Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.76 KB, 70 trang )

t BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
(Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Toán)
1. Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ, giáo viên Toán có trình độ thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và
PPDH bộ môn Toán, am hiểu về lí luận dạy học, nắm vững các phương pháp dạy học
môn Toán, vận dụng được lí luận dạy học và các phương pháp dạy học vào thực tiễn;
biết nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Toán, có
khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề về Lý luận và PPDH bộ môn Toán.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về chuyên môn
Có hiểu biết rộng về Lý luận dạy học và các phương pháp dạy học, vận dụng
trong dạy học môn Toán ở các bậc học;
Hiểu rõ cơ sở toán học của những tri thức toán học trong nhà trường phổ thông.
Biết phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục nói riêng; biết đề xuất đề tài, lập đề cương và nghiên cứu một đề tài cụ thể
thuộc chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán;
Trên cơ sở vốn kiến thức sâu rộng liên ngành và năng lực nghiên cứu độc
lập, học viên có thể tiếp tục tự đào tạo hoặc tự bồi dưỡng một chuyên ngành mới;
Hình thành kĩ năng xây dựng, phát triển chương trình Toán học cũng như kĩ năng
triển khai phương pháp dạy học Toán học và đổi mới phương pháp dạy học Toán học
cho các đối tượng khác nhau;
2.2. Về phẩm chất
- Có các phẩm chất của người nghiên cứu khoa học: có tính kế hoạch, làm việc
nghiêm túc, thận trọng, trung thực, khách quan....
1
- Biết tự học, tự nghiên cứu, biết phát huy tính sáng tạo, tiếp thu cái mới, say
mê nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


2.3. Về nghề nghiệp
Nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu về Lý luận và PPDH bộ môn Toán ở
các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường phổ thông;
Có khả năng vận dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy học toán
học tích cực vào dạy học môn Toán;
Tổ chức được các quá trình dạy học môn Toán nhằm phát triển tư duy và giáo
dục đạo đức cho học sinh;
Vận dụng được các kiến thức toán học cao cấp vào lý giải và giải quyết các
vấn đề khác nhau trong toán học sơ cấp;
Có kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả việc dạy và
học môn Toán;
Có thể thực hiện hay chủ trì các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục và
dạy học ở các cấp độ khác nhau;
Có khả năng phát hiện và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết
các vấn đề liên quan đến giáo dục và dạy học nảy sinh trong thực tiễn.
Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý.
Có thể tiếp tục học tập bậc tiến sĩ chuyên ngành trong và ngoài nước.
II. Đối tượng tuyển sinh
Những người đã có bằng Đại học Toán học hoặc các bằng đại học tương đương.
Nếu sinh viên dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học phải có bằng tốt nghiệp đạt loại
khá trở lên.
III. Điều kiện dự tuyển
Những người tham gia dự tuyển cần có một trong những điều kiện sau:
Những người đã tốt nghiệp đại học cùng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên
ngành. Người có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành, chuyên ngành dự thi phải
học bổ sung kiến thức trước khi dự thi;
2
Người có bằng tốt nghiệp đại học, xếp loại khá trở lên, đúng hoặc phù hợp với
ngành, chuyên ngành đăng ký được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những đối
tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên

môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công
nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
Có đủ sức khỏe để học tập;
Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời gian theo quy định của cơ sở đào tạo.
IV. Điều kiện trúng tuyển
Môn tiếng Anh: Thi viết trình độ B theo dạng TOEFL để sau 1 năm học học viên
cao học phải đạt TOEFL 400 điểm và khi kết thúc khóa học đạt TOEFL 450 điểm.
Những đối tượng được miễn thi Tiếng Anh:
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là
tiếng Anh;
- Có bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình đào tạo trong nước mà ngôn
ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch;
- Có chứng chỉ TOEFL ITP 400, iBT 32 hoặc IELTS 4.5 trong thời hạn 2 năm
kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và
Đào tạo giao nhiệm vụ và công nhận tương đương trình độ tiếng Anh TOEFL ITP
400, iBT 32 hoặc IELTS 4.5;
Môn cơ bản: Lý luận dạy học đạt 5 điểm trở lên tính theo thang điểm 10.
Môn cơ sở: Giải tích - Đại số đạt 5 điểm trở lên tính theo thang điểm 10.
V. Điều kiện tốt nghiệp
Học viên đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm,
iBT 45 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ
ngày cấp chứng chỉ; có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành tiếng Anh; có bằng
3
tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh; có
bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình đào tạo trong nước mà ngôn ngữ dùng
trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch;
Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình đào tạo;
Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang

trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Không bị khiếu nại tố cáo về lý lịch khoa học cũng như nội dung khoa học trong
luận văn;
Bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
4
CHƯƠNG IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

I. Những căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo
Luật Giáo Dục và văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hà nội, 2005;
Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2011/TT-
BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chương trình đào tạo thạc sĩ Toán học của trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại
học sư phạm Đại học Thái nguyên, Đại học sư phạm Vinh.
II. Khung chương trình đào tạo
Phần kiến thức chung: 10 tín chỉ
Phần kiến thức cơ sở: 15 tín chỉ
Phần kiến thức chuyên ngành: 20 tín chỉ
Luận văn tốt nghiệp: 7 tín chỉ
Tổng cộng: 52 tín chỉ
Mã số học phần
Tên học phần
Khối lượng tín chỉ
Phần
chữ
Phần
số
Tổng số LT
TH, TN,
TL

PHẦN KIẾN THỨC CHUNG 10
PTTA 501 Tiếng Anh 6 4 2
PTTH 502 Triết học 2 1 1
PTLLDH 503 Lý luận dạy học đại học 2 1 1
PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ 15
Phần bắt buộc 12
PTCSĐS
504
Đại số & Lý thuyết số và cơ sở toán học hiện đại
của toán sơ cấp
3 2 1
PTCSGT 505 Cơ sở của giải tích hiện đại 3 2 1
PTHHL 506 Hình học lồi 3 2 1
PTGTNN 507 Giải tích ngẫu nhiên 3 2 1
Phần tự chọn 1
( Chọn 1 trong các môn )
3
PTTDBC
508
Hình thành và phát triển tư duy trong dạy học và
nghiên cứu Toán học
3 2 1
5
PTPPNC 509 Phương pháp NCKH trong dạy học Toán 3 2 1
PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 20
Phần bắt buộc 14
PTDHND
510
Lý luận dạy học các nội dung Toán ở trường phổ
thông

3 2 1
PTXHDH 511 Những xu hướng dạy học không truyền thống 3 2 1
PTTTPT
512
Vận dụng lí luận dạy học trong thực tiễn dạy học
môn Toán ở trường phổ thông
3 1,5 1.5
PTDHHT 513 Hợp tác và tương tác trong dạy học Toán 3 2 1
PTRLKN
514
Rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh phổ
thông
2 1 1
Phần tự chọn 2
( Chọn 2 trong các môn)
6
PTCNTT
515
Sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông
như công cụ dạy học
3 1 2
PTDHCN 516 Dạy học 3 đường cônic ở trường phổ thông 3 1 2
PTDHTC
517
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy
học môn Toán
3 1 2
PTLV 518 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 7
6
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PTTA 501 Tiếng Anh 6 (4, 2)
---------------------------------------------------------------------------------------
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Tây Bắc
Mô tả học phần:
Học phần bao gồm các nội dung về Tiếng Anh trong giao tiếp. Học phần được
chia thành 12 unit, mỗi unit bao gồm các kiến thức về ngữ pháp (grammar), từ vựng
(vocabulary) và rèn luyện 4 kĩ năng: nghe (listening), nói (speaking), đọc (reading),
viết (writing).
Mục tiêu học phần:
Về kiến thức: Học viên tích luỹ được vốn từ vựng, hiểu được các nét văn hoá
của người Anh ở trình độ intermediate.
Về kỹ năng: Có các kĩ năng: nghe (listening), nói (speaking), đọc (reading), viết
(writing) ở trình độ C.
Về Thái độ: Yêu môn học, có ý thức vận dụng tiếng Anh trong việc nghiên cứu
khoa học, đọc tài liệu và làm luận văn.
Nội dung chi tiết học phần:
Nội dung Nội dung giảng dạy
Unit 1.
What a
wonderful
world
Grammar: Auxiliary verb (do, be, have); naming the tenses;
Questions and negatives; Short anwers
Vocabulary: Sound an spelling "meat, great"; Silent letters (knee)
Postscript: Social expressions: never mind!; it's my round; You
must be joking!
Reading: Wonders of the modern world
Speaking: Information gap – The life of te times; Discussion –
What's the most importan invention?
Listening: a group talk about their wonders of the modern world

