Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

biện pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.21 KB, 93 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại:
Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ
chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực
khác nhau. Có ngành tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội như nơng
nghiệp, cơng nghiệp, xây dựng, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thơng phân
phối, lại có ngành chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn
thơng, ngân hàng). Trong đó các Ngân hàng Thương mại hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tất cả đều góp phần thúc
đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Hoạt động của các Ngân hàng Thương
mại trong nhiều lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng được coi là
một định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng Thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng
trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hành hóa. Sự phát triển hệ
thống Ngân hàng Thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá
trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát
triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó là kinh tế thị trường thì Ngân
hàng Thương mại cũng ngày càng được hồn thiện và trở thành những định
chế tài chính khơng thể thiếu được.
Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12
năm 1997, định nghĩa: Ngân hàng Thương mại là một loại hình tín dụng
được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên
quan. Luật này cịn có định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với
nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi này để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh tốn.




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

Ngân hàng Thương mại tồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau:
- Ngân hàng Thương mại Quốc doanh.
- Ngân hàng Thương mại tư nhân.
- Ngân hàng Thương mại liên doanh.
- Ngân hàng Thương mại cổ phần.
- Ngân hàng Thương mại chi nhánh nước ngồi.
- ….
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Cơng ty
Ngân
Nhận tiền gửi
- Xí nghiệp
Ngân hàng Thương mại hàng
là định
- Hộ gia đình
thương
-vàotổ chức bậc nhất trong nền kinh tế thị
Các loại

Tiết kiệm

mại

mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ


Cho vay

- Cơng ty

Xí nghiệp
chế tài chính trung- gian quan trọng
- Hộ gia đình

- Các định
trường. Nhờ hệ thống tổ chức chế này

Cung cấp dịch vụ
ngân hàng
được huy động, tạo

lập nguồn vốn tín

dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại:
Ngày nay, trong mỗi quốc gia, toàn bộ hệ thơng Ngân hàng đã được
định hình thành hai cấp rõ rệt gồm Ngân hàng Trung ương (Central Bank)
hay còn gọi là Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng Thương mại
(Commercial Bank).
Nhưng từ xa xưa hàng ngàn năm trước cơng Ngun, khi mới hình
thành manh nha nghề Ngân hàng, cho đến tận thế kỷ thứ XVIII thì khơng
có sự phân biệt đó: các Ngân hàng hoạt động độc lập và đơn điệu, khơng có
mối liên hệ với nhau, những hoạt động đó đều giống nhau về nội dung và
tính chất, bao gồm nhận ký thác, cho vay, chiết khấu, nghĩa là trong thời kỳ
từ thế kỷ thứ XVIII trở về trước chỉ tồn tại trong nền kinh tế một hệ thống

Ngân hàng duy nhất – Hệ thống Ngân hàng Trung gian (Intermediary
Bank System).
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa hệ thống
Ngân hàng đã từng bước phát triển, và hoàn thiện dần. Trong sự phát triển


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

và hoàn thiện của hệ thống Ngân hàng chúng ta thấy rõ mối liên hệ hữu cơ
giửa sự phát triển của hệ thống Ngân hàng với sự phát triển của hệ thống
tiền tệ. Chính hệ thống lưu thơng tiền tệ bắt đầu từ hình thái tiền đúc bằng
kim loại quý đã làm nảy sinh nghề Ngân hàng cách đây hàng ngàn năm để
từ đó qua nhiều thế kỷ, hệ thống Ngân hàng đã được định hình.
Các Ngân hàng ra đời ở Ý như: Istituto Bancario Sanpaolo di Torino
(1563), Banco di Napoli (1591); ở Hà Lan (Amsterdam Bank) (1600); ở
Đức (Nuremberg Bank) (1621); Ngân hàng Anh (Bank of England) (1694),
Ngân hàng Anh là Ngân hàng cổ phần nhất thế giới lúc bấy giờ và trở
thành Ngân hàng Trung ương của Anh quốc vào 1947. Từ cuối thế kỷ thứ
17 cho đến giữa thế kỷ thứ 18 hàng loạt các Ngân hàng cổ phần tư nhân
được thành lập ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, còn ở Châu Á thì các Ngân
hàng ra đời khoảng thế kỷ 19 trở về sau (Trung Quốc 1896, Đông Dương
thuộc địa 1875…).
Ở Việt Nam, thời phong kiến chưa có các tổ chức tín dụng, tuy nhiên
có tồn tại vài tổ chức cho vay nặng lãi, các nhà cầm đồ, nhưng nhìn chung,
chưa hình thành hệ thống tín dụng như ở các nước. Mãi đến năm 1875 mới
thành lập Ngân hàng Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Ngân hàng Đông
Dương). Đây là Ngân hàng đầu tiên thành lập ở Việt Nam – để thực hiện
việc phát hành tiền, đồng thời thực hiện hoạt động của một Ngân hàng

Thương mại. Năm 1954 Ngân hàng Đông Dương chấm dứt sự tồn tại và
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám thành cơng, Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hịa ra đời, thì Nhà nước Việt Nam cũng từng bước xây dựng hệ
thống Tài chính – Ngân hàng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất
nước. Ngày 6 tháng 5 năm 1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
(National Bank of Viet Nam) theo sắc lệnh số 15/LCT của Chủ tịch Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến 1961 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

