Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

hướng dẫn giảng dạy môn Toán THCS và THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.98 KB, 7 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
Số 2880 /SGD&ĐT- GDTrH
V/v hướng dẫn giảng dạy môn Toán
THCS và THPT năm học 2012-2013
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Kính gửi :
- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường có cấp Trung học phổ thông,
- Các trường Phổ thông dân tộc nội trú .
I. YÊU CẦU CHUNG
Thực hiện theo chỉ đạo tại công văn số 2135/SGD&ĐT-GDTrH ngày
26/7/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc hướng dẫn thực hiện hệ
thống hồ sơ trong trường trung học từ năm học 2011-2012; Công văn số
2391/SGD&ĐT- GDTrH ngày 24/8/2012 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2012-2013 và các nội dung
chuyên môn đã được Sở GD&ĐT tập huấn.
II. MỘT SỐ YÊU CẦU CỤ THỂ
1. Thực hiện phân phối chương trình
Các trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) chủ động
xây dựng phân phối chương trình chi tiết môn Toán phù hợp với địa phương, phù
hợp với trường trên cơ sở Chương trình môn Toán toàn cấp học do Bộ GD&ĐT
ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và được
điều chỉnh nội dung dạy học tại công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phân phối chương trình môn Toán do Sở GD&ĐT
biên soạn năm 2011 theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 2391/SGD&ĐT-
GDTrH ngày 24/8/2012. Riêng trường THPT Chuyên Hạ Long xây dựng thêm
phân phối chương trình cho lớp Chuyên Toán với đủ các chuyên đề theo qui định tại
công văn số 10803/BGDĐT - GDTrH ngày 16/12/2009 của Bộ GD&ĐT về việc


hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT.
2. Về phương pháp dạy học
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng:
2.1. Phương pháp dạy học toán trong nhà trường phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi
các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy; kiên quyết loại bỏ cách dạy
thầy đọc, trò chép;
1
2.2. Toán học là một khoa học trìu tượng, có nguồn gốc từ thực tiễn và có
ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Việc rèn luyện tư duy lôgic là một trong những
yêu cầu hàng đầu của dạy học toán trong trường phổ thông. Cần quán triệt định
hướng và đặc điểm của bộ môn nêu trên trong việc vận dụng các phương pháp
dạy học. Giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, lưu lý là môn
Toán trong nhà trường có nhiều thuận lợi để thực hiện phương pháp phát hiện và
giải quyết vấn đề. Tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc: học sinh tự mình hoàn
thành nhiệm vụ nhận thức với vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên;
2.3. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức dạy học.
Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình
thức tổ chức thích hợp như học trên lớp, học ở nhà; học cá nhân, học nhóm,
….Cần tổ chức tốt các giờ thực thực hành toán để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ
năng thực hành, vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn, tạo hứng thú cho người
học.
2.4. Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học trong danh mục đã qui định. Ngoài
ra giáo viên và học sinh cần tăng cường làm thêm các đồ dùng dạy học phù hợp
với nội dung học tập.
2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số
sè1694 /SGD&§T-GDTrH ng y à 19/ 12/ 2006 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn
đánh giá, xếp loại giờ dạy sử dụng giáo án điện tử và giờ dạy thực hành để hỗ trợ
đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, tăng cường sử dụng các phần mềm dạy
học hiện có, chủ động khai thác những phần mềm dạy học mới phù hợp với từng

