LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ sau năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Một trong những nội dung trọng tâm của chính sách đổi mới là thay đổi
phương thức quản lý đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vai trò
của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói
riêng chuyển dần từ cơ chế quản lý trực tiếp sang cơ chế quản lý thông qua việc
ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách và các công cụ vĩ mô
nhằm điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Đã có nhiều
doanh nghiệp lắp ráp ô tô nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp ô tô tại
Việt Nam và cũng có rất nhiều công ty trong nước mở rộng chuyển đổi sản xuất
ô tô.Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp này không đạt được
thành công như họ đã kỳ vong. Thậm chí có công ty còn tự giải thể vì hoạt động
không hiệu quả. Và hầu hết các công ty sản xuất lắp ráp trong nước vẫn đứng trụ
lại thì phải chiệu thua lổ.
Trong 28 năm đổi mới từ năm 1986 tới nay thì nền kinh tế thế giới đã trải
qua 2 cuộc suy thoái kinh tế, lần gần đây nhất là vào năm 2009 bắt đầu nổ ra tại
Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Cuộc suy thoái có mức ảnh hưởng khủng khiếp
tới tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. Đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, Trung Quốc…Trong năm 2014 theo dự báo sẽ vẫn còn
nhiều khó khăn, bất ổn cũng như không có mấy khả quan về khả năng phục hồi
thoát ra hoàn toàn khỏi suy thoái, suy thoái kinh tế đã gây ra sự giảm suốt về sức
mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và có xu hướng tiết
kiệm, chọn lọc trong tiêu dùng của mình. Ngoài ra, suy thoái kinh tế còn làm cho
các doanh nghiệp mất thị trường, cắt giảm giá bán và chỉ tiêu sản phẩm, tỉ lệ thất
nghiệp gia tăng… dẫn đến giảm khả năng cạnh trranh của các công ty. Các tác
động trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh
doanh của các công ty trên thị trường cũng như ảnh hưởng tới đời sống sản xuất
của nhân dân.
Để ứng phó với các tác động của suy thoái kinh tế, các quốc gia đã đưa ra
nhiều giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,
1 |
từng bước ổn định và đảy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những tác động
của suy thoái kinh tế thường rất nặng nề và hậu quả của nó có thể kéo dài trong
nhiều năm.
Như vậy, trong những năm gần đây các doanh nghiệp nói chung và Công ty
Cổ phần ô tô TMT nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn do các tác động từ
suy thoái kinh tế. Để hạn chế những tiêu cực từ của suy thoái kinh tế, các doanh
nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để từng bước ổn định và phát triển
sản xuất tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, tác động của suy thoái vẫn còn nặng nề,
cần có những nghiên cứu cụ thể để có những cái nhìn chính xác về sự ảnh hưởng
của suy thoái tới doanh nghiệp như thế nào để từ đó có những giải pháp hợp lý
nhằm khắc phục các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn, tiến hành sản xuất kinh
doanh hiệu quả trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ phần ô tô TMT đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể và biểu hiện rỏ ràng
nhất có thể thấy đó là tổng doanh thu thuần của công ty giảm từ 1448 tỷ đồng
năm 2011 xuống còn 503,702 tỷ đồng năm 2013 tương ứng giảm hơn 65%. Do
đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích kỹ ảnh hưởng của suy thoái tới hoạt
động kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT đang là một vấn đề cấp thiết để
từ đó đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả,
đặc biệt là vượt qua thời kì kinh tế khó khăn hiện nay.
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI CÓ LIÊN QUAN
Suy thoái kinh tế hiện nay đang là vấn đề cấp thiết cũng như được nhiều
người, nhiều tổ chức quan tâm đặc biệt là các doanh nghiệp, do đó đã có nhiều
tác giả nghiên cứu vấn đề này kể từ khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra từ năm
2009 đến nay. Với mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này
theo các hướng khác nhau và áp dụng ở những doanh nghiệp khác nhau và dưới
đây là một số công trình nghiên cứu có liên qua đến vấn đề suy thoái kinh tế:
1. “Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế tới hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội”. – Của sinh
viên Trịnh Thị Huyền- Gíao viên Đào Thế Sơn hướng dẫn- Khoa Kinh Tế- Năm
2009. Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứ, phân tích suy thoái kinh tế đã có
những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm nhu cầu của thị trường đối với
mặt hàng thiết bị văn phòng trong cả nước nói chung và tác động tới hoạt động
kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Mục đích của luận văn là nghiên cứu
2 |
những tác động này và qua đó đề xuất một số giải pháp kích cầu đối với mặt
hàng thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội.
2. “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất
khẩu thép sang thị trường Trung Đông của công ty cổ phần tập đoàn Thành
Nam”. – Của sinh viên Lương Thị Mai Anh- Khoa Thương Mại Quốc Tế- năm
2011. Đề tài khóa luận đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng của
suy thoái kinh tê tới hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Trung Đông và
đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng đó.
3. “Giải pháp hạn chế sự biến động của giá vật liệu xây dựng đến hoạt
động kinh doanh của công ty TNHH An Thương” Của sinh viên Hà Thị Huệ-
Khoa Kinh Tế- năm 2011. Nội dung chính của đề tài khóa luận là đi sâu và phân
tích những ảnh hưởng của sự biến động giá vật liệu xây dựng tới hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH An Thương, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực đó.
4. “Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt” Của sinh viên Hồ Thị Thơ- Khoa
Kinh Tế- Năm 2011. Đề tài khóa luận nghiên cứu những ảnh hưởng của lạm phát
tới kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, từ đó đưa ra
những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn những ảnh hưởng đó.
5. “Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP may Sông Hồng và các giải
pháp” Của tác Trền Thị Minh Nguyệt – Trường Đại học thương mại, (2009).
Luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá những tác động của suy thoái
kinh tế thế giới đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và của công ty
CP may sông hồng nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ, để qua đó đề xuất các giải
pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của công ty CP may Sông Hồng.
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn đề suy thoái kinh tế đang là một vấn đề nóng được hầu hết các nước
trên thế giới đặc biết quan tâm, Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề này. Các
công ty, doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty cổ phần ô tô TMT nói
riêng đang rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp phải hoạt động như thế nào
và định hướng kế hoạch ra sao để vượt qua suy thoái cũng như hoạt động kinh
3 |
doanh có hiệu quả hơn là những câu hỏi cấp thiết của mỗi doanh nghiệp trong
thời kì hiện nay. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty, cần giải quyết
một số vấn đề như sau:
Nghiên cứu, phân tích sự tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh
doanh của công ty cụ thể ảnh hưởng của nó tới cả đầu vào lẫn đầu ra của công ty.
