Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

đặc điểm nguồn lao động và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.62 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
Đặc điểm nguồn lao động và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn
lao động
Giáo viên hướng dẫn : T.S
Sinh viên : N
Lớp : K4
Hà Nội -2006
LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. Nguồn
lao động trực tiếp sử dụng công cụ sản xuất, tác động đến tư liệu sản
xuất để tạo ra sản phẩm lao động. Vì vạy trong chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề lao động và cách thức sử dụng lao
động nhăm sử dụng một cách tốt nhất nguồn lao động là vấn đề đặc
biệt quan trọng. Đặc điểm nguồn lao động nước ta cho thấy tiềm
năng rất lớn với việc phát triển kinh tế-xã hội nếu chúng ta có những
chính sách đúng đắn, có tính vĩ mô trong việc sử dụng nguồn lao
động.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế và đặc điểm của nguồn lao
động nước ta, đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm tận dụng tối đa
nguồn lực này trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
2
NỘI DUNG CHÍNH
I. Đặc điểm nguôn lao động ở nước ta
1. Số lượng lao động tăng nhanh
Số lượng lao động tăng nhanh ở nước ta là hệ quả trực tiếp của
tốc độ tăng dân số. Đến năm 2006 dân số xấp xỉ 90 triệu người, trong
đó: số lượng ở lứa tuổi lao động chiếm 50%. Chính sự tăng dân số


dẫn đến tỉ lệ lao động ở nước ta tăng lực lượng lao động.
Sự gia tăng nhanh chóng trong lực lượng tác động ở nước ta tạo
ra áp lực về việc làm, thu nhập, mức sống người dân bị giảm sút. Sự
tăng trưởng chậm chạp trong khu vực công nghiệp và dịch vụ càng
lớn tốc độ tăng quá nhanh của lực lượng lao động làm cho công
nghiệp ở nước ta ngày nay chỉ thu hút được 20 - 25% lực lượng gia
tăng, so với khoảng 50% ở các nước phát triển.
2. Lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông
nghiệp.
Dân số nước ta tập trung đến 80% ở nông thôn nên nguồn lao
động cũng đồng thời tập trung hầu hết ở lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Nếu như ở các nước có thu nhập trung bình và cao, tỉ lệ lao
động trong nông nghiệp chưa tới 40% của nền kinh tế thì ở các nước
có thu nhập thấp tỉ lệ này là 69% (ở Việt Nam là 72%  80%).
Lao động nước ta hoạt động chủ yêu trong lĩnh vực nông
nghiệp khôg những kìm chế tốc độ phát triển công nghiệp mà thực tế
cho thấy lao động nước ta còn nhận được tiền lương thấp hơn nhiều
so với lao động công nghiệp và năng suất lao động trong nông nghiệp
cũng rất thấp. Do năng suất lao động thấp nên trong sản xuất nông
nghiệp cũng có những hiện tượng thất nghiệp, nghĩa là người lao
động có việc làm nhưng đóng góp của họ vào sản lượng lao động là
thấp, và như vậy đồng nghĩa với tiền công nhận được cũng thấp. Đây
3
sẽ là thách thức chủ yếu với chính sách phát triển để tạo năng suất
lao động cao hơn, đồng đều hơn, cũg như thu hết lao động vào quá
trình sản xuất và tập trung lao động.
Việc sử dụng không hiệu quả lao động ở nước ta còn được thể
hiện ở tình trạng thiếu việc làm, tình trạng này được xác định là làm
việc dưới 40 giờ/tuần, và thiếu việc làm trầm trọng và làm việc dưới
15 giờ/tuần. Thiếu việc làm vẫn tập trung phần lớn ở nông thôn, số