Việt Nam (State Bank of Viet Nam – SBV) cho đến nay.
Từ ngày thành lập (6/5/1951) đến 26/3/1988, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam hoạt động theo mơ hình Ngân hàng một cấp: Vừa thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương (Central Bank) vừa thực
hiện các hoạt động của một Ngân hàng Thương mại (Commercial Bank).
Từ tháng 4 năm 1998 đến nay, hệ thống mơ hình Ngân hàng một cấp
chuyển đổi thành hệ thống Ngân hàng hai cấp, trong đó Ngân hàng cấp một
là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ vốn
có của Ngân hàng Trung ương, còn Ngân hàng cấp hai, bao gồm các Ngân
hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng khác, hoạt động trong lĩnh vực tiền
tệ - ngân hàng.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại:
1.3.1. Tạo tiền:
Người ta cho rằng “một trong những chức năng chủ yếu của các
Ngân hàng Thương mại là tạo và hủy tiền”, liên quan đến các mục đích của

các Ngân hàng Thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, thơng qua các hoạt động
kinh tế cụ thể. Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, các Ngân hàng Thương
mại không thể không quan tâm, như là một yêu cầu cho chính sự tồn tại và
phát triển của mình là tạo tiền. Tạo tiền, cùng với các chức năng khác của
Ngân hàng Thương mại hợp thành một hệ thống chức năng, phản ánh các
chức năng của Ngân hàng Thương mại. Chức năng này được thực hiện qua
các hoạt động tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với Ngân hàng
Trung ương của mỗi nước.
Ý nghĩa kinh tế của chức năng tạo tiền của các Ngân hàng Thương
mại phản ánh trước hết nhu cầu bên trong của chính hệ thống và trong từng
Ngân hàng Thương mại riêng lẻ. Điều hiển nhiên ai cũng phải thừa nhận là
để có thể hoạt động và đặc biệt cho sự phát triển các hoạt động tín dụng và
đầu tư của các Ngân hàng Thương mại, yêu cầu bản thân các Ngân hàng
Thương mại, bằng các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống phải tạo điều


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

kiện cho việc tăng trưởng nguồn vốn, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh
tế. Hơn thế nữa, năng lực của hệ thống Ngân hàng Thương mại trong việc
tạo tiền không chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân các
Ngân hàng Thương mại mà còn mang ý nghĩa kinh tế to lớn: với một hệ
thống tín dụng năng động có vai trị cực kỳ quan trọng như người mở đầu,
người tham gia và có khi là người nâng đỡ và quyết định đối với mọi quá
trình sản xuất. Nếu tín dụng khơng tạo ra được tiền nhằm mở ra các quy
trình sản xuất, và với các hoạt động của nó thì trong nhiều trường hợp
khơng thể tiến hành trơi chảy các q trình sản xuất và do đó khơng tạo
được nguồn tích lũy cần thiết cho chính bản thân Ngân hàng Thương mại

và cho nền kinh tế. Đặc biệt cần lưu ý rằng, trong mỗi một doanh nghiệp và
mỗi một thành viên trong xã hội, q trình tích lũy và sử dụng vốn luôn
diễn ra không giống nhau, lúc tạm thời thừa và có lúc xuất hiện nhu cầu bổ
sung vốn. Góp phần khắc phục tình hình này, vai trị của các Ngân hàng
Thương mại chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm sử dụng tốt nhất vốn
tạm thời thừa của các doanh nghiệp và cá nhân và hơn nữa là của nền kinh
tế và cũng đồng thời bổ sung kịp thời nhu cầu vốn khi thiếu.
Mặc khác, xét ở mức độ nền kinh tế, bao giờ và lúc nào cũng phải
tôn trọng một quy tắc quan trọng là cung tiền tệ phải vừa đủ đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến. Nếu tiền cung
ứng tăng quá nhanh, tất yếu lạm phát sẽ xuất hiện và những hậu quả của nó
đương nhiên nền kinh tế phải gánh chịu. Trong ý nghĩa đó, các Ngân hàng
Thương mại có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách này,
trong mối quan hệ với hệ thống Ngân hàng Trung ương ở mỗi nước. Tín
dụng Ngân hàng trong trường hợp này thực hiện vai trị của nó như là một
kênh dẫn để thơng qua đó, tiền cung ứng được tăng lên hoặc giảm xuống
phù hợp với chính sách tiền tệ quốc gia.
1.3.2. Thanh toán:
Bên cạnh chức năng tạo tiền, các Ngân hàng Thương mại còn thực


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

hiện một chức năng quan trọng khác là đưa ra các cơ chế thanh tốn và
thực hiện trong thực tế chức năng đó. Ở các nước phát triển và các nước
đang phát triển, phần lớn cơng tác thanh tốn được thực hiện thơng qua séc
và phần lớn séc ở trong nước được thực hiện bằng phương pháp bù trừ,
thông qua hệ thống Ngân hàng Thương mại. Nếu việc phát hành séc để rút

