Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.51 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH




BÙI HỒNG QUANG



QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN VAY
NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Ở NƯỚC TA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 01 01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ




HÀ NỘI - 2007


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH





Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Đặng Ngọc Lợi
2. TS Nguyễn Hữu Thắng





Phản biện 1: PGS,TS. Nguyễn Hữu Tài



Phản biện 2: PGS,TS. Ngô Trí Long
Bộ Tài chính


Phản biện 3: TS. Trần Thị Thu Hà
Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp
tại Hội trườ
ng 106B, nhà A4 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

vào hồi ...... ngày.... tháng … năm 2007





Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, GDĐT luôn là lĩnh vực được coi trọng ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Đây được coi là lĩnh vực chủ yếu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, góp phần to lớn vào việc bảo đảm sự phát triển KT-
XH một cách bền vững. Mục tiêu của GDĐT là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi d
ưỡng nhân tài cho đất nước.
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới dành được chính quyền, Đảng và Nhà
nước đã luôn quan tâm và chú trọng đặc biệt đến lĩnh vực GDĐT. Cùng với
khoa học và công nghệ, GDĐT được coi là quốc sách hàng đầu. Văn kiện
Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: Tăng cường đầu tư vào phát triển con
người thông qua phát triển mạnh GDĐT, khoa học và công nghệ. Đảm bảo
nguồn nhân lự
c về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với nhận thức con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, vừa là
động lực, vừa là mục đích của sự nghiệp cách mạng, nguyên Tổng bí thư Đỗ
Mười đã nói: Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo

đức là động lực của sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tuy trong điều
kiện đất nước còn khó khăn, nhưng những năm qua, Nhà nước ta đã coi đầu
tư cho GDĐT là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển: đầu tư
cho sự nghiệp GDĐT tăng lên đáng kể; năm 2005, chi cho GDĐT chiếm
18% t
ổng chi NSNN; đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển
GDĐT… Những cố gắng đầu tư đó đã giúp cho cơ sở vật chất của Ngành
được cải thiện, góp phần quan trọng trong việc nâng cấp hệ thống trường
học, tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, nâng cao đời
sống cán bộ giáo viên.
Trên thực tế, việ
c đầu tư cho GDĐT đòi hỏi những khoản tiền rất lớn.
Do đó, Đảng ta đã xác định: dành tỷ lệ thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội
hoá phát triển GDĐT; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho
GDĐT’’. Quán triệt quan điểm đầu tư cho GDĐT là một loại đầu tư cho phát
triển, Nhà nước ta đã ngày càng tăng cường
đầu tư, tăng tỷ trọng chi NSNN
cho GDĐT, đồng thời ban hành các chính sách thích hợp nhằm huy động các
nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả nguồn
vốn vay ưu đãi của nước ngoài thuộc nguồn vốn ODA để phát triển GDĐT.
Có thể nói, việc tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay

2
này để đầu tư cho GDĐT trong bối cảnh hiện nay là một trong những giải
pháp quan trọng giúp cho việc tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật,
tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Với ý nghĩa quan trọng đó, Nhà nước luôn luôn coi trọng công tác quản
lý, sử dụng nguồn vốn ODA phục vụ phát triển KT-XH nói chung và vốn vay
nước ngoài đầ

