Tóm Tắt kiến thức Lịch Sử 10 (Nâng Cao) của SGK
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương 1: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thuỷ
- Loài người do một loài vượn chuyển biến thành chặng đầu của quá trình hình thành này có khoảng 6
triệu năm trước đây
Bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây đã tìm thấy dấu vết của người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi,
inđônêxia, Trung Quốc, Việt nam.
- Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ.
+ Chế tạo công cụ đồ đá cũ.
+ Biết làm ra lửa.
+ Tìm kiếm thức ăn, săn bắt hái lượm.
- Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thuỷ.
2.Người tinh khôn và óc sáng tạo.
-Khoảng 4 vạn năm trước đây, người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như
người ngày nay.
-óc sáng tạolà sự sáng tạo của người tinh khôn trong công việc cải tiến cong cụ đồ đá và biết chế tác thêm
nhiều công cụ mới.
+Công cụ đá: Đá cũ->đá mới (ghè-mài nhẵn-đục lỗ tra cán)
+Công cụ mới: Lao, cung tên.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới
-Một vạn năm trước đây thời đá mới bắt đầu.
-Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:
+Trồng trọt, chăn nuôi.
+Làm sạch tấm da thú che thân.
+Làm nhạc cụ
=>Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
1. Thị tộc là bộ lạc.
a. Thị tộc.
- Thị tộc là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.
- Quan hệ trong thị tộc: công bằng,bình đẳng cùng làm cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và
cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
b. Bộ lạc.
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguốn gốc tổ tiên.
- Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí.
a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại.
- Con người tìm và sử dụng kim loại:
+ Khoảng 5500 năm trước đây - đồng đỏ.
+ Khoảng 4000 năm trước đây - đồng thau.
+ Khoảng 3000 năm trước đây – sắt.
b. Hệ quả.
- Năng xuất lao động tăng.
- Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
- Thêm nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.
- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung => tư hữu xuất hiện.
+ Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
+ Xã hội phân chia giai cấp.
Chương 2: XẪ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
1. Đều kiện tự nhiên và sự pát triển kinh tế.
a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa mầu mỡ gân nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
- Khó khăn: Dể bị lũ lụt gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thuỷ lợi…Người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ
chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thuỷ.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi và làm thủ công nghiệp.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
- Cơ sở hình thành: sự phát triển của sản xuất dãn tới sự phân hoá giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn độ, TRung quốc vào khoảng thiên niên
kỷ IV – III TCN.
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ” vừa là thành viên của xã hội
có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa phưưng, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lê nghi tôn giáo
. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ: chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng
nhọc va hầu hạ quí tộc Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhucầu trị thuỷ và xây dựng các công trình
tuỷ lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
- Chế độ nhà nước do nhà vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một nộ may quan liêu giúp việc thừa
hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
5. Văn hoá cổ đại phương Đông.
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học.
- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Việc tính lịch sử chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết.
- Nguyên nhân ra đời của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành
từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch
sử thể giới cổ đại
c. Toán học.
- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tình toán mà toán học ra đời.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học…phát minh ra số 0 của
cư dân Ai cập.
- Tác dụng: Phục vụ cuọc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quí cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc.
- Do uy quyền của cac vua ma hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: kim tự tháp Ai cập, vườn treo
ba – bi – lon, Vạn lý trường thành…
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai cập, Vạn lý trường thành, cổng i sơ ta thành
ba-bi-lon…Nhưng công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔ - MA
1. Điều kiện tự nhiên và đời sống của con người.
- Hy Lạp, Rô Ma nằm ở ven biển địa trung hải nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những
thuận lợi và khó khăn.
+ Thuận lợi: có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu nên chỉ thích hợp loại cây lưu niên, do đó thiếu lương thực luôn phải nhập.
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa; diện tícg trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá
tiền tệ phát triển.
Như vậy cuộc sống ban đâu của cư dân Địa Trung Hải là sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Chế độ chiếm nô
- Nền kinh tế công thương phát triển cần số lượng lớn người lao động họ làm việc trong mỏ bạc, xưởng
làm gốm, thuộc da, thuyền buôn.
- Nguồn gốc nô lệ: Tù binh trong chiến tranh, tù nhân cướp biển đều do chủ mua về.
- Nô lệ còn được sử dụng trong các trang trại trồng nho, ô lưu.
- Ngoài ra nô lệ con làm đấu sĩ mua vui, nhà thơ, triết gia, vũ nữ cho các chủ.
- Bình dân: những người dân tự do có chút ít tài sản, sống bằng lao động bản thân.
- Chủ nô: CHủ xưởng, chủ thuyền có thế lực kinh tế và chính trị có rất nhiều nô lệ.
- Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu trên lao động nô lệ, bóc lột, được gọi là chế độ chiếm nô.
3. Thị quốc Địa Trung Hải.
- Nguyên nhân ra đời của thị quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề
thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc; về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu, thành thị có lâu
đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công
dân, Hội đồng 500…mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hylạp, Rô ma: đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của
chủ nô với nô lệ.
4. từ thị quốc đến đế quốc cổ đại
*Điểm nổi bật của thị quốc là các địa điểm buôn bán, là nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ:
- Các quốc gia thường xuyên có quan hệ buôn bán với nhau
- Nhờ buôn bán các thị quốc trở nên giàu có: A-ten đã miễn thuế trợ cấp cho công nhân của mình.
- Thế kỷ III TCN Rô - ma trinh phục bán đảo ý, ven Địa Trung Hải trở thành đế quốc Rô - ma.
5. Cuộc đấu tranh của nô lệ
- Nguyên nhân:
+ Nô lệ ở thị quốc bị khinh rẻ và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
+ ở các thuộc địa của đế quốc Rô ma, do chính sách cai trị và bóc lột hà khắc, đối xử tệ hại, tính mạng đe
doạ.
- Diễn biến.
