.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Điều đó cho thấy đa số các em đều không hứng thú với các tiết học có sử
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy nghe truyền thống.
Việc điều tra khảo sát này có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp tơi có cái nhìn
tổng quan nhất về thực trạng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học kĩ năng
nghe trong nhà trường, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dạy và
người học, tìm ra những vướng mắc của cả người dạy và người học từ đó đưa ra
những cách giải quyết hoặc những cải tiến giúp người dạy và người học xích
gần lại nhau hơn.
Từ đó tơi đã tổng hợp được những trở ngại, khó khăn chính mà giáo viên
gặp phải trong khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy kĩ năng nghe mới
đem lại hiệu quả và những giải pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn mà
giáo viên đang gặp phải.
Việc làm này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của sáng
kiến vì nó là q trình thử nghiệm thực tế để đưa ra những kết luận mang tính
khái quát cao, làm cơ sở vững chắc để áp dụng sáng kiến vào thực tiễn và phổ
biến được rộng rãi.
Như chúng ta biết, môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao
tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ

thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hố, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết


6

giữa các dân tộc, hình thành ý thức cơng dân tồn cầu, góp phần vào việc phát
triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới, Tiếng Anh là môn học bắt buộc
từ lớp 3 đến lớp 12, được xây dựng lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá
trình dạy học, kiến thức ngơn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các
kỹ năng giao tiếp thơng qua nghe, nói, đọc, viết. Một trong 4 kỹ năng mà người
học tiếng Anh nói chung, học sinh THPT nói chung nói riêng, thường gặp
những khó khăn nhất định trong q trình học đó là kỹ năng nghe.
Mặc dù kĩ năng nghe đã được đưa vào sách giáo khoa để dạy lồng ghép với
các kĩ năng khác nhưng quá trình dạy và học kĩ năng nghe của giáo viên và học
sinh phổ thơng nói chung và trường THPT Lạng Giang số 2 nói riêng vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn, kết quả cịn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh cảm thấy áp lực
mỗi khi vào giờ nghe, hoặc khơng có hứng thú để làm các nhiệm vụ, nhiều em
có tinh thần học nhưng khi làm bài thì kết quả lại khơng được như mong đợi.
Trong các kì thi, hầu hết học sinh ở các lớp cơ bản bỏ qua cơ hội lấy điểm ở
phần thi nghe, thể hiện qua việc các em để trắng ở phần đáp án, hoặc chưa nghe
băng nhưng các em đã chọn xong đáp án.
Đặc biệt đối với học sinh khối 12 năm học này sẽ phải trải qua kì thi kiểm
tra đánh giá năng lực theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam
(được quy định theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Vì vậy để giúp các em học sinh
lớp 10, 11 ngày càng cải thiện được kĩ năng nghe cũng như giúp các em học
sinh khối 12 có sự chuẩn bị thật tốt cho kì thi khảo sát đánh giá năng lực, tơi đã
cố gắng tìm hiểu, học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm để giúp cho giờ học
nghe có hiệu quả cao nhất.

Vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học kĩ năng nghe cho học sinh – Tiếng Anh 10 thí điểm” nhằm tiếp tục nâng
cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THPT Lạng Giang số 2.
6. Mục đích của giải pháp
Giúp cho giáo viên dạy bộ mơn Tiếng Anh có thêm một phương pháp dạy