Từ những phân tích cụ thể trên có thể có được cái nhìn, đánh giá chính xác
về ảnh hưởng của suy thoái tới hoạt động kinh doanh của công ty, để từ đó có thể
đưa ra được các giải pháp hợp lý và hữu hiệu khắc phục các tác động tiêu cực từ
suy thoái giúp công ty vượt qua khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong việc giúp
doanh nghiệp có định hướng kinh doanh hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện
nay, kết hợp với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học tập và tìm hiểu
thực tế trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ô tô TMT”. Đây là đề tài đầu
tiên nghiên cứu vấn đề này tại công ty Cổ phần ô tô TMT từ khi công ty bắt đầu
thành lập và hoạt động cho tới nay.
4. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu và phân tích tác động của cuộc suy thoái
kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô TMT cụ thể là tác
động tới doanh thu, lợi nhuận, chi phí… của công ty như thế nào.
• Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận.
Hệ thống một cách tổng quát về cơ sở lý luận có liên quan tới suy thoái
kinh tế, khái quát về cuộc suy thoái kinh tế hiện nay cũng như các vấn đề liên
quan tới hoạt động kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng, các chi phí
tiêu chí đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty… để
từ đó làm tiền đề phân tích thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt
động của công ty.
Mục tiêu thực tiễn.
4 |
Mục tiêu thực tiễn chủ yếu của nghiên cứu đó là phân tích, đánh giá tác
động của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của công ty, các giải pháp ứng phó
của công ty trước tác động cả suy thoái kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằm
giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện suy thoái.
• Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế tới nền kinh tế nói chung và xem xét tác động của nó tới hoạt động
kinh doanh ô tô nói riêng, từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng nhằm
hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đế hoạt động kinh doanh của công ty.
Giới hạn về không gian: khóa luận được đề xuất để nghiên cứu ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT.
Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
Do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, đề tài
khóa luận sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn
thứ cấp. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng phương
pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài
chính, báo cáo tình hình nhân sự của công ty qua các năm, các tạp chí chuyên
ngành, các nghiên cứu trước có liên quan và các website. Qua đó tổng hợp thống
kê doanh thu, doanh số tiêu thụ, chi phí đầu vào công ty trong những năm gần
đây, dự báo được xu hướng cũng như quyết định phương hướng ổn định và phát
triển hoạt động kinh doanh cho công ty.
b. Phương pháp xữ lý, phân tích số liệu
Là phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được
thông tin số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông
tin, dữ liệu thu thập được. Sử dụng bảng báo cáo doanh thu, chi phí lợi nhuận
hàng năm của công ty để so sánh, phân tích sự biến động tăng, giảm giá cả đến
doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong năm. Từ đó thấy được ảnh hưởng của suy
thoái đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận… của công ty.
c.Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5 |
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên trong phân tích.
So sánh là phương pháp để nhận thức các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ
đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Mục
đích của phương pháp này là để thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng. Thông qua phương pháp này có thể xác định được chiều hướng
biến động chung của các tiêu chí để từ đó đánh giá được các mặt phát triển hay
các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các phương pháp
nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Phương pháp này được sử
dụng trong bài khóa luận để so sánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu liên quan đến
hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây qua các năm để từ đó
nhận xét đánh giá và đưa ra các biện pháp hữu hiệu giúp công ty vượt qua con
cơn khủng hoảng.
d, Các phương pháp khác.
Ngoài các phương pháp nêu trên, trong quá trình hoàn thành khóa luận, em
còn sử sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ
hay mô hình. Từ các bảng số liệu lập ra biểu đồ để thông qua đó quan sát và rút
ra những đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa
luận có kết cấu như sau:
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của
công ty.
Chương 3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty.
6 |
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY
THOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong giai đoạn hiện nay thì suy thoái kinh tế là một vấn đề bước thiết được
rất nhiều người và tổ chức quan tâm, nghiên cứu và nó có rất nhiều hình thức
biểu hiện cụ thể khác nhau ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tuy nhiên thì chúng ta chỉ
đi nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về suy thoái kinh tế, được nhắc đến trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Gồm có 3 khái niệm cơ bản bao gồm:
Suy thoái kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính.
1.1 KHÁI NIỆM SUY THOÁI KINH TẾ VÀ SUY THOÁI KINH TẾ
TOÀN CẦU. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
a, Suy thoái kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Từ trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa như sau:
“Suy thoái kinh tế là sự suy giảm sản lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng
trưởng âm trong hai quý liên tiếp trở lên trong một năm”
Còn theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gian (NBER) Hoa
Kỳ cho rằng: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước,
kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số
kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như: Việc làm, đầu tư và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc
ngược lại, tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ định lạm.
Suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự vở tàn
phá kinh tế gọi là sự sụp/đổ vở kinh tế. Việc suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia
trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu
b. Khủng hoảng tài chính.
Trong những năm gần đây kể từ năm 2008 tới nay thì cụm từ “khủng hoảng
tài chính” được xuất hiện rất nhiều trên các thông tin đại chúng hay là trong
những vấn đề nóng được đưa ra nghiên cứu và giải quyết của các chuyên gia kinh
tế hiện nay, tuy nhiên thì đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận về khoa học liên
quan tới khái niệm về khủng hoảng tài chính. Ví dụ, khủng hoảng tài chính được
hiểu là “sự gián đoạn tiềm ẩn nghiêm trọng của thị trường tài chính, do thị trường
suy yếu khả năng hoạt động hiệu quả, có thể có tác động tiêu cực lớn đến nền
kinh tế thực” (IMF, 1998, trang 75), là “sự gián đoạn phi tuyến của thị trường tài
7 |
chính …” (Mishkin, 1997). Theo Caprio, cuộc khủng hoảng tài chính thường
xuyên có nguồn gốc hoặc gây ra vở nợ trong hệ thống ngân hàng, và có sự sụp đổ
trong giá tài sản, nhất là trong thị trường chứng khoán (Caprio, 1998). Woo và
Sachs cho rằng “khủng hoảng tài chính được đặc trưng bởi sự thay đổi một cách
đột ngột và đáng kể đang từ dòng vốn ròng hảy vào thành dòng vốn ròng chảy ra
từ năm này sang năm kế tiếp” (Woo và Sachs, 2000).