Writing: correcting laguage mistakes in an informal letter;
Symbols for correction.
Unit 2. Grammar: Present time, Present Simple and Continuous; Present
7
Happiness!
passive
Vocabulary: Sport and leisure activities
Postscript: Numbers
Reading: Sister Wendy, TS star
Speaking: discussion – What's important to you in life?
Listening: Three people alk about their favourite sport or leisure
activity
Writing: discriptive writing; describing a person
Unit 3.
Telling tales
Grammar: Pastime
Vocabulary: art, music and literature
Postscript: Giving opinions
Reading: The writer, the painter and the musicsian
Speaking: talking about your favourite poem, piece of music or
painting
Listening: the holiday that wasn't a frightening holiday
Writing: writing a narrative
Unit 4.
Doing the
right thing
Grammar: Modal verb
Vocabulary: adjectives that describe people
Postscript: Requests and offers
Reading: A world guide to good manners

Speaking: talking about school rules
Listening: School days long ago
Writing: filling in a form
Unit 5.
On the move
Grammar: Future forms
Vocabulary: The weather
Postscript: Travelling around using public transport
Reading: If it's Tuesday we must be in Munich
Speaking: Arranging to meet
Listening: The geography of the Bristish isles
Writing: Sending a fax
8
Unit 6.
Likes and
dislikes
Grammar: Questiong with like; Verb patterns
Vocabulary: Word that go together
Postscript: signs and soundbites
Reading: In search of English food
Speaking: Talk about food, cooking and restaurants
Listening: Two English people talk about living in New York; an
American gives her impressiongs of living in London
Writing: Descitive writing ; describing a room
Unit 7.
The world of
work
Grammar: Present perfect simple; Past simple; Present perfect
passive
Vocabulary: Multi – word verbs

Postscript: On the telephone; leaving a message on answer phone
Reading: The modern servant – the nanny, the cook and the
gardener
Speaking: Exchanging information about the lives of three modern
servants
Listening: Thomas Wilson – a retire man talk to his granddaughter
about his life
Writing: Formal letters – A letter of application
Unit 8.
Imagine!
Grammar: Conditionals (first conditional, Second conditional,
Thirst conditional)
Vocabulary: base and strong adjectives
Postscript: Marking suggestions
Reading: Who wants to be a millionaire? We do!
Speaking: Maze – You've won ₤5m. Where will your life go from
here?
Discussion – Which charity would you give to?
Listening: Song - Who mants to be a millionare?
Writing: Words that join ideas; Linking devices and comment
advebs in an informal letter
9
Unit 9.
Relationships
Grammar: Modal verbs
Vocabulary: Character adjectives
Postscript: Agreeing and disagreeing
Reading: The man who planted trees
Speaking: Quiz – Chat sort of person are you?
Listening: Two people talk about their families

Writing: Sentence combination – Describing a person and a place
Unit 10.
Obsessions
Grammar: Present perfect continuous
Vocabulary: Compound nouns
Postscript: Complaining
Reading: Death cigarettes? You must be joking!
Speaking: Discussion – The right to smoke?
Listening: Collectors and their colletions
Writing: Beginning an ending letters, formal and informal
Unit 11.
Tell me
about it
Grammar: Indirect questions; question tags
Vocabulary: Verb and nouns that go together
Postscript: Informal language
Reading: You ask ... we answer!
Speaking: Information gap – Madame Tussaud's
Listening: The Fogetful generation
Writing: Producing a class poster; For and against – living in the
city
Unit 12.
Two
weddings, a
birth and a
funaral!
Grammar: Reported speech
Vocabulary: Word connected with birth, marriage and death
Postscript: Saying sorry
Reading: David Copperlied – an extract about the day of david's

