Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương Hàm phức và Toán tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.78 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA CƠ-ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
(Mẫu chương trình đào tạo tín chỉ)
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Hàm phức và Toán tử
- Mã môn học: 20242016
- Số tín chỉ: 2
- Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Đại học
- Loại môn học:
 Bắt buộc: 
 Lựa chọn:
- Các môn học tiên quyết: Toán cao cấp.
- Các môn học kế tiếp: Giải tích mạch điện, Hệ thống viễn thông, Xử lý tín hiệu số,
Mạch siêu cao tần.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
 Nghe giảng lý thuyết : 20 tiết
 Làm bài tập trên lớp : 10 tiết
 Thảo luận : 15 tiết
 Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): …. tiết
 Hoạt động theo nhóm : 15 tiết
 Tự học : 30 giờ
- Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Điện công nghiệp, Khoa Cơ-Điện-Điện tử
2. Mục tiêu của môn học
- Kiến thức: Cung cấp các công cụ toán học để giải quyết các bài toán kỹ thuật cho
chuyên ngành điện - điện tử.
- Kỹ năng: Hiểu rõ khái niệm số phức và hàm phức, thực hiện các tính toán với số phức.
Nắm được bảng các phép biến đổi Laplace và tính chất của nó, ứng dụng để giải


phương trình vi phân. Hiểu được phép biến đổi Z, ứng dụng và quan hệ của nó với
biến đổi Laplace.
- Thái độ, chuyên cần: Đi học đầy đủ và đúng giờ, tích cực học tập ở lớp và ở nhà.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Giới thiệu về phép biến đổi Laplace thuận và ngược, ứng dụng biến đổi Laplace vào
giải phương trình và hệ phương trình vi phân; phép biến đổi Z và quan hệ của nó với phép
biến đổi Laplace; khái niệm về số phức, các dạng số phức, tính toán với số phức; khái
niệm về hàm số phức, tính liên tục và giới hạn, khái niệm về thặng dư và ứng dụng.
4. Tài liệu học tập
- Tài liệu liệu bắt buộc, tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) ghi
theo thứ tự ưu tiên (tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu
này, website, băng hình, ...).
[1] Nguyễn Hùng, “Bài giảng Hàm phức và Toán tử”, Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh 2010.
[2] Nguyễn Kim Đính, “Phép biến đổi Laplace”, Trường Đại Học Kỹ Thuật Thành
phố Hồ Chí Minh, 1998.
[3] Nguyễn Kim Đính, “Hàm phức và ứng dụng”, Trường Đại Học Kỹ Thuật
Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
[4] Bùi Tuấn Khang, “Giáo trình toán chuyên đề”, Đại Học Đà Nẵng - 2004.
[5] M. R. Spiegel, “Laplace Transform”, McGraw Hill - 2005.
- (Giảng viên ghi rõ):
• Những bài đọc chính: [1]: Chương 1÷7
• Những bài đọc thêm: [2], [3], [4]: Chương 1÷5, [5]
• Tài liệu trực tuyến: , www.intmath.com,
www.math.uiuc.edu.
5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học
- Nghe giảng trên lớp
- Làm bài tập
- Thảo luận
6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

Các yêu cầu và kỳ vọng đối với môn học:
- Sinh viên nghe giảng trên lớp, vận dụng vào làm bài tập và thảo luận nhóm.
- Kiểm tra định kỳ sau mỗi chương, kiểm tra giữa kỳ và thi tự luận cuối kỳ.
- Tìm kiếm bổ sung các tài liệu trên sách, báo, tạp chí và internet.
- Ứng dụng vào giải các bài toán trong kỹ thuật như cơ học, điện-điện tử.
7. Thang điểm đánh giá
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ
và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét
học vụ.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
8.1. Đối với môn học lý thuyết hoặc vừa lý thuyết vừa thực hành
8.1.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm
đánh giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của
từng phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua):
- Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; 10%
- Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận;
- Điểm đánh giá phần thực hành;
- Điểm chuyên cần; 10%
- Điểm tiểu luận;
- Điểm thi giữa kỳ; 10%
- Điểm đánh giá khối lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (hoàn thành tốt nội
dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng; bài
tập cá nhân/ học kì,…).
8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%
- Hình thức thi: tự luận
- Thời lượng thi: 60 phút
- Sinh viên không được tham khảo tài liệu.
8.2. Đối với môn học thực hành:
- Tiêu chí đánh giá các bài thực hành:
- Số lượng và trọng số của từng bài thực hành:

8.3. Đối với môn học đồ án hoặc bài tập lớn:
- Tiêu chí đánh giá, cách tính điểm cụ thể:
9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1)) và
phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7))
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực hành,
thí nghiệm,
Tự
học, tự

thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Chương 1: Phép biến đổi Laplace
1.1 Định nghĩa
1.2 Biến đổi Laplace của các hàm thông
dụng
1.3 Các tính chất của phép biến đổi Laplace
1.4 Cặp biến đổi Laplace thông dụng
1.5 Bảng các tính chất của phép biến đổi
4 2 3 6 15
Laplace
Bài tập
Chương 2: Phép biến đổi Laplace ngược
2.1 Định nghĩa

2.2 Biến đổi Laplace ngược một số hàm
thông dụng
2.3 Các tính chất của phép biến đổi Laplace
ngược
2.4 Khai triển Heaviside
Bài tập
4 2 3 6 15
Chương 3: Ứng dụng phép biến đổi
Laplace để giải phương trình vi phân
3.1 Đại cương
3.2 Phương trình vi phân tuyến tính hệ số
hằng
3.3 Hệ phương trình vi phân tuyến tính hệ
số hằng
Bài tập
2 1 1 6 10
Chương 4: Biến đổi Z cho hệ rời rạc
4.1 Khái niệm
4.2 Biến đổi Z thuận
4.3 Biến đổi Z ngược
4.4 Quan hệ giữa biến đổi Z và biến đổi
Laplace
Bài tập
4 2 3 9 18
Chương 5: Số phức
5.1 Định nghĩa
5.2 Các tính chất đại số
5.3 Môđun và liên hợp phức
5.4 Dạng cực của số phức
5.5 Tích và thương dưới dạng mũ

5.6 Căn và lũy thừa của số phức
5.7 Miền trong mặt phẳng phức
Bài tập
2 1 2 6 11
Chương 6: Hàm giải tích
6.1 Hàm số phức
6.2 Liên tục và giới hạn
6.3 Đạo hàm của số phức
6.4 Điều kiện Cauchy-Riemann
6.5 Các tính chất của hàm giải tích
6.6 Các hàm số phức sơ cấp
Bài tập
2 1 2 6 11
Chương 7: Thặng dư và ứng dụng
8.1 Phân loại các điểm bất thường
8.2 Khái niệm thặng dư
8.3 Định lý thặng dư
8.4 Thặng dư tại các cực
8.5 Zero và cực cấp m
8.6 Tích phân xác định
8.7 Tích phân Laplace ngược
Bài tập
2 1 1 6 10
10. Ngày phê duyệt
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tổ trưởng Bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trưởng khoa
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Hùng TS. Nguyễn Hùng PGS-TS. Phan Thị Thanh Bình

×