Có thể nói, khủng hoảng tài chính thể hiện sự thất bại của một số nhân tố
của nền kinh tế trong việc thực hiện sự thất bại của một số nhân tố của nền kinh
tế trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính là
tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sự sụp đổ quỹ.
Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính là dòng tiền vào/ra,
nhận/thanh thoán, hình thành tài sản có/tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tượng mất cân
đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời
hạn, chủng loại tiền thì có thể xãy ra khủng hoảng tài chính.
Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niêm bao trùm được sử dụng chung
cho mọi khủng hoảng gắn với mất cân cân đối về tài chính và thường gắn với
nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một
thời điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoản tài chính có đặc điểm của khủng
hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nèn kinh tế thị
trường từ nhiều năm nay. Khủng hoảng tài chính liên quan đén cấu trúc tài chính
và nền kinh tế tiền tệ trong khi khủng hoảng kinh tế liên quan đến cấu trúc kinh
tế và nền kinh tế thực. Cuộc khủng hoảng tài chính đề cập trong khóa luận là
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà kéo theo nó là suy thoái kinh tế thế
giới. Suy thoái kinh tế thế giới có thể được hiểu là việc các giá trị kinh tế vĩ mô
như tổng sản phẩm quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị sản phẩm công
nghiệp giảm sút năm này qua năm khác. Suy thoái kinh tế hiện nay là hậu quả
trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
c, Các kiểu suy thoái kinh tế.
Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của
đồ thị tăng trưởng theo quý. Có các kiểu suy thoái sau hay được nhắc đến:
Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ
suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh;
điểm đồi chiều giữa hai phá này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy.
8 |
Hình 1.1 Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa
Kỳ năm 1953
Nguồn: Tổng cục thống kê
Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất
chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để
thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng
trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.
Hình 1.2 Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa
Kỳ trong các năm 1973-1975
Nguồn: Tổng cục thống kê
Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát
khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.
Hình 1.3 Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở
Hoa Kỳ đầu thập niên 1980
9 |
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Suy thoái hình chữ L:
Hình 1.4 Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát
(Nhật Bản).
Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi
suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình
trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế.
1.2.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế.
10 |
Chu kỳ kinh tế hay còn gọi là chu kì kinh doanh, là biết động của GDP thực
tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Cũng có
những pha phục hồi thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ có hai pha chính là suy
thoái và thịnh vượng
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt
là suy thoái, khủng hoảng, và thịnh vượng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại,
khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu biểu, sản lượng giảm bớt, hoạt động sản xuất
bị ngưng trệ, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng
cao…không xãy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giá trị của GDP giảm đi, tức là giai đoạn
nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.
Ở Việt Nam, cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các
nước tư bản chủ nghĩa, khi đó về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là
khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Hiện nay, không còn thấy cách
gọi này nữa.
Các pha của chu kỳ kinh tế:
Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người
ta quy rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quy
liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ.
Hưng thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay
trước lúc suy thoái. Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm
ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
11 |
Từ nghiên cứu trên thấy, nền kinh tế diễn ra theo một chu kỳ đầy đủ với đầy
đủ ba pha kinh tế tuần tự (suy thoái, phục hồi, hưng thịnh). Suy thoái kinh tế là
pha đầu tiên của chu kỳ kinh tế và ngay trước đó là pha hưng thịnh của chu kỳ
kinh tế trước, sau đó là pha phục hồi và hưng thịnh của chu kỳ kinh tế mới. Từ
đó cho thấy suy thoái kinh tế cũng mang tính chu kỳ.
1.2.1.2 Sơ lược về cuộc suy thoái kinh tế 2007 – 2008.
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ - xuất phát điểm cảu suy thoái toàn cầu hiện
nay.
Khủng hoảng tại Mỹ được đánh dấu bằng sự đổ vở với hệ thống ngân hàng
ở đây. Tình trạng thua lổ, phá sản thường chỉ xảy ra trong các ngân hàng nhỏ và
trung bình ở Mỹ. Nhưng kể từ tháng 8/2008, tình trạng này đã lan sang các ngân
hàng có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Fredtic mac và
frannie max là hai tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ của Mỹ. Nếu hai tập đoàn
này sụp đổ thì hệ thống tài chính toàn cầu sẽ rơi vào một cú sốc lớn. Vì thế. Để
tạm thời ngăn chặn sự việc này, ngày 07/09/2008, Chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra
25 tỷ USD để tiếp quản hai tập đoàn này.
Tập đoàn lớn thứ tư tại Mỹ - Lehman Brothers Holdings đã thua lỗ gần 7 tỷ
USD trong quý II và III năm 2008, trong đó quý III lỗ 3,9 tỷ USD. Nguyên nhân
là do các khoản nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng thứ cấp thế chập mua nhà tại mỹ
của các ngân hàng này không có khả năng thanh toán. Sau 158 năm hoạt đông,
Lehman Brothers Holdings đã phải nộp đơn xin phá sản ngày 15/09/2008. Cùng
ngày với lý do như trên tập đoàn ngân hàng lớn khác của Mỹ là Merrill Lynch đã
tuyên bố sắp nhập với Bank of America với giá trị 50 tỷ USD, tương đương 29
usd/cổ phần, trở thành tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới
Tập đoàng bảo hiểm hàng đầu của Mỹ, AIG tuyên bố thua lỗ 18 tỷ USD
trong quý II và quý III, riêng 6 tháng đầu năm 2008 đã lỗ hơn 13 tỷ USD. Để cứu
tập đoàn khỏi nguy cơ phá sản, FED đã cho AIG vay 85 tỷ USD trong vòng 2
năm, đổi lại Chính phủ Mỹ sẽ nắm giữ 80% cổ phần và thay đổi ban lãnh đạo của
tập đoàn này.
