Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vận dụng phương pháp tích hợp để dạy chùm văn bản chính luận trung đại, trong chương trình chuẩn, ngữ văn lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.78 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC

Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. Lời mở đầu 2
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2
1. Thực trạng của việc dạy văn bản nghị luận thời Trung đại, lớp 11, ở
trường THPT hiện nay 2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Những đóng góp của đề tài 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Giới thiệu vài nét về chùm văn bản chính luận Trung đại, được học trong
chương trình Ngữ Văn lớp 11 THPT 3
II. Phương pháp tích hợp trong dạy học văn và ý nghĩa của nó trong việc
dạy chùm văn bản nghị luận Trung đại lớp 11 THPT 4
III. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp cho từng bài:
III.1. Chuẩn bị bài 5
III.2. Vận dụng trong từng bài học cụ thể:
1. Chiếu cầu hiền 5
2. Xin lập khoa luật 9
III.3. Khái quát vẻ đẹp của văn chính luận Trung đại 11
IV. Kết quả thực nghiệm 12
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Kết luận 14
II. Một số kiến nghị 14
III. Lời kết 14

Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
- Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là
phương pháp đồng thời là yêu cầu mang tính nguyên tắc của bộ môn Ngữ
Văn trong nhà trường phổ thông. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận
thấy tính ưu việt của phương pháp này trong hệ thống phương pháp dạy học
nói chung. Thể hiện rõ ở thái độ, niềm say mê học tập của học sinh trong từng
bài học. Từ đó người học không chỉ được chiếm lĩnh những kiến thức trong
bài, mà còn mở mang hiểu biết thêm nhiều loại tri thức khác có liên quan và
có kĩ năng đọc- hiểu các thể loại văn học các em được tiếp nhận từ đời sống.
- Văn chính luận- một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân
loại. Đã có nhiều áng văn chính luận trở thành mẫu mực, bất hủ của từng dân
tộc và trên thế giới. Có những tác phẩm đã gắn bó trực tiếp với đời sống chính
trị, xã hội của các dân tộc ở nhiều thời điểm đặc biệt khác nhau.
- Văn chính luận thời Trung đại, bên cạnh những đặc trưng có tính phổ
quát của thể loại như: tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn
hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm, các tác
phẩm này còn mang tính văn-sử-triết bất phân. Tính chất nguyên hợp này làm
nên giá trị độc đáo văn chính luận thời Trung đại.
Vì những lí do trên, dù gặp không ít khó khăn, tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu
đề tài, và vận dụng vào thực tế giảng dạy chùm bài văn chính luận Trung đại,
ở chương trình ngữ văn lớp 11,THPT.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng của việc dạy học văn bản nghị luận Trung đại, ở trường
THPT hiện nay.
- Giảng dạy văn chính luận được giáo viên nhận định chung là ba K: khó,
khô, khổ. Cái khó ở đây là vận dụng phương pháp dạy học nào cho phù hợp
với từng văn bản; khô là bởi nó không mượt mà như các tác phẩm thơ hay,
những áng văn xuôi giàu chất trữ tình; khổ vì tìm ra những độc đáo, đặc sắc
trong bút pháp và nghệ thuật lập luận của tác phẩm chính luận đó.

- Với chùm bài văn chính luận thời Trung đại lại càng khó hơn, bởi nó có
tính chất nguyên hợp, như trên đã nói.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục đích nghiên cứu:
- Với giáo viên: có thể vận dụng một trong những phương pháp hữu hiệu,
giúp giảng dạy các tác phẩm văn chính luận Trung đại có kết quả tốt.
- Đối với học sinh: Tăng cường thêm kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ
bản để đọc-hiểu văn bản văn học Trung đại, củng cố ở các em khả năng đào
sâu suy nghĩ, nâng cao mở rộng kiến thức.
b. Nhiệm vụ:
- Đề tài giúp với giáo viên: Qua vận dụng tích hợp vào quá trình hướng
dẫn học sinh đọc - hiểu trong giờ học, giáo viên phải nắm vững hệ thống tri
thức thể loại và biết vận dụng tích hợp những tri thức văn hoá, để người dạy
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
thực sự là kiến trúc sư, nhà thiết kế tài ba của giờ đọc - hiểu những văn bản
chính luận Trung đại, trong chương trình chuẩn, Ngữ Văn lớp 11- THPT.
- Với học sinh: giúp các em có một cách tìm hiểu tác phẩm từ nhiều kiến
thức liên quan, mở rộng kiến thức. Từ đó cảm thụ sâu sắc tác phẩm, tiếp thu
kiến thức một cách đầy đủ và hệ thống.
Tên đề tài: Vận dụng phương pháp tích hợp để dạy chùm văn bản chính
luận Trung đại trong chương chình chuẩn Ngữ Văn lớp 11, trung học phổ
thông.
3. Phương pháp nghiên cứu:
a. Về lí thuyết: Qua nghiên cứu tài liệu có liên quan đến giảng dạy bài
Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật.
- Thiết kế bài học Ngữ Văn lớp 11, tập 1- do Phan Trọng luận chủ biên.
- Phân tích và bình giảng Ngữ văn lớp 11- do nguyễn Đăng mạnh chủ biên.
- Các bài nghiên cứu về Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật.
b. Về thực tiễn:

- Dự giờ đồng nghiệp dạy cùng khối 11, các lớp học chương trình cơ bản.
- Thực nghiệm đề tài vào giảng dạy chùm văn bản nghị luận Trung đại ở
các lớp 11 tôi trực tiếp đứng lớp-trường THPT Vĩnh Lộc.
- Chọn hai lớp có năng lực tiếp thu bài tương đương nhau: một lớp có vận
dụng triệt để phương pháp tích hợp trong giờ dạy, một lớp chỉ sử dụng chung
chung, trong hệ thống phương pháp dạy học.
4. Những đóng góp về lí luận và thực tiễn:
- Đối với giáo viên: Đề tài góp phần khẳng định hiệu quả của một trong
những phương pháp dạy học mới đang được coi trọng, đặc biệt là chương
trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2006-
2007. Đây là một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học văn,
góp phần phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học.
- Đối với học sinh: Đề tài giúp người học: Nâng cao khả năng tiếp nhận
những tác phẩm văn học Trung đại được xem là rất khó tiếp thu. Mở rộng
kiến thức liên môn, có những hiểu biết không chỉ về văn học, mà còn về lịch
sử, về quan niệm triết học; trong mối quan hệ khăng khít với bài học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CHÙM VĂN BẢN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI
ĐƯỢC HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11:
- Chùm văn bản chính luận được học ở lớp 11, gồm Chiếu cầu hiền( do
Ngô Thì Nhậm biên soạn thay lời vua Quang Trung) và trích đoạn Xin lập
khoa luật( Nguyễn Trường Tộ), học ở tiết 26,27,28 trong chương trình chuẩn.
- Nằm ở phần cuối văn học Trung đại, hai bài học này có tính chất đặc
thù của thể loại và tính chất tổng kết của chương trình văn học Trung đại, nên
giáo viên phải ý thức được nhiệm vụ kép của của phương pháp tích hợp trong
bài học.
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
II. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC VĂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG VIỆC DẠY CHÙM VĂN BẢN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI Ở LỚP 11.

1. Vài nét về vấn đề tích hợp trong dạy học :
Trong tác phẩm Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát
triển các năng lực trong nhà trường, giáo sư Xaver Rogiers đã khẳng định:
Do nhu cầu xã hội, chúng ta cần phải hướng tới tích hợp trong dạy học.
a. Quan điểm dạy học tích hợp: Có nhiều quan điểm dạy học tích hợp,
nhưng cơ bản vẫn theo các hướng sau:
- Quan điểm liên môn, trong đó chúng ta phối hợp đóng góp của nhiều
môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
- Quan điểm xuyên môn, trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở học sinh
những kĩ năng xuyên môn. Nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ
năng mới, với những kiến thức và kĩ năng trước đó; những kiến thức và kĩ
năng của các lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng lớp dưới,
bậc học dưới; có thể áp dụng ở mọi lúc mọi nơi.
b. Những quan điểm trên được các nhà giáo dục Việt Nam gọi là tích hợp
theo chiều ngang và theo chiều dọc.
- Tích hợp theo chiều dọc(quan điểm xuyên môn) phối hợp nhiều kiến
thức, của nhiều lĩnh vực: khoa học, đời sống, theo nguyên tắc đồng tâm.
- Tích hợp theo chiều ngang(quan điểm liên môn):thực chất là phối hợp
sự đóng góp của nhiều môn với nguyên tắc đồng quy.
Ở đề tài này, khi vận dụng tích hợp trong dạy chùm văn bản chính luận
Trung đại lớp 11, chương trình chuẩn, tôi chú ý vào cả hai hình thức tích hợp
theo chiều ngang và dọc.
2. Vấn đề tích hợp trong giờ dạy văn bản chính luận thời Trung đại.
- Là hướng khai thác dựa vào những thông tin ngoài văn bản, liên văn
bản. Như: tiểu sử tác giả, ngữ cảnh sản sinh ra văn bản, để soi chiếu vào nội
dung góp phần giải mã các lớp ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm.
+ Nếu người tiếp nhận không nắm vững ngữ cảnh sẽ không cắt nghĩa được
mạch ngầm của văn bản. Nhất là những văn bản có sự gián cách về văn hoá
tiếp nhận, với chất giáo huấn, ngôn chí, hết sức sâu sắc của loại hình văn
hoá Trung đại.

+ Soi chiếu vấn đề từ ngoài văn bản, kết hợp với góc nhìn bên trong văn bản
sẽ mang lại một hiệu ứng tổng hợp, toàn diện đối với thông điệp mà tác giả
muốn hướng tới người tiếp nhận.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận vấn đề trong tính liên thông, sẽ
tạo được phản xạ tâm lí tích cực đến người học, giúp các em có lối tư duy ánh
chiếu vấn đề đặt ra trong tác phẩm với hơi thở, nhịp sống đương đại. Học sinh
tự tìm thấy ý nghĩa hiện đại muôn thuở của những vấn đề mà nhà văn hướng
tới.
Cụ thể ở đây là:
+ Vai trò của hiền tài đối với vận mệnh dân tộc; cũng như những tố chất cần
có củ người lãnh đạo quốc gia, qua văn bản Chiếu cầu hiền.
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Những yêu cầu về canh tân đất nước, đổi mới tư duy, tiếp nhận văn hoá
nước ngoài đối với vận hội đất nước, mà trích đoạn Xin lập khoa luật hướng
tới.
- Khi vận dụng tốt phương pháp tích hợp: Học sinh sẽ có hứng thú học tập
và các tác phẩm không bị đóng băng trong lớp sương nghệ thuật Trung đại.
Từ đây tính thời sự của của vấn đề được học sinh tự đánh thức, tránh được lối
dạy học theo kiểu áp đặt một chiều, từ phía người thầy. Tiến xa hơn nhận
thức, là học sinh sẽ có kĩ năng đọc đúng thể loại và phương pháp tạo lập văn
dụng một cách linh hoạt.
- Có được tính chất kép của phương pháp dạy học tích hợp đối với những
văn bản chính luận thời trung đại, ở chương trình ngữ văn lớp 11, là dựa trên
cơ sở kết cấu, vị trí của chùm bài trong bố cục chương trình. Văn bản Chiếu
cầu hiền và trích đoạn Xin lập khoa luật được học trong các tiết liên tiếp ở
cuối phần văn học Trung đại, do đó sau hai bài học này giáo viên cần phải
giúp học sinh khái quát lại vẻ đẹp của văn chính luận thời Trung đại.
III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO TỪNG BÀI
III.1. CHUẨN BỊ BÀI:

Công tác chuẩn bị rất quan trọng. Cho nên trước khi đi vào đọc-hiểu hai văn
bản này, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị bài ở
nhà, gồm phần sau:
a. Nội dung tìm hiểu thứ nhất:
- Qua sách báo, em hãy tìm hiểu những nội dung có liên quan đến cuộc đời
vua Quang Trung; tác giả Ngô Thì Nhậm; tác giả Nguyễn Trường Tộ. Danh
phận, vị thế của mỗi người. Bối cảnh lịch sử, xã hội có tác động như thế nào
tới nội dung và cách thức lập luận của các văn bản trên?
- Em hiểu như thế nào về tính chất văn-sử-triết bất phân của văn học trung
đại? Tính chất đó được biểu hiện như thế nào trong văn bản Chiếu cầu hiền
và trích đoạn Xin lập khoa luật ?
b. Nội dung thứ hai:
- Em hãy cho biết chương trình THCS và THPT đã học những văn bản
nào thuộc thể loại văn bản chính luận thời Trung đại? Hãy lập bảng thống kê
hệ thống các chủ đề của từng văn bản và chỉ ra những nét độc đáo về nghệ
thuật của các văn bản đó.
- Sau khi học xong hai văn bản Chiếu cầu hiền và trích đoạn Xin lập
khoa luật , nêu nhận xét chung về văn nghị luận thời Trung đại.
III.2. VẬN DỤNG TRONG TỪNG BÀI HỌC CỤ THỂ
1. BÀI: CHIẾU CẦU HIỀN: (Ngô Thì Nhậm)
a. Sau khi giới thiệu và ghi tên bài học lên bảng, giáo viên gọi một
học sinh đọc phần tiểu dẫn.
- Giáo viên ghi mục này lên bảng, rồi nêu câu hỏi tìm hiểu: Phần tiểu dẫn đã
cung cấp những nội dung thông tin gì về tác giả Ngô Thì Nhậm?
Những nội dung đó giúp em được điều gì khi tìm hiểu văn bản?
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
- Qua sự chuẩn bị ở nhà, kết hợp với phần tiểu dẫn, học sinh có thể dễ
dàng có được những kiến giải ban đầu:
+ Ngô Thì Nhậm xuất thân trong một gia

đình có nhiều đời đỗ đạt và làm quan to ở
triều đình Lê-Trịnh. Dòng họ Ngô ở làng Tả
Thanh Oai là một dòng họ lớn có 15 nhà
văn, nhà thơ nổi tiếng đương thời. Bản thân
ông là một cựu thần của nhà Lê, nhưng nay
đã ra cộng tác đắc lực cho triều Tây Sơn.
Trong khi một số trí thức Bắc Hà quay lưng
hoặc chống lại tân triều, ngay cả người nhà
của ông cũng bất hợp tác với vua Quang
Trung chỉ vì cố chấp và tư tưởng trung quân
lỗi thời. . Thì việc Ngô Thì Nhậm bước qua
lời nguyền lịch sử-lời nguyền “trung thần
bất sự nhị quân” của Nho giáo đã thể hiện
một tầm nhìn quảng đại, một thái độ linh
hoạt, mềm dẻo trong ứng xử của nhà văn.
+ Từ một văn thần của triều đình nhà Lê, nay
được hoàng đế Quang Trung hết mực tin dùng,
giao trọng trách lớn, điều đó có sức thuyết phục
rất lớn đối với những ai còn hoài nghi tấm lòng
thành của vị vua Tây Sơn. Những ai còn mang
tư tưởng bảo thủ, cố chấp sẽ dễ tìm thấy lối
thoát cho tâm lí mặc cảm vốn có trong con
người nhà Nho. Lựa chọn Ngô Thì Nhậm chắp
bút soạn Chiếu cầu hiền, Nguyễn Huệ quả có
tầm nhìn xa trông rộng!
b. Phương pháp tích hợp còn được vận dụng
thường xuyên trong quá trình giáo viên hướng dần học sinh đọc-hiểu văn
bản.
- Do đối tượng hướng tới của văn bản chủ yếu là giới trí thức Bắc Hà, nên
trong quá trình lập luận trần tình, Ngô Thì Nhậm gặp phải không ít điều hết

