Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

đạo đức kinh doanh xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.27 KB, 42 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
Khái niệm đạo đức kinh doanh
Trước khi là doanh nhân, mọi doanh nhân đều phải là một người bình
thường. Vậy câu hỏi trên sẽ được đặt ra cho một người bình thường trước rồi sẽ áp
vào doanh nhân. Một người bình thường muốn có tiền phải thu phục được niềm tin
của người khác để được giao tiền. Sau đó họ phải có uy tín để bảo đảm là sẽ trả lại
tiền cho người ta theo nguyên tắc “tiền trả cao hơn tiền nhận”, hay “trả cả gốc lẫn
lãi”.Doanh nhân khác với người thường ở chỗ là người có tài chứ còn để có tiền họ
không thể làm khác. Vậy họ cũng phải làm gì đó để thu phục niềm tin của người
khác và để có uy tín? Đó là một con đường họ phải theo khi hành xử công việc. Đó
là “Đạo kinh doanh”.
Người Do Thái cư xử với nhau theo 10 Điều Răn và doanh nhân của họ có
Đạo kinh doanh. Doanh nhân phải có một số đức tính căn bản như người thường để
thu phục niềm tin của người khác và để bảo đảm cho sự cam kết của họ.
Đối với các dân tộc khác không phải là người Do Thái, thì sách vở từ ngàn
xưa đã chỉ, các tôn giáo đã khuyến khích, có một số đức tính căn bản cho họ. Đó là:
sự chăm chỉ, trung thực, biết điều và không tham lam. Do giới hạn ở đây ta không
bàn về mỗi đức tính mà chỉ nhìn nhận chúng là những đức tính căn bản, sẽ giúp mở
rộng ra các đức tính khác; giống như ba màu căn bản tạo nên bảy màu rồi 256 màu
sắc khác nhau trong… máy vi tính.
Bốn đức tính này là căn bản của một con người bình thường và chúng cũng
áp dụng cho doanh nhân. Riêng doanh nhân cần do có nhiều người dưới quyền thì
phải thêm hai đức tính nữa là tính sòng phẳng và lòng biết ơn. Cộng sáu đức tính
đó lại với tài kinh doanh thì sẽ có một doanh nhân xuất hiện. Và người này sẽ có
nhiều tiền, hay nhiều tiền sẽ đến với họ.
Vậy “Đạo kinh doanh” phải có trong nó sáu đức tính căn bản kia. Chúng là
đức tính cốt lõi. Khi tài ba của doanh nhân giúp họ nhận ra cơ hội, tính mão để xác
1
định lời lãi rồi quyết định thực hiện thì sáu đức tính cốt lõi sẽ hướng dẫn họ hành
động.
Khi được hướng dẫn bởi các đức tính đó, doanh nhân sẽ giữ được chữ tín


trong kinh doanh; biết liên kết trong làm ăn; đối đãi với khách hàng; cư xử với
đồng sự cùng nhân viên. Đạo mà họ giữ sẽ được giải thích để họ có thể theo đuổi
một cách kiên trì; lúc ấy triết lý hay tư tưởng cho “Đạo kinh doanh” sẽ xuất hiện.
Hành động dẫn tới triết lý và nó dựa trên đạo đức. Triết lý giúp con người
thăng hoa, đạo đức giúp họ bền vững. Doanh nhân có một sợi dây đạo đức chung,
một triết lý chung thì chúng là một chất keo để kết họ lại với nhau. Hội nọ đoàn kia
ra đời. Và khi kết lại được như thế doanh nhân sẽ có rất nhiều tiền. “Đạo kinh
doanh” có nội dung, vị trí và tác động như thế.
Hiện nay, chúng ta bàn về “Đạo kinh doanh” là vì trong những mức độ khác
nhau có doanh nhân rất tài, có tiền nhưng không có đủ các đức tính căn bản của
“một người bình thường”. Lỗi đó là do lịch sử.
Vào một thời, giáo dục của chúng ta đã không coi trọng việc dạy dỗ và hun
đúc các đức tính căn bản ấy cho mỗi người để chúng khi thì là cái thắng bên trong
ngăn cản họ làm xấu, lúc là động lực nội tại thúc đẩy họ làm tốt. Cách chúng ta đã
làm là áp một sức mạnh từ bên ngoài vào để bó buộc; nên khi sự bó buộc kia mất
thì con người không có một nghị lực bên trong.
Thí dụ, muốn khuyến khích sự chăm chỉ chúng ta nêu khẩu hiệu “lao động là
vinh quang”. Khi ở một mình, nếu một người biết tự nhủ “ta phải chăm chỉ” thì họ
sẽ bó buộc mình làm; còn nếu bảo “để vinh quang” thì họ sẽ bảo “tôi không cần”
và… đi chơi! Doanh nhân chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự thiếu sót chung này. Họ có
tài, có tiền nhưng thiếu “Đạo kinh doanh”.
Một con sâu đã làm rầu nồi canh khiến chúng ta lo ngại. Nếu so sánh với sự
kiện là chúng ta không bao giờ bàn về một quân đội anh hùng bởi vì nhân dân ta
anh hùng; vậy khi phải bàn về “Đạo kinh doanh” thì chúng ta thấy xã hội chúng ta
2
thiếu cái gì.Vì thấy thiếu cái đó nên cũng đã có những người có lòng và có hoài bão
đi tìm các giải pháp để chuyển tải Đạo kinh doanh đến với xã hội. Theo thiển ý đây
là công việc vô vọng. Trong một xã hội, tầng lớp doanh nhân không đông so về tỷ
lệ, vì họ là những người tài ba.
Trong vị thế ấy họ không thể chuyển tải Đạo kinh doanh đến với xã hội mà

phải là ngược lại. Đa số thành viên của xã hội phải có những đức tính tốt căn bản
của “một người thường” để họ làm gương, làm mẫu mực, và là áp lực cho doanh
nhân phải làm theo, khi tài ba của họ hé mở rồi nở rộ.
“Đạo kinh doanh” là cách thức mà các doanh nhân cư xử với nhau và cho
những ai có quyền lợi liên quan (stakeholders) với họ, nghĩa là trong giới của họ.
Xã hội còn có những người khác với những nghề nghiệp khác mà không giống
doanh nhân. Họ không có những tài ba như của doanh nhân nên không cần phải có
“Đạo kinh doanh”; họ có những đạo khác; nhưng sở dĩ họ giao tiếp được với doanh
nhân vì cả hai có những đức tính cơ bản ít nhiều giống nhau.
Thực ra, khi vứt bỏ nghề nghiệp của mình đi thì tất cả đều là “một người
bình thường”. Một điều cũng rất quan trọng là khi doanh nhân có “Đạo” thì xã hội
phải đáp ứng lại; kẻo cái “Đạo” của doanh nhân khiến họ bị lừa lọc! Cuộc sống là
một sự tương tác vĩnh cửu. Đây là một sự thật hiển nhiên giống như nhân dân anh
hùng tạo nên quân đội anh hùng.
Ngoài ra, khi đang thiếu như thế thì không nên nhấn mạnh quá nhiều đến yếu
tố Việt Nam của “Đạo kinh doanh”. Anh có cái gì? Yếu tố đó có thể chỉ là một liều
lượng ít hay nhiều của các đức tính cốt lõi kia và cách thức biểu lộ; nhưng không
thể bảo: “Ở Việt Nam tôi là không có loại đức tính đó”. Liệu chúng ta có thể giao
dịch với nhau lâu khi mà một bên không biết điều chăng? Vậy biết điều là đủ, cần
gì phải Việt Nam?
Do vậy, “Đạo kinh doanh” phải được hun đúc từ những đức tính căn bản tồn
tại trong đa số thành viên của xã hội. Doanh nhân xuất phát từ xã hội rồi dùng sự
3
thành công của mình để giải quyết những vấn đề xã hội và làm cho cuộc sống trở
nên tốt đẹp hơn. Việc ấy giống như nhân dân anh hùng sản sinh ra quân đội anh
hùng và đất nước bình an. Không có chiều ngược lại.
4
CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH XƯA VÀ NAY
1. Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
a. Đỉnh cao của phong trào duy tân

Bỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm,
dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho
gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập
đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại
trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là
đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
Cánh chim đầu đàn
Theo Nguyễn Hiến Lê: “Cụ Tây Hồ (Phan Châu Trinh) là người mở đường
cho phong trào Duy Tân ở nước nhà. Lập Nghĩa Thục một phần công lớn là của
cụ, gây tư tưởng mới ở Quảng Nam là cụ, đi khắp nơi diễn thuyết là cụ, khuyên
quốc dân cắt tóc là cụ, liệng cái phó bảng ra mà lập hiệu buôn cũng là cụ, bỏ tục
nhuộm răng, vận Âu phục bằng nội hoá thì người đầu tiên cũng là cụ”. Thế nhưng,
khi Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập, Phan Châu Trinh chỉ nhận làm người tham
gia giảng dạy bình thường.
Nhiều tài liệu cho rằng Đông Kinh Nghĩa thục là trường học miễn phí và dạy
theo lối cải cách đầu tiên ở Việt Nam. Thực ra trước đó, năm 1905 tại Bình Thuận
đã ra đời một ngôi trường tương tự, cũng từ chủ trương của cụ Phan Châu Trinh, đó
là trường tư thục Dục Thanh, do ông Nguyễn Trọng Lội mở, ông Lương Thúc Kỳ
(nhạc phụ của Phan Khôi) giảng dạy. Phí tổn đều do công ty Liên Thành (cũng do
ông Lội lập) chu cấp. Một số thanh niên Nam kỳ (đất thuộc Pháp) cũng ra đây học.
Nguyên cuối năm 1904 Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc
kháng chu du mấy tỉnh miền Trung. Đến Bình Thuận, Phan Châu Trinh bị bệnh
phải ở lại. Thời gian này ông cùng với Hồ Tá Bang lập một thư xã ở đình Phú Tài
để giảng sách Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Nguyễn Trọng Lội nhiệt thành dự
5
khán những cuộc thuyết trình ấy. Đây chính là bước tập dượt để Đông Kinh Nghĩa
Thục ra đời.
Nhà thờ cụ Phan Châu Trinh
Đem nhà
làm trường

Những cuộc
bàn bạc đầu tiên
cho sự ra đời của
Đông Kinh Nghĩa
Thục bắt đầu từ
năm 1906 tại nhà ông Lương Văn Can, số 4, phố Hàng Đào, Hà Nội. Chính ra đó là
những cuộc luận bàn “quốc sự”. Trong những cuộc luận bàn ấy, Phan Châu Trinh
có kể khá cặn kẽ về hoạt động của Kháng Ứng Nghĩa Thục, nơi đào tạo các nhà
tiền bối duy tân của Nhật, mà ông có dịp khảo sát tường tận trong thời gian ba, bốn
tháng qua Nhật.
Hôm quyết định thành lập, cũng tại số 4 Hàng Đào có mặt các ông Lương
Văn Can, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học…
nhưng lại vắng mặt Tăng Bạt Hổ và Phan Châu Trinh. Người cao tuổi hơn cả là
Lương Văn Can được các đồng chí nhất trí tôn làm thục trưởng.
Về tài chánh, hội viên
tự ý góp bao nhiêu cũng được
và quyên thêm ở những chỗ
quen, hảo tâm. Tiền - thục
trưởng quản chi, nhưng sổ
6
Phố Hàng Đào thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
sách do Nguyễn Quyền giữ. Dự kiến sẽ lập một trường tại Hà thành, sau đó sẽ phát
triển ra các tỉnh. Đến khi chọn địa điểm, do tài chánh còn eo hẹp, Lương Văn Can
đề nghị lấy nhà mình làm cơ sở ban đầu, vì nhà có một cái gác tẩu mã
(1)
, chứa được
vài trăm học sinh, mặc dù dưới đất đang là cửa hàng kinh doanh tơ lụa của vợ ông.
Dự kiến khi học sinh đông hơn, sẽ mướn thêm nhà số 10 ở bên cạnh. Nhà này còn
rộng hơn nhà ông Can, vốn là của ông Hương cống Sùng, một phú gia bậc nhất đất
Hà thành hồi trước, giờ đã bán lại cho ông Phạm Lẫm và đang rất trống vì ông Lẫm

đi làm Bố chánh ở Vĩnh Lại, Hưng Hoá. Nhà này ăn thông từ Hàng Đào sang Hàng
Quạt, dài trên 50m, có chỗ rộng hơn 30m, cũng có gác tẩu mã và cả một hoa viên.
Về sau trường đã thuê được địa điểm này để phát triển theo dự kiến.
Hai người đảm nhiệm việc lập các thủ tục xin phép lập trường tại phủ Thống
sứ Bắc Kỳ là Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn.
Cả nhà cùng “Nghĩa Thục”
Dù chỉ bằng truyền miệng, nhưng tin tức trường Đông Kinh Nghĩa thục sắp
ra đời lan rất nhanh khắp cả hai vùng đất bảo hộ, miền Bắc và miền Trung. Việc
học trò đi học không phải mất tiền là một việc chưa từng có. Nhưng điều mà người
ta chú ý nhiều hơn cả là về các vị giáo sư sẽ giảng dạy ở đây. Họ là những danh sĩ
tâm huyết của đương thời, không chỉ có những tú tài, cử nhân nhưng bất cần áo
mão cân đai, mà còn có cả những nhà trí thức tây học tên tuổi. Danh sách ứng sinh
đăng ký theo học dồn dập đổ về địa chỉ số 4 Hàng Đào. Trong khi đó thủ tục xin
phép đã nộp gần hai tháng mà nha Thống sứ vẫn cứ im lặng. Nguyên do là vì… cái
tên. Nghĩa thục là trường dạy không lấy tiền, nhưng mật thám Pháp lại thấy nó gần
với hai chữ nghĩa quân, là từ mà dân chúng đang
gọi quân gia của ông Hoàng Hoa Thám trên Yên
Thế! Một phụ huynh, là dân Tây học, nóng lòng
xin cho con học, mách nước với ông Lương Văn
Can: Theo lệ Tây, chưa cho phép mà không bác
7
bỏ, xem như mặc hứa. Vì vậy có thể mở lớp ngay được. Nhưng để an toàn, nên mở
ngay hai lớp nhỏ nhất, một lớp cho con trai, một cho con gái và chỉ dạy chữ quốc
ngữ. Quốc ngữ là lợi khí để khai dân trí, nhưng hợp với chiêu bài “khai hoá” mà
người Pháp không có lý do gì cấm.
b. Chấn hưng công thương, kỹ nghệ
“Tôi cầm bút ký tờ đoạn mãi mà tay run lên. Từ nhỏ, có bao giờ dám động
tới di sản của tổ tiên đâu”. Đó là lời thuật lại sau này của bà Lương Văn Can khi bà
ký vào giấy tờ bán hiệu buôn Quảng Bình An ở Hàng Ngang, lấy 7.000 đồng đưa
chồng tiêu vào việc trường