Không chỉ những ngân hàng có quy mô tài sản hàng tỷ USD mà hàng loạt
các ngân hàng có quy mô tài sản vài trăm triệu USD cũng lần lượt rơi vào tình
trạng tồi tệ. Theo công bố của FED, đã có 25 ngân hàng Mỹ bị giải thể trong năm
2008. Theo các chuyen gia thì con số này sẽ tăng lên trong năm 2009 do khủng
12 |
hoảng tài chính chưa chịu buông tha hệ thống tài chính nước này và viễn cảnh
kinh tế nói chung còn tiếp tục u ám.
Khủng hoảng tài chính ở các nước khác:
Cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu không chỉ riêng có ở Mỹ mà nó
đã lan rộng ra toàn cầu. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu
có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau chằng chịt, cuộc khủng hoảng tài chính
của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã nhanh chong lây lan sang các nước
khác như hiệu ứng đô – mi – nô.
Khủng hoảng ở Châu Âu
Ủy ban Châu Âu đã vừa thừa nhận nền kinh tế 15 nước sử dụng đồng tiền
chung Euro đã bước vào một cuộc suy thoái.
Các ngân hàng ở Anh chiệu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ. Mặc dù đã được hỗ trợ từ năm 2007 nhưng tính đến hết tháng 7 năm
2008 thì northern Rock chịu khoản nợ xấu lên tới 191,6 tỷ USD. Do tình trạng
tổn thất tín dụng ngày càng gia tăng, trong tháng 7 và đầu tháng 8/2008, Bộ tài
chính Anh đã phải bơm them 3 tỷ bảng anh (tương đương 5,86 tỷ USD) để cứu
ngân hàng này.
Ngày 29/09/2008, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng chịu thua lỗ lớn,
không có khả năng trụ vững do liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ,
Bộ tài chính Anh đã tuyên bố quốc hữu hóa tập đoàn cho vay kinh doanh bất
động sản lớn nhất nước là Bradford & Bingley Pic. Tổng gía trị các khoản thế
chấp và vay trên sổ sách là 50 tỷ bảng.
Lối tiếp các ngân hàng của Anh là một số ngân hàng lớn khác tại Châu Âu
như Fortis của Bỉ và Lucsxămbua, Dexia của Bỉ và Pháp. Đầu tháng 10/2008,
ngân hàng Hypo real Estate của Đức cũng lâm vào khủng hoảng và chính phủ
Đức phải cứu trợ bằng biện pháp tài chính cần thiết. Vào ngày 08/01/2009, chính
phủ Đức đã tuyên bố quốc hữu hóa ngân hàng thương mại lớn thứ hai của Đức là
Commerzbank, để cứu ngân hàng này khỏi bị phá sản. Dấu hiệu đầu tiên và rõ
ràng nhất cho thấy nền kinh tế nước này bước vào giai đoạn suy thoái là GDP
liên tục giảm trong quý II năm 2008 đã giảm 0.4% quý III/2008 giảm o.5%. Sự
sụt giảm tăng mạnh hơn so với dự báo của kinh tế Đức là từ thương mại quốc tế,
với sự tăng mạnh của nhập khẩu trong khi xuất khẩu giảm.
13 |
Tại Nga, hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, chúng khoán cũng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tháng 9 năm 2008, đợt suy giảm thị trường
chứng khoán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tháng 9/2008, đợt suy giảm
thị trường chứng khoán diễn ra đã làm mất 800 tỷ USD giá trị cổ phiếu thị
trường. Tính đến ngày 07/10/2008, thị trường chứng khoán Nga đã 2 lần tạm thời
đóng cửa và chỉ số chứng khoán giảm mạnh. Chỉ trong 3 tuần cuối của tháng 9 và
đầu tháng 10/2008 ngân hàng Trung ương Nga đã phải tung ra thị trường 170 tỷ
USD để cứu các ngân hàng và các công ty tài chính. Để hổ trợ cho các ngân
hàng, ngày 08/10/2008, Tổng thống Nga công bố kế hoạch cho vay với thời hạn
5 năm với tổng giá trị là 950 tỷ rúp, tương đương 36,4 tỷ USD.
Sự lan tỏa của khung hoảng tài chính và suy giảm kinh tế Châu Á.
Ngày 08/10/2008, thị trường chứng khoán châu Á trải qua một ngày tồi tệ,
hàng loạt thị trường chứng khoán châu Á trong tình trạng sụt giảm nghiêm trọng.
Chỉ số Nikkei của Nhật bản giảm xuống còn 9253,32 điểm. Kể từ năm 1987, đây
là mức giảm lớn nhất: 9,4%. Hàng loạt chỉ số chứng khoán trên các thị trường
các nước khác cũng ở tình trạng tương tự: Chỉ số Hangseng của Hồng Kông giảm
5,2%, chỉ số Sensex của Ấn Độ giảm 4,3%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm
5,8% Sự suột giảm này trên thị trường chứng khoán châu Á còn kéo dài đến
tháng 11, các chỉ số trên thị trường Xingapo, Hàn Quốc, Malaxia cũng sụt giảm.
Nhật bản trong năm 2008 sản lượng công nghiệp giảm tới 8,1%, lợi nhuận
các công ty giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng them 3,9%. Theo báo cáo của
Chính phủ Nhật, xuất khẩu tháng 11/2008 so với cùng kỳ năm 2007 giảm 26,7%
trong đó xuất khẩu xe hơi giảm 32%. Ngoài ra, sự lên giá mạnh của đồng Yên so
với USD cũng gây áp lực không nhỏ cho các nhà xuất khẩu của Nhật. Nguyên
nhân là do giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt rút vốn về nước vì lo ngại khủng hoảng tài
chính ở các thị trường bên ngoài đã đẩy đồng Yên tăng 25% so với USD.
Tại Hàn Quốc, theo thông tin tài chính quốc tế Hàn Quốc (KCIF), từ tháng
6 đến tháng 9/2008, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 15 tỷ USD ra khỏi thị
trường chứng khoán Hàn Quốc. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các thị
trường chứng khoán lướn trong khu vực như: Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Ấn
độ, Indonexia.
1.2.2 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế hiện nay.
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận
sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống
14 |
nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tối bên trong
(nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh).