7

học hữu ích để dạy và học kỹ năng nghe đạt hiệu quả cao, còn học trò chủ động,
hứng thú và tích cực trong việc học và tự ơn luyện nghe Tiếng Anh trên nhiều
kênh khác nhau.
Nhiều em trước đây nghe rất kém, cảm thấy nhàm chán và sợ học trong các
giờ kỹ năng nghe thì giờ đây đã tự tin vào khả năng nghe tiếng Anh của mình.
Khi tham gia học các tiết học có kỹ năng nghe, học sinh rất hào hứng và sôi nổi.
Kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt. Kĩ năng nghe của các em được cải thiện rõ
rệt.
Đề tài của sáng kiến áp dụng cho học sinh khối 10. Ngồi ra có thể áp dụng
cho cả học sinh khối 11và 12. Mở rộng ở những lớp chọn khối A1 và D để tăng
hiệu quả của quá trình làm bài trong các bài kiểm tra đánh giá và thi học kì, đặc
biệt là các em học sinh khối 12, giúp các em có sự chuẩn bị thật tốt cho kì thi
khảo sát đánh giá năng lực. Hoặc vươn xa hơn nữa là học sinh có thể tham gia
các kỳ thi TOEFL và IELTS.
7. Nội dung sáng kiến
7.1. Thuyết minh giải pháp mới:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nghe cho học
sinh – Tiếng Anh 10 thí điểm”.
7.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bài học hiệu quả.
Để xây dựng kế hoạch bài học đạt hiệu quả, giáo viên cần:
- Nghiên cứu kĩ nội dung tiết dạy trong sách giáo khoa, sách giáo viên vì đó

là cơ sở quan trọng để giáo viên lên kế hoạch cho bài dạy của mình. Việc
nghiên cứu kĩ sách giáo khoa sẽ giúp cho giáo viên xác định xem các nhiệm vụ
bài học đưa ra có phù hợp chưa? Có đảm bảo tính vừa sức cho học sinh khơng?
Qua đó có sự sàng lọc, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của bài dạy.
- Đối với các bài nghe trong sách giáo khoa nếu nhiệm vụ khơng hợp lý giáo
viên có thể thiết kế lại các nhiệm vụ học tập hoặc tìm học liệu thay thế nhằm
đảm bảo theo hướng tiếp cận với cấu trúc đề thi đánh giá năng lực theo khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc.
Ví dụ: Tiếng Anh 10 (Thí điểm) - Unit 5: Inventions – Listening.


8

(Unit 5: Inventions – Listening)
Tôi đã áp dụng việc thay đổi phần Task 3. Từ 5 câu hỏi truyền thống học
sinh phải trả lời thành dạng câu hỏi trắc nghiệm nhằm phù hợp với học sinh và
đảm bảo theo hướng tiếp cận với cấu trúc đề thi đánh giá năng lực theo khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc.

(Phần Task 3 đã thay đổi - Unit 5: Inventions – Listening)
- Đồng thời, giáo viên cũng cần lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe
một cách linh hoạt và phù hợp. Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác
định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các
giai đoạn trong tiến trình dạy nghe gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi


9

nghe (Pre-Listening), giai đoạn trong khi nghe (While-Listening), giai đoạn
luyện tập sau khi nghe (Post- Listening). Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật

dạy nghe đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó.
- Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe:
Sử dụng máy chiếu, tivi thơng minh, máy vi tính, máy trợ giảng, smart
phone:
+ Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị các thiết bị, đảm bảo kết nối ổn
định, file âm thanh chất lượng tốt.
+ Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác.
+ Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng cơng
đoạn.
+ Có phương án dự phịng khi có trục trặc về mặt kĩ thuật như mất kết nối,
mất nguồn điện.
Sử dụng tranh minh hoạ: chủ yếu là kênh hình trong sách giáo khoa:
Một trong những thế mạnh của bộ sách giáo khoa biên soạn theo chương trình
mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh
hình trong sách giáo khoa để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú
trọng trong tất cả các bài học. Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng thêm các tranh
ảnh từ bên ngoài in ra hoặc trình chiếu qua máy chiếu, tivi).
- Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. Giáo viên cần hoạch định rõ
hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu
của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh.
- Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ
được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng
nghiệp trước và sau khi dạy, việc làm này khơng chỉ mang lại kết quả tích cực
cho tiết dạy nghe mà kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy.
- Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng
cách:
+ Xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để
học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu.