Những tấm lòng vàng :Theo Nguyễn Hiến Lê, những nhà quyên tiền nhiều
nhất là hiệu kim hoàn Thế Xuân ở Hàng Bạc và hiệu hàng tấm (tơ lụa) Phúc Lợi ở
Hàng Ngang. Hồi mới phát động, dân khí đang lên, ai nghe nói giới cựu học và tân
học bắt tay nhau mở mang dân trí, chấn hưng đất nước cũng hăm hở kẻ góp công
người góp của. Nhưng việc chi tiêu cho Đông Kinh Nghĩa Thục đâu phải nhỏ mà
chỉ dựa vào lòng hảo tâm, thành ra không bao
lâu, việc tiền bạc trở thành gánh nặng to lớn. Chỉ
sau nửa năm hoạt động, bà Lương Văn Can phải bán đi hiệu buôn như phần trên đã
nói.

Đưa môn kinh tế vào trường: Điều này chính Phan Châu Trinh cũng đã
tiên lượng, khi bàn đến việc quyên tiền, ông có nói: “Chúng ta có cái dũng khí độc
lập cả ngàn năm rồi, trăm lần bẻ mà không gãy. Tôi có dịp chu du các nơi, những
người hưởng ứng có tới số ngàn, chỉ tiếc một điều, người có hằng sản thì không có
hằng tâm, người có hằng tâm thì hầu hết là bần sĩ, mỗi khi nghĩ tới việc đó, tôi
thường thở dài, biết làm sao đây?”. Trước đó, chính Phan Châu Trinh cũng là
người đầu tiên nêu gương chấn hưng thực nghiệp khi cho khai trương Quảng Nam
8
Lương Văn Can
thương hội, mở xưởng dệt rồi may cho mình một bộ Âu phục bằng chính thứ vải tự
dệt ấy.
Cho nên mở mang công thương nghiệp lúc đó là vấn đề cấp bách, trước mắt
là kiếm tiền trang trải cho Đông Kinh Nghĩa Thục và ủng hộ các học sinh Đông du.
Về lâu dài, nó là nền tảng của toàn bộ công cuộc duy tân đất nước.
Những chủ trương phát triển công thương, kỹ nghệ này trước hết được đưa
vào trong chương trình học của nhà trường. Sách Quốc dân độc bản, một tài liệu
giáo khoa quan trọng của trường, có 79 bài thì có tới 24 bài (từ bài 56 đến bài 79)
đề cập trực tiếp đến các vấn đề thuộc về
kinh tế, kỹ nghệ. Cho đến nay chưa biết
được các soạn giả đã tham khảo các

nguồn tài liệu nào để viết về các vấn đề
kinh tế học. Theo phỏng đoán có thể họ
tham khảo từ các sách Tân văn, Tân
thư và Tân báo (từ Trung Quốc, Nhật
Bản), các sách báo kinh tế của người
Pháp, và từ chính các vấn đề kinh tế nổi
cộm đang diễn ra ở Việt Nam lúc đó.
Trong các luận điểm về kinh tế mà các
soạn giả nêu ra khá nhiều dẫn chứng từ
các nước Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Khi nhà nho đi buôn: Tiên phong trong việc này ở đất Bắc là ông Đỗ Chân
Thiết. Năm 1904, nhân vua Thành Thái ra bái yết lăng tẩm tổ tông ở làng Gia
Miêu, Thanh Hoá, Đỗ Chân Thiết cùng Phương Sơn thảo Hưng Quốc sách, nhảy xe
lửa vào tận Thanh Hoá định dâng vua, nhưng bị viên tổng đốc Thanh Hoá gàn cản,
việc không thành. Hai ông trở về Hà Nội, rủ nhau đi buôn, mướn thuyền về Hải
Dương chở gạo lên Hà Nội bán. Thuyền về đậu bến cột Đồng Hồ mấy ngày, dân
9
Phố Mã Mây xưa, nơi ông Đỗ Chân Thiết
cùng Phương Sơn mở hiệu Đồng Lợi Tế
chuyên bán hàng nội hoá
buôn thấy thuyền của ông Cử, ông Nghè không ai dám tới mua, sau nhờ một bà
xuống bán dùm, chỉ nửa buổi đã hết. Sau hai ông gọi thêm vài người đồng chí hùn
vốn được vài ngàn bạc, mở hiệu Đồng Lợi Tế ở phố Mã Mây, chuyên bán hàng nội
hoá và tiệm thuốc bắc, hiệu Tuỵ Phương gần ga Hàng Cỏ.
Ông Hoàng Tăng Bí mở hiệu Đông Thành Xương ở Hàng Gai, vừa buôn bán
vừa làm công nghệ, lần đầu dùng
khung cửi rộng dệt xuyến bông
nhuộm đen; chế các loại trà mạn, trà
tàu, trà ướp sen. Hiệu Các Thành ở
Hàng Gai, hiệu Hồng Tân Hưng ở

Hàng Bồ cũng mở vào lúc ấy. Phong
trào từ đó lan ra các tỉnh. Ông Tùng Hương mở hiệu Phúc Lợi Tế ở Phúc Yên và
Hưng Lợi Tế ở Hưng Yên. Ở Việt Trì, ông Nguyễn Trác mở hiệu Sơn Thọ. Hai
hiệu Sơn Thọ và Đông Thành Xương có vốn lớn nhất, trang hoàng đẹp, bán nhiều
đồ nội hoá như quạt lông, đồ tre đan Đại Đồng Sơn, khai trúc Nghệ An, giày Kinh,
lãnh Bưởi, lãnh Sài Gòn…
Lập đồn điền, khai mỏ : Nghĩa Thục còn khuyến khích đồng chí lập đồn
điền để khuếch trương nông nghiệp. Ông Bùi Đình Tá cùng hùn vốn với người bạn
là Phan Tứ, khai phá một đồn điền ở Mỹ Đức, gần chùa Hương. Ông Tá là dân Tây
học, đỗ đạt, được bổ thông ngôn rồi thăng tham tá. Chẳng những là người nhiệt tâm
dạy giúp Nghĩa Thục từ khi mới mở, ông còn là người lập ra một cô nhi viện đầu
tiên ở Việt Nam. Việc ông mở đồn điền ở Mỹ Đức là để có phương tiện nuôi trẻ mồ
côi. Trên Yên Bái còn có một đồn điền được khai phá ở Yên Lập, rộng 50 mẫu,
khai rừng đốt than và trồng ngô, lúa. Vì đây là vùng rừng âm, nước độc, nhân công
từ xuôi lên lần lượt ngã bệnh, rồi cũng phải bỏ dở.
Một việc ít ai biết là những người trong Nghĩa Thục còn có nhiều chuyến sục
sạo trên vùng thượng du Bắc Việt và đã tìm được một số mỏ như than, chì, kẽm,
10
Phố Hàng Gai nơi ông Hoàng Tăng Bí mở xưởng dệt,
chế biến các loại trà
lưu huỳnh… Một đoạn ghi chép của Nguyễn Hiến Lê: “Các cụ lên miền rừng núi,
hỏi dò thổ dân, thấy chỗ nào nghi có quặng là đem về ít cục đá, đất, giao cho phòng
thí nghiệm phân tích sau khi đóng tiền 5 đồng mỗi lần. Nếu phòng thí nghiệm bảo
là có quặng, các cụ đóng thêm tiền, đón kỹ sư đến tận nơi xem xét, sau cùng mướn
người cắm mốc bốn bên, vẽ bản đồ xin đóng thuế khai mỏ”.
Nói chung, giới nho sĩ chủ trương đều thiếu kinh nghiệm quản trị, thiếu vốn,
thiết bị kỹ thuật nên các công trình chỉ để lại tiếng vang, kích thích lòng yêu nước
là chính. Tuy nhiên, các cơ sở kinh tế nói trên còn là nơi gặp gỡ thuận tiện để họ
bàn bạc chuyện khác, quan trọng và cao cả hơn.
100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm

