Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 127 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG TÁI CHẾ VỎ HỘP GIẤY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG




Giảng viên hướng dẫn : TS. Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hàn Huyên
MSSV : 0951080032
Lớp : 09DMT1



TP. Hồ Chí Minh, 7/2013


Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Xã hội loài người ngày càng phát triển, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều.
Môi trường không còn đủ sức chứa đựng, tự làm sạch lượng thải này. Cuộc sống
con người đã, đang đối diện với những thách thức: tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,
không gian xanh ngày càng bị thu hẹp,
Việt Nam là nước có tỉ lệ gia tăng dân số cao với 1,06% (năm 2012). Rác thải ở
Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Cùng với sự phát triển kinh tế, gia
tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con
người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm
ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011, từ năm 2003 đến 2008, lượng chất thải rắn
phát sinh trung bình tăng từ 150 – 200%, chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng trên
200%. Ước tính đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc
ước đạt 44 triệu tấn/ năm, trong đó chất thải rắn đô thị chiếm 22,4 triệu tấn.
Trong khi các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Anh đầu tư hàng triệu
USD tái chế rác thải. Các quốc gia đó đẩy mạnh và thành công lưỡng việc: chống ô

nhiễm nghiêm trọng môi trường và tận thu lợi ích kinh tế qua tái chế chất thải, đặc
biệt là chất thải rắn, xem rác là tài nguyên, nghiêm cấm việc chôn rác, họ thu gom
rác thải đem tái chế một cách dễ dàng, thuận lợi, hình thành trong dân chúng một lối
sống văn minh, hữu ích khi xử lý rác thải. Trong khi đó, Việt Nam lại nằm trong top
những quốc gia đang lãng phí nguồn tài nguyên này.
Sử dụng bao bì giấy và tái chế bao bì giấy đã qua sử dụng đem lại nhiều lợi ích to
lớn. Mặt khác, giấy có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Vì vậy,
việc làm này đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Đồng
thời, đây cũng hoạt động đúng đắn thực hiện theo chương trình phân loại rác tại
nguồn do Sở TN&MT phát động. Rác sinh hoạt thường được thu gom từ đường

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 2

phố, chợ, hộ dân, nhà hàng, quán ăn, công sở… bao gồm rác hữu cơ (rau, củ, quả, lá
cây…), rác vô cơ (lon, chai nhựa…). Trong đó một lượng lớn là vỏ hộp sữa bằng
giấy. Chúng có thể được tái chế thành những vật phẩm được sử dụng hằng ngày như
ly giấy, thùng rác, bao bì, mái lợp… Do đó, không có gì là lãng phí nếu chúng ta
biết tận dụng, thu gom, tái chế
Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn là
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Theo thống kê tại Hà Nội, khối lượng rác
thải sinh hoạt tăng trung bình 15 %/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày
đêm. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi
năm cần 235 tỷ đồng để xử lý. Tại sao chúng ta không tận dụng nguồn tài nguyên
dồi dào này?
Để sản xuất ra 1 tấn giấy phải mất hàng trăm USD. Đây là một quy trình tốn kém và
ảnh hưởng xấu đến môi trường.Thay vì làm vậy,ta có thể tái chế giấy từ rác thải.
Một trong những loại rác phổ biến cung cấp nguồn nguyên liệu làm giấy tái chế là
vỏ hộp sữa/nước trái cây bằng giấy. Sữa hộp là thức uống tiện lợi, phổ biến của mọi
người, đặc biệt là là trẻ em nên nguồn cung cấp nguyên liệu rất dễ dàng và dồi

dào.Việc tái chế này là một hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.
Hiện nay,vấn đề tái chế vỏ hộp giấy còn khá mới ở Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nó chỉ được một số ít công ty áp dụng. Tiêu biểu ở
Việt Nam là Công ty giấy và bao bì Đồng Tiến. Tuy nhiên công ty này lại hoạt động
với hiệu quả không cao do nguồn cung thiếu ổn định về số lượng. Ông Hoàng
Trung Sơn – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến cho biết:
“ Công suất hoạt động của nhà máy tái chế vỏ hộp sữa là 50 tấn / ngày, nhưng nhà
máy chỉ sản xuất được 10 tấn / ngày”. Điều này cho thấy mạng lưới thu gom vỏ hộp
sữa hiện nay còn yếu, chưa thu gom triệt để. Người dân cũng chưa có ý thức về lợi
ích nhiều mặt của việc tái chế những phế thải này.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố
Hồ Chí Minh” nhằm nghiên cứu tình hình tái chế vỏ hộp giấy, đề xuất những biện

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 3

pháp chất lượng về thu gom vỏ hộp giấy trên địa bàn thành phố và tái chế chúng
thành những sản phẩm hữu ích.
2. Mục tiêu và nội dung của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đồ án tập trung giải quyết 4 mục tiêu cụ thể sau đây:
• Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng sử dụng, phát sinh, thu gom, tái chế vỏ hộp
giấy (sữa, nước trái cây,…) tại thành phố Hồ Chí Minh.
• Mục tiêu 2: Đề xuất những biên pháp để tăng cường thu mua triệt để vỏ hộp
giấy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
• Mục tiêu 3: Nghiên cứu, lựa chọn quy trình tái chế vỏ hộp giấy. Từ quy trình
đó, thực hành tái chế giấy.
• Mục tiêu 4: Đề xuất xây dựng nhà máy tái chế vỏ hộp giấy cho thành phố Hồ
Chí Minh, niên hạn 10 năm.
2.2. Nội dung