10

+ Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy
nghe.
+ Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những
vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy.
7.1.2. Giải pháp 2: Gây hứng thú học tập cho học sinh, đưa ra các giải pháp
hỗ trợ cho học sinh khi thực hành nghe.
a. Gây hứng thú học tập cho học sinh:
- Kĩ năng nghe luôn được đánh giá là kĩ năng khó nhất đối với học sinh, đặc
biệt là với đối tượng học sinh yếu kém. Các em nghe không hiểu, không bắt
được thông tin dẫn đến việc không giải quyết được nhiệm vụ bài học, lâu dần
hình thành thái độ bng xi mỗi khi làm bài nghe. Vì vậy giáo viên cần gây
được hứng thú, tạo động lực cho học sinh, khiến cho học sinh không cảm thấy
áp lực khi thực hành kĩ năng nghe.
- Giáo viên có thể kết hợp luyện nghe với các trò chơi nhằm gây hứng thú,
tạo động lực và tăng sự tập trung cho học sinh. Thường hoạt động này là ở phần
Pre-listening/ Warm-up.
Ví dụ:
+ Trị chơi 1: Truyền tin (Word of Mouth)
Lớp có 4 dãy bàn, mỗi bàn có 2 học sinh ngồi, giáo viên làm 8 phiếu trên
mỗi phiếu ghi một từ hoặc một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy.
Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc
được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối
dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn từ hay câu mình nghe được, và học
sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không. Như vậy sẽ luyện cho học sinh kỹ
năng nghe rất hiệu quả.


11


(Hình ảnh: Lớp 10A9 chơi trị chơi – Unit 5: Listening)
+ Trò chơi 2: Giúp bạn học tốt
Mỗi học sinh sẽ tự đặt ra một câu (có thể có thơng tin bị sai) mỗi thành viên
của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay
sai và sửa câu. Giáo viên nên bốc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên
của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
+ Trò chơi thứ ba: Cặp đơi hồn hảo
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời
với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: Ví dụ câu hỏi 1 tương ứng với
câu trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương
ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
b. Đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho học sinh khi thực hành nghe.
Để giúp các em dễ dàng hơn khi làm các nhiệm vụ bài học, giáo viên cần
đưa ra các gợi ý, hướng dẫn, phương pháp làm bài.
- Từ vựng:
+ Từ vựng là yếu tố quan trọng nhất trong kĩ năng nghe. Học sinh không thể
làm được bài tập nếu nghe không hiểu nội dung của bài. Mỗi bài nghe đều có
chủ đề, vậy giáo viên có thể hướng cho học sinh đến chủ đề liên quan, khơi gợi
cho các em nền tảng từ vựng liên quan đến chủ đề đó, ngồi ra giáo viên cũng


12

phải cung cấp thêm các từ vựng cần thiết, giúp học sinh làm giàu vốn từ của các
em.
+ Hoạt động áp dụng: Brain stormming
Cách chơi: Giáo viên viết một từ hoặc cụm từ có liên quan tới chủ đề nói
hơm đó lên bảng. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 10 người, học sinh
được thảo luận 3 phút để tìm ra các từ chứa chữ cái trên bảng (từ loại có thể là

danh từ, động từ, hoặc tính từ tuỳ theo yêu cầu của giáo viên), những từ này
phải liên quan tới key word (chủ đề) mà giáo viên đã đưa ra. Học sinh sẽ có 2
phút để thay phiên nhau lên bảng viết từ, lưu ý mỗi học sinh chỉ được viết một
từ. Kết thúc giáo viên sẽ kiểm tra số từ của mỗi đội và tính điểm.
- Luyện phát âm:
Trên thực tế, nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói tiếng Anh thường
khơng chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thực giống với cách phát âm của người
bản xứ. Đây cũng là một trở ngại đối với học sinh khi nghe người bản xứ nói.
Một người nói khơng chuẩn thì hiển nhiên sẽ dẫn đến việc nghe cũng bị sai.
Như vậy cần rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn, sử dụng đúng ngữ điệu của
ngôn ngữ. Việc luyện nghe này cần được thực hiện lồng ghép và thường xuyên
trong lúc luyện đọc từ mới, giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp mới, hoặc thực hiện
hoạt động Reading hoặc Speaking ở mỗi đơn vị bài học. Ngoài ra giáo viên có
thể thực hiện một số trị chơi để giúp các em vừa thư giãn, vừa củng cố kĩ năng
nhận diện âm và cách nối âm cụ thể gần gũi hơn với âm bản xứ.
Tôi và học sinh đã sử dụng phần mềm XAPK hỗ trợ phát âm rất hay và hiệu
quả. Thầy cô chỉ cần tải và cài đặt là có thể sử dụng được. Bên cạnh đó thầy cơ
có thể dạy học sinh phát âm trực tiếp thông qua phần mền này hoặc giới thiệu
cho các em học sinh sử dụng ở nhà.
Đây là đường link của phần mềm: />

