1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại ngày nay, riêng
Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là khu vực trọng tâm của lĩnh vực vận chuyển
hàng không trong vòng 20 năm tới. Với nền kinh tế đang tăng trưởng, các
thành phố lớn và sự gia tăng của cải sẽ đưa nhu cầu về phương tiện đi lại
của con người càng ngày được nâng cao, đây chính là cơ hội giúp ngành
hàng không phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, các hãng hàng không đã đua
nhau đưa ra nhiều chuyến bay, các loại máy bay lớn và chất lượng hơn. Các
hãng hàng không tại Việt Nam như: VietNamAirline, Jetstar Pacific Airline
(JPA), VASCO, VietJet Air….trong đó Jetstar Pacific Airline được xem là
hãng hàng không được mọi người quan tâm nhiều nhất do phương châm
của hãng này là: “ Giá rẻ mỗi ngày, mọi người cùng bay”.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu bị rơi vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đặc biệt hàng loạt các hệ thống ngân
hàng rơi vào tình trạng đóng băng về tín dụng. Không thể phủ nhận rằng
hiện tại và trong tương lai, hệ thống ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển
của ngành hàng không, đặc biệt “Nợ Xấu” của các hãng hàng không luôn là
các vấn đề đau đầu cho các nhà quản trị. Nợ xấu ngày càng gia tăng, dự báo
cho một tương lai không mấy tốt đẹp cho ngành hàng không _ một ngành
được xem là triển vọng nhất đối với xu hướng của nhu cầu con người hiện
hay. Vậy làm thế nào để hạn chế, quản lí và xử lí nợ xấu là một đề tài vô
cùng cấp thiết cho ngành hàng không nói chung và hãng hàng không JPA
nói riêng. Chính vì thế, đây là một đề tài mà các nhà quản trị ngành hàng
không đã và đang nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc
2
phát sinh ra nợ xấu. Từ đó mới có thể đưa ra các giải pháp, chính sách và
chiến lược phù hợp trong việc điều tiết mọi hoạt động của công ty cổ phần
hàng không JPA, nhằm đảm bảo được nợ xấu ở mức quy định của ngành,
đảm bảo tiền đề vững chắc cho sự phát triển có định hướng, có chiến lược
rõ ràng, có mục tiêu an toàn, hiệu quả và lâu dài.
Do đó, có thể nhận thấy rằng: trong thời điểm hiện nay cùng với hiện
tượng nợ xấu đang gia tăng, đã đến mức cảnh báo nguy hiểm. Để góp phần
đáp ứng những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn nêu trên, tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài: “ Giải pháp hạn chế nợ xấu của công ty cổ phần hàng không
Jetstar Pacific Airline”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về nợ xấu trong hoạt động bay
và quản lí bay của công ty cổ phần hàng không JPA, nhằm làm rõ nội dung
và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Trên cơ sở nghiên cứu về nợ xấu của
JPA, học hỏi kinh nghiệm xử lí nợ xấu của các hãng hàng không trên toàn
cầu, từ đó áp dụng vào hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam mà chủ yếu tập trung
vào hãng hàng không JPA, để đề xuất giải pháp hạn chế nợ xấu, đảm bảo sự
phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận và thực tiễn
về hạn chế nợ xấu tại công ty cổ phần hàng không JPA.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: phân tích tổng quát tình hình tài chính, đặc biệt là vấn đề
nợ xấu của công ty. Sau đó, đi sâu vào nghiên cứu giải pháp hạn chế nợ xấu
của JPA.
3
Về không gian: tại công ty cổ phần hàng không JPA.
Về thời gian: căn cứ vào các dữ liệu và những thông tin trong 3 năm từ
năm 2010 đến 2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm:
- Thu thập số liệu trực tiếp tại công ty.
- Áp dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối qua các năm.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp với phương pháp
thống kê, được thể hiện qua các bảng số liệu, đồ thị trong quá trình phân
tích để đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, đồ án
được kết cấu theo 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về nợ xấu.
Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu của công ty cổ phần hàng không JPA.