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến suy thoái kinh tế:
Thứ nhất, sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất, các khoản cho vay
dưới chuẩn. Ở Mỹ, hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và
trả lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, một số sự liên kết rất chặt
chẽ giữa tình hình lãi suất và tình hình của thị trường bất động sản. Khi lãi suất
thấp và dễ vay mượn được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín
dụng bất động thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao làm cho
bong bóng nhà đất hình thành, đảy giá nhà xuống thấp. Kahi nền kinh tế đi
xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro
tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động
sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản
càng tăng làm cho giá bất động sản càng giảm. điều này có nghĩa giá trị tài sản
đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng
hoảng cứ tiếp tục vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng
đầu tư mặc dù không nắm gữi toàn bộ rui ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là
hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Thứ hai: Hệ thống tín dụng đổ vỡ.
Sự co lại của thị trường tín dụng, sự đổ vỡ của các thị trường các công cụ
phái sinh như CDS có mức đọ ảnh hưởng còn lớn hơn sự đổ vỡ của bong bóng
nhà đất rất nhiều. Trong cho vay nhà đất lẫn trong thị trường nợ việc dùng đòn
bẩy tài chính là hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp có thể đi vay ba nếu có
vốn riêng là một, như vậy được gọi là sử dụng đòn bẩy bằng ba lần. Các doanh
nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thực nếu có đòn bẩy tài chính không lớn hơn
ba thì được coi là bình thường. Với hình thức này, trong trường hợp rủi ro người
đi vay sẽ chịu rủi ro đầu tiên và khi đòn bẩy càng cao thì tức là rủi ro càng lớn.
Khi cho vay, các ngân hàng thường chú ý tới hệ số đòn bẩy nảy bởi vì nếu hệ số
đòn bẩy quá cao, thì khi có lãi người vay được lợi, khi thua lỗ thì ngân hàng gánh
chịu. Trên thị trường tài chính, các ngân hàng sử dụng đòn bẩy cao hơn, có khi
lên tới hàng trăm lần do các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính không có
quy định nghiêm ngặt về vấn đề này.
Thứ ba: Thiếu cơ chế giảm sát chặt chẽ.
15 |
Các ngân hàng thương mại chiệu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà
nước, còn các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính chịu giám sát ít hơn. Các
cơ quan quản lý lỏng lẻo, không theo kiệp hoạt động của tất cả các tổ chức tài
chính ngân hàng dẫn đến những rủi ro không lường. Có tiền, các công ty “thoải
mái” cho khách hàng vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua
việc mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này, trên cơ
sở các danh mục cho vay vừa mua lại, sẽ phát hành chứng khoán để vay tiền.
Như vậy, rủi ro trong việc cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài
chính sang ngân hàng đầu tư. Nhà đầu tư trên thế giới đổ tiền mà các chứng
khóan này, nhờ vậy, chính họ đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị
trường bất động sản ở Mỹ tăng nóng.
Thứ tư: Khủng hoảng niềm tin.
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, trường Đại học tổng hợp Colombia, người
dành được Giả thưởng Nobel kinh tế năm 2001, thì cuộc khủng hoảng bắt nguồn
từ sự sụp đổ thảm khốc niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho
vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và
che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Thị trường tài chính
xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó nếu bị xuống cấp sẽ làm
giảm tổng cầu, gây ra sự sụt giảm tổng sản phẩm quốc dân.
1.2.3 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3.1 Mục tiêu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên
đi kèm mục tiêu kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn hướng tới những mục
tiêu xã hội nhất định. Định rõ mục tiêu là điều quan trọng trong thành công của
tổ chức vì chúng định rõ hướng đi, cho thấy những ưu tiên, những sự hợp tác cần
thiết, là cơ sở cho việc lập kế hoạch và hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu nên đặt
ra cao hơn mức đã đạt được trong quá khứ, rỏ ràng, hợp lý, phù hợp với điều kiện
bên trong và bên ngoài của công ty. Các mục tiêu dài hạn là cơ sở định hướng
quan trọng của việc hình thành các chiến lược. Dài hạn có nghĩa là trên một năm,
trong khi đó các mục tiêu ngắn hạn (hàng năm) đặc biệt quan trọng trong việc
thực hiện các chiến lược. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tính toán phân bố các
nguồn lực. Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận. Các mục tiêu được thiết lập
cho toàn công ty và cho mỗi bộ phận.
16 |
1.2.3.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hiện trạng môi trường kinh tế vĩ mô quyết định sức mạnh và tiềm lực của
nền kinh tế. Điều này sẽ có tác dụng đến khả năng tìm kiếm được lợi nhuận của
công ty. Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: có ảnh hưởng trực tiếp tốc độ của những cơ hội
và mối đe dọa mà công ty đang phải đối mặt. Tăng trưởng kinh tế cao đưa đến
khả năng tiêu dùng cao hơn, vì thế mà giảm bớt áp lực cạnh tranh cho cong ty.
Ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp sẽ làm giảm việc tiêu dùng tăng áp ực
về cạnh tranh, đe dọa đến lợi nhuận của doanh nghiệp, diều này dẫn đến chiến
tranh về giá giữa các doanh nghiệp.
Lãi suất: mức độ về tỷ lệ lãi suất quyết định mức độ nhu cầu đối với các sản
phẩm của doanh nghiệp, bởi vì nó sẽ là quan trọng trường hợp người tiêu dùng đi
vay tiền để mua sản phẩm (ví dụ mua nhà, mua ô tô…). Thêm vào đó tỷ lệ lãi
suất sẽ có ảnh hưởng tới chi phí vốn cho việc đầu tư của công ty, và chi phí này
là một yếu tố quan trọng để quyết định xem chiến lược đầu tư có khả thi hay
không (dự báo lãi suất thấp: nên đầu từ và ngược lại).
Các chính sách của nhà nước: trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các chính
sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được ưu tiên hơn là tăng trưởng
kinh tế. Nhà nước sẽ ban hành các chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, các gói
kích cầu… để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế và doanh nghiệp là đối
tượng trực tiếp ảnh hưởng bởi các chính sách này.
Tỷ giá: một trong những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của quan hệ tỉ giá
là xuất nhập khẩu. Nếu đồng nội tế mất giá có tác động kích thích xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu và ngược lại. Hầu hết các nước trên thế giới để thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế ngoài việc dựng lên những rào cản bảo hộ sản xuất trong nước
thường chủ trương duy trì đông tiền yếu để tăng lợi thế xuất khẩu, thúc đẩy sản
xuất.