sức nhạy cảm. Lúc này một mặt ông phải trổ hết tài năng của một nhà chính
luận trong cuộc hùng biện. Điều ông không lúc nào được quên là: mình đang
nói bằng tư tưởng của hoàng đế Quang Trung - người đang đứng trên bục cao
của chiến thắng, song trong mắt không ít trí thức Bắc Hà lại là kẻ thù của cựu
triều! Sự mếch lòng và tâm thế dò xét, đề phòng là tâm lí thường xuyên ở giới
nhiều chữ này. Do đó trong văn bản, giọng văn một mặt vừa phải thể hiện
quyền uy của một vị hoàng đế, mặt khác phải thật mềm mỏng, chân thành mới
hầu mong mục đích cầu hiền mang lại kết quả như mong muốn.
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Ngô Thì Nhậm
Vua Quang Trung
Sáng kiến kinh nghiệm
- Khi gợi những biến cố những biến cố những sự kiện đã qua cũng như
thực trạng cách hành xử của giới trí thức Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm đã dùng
cách nói uyển ngữ, cách nói hình ảnh với nhiều điển tích, làm cho câu chuyện
có tầm khái quát, tránh được những đụng chạm rất dễ xảy ra, đồng thời lại
diễn đạt được điều cần nói một cách tế nhị và rất hiệu quả trong việc thu phục
nhân tâm của đối tượng vô cùng “khó chiều” như thế. Đặc biệt cách nói như
thế mang đến một thông điệp cho giới trí thức đương thời , rằng: vị vua áo vải
cờ đào này đâu phải là một tên võ biền chẳng hiểu gì thư, lễ, nghĩa như ai đó
đã từng đánh giá và có thành kiến về ông!
+ Gọi tên đúng những đối tượng bất hợp tác hoặc hợp tác một cách giữ kẽ,
cầm chừng; hoặc phí đời bằng cách tìm đến cái chết để thể hiện thứ đạo lí ngu
trung, bằng những hình ảnh “ gõ mõ canh cửa”, “ ra biển vào sông”, “chết
đuối trên cạn”, quả là một lối diễn đạt hết sức tinh tế.
+ Giọng văn vừa có cảm thông, vừa có khiển trách; vừa khuyên bảo, vừa
ngăn ngừa hết sức hợp lí.
- Cùng với hệ thống tri thức ngoài văn bản, như: bối cảnh thời đại, vị thế
của mỗi bên đối thoại và đặc điểm tâm lí cũng như lối giao tiếp có tính lễ nghi
đặc biệt của thời đại, đã chi phối cách viết của bài chiếu. Vấn đề viết cho ai?

Viết để làm gì? Đã chi phối một cách sâu sắc đến nội dung(viết cái gì?) và
hình thức biểu hiện(viết như thế nào?) là rất rõ.
+ Ở phần mở đầu tập trung luận về người tài và chức năng của họ:
-> Người hiền tài được tác giả ví như “ngôi sao sáng trên trời cao”, chức
năng được xác định là “làm sứ giả cho thiên tử”. Tại sao không ví người hiền
với đối tượng nào khác? Đó là do đã được tác giả ý thức rõ về sự tôn vinh và
trân trọng rất mực đối với hiền tài. Nhưng trong mạch lập luận của mình, Ngô
Thì Nhậm nói đến nhiều ngôi sao, là để dẫn chúng ta đến với một ngôi sao
chính: Bắc Thần(Bắc Đẩu). Bắc Thần trước hết là ngôi sao có vị trí đặc biệt
trên bầu trời- không ai là không biết. Quan trọng hơn, Bắc Thần còn là hình
ảnh tượng trưng cho hoàng đế trong hình dung của đức Khổng Tử. Mọi ngôi
sao trên bầu trời đều hướng về Bắc Đẩu, vậy thì sao-hiền tài không chầu về
sao Bắc Thần-thiên tử thì còn chầu về đâu nữa? Đó thực là một lẽ tất yếu: đạo
người, luật trời phải tương hợp, phải thuận theo, không thể khác được. Từ một
sự so sánh tưởng như ngẫu hứng, mang nặng tình cảm, tác giả đi đến một kết
luận nghiêm túc và hết sức lô gích.
-> Như vậy ngay từ những câu đầu tác giả đã vận dụng sách Luận ngữ một
cách khéo léo, thuyết phục được đối tượng về lí và về tâm linh. Chính lời của
Khổng Tử được dẫn ra ngay từ đầu đã tạo nên tính chính danh cho Chiếu cầu
hiền. Đối với các nhà nho xưa lời Khổng Tử là chân lí, nào ai đá không nghe
theo!
+ Trọng điểm của phần thứ hai trong Chiếu cầu hiền là làm rõ tâm nguyện
của vua Quang Trung; mong có hiền tài ra giúp vua trị nước:
-> Đầu tiên tác giả nói đến sự trốn tránh việc đời của kẻ sĩ thời rối ren. đoạn
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
văn chứa đựng nhiều tầng ý. Một mặt là sự cảm thông, nhưng bề sâu là sự
trách cứ. Lời lẽ trình bày trong đoạn văn khá tế nhị: vì nó đụng chạm tới
chuyện nhạy cảm: thái độ bất hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà. Chuyện đó
không thể không nhắc lại, song nhắc với thái độ như thế nào? Những gì biểu