13

(Giao diện của phần mềm luyện phát âm – XAPK)
- Các phương pháp, tiểu kĩ năng khi làm bài:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng và tiểu kĩ năng khi làm bài
nghe như: tập trung vào từ khóa chính (key words), từ để hỏi (Wh - Qs), cách
diễn đạt đồng nghĩa, trái nghĩa, cách diễn đạt khẳng định, phủ định, cách đọc
thời gian (giờ giấc, ngày tháng năm,…).
7.1.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng nghe

Với bất kì một kĩ năng nào thì để cải thiện được hiệu quả, chúng ta phải rèn
luyện. Muốn hiểu nhiều thì đọc nhiều, muốn nói hay thì nói nhiều, kĩ năng nghe
cũng như vậy. Muốn nghe tốt thì cần phải luyện nghe nhiều. Bởi vậy giáo viên
cần có những hướng dẫn giúp học sinh luyện nghe hiệu quả.
- Làm quen với các dạng bài nghe.
Đối với học sinh phổ thơng thì các nhiệm vụ quen thuộc trong sách giáo
khoa thường là: Nghe và chọn đáp án đúng (Multiple choices), nghe xác định
đúng / sai (True or False) hay nghe - điền từ (Gap – filling). Tuy nhiên trong
những năm gần đây, phần nghe trong đề thi học kì thường được thiết kế theo
hướng tiếp cận với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Vì vậy, giáo viên có thể
cho học sinh luyện nghe các dạng đề theo giáo trình KET, PET,…để cho học
sinh làm quen với dạng đề.
- Nghe theo trình độ từ dễ đến khó.


14

Nếu ngay ban đầu chúng ta cho học sinh nghe một bài ở mức độ khó, quá
sức với học sinh thì sẽ gây nên tâm lí hoang mang, sốc, làm nhụt chí các em,
khiến các em khơng muốn luyện nghe. Ngược lại, nếu ta cho học sinh nghe một
bài nghe đơn giản, nhiệm vụ dễ và vừa sức, học sinh nghe hiểu và làm được các
nhiệm vụ thì học sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, có tâm lý thoải mái, và có hứng
thú làm bài tiếp theo. Tất nhiên để làm được điều đó thì bước đầu tiên giáo viên
phải xác định được trình độ năng lực của đối tượng học sinh để tìm lựa chọn tài
liệu và thiết kế nhiệm vụ học tập phù hợp.
Trong quá trình học sinh luyện nghe ở nhà qua các đường link mà giáo viên
gửi, giáo viên có thể giám sát và kiểm tra tính hiệu quả và chuyên cần của từng
thành viên trong lớp. Bằng cách yêu cầu học sinh vào luyện nghe và chụp kết
quả minh chứng cho việc ôn luyện và kết quả nghe của các em.
Đây là đường link của một số trang webs luyện nghe miễn phí và hiệu quả,

xin được chia sẻ: Hai trang Web luyện nghe tiếng Anh online rất hay và hữu
ích:
1. - luyện nghe và làm bài tập trắc nghiệm nghe
ở cấp độ: dễ, trung bình, khó và rất khó.

(Trang luyện nghe: />Đây là kết quả luyện tập nghe ở nhà của học sinh lớp 10A9 năm học 2021 –
2022.