Biến động giá cả: khi giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như giá
nguyên vật liệu, giá nhiên liệu, giá thuê lao động tăng sẽ kéo theo rất nhiều chi
phí của doanh nghiệp tăng theo. Kể cả các doanh nghiệp không sản xuất cũng bị
ảnh hưởng không nhỏ bơi chi phí cho vận chuyển, chi phí thuê nhân công tăng…
trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế, doanh nghiệp cần dự báo được tình hình biết
17 |
động của giá cả để có các chính sách ứng phó phù hợp như cắt giảm chi phí, đa
dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, thay đổi cơ cấu sản xuất…
1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh
nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các
thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.
Doanh thu: đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhưng doanh thu cao chưa hẳn là doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu
quả mà tính hiệu quả phải được đánh giá dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được.
Lợi nhuận: doanh nghiệp có lợi nhuận thu được trong kỳ càng cao thì chứng
tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Sản lượng bán và giá bán: sản lượng bán và giá bán ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu của doanh nghiệp. Một trong hai yếu tố này giảm đều dẫn đến giảm
doanh thu và ngược lại.
Chi phí kinh doanh: tổng tất cả các chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp như: Chi phí thuê nhân công, thuê nhà xưởng, máy móc, chi
phí quảng cáo, PR…chi phí càng thấp thì doanh nghiệp càng tăng được lợi nhuận
bởi vậy doanh nghiệp nào cũng cố gắng duy trì chi phí ở mức tối thiểu.
Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí: tỷ xuất lợi nhuận theo chi phí = lợi nhuận
trong kỳ/Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ x 100.
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất.
Nó cho thấy với một đồng chii phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này có
hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.
1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ ẢNH
HƯỞNG CỦA SUY THOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.3.1 Ảnh hưởng của suy thoái đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1.1 Ảnh hưởng đối với đầu vào của doanh nghiệp.
18 |
• Ảnh hưởng đến vốn của công ty
Điểm yếu lớn nhất hiện nay và có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp chính là vấn đề nguồn vốn. Nền kinh tế và các
doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay từ hệ thống tín
dụng ngân hàng. Trong khi đó cơ cấu nguồn vốn của hệ thống ngân hàng còn
nhiều rủi ro, chủ yếu là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn,
hoạc vốn huy động từ khách hàng đối với các dự án bất động sản, do đó thiếu hụt
nguồn vốn trung và dài hạn ổn định cho nền kinh tế. Khi nảy ra suy thoái kinh tế
tức tổng sản lượng quốc gia giảm, tính lũy của nền kinh tế giảm dẫn đến lượng
vốn tái đầu tư cũng giảm. Mặt khác, do niềm tin của người dân sụt giảm nên học
hạn chế gửi tiền, vốn huy động từ tiền gửi của dân từ đó cũng giảm. Các ngân
hàng hạn chế cho vay nên doanh nghiệp rất khó khăn để vay vốn kinh doanh.
Hơn nữa, trong bối cản suy thoái kinh tế thì chính sách tiền tệ sẽ chưa được
nới lỏng trong ngắn hạn do chính phủ phải ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, cộng với việc hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó
khăn do đó sẽ thắt chặt vốn tín dụng hơn, thị trường chứng khoán và bất động
sản trì trệ kéo dài sẽ dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp sẽ ngày càng khó
khăn hơn về việc tìm nguồn vốn trong thời gian tới.
• Ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu suy thoái kinh tế xuất phát từ nguyên nhân tổng cung tăng sẽ dẫn đến
sự sụt giảm lượng và đẩy giá lên cao. Đặc biệt là ngành dệt may gặp khá nhiều
khó khăn khi giá nhập khẩu các nguyên phụ liệu tăng. Trong khi để duy trì sản
lượng bán, doanh nghiệp có thể tăng giá khi sức mua ngày càng sụt giảm.
Bên cạnh đó giá điện, giá xăng dầu, giá nhập khẩu máy móc…đều tăng
khiến chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng tăng nhanh hơn giá thành sản
phẩm, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả.
Giải quyết vấn đề chi phí thực sự là bài toán hóc bua với doanh nghiệp, các
doanh nghiệp thường chọn ra giải pháp thay đổi cơ cấu sản xuất, cắt giảm các chi
phí có thể để tập trung vào mục tiêu duy trì lợi nhuận.
Nếu suy thoái kinh tế xuất phát từ nguyên nhân tổng cầu giảm sẽ làm giảm
giá thành, tuy không phải luôn dẫn đến tăng chi phí nhưng lúc này nếu giá các
yếu tố đầu vào chỉ giảm ít thì doanh nghiệp phải đứng trước lựa chọn có nên
19 |
giảm giá sản phẩm đầu ra hay không và phải giảm bao nhiêu để vẫn đảm bảo tính
cạnh tranh cho sản phẩm.
1.3.1.2 Ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp.
• Thị trườn tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sức mua của khu vực tư nhân giảm, nhà
nước cũng cắt giảm chi tiêu, khiến thị trường của doanh nghiệp ngày càng thu
hẹp. Người dân giảm bớt nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng như nhu cầu đầu tư do
mất niềm tin, và hậu quả là tổng cầu giảm sút; tồn kho của nền kinh tế tăng cao,
các doanh nghiệp không tiêu thụ được đầu ra, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ.
Đối với vấn đề này, doanh nghiệp cần áp dụng các chính sách đa dạng hóa sản
phẩm, đa dạng hóa thị trường để duy trì sản lượng tiêu thụ.
• Doanh số bán hàng
Suy thoái kinh tế làm cho mức tiêu thụ các sản phẩm của công ty giảm làm
cho doanh số bán hàng giảm, mặt khác việc cắt giảm chi tiêu trong thời kì này
cũng làm cho doanh nghiệp khó bán được hàng dẫn đến lượng hàng tiêu thụ kém.
• Ảnh hưởng đến tổng doanh thu.
Khi mà doanh số bán hàng giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp tất yếu sẽ
dẫn đến tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này tác động trực tiếp
đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hiện tại cũng như tương lai của
doanh nghiệp
1.3.1.3 Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thì bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Vì
vậy hai yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận chính là doanh thu và chi phí.
Khi bị tác động của suy thoái kinh tế khiến cho giá các yếu tố đầu vào tăng
cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuât hay giá thành sản phẩm đầu
ra. Giá thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra tăng lên làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ,
khả năng làm giảm doanh thu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là rất lớn. Lạm phát làm
cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giảm sút.