tiền từ tài khoản tiền gửi và trong cùng một Ngân hàng thì chỉ là một động
tác làm chuyển dịch vốn từ tài khoản này sang một tài khoản khác và chỉ
nếu 2 Ngân hàng trong cùng một địa bàn, buộc phải được thực hiện thơng
qua thanh tốn bù trừ. Đương nhiên, quá trình này sẽ trở nên phức tạp, tốn
thời gian và chi phí giao dịch, khi việc thanh tốn bù trừ lại diễn ra giữa các
Ngân hàng thuộc các địa bàn khác nhau trong nước. Một công việc phức
tạp như vậy chỉ có thể được tiến hành thơng qua các Ngân hàng đại lý của
họ hoặc bằng phương pháp thanh tốn bù trừ qua Ngân hàng Nhà nước tại
đó, về phương pháp thanh tốn cũng giống như thơng qua các Ngân hàng
đại lý. Thực ra, khi mà hệ thống Ngân hàng đại lý phát triển, khối lượng
thanh toán bù trừ thông qua Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm đi một cách
tương ứng. Ở Mỹ, trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các
Ngân hàng đại lý, việc bù trừ thông qua hệ thống dự trữ liên bang khu vực
chỉ chiếm không đầy một nửa trong hệ thống thanh tốn.
Trong q trình hiện đại hóa các phương pháp cơng nghệ, các Ngân
hàng Thương mại từng bước trang bị đầy đủ các máy vi tính và các phương
tiện kỹ thuật khác. Do đó sẽ từng bước làm cho q trình thanh tốn bù trừ
được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt chi phí và đạt độ chính xác cao.
Trong các cơng nghiệp hóa, hiện tại có những đổi mới quan trọng và được
đưa ra ứng dụng, theo hướng hoạt động Ngân hàng không dùng séc hoặc
mở rộng hơn, nền kinh tế khơng dùng séc, nghĩa là họ sử dụng hình thức
chuyển tiền bằng điện tử và chính điều này đưa đến việc không sử dụng séc
Ngân hàng, vốn đã từng được sử dụng rộng rãi và trên cơ sở đó loại khỏi
các cơng việc có liên quan trong việc phát hành sử dụng séc. Các nước nói


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH


trên đã đưa vào thực nghiệm một hệ thống sử dụng thẻ, giống như thẻ tín
dụng đang được dùng trong các cửa hàng bán lẻ. Từ đó họ có thể tiến hành
nối mạng các máy tính của các Ngân hàng Thương mại trong nước nhằm
thực hiện việc chuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người
bán một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nét thuận lợi cơ bản của hệ thống
này là với một hệ thống vi tình đặt trong các Ngân hàng, thẻ tín dụng có thể
được dùng để rút tiền từ một tài khoản nhất định, thực hiện việc ký thác,
thanh tốn cơng nợ và chuyển giữa tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc của
cùng một chủ tài khoản.
1.3.3. Huy động tiết kiệm:
Trong số các dịch vụ của Ngân hàng Thương mại, dịch vụ có tầm
quan trọng đặc biệt đối với tất cả dân cư trong nước thuộc các khu vực của
nền kinh tế là bằng cách đáp ứng những điều kiện và các công cụ thuận lợi
cho việc chuyển và rút tiền tiết kiệm một cách dễ dàng, nhằm thực hiện các
mục đích có tính chất xã hội rộng lớn. Vì thế mà huy động tiết kiệm đã trở
thành một chức năng quan trọng của Ngân hàng Thương mại nhằm tạo điều
kiện cho người gửi tiền có được các khoản thu nhập danh nghĩa thông qua
lãi suất với mức độ an tồn và hình thức thanh khoản cao. Với số vốn huy
động được, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và
cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và vào các mục đích cá nhân
khác. Phần lớn tiền gửi tiết kiệm đều được thực hiện thông qua hệ thống
Ngân hàng Thương mại.
1.3.4. Mở rộng tín dụng:
Chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của Ngân hàng Thương
mại là mở rộng tín dụng, đương nhiên với các điều kiện và nguyên tắc tín
dụng, với các khách hàng đáng tin cậy. Chức năng tín dụng của các Ngân
hàng Thương mại được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi hình thành các
Ngân hàng Thương mại. Trong thời kỳ này, những người tổ chức các Ngân
hàng Thương mại đã ln tìm kiếm các cơ hội để tiến hành cho vay, coi đó



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

như là một nhu cầu chủ yếu trong việc duy trì và mở rộng hoạt động của
mình.
Thơng qua cơng tác tín dụng, các Ngân hàng Thương mại đã và đang
thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng
lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế.
Các nhà kinh tế thường cho rằng, việc cung ứng vốn tín dụng được
coi như là việc thực hiện một trong số sản phẩm của các Ngân hàng
Thương mại cùng với các sản phẩm khác. Tuy nhiên xét trên ý nghĩa thực
sự của sản phẩm, chúng ta có thể coi đó như là một “sản phẩm đường
vòng” hoặc “sản phẩm gián tiếp”, khi đem so sánh với những sản phẩm
trực tiếp mà ở đó, sản phẩm đưa ra tiêu dùng được tạo ra bắt nguồn từ việc
sử dụng trực tiếp lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Khác với sản
phẩm trực tiếp, việc cung ứng vốn tín dụng Ngân hàng cũng tạo ra khả
năng hình thành sản phẩm có thể tính tốn được, giống như cơng nghiệp
thức ăn phải qua thu hoạch và chế biến. Với ý nghĩa của việc so sánh như
thế, người ta cho tín dụng Ngân hàng cung ứng cho người dùng cần vốn để
mua, chế biến, tổng hợp và cất trữ sản phẩm để sau đó bán trực tiếp cho
người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất nói trên, từ người sản xuất đến
người bn bán, đến người bán lẻ cuối cùng, đến người tiêu dùng, tín dụng
ngân hàng đã tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình kinh tế, cho đến
khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng: người nơng dân nhờ có điều kiện
được vay vốn họ có thể mua hạt giống, thức ăn, phân bón và các nhu cầu
cần thiết khác cho việc thu hoạch và trồng trọt, tín dụng ngân hàng còn tạo
ra cho họ khả năng mua sắm vật tư, thiết bị, máy móc và thuê mướn lao