15

(Kết quả của em Ngô Mai Hương – Lớp 10A9)

(Kết quả của em Hoàng Đức Tuấn – Lớp 10A9)


16

2. />
(Trang luyện nghe: />- Tăng cường luyện nghe ở nhà.
Vì thời gian học tập trên lớp là có hạn, hơn nữa theo phân phối chương trình
giảm tải thì hầu hết các giờ Listening đều yêu cầu học sinh tự luyện tập, nên học
sinh cần tăng cường việc luyện nghe ở nhà, đặc biệt là học sinh khối 12 chuẩn
bị cho kì thi đánh giá năng lực. Học sinh có thể sử dụng các phần mềm:
spotlight English, English Ettip, Listening Practice Test, Bristish Radio,…hoặc
các nền tảng/ trang web như: Youtube, BBC learning English, VOA, esllab.com, examenglish.com, ……. để nghe ở nhà. Giáo viên sẽ đánh giá kết quả,
nhận xét và giải thích đáp án.
Đây là đường link của một số đường link luyện nghe miễn phí và hiệu quả
trên Youtube của Blippi.com, xin được chia sẻ:
/> /> />- Luyện nghe tiếng Anh qua bài hát.

Âm nhạc luôn là niềm cảm hứng bất tận để học tập cùng tiếng Anh bởi
những cảm xúc, giai điệu vơ tận trong ca từ. Có thể bắt đầu với những bài hát có
giai điệu chậm, nhẹ nhàng ví dụ như Ballad, Pop hay nhạc đồng q. Vì những


17

thể loại này phù hợp với trình độ mới bắt đầu và học sinh sẽ dễ dàng theo kịp
tốc độ của bài hát cũng như cảm thấy dễ tập hát hơn. Có thể yêu cầu học sinh
ghi chép lại các cấu trúc mà các em đã và đang học, hoặc các cấu trúc hay. Ghi
chú lại những chỗ cần lưu ý về mặt phát âm trong bài hát đó.
Một số bài hát luyện nghe: When you say nothing at all, My heart will go
on, Pretty boy, Proud of you, Cry on my shoulder, Love story,…
Đây là đường link của một số bài hát luyện nghe miễn phí và hiệu quả, xin
được chia sẻ:
/> /> /> /> />- Luyện nghe tiếng Anh qua phim.
Ngoài âm nhạc thì học tiếng Anh qua phim cũng là lựa chọn của rất nhiều
người học. Bởi ngôn ngữ trong phim thường là ngôn ngữ thực trong giao tiếp
đời sống hằng ngày. Qua đó học sinh sẽ học hỏi và hình thành dần cho mình
phản xạ ngơn ngữ, giúp cải thiện cả kĩ năng nghe và nói. Giáo viên chọn bộ
phim đang hot, được u thích và phù hợp với trình độ của học sinh. Ở trình độ
căn bản, nên bắt đầu với những phim có nội dung nhẹ nhàng về chủ đề tình bạn,
tình yêu hoặc gia đình. Bởi trong những phim này thường khơng có nhiều từ
vựng khó và từ chuyên môn. Giống như học tiếng Anh qua nhạc, học sinh cần
phải chuẩn bị sổ để ghi chép cẩn thận. Bật phim với tốc độ chậm bằng phần
mềm VLC hoặc Window Media Player và ghi chú lại các từ mới, cụm từ trong
bộ phim mà bạn chưa đoán được nghĩa.
Mục đích của việc học qua phim ngồi nghe ra là thu nạp được từ vựng và
cấu trúc câu hữu dụng. Hãy ghi những từ và câu bạn thấy thích hoặc có thể sử
dụng câu đó trong thời gian sắp tới. Khi mới học nghe tiếng Anh qua phim, học

sinh sẽ gặp cảm giác chống ngợp vì có q nhiều đoạn không hiểu. Điều cần
lúc này là sự thoải mái khi xem. Vì thế hãy chấp nhận có rất nhiều đoạn các em


18

sẽ phải giả vờ hiểu. Hãy nhắc học sinh gán nghĩa mình suy đốn vào câu để đối
phó với những đoạn khó nghe. Các em khơng nhất thiết phải nghe được 100%
nội dung phim mà chỉ cần nắm bắt và thu nạp được nội dung học phù hợp với
trình độ của mình là được.
Một số bộ phim để luyện nghe: Friends, Titanic, Home alone, Frozen, Up,