Như vậy là khi bị tác động của suy thoái kinh tế thì chi phí sản xuất, chi phí
cho các yếu tố đầu vào thì tăng lên trong khi doanh thu không tăng hoặc tốc độ
20 |
tăng không bằng với tốc độ tăng của chi phí bỏ ra dẫn đến lợi nhuận của DN
giảm xuống.
1.3.2 Nguyên lý giải quyết vấn đề ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.1 Giải quyết vấn đề đầu vào.
• Giải quyết vấn đề về vốn
Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng và tìm kiếm được
nguồn vốn dài hạn ổ định hơn các doanh nghiệp cần:
Đa dạng hóa kênh hoạt động vốn thông qua hình thức: Mở rộng quan hệ
hợp tác, liên doanh với các công ty trong và ngoài nước; các quỹ đầu tư nước
ngoài.
Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ tài chính: Cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tăng cường quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, để tránh lãng phí và
tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Cơ cấu lại sản phẩm đầu ra cho phù hợp với tình hình mới, cần nghiên cứu
và đanh giá lại nhu cầu thị hiếu của thị trường trong giai đoạn suy thoái kinh tế từ
đó đưa ra chiến lược phát triển dòng sản phẩm cho phù hợp với hiện tại và trong
thời gian sắp tới sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng nhanh và xoay vòng được
vốn.
Việc tạo dựng uy tín và mối quan hệ tín dụng tốt với các ngân hàng cũng
cần được chú trọng. Vì sẽ được ảnh hưởng các chính sách ưu đãi về hạn mức, lãi
suất… đặc biệt trong thời kỳ khó khăn như hiện này, các ngân hàng cũng ưu tiên
lựa chọn các doanh nghiệp tốt và uy tín để cấp tín dụng.
• Giải quyết vấn đề chi phí các yếu tố đầu vào
Khi công ty chiệu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì chi phí yếu tố đầu
vào sẽ tăng lên làm cho công ty phải tăng chi phí với các yếu tố đầu vào với cùng
một lượng hàng, bởi vậy công ty cần có những biện phá làm giảm chi phí xuống
mức thấp nhất để giảm giá bán tiêu thụ sản phẩm cho người tiêu dùng.
1.3.2.2 Giải quyết vấn đề các yếu tố đầu ra.
• Tìm cách giảm chi phí để giảm giá bán.
21 |
Để tồn tại được trong thời kỳ suy thoái, công ty cần phải có chiến lược tái
cơ cấu và mạnh dạn thay đổi. Trong đó cần:
Sắp xếp và phân bổ lại các nguồn lực của doanh nghiệp, điều chỉnh quy mô,
chiến lược kinh doanh, dòng sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi và thích nghi
với nhu cầu hiện tại của thị trường để tồn tại.
Đánh giá lại hiệu quả hoạt động các phòng ban, công ty con, công ty liên
doanh liên kết… từ đó có chiến lược tái cơ cấu và sắp xếp bộ máy hiệu quả hơn,
mạnh tay cắt giảm các bộ phận hoạt động không hiệu quả, sẵn sàng thoái vốn,
tiết giảm chi chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tiết
kiệm chi phí, tập trung vốn để duy trì sự hoạt động trong giai đoạn khó khăn và
tích lũy nguồn lực để phát triển trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
Áp dụng các giải pháp quản lý bằng công nghệ hiện đại, các phần mềm
quản trị chất lượng cao để nâng cao hiệu quả quả lý: phần mềm ERP, Internet,
LAN…
Tìm cách giải quyết hàng tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng hàng làm chậm
quá trình xoay vòng vốn, hư hỏng hàng hóa…
• Đa dạng hóa thị trường.
Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp có thể không đủ tiềm lực để mở rộng
thị trường, thay vào đó có thể tập trung phát triển các phân khúc thị trường tiềm
năng nhất, tránh đầu tư dàn trải gây mất hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng có thể mở rộng đối tượng khách hàng, hướng đến
những đối tượng ngoài tập khách hàng mục tiêu để tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm.
• Đa dạng hóa sản phẩm.
Thay đổi cơ cấu sản phẩm cũng là một giải pháp tăng sức tiêu thụ cho
doanh nghiệp. Nghiên cứu những mẫu mã mới, nắm bắt xu hướng của thị trường
để tung ra các loại sản phẩm kích thích nhu cầu của khách hàng.
Đông thời doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược marketing và định
hướng phát triển thương hiệu, uy tín, sản phẩm của công ty. Duy trì và phát triển
thương hiệu bằng cách tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội, lập bộ phân
22 |
phòng ban chuyên về quản trị thương hiệu, quảng bá hình ảnh của công ty sử
dụng sức mạnh truyền thông…
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ
ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ
TMT.
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN Ô TÔ TMT.
2.1.1 Tổng quan tình hình suy thoái kinh tế và hệ lụy của suy thoái kinh tế thế giới
những năm gần đây.
Thứ nhất, kinh tế thế giới vẫn nhiều mây đen và bão táp.
Theo IMF và tất cả các tổ chức đánh giá tín dụng nhiệm kinh tế hàng đầu
thế giới như Citigruop, Fitch, GoldmanSachs đều đồng loạt hạ mức dự báo tăng
trưởng kinh tế thế giới năm 2013. Ngay các nền kinh tế mới nỗi như Trung Quốc,
Nga, Brazil đều tăng trưởng GDP 2013 thấp hơn 2012. Cụ thể là, Trung Quốc
tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 7,7% thấp hơn 2012 là 7,8%, còn tăng trưởng
GDP của Nga trong năm 2012 chỉ đạt 3,4% - mức thấp nhất ghi nhận được kể từ
khi diễn ra cuộc khũng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2009.
Tăng trưởng kinh tế thế giới 2013 không chỉ thấp hơn mà còn đối mặt với
nhiều vấn đề rủi ro như:
• Khủng hoảng nợ công nghiêm trọng nhất là ở Châu Âu, cả ở nước Mỹ,
Nhật bản. Mức nợ công ở Mỹ đã bằng khoảng 100% GDP, các nước khu vực sử
dụng đồng tiền chung Euro đã vượt qua ngưỡng 100% GDP có nước đã tới 200%
GDP và đứng trước nguy cơ vỡ nợ cần cứu trợ, Nhật Bản – 200% GDP. Ở các
nước BRIC mức gia tăng nợ công cũng khá cao.