Để đạt được 4 mục tiêu trên, cần phải thực hiện các nội dung sau:
• Tổng hợp, biên hội một số tài liệu liên quan:
 Các thông báo số 2568/GDĐT – MN, số 449/GDĐT – TH của Sở GD & ĐT
thành phố Hồ Chí Minh.
 Các tài liệu về quy trình tái chế vỏ hộp giấy, các thông số kỹ thuật của tấm lợp
sinh thái của Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến (Bình Dương).
 Các báo cáo tổng hợp của tập đoàn Tetra Pak: Tetra Pak in figures 2011, Tetra
Pak – Development in brief (5/2013) và một số tài liệu khác của tập đoàn.
• Nghiên cứu tổng quan tình hình sử dụng, phát sinh, tái chế vỏ hộp sữa giấy
trên thế giới. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, phát sinh, tái chế, đặc biệt là
hiện trạng thu gom cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
• Đề xuất những biện pháp thu gom triệt để đối với lượng phát sinh vỏ hộp giấy
tại thành phố Hồ Chí Minh.
• Tái chế vỏ hộp sữa thành giấy bằng phương pháp thủ công.
• Tính toán, đề xuất nhà máy tái chế vỏ hộp giáy đã qua sử dụng tại TP HCM.

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 4

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Sơ đồ nghiên cứu





















3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
• Phương pháp thu thập số liệu: Thông tin về tình hình sử dụng, phân phối,
phát thải, thu gom, qui trình tái chế, các sản phẩm hữu ích được lấy từ sách
báo, mạng internet, công ty Đồng Tiến.
• Phương pháp đi tham quan thực tế: Tham quan nhà máy tái chế vỏ hộp giấy
của Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến, địa chỉ Ấp 3 – xã Tân Định – huyện
Tổng hợp, biên hội các tài liệu
Khảo sát, điều tra tình hình sử
dụng, phát thải, thu gom vỏ hộp
giấy tại TP.HCM
Đánh giá hiện trạng sử dụng, phát
sinh, thu gom, tái chế vỏ hộp giấy
(Mục tiêu 1)


Đề xuất các giải pháp tăng cường
thu gom (Mục tiêu 2)
Làm thực nghiệm tái chế giấy từ
vỏ hộp sữa (Mục tiêu 3)

Ước tính lượng vỏ
hộp giấy phát sinh
tại TP HCM
Đề xuất xây dựng
nhà máy tái chế vỏ
hộp giấy cho
TP .HCM

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 5

Bến Cát – tỉnh Bình Dương. Tìm hiểu quy trình tái chế vỏ hộp giấy để cho ra 2
sản phẩm chính là giấy và tấm lợp sinh thái. Chụp hình các sản phẩm, máy
móc, thiết bị, công đoạn,…
• Phương pháp điều tra – khảo sát: Khảo sát ý kiến người dân, trường học
 Làm phiếu khảo sát điều tra về tình hình phát thải vỏ hộp sữa, cách thu gom
xử lý chúng.
 Đối tượng khảo sát: Hộ gia đình và các trường mầm non, tiểu học ở địa bàn
quận Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí Minh.
 Số lượng điều tra: Hộ gia đình: 50 phiếu; Trường mầm non, tiểu học: 10
phiếu.
 Mẫu phiếu (phụ lục A và B)
• Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu sơ cấp thu được, đem thống kê,
phân loại để từ đó đưa ra được đặc điểm chung, phục vụ cho quá trình đề xuất
nhà máy tái chế vỏ hộp giấy cho toàn thành phố Hồ Chí Minh.
• Phương pháp thực nghiệm:
Sử dụng các loại vỏ hộp sữa khác nhau như TH Truemilk,Vinamilk,Yomost,
Từ mỗi loại vỏ, thu hồi bột giấy và ép thành tấm giấy thông qua các công
đoạn:
 Xử lý vỏ hộp sữa bằng nước

 Nghiền nhỏ, tách giấy và nhôm / nhựa
 Xử lý bột giấy
 Định hình cho bột giấy thu được
 Ép, gia nhiệt để ép thành tấm giấy
Đánh giá thành phẩm. Rút ra kết luận.
• Phương pháp dự báo: Dự báo dân số và số lượng học sinh của thành phố Hồ
Chí Minh qua các năm. Công thức tính toán:

Trong đó:
N: Số học sinh hoặc dân số năm bất kì

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 6

N
0:
Số học sinh hoặc dân số của năm được chọn làm gốc
r: Tỉ lệ gia tăng dân số hoặc số học sinh hàng năm
n: Khoảng cách năm so với năm gốc
4. Phạm vi nghiên cứu:
• Thời gian: 18/4/2013 – 16/7/2013
• Nội dung: Tìm hiểu về sự ra đời, sản xuất và phân phối vỏ hộp giấy (loại vỏ
đựng sữa, nước trái cây,…). Nghiên cứu quy trình tái chế vỏ hộp giấy. Đánh
giá hiện trạng thu gom hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải
pháp thu gom hiệu quả. Làm thí nghiệm tái chế giấy từ vỏ hộp sữa. Đề xuất
xây dựng nhà máy tái chế giấy qui mô công nghiệp cho toàn thành phố Hồ Chí
Minh.
















Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 7

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VỎ HỘP GIẤY VÀ HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ VỎ
HỘP GIẤY
1.1. Tổng quan về vỏ hộp giấy
1.1.1. Lịch sử hình thành và sản xuất vỏ hộp giấy
Tr ước kia, khi người ta chưa phát minh ra các dụng cụ để đựng và bảo quản
sữa bò hoặc sữa động vật khác, sữa nhanh chóng bị hư hỏng do nhiệt độ và vi
khuẩn. Tại châu Âu, người bán sẽ mang con bò của mình trực tiếp đến trước
cửa nhà của khách hàng, và sữa được cho vào một thùng chứa của hộ gia đình.
Ở một số nơi, sữa được bán ra từ một cửa hàng bên cạnh các khu nuôi bò sữa.
Trong cả hai trường hợp, sữa chỉ có thể được lưu trữ một cách an toàn trong
một khoảng thời gian ngắn nhất định, sau đó chúng sẽ bị hư hỏng. Một thùng
chứa sữa lớn bằng kim loại đã được phát triển ở châu Âu giữa những năm
1860 và 1870. Loại thùng này có thể chứa được 21,12 galon (khoảng 80 lít).
Sữa trong thùng này được vận chuyển bằng tàu hỏa từ các nông trại vào các

thị trấn - những nơi có nhu cầu về sữa rất cao. Sau đó sữa được phân phối đến
từng nhà.
Các chai thủy tinh đựng sữa được phát minh vào năm 1884. Điều này đem đến
sự tiện lợi cho người tiêu dùng, vì chai tiệt trùng có thể được giữ sữa không bị
hỏng cho đến khi sử dụng. Sữa đã được tiệt trùng (đun nóng đến một cách
nhanh chóng cho đến khi sôi, sau đó làm lạnh) có khả năng chống nhiễm
khuẩn và hư hỏng trong vài ngày. Sữa đóng chai đã trở nên phổ biến trên
khắp Hoa Kỳ và châu Âu thông qua Thế chiến II, mặc dù lọ thủy tinh hiếm khi
được nhìn thấy bây giờ. Tuy nhiên, chai thủ
y tinh nặng, khó vận chuyển, dễ vỡ
và phải mất rất nhiều thời gian để làm sạch chúng để tái sử dụng. Vì thế, người
ta bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn thay thế tốt hơn bình sữa thủy tinh.
Các hộp sữa lần đầu tiên được phân phối trong khu vực San Francisco (Mỹ)
vào đầu năm 1906, nhưng vẫn còn có những cải tiến được thực hiện sau đó.

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 8

Giấy có thể tan rã do độ ẩm nên các nhà sản xuất giải quyết vấn đề bằng cách
“bao” hộp trong sáp parafin. Keo động vật được sử dụng để niêm phong hộp
giấy, nhưng các loại keo không làm việc tốt và sẽ gây ô nhiễm sữa.
Năm 1915, John Van Wormer- người sở hữu một nhà máy đồ chơi ở Toledo,
Ohio nhận bằng sáng chế hộp sữa gấp giấy, khi đó chúng được gọi là một
"chai giấy." Hộp giấy của ông đã được chuyển tới nhà máy sữa. Bởi vì các hộp
có thể được bỏ đi thay vì được tái sử dụng nên sản phẩm của Wormer được
gọi là "Pure-Pak". Công ty America Paper sau đó đã mua lại bằng sáng chế và
đã làm việc để hoàn thiện máy móc chế tạo ra dây chuyền hộp giấy đầu tiên
trong 6 năm từ năm 1929 đến năm 1934.
Hiện nay, hộp giấy để đựng sữa, nước trái cây,… đã có mặt khắp nơi trên thế
giới. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các cửa hàng, siêu thị,…Điều

này càng khẳng định sự tiện lợi và phổ biến của chúng.
(TLTK: Emily Chertoff. The surprising history of the milk carton, 8/2012)
1.1.2. Quy trình sản xuất vỏ hộp giấy
• Bước 1: Làm giấy bìa (Making paperboard)
Giấy sử dụng cho hộp sữa được phân loại như là một loại bìa. Nó thường được
thực hiện trên một máy Fourdrinier, một trong những loại máy móc lâu đời
nhất và phổ biến nhất của các thiết bị sản xuất giấy. Quá trình bắt đầu từ mùn
cưa. Các sợi gỗ (chip) được làm nóng, nhúng trong hóa chất làm mềm và phá
vỡ chúng thành những “mảnh nhỏ” của sợi gỗ. Bột giấy được tẩy trắng trong
một bể clo oxy hóa. Sau đó, bột được rửa sạch và trải qua một số tấm màng
(screens), để loại bỏ các mảnh vụn. Tiếp theo, bột giấy được đưa qua một loại
máy được gọi là refiner (máy luyện tinh) để xay các sợi gỗ giữa các đĩa quay.
Các tinh bột giấy chảy vào thùng đầu (headbox) của máy Fourdrinier. Trong
các headbox, hỗn hợp nước và bột giấy được lan truyền trên một màng
(screen) liên tục di chuyển. Nước chảy ra bên dưới qua các lỗ trên màng, để lại
một “tấm thảm” của bột gỗ ẩm ướt. Thảm được rút ra thông qua con lăn khổng