động. Các cửa hàng bán bn và bán lẻ có khả năng dự trữ và vận chuyển
hàng hóa đến tay người tiêu dùng khơng thể khơng có yếu tố vốn tín dụng
được các Ngân hàng Thương mại cung ứng cho chính các xí nghiệp sản
xuất và ngay cả đối với các xí nghiệp vận tải. Cuối cùng bên cạnh các hoạt


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

động nhằm tài trợ cho nông nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp, Ngân
hàng Thương mại tạo điều kiện cho người tiêu dùng thông qua quỹ tín
dụng tiêu dùng. Q trình này được thực hiện bằng việc Ngân hàng
Thương mại mở rộng tín dụng tiêu dùng cho việc mua nhà, xe cộ và các
trang thiết bị khác.
Bên cạnh tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng Thương mại cịn thực hiện
tín dụng đầu tư nhằm mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cho
chính phủ vay trong trường hợp ngân sách bị thiếu hụt, thơng qua việc mua
các chứng khốn tài chánh cơng cộng.
1.4. Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Thương mại:
- Nghiệp vụ cho vay.
- Nghiệp vụ cho thuê tài chính.
- Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu.
- Nghiệp vụ bảo lãnh.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thanh toán và ủy thác.
- ….
1.5. Khái niệm về huy động vốn:
Huy động vốn là lượng tiền huy động từ các hoạt động tín dụng như
nhận tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng từ có giá, vay
của các ngân hàng khác, vay của ngân hàng Trung ương.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, thực
chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý
và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng
yêu cầu.
1.6. Sự cần thiết của nghiệp vụ huy động vốn:
Trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng Thương mại đóng vai
trị “cầu nối” giữa đơn vị thừa vốn và đơn vị thiếu vốn. Ngân hàng thực


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

hiện chuyển vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn để tài trợ dự án
đầu tư sản xuất, kích thích q trình ln chuyển vốn để tái sản xuất mở
rộng.
Ngân hàng là môi giới giữa người gửi tiền và người vay tiền, thúc
đẩy kinh tế phát triển. Việc huy động vốn vừa để cho vay vừa điều chỉnh
tổng phương tiện thanh toán tránh áp lực lạm phát.
Huy động vốn là họat động chủ yếu và thường xuyên của Ngân hàng
thương mại, vì họat động kinh doanh Ngân hàng không thể dựa vào nguồn
vốn của mình mà phải dựa vào nguồn vốn huy động trên thị trường. Khi
Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để đáp ứng cho
nhu cầu đầu tư tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản
xuất, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế.
Tuy nghiệp vụ huy động vốn khơng trực tiếp mang lại lợi nhuận
nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn
xem như khơng có họat động của Ngân hàng Thương mại. Như chúng ta đã
biết, một Ngân hàng Thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn
điều lệ theo quy định. Tuy nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố

định như: trụ sở, máy móc thiết bị…chứ khơng đủ để Ngân hàng thực hiện
cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các
họat động này Ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Do đó, nghiệp
vụ huy động vốn rất quan trọng đối với Ngân hàng cũng như đối với khách
hàng.
1.6.1. Đối với Ngân hàng thương mại:
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Khơng có nghiệp vụ huy động
vốn, Ngân hàng thương mại sẽ khơng có đủ nguồn vốn tài trợ cho họat
động của mình. Mặt khác, thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng
thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách
hàng đối với Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng Thương mại có các biện pháp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

khơng ngừng hồn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng
quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải
quyết “đầu vào” của Ngân hàng.
1.6.2. Đối với khách hàng:
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối dới
Ngân hàng mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với
khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm
và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia
tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung
cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn nhàn rỗi.
Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận
các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, dịch vụ

tín dụng cần vốn để sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng.
1.7. Các hình thức huy động vốn:
1.7.1. Vốn tiền gửi:
1.7.1.1. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế:
Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của các tổ chức kinh tế gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận
vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi q trình ln chuyển
vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định
sẵn vào một thời điểm nhất định.
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình
thức sau:
a.Tiền gửi khơng kỳ hạn (tiền gửi thanh tốn):
Là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất
kỳ lúc
nào mà khơng cần báo trước cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thoả mãn
yêu cầu đó của khách hàng.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

b. Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về
thời hạn rút vốn giữa Ngân hàng và khách hàng.
1.7.1.2. Tiền gửi của dân cư:
Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư tại Ngân hàng. Tiền
gửi của dân cư bao gồm:
a.Tiền gửi tiết kiệm:
Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm,

được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi.
Thẻ tiết kiệm được xem như là một chứng từ bảo đảm tiền gửi. Vì vậy,
người gửi tiền có thể tiết kiệm cũng có thể mang thẻ này đến ngân hàng để
cầm cố hay xin chiết khấu để vay tiền.
b. Tài khoản tiển gửi cá nhân:
Ngày nay, khi đời sống vật chất của mọi người được nâng lên thì
ngày càng có nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực
hiện các giao dịch, thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, tài khoản tiền gửi cá
nhân cũng góp phần tăng cường nguồn vốn cho các Ngân hàng Thương
mại.
c. Tiền gửi khác:
Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các Ngân hàng Thương mại cịn có
các khoản tiền gửi như sau: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ
chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc Nhà nước…
1.7.2. Vốn huy động thông qua phát hành các chứng từ có giá:
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy
động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời
gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ
chức tín dụng và người mua.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