+ Khởi nghĩa năm 73 TCN của nô lệ do Xpac ta cút lãnh đạo ở Rô ma gây cho chủ nhiều thiệt hại
+ Nô lệ đấu tranh bằng hình thức chây lười, bỏ trốn, đập phá công cụ…
+ Đạo thiên chúa truyền bá chống đối lại chính quyền Rô ma.
- Kết cục: Xã hội nô lệ khủng hoảng, sụp đổ năm 476.
6. Văn hoá cổ đại Hy lạp và Rô ma.
a. Lịch sử và chữ viết.
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và ẳ nên họ định ra một tháng
lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày, dù chưa được chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu
biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra chữ cái A,B,C …lúc đầu có 20 chữ viết sau thêm sáu chữ nữa để trở thành hệ
thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay
- ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn
minh nhân loại.
b.Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
-Khoa học đến Hy Lạp, Rô Ma mơi thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới
trình độ khái quát thành định lí, lý thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng
cho nềnkhoa học đó.
c. Văn học
-Chủ yếu là kịch( kịch kèm theo hát).
-Một số nhà viết kịch tiêu bỉểu như: Xô-phốc-cỏ, Ê-sin,….
-Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
-Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
Chương 3: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI TẦN HÁN
1. Sự hình thành xã hội phog kiến.
Cuối thời xuân thu-chiến quốc người Trung Quốc đã chế tạo và sử dụng công cụ bằng sắt.
- Nhờ công cụ sắt mà diện tích mở rộng, công trinhg thuỷ lợi lớn ra đời , tổng sản lượng, nang xuất tăng
- Xã hội có sự biến đổi hình thành các giai cấp mới.
+ Địa chủ: Là quan lại, nông dân giàu có nhiều ruộng đất, vốn có thế lực vè chính trị và kinh tế.
+ Nông dân: Nông dân tự canh: Có ít nhiều ruộng đất, họ có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.
Nông dân lĩnh canh: Không có ruộng phải xin ruộng địa chủ để cày cấy và nộp hoa lợi (tá điền)
+ Quan hệ phong kiến là sự bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh.
2. Chế độ phong kiến thời Tần-Hán.
a. Sự hình thành nhà Tần- Hán
- Năm 221 TCN nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thuỷ Hoàng.
- Lưu bang lập ra nhà Hán 206 TCN – 220
Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.
b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán
- ở trung ương: Hoàng đế có quyền tuỵêt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý cùng các quan văn võ.
- ở địa phương quan thái thú và huyện lệnh (tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử).
- Chính sách xâm lược của nhà Tần – Hán xâm lược các vùng sung quanh, xâm lược Trều tiên và đất đai
của người Việt cổ.
3. Văn hoá Trung Quốc thời Tần - Hán
a. Tư tưởng
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảô vệ chế độ phong
kiến, về sau nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hảm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.
b. Sử học: Tư Mã Thiên với bộ sử ký, Hán thư của Ban Cố, hậu Hán thư của Phạm Việp
c. Văn học.
+ Phú phát triển mạnh với những nhà sáng tác phú nổi tiếng Tây Hán là Giã Nghị, Tư Mã Tương Như.
BÀI 6: TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG - TỐNG
1. Chính quyền đựơc củng cố và mở rộng.
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW đến địa phương, có chức tiết độ sứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh việc cử con em thân tín xuống địa phương).
- Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đỗ.
2. Sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
a) Kinh tế.
- Chính sách nhà nước về ruộng đất: Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu.
- Nông nghiệp: áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống…dẫn tới năng xuất tăng.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công, luyện sắt, đóng thuyền.
- Ngoại thương phát triển hình thành con đường tơ lụa buôn bán với nước ngoài.
- Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước
b) Đời sống nhân dân.
- Giai đoạn đầu, đời sống nhân dân được cải thiện, về cuối thời Đường đời sống nhân dân khổ cực, nhiều
cuộc khởi nghĩa nổ ra.
3. Văn hoá thời Đường Tống.
- Thơ ca phát triển nhảy vọt với nhiều tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch…
- Phật giáo ngày càng thịnh hành nhiều chùa chiền mọc lên.
- Nho giáo phát triển thêm về lí luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho
BÀI 7: TRUNG QUỐC THỜI MINH – THANH
1. Tình hình chính trị.
a. Nhà Minh.
- Nhà Minh thành lập 1368 – 1644 người sáng lập là Chu Nguyên Chương.
- Về bộ máy chính quyền; Nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền, quỳên lực ngày càng tập trug trong
tay vua, bỏ Thái uý và Thừa tướng thay vào đó là các bộ.
- Về chính sách xâm lược: Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng
đã thất bại nặng nề.
b. Nhà Thanh.
- Nhà Thanh thành lập 1644-1911.
- Về bộ máy chính quỳên: Ra sức củng cố bộ máy chính quyền , áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người
Hán.
- Đối ngoại: thi hành chính sách “bế quan toả cảng”
-> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đỗ năm 1911.
2.Sự phát triển kinh tế.
- Trong nông nghiệp có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng.
- Từ thế kỉ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.
+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ – người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
+ Ngoại thương phát triển đã có thương nhân châu Âu đến TQ buôn bán.
3. Văn hóa thời Minh – Thanh.
- Văn học: xuất hiện tiểu thuyết là loại hình văn học mới ở thời Minh – Thanh như Thuỷ Hử của THi Nại
Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô THừa Ân…
- Sử học: cũng được chú ý với nhiều tác phẩm như Minh thực lục, Minh sử, Đại Thanh thống nhất .
- Nhiều tác phẩm lịch sử văn hoá, từ điển cũng được biên sọan như Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn thư…
- Khoa học kỹ thuật: người TQ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải như bán lái, la
bàn, thuyền buồm nhiều lớp.
- Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc đạt những thành tựu nổi tiếng.
Chương 4: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
BÀI 8: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ.
