Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Ôn tập pháp luật hệ trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.17 KB, 39 trang )

A- Lý thuyết
1. Có quan điểm cho rằng: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi
phạm pháp luật.”
Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: Quan điểm trên là sai. Vì “ trích trong sách giáo trình pháp luật hệ
trung cấp trang 33- 34”
Ví dụ: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy
tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H có phải
là vi phạm pháp luật hình sự không?
Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp
luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự
- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý
- Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ
Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức
khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích
khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình
trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực trách
nhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh.”
Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái
pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự
2. Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật.
(lấy ví dụ minh họa) Là quy tắc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và
đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động, nhằm điều


chỉnh quan hệ xã hội.
3. Cho biết những điểm khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật và quy
phạm đạo đức?
Trả lời:
Qui phạm pháp luật: là những qui tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc
mọi chủ thể phải tuân thủ, được biểu thị bằng một hình thức nhất định, do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả các biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước, nhằm mục đích điều chỉnh các QHXH.
Qui phạm đạo đức: là những qui tắc hành vi được hình thành trong xã hội trên
cơ sở quan niệm về đạo đức và được con người tự giác thực hiện.
Điểm khác biệt:
Quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức đều là một loại quy phạm xã hội, vì
vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của quy phạm xã hội, như: là quy
tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới
hạn và đánh giá hành vi của con người.
Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn
có những đặc tính riêng khác so với qui phạm đạo đức
- Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với Nhà nước. Chúng do các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn. Chúng được Nhà nước đảm
bảo thực hiện. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt QPPL với QPĐĐ khác. QPĐĐ
không do Nhà nước qui định mà do các tổ chức xã hội qui định hay do các quan niệm
về đạo đức hình thành nên hoặc được hình thành một cách tự phát do thói quen trong
xã hội. Các qui phạm đạo đức được thực hiện dựa vào tổ chức, vào lực lượng và uy tín
của tổ chức đó hoặc được thực hiện trong đời sống nhờ lòng tin của con người; còn
các phong tục được thực hiện trong xã hội, nhờ thói quen của mọi người.
- Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước. Nhà nước thể hiện ý chí của
mình bằng cách xác định những đối tượng nào trong những điều kiện, hoàn cảnh nào
thì phải xử sự theo pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những
biện pháp cưỡng chế mà họ buộc phải gánh chịu nếu họ không thực hiện đúng những
nghĩa vụ đó.

- Quy phạm pháp luật là các quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung. Tính bắt
buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc tất cả những ai nằm trong
điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định.
- Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định. Tính hình thức ở
đây thể hiện trong việc biểu thị, diễn đạt chính thức nội dung của các văn bản quy
phạm pháp luật.
Còn tính xác định thể hiện trong việc biểu thị rõ nội dung các quy phạm pháp
luật quy định các quy tắc hành vi và được diễn đạt rõ ràng, chính xác. Nhờ được biểu
thị dưới hình thức nhất định, các quy phạm pháp luật trở nên dễ hiểu và áp dụng được
trong đời sống xã hội.
4. Hãy nêu sự khác biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự ?
Trả lời:
Vi phạm hành chính và tội phạm đều là vi phạm pháp luật
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm tới các quy tắc quản lý Nhà nước, làm mất trật tự, ổn định đối
với các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực trật tự nhà nước và xã hội; sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, trật
tự quản lý nhà nước và xã hội, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và phải
chịu xử phạt vi phạm hành chính
Vi phạm hình sự ( Tội phạm ) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
Tóm lại, vi phạm hành chính và tội phạm có những điểm chung sau:
- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi
hành vi của con người. Suy nghĩ, t- tưởng khi chưa thể hiện thành hành vi thì dù xấu
đến đâu cũng chưa phải là vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính và tội