birth from the novel by Charles Dickens
Speaking: Discussion – What are the customs connected with
births, weddings, and funarals?
Listening: Two people giving statements to the police
10
Writing: correcting language mistakes in an informal letter
Tài liệu học tập và tham khảo:
1. Liz & John Soars, New headway 3, NXB từ điển Bách khoa.
2. Cuting Egd, NXB Giáo dục.
3. Từ điển Anh Việt
4. Leo Jones and Richard Alexander (2000). Internatonal business English.
CUP NXB.
5. C. James 1989. Business studies. NXB Cassell, London
6. Nguyễn Trọng Đàn 1997. Ngôn ngữ hợp đồng quốc tế bằng tiếng Anh. NXB
Thống kê Hà Nội.
7. TOEFL examination preparation (IBT and CBT)
Phương pháp đánh giá
Lên lớp theo quy định, hoàn thành các bài kiểm tra điều kiện. Kết quả học tập
môn học được đánh giá dựa trên các điềm kiểm tra điều kiện, tiểu luận và điểm thi
kết thúc môn học.
Nội dung kiểm tra Trọng số
Kiểm tra điều kiện (D1) 0,2
Bài tiểu luận (D2) 0,3
Bài thi hết môn (DT) 0,5
ĐMH = D1x 0,2 + D2 x 0,3 + DT x 0,5
11
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PTTH 502 Triết học 2 (1, 1)
---------------------------------------------------------------------------------------
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Tây Bắc

Mô tả học phần:
Học phần bao gồm các nội dung: Những vấn đề cơ bản của triết học và lịch sử
triết học; Chủ nghĩa duy vật biện chứng – cơ sở lí luận của thế giới quan khoa học; Lí
luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; Nguyên tắc
thống nhất giữa lí luận và thực tiến của triết học Mác – Lênin; Giai cấp, dân tộc, nhân
loại trong thời đại hiện nay và sự vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội;
Lí luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Quan
điểm triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu học phần:
Về kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về
triết học, lịch sử triết học, những vấn đề cơ bản trong triết học Mác – Lênin.
Về kỹ năng: Biết vận dụng những vấn đề cơ bản trong triết học Mác – Lênin
vào thực tiễn dạy học môn Toán ở các bậc học.
Về Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức liên hệ lí luận với thực tiễn.
Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1. Khái lược về triết học và lịch sử triết học
1.1. Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học.
1.2. Lịch sử triết học.
1.3. Phân kì lịch sử triết học
Chương 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, cơ sở lí luận của thế giới quan KH
2.1. Thế giới quan khoa học.
2.2. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt
nhân của thế giới quan khoa học.
12
2.2.1. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2.2.2. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng.
2.3. Nguyên tắc phương pháp luận tôn trọng quy luật khách quan, phát huy tính
năng động chủ quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và việc vận dụng nó vào
sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Chương 3. Phép biện chứng duy vật – phương pháp luận nhận thức khoa học và

thực tiễn
3.1. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng và nội dung cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
3.1.1. Siêu hình và biện chứng, khái quát lịch sử phát triển của biện chứng.
3.1.2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật.
3.2. Phương pháp và phương pháp luận, một số nguyên tắc phương pháp luận
cơ bản của chủ nghĩa biện chứng duy vật.
3.2.1. Phương pháp và phương pháp luận.
3.2.2. Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Chương 4. Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận với thực tiễn của triết học Mác –
Lênin
4.1. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lí luận.
4.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lí luận với thực tiễn.
4.3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta.
Chương 5. Lí luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
13
5.1. Lí luận hình thái kinh tế - xã hội và vai trò phương pháp luận của lí luận hình thái
kinh tế - xã hội.
5.1.1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lí luận hình thái kinh tế - xã hội.
5.1.2. Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
5.1.3. Phép biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội.
5.1.4. Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lí luận hình thái kinh tế -
xã hội.
5.2. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
5.2.1. Dự báo của C. Mác và V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội.
5.2.2. Chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và vai trò lịch sử
của nó.