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên.
- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành
ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma ga đa.
- Vua mở đầu nước này là Bim bi sa ra nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11 là A sô ca.
+ Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ.
+ THeo đạo phật và có công tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá rộng khắp. Ông cho dựng nhiều cột A sô
ca.
2. Thời kỳ vương triều Gút ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống ấn Độ.
Quá trình hình thành và vài trò về mặt chính trị/
- Đầu công nguyên miền bắc ấn Độ được thống nhất, nổi bật vương triều Gút ta, Gút ta đã thống nhất miền
bắc ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung ấn độ.
- Về văn hoá dưới thời Gút ta.
+ Đạo phật tiếp tục được phát triển truyền bá khắp ấn độ và truyền bá nhiều nơi, kiến trúc phật giáo phát
triển (chùa hang, tượng phật bằng đá).
+ Đạo ấn độ hay đạo Hin đu ra đời và phát triển thờ 4 vị thần chính: Sấm sét, thần Sáng tạo, thần Tàn phá,
thần Bảo hộ và nhiều vị thần khác.
+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ San skơ rít.
- Văn học cổ điển ấn Độ văn học hin đu, mang tinh thần và triết lý hin đu giáo rất phát triển.
Tóm lại thời Gút ta đã định hình văn hoá truyền thống ấn độ với những tôn giáo lớn và những công trình
kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống ấn độ có giá trị văn
hoá vĩnh cửu.
- Người ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hóa truỳên thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam á
là ảnh hưởng rõ nét nhất. VN cũng ảnh hưởng của văn hoá ấn độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo hin đu).
BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ ẤN ĐỘ
1. Sự phát triển của lịch sử và văn hoá truyên thống trên toàn lãnh thổ ấn Độ.
- Đến thế kỉ VII ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên vai trò của Pa la ở vùng Đông Bắc
và nước Pa la va ở miền Nam.
- Về văn hoá, mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng của mình trên cơ sở văn hoá
truỳên thống ấn Độ
- Chữ viết văn hoạ nghệ thuật Hin đu.
- Văn hoá ấn Độ thế kỉ VII – XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
2. Vương triều Hồi giáo Đê li.
- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên
ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất ấn Độ lập nên vương quốc Hồi giáo ấn độ gọi
là Đê li.
- Chính sách thống trị truyền bá áp đặt , hồi giáo tự dành cho mình quyền ưu tiên ruông đất địa vị trong bộ
máy quan lại.
- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng song không mất được sự phân biệt tôn giáo.
- Về văn hoá, văn hoá hồi giáo được du nhập vào ấn Độ
- Về kiến trúc xây dựng một số công trình mang dâu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở
thành một thành phố lớn nhất thế giới,
- Vị trí của vương triều Đê-li
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông-Tây.
+ Hồi giáo được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam á
3. Vương triều Mô gôn.
- Năm 1398 thủ lĩnh – vua Ti-mua-len theo dòng giỏi mông Cổ tấn công ấn Độ, đến năm 1526 lập ra
vương trều Mô-gôn.
- Các ông vua đều gia sức cũng cố theo hướng ấn Độ hoá và xây dựng đất nước đưa ấn Độ bước phát triển
mới dưới thời vua A cơ ba (1556 – 1605).
- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, ấn Độ lâm vào khủng
khoảng.
- ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha, Anh)
Chương 5: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
BÀI 10: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
1. Thiên nhiên và con người
- Đông Nam á hiện có 11 nước chịu nảh hưởng của gió mùa, mùa khô và mùa mưa.
- Thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, có động thực vật phong phú, cây lương thực và gia vị.
- Thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người, phong phú về nguồn thức ăn.
- Đông Nam á đã tìm thấy dấu vết của sự chuyển biến từ vượn thành người tinh khôn.
- Sự xuất hiện người tinh khôn gắn liền với sự hình thành các chủng tộc
2. Sự xuất hiện các vương quốc cổ ở ĐNA.
- Sau giai đoạn đá cũ, ở ĐNA vẫn có sự phát triển liên tục từ đá mới đến đồ sắt.
- Công cụ sắt ra đời dẫn đến năng xuất lao động cao, khối lượng sản phẩm lớn, xuất hiện tư hữu, giai cấp.
- Sự tiếp thu văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời với việc phát triển bản sắc văn hoá riêng của mình.
- Các tỉểu quốc thường xuyên có sự trao đổi buôn bán và giao lưu với nhau.
=> Điều kiện ra đời các vương quốc Đông Nam á.
- Thế kỉ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kì Đông Nam á ra đời: Cham pa ở Nam Trung Bộ (Việt Nam ngày
nay) Phù Nam ở hạ lưu sông Mê công
3. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các quốc gia Đông Nam á
- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam á, phát triển ở thế
kỷ X đến thế kỷ XIII.
- Vương quốc Ăng – co của người Cam pu chia ở vùng Kho – rạt (Đông Bắc Thai Lan) thế kỷ IX mở rộng
trung hạ lưu sông Mê Nam, Đông Bắc bán đảo Mã Lai.
- Vương quốc Pa – gan của người miến ở lưu vực I – ra – oa - đi (1057 – 1283)
- Vương quốc Ma-ta-ran owr Đông Nam á hải đảo bắt đầu từ năm 907, mở rộng và thống nhất hải đảo Gia
va và su ma tơ ra.
- Đặc điểm mỗi vương quốc đều lấy dân tộc đa số làm nồng cốt
4. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam á
- Thế kỷ XIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam á luôn bị quân Mông – Nguyên mở các cuộc xâm lược:
Đại Việt (3 lần), Mi-an-ma, Cham-pa.
- Quân Mông – Nguyên xâm lược làm cho chính trị – xã hội Đông Nam á có sự sáo trộn.
- Sự di cư của người Thái và hình thành vương Quốc phong kiến Thái thống nhất và phát triển thịnh
vượng (1349-1767)
- Vương quốc A-út-thay-a.