Chƣơng 3: Giải pháp hạn chế nợ xấu của công ty cổ phần hàng không JPA.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NỢ XẤU
1.1 Các khái niệm liên quan đến nợ xấu
1.1.1 Các khái niệm
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn có thể quá hạn và bị nghi ngờ về
khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của dư nợ, điều này thường xảy ra
khi các con nợ tuyên bố phá sản. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc các
nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), và nợ có khả
năng mất vốn (nhóm 5).
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
1.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan:
Sự quản lí yếu kém của các nhà quản trị công ty.
Trình độ yêu kém của đội ngũ cán bộ trong công ty.
Cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro về nợ xấu không hợp lí.
Khả năng dự báo chưa tốt về các loại chi phí trong tương lai.
1.1.2.2 Nguyên nhân khách quan:
Môi trường tự nhiên: những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh
hưởng đến việc trì hoãn hoặc hủy các chuyến bay trong khi đó mọi chi phí
hoạt động vẫn phát sinh bình thường, chứng tỏ chi phí vẫn càng tăng nhưng
doanh thu lại mất đi một khoảng rất lớn.
Môi trường kinh tế: ngành hàng không thuộc lĩnh vực giao thông vận
tải nhưng trọng tâm nhiều về lĩnh vực dịch vụ nên phát sinh rất nhiều các
loại chi phí. Điển hình về chi phí nhiên liệu, chiếm một vị trí không nhỏ
5
trong chi phí của công ty, luôn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả nhiên
liệu của thế giới.
Môi trường chính trị: sự bất ổn về chính trị hoặc xảy ra các chiến tranh
tại các nước cung cấp nhiên liệu cho toàn cầu như dầu mỏ, xăng dầu…
1.1.3 Phân loại nợ xấu
Bảng 1.1: Phân loại nợ xấu
Tiêu
chí
Định lƣợng
Định tính
Dự
phòng
cụ thể
(%)
Dự
phòng
chung
(%)
Nhóm
1
Nợ đủ
tiêu
chuẩn
Các khoản nợ trong
hạn mà công ty đánh
giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ các
khoản tiền cần thu
theo đúng thời hạn.
Các khoản nợ
được đánh giá là
có khả năng thu
hồi được.
0
0.75
Nhóm
2
Nợ cần
chú ý
Các khoản nợ quá
hạn 90 ngày và nợ
cơ cấu lại trong hạn
theo thời hạn đã cơ
cấu lại.
Các khoản nợ
được công ty đánh
giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ,
nhưng đối tượng
trả nợ có dấu hiệu
suy giảm khả năng
trả nợ.
5
0.75
Nhóm
3
Các khoản nợ quá
hạn từ 90 ngày đến
Các khoản nợ
được công ty
20
0.75
6
Nợ
dƣới
tiêu
chuẩn
180 ngày và nợ cơ
cấu lại thời hạn trả
nợ quá hạn dưới 90
ngày.
đánh giá là không
có khả năng thu
hồi khi đến hạn.
Các khoản nợ này
được đánh giá là
có khả năng tổn
thất một phần nợ.
Nhóm
4
Nợ
nghi
ngờ
Các khoản nợ quá
hạn từ 181 ngày đến
360 ngày và nợ cơ
cấu lại thời hạn trả
nợ quá hạn từ 90
ngày đến 180 ngày.
Các khoản nợ
được công ty
đánh giá là khả
năng tổn thất cao.
50
0.75
Nhóm
5
Nợ có
khả
năng
mất
vốn
Nợ quá hạn trên 360
ngày và nợ cơ cấu
lại thời hạn trả nợ
quá hạn trên 180
ngày và nợ khoanh
chờ Chính Phủ xử
lí.
Các khoản nợ
được công ty
đánh giá là không
còn khả năng thu
hồi, mất vốn.
100
0
(Nguồn: Quyết định số 493/2005 QĐ-NHNN)
1.1.4 Tác động nợ xấu
1.1.4.1 Tác động nợ xấu đến hoạt động của công ty
- Nợ xấu làm giảm uy tín của công ty.
- Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của công ty.
7
- Nợ xấu có thể làm phá sản công ty.
- Nợ xấu làm giảm khả năng hội nhập.