nguyên nhân mất nước không phải ở đâu khác mà là ở trong văn hoá, trong “những
nhược điểm cơ bản về văn hoá của xã hội Việt Nam”. Nhược điểm, thua kém so
với ai? “So với phương Tây”. Nói cách khác, theo ngôn ngữ ngày nay, ông là người
Việt Nam đầu tiên nhận ra cuộc toàn cầu hoá thời bấy giờ, cuộc toàn cầu hoá lần
thứ nhất, trong đó Việt Nam đã thua, vì vẫn sống như chưa hề có thực tế thời đại to
lớn đó. Thời đại đã thay đổi. Đối thủ của chúng ta đã thay đổi. Trong tất cả các
cuộc chống ngoại xâm suốt hàng ngàn năm trước, có những lần tương quan lực
lượng giữa ta và kẻ thù từng rất chênh lệch bất lợi cho ta, song cả hai đều thuộc về
cùng một thời đại lịch sử, đấy đều là những cuộc xâm lược và chống xâm lược
trong nội bộ chế độ phong kiến phương Đông. Lần này khác hẳn: chúng ta thua,
một cách tất yếu, vì thấp hơn đối thủ của
mình một thời đại. Muốn cứu dân tộc, phải
khắc phục khoảng cách về thời đại đó, đưa dân tộc mình lên ngang cùng thời đại
với đối thủ của mình, rồi từ đó mới có thể giải quyết mọi vấn đề trên cùng một bình
diện thời đại với họ. Cũng có thể nói cách khác: Phan Châu Trinh đã tiến một bước
rất xa trong nhận thức về số phận dân tộc; ông không chỉ đặt vấn đề độc lập dân
tộc, ông đặt vấn đề phát triển dân tộc, ông cho rằng phải nhìn và đặt vấn đề độc lập
11
Phan Châu Trinh
(1872-1926)
dân tộc trong toàn bộ vấn đề rộng xa hơn nhiều là phát triển dân tộc trong một thời
đại đã đổi khác một cách căn bản
Nhìn lại phong trào Duy Tân - Phan Châu Trinh, có điều có thể coi là hết sức
kỳ lạ: không hề có tổ chức đảng
hay mưu đồ khởi nghĩa nào hết,
như tất cả các phong trào yêu nước,
cứu nước trước đó và cả sau đó.
Chỉ có một cuộc khai hoá rộng lớn
và sâu sắc, bằng một công cuộc
gieo rắc vào quảng đại quần chúng

những kiến thức và tư tưởng mới,
làm cho quần chúng đang sống trong cõi tối tăm mịt mùng ấy biết rằng có một thế
giới mênh mông bao quanh mình, cái mà ngày nay ta gọi là một cuộc toàn cầu hoá
đang diễn ra, mình đang sống trong thế giới ấy, mình phải và có thể vươn tới, hoà
nhập vào cái thế giới ấy, cái thế giới trong đó mỗi con người đều có những quyền
của mình, mà mình đang không được hưởng. Công việc “tổ chức” chủ yếu của
phong trào Duy Tân là gieo rắc tri thức. Phan Châu Trinh là người có lòng tin
khổng lồ vào sức mạnh của tri thức. Ông tin tưởng sâu sắc rằng nhân dân có tri
thức thì có thể lay trời chuyển đất. Ông căm ghét đến xương tuỷ sự ngu muội,
chính sách ngu dân, quyết liệt chống lại nền giáo dục hư học chỉ nhằm ngu dân,
nhốt chặt dân tộc trong vòng u mê tối mò. Ông chủ trương một cuộc đại vận động
dân chủ, dân quyền (Nguyễn Sinh Sắc gọi Phan Châu Trinh là “Nam quốc dân
quyền tiên tổ chức”, người tổ chức nền dân quyền đầu tiên ở nước Nam). Và dân
chủ, dân quyền, đối với ông, trước tiên, tiên quyết là quyền được thông tin, như
cách nói ngày nay. Dân biết. Người dân phải được biết mình có những quyền gì, và
biết rằng mình chưa được hưởng những quyền đó. Dân biết thì dân sẽ đứng dậy. Sẽ
tự quyết định vận mệnh của mình. Trao sự hiểu biết cho dân, có thể nói đó là tất cả
12
nội dung chủ yếu của phong trào Duy Tân - Phan Châu Trinh. Cho nên, phong trào
ấy, rất kỳ lạ và rất thú vị, về cơ bản lại là một cuộc vận động cải cách giáo dục vĩ
đại, vĩ đại vì nội dung tân tiến và cả vì quy mô của nó, ngay trong lòng chủ nghĩa
thực dân.
100 năm đã qua. Có phải vấn đề hôm nay là tiếp tục công cuộc “cách mạng
tân văn hoá”, như cách gọi của Hoàng Xuân Hãn, mà lịch sử, với tất cả sự thật khắc
nghiệt của nó, đã buộc chúng ta còn để dở dang từ ngày còn người ấy, “khuôn mặt
sáng giá nhất của Việt Nam” đầu thế kỷ XX đã khởi xướng, và chưa xong.
Đông Kinh Nghĩa Thục đã đề ra một chương trình đào tạo với nội dung
phong phú, nhạy cảm với những biến đổi thời đại, gắn liền với thực tiễn sinh động
“tìm đúng cái cần xây, cần chống ngay tại xứ sở quốc gia mình”.
Nội dung giảng dạy trong nhà trường trải trên hầu khắp các lĩnh vực từ khoa