- Vương quốc Lan-Xang (1353) hình thành ở trung lưu sông Mê Công và phát triển thịnh đạt ở các thế kỷ
sau:
- Thế kỷ XVI Mianma thống nhất, phát triển trở thành vương quốc hùng mạnh ở Đông Nam á.
- Những biểu hiện phát triển
+ Kinh tế
+ Chính trị
+ Văn hoá
5. Thời kỳ suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam á.
- Từ nữa thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam á bước vào giai đoạn suy thoái , Cam-pu-chia
thế kỷ XIII, Cham – pa thế kỷ XV.
- Nguyên nhân:
+ Nề kinh tế phong kiến lỗi thời.
+ Chính quyền phong kiến không còn chăm lo phát triển kinh tế.
+ Lao vào những cuộc chiến tranh hao người tốn của.
=> Chế độ phong kiến trì trệ và sụ đổ.
6. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào Đông Nam á.
- Các nước phương Tây chuyển từ buôn bán, truyền giáo sang xâm lược các nước Đông Nam á
- Nguyên nhân: các nước phương Tây cần nhiều thị trường, nguyên liệu, nhiên liệu, công nhân.
- Quá trình xâm lược:
+ Năm 1511 Bồ Đào Nha chiếm Ma – lắc- ca mở dầu quá trình xâm lược của các nước thực dân, Phương
Tây vào khu vực này.
+ Hà Lan lập các thương điếm ở Gia – cát – ta, Anh chinh phục Mi –an – ma và dần xâm nhập xiêm cuối
thế kỉ XIX Pháp xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin và sau đó là
Mĩ.
- kế luận: Cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước Đông Nam á lần lượt rơi vào tay phương Tây
BÀI 11: VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á
1. Tín ngưỡng và tôn giáo.
- Giai đoạn đầu các cư dân Đông Nam á tôn sùng hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ như tục thờ cúng tổ
tiên, thờ thần Sông, thần Đất….
- Tín ngưỡng phồn thực với các nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loại sinh sôi, nảy nở
cũng rất phát triển.
- Những thế kỉ đầu công nguyên Hi-đu giáo truyền bá thịnh hành ở trong khu vực, nhiều đến tháp theo
kiểu kiến trúc Hin-đu được xây dựng.
- Thế kỉ XIII phật giáo truyền bá chiếm ưu thế ở nhiều nứơc, các chùa mới mọc lên.
- Vai trò Phật giáo: Phật giáo đóng vai trò quan trọng đời sống chính trị, xã hội và văn hoá cư dân Đông
Nam á, được chú ý phổ biến trong dân chúng đặc biệt là qua giáo dục.
- Ngoài ra hồi giáo và ki –tô giáo cũng xâm nhập vào các nước Đông Nam á
2. Văn tự và văn học
- Văn tự:
+ Chữ Phạn của Ấn Độ du nhập vào Đông Nam á rất sớm, song các dân tộc Đông Nam á đã sáng tạo ra
chữ viết riêng của mình.
- Sự sáng tạo ra chữ viết riêng là cả một quá trình lao động sáng tạo công phu của các dân tộc.
- Văn học
+ Đông Nam á hình thành dòng văn học dân gian, bất đầu từ chính cuộc sống lao động và cần cù và đấu
tranh của các dân tộc.
+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ và Trung Hoa.
+ Cùng với sự hình thành các quốc gia dân tộc, dòng văn học bằng tiếng dân tộc cũng phát triển mạnh.
Đồng thời văn học viết có su hướng tìm về với văn học dân gian
3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
- Kiến trúc Đông Nam á chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo, cả hai kiểu kiến trúc
có cấu trúc hình vuông hay chữ nhật và hình tháp đều có mặt, nhưng phổ biến là kiểu kiến trúc có cấu trúc
vuông hay hình chữ nhật
- Thành tựu:
+ Khu di tích Mĩ sơn ở Việt Nam, tổng kiến trúc Bô-ru-bu- đua ở Inđônêxia
+ Nổi tiếng nhất là khu đền Ăng-co ở Cam-pu-chia; Ăng-co Vát được xây dựng đầu thế kỉ XII và Ăng-co
Thom được xây dựng dưới thời Giay-a-vác-ma VII.
+ Ngoài ra còn có chùa được xây dựng ở nhiều nơi, tiêu biểu là chùa vàng ở Mi – an – ma
+ Cùng với kiến trúc là tượng thần, phật cũng chịu ảnh hưởng cả nghệ thuật Ấn Độ nhưng có sự sáng tạo
BÀI 12: VƯƠNG QUỐC CAM – PU – CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
1. Vương quốc Cam-pu-chia
- ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là khơ me.
- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía Bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung
lưu sông Mê Công, đến thế kỷ VI vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.
- Thời kì Ăng co (802 – 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chi, họ quần cư ở Bắc
biển hồ, kinh đo là Ăng co được xây dựng ở tây Bắc biển Hồ.
- Biểu hiện phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
+ Ăng co còn chinh phục các nước láng riềng, trở thành cường quốc trong khu vực
- Văn hoá: Sáng tạo ra chữ viết giêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, văn học dân gian và văn
học viết với những câu Truyện có giá trị nghệ thuật.
- Kiến trúc nổi tiếng nhất là quần thể Ăng co.
2. Vương quốc Lào
- Cư dân cổ chính là nguơig Lào Thơng chủ nhân của nền văn hoá đồ đá, đồ đồng.
- Đến thế kỉ XIII, nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hoà hợp với người Lào Thơng, gọi là Lào
Lùm. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lao là các mường cổ.
- Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên gôi đặt tên nước là Lan Xang (Triệu voi).
+ Thời kì thịnh vượng nhất là cuối thế kỷ XVII đầu thế kỉ XVIII, dưới triều vưa Xu-li-nha-Vông-xa
- Những biểu hiện của sự phát triển:
+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn.
+ Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị và xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
+ Buôn bán trao đổi với cả người Châu Âu. Lào còn là trung tâm Phật giáo.
+ Giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt kiến quyết chống quân xâm lược Miễn Điện.
- Văn hóa:
+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú hồn nhiên.
+ Kiến trúc xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình là Thật Luổng, ở Viêng Chăn.
- Nền văn hoá truyền thống Cam-pu-chia và Lào đềi chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực
chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song tiếp thu mỗi nước đều đem lòng nội dung của mình vao xây
dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương 6: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU
BÀI 13: SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU
1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man
- Nguyên nhân:
+ Chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh, yêu câu cần có đất đai để
sinh sống.
+ Do người Hung Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu.
- Những việc làm của người Giéc-man:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ thành lập lên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, vương
quốc Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Chiếm ruộng dất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau thành lập công xã nông thôn “mác-cơ”.
2. Quá trình phong kiến hoá ở vương quốc Phơ-răng
- Trong quá trình xâm lược Clô-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma, mang tặng cho các quý
tộc thị tộc Phơ-răng, thân bình và những người thân hình thành những lãnh chúa phong kiến.
+ Tiếp thu ki-tô giáo xây dựng nhà thờ và bán đất cho nhà thờ
+ Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế, một số
khác hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận được sự bảo hộ.
+ Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng họ làm nghè võ sĩ bảo vệ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh.
- Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ rộn lớn.
3. Sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ và thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, I-ta-li-a.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán.
+ Các lãnh thổ ngày càng mạnh không chịu nghe mệnh lệnh của nhà vua.
- Quá trình thành lập: Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân chia thành ba vương
quốc phong kiến Pháp, Đức, I-ta-li-a.
- Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền hành về chính trị, tư
pháp, tài chính.
BÀI 14: XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU
1. Tổ chức kinh tế của lãnh địa
- Lãnh địa là một khu dất rộng trong đó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài,
dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại….có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiến cố.
- Nông nô nhận ruộng của lãnh chúa cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải may quần áo, làm giầy dép, đồ
đạc, vũ khí…chỉ mua một số hàng nhu yếu phẩm, sắt, muôi, tơ lụa, đồ trang sức.
- Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo,
làm công cụ….Lãnh chúa có những xưởng thu công riêng như xưởng rên đồ gốm, may mặc.
- Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc buôn bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.
2. Đời sống chinh trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh chúa
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân độ, toà án,
pháp luật riêng, chế độ thuế khoá riêng, tiền tệ riêng…
- Đời sống lãnh chúa:
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rổi, xa hoa, sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưởi ngựa da
hội tiệc tùng.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và đối sử hết sức tàn nhẫn.
3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lại lãnh chúa phong kiến.
- Đời sống nông nô
+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và bị lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận
ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
+ Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng và có nông cụ và gia súc.
- Các cuộc đấu tranh của nông nô:
+ Do đời sống nông nô khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập, vì vậy họ vùng dậy dấu tranh chống lại lãnh
chúa.
+ Hình thức: Đốt chát kho tàng, bỏ chốn vào rừng, khởi nghĩa như khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp (1358),
Oát-Tay-lơ ở Anh năm 1381
Bài 15: SỰ RA ĐỜI CỦA THÀNH THỊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CẢU THƯƠNG MẠI TÂY ÂU
1. Sự ra đời và hoạt động kinh tế của các thành thị trung đại ở Tây Âu.
- Nguyên nhân:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất:
+ Nông nghiệp có 3 biến đổi công cụ sản xuất được cải tiến , kỹ thuật canh tác tiến bộ, khai hoang được
đảy mạnh với việc diện tích tăng dần đến sản phẩm xã hội tăng nhanh.
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng dất đi làm nghề thủ
công.
- Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuấtvà mua bán ở bên
ngoài lãnh địa. Thành thị đã ra đời
- Hoạt động của thủ công chủ yếu,thông qua các phường hội:
+ Phường hội là một tổ chức của những người lao động mthủ công cùng làm một nghề.
+ Mục đích nhằm giữ độc quền sản xuất tiêu thụ sản phẩm,chống sự áp bức sách nhiễu của lãnh chúa.
+ Phường hội có vai trò phát triển sản xuất và bảo vệ thủ công.
- Thương mại: Xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng hoá của nơi sản xuất,bán cho người tiêu
thụ,và bảo vệ quyền lợi,họ lập ra các phường hội và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy thương mại.
- Vai trò của thành thị.
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc,thúc đẩy sản xuất phát triển,hình thành thị trường thống nhất.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị.
2. Sự phát triển của thương mại Tây Âu.
a) Hội chợ.
- Nguyên nhân ra đời: Do sự phát triển của thành thị đã thúc đẩy thương mại châu Âu phát triển. hội chợ
xuất hiện từ sơ kì trung đại nay có điều kiện phát triển.
- Hoạt động: Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hoá, mua bán, trao đổi, đặt hàng.
+ ý nghĩa kích thích thương mại và qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b) Thương đoàn:
- Nguyên nhân ra đời: Thương mại trong các thành thị phát triển mạnh, xong việc buôn bán đi xa gặp
khó khăn: nạn cướp biển , chèn ép không an toàn trong đi biển, để giúp nhau các thương nhân đã lập các
thương đoàn.
- Thương đoàn: Là tổ chức nghề nghiệp của thương nhân, mục đích là giúp đỡ nhau vận chuyển hàng
hoá, bảo vệ dọc đường.
- Hoạt động:
+ Các thương đoàn lập các thương điểm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương nhân có của hàng của hiệu, kho tàng để buôn bán.
- Vai trò:
+ Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát triển.
+ Bộ mặt thành thị của châu Âu thay đổi. Thị dân trở nền giàu có, nhiều công trình có giá trị được xây
dựng.