u tư cho GDĐT nói riêng. Ngay từ Hội nghị đầu tiên các nhà
tài trợ dành cho Việt Nam (tháng 11/1993), Chính phủ đã tuyên bố quan
điểm của mình về vấn đề quản lý và sử dụng vốn ODA: Điều quan trọng là
nguồn vốn bên ngoài phải sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm
điều phối và sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc
rằng nhân dân Việ
t Nam là người phải gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất
bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả. Kể từ đó cho đến
nay, khung pháp luật, cơ chế chính sách và bộ máy để quản lý, sử dụng
nguồn vốn ODA nói chung và vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT nói
riêng ngày càng được hoàn thiện.
Tuy nhiên, đây là vấn đề mới mẻ và phức tạp, nên QLNN đối với
nguồn v
ốn này còn bộc lộ một số hạn chế, trở ngại như: khung pháp luật và
cơ chế chính sách chưa đồng bộ, trình độ và năng lực của bộ máy điều hành
vẫn còn nhiều bất cập. Điều đó đã làm hạn chế khả năng huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài dành cho phát triển GDĐT ở
nước ta.
Đầu tư
cho GDĐT bình quân đầu người ở nước ta hiện còn thấp, chỉ
mới bằng 1/10 mức trung bình và 1/100 mức cao của thế giới. Trong khi đó,
nguồn vốn trong nước rất khó đáp ứng nhu cầu đầu tư cho GDĐT. Chính vì
vậy, nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho lĩnh vực này không chỉ cần thiết
trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa lâu dài. Để sử dụng một cách có
hiệu quả nguồ
n vốn vay nước ngoài đầu tư GDĐT, khắc phục những hạn chế
còn tồn tại, cần phải làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn, nhất là về cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý trong lĩnh vực
này. Xuất phát từ thực tế trên đây, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu t

ư cho GDĐT ở nước ta - Thực
trạng và giải pháp’’ làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thu hút và quản lý nguồn viện trợ nước ngoài nói chung và nguồn vốn
vay ODA nói riêng luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo
các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các tổ chức ở cả trong nước và quốc tế,

3
nhất là từ khi xảy ra vụ PMU 18. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực
này khá phong phú dưới các giác độ và nội dung khác nhau. Trong đó, điểm
chung của các công trình này là tập trung làm rõ vai trò, đặc điểm của vốn
ODA trong nền kinh tế cũng như đối với một ngành; mô tả, đánh giá quy
trình vay vốn giải ngân và sử dụng nguồn vốn này; một số ít công trình đã đề
cập đến quản lý vốn ODA nhưng chủ yếu dưới giác độ
quản lý sử dụng. Đề
tài kế thừa chọn lọc các vấn đề lý luận của các công trình nghiên cứu trên để
phát triển thành cơ sở lý luận của luận án về QLNN đối với nguồn vốn ODA
nói chung và nguồn vốn vay ODA đầu tư cho GDĐT nói riêng.
Về đầu tư cho GDĐT, các công trình thuộc lĩnh vực này khá phong
phú và có mặt trên hầu hết các thể loại tài liệu như sách, kỷ yếu hội thả
o, bài
viết trên tạp chí, các đề tài khoa học… Khó có thể liệt kê đầy đủ các công
trình thuộc nhóm này bởi khối lượng khá đồ sộ và phạm vi nghiên cứu rất
rộng. Các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của đề tài luận án phải kể đến các luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ. Đây là nhóm công trình đồ sộ về số lượng và nghiên cứu khá toàn diện
về các v
ấn đề liên quan đến đầu tư cho GDĐT. Chẳng hạn như:
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Thu Hà (1993): "Đổi mới
và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân", với

những phân tích khá sắc sảo về hiện trạng cơ chế quản lý ngân sách và đề
xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới cơ
chế quản lý ngân sách cho
toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
- Luận án tiến sĩ giáo dục của tác giả Lê Xuân Trường (2003) với đề tài:
"Một số biện pháp sử dụng nguồn lực tài chính nhằm phát triển giáo dục phổ
thông trong giai đoạn hiện nay" đã phân tích có hệ thống cơ sở lý luận của
việc sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục phổ thông;
phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn lực tài chính cho giáo dục phổ thông
ở Việt Nam thời gian qua và xu thế trong thời gian tới. Qua đó đề xuất biện
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục.
Với cách tiếp cận, phân tích quản lý tài chính từ chuyên ngành giáo dục học
nên những kết luận có giá trị tham khảo ở mức độ nhất định.
- Luận án tiến sĩ kinh t
ế của tác giả Nguyễn Duy Phong (2003) với đề
tài: "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Hà
Nội" đã chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục
phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Bằng việc hệ thống hoá một số vấn đề lý luận
về giáo dục, cơ chế quản lý tài chính giáo dục, luận án đã đi sâu phân tích