Đây là đường link của một số bộ phim luyện nghe miễn phí và hiệu quả, xin
được chia sẻ:
/> /> /> /> />7.1.4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm.
Với những hướng giải quyết và những phương pháp mà tôi đã áp dụng kết
hợp với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự trao đổi giữa
các thành viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp phù
hợp cho từng đối tượng học sinh, sau một năm học áp dụng vào thực tiễn giảng
dạy, tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh có hứng thú học tập
hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng linh
hoạt hơn trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển các kỹ năng. Học sinh có cơ
hội để khẳng định mình, khơng cịn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học kỹ
năng nghe tiếng Anh. Khi tham gia tiết học kỹ năng nghe, học sinh rất hào hứng
và sôi nổi. Kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt. Kết quả học tập của học sinh
lớp thí điểm trong học kỳ I năm học 2021-2022 như sau:
Kết quả thực nghiệm
a. Kết quả học tập của học sinh trong lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Chúng tôi đã tiến hành xác minh như sau: Cả lớp thực nghiệm (10A1,
10A9) và lớp đối chứng (10A10) năm học 2021 - 2022 đều tham gia kiểm tra

học kỳ I.


19

Sau khi học sinh làm bài kiểm tra giữa học kì 1 và bài kiểm tra cuối học kì
1, tơi nhận được kết quả như sau:
- Kết quả điểm thi kiểm tra giữa học kì 1 và cuối học kì 1 lớp 10A10:


20

- Kết quả điểm thi kiểm tra giữa học kì 1 và cuối học kì 1 lớp 10A1:


21

- Kết quả điểm thi kiểm tra giữa học kì 1 và cuối học kì 1 lớp 10A9:


22

Dưới đây là bảng thống kê kết quả Kết quả điểm thi cuối học kỳ 1, năm
học 2021 – 2022, sau khi có sáng kiến của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Tốt >= 8
Lớp

Khá >= 6.5 –

Trung bình >=


7.9

5 – 6.4

Sĩ số
Số
lượng

%

Số

%

lượng

Số

%

lượng

Yếu < 5
Số
lượng

%

10A1


42

8

19,1%

19

45,2%

15

35,7%

0

0,0%

10A9

45

12

26,7%

22

48,9%


10

22,2%

1

2,2%

44

1

2,3%

22

50,0%

20

45,4%

1

2,3%

10A1
0


(Bảng: Kết quả điểm thi cuối học kỳ 1, năm học 2021 - 2022)
Và đây là bảng thống kê kết quả khảo sát trước khi có sáng kiến của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.
Tốt >= 8
Lớp

Khá >= 6.5 –

Trung bình >=

7.9

5 – 6.4

Sĩ số
Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%


Yếu < 5
Số
lượng

%

10A1

42

3

7,1%

18

42,9%

18

42,9%

3

7,1%

10A9

45


4

8,9%

18

40,0%

19

42,2%

4

8,9%

44

4

9,1%

17

38,6%

19

43,2%


4

9,1%

10A1
0

(Bảng: Kết quả khảo sát trước khi có sáng kiến)
Trước khi có sáng kiến:


23

Sau khi có sáng kiến:

Kết quả trên cho thấy: Mặc dù ba lớp có trình độ học tập như nhau nhưng
học sinh lớp thực nghiệm sử dụng tài liệu “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng dạy và học kĩ năng nghe cho học sinh – Tiếng Anh 10 thí điểm” có tỷ lệ
khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng do phương pháp truyền thống.
b. Đánh giá mức độ hứng thú và hiệu quả của học sinh trong bài học.
Chúng tôi đã tổ chức khảo sát tất cả học sinh lớp thực nghiệm (10A1,
10A9) để tìm hiểu mức độ yêu thích của các em sau khi tham gia tiết học “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nghe cho học sinh – Tiếng
Anh 10 thí điểm”.
Sau khi lấy phiếu điều tra đối với 87/87 học sinh lớp 10 đang học tiếng
Anh chương trình thí điểm, tơi thu được kết quả như sau (phụ lục 2 kèm theo):
Mức độ
TT
1


NỘI DUNG
- Tích cực tham gia các hoạt động được

Hồn tồn
đồng ý
70

Đồng ý
11

Khơng
đồng ý
6


24

2
3
4
5
6

thực hiện bởi giáo viên.
- Chú ý nghe giảng và học trong giờ nghe.
- Bài học kỹ năng nghe rất cuốn hút, dễ
hiểu.
- Đã dần từng bước nghe và hiểu được nội
dung của bài.
- Được giáo viên dạy các kỹ thuật nghe cơ

bản.
- Thường xuyên luyện nghe trên các trang
webs, phim, bài hát tiếng Anh.