1.7.2.1. Giấy tờ có giá ngắn hạn:
Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

1.7.2.2. Giấy tờ có giá dài hạn:
Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành
cho đến khi hết hạn bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các
giấy tờ dài hạn khác.
1.7.3. Nguồn vốn đi vay từ các Ngân hàng khác:
Nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng hàng khác là nguồn vốn được
hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc
giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn đi vay bao
gồm:
1.7.3.1. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác:
Trong q trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lúc
phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn và ngược lại cũng phát sinh tình
trạng tạm thời thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng khơng
tránh khỏi tình trạng đó. Đối với Ngân hàng, cũng có lúc Ngân hàng tập
trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn
phải trả lãi tiền gửi. Tương tự, có thời điểm nhu cầu cho vay vốn lớn,
nhưng khả năng nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được lại khơng đáp
ứng đủ. Vì vậy, trong những trường hợp đó Ngân hàng cũng có thể tiếp tục
gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào Ngân hàng khác để lấy lãi, hoặc đi vay
ở các Ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn để nhằm khơi phục
khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Do Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp thực hiện hạch tốn
ngành, vì vậy khi phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn các chi nhánh của
Ngân hàng thường phải điều chuyển vốn thừa về Ngân hàng cấp trên, để
tiếp tục điều chuyển cho các Ngân hàng thiếu vốn. Khi điều chuyển vốn về
Ngân hàng cấp trên, các Ngân hàng chi nhánh cũng được hưởng lãi theo lãi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

suất nội bộ của Ngân hàng. Tương tự, khi thiếu vốn thì các Ngân hàng
cũng được cấp trên cho vay. Việc vay vốn của các Ngân hàng khác ngoài
hệ thống hoặc vay trực tiếp của Ngân hàng Trung ương hầu như chỉ được
thực hiện ở Ngân hàng cấp trên (Hội sở chính của Ngân hàng ).
Nói chung, khi vay vốn của Ngân hàng Trung ương hoặc của các tổ
chức tín dụng khác, các Ngân hàng Thương mại thường phải chịu chi phí
lớn, do Ngân hàng Trung ương cho vay theo lãi suất chiết khấu, các tổ chức
tín dụng khác cho vay theo lãi suất thị trường. Vì vậy, hiệu quả kinh tế
mang lại từ việc sử dụng nguồn vốn này đối với các Ngân hàng Thương
mại không cao. Trong thực tế, nguồn vốn này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng
rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại.
1.7.3.2. Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương đóng vai trị là Ngân hàng của các Ngân
hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy, khi có nhu cầu,
các Ngân hàng Thương mại sẽ được Ngân hàng Trung ương cho vay vốn.
Việc cho vay vốn của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng
Thương mại thơng qua hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp
tín dụng có đảm bảo của Ngân hàng Trung ương nhằm cung ứng vốn ngắn
hạn và các phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng Thương mại. Ngân
hàng Trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các Ngân hàng Thương mại
thơng qua các hình thức sau:
a. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng:
Là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương cho các Ngân
hàng Thương mại đã cho vay đối với khách hàng.
b. Chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn.
c. Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá.
Ngồi việc cho vay tái cấp vốn đối với các Ngân hàng Thương mại,
Ngân hàng Trung ương cịn thực hiện cho vay bổ sung thanh tốn bù trừ

giữa các Ngân hàng Thương mại. Trong trường hợp đặc biệt, khi được


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Trung ương còn cho vay đối với các tổ
chức tín dụng tạm thời mất khả năng thanh tốn. Khoản vay này sẽ được
ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.
1.7.3.3. Nguồn vốn trong thanh toán:
Nguồn vốn trong thanh toán được hình thành trong quá trình Ngân
hàng thực hiện chức năng trung gian thanh tốn trong nền kinh tế.
Trong q trình thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt giữa các
khách hàng, Ngân hàng Thương mại huy động được vốn tiền tệ nhàn rỗi
dưới các hình thức sau:
Do chênh lệch giữa thời điểm trích tài khoản của người phải trả và
thời điểm ghi có cho người thụ hưởng.
Trong q trình thanh tốn, có một số hình thức thanh tốn phải lưu
ký tiền vào tài khoản riêng. Ví dụ: séc thanh tốn được Ngân hàng đảm bảo
chi trả, thư tín dụng, thẻ thanh toán ký quỹ… khi chưa đến hạn thanh toán,
Ngân hàng Thương mại có thể huy động để cho vay.
1.7.3.4. Các nguồn vốn khác:
Các nguồn vốn này được hình thành khi Ngân hàng Thương mại
thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Cụ thể: vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của
chính phủ hoặc của nước ngồi để đầu tư cho các chương trình, dự án phát
triển kinh tế, văn hố, xã hội. Trong thời gian từ khi Ngân hàng nhận vốn
uỷ thác đầu tư, tài trợ, đến khi nguồn vốn này được giải ngân hết là thời
gian vốn nhàn rỗi, Ngân hàng Thương mại có thể huy động làm nguồn vốn
để kinh doanh.