giờ làm việc ở nông thôn nước ta là 35 giờ/tuần, trong khi con số này
ở thành thị là 45 giờ/tuần.
Như vậy vấn đề đặt ra là tăng thời gian lao động cho lao động
nước ta, đồng nghĩa với việc tăng thu nhập trong nguồn lao động.
3. Thị trường lao động chưa hoàn hảo.
Thị trường hoàn hảo là thị trường mà trong đó hàng hoá được
phân phối một cách có hiệu quả thông qua giá cả, nghĩa là giá cả bao
giờ cũng được xác định tại mức cân bằng cung cầu và có tác dụng
điều tiết hàng hoá trên thị trường. Thị trường lao động ở nước ta là
thị trường chưa hoàn hảo, tính không hoàn hảo thể hiện ở hai khía
cạnh:
Thứ nhất: tiền lương không hoàn hảo do cung cầu lao động
quyết định;
Thứ hai: thị trường lao động bị chia cắt, chưa phải là một thị
trường thống nhất nên tiền lương cũng không thực hiện được chức
năng điều tiết cung cầu trên thị trường.
4. Tỉ lệ lao động không có việc làm cao.
Tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đặt ở mức báo động, số lao động
chưa có việc làm chiếm tỉ lệ rất cao. Để biểu hiện tình trạng thất
nghiệp ở nước ta người ta dùng hai thuật ngữ là thất nghiệp hữu hình
và thất nghiệp vô hình.
4
Thất nghiệp hữu hình (hay thất nghiệp chính thức) là những
người trong lực lượng lao động không có việc làm nhưng sẵn sàng
làm việc và đang tích cực tìm việc làm, gồm cả những người đã từng
có việc làm nhưng hiện tại không trực tiếp lao động do bị sa thải hay
các nguyên nhân khác.
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm cần giải quyết trong công việc
phát triển ở nước ta. Thất nghiệp không chỉ tác động về mặt kinh tế,
mà còn tác động về mặt xã hội. Nó không những làm cho thu nhập

bình quan trên đầu người giảm mà còn tạo ra và khuyến khích tệ nạn
xã hội phát triển.
Trên đây là 4 đặc điểm tồn tại cần giải pháp khắc phục đối với
nguồn lao động ở nước ta. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để tăng
trưởg lkte trong nền kinh tế thị trường thì cần phải đặc biệt quan tâm
đến việc sử dụng lao động nền kinh tế thị trường. Khác với lao động
hoạt động trong các lĩnh vực khác (nông nghiệp, dịch vụ…) trong nền
kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một thị trường lao động có chất
lượng, đáp ứng được những đòi hỏi về chất, đồng thời có khả năng
thích hợp nhanh với những công việc mà nền kinh tế thị trường đặt
ra.
Ở nước ta do nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và công
nghiệp, dịch vụ đang phát triển. Vì vậy lực lượng lao động có trình
độ tháp, bước vào nền kinh tế thị trường đòi hỏi chất lượng lao động
phải thay đổi, phù hợp với xu thế chung.
Để có được sự đánh giá chính xác về thị trường lao động ở
nước ta cần xem xét đến hai yếu tố cơ bản tồn tại trên thị trường lao
động đó là cung của thị trường lao động và cầu của thị trường lao
động.
*Cung của thị trường lao động:
5
Năm 1948 nước ta có 42 triệu lao động chiếm 53,4% dân số.
Nguồn lao động ở nước ta dồi dào, hàng năm dố người lao động đến
tuổi lao động tăng thêm khoảng 1,4 triệu. Do vậy yếu tố để đánh giá
mức độ đáp ứng lao động là chất lượng lao động, sự dồi dào về lao
động không đồng nghĩa với khả năng đáp ứng nguồn lao động cho thị
trường lao động.
Số lượng
Số lượng lao động ở nước ta là đông và có thể đảm nhận được
tối đa vấn đề công việc cần lao động giải quyết nhưng trên thực tế,