• Thâm hụt ngân sách cao, các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật đề rơi vào tình
trạng này, mức thâm hụt ngân sách đã vượt quá xa ngưỡng 5% - mức an toàn. Ở
Mỹ mức thâm hụt ngân sách đã đạt xấp xi 10%, Nhiều nước Châu Âu đã vượt
qua mức này.
• Tỷ lệ thất nghiệp khá cao ở Mỹ đã vào khoảng 9 – 10%, ở các nước
Châu Âu từ 10% đến 20%. Theo “báo cáo năm 2011 về việc làm và phát triển xã
hội” của ủy ban Châu âu, thì cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến 6 triệu người
Châu Âu mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn hiện chiếm 40% số người không
có việc làm và chắc chắn con số này sẽ cao hơn nhiều trong năm 2014. Tỷ lệ thất
23 |
nghiệp trong EU đã vượt 25% tại 10 trong 27 quốc gia thành viên của EU, trong
đó tỷ lệ thất nghiệp tại Tay Ban Nha là 50%. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của
cuộc khủng hoảng là “sự hủy duyệt hàng loạt”, việc làm đối với những người
hưởng lương trong lĩnh vực công nghiệp và chế tạo, xây dựng. Hệ quả của tình
trạng mất việc làm là gia tăng sự phân cực xã hội, gia tăng số người nghèo. Năm
2000 EU có 114 triệu người, chiếm ¼ dân số khu vực đang đối mặt với nguy cơ
nghèo khổ và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Trong bối cảnh đó những người nhập cư
ngày càng khốn khổ hơn. Số người thất nghiệp tăng mạnh, thu nhập của họ
không có, do vậy nhu cầu của nền kinh tế sẽ bị giảm sụt – lại là một vòng xoáy
làm cho khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn.
Thứ hai, Hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008 vẫn còn
nghiêm trọng và kéo dài
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 đã được xem là
nghiêm trọng nhất định từ cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933. Đối phó với cuộc
khủng hoảng này các ngân hàng Trung ương và các Chính phủ từ Đông sang Tây
đều đã ào ạt đổ ra hàng chục tỷ USD để chống đỡ với các gọi cứu trợ liên tục.
Nhưng cứ tiêu hết gói cứu trợ, thì nền kinh tế lại có nguy cơ suy thoái, các ngân
hàng Trung ương và các Chính phủ phải bơm them tiền. Một câu hỏi được đặt ra
là liệu tiền có thể cứu được nền kinh tế khỏi khủng hoảng hay không?. Có thẻ
khẳng định là hàng ngàn tỷ USD đã được tung ra, đã tạm thời ngưng được chiều
hướng suy thoái kinh tế, nhưng chắc chắn không thể chấm dứt được cuộc khủng
hoảng này. Lý do là cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân sau xa từ kết cấu và
thể chế của nền kinh tế toàn cầu. Cho đến nay nền kinh tế toàn cầu về cơ bản dựa
trên nền tảng công nghệ cơ điện tử - tiêu hao các nguồn tài nguyên không tái tạo,
gây ô nhiểm môi trường… Các nguồn tài nguyên không tái chế này càng ngày
càng cạn kiệt dần, chi phí khai thác ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng lớn (do
tốc đọ tăng trưởng các nước đang phát triển cao hơn), do vậy giá cũng càng gia
tăng. Ô nhiễm môi trường cả nguồn nước và không khí ngày càng nghiêm trọng
đang làm trái đất nóng lên, dẫn đến biến đổi khí hậu… đe dọa sự tổn vong của
trái đất.
Người ta đã kỳ vọng vào những thành quả của cách mạng khoa học – kỹ
thuật để giải quyết những vấn đề bức bách trên. Nhưng cho đến nay những thành
tự của khoa học – công nghệ dù đã được đánh giá là to lớn, kỳ diệu, nhưng nhân
loại vẫn chưa tìm được những nguồn nguyên liệu mới thay thế cho những nguyên
liệu không tái tạo và đang cạn kiệt. Cuộc cách mạng xanh cũng mới đạt được
những kết quả đang còn hạn chế. Nhưng năng lượng hạt nhân vẫn còn chưa đạt
24 |
chuẩn an toàn. Công nghệ Nano mới có những ứng dụng hạn chế. Công nghệ
biến đổi gen vẫn còn những hoài nghi về những hệ lụy của nó… Nhân tố tiến bọ
công nghệ có thể tạo ra sự thu bứt phá về năng suất hiện chưa xuất hiện rỏ nét.
Đây là lý do rất cơ bản làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ trì trệ.
Không chỉ có ly do về tiến bộ công nghệ, mà còn có lý do về thể chế của
các quốc gia cũng như thể chế toàn cầu cũng đang có nhiều bất cập. Những bất
cập nổi bật là toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh
vực, nhung hầu như chưa có các bộ máy điều tiết toàn cầu, đặc biệt là về kinh tế
và hệ quả là những mất cân bằng kinh tế toàn cầu không xữ lý được, thể chế của
các quốc gia cũng rất chậm được đổi mới, đặc biệt là phúc lợi xã hội ngày càng
bành trướng vượt quá khả năng tài chính của các chính phủ, cơ chế điều tiết kinh
tế của các chính phủ cũng bất cập làm cho các chính phủ hầu như bất lực trước
các cuộc khủng hoảng đnag biến phức tạp hiện nay.
Những vấn đề căn bản về khoa học – công nghệ, về thể chế trên đây nếu
chưa được giải quyết, thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ còn có
thể kéo giài có khả năng kết thúc trong một hai năm trước mắt.
2.1.2 Tổng quan tình hình nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.
Trong những năm gần đây cùng sự suy thoái kinh tế thế giới nền kinh tế
Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều công ty làm ăn thu lổ, không
những thế có nhiều công ty, doanh nghiệp đã phải phá sản. Trước tình hình đó
nhà nước đã ban hành các quyết định hay các thông tư nhằm ổn định nền kinh tế,
đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khó khăn.
Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các
mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-
2015 trở nên khá cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng
(tháng 1/2011) thông qua, được tính toán trên cơ sở kế thừa những thành tựu của
việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối
cảnh tình hình trong nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận
lợi. Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã
bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt
7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi
tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc
tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững
Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế
đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền
kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích
25 |