nội dung kiến thức cụ thể trong sách giáo khoa. Cần lưu ý không được lạm dụng
công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến tư duy toán học.
3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh
Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn tại Thông tư
số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh THCS và học sinh THPT. Một số nội dung cần lưu lý:
3.1. Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần được tính đến ngay từ khi xác
định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp cho học sinh và giáo viên kịp thời nắm
được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh dạy và học. Đánh giá kết quả
học tập toán của học sinh cần bám sát mục tiêu dạy học môn Toán đối với từng
cấp, từng lớp; đồng thời căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định trong
chương trình;
3.2. Việc ra đề kiểm tra căn cứ vào hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành
theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT. Cần
kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Ngoài
việc kiểm tra thường xuyên, định kì (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra
một tiết, kiểm tra học kì), cần sử dụng các hình thức theo dõi và quan sát thường
2
xuyên đối với từng học sinh về ý thức học tập, tính tự giác, sự tiến bộ về nhận thức
và tư duy toán học; tập trung đánh giá khả năng tư duy, tính sáng tạo, khả năng vận
dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống. Để đảm
bảo đánh giá được toàn diện học sinh, cấn kết hợp hình thức đánh giá theo hướng
kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo
hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, học
tủ, ghi nhớ máy móc. Các phòng GD&ĐT, các trường THPT phải có biện pháp
quản lý, tăng cường giáo dục cán bộ, giáo viên và học sinh tích cực, chủ động trong
dạy và học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để phản ánh đúng chất lượng dạy
và học của giáo viên, học sinh, từng lớp, từng trường. Chấp hành nghiêm túc việc
chấm bài, chữa bài và trả bài cho học sinh; chế độ cho điểm. Khắc phục thói quen
khá phổ biến là khi chấm bài giáo viên chỉ chú trọng đến cho điểm, ít khi có những

lời phê chỉ rõ ưu khuyết điểm của học sinh khi làm bài.
3.3. Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các
học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân. Thông báo công khai các
kết quả đánh giá để có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời đối với việc học toán của
học sinh và dạy toán của giáo viên.
3.4. Cần đảm bảo để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Toán. Những học sinh có năng khiếu về toán hoặc có nhu cầu học toán sâu hơn được
khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển năng khiếu.
4. Về bài soạn
Về hình thức trình bày bài soạn (giáo án), trên cơ sở khung bài soạn quy
định trong công văn số 2135/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/7/2011 nêu trên của Sở
GD&ĐT, giáo viên cần tham khảo các bài soạn đã được Bộ GD&ĐT giới thiệu
trong sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên và các tài liệu tham khảo khác
để có cách trình bày sáng tạo (không cững nhắc về hình thức trình bài soạn), phù
hợp với từng kiểu bài dạy, theo yêu cầu của chuẩn kiến thức- kĩ năng, thể hiện
được việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù phân môn Toán.
Một số yêu cầu cụ thể:
4.1. Mục tiêu bài dạy
Tùy thuộc vào các nội dung cụ thể để xác định yêu cầu cần đạt được về
kiến thức, kĩ năng, tư duy, tình cảm và thái độ. Các mục tiêu được biểu đạt bằng
động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.
4.1.1. Về kiến thức: gồm 6 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
4.1.2. Về kĩ năng:
- Thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn, lôgarit;
- Biến đổi các biểu thức đại số, biến đổi các biểu thức lượng giác; giải
phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, hệ bất phương trình;
- Tính giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân; xét tính liên tục của hàm
số; khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số;
3

- Vẽ hình; biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể thích. Viết
phương trình đường thẳng, đường tròn, đường e líp, mặt phẳng, mặt cầu;
- Thu thập và xử lí số liệu; tính toán về tổ hợp và xác suất;
- Ước lượng kết quả đo đạc và tính toán;
- Sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán;
- Suy luận và chứng minh;
- Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống.
4.1.3. Về tư duy:
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý
tưởng của người khác;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
4.1.4. Về thái độ và tình cảm:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
4.2. Chuẩn bị lập kế hoạch bài học
- Phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định rõ mục đích, yêu cầu
của chương trình, của bài học. Xác định nội dung và trọng tâm của bài.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học.
- Tìm hiểu thực tế: kiến thức học sinh cần nắm vững để học bài mới, tài liệu
tham khảo, sách giáo viên, sách bài tập,...
- Dự kiến phương pháp dạy học phù hợp với: nội dung bài học, năng lực học
sinh, điều kiện dạy học, khả năng của giáo viên,…
- Xác định các điều kiện học tập.
- Trình độ xuất phát, đặc điểm tâm lý học tập của học sinh khi học bài đó.
- Điều kiện học tập tại chỗ: thiết bị dạy học; hình thức tổ chức dạy học thích hợp.