1.8. Nguyên tắc quản lý tiền gửi và biện pháp nâng cao nguồn vốn :
1.8.1. Nguyên tắc quản lý tiền gửi:
Để đảm bảo cho Ngân hàng huy động được nhiều vốn thơng qua
hình thức nhận tiền gửi, nâng cao được uy tín của mình đối với người gửi
tiền, đồng thời để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống Ngân hàng tránh sự đổ
vỡ hàng loạt Ngân hàng do phản ứng dây chuyền gây ra.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng quy định như sau:
- Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi; mức bảo tồn hoặc
bảo hiểm tiền gửi do Chính phủ quy định;
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu; đảm bảo trả
đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi mọi khoản tiền gửi;
- Đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng; từ chối việc điều tra,
phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền mà khơng có sự đồng ý của khách
hàng, trừ trường hợp có quy định khác;
- Thơng báo cơng khai mức lãi suất tiền gửi.
1.8.2. Biện pháp nâng cao huy động vốn:
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các
Ngân hàng. Nếu Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không
những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn
mang đến cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận.
Muốn mở rộng khả năng huy động vốn, Ngân hàng cần chú ý một số
biện pháp:
- Sử dụng lãi suất huy động hợp lý: Ngân hàng phải có chính xác lãi
suất huy động thích hợp từng thể thức huy động đáp ứng được tâm lý của

từng loại khách hàng, lãi suất huy động phải đảm bảo thực dương tức là lãi
suất huy động phải cao hơn tỷ lệ lạm phát, như vậy mới đảm bảo thu hút
được tiền gửi.
- An toàn: phải tạo cho khách hàng tin tưởng vào Ngân hàng, tạo cho
khách hàng cảm thấy an tâm và chắc chắn khi gửi tiền vào Ngân hàng so
với việc để tiền tại nhà.
- Thủ tục giấy tờ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi khách hàng
đến giao dịch.
- Chất lượng dịch vụ: Ngân hàng phải tạo nhiều tiện ích phục vụ và đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng, ứng dụng các thành tựu kỹ thuật tiên
tiến để thanh toán nhanh chóng, chính xác, an tồn.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

- Thái độ phục vụ tốt của nhân viên và tinh thần trách nhiệm của họ đối
với khách hàng.
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh một cách thích hợp.
- Nâng cao uy tín của Ngân hàng (cơng khai tài chính, chia cổ tức…)
- Trang thiết bị hiện đại, môi trường đặt trụ sở Ngân hàng.
- Tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích khách hàng gửi tiền bằng
nhiều hình thức: tặng quà, xổ số trúng thưởng…
- Đội ngũ cán bộ phải thành thạo công việc, am hiểu các thể thức huy
động, thể thức thanh toán, tin học,…; ngồi chun mơn giỏi cán bộ làm
cơng tác huy động vốn phải có phong cách giao dịch lịch sự, là những
người bạn của khách hàng, tư vấn góp ý kiến về những thuận lợi của từng
thể thức huy động vốn; giải thích cho khách hàng về lợi ích và an toàn
trong việc gửi tiền vào Ngân hàng.

1.9. Ý nghĩa của việc huy động vốn:
1.9.1. Đối với nền kinh tế:
Ở nước ta, tiền nhàn rỗi còn nằm trong dân cư là rất lớn chủ yếu nằm
ở dạng vàng bạc, đá quý và tiền mặt. Để phát triển tối đa mọi nguồn lực
của đất nước, ta có thể huy động từ nhiều nguồn nhưng có ý nghĩa là nguồn
vốn trong nước, nguồn từ tiết kiệm của dân cư vì nó là nguồn tại chỗ, có
giá trị lớn thể hiện được sức mạnh và ý chí tự lực, tự cường một quốc gia.
Ngân hàng đóng vai trị trung gian huy động vốn và sử dụng vốn huy
động để cho vay kết hợp với trung tâm thanh toán. Ngân hàng cũng đã làm
được công việc hết sức quan trọng là thúc đẩy nhanh vòng quay tiền tệ,
vòng quay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân làm giảm lượng tiền mặt
trong nền kinh tế, tiết kiệm các khoản chi phí cũng như trung gian cho
doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thanh tốn qua ngân hàng.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

1.9.2. Đối với Ngân hàng:
Tiền gửi tạo thành nguồn vốn để Ngân hàng cung cấp cho các nhu
cầu, nghiệp vụ sinh lời như cung cấp tín dụng, đồng thời giúp ngân hàng
hoạt động liên tục.
1.9.3. Đối với người gửi tiền:
Các doanh nghiệp khi gửi tiền vào Ngân hàng sẽ thuận tiện trong
thanh toán chi trả hàng hoá dịch vụ, đồng thời khách hàng gửi tiền an tồn
hơn giảm bớt chi phí vận chuyển, kiểm tra tiền mặt.
Đối với cá nhân gửi tiền tiết kiệm sẽ được trả lãi, làm tăng thu nhập
của khách hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Thương mại là một định
chế tài chính trung gian thơng qua nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng
Thương mại Nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội được huy động tạo lập ra
nguồn vốn tín dụng để cho vay và phát triển kinh tế. Việc sử dụng nguồn
vốn này rất quan trọng, nếu Ngân hàng Thương mại mở rộng tín dụng và
phát triển đúng hướng khơng những góp phần cho nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển mà còn đem lại lợi nhuận cho chính bản thân Ngân hàng.
----------------------------


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNGTÍN
CHI NHÁNH VĨNH LONG
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại Thành Phố Vĩnh Long:
2.1.1. Giới thiệu chung về Thành Phố Vĩnh Long:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sơng Hậu, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9 o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc
và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đơng. Vị trí giáp giới như sau :
- Phía Bắc và Đơng Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Phía Đơng và Đơng Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía
Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là thành phố Cần Thơ và
thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học
- kỹ thuật - văn hóa - quốc phịng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó liên quan chặt
chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi
phối của trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của thành phố Cần Thơ
(Trường Đại học Cần Thơ, Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, khu cơng
nghiệp Trà Nóc) và trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một
trong những lợi thế đặt biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở
hiện tại và tương lai.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

Vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hôi tụ và giao
lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80
được nâng cấp mở rộng, có các trục đường thủy nội địa sơng Mang Thít
nối liền sơng Tiền và sơng Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ thành
phố Hồ Chí minh xuống các vùng Tây Nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc
tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của thành phố Hố Chí Minh
các khu cơng nghiệp miền Đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông
sản từ các tỉnh phía Nam sơng Tiền lên thành phố Hồ Chí Minh và hàng
cơng nghiệp tiêu dùng từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây.
Mặt khác, đây là vùng có tiềm năng phát triển du lịch với sinh cảnh sông
nước, nhà vườn. Đồng thời, với hệ thống giao thơng thủy bộ phát triển
ngày càng
hồn thiện, Vĩng Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên

sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội theo các hướng trục giao thông
thủy bộ đã được huy hoạch của tỉnh.
2.1.1.2. Địa hình:
Địa hình tỉnh Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, thấp từ Bắc xuống
Nam và cao dần ven hai bên bờ sông tiền, sông Hậu. Vĩnh Long được bao
bọc bởi 3 con sông lớn từ 3 phía: sơng Hậu ở phía Tây Nam, sơng Cổ
Chiên ở phía Đơng Bắc và sơng Mang Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông
Hậu, cùng với mạng lưới kinh rạch chằng chịt.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
Vĩnh Long có diện tích đất phèn lớn, tỷ lệ phèn ít, song đất có chất
lượng cao, màu mỡ bật nhất so với các tỉnh trong vùng.
Đặt biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền sông
Hậu, đất tốt phì nhiêu trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tề nơng nghiệp của vùng.
Vĩnh Long cịn có lượng cát sông dồi dào và đất sét làm vật liệu xây
dựng khá dồi dào, đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm, được
tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

Tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được tồn tỉnh đạt 92 triệu
m 2Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sơng Cửu Long thì Vĩnh
Long có tỷ lệ đất nơng nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức
trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng
chỉ chiếm một tỷ lệ thấp.
2.1.2. Tình hình kinh tế:
Tỉnh Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều làn nghề truyền thống

nổi tiếng như: gạch ngói, gốm sứ, chầm nón, thêu đan, dệch chiếu … và
sản phẩm đã có mặt nhiều nơi trên thế giới.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhiều nhưng đa dạng, nông sản
làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: đất sét, cát tạo diều kiện để phát
triển công nghiệp vật liệu xây dựng và gốm sứ. Nhiều ngành nghề truyền
thống là cơ sở để phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và tham gia
xuất khẩu.
Được bao bọc bởi hai con sông nên Vĩnh Long được phù sa bồi đắp
tương đối màu mỡ và phì nhiêu thích hợp cho việc trồng trọt.
Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả, theo mơ hình chung trong
khu vực. Tồn tỉnh có 119.000 hectare đất nơng nghiệp, sản lượng lương
thực hàng năm ổn định khoảng 950.000 tấn. Khoảng 90% hộ gia đình trong
tỉnh làm nghề nơng. GĐP/người: 300 USD (tương đương 4.262.000 đồng).
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương
Tín:
2.2.1. Q trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Sài Gịn Thương Tín:
- Tên Ngân hàng:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
- Tên giao dịch quốc tế:
SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
- Tên viết tắt: SACOMBANK


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

- Hội sở: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí
Minh.

- Điện thoại: (84 8) 39 320 420
- Fax: (84 8) 39 320 424
- Email:
- Website: www.sacombank.com.vn
- Logo:

- Vốn điều lệ: 6.700.353.000.000 đồng
- Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB Ngày 03/01/1992 của UBND
TPHCM.
- Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH Ngày 05/12/1991 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
- Giấy CNĐKKD: Số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp
- Tài khoản: 453100804 tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM
- Mã số thuế: 0301103908
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)
thành lập ngày 21-12-1991 với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng và 100 cán bộ
nhân viên. Trải qua hơn 18 năm không ngừng nỗ lực, đến nay vốn điều lệ
của Sacombank đã đạt 6.700 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 98.447 tỷ đồng và
mạng lưới hoạt động gồm 320 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh-thành Việt
Nam và mở rộng hoạt động ra ngồi nước với một Văn phịng đại diện tại
Trung Quốc, một Chi nhánh tại Lào và một Chi nhánh tại Campuchia. Bên
cạnh đó, Sacombank cũng đã xây dựng hệ thống 6.180 đại lý của 289 ngân
hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đội ngũ nhân sự trên
7.200 cán bộ nhân viên cùng số lượng nhà đầu tư hiện hữu hơn 80.000 tổ
chức và cá nhân.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH


Một trong những giá trị cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho
Sacombank trên thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam chính là tính tiên
phong. Điều đó được thể hiện trước hết khi Sacombank là ngân hàng Việt
Nam đầu tiên nhận được vốn góp và hỗ trợ kỹ thuật từ International
Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank).
Tiếp đến, vào ngày 12-7-2006, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và mã cổ phiếu
STB của Sacombank trong suốt các năm qua ln có tính thanh khoản hàng
đầu và giữ vai trò dẫn dắt trên thị trường.
Sacombank cũng đã tiên phong trong việc hình thành mơ hình tập
đồn tư nhân đầu tiên tại Việt Nam với hệ thống các công ty trực thuộc,
liên doanh và liên kết hoạt động nhiều lĩnh vực như: tài chính – ngân hàng,
chứng khốn, cho thuê tài chính, cho thuê kho bãi, kiều hối, quản lý quỹ,
địa ốc, xây dựng, xuất nhập khẩu…Bên cạnh đó, Sacombank cịn hướng
đến các nhóm khách hàng đặc trưng thơng qua việc nhân rộng mơ hình
Ngân hàng dành riêng cho phụ nữ, Ngân hàng dành riêng cho cộng đồng
Hoa ngữ, tạo cầu nối cho hoạt động giao thương tại khu vực thông qua
mạng lưới tại Trung Quốc và bán đảo Đơng Dương.
Chính nền tảng này giúp Sacombank tập trung phát huy cao nhất các
lợi thế về mạng lưới – về các loại hình tổ chức đặc thù – về các sản phẩm
dịch vụ khác biệt và đặc trưng, đặc biệt là việc đẩy mạnh các dịch vụ đang
có, phát triển dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ
thẻ, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thanh tốn dưới nhiều phương thức khác nhau,
trong đó có phương thức bán chéo sản phẩm nhằm cung cấp dịch vụ tài
chính trọn gói bởi Sacombank và các Cơng ty thành viên Tập đoàn
Sacombank tại nhiều điểm giao dịch trải dài khu vực Đơng Dương.Việc
tiên phong có mặt tại các nước cận biên Campuchia – Lào – Trung Quốc là
điều kiện để Sacombank thực thi tốt nhất chức năng trung gian tài chính,



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

góp phần thực hiện hiệu quả các Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt
Nam và các nước trong khu vực.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)
1. Ngày 21-12-1991, Sacombank khai trương hoạt động trên cơ sở hợp
nhất từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gị Vấp và 3 Hợp tác xã Tín dụng
Tân Bình - Thành Cơng - Lữ Gia với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng.
2. Năm 1996, Sacombank tiên phong phát hành cổ phiếu đại chúng với
mệnh giá 200.000 đồng và đạt vốn điều lệ 74 tỷ đồng vào năm 1997, vượt
mức quy định của Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục tồn tại và phát triển.
3. Ngày 3-5-1999, Sacombank khánh thành Hội sở mới khang trang đầu
tiên tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TPHCM, thể hiện cam kết gắn bó
lâu dài với các cộng đồng địa phương nơi Sacombank hoạt động.
4. Ngày 22-2-2000, Sacombank vinh dự đón tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế
giới (World Bank) đến thăm và làm việc, đặt nền tảng cho quá trình mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế và tiếp nhận vốn nước ngồi. Sacombank
cũng vinh dự đón tiếp Thống đốc và Đoàn cán bộ cấp cao Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Ngân hàng quốc gia Campuchia và Ngân hàng Nhà nước
Lào đến thăm và làm việc trong các năm qua.
5. Từ năm 2001, Sacombank chính thức mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế, tiếp nhận vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ các định chế tài chính uy tín trên thế
giới như International Financial Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng
Thế giới (World Bank), Quỹ Đầu tư Anh Quốc - Dragon Financial
Holdings và Ngân hàng ANZ.
6. Từ năm 2002, Sacombank lần lượt khai trương các công ty trực thuộc

và liên doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói:
Sacombank–SBA: Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (25-12-2002);
VietFund Management: Công ty Quản lý Quỹ Việt Nam (7-2003);
Sacombank–SBR: Công ty Kiều hối (24-1-2006); Sacombank–SBL: Công


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN TRUNG CHINH

ty Cho thuê Tài chính (7-10-2006); Sacombank–SBS: Cơng ty Chứng
khốn (20-10-2006); Sacombank–SBJ: Cơng ty Vàng bạc Đá quý (28-112008).
7. Từ năm 2005, Sacombank triển khai các mơ hình kinh doanh đặc thù:
Ngân hàng dành cho Phụ nữ - Sacombank Chi nhánh 8 Tháng 3 TPHCM
và Sacombank Chi nhánh 8 Tháng 3 Hà Nội; Ngân hàng dành cho cộng
đồng Hoa ngữ - Sacombank Chi nhánh Hoa Việt cùng các dòng sản phẩm
đặc trưng hướng về từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.
8. Ngày 12-7-2006, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
9. Từ năm 2006, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như
IFC, FMO, ADB, Proparco... ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để
hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
10. Ngày 12-10-2007, Sacombank công bố phủ kín mạng lưới hoạt động
tại khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, tiếp đó là tại khu vực miền Trung,
Tây Nguyên và Đông Nam bộ vào ngày 9-1-2008.
11. Năm 2008, Sacombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên khai trương
Văn phòng đại diện tại Nam Ninh - Trung Quốc, tiếp đó là khai trương Chi
nhánh
Lào vào ngày 12-12-2008 mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới tại
các nước cận biên và khu vực Đông Dương.

12. Ngày 15-3-2008, Sacombank khai trương hoạt động Trung tâm Dữ
liệu theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm hoạt động xuyên suốt, an toàn và hiệu
quả.
13. Thương hiệu và uy tín Sacombank đã được cộng đồng quốc tế ghi
nhận thông qua các giải thưởng uy tín như “Ngân hàng bán lẻ của năm tại
Việt Nam 2007 và 2008” do Asian Banking and Finance bình chọn, “Ngân
hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset, Global Finance và
Finance Asia bình chọn. Riêng trong năm 2009, Sacombank được Global


×