lao động vẫn thiếu. Việc mà công việc cần lao động vẫn chưa được
đáp ứng tối đa. Sở dĩ như vậy là do lao động ở nước ta còn vướng
mắc những hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất: Về sức khoẻ, dù đã có những thay đổi tích cực về
chất lượng sức khoẻ lao động trong những năm gần đây nhưng ta
thấy nước ta xuất phát điểm là một nước nghèo, đời sống nhân dân về
vật chất còn rất kém, dẫn đến thể chất của lao động có nhiều hạn chế,
dẫn đến khả năng tham gia vào những công việc đòi hỏi sức khoẻ còn
hạn chế.
Thứ hai, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm
cho lề lối tác phong lao động của người lao động còn chậm chễ, tác
phong lao động còn chưa hiện đại, chưa đáp ứng được hết những đòi
hỏi của quá trình sản xuất công nghiệp. Sự chủ động và ý thức sáng
tạo trong bộ phận lao động còn hạn chế, phần lớn lao động chỉ làm
tròn việc, hay làm những gì mà người khác giao cho chứ không có
sáng tạo nhiều trong quá trình tham gia sản xuất.
Thứ ba, chất lượng lao động cần nâng cao hơn, sở dĩ như vậy là
do trình độ văn hoá và cơ cấu trình độ đào tạo của lao động tham gia
thị trường lao động dẫn đến năng suất lao động xã hội chung còn kém
6
và trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tăng năng suất lao động, hay xa
hơ là thu hút lao động. Thời kỳ năm 1990 - 2000 năng suất lao động
nước ta chỉ đạt 734 USD/lao động/năm, tức là chỉ tăng 25,7% so với
Trung Quốc, bằng 44,4% so với Inđônêxia và chỉ bằng 0,9% so với
Hoa Kỳ.
Cơ cấu lao động ở nước ta còn bất hợp lý, thể hiện ở bảng sau:
Bảng cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên theo chuyên môn:
1997 1998 1999
Không có chuyên môn 87,69 87,71 86,7
Trình độ sơ cấp 1,77 1,51 1,64

Công nhân kỹ thuật 4,58 4,39 4,75
Trung học chuyên
nghiệp
3,84 3,80 4,05
Cao đẳng và đại học 2,28 3,34 2,97
Trên đại hoạ 0,03 0,05 0,08
Tổng cộng 100 100 100
Qua số liệu trên cho thấy lao động không có trình độ chuyên
môn ở nước ta khá cao (chiếm trên 80% tổng số lao động) tỉ lệ công
nhân kĩ thuật thấp, thậm chí có xu hướng giảm.
Trong tổng số lực lượng lao động, lao động nông thôn chiếm
3/4, trong đó tổng số lao động nông thôn thì lao động nông nghiệp đã
chiếm tỉ trọng 77%.
Nhìn chung, nguồ lao động nước ta cung cấp cho thị trường lao
động xét về số lượng là rất lớn, hoàn toàn có thể đáp ứng được cầu
lao động trên thị trường, nhưng thực tế không như vậy, lao động dồi
dào mà vẫn thất nghiệp, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế và
chưa có sự gắn kết giữa ngành nghề đào tạo với nhu cầu của thị
trường, sử dụng lao động. Lao động không đáp ứng được tính chất
của công việc, không đảm nhận được công việc.
7
Nói tóm lại đặc điểm nguồn lao động nước ta rất dồi dào, vấn
đề đặt ra là xắp xếp lao động phù hợp với công việc, sao cho giảm tỉ
lệ thất nghiệp, đồng nghĩa với tăng thu nhập cho người lao động.
*Cầu của thị trường lao động:
Nước ta mặc dù đang trong thời kì chuyển đổi, cơ cấu ngành
của nền kinh tế đang được điều chỉnh nhưng cơ cấu lao động phân
theo ngành của nền kinh tế vẫn đang thay đổi rất chậm. Từ năm 1991
đến 1999, lao động nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu, giảm từ
73,2% xuống 67%, tăng lao động tham gia hoạt động kinh tế.