lộ trong đoạn văn cho thấy nhà vua áo vải cờ đào này rất đại lượng, có tác
dụng làm mờ đi bớt đi tính “khó chịu” của các sự việc đã xảy ra. , khiến
người đọc Chiếu cầu hiền bớt đi mặc cảm với tân vương. Phải nói rằng Ngô
Thì Nhậm đã thực hiện được một sự “hoà giải” khéo léo, trên cơ sở hiểu lòng
ông vua tri kỉ.Và cũng từ đó mà tác gỉả khơi được mạch văn chảy tới những
lời bộc lộ thiết tha “ Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe ngày đêm mong mỏi,
nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy ai tìm đến. Hay trẫm ít đức
không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự
vương hầu chăng?”
-> Đi sâu vào tình thế lịch sử trước mắt và sự cấp thiết của việc cầu hiền, lời
văn từ mềm mỏng, tế nhị chuyển sang bộc trực, thẳng thắn. Toát lên từ đây là
nỗi lo lắng của quân vương, đối với vận nước khi thấy bộn bề những việc cấp
bách cần phải xử lí, sắp đặt: “kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm
khuyết, công việc ngoài biên cương còn phải lo toan. Dân còn mệt nhọc chưa
lại sức”. Ở đâu, với ai, việc cầu hiền có thể chỉ là một thủ đoạn nhằm thu
phục nhân tâm, còn ở đây hoàn toàn không phải thế. Chúng ta dường như cảm
nhận được nhịp tim đập nhanh hơn, hơi thở nồng nàn của một con người cụ
thể đang hành động, kiên quyết hành động vì một hoài bão lớn, đang hết sức
cần một lực lượng giúp rập, phò tá; qua nhịp điệu của lời văn “một cái cột
không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng
nghiệp trị bình.( ) trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này há trong đó lại
không có lấy một con người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi
đầu của trẫm hay sao?. Sự cao giọng trong câu hỏi vừa trích, còn phản ánh
cái gì khác ngoài nỗi sốt ruột rất thật, niềm tin tưởng nhiệt thành vào “trữ
lượng” hiền tài của đất nước? Đúng là giọng của một con người đầy cá tính
không chịu lùi bước trước những trở ngại trên con đường gây dựng nghiệp
lớn- Nguyễn Huệ. Chắc chắn khi chắp bút viết những câu này, tác giả Chiếu
cầu hiền đang trong trạng thái thăng hoa. Ngô Thì Nhậm nói dùm ước
nguyện của quân vương hay chính nỗi lòng mình? Quả thật khó phân biệt! Có
thể nói ở đây có sự cộng hưởng khát vọng giữa hai con người và giữa hai con

người ấy với cả dân tộc trong thời đại bấy giờ!
+ Phần thứ ba, cũng là phần cuối của “tờ” chiếu nói rõ: chính sách cầu hiền
của vua Quang Trung:
-> Nội dung của chính sách đó có mấy điểm nổi bật: Cho phép những người
có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách; cho
phép các quan văn võ tiến cử người; sẵn sàng cất nhắc người xứng đáng,
không kể thứ bậc “tuỳ tài lục dụng” những kẻ được tiến cử. Không trị tội
người có lời sơ xuất Đúng là chính sách rộng mở, có nhiều điều khoản chi
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
tiết và giàu tính “khả thi”, rất phù hợp với buổi đầu dựng “nền đại định” của
vua Quang Trung.
-> Rõ ràng khi ra Chiếu cầu hiền, mọi việc đã được đấng quân vương trù liệu
khá kĩ. Ông đã tự chứng tỏ được tầm nhìn xa trông rộng, cũng như khả năng
tổ chức sắp đặt chính sự của mình. Nhà vua đã biết giải quyết những băn
khoăn có thể có nảy sinh trong thời đại của mình.(trong đó có những băn
khoăn tế nhị về danh dự) cho mọi thần dân, để họ yên tâm khi tham gia bàn
việc nước. Trong một giọng điệu khoan hoà, điềm tĩnh rất dễ lọt tai, giàu sức
thuyết phục.
2. BÀI: XIN LẬP KHOA LUẬT( Nguyễn Trường Tộ)
a. Ở phần tiểu dẫn:
- Việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử-xã hội-văn hoá và đối tượng chấp bút
cũng rất quan trọng. Khác với bài Chiếu cầu hiền về bối cảnh văn hoá-lịch sử,
cũng như đối tượng tiếp nhận, nên bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, phải
lựa chọn một cách viết khác. Dù mục đích cuối cùng cũng là thuyết phục đối
tượng đổi thay nhận thức, dẫn tới những quyết sách đúng đắn, những mong
lay chuyển cục diện, thay đổi thời cuộc, mà Nguyễn Đình Chiểu gọi là “Một
bàn cờ thế phút sa tay”.
- Giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu những vấn đề có
liên quan đến tác giả, bối cảnh lịch sử, văn hoá, chính trị tác động đến mục

đích dâng điều trần lên vua Tự Đức của Nguyễn Trường Tộ.
+ Về cuộc đời của tác giả: Giáo viên cần gợi
mở và giúp học sinh phân tích được những lớp
thông tin đằng sau những chỉ dẫn hết sức cơ bản
của sách giáo khoa, như: Nguyễn Trường Tộ
uyên thâm Hán học nhưng không lựa chọn con
đường công danh chốn triều đường mà lui về dạy
học; là người theo đạo thiên chúa trong bối cảnh
triều đình phong kiến không mặn mà với các tôn
giáo khác với đạo Nho, theo em những điều trên
có ảnh hưởng như thế nào đối với tư tưởng tác
giả và tâm thế của Nguyễn Trường Tộ khi viết
bản điều trần?
+ Dựa vào ngữ cảnh văn hoá lịch sử và tiểu sử
của tác giả, học sinh sẽ nhận ra sự lựa chọn riêng của nhà văn trong việc lập
thân, lựa chọn tín ngưỡng sẽ mang đến những thuận lợi cho tác giả:
-> Không lựa chọn con đường làm quan để tồn tại, Nguyễn Trường Tộ có lợi
thế không bị gò bó vào những ràng buộc khắt khe của nhãn quan mang tính
giai cấp chi phối, những câu thúc có tính thực dụng của đời sống vật chất,
bổng lộc của chốn quan trường. Đối với thể chế đương thời, ông là người
đứng ngoài nhìn nên dễ thấy những bất cập của nó. Là người theo đạo thiên
chúa, tác giả có điều kiện tiếp thu tự do các luồng tư tưởng phương Tây. Là trí
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
thức Nho học uyên thâm, nên độ khúc xạ văn hoá và quá trình tiếp biến văn
hoá diễn ra ở nhà văn có tính chọn lọc và giá trị nhân văn sâu sắc.
-> Nhưng là người từ bỏ con đường truyền thống của kẻ sĩ Nho học để đi
theo một hướng riêng, khác với số đông đương thời, Nguyễn Trường Tộ dễ
thường vấp phải cái nhìn dị nghị, dò xét của các bậc thức giả cùng thời. Do đó
tâm thế để soạn thảo bản điều trần này của ông khác hẳn với bậc đại Nho Chu