1.1.4.2 Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, nhìn chung nợ xấu có những
tác động chính:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh (HĐKD) của các hãng hàng không Việt Nam .
- Làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn.
- Chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn.
- Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng của công ty.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế bởi khả năng khai thác
và đáp ứng vốn, dịch vụ cho nền kinh tế sẽ suy giảm.
1.2 Quan niệm về hạn chế nợ xấu
Hạn chế nợ xấu là quá trình sử dụng các công cụ, biện pháp trước,
trong và sau quá trình bay và quản lí bay của công ty nhằm giảm thiểu đến
mức thấp nhất việc phát sinh nợ xấu. Đồng thời, đưa ra các giải pháp, các
chiến lược phù hợp với quy mô của công ty, tình hình kinh tế khi nợ xấu đã
phát sinh, nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công
cụ phổ biến như: đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ, bán nợ, thanh lí tài sản,
gán nợ, xiết nợ, sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lí từ dự phòng rủi
ro và các biện pháp tài trợ rủi ro.
1.3 Các phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá nợ xấu
1.3.1 Các phương pháp phân tích
1.3.1.1 Phương pháp so sánh
8
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích
kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là
làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu, từ
đó giúp cho các nhà quản trị có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn phù
hợp.
Điều kiện so sánh:
- Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế.
- Thống nhất về phương pháp tính toán.
- Thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Các dạng so sánh:
Phương pháp so sánh tuyệt đối:
So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu,
nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến
động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu các năm sau so với năm gốc.
Phương pháp so sánh tương đối:
Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích
sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu
hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế:
Chỉ tiêu (tỉ lệ %) thực hiện so
với gốc của chỉ tiêu nghiên cứu
=
Trị số chỉ tiêu thực hiện
. 100
Trị số chỉ tiêu gốc
1.3.1.2 Phương pháp tỉ số tài chính
Phân tích 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản
9
Nhóm 1: chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Công thức : Tài sản ngắn hạn (TSNH) / Nợ ngắn hạn (NNH)
Ý nghĩa : Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 1
năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 1 năm
tới.
Đánh giá
Trên 1 lần : an toàn
Dưới 1 lần : doanh nghiệp (DN) có thể đang dùng các khoản vay ngắn hạn
để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến vốn lưu động (VLĐ) ròng âm.
2. Hệ số thanh toán nhanh
Công thức : ( Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn
hạn + phải thu ngắn hạn ) / ( NNH )
Ý nghĩa : Đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán NNH cao hơn so với hệ số
thanh toán ngắn hạn.
Đánh giá : Trên 0,5 lần an toàn
3. Khả năng thanh toán lãi vay
Công thức : Lợi nhuận trước thuế và lãi ( EBIT) /chi phí trả lãi vay
Ý nghĩa : Đánh giá mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả
năng trả lãi hàng năm.
Đánh giá :
10
Mức an toàn tối thiểu là 2 lần
Nhỏ hơn 1 : DN bị lỗ
4. Khả năng hoàn trả nợ vay
Công thức: (Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế thu nhập + Chi phí trả
lãi vay ) / chi phí trả lãi vay.
Ý nghĩa : Đánh giá khả năng trả lãi vay bằng tiền mặt chứ không phải từ lợi
nhuận hạch toán.
Đánh giá :
Mức an toàn tối thiểu là 2 lần
Nhỏ hơn 1 : DN bị lỗ
5. Khả năng thanh toán lãi vay
Công thức: (Lợi nhuận trước thuế (LNTT) + Khấu hao + Chi phí trả lãi vay)
/ ( Tiền trả nợ gốc + Chi phí trả lãi vay )
Ý nghĩa : Đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi vay từ các nguồn tiền như
doanh thu thuần (DTT) hoặc lợi nhuận thu được trong kỳ và khấu hao cơ
bản ( đối với trả nợ vay trung dài hạn )
Đánh giá : Mức an toàn tối thiểu 1 lần
Nhóm 2: chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính ( cơ cấu vốn )
1. Hệ số tự tài trợ
Công thức : Vốn chủ sở hữu (VCSH) / tổng nguồn vốn (TNV)
11
Ý nghĩa : Đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của DN và khả năng bù đắp
tổn thất bằng vốn chủ sở hữu
Đánh giá :
Hệ số cao thường an toàn
2. Hệ số đòn bẩy tài chính
Công thức : Tổng tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa : thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể
hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN. Hệ số này cũng cho phép đánh
giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE.