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 9

lồ. Con lăn giúp vắt ráo nước. Tiếp theo, thảm giấy được sấy khô bằng cách
cho nó đi qua trên xi-lanh hơi nước nóng.
• Bước 2: Áp dụng lớp nhựa phủ chống thấm nước (Applying waterproof
coating)
Các tấm bìa giấy (paperboard) khô di chuyển tiếp theo thông qua các con lăn
của một máy đùn (extruder). Giống như các tấm bìa được kéo qua các con lăn,
máy extruder sẽ cung cấp một lượng nhỏ nhựa nóng chảy. Lớp nhựa này bám
vào cả hai mặt của bìa như một lớp màng mỏng. Một số lớp bằng nhựa
polyethylene có thể được kết hợp lại trong máy đùn, và máy cho ra nhiều lớp
màng trong một lần. Các lớp màng khác nhau hoàn thành nhiệm vụ khác nhau,

chẳng hạn như giảm sự thâm nhập của độ ẩm, giảm thâm nhập oxy, và giúp đỡ
trong việc giữ tinh dầu. Sau đó, tấm bìa giấy này được đi qua con lăn ướp lạnh
để làm lạnh cả 2 bề mặt. Tấm bìa giấy bây giờ cực kì bóng và không thấm
nước. Nó được cuộn thành một cuộn lớn để vận chuyển đến nơi in ấn. Cuộn
giấy có bề rộng khoảng 120 inch (3,05m). Các cuộn này được cắt thành những
cuộn nhỏ hơn sao cho có chiều rộng thích hợp với thành phẩm mong muốn.
• Bước 3: In, cắt khoảng trống (Printing and cutting the blank)
In ấn thường được thực hiện bằng phương pháp in flexo-đồ họa, trong đó sử
dụng các bản in cao su gắn với vỏ thép. Những người công nhân đưa những
cuộn giấy đã được phủ nhựa vào máy in. Máy in in những từ ngữ và hình ảnh
của hộp sữa lên trên những cuộn giấy này. Các hộp sữa điển hình có thể được
in bất kì thứ gì với từ 1 đến 7 màu. Tiếp theo chúng sẽ được cắt các khoảng
trống để có thể gấp lại thành hộp. Các thiết bị in ấn và cắt tốc dộ cao có thể tạo
ra hàng trăm chỗ trống mỗi phút.
• Bước 4: Đánh dấu, niêm phong những khoảng trống ( Sealing the blank)
Công nhân nhà máy tiếp tục tải những khoảng trống đến máy niêm phong.
Máy giữ lấy chỗ trống bằng phẳng và gấp nó sang hai bên, tạo ra một bên khe
nối chồng chéo. Đường may sau đó được nung nóng và ép lại với nhau. Liên
kết giữa nhựa nóng và các đường may rất bền và không thấm nước, không cần

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 10

dùng keo bổ sung. Hàng ngàn khoảng trống bắn qua máy niêm phong mỗi
phút. Đây là bước cuối cùng tại nhà sản xuất bao bì. Phần còn lại của quá trình
được hoàn thành khi cho sữa vào. Những khoảng trống được niêm phong và
gấp lại được nạp vào các thùng carton, và chúng được xuất xưởng.
Trong quá trình sản xuất, hộp giấy phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
Các nhà sản xuất thực hiện kiểm tra chất lượng ở tất cả các bước của quá trình
sản xuất. Bột giấy phải được kiểm tra để chắc chắn rằng nó có màu sắc, tỉ

trọng thích hợp, và có những đặc điểm sợi mong muốn. Bột giấy là một sự pha
trộn của các sợi dài và ngắn, từ cây mềm và gỗ cứng, các lô hàng có thể khác
nhau theo các loại và tỷ lệ cây sử dụng. Các tấm bìa phải vượt qua rất nhiều
kiểm tra chất lượng, vì các lý do khác nhau. Cục Quản lý dược - thực phẩm
liên bang Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu hộp sữa đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về
vệ sinh và an toàn. Ví dụ, FDA chấp nhận bất kỳ hóa chất nào thêm vào giấy
bìa miễn sao các nhà sản xuất phải có khả năng chứng minh hóa chất đó đáp
ứng yêu cầu quy định an toàn của nó. Chiều rộng, độ dày và hỗn hợp chất xơ
trong những bìa giấy được liên tục theo dõi bằng các công cụ gắn vào máy làm
giấy. Tại nhà máy chế biến sữa, pha chế và cho sữa vào các hộp giấy được
thực hiện theo tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh và an toàn.
(TLTK: Angela Woodward, Milk Carton Recycling Does Everybody Good,
2013, tác giả có tham khảo thêm 2 tài liệu:
"Milk Carton Recap."
Packaging Digest (August 1994): 36-37.
"Milk Carton Recycling Does Everybody Good!" Science Activities (Winter
1994): 5.)
1.1.3. Đặc điểm, cấu tạo của vỏ hộp giấy
• Sản phẩm chứa trong hộp giấy là: sữa, nước trái cây, soup, ngũ cốc,….
• Hộp giấy được cấu tạo bởi 6 lớp
• Thành phần của 1 hộp giấy bao gồm 74% giấy, 22% nhựa, 4% nhôm. Ngoài
ra, đối với hộp lạnh thì thành phần là 80% giấy và 20% nhựa
Cấu tạo cụ thể được mô tả trong hình sau:

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 11


Hình 1.1: Cấu tạo vỏ hộp giấy của Tetra Pak.