Lao động trong công nghiệp chiếm tỉ lệ thấp 12,7% lao động
trong lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh nhưng với tốc độ chậm, từ 14,3%
năm 1991 lên 18,9% năm 1999.
Tỉ lệ lao động trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần
từ 10,5% năm 1991 xuống 8,28% năm 1998. Trong khi lao động của
khu vực ngoài quốc doanh tăng từ 89% lên 9% trong cùng thời kỳ.
Tuy rằng lao động nông thôn chiếm tỉ trọng lớn trong lực lượng
lao động, nhưng lao động trong nông nghiệp không được tuyển dụng,
một mặt do sức ép về dân số tăng nhanh, và lực lượng lao động mới
cũng từ đó mà tăng nhanh ở nông thôn, mặt khác do dịch chuyển cơ
cấu từ nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn cũng như sang các khu vực khá của nền kinh tế diễn ra rất chậm,
các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn rất đa dạng, chủ yếu là
tiểu thủ công nghiệp, gia công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất…, cũg chỉ thu
hút và giải quyết được một phần nhỏ lao động nông thôn với số lượng
quá đông.
Đối với khu vực thành thị ở nước ta tỉ lệ thất nghiệp cũng khá
cao, điển hình là ở thành phố lớn Hà Nội 9,09%, thành phố Hồ Chí
Minh là 6,76%. Trong số thất nghiệp ở thành thị tỉ lệ cao nhất rơi vào
8
nhóm người trẻ tuổi từ 15-24 và 25  34 tuổi, số này chủ yếu là học
sinh phổ thông chưa tốt nghiệp, sinh viên đại học ra trường không
xin được việc làm.
Ngoài ra do sự hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp
nhà nước nên tạo ra một sức ép khổng nhỏ đến vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động như: lao động dôi dư sau khi sắp xếp lại sản
xuất, lao động nghỉ việc, không lương do không có việc làm.
Bảng tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị chia
theo nhóm tuổi (%).
Năm

Tuổi
% so với tổng số lực lượng
lao động
% so với tống số thất nghiệp
1996 1997 1997 1996 1997 1997
15-24 21,3 11,4 13,5 42,7 37,2 36,0
25-34 10,6 10,6 6,0 7,1 32,0 32,3
35-44 5,7 4,1 4,1 10,1 20,9 20,9
45-54 4,8 3,7 3,8 6,0 8,7 8,7
55-59 7,2 4,6 3,0 1,3 1,2 1,5
≥ 60
5,7 1,7 1,2 1,1 0,2 0,6
100% 100% 100%
Như vậy, thực trạng lao động ở nước ta là vừa phải đối mặt với
vấn đề thất nghiệp, tỉ lệ người lao động đến tuỏi lao động không tìm
được việc làm càng ngày càng trở nên phức tạp, tác động đến nhiều
mặt của nền kinh tế và xã hội.
Do đặc điểm lao động ở nước ta như đã nêu ra ở phần trên , vẫn
còn tồn tại rất nhiều bất hợp lý, từ cơ cấu lao động, phân bố lao
động… dẫn đến năng suất lao động còn rất thấp. Vấn đề đặt ra là tìm
ra giải pháp trước mắt là tận dụng hơn nữa nguồn lao động ở nông
thôn, cân bằng thị trường cung cầu lao động, sau đó hướng tới ổn
định lao động trong các ngành sản xuất.
9
Ở nước ta trước thực trạng nguồn lao động nhưvậy, Đảng và
Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình hình, và kết
quả là trong những năm trở lại đây lao động nước ta đã giảm được
phần nào tỉ lệ thất nghiệp. Cơ cấu lao động có nhiều biến đổi.
Trong các giải pháp mà nước ta đã thực hiện nhằm sử dụng
hiệu quả nguồn lao động đều nhằm mục đích tận dụng tối đa nguồn