Đánh giá : mong muốn tỉ lệ thấp
3. Hệ số tài sản cố định
Công thức : Tài sản cố định(TSCĐ) / VCSH
Ý nghĩa : Đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ
Đánh giá :hệ số nhỏ thể hiện an toàn
4. Hệ số thích ứng dài hạn
Công thức : Tài sản dài hạn (TSDH) / ( VCSH + Nợ dài hạn (NDH) )
Ý nghĩa : Đánh giá khả năng DN có thể trang trải TSDH bằng các nguồn
vốn ổn định dài hạn.
Đánh giá : hệ số này không được vượt quá 1
Nhóm 3: chỉ tiêu về khả năng hoạt động
1. Vòng quay tổng tài sản
12
Công thức : DTT / Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa : Cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh
thu trong 1 năm.
Đánh giá : Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao.
2. Vòng quay vốn lưu động
Công thức : DTT/ tổng tài sản ngắn hạn bình quân
Ý nghĩa : cho biết TSNH được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu.
Đánh giá : Hệ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
3. Chu kỳ hàng tồn kho
Công thức : ( hàng tồn kho bình quân x 360 ) / Giá vốn hàng bán
Ý nghĩa : cho biết hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho – Đánh
giá tính thành khoản của hàng tồn kho.
Đánh giá : Việc đánh giá trùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và chu kỳ
hoạt động của DN.
4. Kỳ thu tiền bình quân
Công thức : ( các khoản phải thu TM bình quân x 360 ) / DTT
Ý nghĩa : Cho biết số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu
tiền mặt thành tiền mặt, thể hiện khả năng thu nợ từ khách hàng và chính
sách tín dụng thương mại của DN.
Đánh giá : Hệ số càng nhỏ càng tốt
5. Thời gian thanh toán công nợ
13
Công thức : ( các khoản phải trả TM bq x 360 ) / Giá vốn hàng bán
Ý nghĩa : Cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho tới
khi thanh toán tiền.
Đánh giá : Cần gắn với chính sách mua hàng và quan hệ DN với nhà cung
cấp.
Nhóm 4: chỉ tiêu về khả năng tăng trƣởng
1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Công thức : (DTT kỳ hiện tại / DTT kỳ trước ) – 1
Đánh giá: Tỷ lệ này cần dương, càng cao càng tốt
2. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh
Công thức : ( LN từ HĐKD kỳ hiện tại / LN từ HĐKD kỳ trước ) – 1
Đánh giá: Tỷ lệ này cần dương , càng cao càng tốt.
Nhóm 5: chỉ tiêu về khả năng sinh lời
1. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Công thức : LN gộp từ bán hàng / DTT
Ý nghĩa: Thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong
quy trình sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN
Đánh giá : Chỉ tiêu này càng cao càng tốt
2. Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA )
Công thức : Lợi nhuận sau thuế (LNST) / tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa : Đo lường kết quả sử dụng tài sản của DN để tạo ra lợi nhuận
14
Đánh giá : Hệ số càng cao càng tốt
3. Tỷ suất sinh lời của VCSH ( ROE )
Công thức : LNST / VCSH bình quân
Ý nghĩa : Phản ánh hiệu quả SXKD của DN từ nguồn VCSH.
Đánh giá : hệ số càng cao càng tốt.
Phân tích nợ xấu:
(1) Hệ số nợ = (Tổng Nợ/Tổng TS) .100
(Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài
trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ
số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao.)
(2) Cơ cấu các nhóm nợ trên tổng nợ xấu:
Thấy được tỉ lệ phần trăm mà các nhóm nợ 3,4,5 chiếm trên tổng số nợ, để
xem xét mức độ nguy hiểm của từng nhóm nợ và dễ kiểm soát hơn.