Văn An thời nhà Trần dâng Thất trảm sớ. Tuy tâm huyết hoài bão của kẻ hậu
sinh chưa hẳn đã thua kém gì bậc tiền bối, nếu không nói là tâm huyết và bản
lĩnh của Nguyễn Trường Tộ lần này có phần mãnh liệt hơn, vì phận vị của
người dâng sớ và bối cảnh lịch sử bây giờ có nhiều vấn đề hết sức nhạy cảm,
mà khi chấp bút tác giả chắc đã lường được không ít khó khăn và hiểm nguy.
b. Ở phần hướng dẫn học sinh tự đọc hiểu( bài đọc thêm).
Qua tích hợp ở phần tiểu dẫn, giáo viên giúp học sinh nhận thức sâu sắc
thêm những vấn đề quan trọng trong tác phẩm:
- Với bản lĩnh của một trí thức đất Việt, một nhãn quan tinh anh vượt
tầm thời đại, Nguyễn trường Tộ hiểu rõ lẽ được mất của cuộc “đối thoại” lần
này. Làm chủ được hệ thống tri thức văn hoá Đông-Tây, cùng với tinh thần
đấu tranh hết sức mềm dẻo, bầu nhiệt huyết cao độ, tác giả thuyết phục người
nghe bằng cả lí lẫn tình, trong đó có cả phần tâm linh của con người thời
Trung đại.
+ Cho nên song song với quá trình phê phán những bất cập lạc hậu của Nho
giáo trước vận mệnh dân tộc và nhu cầu canh tân đất nước, Nguyễn Trường
Tộ đã khéo léo trích dẫn những lời nói của Khổng Tử( Ta chưa hề thấy ai
nhận được lối mình mà biết tự trách phạt; Chép những lời nói suông chẳng
bằng thân hành ra làm việc ), để làm luận chứng cho mỗi luận điểm của
mình.
+ Đọc bản điều trần, người nghe luôn gặp gỡ một sự dung hoà kì diệu giữa
lí và tình, giữa Đông và Tây; cho dù trong thực tế giữa chúng có một sự cách
biệt lớn. Nếu không phải là một nhà tư tưởng, thì tác giả của bản điều trần dễ
rơi vào “cửa tử” của một sự xung đột Đông-Tây, khó bề hoá giải. Dung hoà
nhưng vẫn giữ được lập trường, chính kiến. Dung hợp để tránh được tội khi
quân, nhưng vẫn giữ được bản lĩnh của mình.
- Tác giả tỏ ra rất cao tay khi chỉ ra sự khác biệt trong điều hành bằng
đức trị của Nho giáo và điều hành nhà nước bằng pháp luật. Đồng thời
Nguyễn Trường Tộ đã đi đến khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức và pháp
luật: “Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế

là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ
công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức( ).
Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng
gọi là đạo đức tinh vi sao?”
- Nguyễn Trường Tộ chỉ ra sự bất cập của thể chế đương thời mà vẫn giữ
được thể diện cho bậc quân tử. Quả là tài biện luận của ông không thua bất cứ
một thuyết gia nào trong lịch sử Đông-Tây.
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
III. KHÁI QUÁT VẺ ĐẸP CỦA VĂN CHÍNH LUẬN THỜI TRUNG ĐẠI.
Sau khi dạy xong hai văn bản, nhất là sau khi đọc thêm văn bản Xin Lập
khoa luật giáo viên dành cho học sinh từ 5 đến 10 phút để thảo luận theo nội
dung tìm hiểu thứ hai đã chuẩn bị ở nhà.
1. Những văn bản chính luận thời Trung đại đã được học:
Học sinh lập bảng thống kê và trình bày (bằng máy chiếu hắt):
TT Tên tác phẩm Chủ đề Nghệ thuật
1 Hịch tướng sĩ
( Trần Quốc
Tuấn)
- Thể hiện được hào khí Đông
A.
- lòng yêu nước, sự gắn bó trên
dưới một lòng đánh đuổi quân
Mông-Nguyên.
-Dùng nhiều điển
tích.
- Lời văn mạnh mẽ
hùng hồn, có khả
năng động viên
khích lệ cao.