3. Văn hoá Tây Âu thời trung đại.
a) Văn hoá sơ kì:
- Văn hoá sơ kì còn nghèo nàn, ít phát triể.
- Giai cấp phong kiến lấy giáo lý của ki tô là hệ tư tưởng chính thống.
b) Văn hoá trung kì trung đại.
- Có bước phát triển khởi sắc.
- Nhiều trường đại học ra đời, nội dung học tập không chỉ học thần học mà còn học cả triết học
- Văn học:
+ Dòng văn học kị sĩ với những bản anh hùng ca,
+ Văn học thành thị: Thơ kịch, truyện ngắn.
- Kiến trúc mang đậm phong cách Rô - ma và Gô - tích
Chương 7: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU
BÀI 16: NHỮNG PHÁT TRIỂN LỚN VỀ ĐỊA LÍ
1. Nguyên nhân và điều của những cuộc phát kiến địa lý.
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.
- Con đuờng giao lưu buốn bán qua Tây á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- Khoa học- kỉ thuật hàng hải có tiến bộ, hiểu biết về địa lý, đại dương,sử dụng la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng , đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngàu ở các đại
dương lớn.
2. Cuộc phát triển lớn về địa lý.
- Năm 1487, B. Đi – a – xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên là mũi Bảo Tố, sau gọi là mũi Hảo
Vọng.
- Va – xcô đơ ga mađã đến Ca – ly – cut Ấn Độ (5 – 1498)
- Tháng 8 – 1492, C. Cô - lôm- bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng ti là người đầu tiên phát hiện
ra châu Mĩ.
- Ph. Ma – gien – lan là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 –
1521)
3. Hệ quả của phát triển địa lý
+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở
rộng.
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
+ Nãy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
BÀI 17: SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU
1. Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản.
- Tư bản (vốn) được tích lũy bằng nhiều con đường:
+ Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và Châu A.
+ Quí tộc và tư sản còn buôn bán với các nước phương Đông đặc biệt là buôn bán nô lệ.
- Nhân công:
+ Đối với nông dân, bị tước đoạt ruộng đất của nông dân biến họ thành những người làm thuê.
+ Thợ thủ công, bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, mất tư liệu sản xuất đi làm thuê trở thành công nhân.
2. Sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản.
- Biểu hiện nảy sinh CNTB
+ Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phương hội hình thành quan hệ chủ
với thợ.
+ ở trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân
nông nghiệp
+ Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội.
- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi các giai cấp mới được hình thành – giai cấp tư sản giai cấp công nhân.
BÀI 18: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG
1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào văn hoá Phục hưng.
- Hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất TBCN hình thành sự tiến
bộ của KHKT.
- Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hảm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng ® muốn xoá bỏ
chướng ngại phong kiến.
2. Những thành tựu chính của văn hoá Phục hưng.
- Phong trào văn hoá Phục hưng là khôi phục tinh hoa văn hoá sáng lạng cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, đấu tranh
xây dựng một nền văn hoá mới, một cuộc sống tiến bộ.
- Thành tựu:
+ Khoa học kỹ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học toán học.
+ Văn học nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như Lê-ô-na-đơ- Vanh xi, Sếch-xpia.
- Nội dung của phong trào văn hoá Phục hưng:
+ Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
+ Đề cao giá trị con người
+ Đòi tự do cá nhân
3. Ý nghĩa của phong trào văn hoá Phục hưng
- Lên án giáo hội ki - tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời.
- đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư
tưởng.
- Đề cao xây dựng thế giới quan tiến bộ.
BÀI 19: CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG THÔN
1. Cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn cản sự hoạt động của giáo hội đối với giai cấp tư sản dẫn đến sự
bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.
- Nét chính về phong trào: Diễn ra khắp các nứơc Tây Âu đi đầu là Đức, Thuỵ sỹ sau đó là Bỉ, Hà lan,
Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can –vanh và tại Thuỵ sỹ
- Nội dung:
+ Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hoà để quay về giáo lý Ki-tô giáo nguyên thuỷ.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ
phong kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá Châu Âu phát triển cao hơn.
2. Chiến tranh nông dân Đức
- Nguyên nhân:
+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản.
+ Nông dân bị áp bức bóc lọt nặng nề do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.
- Diễn biến:
+ Mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự.
Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là To-mát – Muyn sơ.
+ Phong trào nông dân đã dành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.
- Nguyên nhân thất bại.
+ Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn quốc.
+ Thiếu sự đoàn kết các giai cấp trong xã hội
- Ý nghĩa
+ Là một sự kiện lịch sử lớn lao nói về tinh thần dấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân
Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến.
+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến
Phần II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
Chương 1: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ
BÀI 21: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
1. Những dấu tích của người tối cổ Viêt Nam
- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người tối cổ có niên đại cách 30-40 vạn năm và nhiều công cụ
đá ghè đẻo thô sơ ở Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước
- Người tối cổ sống thành bày săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
2. Sự chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn.
- ở nhiều địa phương của nươc ta tìm thấy những hoá thạch răng và nhiều công cụ đá của người hiện đại ở
các di tích văn hoá Ngườm , Sơn Vi…( Cách đây 2 vạn năm)
- Chủ nhân văn hoá Sơn Vi sống trong mái đá, hang động , ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng: Từ Sơn La
đến Quảng Trị.
- Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống
chính.
3. Sự phát triển của công xã thị tộc
- Cách đây khoảng 12.000 năm đến 16.000 năm ở Hoà Bình, Bắc Sơn( Lạng Sơn ) và một số nơi khác đã
tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơ kì đá mới. Gọi chung là văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn.
- Đời sống của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn:
+ Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc bộ lạc.
+ Ngoài săn bắt hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm 1 số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.