4.3. Thiết kế các hoạt động dạy học
- Mục tiêu mong muốn của mỗi hoạt động.
- Hoạt động với các tài liệu học tập và phương tiện học tập nào?
- Đề ra một cách cụ thể từng hoạt động chính của giáo viên, của học sinh, dự
kiến các tình huống sư phạm trên lớp và phương án giải quyết;
- Thể hiện rõ quá trình tổ chức lớp học và hoạt động hỗ trợ của giáo viên
bằng hệ thống câu hỏi định hướng cho bài dạy một cách khoa học.
4.4. Rút kinh nghiệm
Tất cả các bài soạn đều phải được ghi lại những kinh nghiệm được rút ra sau
4
khi giảng. Rút kinh nghiệm cần tập trung vào các nội dung cơ bản: Thời gian giảng
toàn bài; thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động; nội dung kiến thức, phương
pháp giảng dạy,…Những nội dung rút kinh nghiệm này phải được áp dụng vào các
bài soạn, giờ giảng lần sau.
5. Giảng bài
5.1. Nói chung, giáo viên phải thực hiện giảng bài theo kế hoạch bài soạn
đã được chuẩn bị. Tùy theo diễn biến cụ thể trong quá trình dạy mà giáo viên có
thể điều chỉnh linh hoạt mức độ kiến thức, phương pháp,..nhưng vẫn phải đảm
bảo mục tiêu bài dạy đã đề ra khi soạn bài.
5.2. Căn cứ vào từng kiểu bài dạy (lý thuyết, ôn tập, bài tập, thực hành,..),
giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của một giờ dạy theo hướng dẫn tại công
văn số 10227/THPT ngµy 11/9/2001 cña Bé GD&§T về việc đánh giá và xếp loại
giờ dạy của giáo viên trung học.
6. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn cần làm tốt công tác tổ chức phát hiện
và bồi dưỡng học sinh giỏi, thành lập đội tuyển tham dự các kỳ thi học sinh giỏi
theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Việc giảng dạy và ôn tập cho học sinh theo tinh
thần chỉ đạo tại công văn số 620 /SGD&ĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT ngày 10 /
3 /2011 về việc định hướng kiến thức, kĩ năng thi học sinh giỏi lớp 9 năm học
2010-2011 và công văn số 3272 /SGD&ĐT-GDTrH ngày 6/10 /2011 về việc

định hướng nội dung cơ bản bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 THPT từ năm học
2011-2012. Cụ thể đối với từng cấp học là:
6.1. Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
6.1.1. Đại số
- Các bài toán về biến đổi đồng nhất các biểu thức (đa thức, phân thức, có
căn bậc 2, căn bậc 3);
- Các bài toán về phương trình và nghiệm của phương trình một ẩn (có
hoặc không chứa tham số; bậc nhất, bậc hai, bậc cao, có ẩn ở mẫu, có ẩn dưới dấu
giá trị, có ẩn dưới dấu căn);
- Các bài toán về hệ phương trình và nghiệm của hệ phương trình hai ẩn,
nhiều hơn hai ẩn (bậc nhất, bậc hai, bậc cao, có ẩn ở mẫu, có ẩn dưới dấu giá trị,
có ẩn dưới dấu căn);
- Một số bài toán liên quan đến đồ thị hàm số bậc nhất;
- Một số bài toán giải bằng phương pháp lập phương trình hoặc hệ
phương trình;
- Chứng minh bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu
thức (một biến, nhiều biến).
6.1.2. Hình học
- Các bài toán chứng minh quan hệ hình học: song song, vuông góc, các
điểm cùng thuộc một đường thẳng, các đường thẳng đồng qui, các điểm cùng
thuộc một đường tròn;
5

×