Tỉ lệ % (nợ dưới tiêu chuẩn/tổng nợ xấu)
Tỉ lệ % (nợ nghi ngờ/tổng nợ xấu)
Tỉ lệ % (nợ có khả năng mất vốn/tổng nợ xấu)
(3) Tỉ lệ nợ xấu = (Dư Nợ Xấu/Tổng Nợ) .100
(chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cũng như hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tỉ lệ càng cao thể hiện chất lượng
hoạt động càng kém và ngược lại.)
15
(4) Tỉ lệ tăng trưởng
của nợ (%)
=
(Nợ năm n – nợ năm (n-1))
. 100
Nợ năm (n-1)
(chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của công ty càng ổn định và có
hiệu quả, ngược lại nếu càng thấp thì công ty đang gặp khó khăn.)
16
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
JPA
2.1 Sơ lƣợc về công ty cổ phần hàng không JPA
2.1.1 Thông tin tổng quát về công ty
- JPA hiện đang khai thác đội bay gồm 5 chiếc Boeing 737 và 1 Airbus
với 7 điểm đến nội địa Việt Nam.
- Tên công ty: công ty cổ phần hàng không Jetstart Pacific Airline
(JPA)
- Địa chỉ : 112 Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM, Việt
Nam.
- Website : www.jetstart.com
- Thành tựu: website thương mại điện tử xuất sắc nhất tại Việt Nam
năm 2008, Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng năm 2008.
- JPA được thành lập vào năm 1991 với tư cách là hãng hàng không
lớn thứ 2 tại Việt Nam.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số
116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991.
Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ
đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil
Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ
đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và
Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico,
0,45%).
17
Năm 1993, Cục hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc bộ phận
khai thác thành trở thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines). Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của
Vietnam Airlines và từ năm 1996, là thành viên của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation).
Ngày 21 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
64/2005/QĐ-TTg chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Tổng công ty Hàng
không Việt Nam cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu.
Tháng 8 năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC) được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính, cổ phần của nhà nước do
Bộ Tài chính nắm giữ được chuyển sang cho SCIC điều hành.
Ngày 26 tháng 4 năm 2007, tập đoàn Qantas (Úc) đã ký kết Hợp đồng
đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc
mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược
vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa
điểm đặt chân vào Châu Á.
Đến cuối năm 2011, Jestar Pacific chiếm khoảng 17% thị phần hàng
không nội địa tại Việt Nam và đa số cổ phiếu do 3 tập đoàn nắm là Tổng
Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) với 70%, Qantas
Airways (Úc) với 27% cổ phần, và Saigon Tourist với 3%.
Ngày 21 tháng 2 năm 2012, một lần nữa VNA trở thành cổ đông lớn
nhất của Jestar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của
Jetstar Pacific từ SCIC với 69,93% cổ phần. .
2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
2.1.3.1 Chức năng:
18
Khối khai thác mặt đất:
- Cung cấp an toàn và sử dụng hiệu quả các dịch vụ tại sân bay .
- Chịu trách nhiệm về dịch vụ hành khách, dịch vụ sân đỗ bao gồm
phục vụ hàng hóa, trang thiết bị mặt đất, vệ sinh tàu bay và cung ứng
suất ăn.
- Chịu trách nhiệm quản lí và kiểm soát các công ty phụ vụ mặt đất và
đối tác thứ 3 tại các sân bay.
- Kiểm soát việc thực hiện các chương trình huấn luyện cho nhân viên
sân bay, cung cấp chứng chỉ và đưa ra tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ
cho nhân viên tại các sân bay.
- Hoạt động với tư cách là đơn vị kiểm soát biểu đồ thời gian hoàn
thành các công việc phục vụ tại sân bay.
2.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động:
- Đại lí bán vé máy bay trong nước và quốc tế.
- Tư vấn miễn phí cho các hành trình nội địa và quốc tế, tốt nhất và
thuận tiện nhất, giao về tận nơi cho khách hàng.
- Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng không.
- Tư vấn thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông, visa.
- Vận tải hàng hóa và hành khách bằng ôtô theo hợp đồng.
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du
lịch.
- Cho thuê xe ôtô, cho thuê xe tự lái. Dịch vụ quảng cáo thương mại,
xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu du lịch.