2 Đại cáo bình
Ngô
( Nguyễn Trãi)
- Tổng kết sâu sắc về cuộc
kháng chiến chống quân Minh
gian khổ, nhưng hào hùng.
- Nhận thức rõ lòng yêu nước
và tinh thần nhân nghĩa là hai
yêu tố quyết định thắng lợi vẻ
vang của cuộc kháng chiến.
- Là bản anh hùng ca
bất hủ của dân tộc
Việt nam- áng thiên
cổ hùng văn của dân
tộc.
- Tác giả đã kết hợp
sức mạnh của lí lẽ
với giá trị biểu cảm
của hình tượng nghệ
thuật
3 Chiếu cầu hiền
( Ngô Thì
Nhậm)
- Chủ trương, chiến lược của
vua Quang Trung trong việc
chiêu nạp và tập hợp hiền tài,
đặc biệt là giới trí thức Bắc Hà.
- Nhận thức đúng đắn vai trò,
trách nhiệm của trí thức đối với
công cuộc xây dựng đất nước.

- Nghệ thuật thuyết
phục đặc sắc.
- Thể hiện tình cảm
của nhà văn đối với
sự nghiệp xây dựng
đất nước
4 Xin lập khoa
luật(Trích Tế
cấp bát điều-
Nguyễn Trường
Tộ)
Qua bản điều trần, nguyễn
Trường Tộ bộc lộc:
- Khát vọng canh tân, phát triển
đất nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước
- Văn phong sáng rõ,
chặt chẽ.
- Lối viết khéo léo;
kiến thức uyên bác,
mới mẻ.
2. Một số nét đặc trưng của văn bản chính luận thời Trung đại:
- Văn chính luận thời trung đại những đặc trưng có tính phổ quát của thể
loại như: tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết
hợp hài hoà giữa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm.
- Các tác phẩm này còn mang tính văn-sử-triết bất phân. Tính chất nguyên
hợp này làm nên giá trị độc đáo văn chính luận thời trung đại.
3. Vì vậy khi đọc hiểu văn bản chính luận Trung đại cần chú ý:
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm

- Đặc trưng thể loại văn chính luận, văn chính luận Trung đại , nằm trong
thể loại nghị luận nói chung.
- Biết tích hợp ngang và dọc, để có những hiểu biết sâu rộng về tác phẩm,
đặc biệt những kiến thức ngoài văn bản: hoàn cảnh lịch sử, tâm thế của tác
giả, những tác động của thời đại, quan niệm đạo đức, tôn giáo, để góp phần
lí giải đúng đắn về tác phẩm.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Khi vận dụng tích hợp vào giảng dạy hai văn bản Chiếu cầu hiền và Xin
lập khoa luật, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 11A7, và đối chứng với lớp
11A8, đều là hai lớp học chương trình chuẩn môn Ngữ văn ở trường THPT
Vĩnh Lộc, năm học 2010-2011. Kết quả như sau:
1. Trong giờ học:
a. Lớp 11A8: Không chú ý vận dụng tích hợp trong cả hai văn bản:
- Giờ học khô khan, học sinh không hứng thú tìm hiểu tác phẩm.
- Người học không nắm vững và lí giải xác đáng các hình ảnh cũng như
tầm tư tưởng lớn của người viết, cũng như vẻ đẹp sức thuyết phục của từng
văn bản, khi không biết, không hiểu rõ các yếu tố: bối cảnh lịch sử, đối tượng
thuyết phục, chỉ nắm những kiến thức chung chung ở phần tiểu dẫn.
- Không khái quát được vẻ đẹp của tác phẩm nói riêng và văn chính luận
nói chung.
b. Lớp 11A7: Tập trung vận dụng triệt để phương pháp tích hợp vào bài:
- Học sinh chủ động xây dựng bài học, tự tin tìm tòi, khám phá, thảo luận
để đi đến những kiến thức cơ bản nhất.
- Người học không những nắm vững và lí giải chính xác hình ảnh, lời văn,
các phần nội dung hai văn bản, mà còn khai thác chiều sâu cảm xúc, tư tưởng
của người viết(Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trường Tộ), của người ban bố(vua
Quang Trung). Và còn nhận xét chính xác các thủ pháp nghệ thuật làm tăng
sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật.
- Biết hệ thống và khái quát những tri thức về thể loại văn chính luận nói
riêng và văn nghị luận trung đại nói chung.

2. Qua bài kiểm tra: Sau khi dạy thực nghiệm, đối chứng ở hai lớp 11A7,
11A8, tôi tiến hành cho hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút, để đối chiếu:
a. Đề:
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những hiểu biết về tác giả giúp em hiểu gì
về văn bản Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật
b. Đáp án: I. Khái quát về hoàn cảnh xã hội, hiểu biết về tác giả, > ngữ
cảnh:( 1.0đ)
- Những hiểu biết ngoài văn bản
- Giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm văn bản; có những lí giải xác đáng về
tác phẩm.
II. Bối cảnh ngoài văn bản, giúp hiểu biết sâu sắc thêm Chiếu cầu hiền và
Xin lập khoa luật:( 8.0đ)
a.Chiếu cầu hiền:( 5,0đ)
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
- Về hoàn cảnh lịch sử xã hội: nước ta vừa trải qua thời kì loạn lạc. Xung đột
giữa các tập đoàn phong kiến: Lê-Trịnh với Nguyễn. Người anh hùng áo vải
Nguyễn Huệ với chiến công dẹp thù trong giặc ngoài đưa giang sơn về một
mới.(3,0đ)
+ Bài Chiếu cho thấy Nguyễn Huệ cũng là người hiểu thư-lễ-nghĩa, có tầm
nhìn xa trông rộng, hiểu rõ thực trạng đất nước. Và xoá đi định kiến của các sĩ
phu Bắc Hà.
+ Lời văn là của Ngô Thì Nhậm, nhưng được viết bằng tư tưởng của vua
Quang Trung: một mặt giọng văn phải thể hiện quyền uy của hoàng đế, mặt
khác phải thật mềm mỏng chân thành, như vậy mới có sức thuyết phục. dẫn ra
các điển tích, thi liệu cho thấy sự hiểu biết sách vở thánh hiền, dù Nguyễn
Huệ xuất thân bình dân.
- về tác giả Ngô Thì Nhậm: Vốn là cựu thần nhà Lê, nay được vua Quang
Trung giao cho trọng trách lớn, ông đã bước qua mặc cảm để ra sức giúp đỡ
tân triều và hoàng đế. được nhà vua chọn làm người chấp bút soạn Chiếu cầu