4
thực trạng cơ chế quản lý tài chính giáo dục ở thành phố Hà Nội, từ đó đề
xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế này trong giáo dục
phổ thông ở Hà Nội. Đây là công trình khá hệ thống, đầy đủ với số liệu cập
nhật tính đến thời điểm công bố nhưng giới hạn nghiên cứu là giáo dục phổ
thông trên phạm vi Thủ đô, hơn n
ữa, cơ chế tài chính của giáo dục phổ thông
và giáo dục đại học hoàn toàn khác nhau, do đó những kết luận của đề tài chỉ
mang tính tham khảo.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Văn Du (2003) với tên đề

tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở
Việt Nam” đã phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo đại học.
Luận án đã xây dựng các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư
tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tư
tài chính và đánh giá hiệu quả của chúng qua các tiêu chí được xây dựng.
Luận án cũng đã đề xuất hệ thống giải pháp tương đối toàn diện và có tính
khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính đại học ở n
ước ta. Có thể
nói, đây là công trình nghiên cứu công phu với những kết luận sắc sảo, có
căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn và là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho
các nhà quản lý giáo dục, mà còn cho các nhà nghiên cứu về tài chính.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Phước Minh (2005) với đề tài: "Hoàn
thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam" đã tập trung
nghiên cứu chính sách tài chính cho giáo dục đại học. Trên cơ sở tổ
ng hợp lý
luận và thực tiễn về chính sách tài chính cho giáo dục đại học trong và ngoài
nước, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục
ở Việt Nam, đồng thời làm rõ các cơ hội, thách thức và đề xuất quan điểm,
giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học ở nước
ta. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về chính sách tài chính cho
GDĐH với hệ thống số liệu cập nhật, những kế
t luận thuyết phục, hệ thống
giải pháp mang tính khả thi cao và là tài liệu tham khảo quan trọng cho
những nhà hoạch định và thực thi chính sách tài chính cho giáo dục đại học.
Tuy nhiên, thu hút và quản lý nguồn vốn vay ODA đầu tư cho GDĐT
là lĩnh vực khá hẹp và cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn
đề này. Các tài liệu liên quan thường dừng ở các bài phát biểu tại các buổi
hội thảo hoặc đề tài cấp bộ với những nộ
i dung mang tính khai phá. Đó là Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2004: Vốn ODA với chiến lược phát

triển giáo dục đại học của Việt Nam đến năm 2010 – Thực trạng và giải
pháp, do tác giả Vũ Thị Kim Oanh, Trường Đại học Ngoại thương làm chủ

5
nhiệm. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hoá những
vấn đề chung về vai trò của ODA trong phát triển giáo dục và đánh giá thực
trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam những
năm qua. Từ đó, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả
hơn vốn ODA cho chiến lược phát triển giáo dục đại học
ở Việt Nam đến
năm 2010. Song do mục đích nghiên cứu, công trình này chưa đi sâu nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với nguồn vốn vay ODA đầu tư
cho GDĐT. Như vậy, có thể nói, đề tài luận án là công trình đầu tiên nghiên
cứu về QLNN đối với nguồn vốn vay ODA đầu tư cho GDĐT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là nh
ững vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về
QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT. Trong đó, luận
án tập trung làm rõ các vấn đề về khung pháp lý nguồn vốn vay nước ngoài
đầu tư cho GDĐT; cơ chế, chính sách đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu
tư cho GDĐT; bộ máy QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho
GDĐT; mô hình QLDA đố
i với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT.
Các khía cạnh khác liên quan được đề cập chỉ để đảm bảo tính tổng thể nhằm
làm rõ những nội dung trọng tâm nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu: vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT là đối
tượng quản lý của QLNN. Tuy nhiên, nguồn vốn vay nước ngoài là phạm trù
rộng, nó bao gồm nhiều hình thức vay, trong đó có cả vay của nhà nướ
c và
vay của tư nhân; vay ưu đãi và vay thương mại. Trong phạm vi đề tài này,