- Đời sống vật chất tinh thần được nâng cao
- Cách ngày nay 6000- 5000 (TCN) năm kĩ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là cuộc Cách
mạng đá mới
- Biểu hiện tiến bộ, phất triển:
+ Sử dụng kĩ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc bộ lạc.
- Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng
BÀI 22: VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THUỶ
1. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
- Cách đây ngày nay khoảng 4000-3000 năm các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và luyện kim
nghề trồng lúa phổ biến.
- Thuật luyện kim được thực hiện ở ngay nước ta. Các hiện vật bằng đồng không phải đem từ bên ngoài
vào.
2. Những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thuỷ.
- Sự ra đời của thuật luyện kim cách đây khoảng 4000 năm đã đưa các bộ lạc trên nước ta bước vào thời
đại sơ kì đồng thau. Hình thành nên các khu vực khác nhau, làm tiền đề cho sự chuyển biến sau này.
Chương 2: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
BÀI 23: NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC
1. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- Cơ sở hình thành nhà nước
- Đầu thiên niên kỉ I TCN cư dân văn hoá đã biêtsuwr dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ
sắt.
- Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn chăn nuôi và đánh cá
- Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp nghề gốm và nghề đúc đồng phát triển.
=> Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ hơn, phát trển ở trình độ cao hơn hẳn.
2. Những chuyển biến xã hội
- Thời Đông Sơn, xã hội có sự chuyển biến với sự phân hoá giàu nghèo.
3. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn lang - Âu lạc.
- Hoàn cảnh ra đời: Sự chuyển biến kinh tế xã hội, đặt ra những yêu cầu mới:ổnị thuỷ quản lý xã hội,
chống giặc ngoại xâm => Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó.
* Quốc gia Văn lang - Âu Lạc (VII – III TCN)
- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Tổ chức nhà nước.
+ Đứng đầu đất nước là Vua Hùng vua Thục.
+ Giúp việc có các lạc hầu, lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ lạc tướng đúng đầu.
+ ở các làng đứng đầu là Bồ chính
=> Tôt chức bộ máy nhà nước còn đơn giản sơ khai.
* Quốc gia Âu Lạc (III – II TCN)
- Kinh đô: Cổ loa (Đông Anh – Hà Nội).
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy nhà nước chặt trẻ hơn.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành cổ loa kiên cố, vững chắc.
=> Nhà nước Âu lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.
4. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang Âu lạc.
a) Đời sống vật chất
- Ăn: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ,
- Mặc: nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
- ở: Nhà sàn
b) Đời sống tinh thần
- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên:
- Tổ chức cưới xin ma chay, lễ hội.
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
=> Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ khá phong phú, hoà nhập với tự nhiên.
BÀI 24: QUỐC GIA CỔ CHAM - PA VÀ PHÙ NAM
1. Quốc gia cổ đại Cham pa hình thành và phát triển.
- Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh gồm khu vực miền trung và nam trung bộ cuối thế kỷ II KHu
Liên thành lập quốc gia cổ Lập ấp, đến thế kỷ VI thành Cham pa phát triển từ X – XV sau đó suy thoái và
hội nhập với Đại Việt.
- Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu – Quảng Nam sau đó rời đến Đông Dương – Quảng Nam cuối cùng
chuyển đến trà bàn Bình Định.
- Tình hình Chăm pa từ thế kỷ II – X
+ Kinh tế:
- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức , vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
+ Chính trị – xã hội:
- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.
- XH gồm các từng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.
+ Văn hoá:
- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (ấn Độ).
- Theo Ba-la-môn giáo và phật giáo.
- ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết.
2. Quốc gia cổ Phủ Nam
a) Sự hình thành
- Trên cơ sở văn hoá óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ
Phù Nam (thế kỷ I) phát triển thịnh vượng (Thế kỷ III – V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lập
thôn tính.
b) Tình hình kinh tế tế, chính trị và văn hoá.
- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
- Chính trị: Theo thể chế quân chủ đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành;
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
- Văn hoá: ở nhà sàn, theo phật giáo và Banlamôn giáo, nghệ thuật ca múa nhạc phát triển.
Chương 3: THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN THẾ KỶ X)
BÀI 25: CHÍNH SÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
I – CHÍNH SÁCH ĐÔ HỘ
1. Tổ chức bộ máy cai trị
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tuỳ, Đường đều chia nước ta thành các quận
huyện, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
- Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất Âu lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.
2. Về kinh tế
+ Thực hiên chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
+ Nắm độc quyền muối và sắt.
+ Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
3. Về văn hoá xã hội
+ Truyền bá nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt
=> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hoá dân tộc Việt Nam.
- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
ta.
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ VĂN HOÁ XÃ HỘI.
1. Về kinh tế
- Trong nông nghiệp
+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
+ Công cụ khai hoang được đẩy mạnh.
+ Thuỷ lợi mở mang
=> Năng xuất lúa tăng hơn trước.
- thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
+ Nghề cũ pháp triển hơn: Rèn sắt, nghề khai thác vàng bạc, đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thuỷ tinh.
+ Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng,quận hình thành.
2. Về văn hoá, xã hội
+ Về văn hoá, xã hội
- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa thời Hán – Đường như: Ngôn ngữ, văn
tự.
- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán: Nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh
dầy, tôn trọng phụ nữ.
=> Nhân dân ta không bị đồng hoá.
- Về xã hội có chuyển biến.
- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên xăng thẳng).
- Đấu tranh chống đô hộ.
- Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hoá, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
BÀI 26: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
(TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ V)
1. Khái quát cuộc đấu tranh từ thế kỷ I đến thế kỷ V
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu lạc liên tiếp vùng dạy đấu tranh dành độc lạp dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận tham gia.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa nhân dân thắng lợi, lập được chính quyền tư chủ (Hai Bà Trưng, bà
triệu)
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giắc ngoại xâm, ý trí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân
dân Âu lạc.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
BÀI 27: CUỘC ĐẤU TRANH DÀNH ĐỘC LẬP
(TỪ THẾ KỶ VI ĐẾN THẾ KỶ X)
Chương 4: VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
BÀI 28 : XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV)
I. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC. THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ.
- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
=> Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập tự tủ.
- Năm 968 sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân” Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển
kinh đô về Hoa Lư, Ninh Bình.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đình, Tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng
ban.
+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.
+Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ bình ư nông”.
- Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Còn sơ
khai song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
2. Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ
* Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô HN nay)
- Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt
=> Mở ra một thời kỳ phát riển mới của dân tộc.
- Bộ máy nhà nước các thời Lý, Trần, Hồ.
- Bộ máy nhà nước, quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
3. Đoàn kết dân tộc chính sách ngoại giao.
* Đối nội:
- Quan tâm đến đời sống nhân dân chú ý đoàn kết các dân tộc ít người.
* Đối ngoại: Với các chiều đại phương Bắc
+ Quan hệ hoà hiếu
+ Đồng thời sẳn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Với Chăm Pa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện có lúc sảy ra chiến tranh
BÀI 29: MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV)
I. Mở rộng ruộng đất, phát triển nông nghiệp.
*Bối cảnh lịch sử thế kỉ X – XV
- Thế kỉ X – XV là thời kì tồn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
- Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì đất nước thống nhất.
=> Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế
- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
+Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc quan lại đặt phép quân điền.
+ Thuỷ lợi được nhà nước quan tâm.
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
+ Năm 1248 nhà Trần cho đắp hệ thống đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biến.
- Đặt cơ quan Hà đê sứ trông nom đê điều.
+ Các nhà nước Lý – Trần – Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp
+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp
+ Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển => đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc,
trật tự xã hội ổn định độc lập được củng cố.
2. Phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
*Thủ công nghiệp trong nhân dân:
- Các nghề thủ công cổ truyền như:
đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Các nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng.
+ Do: Truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước, độc lập thống nhất có điều kiện phát
triển mạnh.
- Do nhu cầu xây dựng cung điện đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
*Thủ công nghiệp nhà nước
- Nhà nước thành lập các xưởng thủ công (cục bách tác) tập trung thợ giỏi trong nước để sản xuất.Tiền. vũ
khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: đại bác, thuyền chiến có lầu.
- Nhận xét: các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề cổ truyền đã phát triển những nghề
mới yêu cầu kỹ thuật cao: đúc súng, đóng thuyền.
- Mục đích phục vụ nhu cầu trong nước là chính.
+ Chất lượng sản phẩm tốt.
* Nội thương.
- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp
và thủ công nghiệp.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn 36 phố phường, trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
*Ngoại thương.
- Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với
nước ngoài.
- Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
- Thời Lê ngoại thương bị thu hẹp.
- Nguyên nhân -> sự phát triển:
+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
+Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
- Thương nghịêp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với
Trung Quốc và các nước ĐNA.
3. Phân hóa xã hội: Bước đầu đấu tranh của nhân dân.
- Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hoá xã hội
- Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
- Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, sa sỉ ko còn chăm lo đời sống sản xuất nhân dân.
- Thiên tai mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
=>Những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
+ Từ 1344đến cuối thế kỉ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng
hoảng.
BÀI 30: NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM
(TỪ THẾ KỶ X – XV)
I- CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (THẾ KỶ X – XI)
1. Kháng chiến chống tống thời tiền Lê.
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cwr quân xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó thái Hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo
kháng chiến.
- Thắng lợi lớn nhanh chóng thắng ngay ở vùng đông bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm
lược Đại việt cũng cố vững chắc nền độc lập.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)
- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc
xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược”tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước
chặn thế mạnh của giặc.
-Năm 1085 quân chiều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống , Châu KHâm, Châu Liên, Ung
Châu, sau đó rút về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc của sông Như Nguyệt -> Ta chủ
động giảng hoà và kết thúc chiến tranh.
II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
- Năm 1258 – 1288 quân Mông Nguyên 3 lần xâm lược nước ta, giặc rút mạnh và hung bạo.
- Các vua Trân cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ
nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng…
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai, Ba Đình, Hà Nội)
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược Mông – Nguyên năm 1285.
- Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý trí xâm lược của quân Mông – Nguyên bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc.
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm
lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình => nhân dân đoàn kết xung quanh
triều đình vâng lệnh kháng chiến.
III PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC ĐẦU THẾ KỈ XV VÀ KHỞI
NGHĨA LAM SƠN.
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà
Minh.
- Năm 1418 khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hoá) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng
càng mở rộng từ Thanh Hoá vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giăc cùng quẫn tháo chạy về
nước.
- Đặc điểm:
_ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
BÀI 31: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV)
1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.
- Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
+ Nho giáo.
- Thời Lý, Trần nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội
dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, sứ sài đông.
2. Giáo dục, văn hoá, nghệ thuật.
a) Giáo dục.
- Từ đó giáo dụng tôn vinh quan tâm phát triển.
- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân chí song không tạo
điều kiện cho phát triển kinh tế.
b) Văn học.
- Phát triển mạnh mẽ từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu là Hịch Tướng sỹ.
- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển:
- Đặc điểm:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca gợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
c) Nghệ thuật:
+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng phật giáo gồm chùa,
tháp, đền.
+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành
Thăng Long.
+ Điêu khắc: Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của phật giáo và nho giáo, song vận
mang những nét độc đáo riêng.
+ Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc màng đậm tính dân gian truyền thống.
+ Văn hoá đại Việt thế kỷ X – XV phát triển phong phú đa dạng.
+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
3. Khoa học kỷ thuật
- Sử dụng nhiều tác phẩm được biên soạn như: Đại Việt Sử Ký, Đại Việt Sử lược, Trung hưng thực lạc.
- Khoa học quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
- Ngoài ra một số thành tựu về y học, thiên văn học.