phạm nói riêng.
- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi trái pháp luật, tức là trái với
yêu cầu cụ thể của pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật. Đã là hành vi trái
pháp luật thì dù là vi phạm hành chính hay tội phạm đều là hành vi nguy hiểm cho xã
hội. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
- Vi phạm hành chính và tội phạm đều được thực hiện bởi hành vi có lỗi của
các chủ thể.
- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được pháp luật quy định chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vi phạm hành
chính và tội phạm khác với các vi phạm đạo đức và vi phạm tôn giáo ở chỗ vi phạm
đạo đức và vi phạm tôn giáo không dược pháp luật quy định). Chủ thể thực hiện vi
phạm hành chính và tội phạm đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, việc
áp dụng các biện pháp cưỡng chế đều dựa trên cơ sở, trình tự do pháp luật quy định.
- Những vi phạm hành chính và tội phạm được thực hiện trong điều kiện:
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ, theo quy định của pháp
luật hành chính và hình sự, đều được miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
những người thực hiện hành vi vi phạm đó.
Sự khác biệt:
5. Hãy nêu sự khác biệt cơ bản giữa quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật?
6. Có quan điểm cho rằng: “Mọi cá nhân xâm phạm đến các quy tắc quản lý
nhà nước đều bị xử phạt vi phạm hành chính.” Hãy cho biết quan điểm đó đúng
hay sai? Vì sao?
Trả lời: Quan điểm trên sai
Vì:
Theo pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính 1989, Điều 1 của Pháp lệnh này
quy định “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Từ khái niệm trên, vi phạm hành chính phải có 4 dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức
độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định
trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu
“pháp định” của vi phạm.
- Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành
động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý
thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm.
- Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây
là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.
- Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức
được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức
được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm
và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả
xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả
của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc
không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu
quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.
Do đó, không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế
cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình.
- Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình
hay của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa. Chẳng hạn, người lái xe ô tô buộc phải đánh tay lái để xe lao
lên vỉa hè và đâm vào gốc cây bên đường để tránh không đâm vào người bất ngờ chạy
vụt qua đường. Xe ô tô - tài sản của Nhà nước có bị hỏng nhưng đã cứu được một sinh
mạng. Hành vi điều khiển xe lao xe lên vỉa hè đâm vào gốc cây được thực hiện trong
tình thế cấp thiết, do đó không phải là vi phạm hành chính.

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà
chống trả lại một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Chẳng hạn, hành động chống trả và gây thiệt hại về sức khoẻ cho người đang tấn công
mình hay tấn công người khác. Phòng vệ chính đáng không phải là vi phạm hành
chính.
- Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức
là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả
của hành vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính. Chẳng hạn, người lái xe ô tô
trên đường không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (có bằng lái xe,
trong tình trạng tỉnh táo, không say rượu hoặc say do dùng một chất kích thích mạnh
khác, chạy đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường…), bất ngờ có người bên đường
chạy ra đâm vào xe, bị xe hất ngã, bị thương - tai nạn bất ngờ, không do người lái xe
gây ra. Hành vi làm người khác bị thương do sự kiện bất ngờ không phải là vi phạm
hành chính.
- Vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cũng
không bị xử lý vi phạm hành chính.
7. Có quan điểm cho rằng: “ Mọi cá nhân xâm phạm đến các quy tắc quản lý
nhà nước đều là tội phạm hình sự. ” Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì
sao?
Đáp án: Quan điểm trên sai
Vì:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc xâm phạm chế độ chính trị (thay
chế độ XHCN), chế độ kinh tế nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã

hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN
Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm
Thông thường, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được biểu hiện thông qua
một loạt các chỉ số nhất định như: mức độ hậu quả, tái phạm, vi phạm nhiều lần hoặc
có tính chất chuyên nghiệp, vi phạm với số lượng lớn Nhiều hành vi ngay từ đầu đã
là tội phạm hình sự bởi mức độ nguy hiểm của nó cho xã hội là cao. Nhưng trong
nhiều trường hợp, hành vi vi phạm lần đầu là vi phạm hành chính nhưng nếu tái phạm
hoặc có tính chất chuyên nghiệp thì là tội phạm hoặc một hành vi vi phạm hành chính
nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể chuyển hoá thành tội phạm
Ví dụ, hành vi gây rối trật tự công cộng không gây hậu quả nghiêm trọng là vi
phạm hành chính, nhưng nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
thì chuyển thành tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình
sự hiện hành.
Hành vi cố ý gây thương tích nếu tỷ lệ thương tật dưới 11%là vi phạm HC,
nhưng nếu tỷ lệ thương tật trên 11% là vi phạm HS
Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi vi phạm hành chính đều có thể chuyển
hoá thành tội phạm. Trên thực tế, có loại vi phạm hành chính không thể và không bao
giờ có thể chuyển hoá thành tội phạm cho dù trong bất cứ điều kiện nào. Đây là những
hành vi vi phạm nhỏ nhặt, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao hoặc không đáng
kể.
Ví dụ như hành vi đổ rác bừa bãi làm mất vệ sinh chung; khạc nhổ nơi công
cộng; tiểu tiện, đại tiện trên đường phố, nơi công cộng
8. Cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
9. Nêu khái quát về chế độ kinh tế ở nước ta theo quy định Hiến pháp 1992?
10. Hãy cho biết Quốc Hội nước CHXHXN Việt Nam có những chức năng gì?
11. Hãy cho biết Chính phủ nước CHXHXN Việt Nam có những chức năng
gì? Bộ Công thương là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy Nhà
nước Việt Nam? Chức năng của Bộ Công thương là gì?

12. Hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo giá trị hiệu lực giảm dần: Bộ luật
Hình sự, Hiến pháp, Nghị định, Thông tư.
Trả lời:
Cơ quan ban hành Tên loại văn bản
Quốc hội Hiến pháp,
Các đạo luật, Bộ luật
Nghị quyết của QH
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh, Nghị quyết
Chủ tịch nước
Lệnh, Quyết định
Chính phủ
Nghị định
Thủ tướng Chính phủ
Quyết định
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
Thông tư
Tổng kiểm toán Nhà nước
Quyết định
Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
Thông tư
Giữa các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền; giữa các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền với Tổ
chức chính trị - xã hội
Thông tư liên tịch
Hội đồng nhân dân

Nghị quyết
Ủy ban nhân dân Quyết định
Chỉ thị
Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau:
Điều 138 (Bộ luật Hình sự 1999):Tội trộm cắp tài sản
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đó bị kết án
về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
13. Hãy phân tích khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu của hành vi vi
phạm pháp luật?
Trả lời:
1. Khái niệm vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp
luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau:
-Vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) xác
định của con người. Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động) cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ý nghĩ dù tốt,
dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật.
-Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy
định của pháp luật như không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý, sử dụng quyền hạn
vượt quá giới hạn pháp luật cho phép Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu
của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật.
-Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu
hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả
mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể đối với

hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do
những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và không
vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo
yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là
vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực
hiện trong điều kiện không có tự do ý chí thì cũng không bị coi là có lỗi.
- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Trong pháp luật XHCN, sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý chỉ quy định đối với
những người có khả năng tự lựa chọn cách xử sự và có tự do ý chí, nói một cách khác,
người đó phải có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thể coi là vi phạm pháp luật.
Hành vi trái pháp luật của trẻ em (chưa đến độ tuổi pháp luật quy định phải chịu trách
nhiệm pháp lý) cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm pháp lý
trong pháp luật XHCN chỉ quy định cho những người đã đạt một độ tuổi nhất định
theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và tự do ý chí.
Từ những dấu hiệu trên có thể xác định: vi phạm pháp luật là hành vi (hành
động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật XHCN bảo
vệ.
2. Cấu thành vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý, song để truy cứu
trách nhiệm pháp lý trước hết phải xác định cấu thành của vi phạm pháp luật. Cấu
thành vi phạm pháp luật gồm:
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật ;
- Khách thể của vi phạm pháp luật ;
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật ;
- Chủ thể của vi phạm pháp luật .
a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi

phạm pháp luật, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả thiệt hại cho xã hội
cùng các dấu hiệu khác (thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ ).
Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc
không hành động. Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạm
pháp luật nếu nó không được thể hiện thành những hành vi cụ thể. Hành vi để bị coi là
nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện
dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới
hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật.
Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã
hội phải gánh chịu. Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy
hiểm của hành vi trái pháp luật.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho xã
hội được biểu hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật nói trên
trực tiếp gây ra. Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại cho
xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành
vi trái pháp luật trên gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác, trường hợp này
không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về những thiệt
hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra. Ví dụ: hành vi trộm cắp tài
sản, hành vi cố ý gây thương tích, hậu quả chết người, làm thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản của người khác.
b. Khách thể của vi phạm pháp luật.
Khách thể của VPPL là những QHXH được Nhà nước bảo vệ nhưng bị hành vi
VPPL xâm hại.
Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào tính chất, ý nghĩa,
tầm quan trọng và giá trị của khách thể.
VD1: hành vi xâm phạm tính mạng con người nguy hiểm hơn hành vi xâm
phạm đến trật tự công cộng; hành vi xâm hại đến ANQG nghiêm trọng hơn hành vi
xâm hại đến trật tự quản lý hành chính.
VD2: Khách thể của QHPLHS là quyền tự do về sức khỏe, thân thể, tính mạng,