hiền, đã có sức thuyết phục lớn. Ông phải trổ hết tài năng hùng biện, tránh
những đụng chạm tế nhị có thể xảy ra. (2,0đ)
b.Xin lập khoa luật: (3,0 đ)
- Hoàn cảnh đất nước: Nhà Nguyễn suy yếu và đang đứng trước hoạ ngoại
xâm.
- Nguyễn Trường Tộ:
+ Am hiểu Hán học; theo đạo thiên chúa(trong khi triều đình không mặn mà
với các tôn giáo khác); không ra làm quan cho triều Nguyễn.
+ Muốn thuyết phục vua Tự Đức thay đổi nhận thức,dẫn tới có những quyết
sách hòng thay đổi cục diện thời thế, canh tân đất nước, người viết phải biết
thuyết phục khéo léo: tinh thần đấu tranh mềm dẻo; khéo léo dung hoà.
( *- Đảm bảo bố cục hợp lí: 1,0 đ
- Diễn đạt lời văn tự nhiên, giàu hình ảnh, và cảm xúc)
c. Kết quả kiểm tra:
Lớp số bài
Điểm 0-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
SL TL SL TL SL TL SL TL
11A7
(Thực nghiệm)
50 2 4% 15 30% 25 50% 3 6%
11A8
(Đối chứng)
48 8 17% 25 52% 15 31% 0 0%
* Việc áp dụng đề tài nghiên cứu vào dạy học văn bản chính luận thời
Trung đại ở lớp 11 đã có hiệu quả rõ rệt. Góp phần đổi mới phương pháp dạy
học và tạo hứng thú học văn cho học sinh, nhất là những văn bản bị coi là khô
khan như văn chính luận Trung đại.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm

I. KẾT LUẬN:
- Tích hợp là một trong những yêu cầu đổi mới dạy-học Văn, theo yêu
cầu của SGK mới từ năm 2006 đến nay. Vận dụng tích hợp linh hoạt trong hệ
thống phương pháp dạy học nói chung, đã giúp cho giáo viên khai thác sâu
hơn vào bài học, học sinh được học nhiều hơn, nhất là đối với những tác
phẩm chính luận Trung đại có tính nguyên hợp: văn-sử-triết bất phân như thế
này.
- Giới hạn của bài viết là trình bày cách vận dụng phương pháp tích hợp
trong giảng dạy chùm văn bản nghị luận ở phần cuối văn học Trung đại, ở
chương trình Ngữ Văn THPT, nên tôi không đi không đi vào cụ thể từng công
đoạn của các tiết dạy này.
Sau ba tiết đọc-hiểu văn bản Chiếu cầu hiền và Xin lập khoa luật, học
sinh sẽ học bài Ngữ cảnh của phân môn tiếng Việt, cho nên một lần nữa giáo
viên và học sinh tiếp tục vận dụng tích hợp một cách có hiệu quả để dạy và
học.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện về tổ chức, về thời gian và động viên khuyến khích những giờ
dạy của giáo viên có đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo:
Những sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao, nên tập trung giáo viên
để phổ biến, học tập, tiếp thu, trong các chương trình bồi dưỡng, nhằm nâng
cao năng lực nghiệp vụ. Đó là một trong những yêu cầu của dạy học, vì việc
học để cập nhật thông tin tri thức, là việc làm suốt đời của người giáo viên.
III. LỜI KẾT:
Trên đây mới là những định hướng tích hợp cần thiết của bài dạy theo đúng
yêu cầu của bộ môn và tinh thần đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay.
Những gì bản thân tôi đã làm, có thể chưa toàn thiện, có thể chưa phù hợp với
một số đối tượng học sinh ở những vùng miền khác nhau. Rất mong được sự
đóng góp của các đồng nghiệp gần xa!

Vĩnh Lộc, ngày 5 tháng 5 năm 2011
Người viết
Hà Thị Ánh Hồng
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm
1. SGK Ngữ văn 11-tập 1-NXB Giáo dục-2007
2. SGV Ngữ Văn 11-Tập 1-NXB Giáo dục tập- 2007
3. Phân tích-bình giảng tác phẩm văn học 11- Do Nguyễn Đăng Mạnh chủ
biên- NXB Giáo dục-2007.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên( thực hiện chương trình SGK THPT- từ năm
2006,2007) lớp 10,11
5. Thiết kế bài dạy Ngữ Văn lớp 11, tập 1- Do Phan Trọng Luận chủ biên
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG:
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc
Sáng kiến kinh nghiệm

















Vĩnh Lộc, ngày 14 tháng 5 năm 2011
Chủ tịch hội đồng
Nguyễn Văn Tân
Giáo viên: Hà Thị Ánh Hồng - Trường THPT Vĩnh Lộc

×