78

8

1

75

10

2

74

10

3

73

14

0

74


12

1

Từ kết quả trên có thể thấy rằng đa số học sinh sau khi học bài sử dụng
phương pháp “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nghe
cho học sinh – Tiếng Anh 10 thí điểm” đã hiểu bài hơn, nhiệm vụ cũng phù hợp
hơn với học sinh.
7.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Giải pháp có thể áp dụng trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 10, 11,
12 chương trình sách giáo khoa thí điểm hệ 10 năm và chương trình sách giáo
khoa hệ 10 năm.
Giải pháp có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy
cơ đồng nghiệp trong và ngồi tỉnh trong việc ứng dụng phương pháp dạy và
học kỹ năng nghe.
Như vậy, việc áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy kỹ năng nghe là có thể
và phù hợp với học sinh tham gia chương trình Tiếng Anh 10 thí điểm. Đây là
phương pháp khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của người học, coi người học là
trung tâm của quá trình dạy học, tạo hứng thú học tập cho người học.
7.3. Lợi ích áp dụng sáng kiến
- Lợi ích lớn nhất qua sáng kiến này là: Từ kết quả thực nghiệm cho thấy,

khi áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nghe, học
sinh nhận được một trải nghiệm thú vị trong chính lớp học của mình:
+ Tiết học trở nên sơi nổi, sinh động hơn.
+ Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động và chú ý lắng nghe.


25


+ Kỹ năng nghe của các em được cải thiện rõ rệt.
- Thứ hai, học sinh ngoài học nghe trên lớp các em có thể tự luyện nghe ở
nhà qua các trang web mà giáo viên đã giới thiệu. Với các hoạt động đổi mới
trong sáng kiến, học sinh được tự ơn luyện nghe, tìm tịi, khám phá, hiểu biết
thêm các nền văn hóa thơng qua nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh.
- Thứ ba, các biện pháp đều đáp ứng được tính mới và hướng vào phát triển
năng lực phẩm chất của người học. Khi áp dụng chúng tôi nhận thấy biện pháp
rất chi tiết, hướng dẫn từng bước thao tác để thầy cô và học sinh dạy và học kỹ
năng nghe hiệu quả.
- Thứ tư, biện pháp có thể áp dụng đa dạng cho các đối tượng học sinh lớp
10. Có thể áp dụng cho cả khối 11 và 12.
* Điều kiện để biện pháp được nhân rộng:
Để biện pháp được nhân rộng:
- Đối với giáo viên:
+ Cần nắm vững các phương pháp và kĩ thuật dạy học kỹ năng nghe để khai
thác có hiệu quả tính ưu việt của nó. Đặc biệt, giáo viên khơng nên ngại khó.
Giáo viên cần nhiệt tình trong cơng việc; thường xun áp dụng các phương
pháp mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học kỹ năng nghe.
+ Luôn lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tối đa khả năng tự học, tự đánh
giá kiến thức của học sinh và khả năng sáng tạo của mình để học sinh học tập
một cách chủ động, tích cực.
- Đối với học sinh:
+ Học với sự say mê, hứng thú, khát khao khám phá. Tăng cường truy cập
vào Internet để luyện nghe qua Youtube, hay các trang webs khác.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và bạn bè đồng
nghiệp để xây dựng đề tài nghiên cứu thành tư liệu dạy học môn tiếng Anh
trung học phổ thơng bổ ích góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng năng lực.
Xin chân thành cảm ơn!
Lạng Giang, ngày 12 tháng 03 năm 2022



×