quyền sở hữu tài sản, an ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội
c. Mặt chủ quan củavi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan củavi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên trong của nó,
bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể
thực hiện vi phạm pháp luật.
Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý
trực tiếp có thể là cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng có thể là vô
ý do cẩu thả.
- Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội; nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây
ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: Lỗi cố ý giết người, lỗi cố ý gây thương tích cho người khác.
- Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội; nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây
ra, tuy không mong muốn những để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Lỗi cố ý gián tiếp không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng dẫn đến người đố chết
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho
xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra
hoặc nếu xảy ra có thể ngăn chặn được.
- Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần phải nhận
thấy trước.
* Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
* Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi
phạm.
Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không
phải là dấu hiệu bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể

thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ.
d. Chủ thể vi phạm pháp luật.
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể
hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng lực trách nhiệm pháp
lý trong trường hợp đó hay không, muốn vậy phải xem họ đã đủ độ tuổi theo quy định
của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay chưa? Khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó như thế nào? Còn đối với chủ
thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó.
Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng ta sẽ xem xét
cụ thể trong từng ngành khoa học pháp lý.
14. Nêu các loại vi phạm pháp luật, cho mỗi loại một ví dụ?
Trả lời:
Trong đời sống xã hội tồn tại nhiều những vi phạm, theo tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội có 4 loại vi phạm pháp luật sau:
a) Tội phạm (vi phạm hình sự): là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Chủ thể vi phạm hình sự chỉ là cá nhân.
Ví dụ: A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá
nhân, vào lúc 22h00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A
dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%.
Cấu thành tội phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo điều 104 BLHS trong
trường hợp này như sau:
1. Khách thể của tội phạm: Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến
sức khoẻ, thân thể của người khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về

thân thể và sức khoẻ của con người.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây
tổn hại cho sức khoẻ của người đó.
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác
15%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm:
Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 15% sức khoẻ
của người khác.
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội, nó có thể là "hung
khí nguy hiểm" quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS. Trong trường
hợp này, A sẽ bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
- Có thể là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy
đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B
và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
- Có thể là cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy
đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B
và A không mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B nhưng vì lí do nào
đó mà A vẫn đánh, chấp nhận hậu quả đó xảy ra.
- Cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp còn phụ thuộc vào lời khai, tính chất
hành vi khách quan, mức độ nguy hiểm của các vị trí bị đánh
4. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách
nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.
b)Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân,tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình
sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức.
Ví dụ:

c)Vi phạm dân sự: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của các cá nhân, tổ
chức có năng lực trách nhiệm dân sự, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân
thân.
Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân cũng có thể là tổ chức.
Ví dụ:
d)Vi phạm kỷ luật Nhà nước: là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế,
quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học , nói khác đi, là
không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí
nghiệp, trường học đó.
Chủ thể vi phạm kỷ luật có thể là cá nhân, cũng có thể là tập thể và họ phải có
quan hệ ràng buộc với cơ quan, đơn vị, trường học nào đó.
Ví dụ:
15. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm hình sự ?
Trả lời
Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham khảo
luật hình sự của các nước khác trên thế giới và trong khu vực, bộ luật hình sự đã quy
định:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (điều 12
bộ luật hình sự).
Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa
vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển
về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự chủ khi
hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực
hiện. Một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội
phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có

năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Do đó họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự
về tất cả các tội phạm.
Theo luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng do cố ý
* Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc
tử hình
Ví dụ: tội cướp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 điều 133 bộ
luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng và khoản 3 của điều
luật là tội phạm rất nghiêm trọng, khoản 4 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, một người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi nếu phạm tội
trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 138 bộ luật
hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi lại phạm tội do vô ý thì
họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: A 15 tuổi là học sinh lớp 9. Trên đường đi học về, A vô ý ném tàn
thuốc lá vào đống rơm của gia đình bà H, vì trời hanh khô nên bắt lửa làm cháy đống
rơm và toàn bộ ngôi nhà của gia đình bà H thiệt hại trị giá hàng 100 triệu đồng.
Bà H yêu cầu cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi phạm
tội của A. Sau khi xem xét thì thấy A chưa đủ 16 tuổi và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản quy định tại điều 145 bộ luật hình sự cả khoản 1 và khoản 2 của điều
luật đều là tội phạm ít nghiêm trọng, nên cơ quan điều tra đã không khởi tố vụ án mà
chuyển hồ sơ sang toà án giải quyết bằng vụ kiện dân sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình
sự nhưng năng lực đó bị hạn chế và họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự hạn
chế, hay nói cách khác họ được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm ít

nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
Một người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội,
theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố và xét xử, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ tuổi của họ.
Cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn.
Ví dụ: sinh ngày 1-1-1980 thì ngày 1-1-1994 mới đủ 14 tuổi và ngày 1-1-1996
mới đủ 16 tuổi.
Trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính
ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh.
Ví dụ: chỉ biết tháng sinh của người phạm tội là tháng 4-1981 mà không biết
ngày nào thì lấy ngày 30-4-1981 là ngày sinh của họ.
Trường hợp cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì lấy
ngày cuối cùng của tháng cuối cùng năm sinh là ngày sinh của người phạm tội.
Ví dụ: chỉ biết năm sinh của người phạm tội là năm 1983 thì ngày sinh của
người phạm tội là ngày 31-12-1983.
16. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm hành chính?
Trả lời
Theo Khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi
phạm hành chính bao gồm:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính
trong trường hợp thực hiện hành vi có lỗi cố ý.
Như vậy, khi xác định người
ở độ tuổi này có hành vi vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi
trong mặt chủ quan của họ. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính hiện hành
cũng không định nghĩa thế nào là lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành
chính.Thông thường người thực hiện hành vi có lỗi cố ý là người nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán
nhưng vẫn cố tình thực hiện. Khi một người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
vi phạm hành chính thì theo Điều 7 về xử lí người chưa thành niên vi phạm
hành chính trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ

sung năm 2007, 2008) thì sẽ bị phạt cảnh cáo với hành vi của mình gây ra
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong
mọi trường hợp.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên đã có khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi của mình. Nên khi họ có những hành vi làm xâm phạm
đến các quy tắc quản lí Nhà nước thì họ sẽ trở thành chủ thể của vi phạm
hành chính. Để khẳng định cho điều này thi theo khoản a Điều 6 quy định về
đối tượng bị xử lí vi phạm hành chính (Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) đã đưa ra trường hợp người từ
đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình
gây ra.
+ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp
luật.
Như chúng ta đã biết thì các tổ chức nêu trên đều là những chủ thể của
quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực chủ thể này chỉ phát sinh khi Nhà
nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quan lí hành chính
Nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị
giải thể. Với vai trò là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính nhằm quản
lí hành chính Nhà nước thì khi các tổ chức này thực bất kì hành vi nào dù là
lỗi cố ý hay vô ý mà xâm phạm đến quy tắc quản lí Nhà nước thì đều trở
thành chủ thể của vi phạm hành chính.
Ngoài ra thì cá nhân hay tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.
B- Bài tập tình huống:
1. Hành vi phạm tội đều có khả năng nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội.
Nếu như khi thực hiện hành vi phạm Nguyễn Văn A sinh ngày 05.06.1991

rủ Nguyễn Văn B sinh ngày 15.10.1994 đột nhập vào nhà ông C để trộm cắp tài
sản. Ngày 20.10.2010 cả 2 tên cùng đột nhập vào nhà ông C và lấy đi số tài sản
trị giá 20 triệu đồng. A và B đều có nhận thức bình thường.
1. Hãy xác định ai là chủ thể của tội phạm trên? Vì sao?
2. Có gì khác không nếu trong trường hợp này Nguyễn Văn B sinh ngày
15.10.1997?
Đáp án:
Chủ thể của tội phạm trên là Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B vì:
+ Về độ tuổi: A và B đều đủ 16 tuổi nên đủ tuồi chịu trách nhiệm hình sự
+ A và B đều cố ý thực hiện tội phạm
Trường hợp này Nguyễn Văn B sinh ngày 15.10.1997
Cả A và B tại thời điểm thực hiện tội phạm mà Nguyễn văn B mới đủ 13 tuổi
thì: B chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
2. Khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự quy định:
“Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của ngời khác có giá trị từ năm
mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mơi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi
thực hiện một hành vi trên. Vì sao?
Đáp án:
Độ tuổi tối thiểu của một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện
một hành vi trên là đủ 16 tuổi
Vì: Dựa Theo qui định BLHS 1999, tội phạm được phân loại như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội,
mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại cho xã hội, mức cao nhất
của khung hình phạt là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội, mức

cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã
hội, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác.
Ở hành vi trên thì chế tài nêu rõ là “ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm”. Do đó đây tội phạm ít nghiêm trọng.
Ngoài ra, tuổi chịu trách nhiệm HS được quy định như sau:
- Người từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì chỉ chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
3. Do mâu thuẫn nên anh K (23 Tuổi, nhận thức bình thường) bỏ thuốc trừ sâu
vào bể nước nhà anh B nhằm đầu độc cả gia đình anh B . Kết quả là cả gia đình anh B
bị ngộ độc phải nhập viện, anh B qua đời. Việc làm của anh K có được coi là vi phạm
pháp luật ko? Tại sao?
Đáp án:
a. Hành vi của anh K là xác định: anh ta bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh
B nhằm đầu độc cả gia đình anh B
b. Hành vi đó trái pháp luật, gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anh
B qua đời
c. Hành vi đó có yếu tố lỗi mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp: anh K nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ hậu quả hành vi và anh ta mong
muốn hậu quả xảy ra
d. Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật
Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Hãy tự đưa ra một ví dụ cụ thể, thực tế về một hành vi vi phạm pháp
luật và phân tích các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đó? Hành vi vi
phạm pháp luật này có thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nào?

Đáp án: Tham khảo
Vi phạm pháp luật hình sự
1. Tình huống
- Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ),
và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn
bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) - vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng.
- Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây,
Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu
xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu
cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu
khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày
tuổi) qua đời.
- Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, chưa
có tiền án, là một người làm ruộng.
2. Cấu thành vi phạm pháp luật
¤ Về mặt khách quan:
- Hành vi: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ
sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã
hội được quy định tại Bộ luật hình sự.
- Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình
đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp
luật.
- Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06/11/2009
- Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.
- Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.
¤ Mặt khách thể:
Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
¤ Mặt chủ quan:

- Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng,
nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn
tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).
- Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.
- Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.
¤ Chủ thể vi phạm:
- Chủ thể của vi phạm pháp luật là Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân
có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình.
- Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây
là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử lý nghiêm minh
theo quy định của pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật hành chính
1. Tình huống
- Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của
công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
- Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý)
trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động
(1994): khoảng 45000m3/1tháng.
- Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh
vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông
2. Cấu thành vi phạm pháp luật
¤ Mặt khách quan:
- Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải:
45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.
- Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy
sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến
sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của
công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.
- Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).

- Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Tp.Hồ Chí Minh).
- Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
¤ Mặt khách thể:
Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi
phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ.
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì
nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
- Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì công ty
Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải
chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5%
vốn cho việc đó.
¤ Mặt chủ thể vi phạm:
- Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực
phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.
- Được xây dựng từ năm 1991.
- Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.
Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi
trái pháp luật này.
C. Vi phạm pháp luật dân sự
1. Tình huống
- Nguyễn T Cường (25 tuổi, Bến Tre), là sinh viên năm 2 trường ĐH Tây Đô.
- Năm 2006, quan Internet, Cường quen với anh Huy (Việt Kiều Úc)
- Năm 2009, anh Huy về thăm quê và trú tại huyện Chợ Lách, Bến Tre. Đúng
lúc này, Cường không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.
-1/2/2009, Cường đến nhà anh Huy chơi và ở lại đêm. 2/2/2009, lợi dụng lúc
anh Huy đi vắng, tủ không khóa, Cường đã lấy đi 1 chiếc lắc 2 lượng vàng 18K.
- Sau khi bán được hơn 22 triệu đồng, Cường mua một chiếc xe máy và gởi

tiền cho mẹ trả nợ, cho bà nội.

×