chủ yếu nghiên cứu về nguồn vốn ODA, trong đó có phần vốn vay ưu đãi
nước ngoài của nhà nước đầu tư cho GDĐT - loại vốn phải hoàn trả nhưng
với lãi suất thấp hơn và trong một giai đoạn dài hơn so với các khoản vay
thương mại từ ngân hàng với lãi suất thị trường. Vì thế
, luận án chủ yếu tập
trung khảo cứu và lấy số liệu dẫn chứng về nguồn vốn ODA nói chung và
vay ODA nói riêng đầu tư cho GDĐT.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn
về QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT để tìm những
giải pháp phù hợp tiếp tục
đổi mới QLNN nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn này, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT ở Việt Nam trong điều kiện
hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra gồm: Làm rõ cơ
sở lý luận của QLNN đối với các nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho

6
GDĐT đặt trong mối quan hệ với nguồn vốn NSNN đầu tư cho GDĐT nói
chung; Phân tích thực trạng QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư
cho GDĐT ở nước ta, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; Đề
xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với các nguồn
vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
5. Cơ sở
lý luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời trên cơ sở quan
điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra, tác giả vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, sử dụng các
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng, mô hình hoá,

kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn,... để thực hiện đề tài.
6. Đóng góp mới của luận án
Một là, xây dựng khái niệm QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài
đầu tư cho GDĐT là sự tác động của các cơ quan QLNN bằng pháp luật, cơ
chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường huy động và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn này để phát triể
n GDĐT, góp phần phát triển KT-XH của
quốc gia.
Hai là, chỉ rõ QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho
GDĐT chịu tác động từ cả phía nước cho vay và nưóc đi vay; vì vậy,
QLNN đối với nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT cần phải đặt
trong mối quan hệ đa chiều đó, trong đó vai trò quản lý của nước tiếp nhận
có vai trò quyết định đế
n hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Ba là, đánh giá đúng thực trạng QLNN đối với nguồn vốn vay nước
ngoài đầu tư cho GDĐT ở nước ta từ năm 1993 đến nay; rút ra kết quả đạt
được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Qua đó cho thấy, QLNN đối với
nguồn vốn vay nước ngoài đầu tư cho GDĐT trong thời gian qua vẫn còn
nhiều bất cập.
Bốn là,
đưa ra các quan điểm và phương hướng đầu tư phát triển
GDĐT cũng như giải pháp hoàn thiện QLNN đối với nguồn vốn vay nước
ngoài đầu tư cho GDĐT ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 177 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương, 9 mụ
c.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN
VAY NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1.1.1. Vai trò của giáo dục đào tạo đối với phát triển kinh tế
GDĐT là hoạt động không thể thiếu đối với sự nghiệp phát triển KT-
XH của mỗi quốc gia. Muốn có một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn
minh đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Sản phẩm của GDĐT là con người, là yếu t
ố đặc biệt quan trọng trong quá
trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trình độ thành thạo, kỹ năng
của con người có tác động trực tiếp đến năng suất lao động, việc hình thành
kỹ năng nhất thiết phải thông qua GDĐT. Tuy không thể trực tiếp tạo ra ngay
sự tăng trưởng, nhưng về lâu dài, GDĐT có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế c
ủa một quốc gia. Qua đó, luận án đã phân tích vai trò của GDĐT
đối với phát triển kinh tế thể hiện ở các mặt chủ yếu như: (i) Nâng cao năng
suất và chất lượng của lực lượng lao động; (ii) Tạo tạo động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
1.1.2. Vốn và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo
Có thể sử dụng các tiêu thức khác nhau
để phân loại các nguồn vốn đầu
tư cho GDĐT, chẳng hạn như: nguồn trong nước và nguồn ngoài nước;
nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN. Song tiêu thức phân loại phổ biến mà
nước ta cũng như nhiều nước khác hay sử dụng là nguồn NSNN và nguồn
ngoài NSNN. Trên cơ sở đó, luận án đã phân loại nguồn vốn đầu tư cho
GDĐT bao gồm: (i) Đầu tư từ NSNN; (ii) Đầu tư ngoài NSNN.