Hình 1.2: Cấu tạo vỏ hộp lạnh Hình 1.3: Cấu tạo vỏ hộp thường
Nhiệm cụ của từng lớp:
 Lớp nhựa phủ ngoài cùng: chống ẩm từ bên ngoài
 Lớp giấy: định hình cho hộp sữa
 Lớp nhựa bao giữa: giúp bám dính

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 12

 Lớp nhôm: ngăn cản sự xâm nhập của ánh sáng và mùi từ bên ngoài
 Lớp nhựa phủ trong cùng: không cho sữa thấm ra ngoài
Bảng 1.1: Khối lượng của một số loại vỏ hộp sữa trên thị trường Việt Nam hiện nay
STT TÊN LOẠI HỘP SỮA
THỂ TÍCH
(ml)
KHỐI LƯỢNG
TRUNG BÌNH
(gam)
1 Túi sữa con bò 220 4,76
2 100% con bò 180 7,93
3 100% con bò 110 5,17
4 Cô gái Hà Lan 180 7,87
5 100% thanh trùng 900 34,4
6 100% thanh trùng 200 12,94
7 100% con bò 1000 29,81
8 Vfresh 100% cam ép 1000 27,8
9 Flex tiệt trùng không đường 180 7,85
10 100% thanh trùng 220 12,65
11 Su su hương cam 110 5,61
12 Sữa Nuvita 110 5,06

13 Sữa Nuvita 180 7,81
14 Vfresh đậu nành 200 7,99
15 Sữa Mộc Châu 110 4,78
16 Sữa Mộc Châu 180 7,97
17 SOY MI 1000 27,32
18 Sữa milo 180 8,03

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 13

19 Sữa milo 115 5,61
20 Sữa milo 110 4,8
21 Cô gái Hà Lan 1000 29,45
22 Vinamilk 180 8,04
23 Nuti IQ 180 8,12
24 TH True milk 180 7,85
(Nguồn: Công ty TNHH giấy và bao bì Đồng Tiến)
1.1.4. Tình hình sản xuất, phân phối, sử dụng vỏ hộp giấy hiện nay
1.1.4.1. Trên thế giới
• Trên thế giới, phải kể đến tập đoàn Tetra Pak - tập đoàn có lịch sử lâu đời về
sản xuất các loại bao bì, trong đó có sản xuất vỏ hộp giấy để đựng sữa, nước
trái cây, soup, …Tetra Pak không những sản xuất và phân phối bao bì mà còn
sản xuất và chuyển giao các hệ thống chế biến và đóng gói, được các nhà sản
xuất tiêu dùng bởi nó có để đóng gói hàng ngàn hộp / giờ.

(Nguồn: Tetra Pak.com)
Hình 1.4: Chi nhánh của công ty Tetra Pak trên toàn cầu, năm 2011

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 14


• Năm 2007, Tetra Pak ra mắt hộp giấy dán nhãn FSC đầu tiên (nhãn FSC trên
sản phẩm là minh chứng doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và khai
thác nguyên vật liệu từ rừng được quản lý theo đúng quy chuẩn), tên là Tetra
Recart. Những năm sau đó, công ty bán được khoảng 200 triệu hộp có nhãn
FSC trên toàn thế giới. Năm 2009, công ty đạt doanh thu hơn 2,3 tỷ USD.
Việc triển khai sản phẩm thân thiện môi trường này được tiếp tục trong năm
2010 đến các quốc gia khác là Pháp, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ và Tây Ban
Nha. Tổng cộng, hơn 8,5 tỷ hộp giấy dán nhãn FSC của Tetra Pak được tiêu
dùng trong năm 2010. Theo Tetra Pak – development in brief (Hồ sơ sự phát
triển của tập đoàn Tetra Pak) tháng 5/2013: Năm 2012, 26,4 tỉ hộp dán nhãn
FSC đã tiếp cận được người tiêu dùng tại 37 quốc gia trên thế giới.
• Các sản phẩm vỏ hộp giấy được Tetra Pak sản xuất và phân phối:
(TLTK: Tetra Pak in figures 2011)

Hộp cổ điển (Tetra Classic)
Tetra Classic là tên của vỏ hộp tứ diện. Đó là các hộp đầu tiên được sản xuất
bởi Tetra Pak vào năm 1952. Một biến thể của loại hộp này ra đời năm 1961.


Hình 1.5: Vỏ hộp cổ điển

Hộp Tetra Fino
Hộp Tetra Fino vô trùng là loại hộp dạng hình gối, được giới thiệu vào năm
1997.

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 15



Hình 1.6: Vỏ hộp Tetra Fino


Hộp Tetra Brik
Các hộp Tetra Brik đã được giới thiệu vào năm 1963. Nó có hình chữ nhật
hoặc hình vuông . Hộp Tetra Brik vô trùng được giới thiệu vào năm 1969, là
loại hộp thường được sử dụng cho những sản phẩm cần phải bảo quản trong
một thời gian dài.