học cơ bản đến các ngành đào tạo thực nghiệp. Thử làm một phép so sánh với hệ
thống Nho học trước đây, ta có thể thấy sự biến đổi cả về lượng và chất, số lượng
các ngành đào tạo thậm chí còn hơn hẳn giáo dục Pháp - Việt.
Trong nội dung giảng dạy của mình, trường đã cập nhật những tri thức hữu
dụng mang tính thời đại. “Quốc dân độc bản” trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản nhất về hệ thống luật pháp, nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân.
Đặc biệt vấn đề chấn hưng công nghiệp được đặt ra một cách bức thiết.
Những người làm nghề buôn bán được trả lại địa vị xứng đáng. Các chí sĩ Đông
Kinh đã gạt bỏ những quan điểm lệch lạc xuất phát từ nền Nho học để có một cái
nhìn khách quan, đúng đắn và dân chủ hơn về tầng lớp thương nhân.
Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, những kiến thức liên quan đến
thực nghiệp mà nhà trường Đông Kinh cung cấp mới chỉ mang tính chất khai tâm.
“Quốc dân độc bản” có một loạt bài giải thích các thuật ngữ, khái niệm kinh tế:
“máy móc”, “máy móc sao lại làm hại công nhân”, “tránh cái hại của sự phân công
13
và sử dụng máy móc”, “ích lợi của đại công nghiệp”, “tiền công”, “tư bản”, “nhà tư
bản cũng có ích cho người nghèo”, “mậu dịch”, “tiền tệ”, “sec”…
Ngày nay chúng ta đang tiến hành từng bước cải cách giáo dục, gắn việc học
với thực tiễn, đó chẳng phải là mục tiêu chính của mô hình thực nghiệp Đông Kinh
đặt ra hay sao? Đông Kinh Nghĩa Thục là một gợi mở, một bước đệm quan trọng,
giáo dục Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện những trăn trở của các sĩ phu từ trăm
năm trước.
Trăm năm hàng Việt: Tháng 1.1908, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục bị
thực dân Pháp dẹp bỏ, đàn áp, song tư tưởng Duy Tân đã kịp lan toả khắp Bắc,
Trung, Nam. Liền sau đó tại Nam kỳ nổi lên cuộc vận động xã hội sôi nổi với tên
gọi mới là Cuộc Minh Tân. Hoạt động công khai của Cuộc Minh Tân là khuyến
khích sự tự cường kinh tế của người Việt với nhiều hoạt động sản xuất, kinh
thương đến tài chính, dịch vụ… mà người chủ soái là ông Trần Chánh Chiếu. 1.
Chủ soái của Cuộc Minh Tân

Muốn giành được độc lập, trước hết người Việt phải canh tân lại nền kinh tế,
phải làm chủ những tập đoàn kinh tế lớn đủ sức cạnh tranh với sự độc quyền kinh
doanh lúa gạo, nông thổ sản từ tay người Hoa; mở mang công kỹ nghệ để cạnh
tranh với hàng hoá người Pháp, chiếm lấy khu vực kinh tế dịch vụ đang manh nha
hình thành… Đó là những chủ trương đầy tham vọng của những người khởi xướng
Cuộc Minh Tân.
Nền kinh tế trong tay ngoại bang: Đầu năm 1908, tờ Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV)
phát hành số 1 (15.1.1908), chủ bút là Trần Nhật Thăng, một bút danh của ông
Trần Chánh Chiếu. Để khai sinh tờ LTTV, ông Chiếu phải thôi giữ chân chủ bút của
tờ Nông Cổ Mín Đàm và dù có quốc tịch Pháp, ông vẫn phải nhờ ông Pierre Jeanfet
cựu chủ tỉnh Chợ Lớn đứng giấy phép. Về sau cho thấy, LTTV là tiếng nói quảng
bá đầy hiệu quả của Cuộc Minh Tân. Thời ấy toàn bộ nhà băng đều nằm trong tay
người Pháp. Việc vay vốn ngân hàng là hết sức khó khăn, do thủ tục, lề luật phiền
14
hà, nhiêu khê. Nhà băng tây chủ yếu cung cấp vốn cho những nhà tư bản công kỹ
nghệ, các chủ đồn điền người Pháp chuyên trồng cây cao su và cây cà phê ở miền
Đông Nam kỳ trên vùng đất đỏ.
Cùng với việc nắm độc quyền thương nghiệp của người Hoa là sự đổ xô của
người Ấn đến Nam kỳ để nắm lấy độc quyền về việc cho vay bạc. Một con số
thống kê đáng lưu ý: Năm 1899 dân số Sài Gòn mới có 16.497 người Việt, thì Hoa
kiều đã lên tới 13.113 người; Pháp kiều 2.500 người (không kể quân đội đồn trú) và
Ấn kiều là 910 người.
Thời bấy giờ, những ông tân điền chủ ở Nam kỳ đang cần vốn để khẩn
hoang, mua thêm đất, cho tá điền vay vốn làm mùa. Người Ấn cho vay thủ tục đơn
giản, họ mang bạc cho vay đến tận nơi, không phải ra chính quyền, khi khó khăn
tranh chấp họ sẵn sàng thương lượng và nhân nhượng cốt thu hồi được vốn, không
phải kiện thưa ra toà. Cho nên, dù lãi suất cao gấp mấy lần ngân hàng nhưng điền
chủ vẫn thích vay của người Ấn vì sự thật số lãi nặng ấy, người lãnh cuối cùng là
nông dân chứ không phải họ. “Bạc cho tá điền vay ba phân mỗi tháng. 100 đồng
bạc vốn, năm đầu tiên té ra 136 đồng (vốn và lời); năm thứ nhì nếu tá điền không

trả nổi thì đập lời vô vốn, ra 184 đồng 9 cắc 6; năm thứ ba té ra 251 đồng 54
Sau mười năm, số nợ đầu tiên là 100 đồng kia trở thành 2.164 đồng 9 cắc. Nếu
thấy con nợ không đủ sức trả thì chủ điền bắt buộc giật nợ, cầm nhà, cầm đất ( ).
Ấy là tiền phóng trái, hậu đoạt điền” (Trần Quang Thuận, Phong Hoá tập giải,
trang 210 – 211).
Ông Trần Chánh Chiếu là người nhìn thấu rõ hiện tượng này. Tuy cũng xuất
thân từ tầng lớp điền chủ, cái vòng kinh doanh tài chính lẩn quẩn nói trên tuy người
điền chủ không hề bị thiệt mà còn tích luỹ ngày một nhiều đất hơn, song sẽ bần
cùng hoá toàn bộ giai cấp nông dân. Trong khi đó, Cuộc Minh Tân muốn đạt được
thành công phải có sự đồng lòng của toàn xã hội, mà nông dân là lực lượng đông
15
đảo nhứt. Và, cũng không thể tiến hành cuộc Minh Tân mà không có nguồn vốn
lớn. Ông Chiếu thường nói: “Phải có tàu lớn thì mới ra biển được”.
Gom góp lòng yêu nước
Để giải quyết điểm then chốt có tính quyết định cho việc thành bại các chủ
trương Minh Tân này, ông Chiếu đã đưa ra sáng kiến chưa từng có trước đó, là huy
động vốn. Ông thường xuyên nêu ý nghĩa của việc góp vốn này như một hành động
yêu nước, một ý thức tự cường dân tộc. Ông đã bán hết toàn bộ điền sản của mình
ở Rạch Giá và luôn là người có tên góp vốn đầu tiên để thành lập các cơ sở công kỹ
nghệ và thương mại trong cuộc Minh Tân.
Ngoài việc kêu gọi góp vốn thành lập các cơ sở kinh doanh của người Việt,
ông G. Chiếu còn chủ trương thành lập ở Sài Gòn một tổ chức kinh doanh tài
chính, dạng như một ngân hàng tín dụng, gọi là Hãng cho vay Sài Gòn – Chợ Lớn:
" lập một cái hãng cho vay, mỗi phần hùn 5 đồng, Hãng cho vay bạc rẻ hơn
người Ấn" (LTTV số 11).
Vài việc cụ thể:
Công ty nhà in: Kêu gọi góp vốn trên LTTV số 3, ra ngày 28.11.1907, dự
kiến 1.500 cổ phần, mỗi cổ phần 24 đồng, góp mỗi tháng 2 đồng, trong 12 tháng thì
có đủ số vốn là 36.000 đồng. “Hội này lập ra là có ý muốn mua một cái nhà in để
mà in nhật trình, cùng là sách vở, ( ) sách nói đủ việc cơ xảo, bán giá rẻ cho mọi