Trong các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐT, NSNN vẫn đóng vai trò
chủ yếu, là nguồn quan trọng đối với sự nghiệp phát triển GDĐT. Tuy nhiên,
đầu tư cho GDĐT đòi hỏi những khoản tiền rất lớn. Vì vậy, các nước chậm
và đang phát triển đều quan tâm tìm các nguồn vốn khác nhau để đầu tư cho
GDĐT. Ngoài việc huy động vốn từ ngân sách, các nguồn khác từ trong
nước, các quốc gia còn phải tranh th
ủ các nguồn vốn nước ngoài, nhất là
nguồn vốn ODA.
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của nguồn vốn vay nước ngoài đối với
phát triển giáo dục đào tạo

8
1.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn ODA
Có thể hiểu nguồn vốn ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại
và các khoản viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn, lãi suất
thấp…) của các chính phủ và các tổ chức nước ngoài dành cho các nước
đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ sự phát triển của các nước này. Tuy
nhiên, cần chú ý rằng, nguồn viện trợ phát tri
ển bao gồm phần cho không
chiếm khoảng 25% số vốn cung cấp.
Đặc điểm cơ bản của vốn ODA là nguồn vốn do các nước và các tổ
chức quốc tế tài trợ thông qua hình thức cho vay ưu đãi (chiếm hơn 80% tổng
nguồn vốn ODA) hoặc viện trợ không hoàn lại. ODA là nguồn vốn có khả
năng gây nợ. Ngoài ra, vốn ODA còn có đặc điểm là đi kèm theo nó thường
có các điều ki
ện ràng buộc của bên cho vay.
Tuỳ theo tính chất, mục đích, điều kiện,... khác nhau mà có các loại
ODA khác nhau. Phân loại đúng ODA sẽ giúp cho việc sử dụng đúng mục
đích mục đích và có hiệu quả hơn. Theo tính chất, ODA gồm các khoản viện
trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại. Theo mục đích, ODA gồm vốn

đầu tư phát triển, viện trợ kỹ thuật, tín dụng điều chỉnh c
ơ cấu, viện trợ nhân
đạo và cứu trợ. Theo điều kiện, ODA gồm viện trợ không ràng buộc, viện trợ
ràng buộc và ràng buộc một phần. Theo hình thức, ODA gồm viện trợ theo
dự án và phi dự án.
1.1.3.2. Vai trò của nguồn vốn vay nước đối với giáo dục đào tạo
Cũng như một số ngành, lĩnh vực khác, nguồn vốn ODA có vai trò
quan trọng đối với lĩnh vực GD
ĐT. Việc sử dụng vốn ODA đúng mục đích
và có hiệu quả trong GDĐT sẽ tạo nên sự kích thích có ý nghĩa như phương
thức đầu tư cho giáo dục có trọng điểm, có mục tiêu, mục đích cụ thể. Theo
WB, một USD viện trợ được sử dụng để tài trợ cho các dự án giáo
dục có xu hướng làm tăng chi tiêu của chính phủ ở mọi lĩnh vực,
ngang với m
ức một USD của chính phủ thu từ bất cứ một nguồn nào. Theo
đó, luận án đã khái quát vai trò của nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GDĐT
như: (i) góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư cho GDĐT; (ii) góp phần nâng
cao trình độ giáo viên và năng lực quản lý ngành GDĐT; (iii) góp phần phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống GDĐT ở các cấp.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN VAY NƯỚC
NGOÀI ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay nước ngoài
Mỗi quốc gia khi tiếp nhận nguồn vốn ODA đều phải có cơ chế, chính

×