lao động, tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, đưa đén mục đích phát
triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. Giải pháp phát triển, sử dụng hiểu quả nguồn lao động.
1. Giải pháp phát triển cầu lao động.
Trong thời gian gần đây việc thu hút lao động thông qua công
nghiệp hoá ở nước ta không đem lại hiệu quả như mong đợi vì từ năm
1991 tốc độ tăng trưởng của công nghiệp còn thấp, chưa tạo ra được
tốc độ tăng trưởng song song về việc làm.
Trong những năm về trước tốc độ tăng trưởg của công nghiệp
nước ta khá cao nhưng tốc độ tăng của công nghiệp ở nước ta không
trực tiếp dẫn đến việc giải quyết việc làm từng bước, nghĩa là công
nghiệp tăng nhưng nhu cầu việc làm không tăng.
Cùng với việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, nhà nước cũng cần phải có những chính sách phát triển
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, lựa chọn công nghệ
phù hờp với trình độ lao động và mục tiêu tạo công ăn việc làm.
Vấn đề tạo việc làm cho lao động nước ta phát triển không chỉ
dựa vào sự phát triển của khu vực công nghiệp mà còn cần tạo công
ăn việc làm trong các khu vực khác của nền kinh tế. Nước ta cần
quan tâm đến các vấn đề sau:
10
Kinh tế tư nhân cần được mở rộng hơn nữa, cho phép các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân được quyền tham gia nhiều hơn
vào các lĩnh vực sản xuất kinh tế.
Cần khuyến khích các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn,
đây phải là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút được sự tham
gia của lao động nông thôn.
Các ngành nghề ở nông thôn gồm công nghiệp chế biến nhỏ, cơ
khí, xây dựng các nghề thu công truyền thống… Vì thế cần có chính
sách phát triển công nghiệp nhỏ phát triển và khôi phục các làng

nghề truyền thống.
Để làm được vấn đề này cần thiết lập ra môi trường thuận lợi ở
tầm vi mô nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực nông thôn.
Thiết lập một hệ thống chính sách đồng bộ cần được triển khai và
thực hiện là:
Một hệ thống chính sách và pháp luật rõ ràng nhằm củng cố và
hỗ trợ phát triển kinh tế.
Tăng đầu tư co sở vật chất hạ tầng phục vụ xã hội và nông
thôn.
Do thị trường lao động mới được hình thành nên việc tiếp tục
hoàn thiện khung phổ luật pháp cho nóvận hành trong nền kinh tế thị
trường là cần thiết.
2. Giải pháp về cung lao động:
Đối với nước ta cung lao động cũng cần được quan tâm đúng
mức, cần điều tiết sự gia tăng dân số và số lượng lao động - nâng cao
chất lượng - cơ cấu nguồn lao động đáp ứng cho quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình,
Đặc biệt tập trung cho khu vực nông thôn.
11
Hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa chế độ, cơ sở hạ tầng trong lĩnh
vực đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, lao động có trình độ
cao.
Sắp xếp, phân bố hợp lý nguồn lao động, có chính sách hỗ trợ
và khuyến khích lao động.
Có chiến lược qui hoạch lao động, cải tạo nguồn lao động hiện
có, tức là đầu tư cho việc phát triển lao động về chất.
Lao động nước ta dồi dào, nhưng trình độ còn thấp, tập trung
không đồng đều, nhưvậy vấn đề đặt ra là giải quyết công ăn việc làm
cho lực lượng lao động, hạn chế sử dụng lãng phí lao động.

Trong thời kì nước ta đẩy nhanh công cuộc hiện đại hoá đất
nước, nguồn lao động cần phải được trang bị tác phong công nghiệp,
tham gia vào hoạt động sản xuất với hiệu quả cao nhất.
Như vậy giải pháp để sử dụng một cách tốt nhất nguồn lao
động ở nước ta là kết hợp giữa cung lao động và cầu lao động nhằm
tạo ra sự cân bằng về cung cầu lao động trên thị trường lao động, hạn
chế sự lãng phí nguồn lao động, cũng như tăng thu nhập lao động,
nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước./.
12
MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1
MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
13

×