người, lớn, nhỏ, già, trẻ, nghèo, giàu đều đọc được”.
Mỹ Tho Minh Tân túc mễ tổng cuộc: Được hình dung như là một tổng công
ty xuất khẩu lúa gạo. Bên dưới là “ mấy tiệm nhánh ở các hạt thì đặt tên là Minh
Tân túc mễ phân cuộc. Tiệm cái phải đánh dây thép cho các phân cuộc hay biết giá
cả lúc gạo lên xuống. ( ) Trong xứ Nam kỳ ta, thì tôi tưởng chắc việc lúa gạo là
phần lợi thứ nhứt, vì đã nhiều mà tàu các nước tới lui ăn hoài, không khi nào ngớt
bến. Còn người Thanh thương (thương nhân Hoa kiều – NV) thời lập tiệm này
hãng kia trong xứ ta có trên hai trăm cái mà mua lúa và trữ lúa” (LTTV số 12).
16
Người khởi xướng cuộc vận động này là ông phó tổng Trần Văn Hài ở làng Lương
Phú, tổng Thạnh Quới, hạt Mỹ Tho. Theo kế hoạch, sẽ tìm số vốn là một triệu
đồng. Trong LTTV số 17, ngày 12.3.1908 cho biết đã có 25 vị ra vốn đầu tiên với
số tiền là 16.980 đồng, trong đó ông G. Chiếu góp 1.000 đồng.
Ước lập hoả thuyền: Với nhan đề này, ông tri phủ Nguyễn Bá Phước ở Bạc
Liêu kêu gọi phần hùn mua hai chiếc tàu để chở hành khách Sài Gòn – Đại Ngãi –
Bạc Liêu – Cà Mau theo đường biển. “Mỗi hiệu 3 đồng, mười hiệu vô một hùn là
30 đồng, ba ngàn hùn thì đủ sức khởi công” (LTTV số 25). Việc này về sau đã
thành hiện thực.
2. “Tập đoàn” kinh tế đầu tiên của người Việt
Trong những chủ trương phát triển công kỹ nghệ của ông Trần Chánh Chiếu
thì việc thành lập công ty Nam Kỳ Minh Tân công nghệ có thể được xem là táo bạo
nhứt.
Liên tục trên các số báo Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV) từ số 21, ra ngày
9.4.1908 đến số 49, ra ngày 22.10.1908, luôn có những thông tin về kết quả vận
động, tổ chức và bước đầu đi vào hoạt động của công ty này.
Kinh doanh đa ngành
Có thể hình dung đây là một tập đoàn kinh tế theo hình thức góp vốn cổ
phần, có lĩnh vực hoạt động kinh doanh rộng lớn từ sản xuất, đào tạo nhân lực, đến
17
thương mại, xuất nhập khẩu… Một khu

phố buôn bán của Hoa kiều ở Chợ Lớn vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20
Trong điều lệ “rao theo luật buộc” (LTTV số 32) cho biết rõ mục đích của
việc thành lập:
“Khoản thứ nhứt – Những người có mặt tại đây và chư vị hùn sau, cùng
nhau lập một công ty đặng mà:
1. Lập lò nghệ tại Nam kỳ: lò chỉ (kéo sợi từ bông vải, tơ tằm – NV), lò dệt,
lò savon (xà phòng – NV), thuộc da và pha ly (thuỷ tinh – NV)…
2. Dạy con nít làm các nghề ấy.
Gilbert Chiếu làm tổng lý công ty.
Quán chánh công ty ở tại thành Mỹ Tho”.
LTTV số 39 lại thấy rao: “Tổng lý là G. Chiếu ra thông cáo cho biết ai có
hùn vốn thì có quyền gởi con đến học nghề, thời hạn học là bảy năm, công ty nuôi
cơm nước còn quần áo, mùng mền thì cha mẹ phải chịu. Công ty lo nhà ngủ, nhà
ăn cho học trò, đứa nào học giỏi sẽ được hưởng lương tháng, sau đó, khi biết nghề
rồi phải giúp việc cho công ty bảy năm”.
Trong thời gian biểu học tập thấy ghi rõ các phần học nghề, học chữ quốc
ngữ, học chữ “Langsa” (tiếng Pháp – NV), thời gian luyện tập thể thao và dọn dẹp
vệ sinh…, cả phần: “Ngày lễ theo đạo Thiên Chúa hoặc theo đạo Thích Ca, học
trò được đi làm việc bổn phận”.
18
Việc khởi xướng cuộc vận động thành lập Nam Kỳ Minh Tân công nghệ bắt
đầu từ ngày tháng nào, vẫn chưa tìm thấy được. Nhưng bắt đầu từ số 21 trên LTTV
đã thấy rao:
“Hễ cuối tháng thì sẽ có rao số chư vị có đóng bạc, còn số rao mỗi khi đó
thì nay không ghi nữa, vì đã khỉ (khởi – NV) sự thâu bạc. Phiến ngôn cửu đỉnh,
nhứt nặc thiên kim. Cúi xin bạn đồng bang phải giữ lời hứa, chớ khá giêng (diên –
NV) trì mà hư việc cả. Nay kính. Gilbert, Mỹ Tho”.
Lại thấy ghi thêm:
“Minh Tân Công Nghệ đã nhóm đại hội hôm ngày 31 Mai (tháng Năm –