Hình 1.7: Vỏ hộp Tetra Brik

Hộp Tetra Recart
Tetra Recart là một hộp có tiềm năng đáng kể trong việc thay thế cho bao bì

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 16

một loạt các sản phẩm dạng thực phẩm truyền thống được đóng gói trong lọ
thủy tinh, bao gồm trái cây, rau và thức ăn vật nuôi

Hình 1.8: Hộp Tetra Recart

Hộp Tetra Rex
Hộp Tetra Rex có dạng hình chữ nhật với một hình đầu hồi. Hộp Tetra Rex
được giới thiệu lần đầu tại Thụy Điển năm 1966. Chúng được sử dụng trên
toàn thế giới cho các sản phẩm tiệt trùng.


Hình 1.9: Hộp Tetra Re x



Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 17

 Hộp Tetra Top
Hộp này được đưa ra năm 1986. Nó là loại hộp hình vuông, góc tròn, nắp đậy
bằng nhựa.

Hình 1.10: Hộp Tetra Top

Hộp Tetra Prisma
Tetra Prisma có dạng hình bát giác. Các hộp này ra đời vào năm 1997. Nó có
độ bám dính tuyệt vời.

Hình 1.11: Hộp Tetra Prisma

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 18

 Hộp Tetra Gemina
Hộp Tetra Gemina vô trùng được giới thiệu lần đầu năm 2007. Nó được dùng
cho nước trái cây, sữa và các dạng chất lỏng khác.

Hình 1.12: Hộp Tetra Gemina

Hộp Tetra Wedge
Hộp Tetra Wedge vô trùng được giới thiệu năm 1997. Hình dạng sáng tạo của
nó cho phép nó nổi bật giữa các sản phẩm khác. Loại hộp này cũng tiêu thụ
mức nguyên liệu đầu vào tối thiểu.


Hình 1.13: Hộp Tetra Wedge


Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 19

1.1.4.2. Tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh
• Không chỉ tại các nước trên thế giới mà ngay tại thị trường Việt Nam hiện nay
hầu hết các sản phẩn đóng hộp hàng đầu như Nestle, Coca Cola, Vinamilk,
Tribeco, Hanoi Milk, Elovi, Unif, Cadbury… đều sử dụng hộp giấy tiệt trùng
của Tetra Pak. Đó là các loại bao bì hình chóp, hình viên gạch, hình đầu nhà,
hình chai, hình bát giác, hình cái nêm, dạng bích… được kết dính của 3 loại
nguyên liệu: giấy bìa chất lượng cao, nhựa Polyethylene và lớp nhôm mỏng.
• Nhu cầu sử dụng sữa trong nước ngày càng tăng lên. Với lượng sữa nước tiêu
thụ tăng dần từ năm 2004 đến 2013, lượng vỏ hộp giấy tương đương để chứa
sữa cũng sẽ tăng dần.
Bảng 1.2: Dự báo tiêu dùng sữa trong nước năm 2013


Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 20

(TLTK: “Khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và thị trường sữa năm 2012,
dự báo năm 2013” - Tiến sĩ Tống Xuân Chinh - Cục Chăn nuôi)
Theo Tetra Pak, mức tiêu thụ sữa đang tăng mạnh ở Việt Nam. Nếu năm 2004
có khoảng 580 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị trườ ự tính
đến năm 2013 sẽ .
1.2. Tình hình tái chế vỏ hộp giấy trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình tái chế vỏ hộp giấy trên thế giới

1.2.1.1. Lịch sử ngắn gọn của ngành tái chế giấy nói chung
Giấy làm bằng vật liệu tái chế đã được sản xuất tại Hoa Kỳ từ năm 1690, khi
William Rittenhouse thành lập một nhà máy giấy ở gần thành phố
Philadelphia, bang Pennsylvania. Nhà máy đã tái chế khăn, giẻ cũ và bông để
làm giấy. Phương pháp làm giấy này đến từ Trung Quốc, nơi mà nó đã được
sử dụng từ lâu.
Trong năm 1931, Nhật Bản đi tiên phong trong tái chế giấy khi nó bắt đầu sử
dụng giấy phế liệu để làm giấy mới. Tất cả các giấy Nhật Bản đã được tái chế
và làm thành các sản phẩm mới để bán trong các cửa hàng giấy
Khoảng thời gian của Tuyên ngôn Độc lập, Benjamin Franklin đã sử dụng
giấy phế liệu tái chế cho in ấn. Sau khi Mỹ trở thành quốc gia riêng của mình,
chính quyền bang Massachusetts lập một đạo luật yêu cầu tất cả các thị trấn
trong tiểu bang phải có một người có công việc là thu thập những mảnh cho
các nhà máy giấy.
1.2.1.2. Tái chế vỏ hộp giấy trên thế giới
• Tái chế không phải là cách duy nhất để vứt bỏ vỏ hộp cũ có trách nhiệm. Họ
cũng có thể tiêu huỷ và thu hồi năng lượng để tạo ra nhiệt và điện. Một số
quốc gia, chẳng hạn như Đan Mạch, đã quyết định để xử lý rác theo cách này.
Ở châu Âu trong năm 2007, 33% của tất cả các hộp thức uống được sử dụng
để tạo ra năng lượng.


Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 21

• Tại Trung Quốc
Trong năm 2003, không có vỏ hộp thức uống được tái chế ở Trung Quốc. Bây
giờ, con số này là hơn 10% và chính quyền đang làm việc để cải thiện điều
này thêm nữa. Một loạt các sản phẩm tái chế từ vỏ hộp nước giải khát, hộp
sữa xuất hiện lần đầu tại World Expo 2010 tại Thượng Hải thu hút du khách từ

khắp nơi trên thế giới. 2000 băng ghế màu xanh lá cây, được làm từ vỏ hộp
sữa tái chế , là kết quả của một chiến dịch tái chế vỏ hộp sữa tên là “Green
Expo Takes Pride in Me” - là một dự án chung giữa thành phố Thượng Hải,
Hội chợ văn phòng điều phối thế giới (World Expo Coordination Bureau),
tạp chí Xinmin Evening News và Tetra Pak Trung Quốc. Chiến dịch thu hút
728.400 người tham gia ở Thượng Hải và tái chế tổng cộng 113 tấn nguyên
liệu, tương đương với hơn 10 triệu vỏ hộp sữa loại 250 ml.
( TLTK: Tetra pak in figures 2011)
• Tại Nam Phi và Braxin
Trong năm 2009, công ty Tetra Pak đã tái chế được 27,1 tỉ hộp giấy trên toàn
cầu. Tetra Pak cũng báo cáo rằng 30 tỷ hộp giấy của nó được tái chế trên toàn
cầu trong năm 2010, tăng gấp đôi tỷ lệ tái chế vào năm 2002. Tất cả góp sức
cùng nhau trong bảy năm qua, đã đem lại sự gia tăng 73% trong tái chế. Ông
Rodney Reynders – quản lý môi trường của công ty Tetra pak cho biết công ty
con ở Nam Phi đã đóng góp tỉ lệ tái chế 6% cho công ty mẹ vào năm 2010.
Công ty Tetra Pak ở Braxin đóng góp tỉ lệ tái chế 28%.
Công ty giấy Gayatry Paper Mills sử dụng công nghệ Hydro pulping (Hidro
hóa bột giấy) để tách các lớp giấy, nhựa, nhôm từ hộp sữa giấy. Trong quá
trình tái chế, nhựa PE và nhôm được tách ra từ bột giấy. Bột giấy sau đó được
sử dụng trong sản xuất bao bì thứ cấp. Trong khi đó, PE và nhôm được
aggromulated - một quá trình ma sát lạnh được sử dụng để tách các kim loại,
để sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm nhựa đúc.
Ông Rodney Reynders còn cho biết một cách làm khác của Tetra Pak ở
Braxin, đó là: Nhựa PE được phá vỡ thành parafin và sáp. Còn lớp nhôm được

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 22

chuyển đổi thành dạng bột và sử dụng cho ngành công nghiệp chế tạo sơn kim
loại.

Trong nỗ lực thúc đẩy tái chế và cải thiện việc phân loại chất thải tại nguồn,
Tetra Pak Nam Phi là thành viên của Nhóm hành động Nam Phi bao gồm: The
Packaging Council of South Africa (Hội đồng bao bì Nam Phi), The Plastics
Federation of South Africa (Liên đoàn nhựa Nam Phi), The Glass Recycling
Company - Collect-a-Can (Công ty tái chế thủy tinh, thu thập vỏ lon), và The
Paper Recycling Association of South Africa (Hiệp hội tái chế giấy Nam Phi).
Hệ thống Twin bag (Túi sinh đôi) của nhóm này đề xuất rằng tất cả các chất
thải có thể tái chế. Chẳng hạn như vỏ hộp sữa và hộp nước trái cây, nhựa, thủy
tinh, giấy, kim loại, được đặt vào một túi.Trong khi đó, chất thải ướt, chất thải
hữu cơ được cho vào một túi khác. Ông Rodney Reynders kết luận: "Thông
điệp của chúng tôi đến người tiêu dùng là vỏ hộp giấy có thể được tái chế. Đặt
hộp của bạn với chất thải có thể tái chế của bạn và cho phép nó được tái chế
thành các sản phẩm khác”.
(TLTK: Schalk Burger, Carton recycling creates local jobs, 1/7/2011)
• Tại Ấn Độ
Bao giờ bạn tưởng tượng vỏ hộp sữa hoặc nước trái cây có thể làm gì ngoài
việc cho vào đống rác ở bãi rác? Nó có thể tạo ra đồ nội thất lớp học như bàn
và kệ cho hàng ngàn trẻ em nghèo. Một chiến dịch tái chế mới gọi là "Hộp của
bạn. Lớp học của tôi “ (“Your Cartons. My Classroom”- YCMC), đã được
đưa ra ở Delhi nhằm quyên góp vào nội thất trường học. Các vật liệu làm từ
các tấm ván tái chế, sẽ đem lại lợi ích cho 6 trường trong 6 thành phố.
Ý tưởng đằng sau YCMC là phổ biến "tái sử dụng" và "tái chế" trong công
chúng, đặc biệt là học sinh. Delhi tạo ra 8.000 tấn chất thải mỗi ngày, với hộp
không phân hủy sinh học và túi nhựa chiếm trên 10%. Một số rác thải hộp
giấy, hộp carton được xử lý và cuối cùng là đi đến nhà máy giấy để tái sử
dụng.

Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 23


Nghiên cứu cho thấy rằng các vỏ hộp sữa, nước trái cây có khả năng tái chế
100%. Một số công ty tái chế đã sử dụng một công nghệ độc đáo. Hộp giấy sẽ
được cắt nhỏ và nén dưới nhiệt độ và áp suất bởi một thiết bị ép nóng để làm
thành những tấm phẳng gọi là ván (chipboard). Các tấm ván này sẽ được sử
dụng để làm thành sản phẩm như cửa ra vào và các tấm pallet. Các vỏ hộp
giấy cần một công nghệ đặc biệt để tái chế bởi vì chúng được tạo thành từ giấy
bìa, nhựa polyethylene và nhôm.
Trong tháng 9 năm 2012, một chiến dịch tương tự gọi là "Cartons to
Classrooms" đã được thực hiện ở Bangalore – tỉnh Karnataka - Ấn Độ. Bất cứ
khi nào một người tiêu dùng quyên góp 10 kg vỏ hộp giấy, bàn học sẽ được
trao cho trẻ em học tại các trường học bị tước mất đồ nội thất. Sáng kiến này
đã giúp thu thập hơn 100.000 thùng.
Một sáng kiến giúp thu thập hộp là dự án Search (giáo dục và nâng cao nhận
thức về tái chế cho một môi trường sống sạch hơn) bắt đầu vào năm 2009
cùng với Teri's Environment Education and Youth Services (Môi trường giáo
dục Teri và Dịch vụ thanh niên). Nó được áp dụng bởi 160 trường học trong
sáu thành phố là: Bangalore, Chandigarh, Delhi, Hyderabad, Mumbai và Pune.
Học sinh và giáo viên được khuyến khích thực hành 4Rs - “Refuse, Reduce,
Reuse and Recycle” (“Từ chối, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế”). Học sinh
được khuyến khích để thu thập và tái chế các hộp giấy khô ở các cơ sở trường
học và nhà của họ. Tr ường học thu 10 kg hộp giấy và tặng nó cho dự án, để
bàn học có thể đến được với trẻ em nghèo. Robert Swan - người đầu tiên đi bộ
đến cả Bắc và Nam Cực - cũng là một nhà môi trường học đầy lòng nhiệt
huyết đã hỗ trợ chiến dịch ở Ấn Độ. Mọi người có thể quyên góp hộp ở đó cho
đến ngày 21 tháng 4.
(TLTK: The time of India, Recycled cartons to help schools in 6 cities,
12/4/2013)




Nghiên cứu tiềm năng tái chế vỏ hộp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 24

• Tại Hoa Kỳ
Theo một báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ ( EPA-
Environmental Protection Agency) về chất thải rắn đô thị, được cung cấp bởi
Liên minh tái chế quốc gia, trong năm 2006, 510 000 tấn vỏ hộp sữa đã được
tạo ra ở Mỹ và ít hơn 0,05% (5.000 tấn ) đã được tái chế.
Trong năm 2006, chỉ có khoảng 550 thị trấn trên khắp đất nước có tái chế hộp
sữa (nguồn: Organic Valley). Số lượng này quá ít. Thực tế theo ông Ed
Skernolis - chính trị gia và giám đốc Chương trình Liên minh tái chế quốc gia,
"hộp sữa, bởi vì có màng sáp nên không phải là thứ tái chế phổ biến. Mỗi địa
phương khác nhau sẽ tùy thuộc vào khả năng về quy trình tái chế của họ. Một
số địa phương có thể cho phép hộp sữa giấy làm nguyên liệu cho phân
compost hoặc cho vào chung với thùng rác đựng rác thực phẩm.
(TLTK: Melissa Goberg, Recycling does a milk carton good, 24/6/2008)
Trong năm 2008, Tetra Pak Inc và các công ty bao bì khác thấy rằng tái chế
hộp sữa giấy được cũng củng cố trên toàn thế giới nhưng không hoạt động tại
Hoa Kỳ. "Đối với bất cứ lý do gì thì Hoa Kỳ đã tụt hậu so với xu hướng toàn
cầu", ông Jeff Fielkow- phó chủ tịch đã nói. Năm 2009, EPA báo cáo 30.000
tấn vỏ hộp giấy được tái chế, tương đương với 6.5%.
(TLTK: Liz Hughes, Thinking Inside the Box: The State of Carton Recycling,
4/2011)
• Tình hình ở Canada
Năm 2006, Hội đồng sữa bang British Columbia triển khai giai đoạn đầu của
chương trình tái chế hộp sữa tự nguyện trong vùng Lower Mainland của bang.
Đến cuối năm 2007, chương trình đã hiện hữu trong tất cả các nơi trong bang
.Vào tháng 6 năm 2010, hơn 165 kho chứa của chương trình Turn-it đã chấp
nhận sử dụng các vỏ hộp sữa để tái chế. Chương trình được thiết kế để bổ sung
cho chương trình Pavement Recycling (Tái chế lề đường ) hiện có, mà bản

thân bang British Columbia là một trong những nơi có tỷ lệ tái chế cao nhất ở
Bắc Mỹ cho bình sữa nhựa. Ngày nay, sự kết hợp này cho phép bang British

×