5.2.3. Những biến đổi của thời đại và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
5.2.4. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 6. Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào
sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6.1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
6.1.1. Khái quát các quan điểm ngoài Macxit về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
6.1.2. Quan điểm Macxit về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
6.1.3. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
6.2. Quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong thời đại ngày nay.
6.2.1. Dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc.
6.2.2. Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại.
14
6.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp, nhân loại trong cách mạng
Việt Nam.
6.2.4. Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay.
Chương 7. Lí luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
7.1. Những nội dung cơ bản cùa lí luận về nhà nước
7.1.1. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước
7.1.2. Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước
7.1.3. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử
2. Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
7.2.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước
pháp quyền
7.2.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 8. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây
dựng con người Việt Nam hiện nay
8.1. Một số quan điểm triết học ngoài Macxit về con người
8.1.1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông.

8.1.2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây.
8.2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người
8.2.1. Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người.
8.2.2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về giải phóng con người.
8.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
15
8.3.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
8.3.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
8.4. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
8.4.1. Con người Việt Nam trong lịch sử.
8.4.2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu học tập và tham khảo
1. Trần Đăng Sinh (chủ biên), 2008, Lịch sử triết học, Nhà xuất bản ĐHSP.
2. Nguyễn Thái Sơn, 2009, Các chuyên đề triết học, ĐHQG Hà Nội, Trung tâm
đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lí luận chính trị.
3. Giáo trình Triết học Mác Lê nin – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002.
4. Giáo trình Chủ nghĩa duy vật biện chứng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2002.
5. Giáo trình Chủ nghĩa duy vật lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004.
6. Lịch sử triến học (tập 1,2,3) – NXB tư tưởng văn hoá Hà Nội, 1992
7. Nguyễn Ngọc Quyên - Nguyễn Đại Thắng, Giáo trình lịch sử triết học - Tủ
sách Đại học Cần Thơ, 2005
8. Triết học Mác Lê Nin (Giáo trình chuẩn), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội,
2001.
9. Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại – NXB Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp Hà Nội 1992
10. Giáo trình triết học Mác Lê nin dùng trong các trường đại học cao đẳng.
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002
11. Giáo trình Mỹ học Mác Lê nin. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002

12. Đỗ Huy, Mỹ học – khoa học về các mối quan hệ thẩm mỹ. NXB khoa học xã
hội 2001.
13. Triết học tập 1,2,3. Dùng cho NCS và Cao học không thuộc chuyên ngành
triết học) NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1997
14. Giáo trình đạo đức học Mác Lê Nin (hệ cử nhân chính trị) NXB Lý luận chính trị
Hà Nội 2004.
16
Phương pháp đánh giá
Lên lớp theo quy định, hoàn thành các bài kiểm tra điều kiện. Kết quả học tập
môn học được đánh giá dựa trên các điềm kiểm tra điều kiện, tiểu luận và điểm thi
kết thúc môn học.
Nội dung kiểm tra Trọng số
Kiểm tra điều kiện (D1) 0,2
Bài tiểu luận (D2) 0,3
Bài thi hết môn (DT) 0,5
ĐMH = D1x 0,2 + D2 x 0,3 + DT x 0,5
Kế hoạch tư vấn học tập
Để học tốt môn học, học viên cần tìm hiểu đặc điểm môn học, cách học tương
ứng. Tìm hiểu các tài liệu liên quan cần nghiên cứu, trao đổi, liên hệ với thực tiễn
công tác của bản thân.
Giảng viên giảng dạy môn học có trách nhiệm sắp xếp thời gian để trả lời
những thắc mắc, kiến nghị trước, trong và sau khi nghiên cứu chuyên đề này.
Trang thiết bị cần cho quá trình dạy học môn học
Máy tính, đèn chiếu, tài liệu tham khảo cần thiết
17
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PTLLDH 503 Lý luận dạy học đại học 2 (1 ,1)
-------------------------------------------------------------------------------
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐH Tây Bắc
Mô tả học phần:

Học phần bao gồm các nội dung sau: Lí luận dạy học đại học là một chuyên
ngành của khoa học giáo dục; Quá trình dạy học đại học; Quy luật và hệ thống các
nguyên tắc dạy học đại học; Nội dung dạy học đại học; Các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học đại học; Công nghệ dạy học.
Mục tiêu học phần:
Về kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho học viên những kiến thức về đặc
điểm, thiết kế quá trình dạy học đại học, tính quy luật của quá trình dạy học; Nội
dung của dạy học đại học; Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học.
Về kỹ năng: Biết vận dụng Lí luận dạy học đại học vào thực tiễn dạy học môn
Toán ở các bậc học.
Về Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức liên hệ lí luận với thực tiễn.
Nội dung chi tiết học phần:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC LÀ MỘT CHUYÊN NGÀNH
CỦA KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Sự ra đời và phát triển của lí luận dạy học đại học
1.1. Đặc điểm xã hội chi phối lí luận dạy học đại học
1.2. Những yêu cầu cơ bản của nền giáo dục đại học hiện đại
1.3. Những năng lực cơ bản đặt ra khi đào tạo giáo dục đại học
2. Đối tượng, nhiệm vụ và các phạm trù cơ bản của lí luận dạy học đại học
3. Mối quan hệ giữa lí luận dạy học đại học với các khoa học khác
4. Các phương pháp nghiên cứu lí luận dạy học đại học
18
Lí luận dạy học đại học là một chuyên ngành của khoa học giáo dục đại học
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC
2.1. Khái niệm quá trình dạy học ở đại học
2.1.1. Các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học đại học
2.1.2. Các môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình dạy học ở đại học
2.2. Các nhiệm vụ dạy học ở đại học
2.2.1. Nhiệm vụ 1 - Dạy nghề
2.2.2. Nhiệm vụ 2 - Dạy phương pháp

2.2.3. Nhiệm vụ 3 – Hình thành đạo đức và đạo đức thái độ nghề
2.3. Bản chất của quá trình dạy học đại học
2.3.1. Cơ sở xác định bản chất quá trình dạy học đại học
2.3.2. Quá trình nhận thức của học viên nói chung và quá trình học tập nói riêng
ở các trường đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu.
2.3.3. Quá trình nhận thức của học viên về cơ bản có những điểm giống quá
trình nhận thức của loài người, của khoa học và của học sinh phổ thông.
2.4. Một số vấn đề triết học của quá trình dạy học ở đại học
CHƯƠNG 3. QUY LUẬT VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
ĐẠI HỌC
3.1. Các quy luật của quá trình dạy học đại học.
3.1.1. Quy luật dạy học.
3.1.2. Một số quy luật của quá trình dạy học đại học.
3.1.3. Quy luật cơ bản của quá trình dạy học đại học.
3.2. Các nguyên tắc dạy học đại học.
19
3.2.1. Khái niệm chung về các nguyên tắc dạy học đại học.
3.2.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học đại học.

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
4.1. Khái niệm chung về nội dung dạy học đại học.
4.1.1. Nội dung dạy học tồn tại và phát triển với tư cách là một nhân tố hữu cơ
của quá trình dạy học đại học.
4.1.2. Hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo này được lựa chọn từ nguồn kinh
nghiệm chung.
4.1.3. Sự chuyển hoá trong các yếu tố của nền văn hoá có liên quan tới nghề
nghiệp nhất định, tạo thành nội dung dạy học tương ứng cho các trường đại học. Sự
chuyển hoá này được hoàn thành với sự gia công về mặt sư phạm, đảm bảo cho nội
dung dạy học.
4.2. Thành phần nội dung dạy học đại học.