NV) này. Nay đã nộp điều lệ cho Notaire cầu chứng, vài ngày nữa sẽ rao và in ra
3.000 cuốn phát cho chư vị có hùn, trong chừng một tháng nữa sẽ khởi công khai
trương”.
Như thế, cho đến thời điểm này đã có ít nhứt là 3.000 cổ đông, tất nhiên một
cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phần.
Người Việt
Cũng trong LTTV số 29, trang 5 còn đăng lời rao, ký tên G. Chiếu:“DẦU
SẢ: Bên phương Tây hay mua sả cây làm dầu, trộn với savon để làm savon thơm,
19
Ga tàu lửa từ Chợ Lớn đi Sài Gòn ở những năm đầu thế kỷ 20.
còn xác còn lại lấy làm giấy. Trong Nam kỳ ai có đất hoang nên trồng sả cho nhiều,
chừng nửa năm nữa tôi sẽ rao mua nhiều lắm”.
Ngày 3.9.1908 công ty rao mua 100.000 trái dừa khô để làm xà bông.
Ngày 17.9.1908 thấy thông báo chánh chủ hội là ông Nguyễn Viên Kiều mời
các người dự hội tới xem việc làm nền và dựng cây cất lò, trước đó công ty đã mua
đất của ông M. de Balman gần cầu sắt Mỹ Tho, ngang rạp hát Tư Lài. Trước khi
những người dự hội ra về, ông Gilbert Chiếu tặng cho mỗi vị nghị sự bốn cục
savon “đem về dùng thử, tốt xấu sẽ đem như lời luận của các ông vào LTTV”.
Số 43 LTTV ra ngày 10.9.1908 đăng quảng cáo hai trang lớn về xà bông Con
Vịt “tốt hơn của Chệt làm”.
Số 49 LTTV ra ngày 22.10.1908 cho biết: “Từ ngày có savon Minh Tân ló ra
bán rẻ, thì savon các Khách (Hoa kiều – NV) cũng hạ giá theo, nên nay công ty hạ
giá bán cho các đại lý hơn, hoặc ai mua từ 100 ký lô cũng nhờ được”.
Trong Nam Kỳ Minh Tân công nghệ cuộc còn có cơ sở bào chế Đông Nam
dược, làm ra các loại thuốc ta dạng tán, dạng nước, dạng viên, ngâm rượu… Trong
lời rao có đoạn: “… song các món thuốc hay của người ngoại quốc thì cũng ít hạp
cùng chứng bịnh nước ta đặng, là vì phong thổ bên phương Tây thì lạnh thiệt lạnh,
mà nóng thiệt nóng, còn bên phương ta không nóng không lạnh, nên khác xa lắm.
Kìa cũng có một ít người Langsa cũng hay dùng thuốc An Nam cho hợp phong thổ
hơn, vậy thì tôi chắc người An Nam mình dùng thuốc mình thì hay lắm”. (LTTV số

17).
3. Tranh thương
Nam Kỳ những năm đầu thế kỷ 20, việc kinh doanh buôn bán phần lớn nằm
trong tay người Hoa ở Chợ Lớn. Sự độc quyền thương nghiệp của người Hoa đã
đem về cho họ món lợi to lớn.
Do đó trong các chủ trương về cuộc Minh Tân, Trần Chánh Chiếu đặc biệt
khuyến khích người Việt tích cực tham gia vào công cuộc buôn bán.
20
Hùn vốn mở công ty
Từ số 23 Lục tỉnh tân văn (LTTV), ông G. Chiếu cho biết sẵn sàng giới thiệu
những tiệm buôn trên báo, cứ gởi về ghi rõ hiệu tiệm, ngày khai trương, số vốn…,
như một thứ quảng cáo miễn phí. Cũng với phương thức chủ yếu là kêu gọi vốn cổ
phần để thành lập các tiệm buôn ở các chợ đầu mối, các trung tâm dân cư. Hai
ngành kinh doanh được quan tâm hàng đầu đó là lúa gạo và bách hoá, cả xuất và
nhập khẩu. Và đây là một trong những chủ trương Minh Tân đem lại kết quả cụ thể
hơn cả. Theo tài liệu mà chúng tôi có được, đã có hơn chục cơ sở kinh doanh lớn
của người Việt ra đời khắp Nam kỳ, từ Biên Hoà, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Bến
Tre, Chợ Gạo, Sa Đéc, Rạch Giá Xin dẫn ra mấy ví dụ điển hình như công ty
Nam Chấn Thành. LTTV số 20 đăng lời kỉnh cáo, ký tên là Chợ Lớn Nam Chấn
Thành thương xã kỉnh khải N.H.N, cho biết, mới kêu hùn nay chưa hai tháng mà
“ các thơ hùn của anh em trong sáu tỉnh (tỉnh cũ – NV) gởi đến tính đã gần bốn
muôn đồng (40.000) tháng sau sẽ mời hội viên nhóm một kỳ ( ) chúng tôi cũng
ngày đêm cầu nguyện cho mấy triệu đồng bào ta, cho đặng hùng tâm tráng chí ( )
cạnh tranh quyền lợi, phát đạt văn minh nên chúng tôi ước ao 21 hàng tỉnh Nam
kỳ ta (tỉnh mới – NV), mỗi tỉnh đều lập một cuộc Nam Chấn Thành như vậy”. Còn
LTTV số 18 loan tin, tiệm Nam Hoà ở Bến Tre. Tiệm này mua lúa với số lượng
nhiều để bán cho nhà máy và xay ra để bán lẻ. Gạo lẻ của tiệm rất ngon và sạch,
đặc biệt ngon cơm như gạo Tàu hương và Huyết rồng. Việc thương mãi trên đà
thịnh vượng. LTTV số 28 có bài viết về ông Lâm Quang Thời, một nhà kinh doanh
lúa gạo lớn ở Trà Vinh: “Trong xứ tôi, làng Huyền Thạnh (Trà Vinh) có M. Lâm

Quang Thời đã lập tiệm lúa rất lớn, cất hai kho và một cái nhà đặng buôn bán.
Kho thứ nhứt 16 căn, kho thứ nhì 10 căn, ước chứa được 200.000 giạ lúa (4.000
tấn – NV). Để vốn trong cuộc số bạc là 100.000 đồng. Có bốn, năm chiếc ghe chở
chuyền lao lúa đem bán cho các nhà máy Chợ Lớn. Còn sam-pan đi lòi lúa các nơi
trên mười chiếc. Có người tài phú rất thạo trong chuyện buôn bán, lập làm bảy,
21
tám thứ sổ. Coi công việc làm ăn rành rẽ lắm, chẳng nhượng Si-na (người Hoa –
NV) đâu”.
Tạo nguồn nhân lực mới
Để chuẩn bị nhân lực dài lâu cho cuộc Minh Tân, ông Trần Chánh Chiếu
cùng những đồng sự của ông đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo thế hệ kế tục. Ở
hoạt động này, một mặt ông công khai hô hào khuyến học, mở mang trường lớp,
khuyến khích dạy nghề thông qua tờ LTTV, mặt khác ông bí mật vận động tổ chức
để đưa con em người Việt ra du học nước ngoài nhằm mưu sự lâu dài.
Ngày 20.6.1908, với danh nghĩa là chủ bút tờ LTTV, ông G. Chiếu tổ chức
một cuộc chiêu đãi “sẵn dịp có nhiều người nước An Nam qua Langsa mà học
thêm”. Trước khi khai tiệc ông có bài chúc, xin trích lục vài đoạn: “ Mai đây
hừng đông thì các trò đã giã từ đất Nam Việt, xa cha mẹ thân bằng, cùng sáu triệu
đồng bào mà ra đi, trong sáu triệu đồng bào ấy còn nhiều người dốt nát và quê
mùa lắm, vì không có thể đi học như các trò, các trò hãy hàng ngày nhớ đến sự ấy
luôn (…). Ý của cha mẹ các trò cho con đi học làm nghề gì thì tôi không rõ, song
tôi khuyên các trò là đừng có đi học rồi mà về làm việc hiếp đáp dân An Nam. Phải
ráng nên người xứng đáng với thế gian là học làm quan bác vật, học cơ xảo, học
đại thương (…). Tôi uống ly rượu này mà chúc cho các trò đi thuận buồm xuôi gió,
học hành cho mau thông thái, đặng về giúp quê hương”.
Trong số báo đầu tiên của tờ LTTV đã đăng bài khuyến học như là một điểm
lớn trong tôn chỉ của tờ báo: “ Nước mình bắt chước học theo chữ Tàu và tam
giáo, cửu lưu đều tổ thuật của Tàu. Nhưng vì tục Tàu học làm đặng bao nhiêu thì
cứ bấy nhiêu đó mà thôi, không có sanh hoá biến canh ra nữa được… Vậy nay thấy
những xe lửa, tàu khói, dây thép, đèn khí, máy xay lúa gạo, máy may quần áo, máy

xúc đất bùn, máy hoạ hình người và các cơ khí khác nữa, thì mang nhiên bất tỉnh,
tưởng như tuồng tiên thiên hoá tựu là vì cớ mình bất học vô thuật đó phải chăng?
Có câu tục ngữ rằng: Hễ ăn thì vóc, học thì hay, nào có khó chi”.
22
Cùng với Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, vừa mở xưởng sản xuất kết hợp
việc đào tạo dạy nghề, ta còn thấy trong các hoạt động của phong trào Minh Tân có
nhiều hình thức tương trợ: “Bổn quán tính mướn thầy chiều chiều từ 7 giờ đến 10
giờ dạy cách làm sổ sách buôn bán tại Nam Trung khách sạn. Học phí phải đóng
trước là 4 đồng mỗi tháng, ai muốn học thì ghi tên”. (LTTV số 19). Một ý tưởng
được xem là táo bạo so với thời đó: “Con gái nhà nghèo thì hoặc tằm tơ bông bả,
thêu tiểu vá may, hễ khi rảnh việc thì phải đi học. Đến như con gái nhà giàu, đờn
bà tuổi trẻ nhiều khi thong thả chơi bời, ắt thêm ra nhiều điều có hại. Cho nên phải
dạy cho họ biết học thì hơn, chớ để đàn bà mà chịu dốt ấy là cái lỗi đờn ông đó
vậy” (LTTV số 28).
Nhân viếng thăm trường con gái của bà Nguyễn Thị Của, là vợ của M. Cam,
thư ký nhà thương Đồn Đất, mở tại Khánh Hội, ông G. Chiếu đã tặng cho cơ sở này
một tấm bảng hiệu: “Tôi xin dựng cho cô giáo tấm bảng hiệu sơn đề như vầy: “Nữ
nhi học đường khuê anh hiệu”, đặng dựng trước cổng trường. Bổn quán hết lòng
vui mừng, vì nay đờn bà An Nam biết thương quê hương như vậy” (LTTV số 27).
Còn đây là những lời nhắn gởi đến các quan lại người Việt vừa được chánh
quyền thực dân bổ nhiệm: “Xin các quan dạy các làng phải lo lập mỗi làng một
trường học, dạy dân con trai, con gái biết chữ, biết lễ nghi (…); lập các cuộc cấp
cứu thuỷ, hoả đạo tặc; kêu An Nam thức dậy tranh quyền lợi, giục nhà giàu hùn
hiệp buôn bán lúa gạo, mua tàu đưa khách và các việc khác
2. Đạo đức kinh doanh này nay
Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất
đời thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không
kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự
bóc lột người lao động… Sự hủy hoại môi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân
và các cơ quan chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và

phản ứng bởi công đoàn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách
23
hàng lại thường được doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che
đậy thông qua nhiều phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc
dẫu có nhận biết thì cũng đã muộn vì đã lỡ mất tiền, không thể đòi lại được.
Nếu như chuyện lừa dối trong các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
phục vụ tiêu dùng đáng bị lên án thì hành vi lừa dối trong kinh doanh giáo dục và
đào tạo càng là điều không thể chấp nhận được. Hiện có nhiều cơ sở chiêu sinh, mở
lớp đào tạo về quản lý, trong đó có chủ đề Văn hóa doanh nghiệp – một phần
không tách rời của đạo đức kinh doanh. Lẽ đương nhiên, ai cũng nghĩ, một doanh
nghiệp đã đi dạy cho người khác làm văn hóa doanh nghiệp thì không lý nào doanh
nghiệp đó lại không xây dựng cho mình văn hóa trước. Và khi đã có văn hóa doanh
nghiệp rồi, vấn đề đạo đức kinh doanh hẳn sẽ được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng,
thực tế không phải lúc nào cũng như nhiều người vẫn tưởng.
Thương hiệu trong nền kinh tế thị trường: Theo cơ chế cạnh tranh của thị
trường tự do, trong bất cứ ngành hàng nào, từ hàng tiêu dùng nhanh, hàng điện
máy, ngành quần áo thời trang hay các ngành dịch vụ,… các thương hiệu luôn xuất
hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân khúc giá khác nhau.
Lấy ví dụ tại thị trường Việt Nam. Trong ngành dầu gội, giá bán của Sunsilk
đắt gần gấp 3 lần giá bán của dầu gội đầu Mỹ Hảo. Trong ngành điện máy, giá bán
của tivi Sony đắt gấp đội so với giá của nhãn hiệu nội địa Darling. Trong ngành
dịch vụ quảng cáo hay trong dịch vụ về luật, giá dịch vụ của các hãng nước ngoài
đắt hơn từ 3 đến 10 lần so với giá của các công ty của Việt Nam.
Tuy có mức chênh lệch giá rất lớn giữa các thương hiệu ở phân khúc thấp so
với phân khúc cao cấp, nhưng càng ngày, chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) giữa
các phân khúc càng bớt khác biệt. Ngày nay, nếu bỏ nhãn hiệu đi và cho người
khách hàng dùng thử, nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có giá rất chênh nhau những
lại hầu như không tạo ra sự khác biệt.
24
Trên thực tế các tập đoàn đa quốc gia đã chuyển khâu sản xuất của nhiều loại

sản phẩm và các ngành dịch vụ sang các nước đang phát triển, nơi mà giá nhân
công rẻ hơn tại thị trường tiêu thụ nhiều lần.
Chuyện gì đã xảy ra khi mức chênh lệch giá không thể hiện ở các ích lợi của
sản phẩm hay của dịch vụ? Và tại sao người ta phải bỏ thêm những khoản tiền lớn
để được sử dụng thương hiệu mà họ yêu thích?
Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh?
Hiện nay bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản phẩm,
hay của dịch vụ lên càng cao càng tốt. Khi một sản phẩm có giá cao, rõ ràng khả
năng mang lại lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể, mà công sức và thời gian và chi phí
kinh doanh sẽ giám xuống. Còn gì bằng khi mà một chai bia Heineken có giá bán
gần gấp 3 lần chai bia Sài Gòn (trên thực tế mức lợi nhuận sẽ chênh nhau đến cả
chục lần). Tại sao một đôi giày thể thao Nike được sản xuất tại Việt Nam có giá
xuất xưởng chưa tới 15 Đô-la Mỹ lại có giá bán gần 200 Đô-la Mỹ?
Trong bài viết này, sau khi nói về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế
thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả tập trung luận giải vấn
đề xây dựng xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Theo tác giả trách nhiệm xã hội ở Việt
Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện và đó chính là cơ sở để chúng
ta tin rằng, cùng với quá trình phát triển đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao
cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị
trường và các thể chế của xã hội dân sự.
a. Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Hội thảo của chúng ta diễn ra trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Nhân loại đang đứng trước những
nguy cơ lớn về khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, trái đất ấm lên
do hiệu ứng khí thải. Tất cả các hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có
25

×