4.2.1. Hệ thống những tri thức khoa học (về tự nhiên, xã hội), những tri thức về
kĩ thuật, về cách thức hoạt động trí óc và hoạt động chân tay có liên quan đến ngành,
nghề nhất định.
4.2.2. Hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo về nghề nghiệp tương lai cũng như về
nghiên cứu khoa học và tự học.
4.2.3. Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.
4.2.4. Những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên, đối với xã hội, đối với
người khác, đối với bản thân.
4.3. Phương hướng đổi mới, hoàn thiện nội dung dạy học đại học.
4.3.1. Nội dung dạy học ở đại học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo
nói chung, các nhiệm vụ dạy học ở đại học nói riêng.
20
4.3.2. Phải hiện đại hoá nội dung dạy học ở đại học.
4.3.3. Tăng cường tính tư tưởng và tính nhân văn trong nội dung dạy học ở đại
học.
4.3.4. Nội dung dạy học đại học phải phản ánh được thực tiễn đời sống xã hội
của đất nước nói chung và thực tiễn giáo dục – đào tạo nói riêng..
4.4. Kế hoạch dạy học, chương trình dạy học và sách giáo khoa.
4.4.1. Kế hoạch dạy học.
4.4.2. Chương trình dạy học.
4.4.3. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
5.1. Khái niệm về phương pháp dạy học đại học
5.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học đại học
5.2.1. Phương pháp dạy học đại học gắn liền với nghề nghiệp đào tạo ở trường
đại học.
5.2.2. Phương pháp dạy học đại học gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễn
cuộc sống và phát triển của khoa học – công nghệ.
5.2.3. Phương pháp dạy học đại học ngày càng được tiếp cận với phương pháp
nghiên cứu khoa học.

5.2.4. Phương pháp dạy học đại học có tác dụng phát huy cao độ tính cực, độc
lập, sáng tạo của học viên.
5.2.5. Phương pháp dạy học đại học rất đa dạng.
5.2.6. Phương pháp dạy học đại học gắn liền với các thiết bị và các phương
tiện dạy học hiện đại.
5.3. Hệ thống các phương pháp dạy học đại học
5.3.1. Các luận điểm xuất phát
21
5.3.2. Khái quát về hệ thống các phương pháp dạy học đại học.
5.3.3. Các kiểu phương pháp dạy học đại học.
5.4. Phương hướng và biện pháp cải tiến phương pháp dạy học đại học
5.4.1. Các xu hướng cải tiến trong phương pháp dạy học.
5.4.2. Một số phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đại học.
CHƯƠNG 6. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
HỌC ĐẠI HỌC
6.1. Vài nét về công nghệ dạy học.
6.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của công nghệ dạy học.
6.1.2. Các thành tố của quá trình dạy học đại học theo quan điểm công nghệ dạy
học hiện nay.
6.2. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học đại học.
6.2.1. Khái niệm.
6.2.2. Các hình thức tổ chức dạy học đại học.
Tài liệu học tập và tham khảo
1. Đặng Vũ Hoạt, 2005. Lí luận dạy học đại học, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Phạm Viết Vượng, 2008. Lí luận dạy học đại học, NXB ĐHSP
3. Tôn Quang Cường, Lý luận và phương pháp dạy học đại học
4. Rudolf Batliner, Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
5. PGS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, Lý luận dạy học phần 2
6. Hoàng Chúng – Logic học phổ thông, NXB GD 1994
7. Phạm Khắc Chương – Comenxki: Ông tổ của nền sư phạm cận đại, NXBGD

1997.
22
8. Nguyễn Văn Lê, Phương pháp nghiên cứu KHGD, NXB trẻ 1995
9. Nguyễn Tử Thành, Logic và phương pháp nghiên cứu khoa học NXB trẻ
1991.
10. Nguyễn Cảnh Toàn, Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc dạy và
học nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQGHN, 1997
11. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Phương pháp đánh giá
Lên lớp theo quy định, hoàn thành các bài kiểm tra điều kiện. Kết quả học tập
môn học được đánh giá dựa trên các điềm kiểm tra điều kiện, tiểu luận và điểm thi
kết thúc môn học.
Nội dung kiểm tra Trọng số
Kiểm tra điều kiện (D1) 0,2
Bài tiểu luận (D2) 0,3
Bài thi hết môn (DT) 0,5
ĐMH = D1x 0,2 + D2 x 0,3 + DT x 0,5
Kế hoạch tư vấn học tập
Để học tốt môn học, học viên cần tìm hiểu đặc điểm môn học, cách học tương
ứng. Tìm hiểu các tài liệu liên quan cần nghiên cứu, trao đổi, liên hệ với thực tiễn
công tác của bản thân.
Giảng viên giảng dạy môn học có trách nhiệm sắp xếp thời gian để trả lời
những thắc mắc, kiến nghị trước, trong và sau khi nghiên cứu chuyên đề này.
Trang thiết bị cần cho quá trình dạy học môn học
Máy tính, đèn chiếu, tài liệu tham khảo cần thiết
23
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
PTCSĐS 504 Đại số & Lý thuyết số và cơ sở toán học hiện đại của toán
sơ cấp 3( 2, 1)
--------------------------------------------------------------------------------------

Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa Toán - Lý - Tin, Trường ĐH Tây Bắc
Mô tả học phần:
Cung cấp các kiến thức về: Xây dựng hệ thống số, phương trình nghiệm
nguyên, Trường sắp thứ tự và bất đẳng thức, giới hạn dãy và giới hạn hàm….
Mục tiêu học phần:
Về kiến thức: Cung cấp cho học viên cơ sở toán học hiện đại của những vấn đề
khó trong toán sơ cấp như: Hệ thống số, phương trình nghiệm nguyên, giới hạn…
Về kỹ năng: Hiểu và biết vận dụng toán học hiện đại vào dạy và học toán sơ
cấp. Liên kết được các chuyên đề như Số học, Đại số, Hình học … trong toán học ở
phổ thông.
Về Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức liên hệ giữa cơ sở toán học hiện đại
với Toán phổ thông.
Nội dung chi tiết học phần:
Nội dung Nội dung giảng dạy
CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG
HỆ THỐNG SỐ
1.1. Xây dựng tập số tự nhiên bằng hệ tiên đề Peano
1.2. Định lý về đối xứng hóa và việc xây dựng vành số
nguyên
1.3. Trường các thương và việc xây dựng trường số
hữu tỉ
1.4. Bao đầy của không gian mêtric và việc xây dựng
trường số thực
1.5. Xây dựng trường số phức
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG
TRÌNH DIOPHANTINE
2.1. Số nguyên tố
2.2. Phương trình đồng dư và ứng dụng vào việc giải
phương trình Diophantine
2.3. Liên phân số

2.4. Phương trình Pell
24
2.5. Trường
( d)¤
CHƯƠNG 3: VÀNH SẮP
THỨ TỰ - BẤT ĐẲNG
THỨC
3.1. Vành sắp thứ tự
3.2. Thứ tự trên trường số thực
¡
3.3. Bất đẳng thức
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU
TỐ GIẢI TÍCH TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TOÁN
SƠ CẤP
4.1.Giới hạn của dãy số - Tôpô của đường thẳng thực
4.2. Một số kĩ thuật chứng minh sự tồn tại và tính toán
giới hạn của dãy số
4.3. Giới hạn hàm - Tính liên tục của hàm số
4.4. Một số vấn đề về hàm số và đồ thị
Tài liệu học tập và tham khảo:
Giáo trình môn học:
[1]. Đàm Văn Nhỉ, Một số bài giảng về toán sơ cấp, ĐHSP Hà Nội, 2011.
. Danh mục tài liệu tham khảo:
[1]. Dương Quốc Việt, Đại số đại cương,…
[2]. Dương Quốc Việt, Lý thuyết số,…
[3]. Hardy, G. H. and Wright, E. M., An Introduction to the Theory of Numbers
(5th ed.). Oxford University Press, 1980.
[4]. Vinogradov, I. M. Elements of Number Theory, 5th rev. ed. New York:
Dover, 1954.

Phương pháp đánh giá
Lên lớp theo quy định, hoàn thành các bài kiểm tra điều kiện. Kết quả học tập
môn học được đánh giá dựa trên các điềm kiểm tra điều kiện, tiểu luận và điểm thi
kết thúc môn học.
Nội dung kiểm tra Trọng số
Kiểm tra điều kiện (D1) 0,2
Bài tiểu luận (D2) 0,3
Bài thi hết môn (DT) 0,5
ĐMH = D1x 0,2 + D2 x 0,3 + DT x 0,5
Kế hoạch tư vấn học tập
25

×