- Mức phí bảo hiểm hợp lí với các quyền lợi bảo hiểm đáng tin cậy.
- Nhận giấy chứng nhận bảo hiểm thông qua email của bạn.
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lí:
19
2.1.4.1 C ơ cấu tổ chức bộ máy quản lí:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần hàng không JPA
Tổng Giám đốc
điều hành
Giám đốc ANAT &
ĐBCL
Giám đốc
Dịch vụ &
KTMĐ
DV &
KTMĐ
Đại diện tại
sân bay
Phó tổng giám
đốc kĩ thuật
Kĩ thuật
Bảo dưỡng
Giám đốc
KTB – phi
công trưởng
Tiếp viên
TT kiểm
soát khai
thác
Trưởng
phòng
tiêu
chuẩn và
huấn
luyện
MCC
Cung ứng
Số liệu
đường bay
& sân bay
20
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của khối khai thác mặt đất
Giám Đốc khai thác mặt đất
Nhân viên hành
chính,kiểm soát
tài chính
Trưởng bộ
phận đào
tạo,tiêu
chuẩn
phục vụ
Chuyên
viên dịch
vụ sân bay
Chuyên
viên kiểm
soát tài
chính
Trưởng bộ
phận chất
lượng dịch vụ
sân bay
Chuyên viên
chất lượng
khai thác mặt
đất
Trưởng
bộ
phận
dịch vụ
khách
hàng
Chuyên
viên
quan hệ
khách
hàng
Trưởng
TTPVMĐ
các đầu sân
bay
Đội
trưởng
đội phục
vụ ngoại
trường
Đại
diện tại
sân bay
Đội
trưởng
đội phục
vụ hành
khách
Đại
diện
tại sân
bay
21
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
1. Giám đốc khai thác mặt đất:
- Cung cấp dịch vụ an toàn và hiệu quả tại sân bay thông qua hệ thống
của JPA.
- Quản lí và thực hiện các chính sách dịch vụ hành khách, dịch vụ sân
đỗ, vệ sinh tàu bay và cung ứng suất ăn.
- Quản lí và kiểm soát các công ty phục vụ mặt đất và các công ty cung
cấp dịch vụ khác.
- Đưa ra các hướng dẫn nhằm hỗ trợ các Trưởng Phục Vụ Mặt Đất và
Đội trưởng Đội phục vụ hành khách.
2.Trƣởng bộ phận chất lƣợng dịch vụ sân bay:
Phân phối và bổ sung các chính sách và quy trình liên quan đến dịch
vụ hành khách, dịch vụ sân đỗ bao gồm hàng hóa, trang thiết bị mặt đất, vệ
sinh tàu bay và cung ứng suất ăn.
3. Trƣởng phòng đào tạo và tiêu chuẩn phục vụ.
- Soạn thảo giáo trình huấn luyện nhằm đáp ứng yêu cầu huấn luyện
trong nội bộ công ty và huấn luyện cho bên ngoài.
- Phối hợp huấn luyện cho nhân viên sân đỗ và nhân viên phục vụ hành
khách.
- Phát triển và rà soát các chính sách và quy trình của Khối Khai thác
mặt đất
- Kiểm soát và phối hợp luồng trao đổi thông tin đối với các thay đổi
về chính sách và quy trình các thông tin về Khai thác mặt đất.
4. Trƣởng đại diện sân bay:
22
Là người chịu trách nhiệm đầu tiên về các hoạt động của JPA tại các
sân bay bao gồm phục vụ hành khách, nhân lực, các hợp đồng, các hợp
đồng thuê bao, an ninh và an toàn, quan hệ với các đối tác trong và ngoài hệ
thống và các nhân tố tài chính và hoạt động chính.
5. Phó trƣởng trung tâm, khai thác và huấn luyện đào tạo
Chịu trách nhiệm trước Trưởng Trung tâm về việc đảm bảo các hoạt
động khai thác mặt đất trong các lĩnh vực được Trưởng Trung tâm phân
công nhiệm vụ và trợ giúp Trưởng Trung tâm kiện toàn hệ thống huấn
luyện đào tạo theo yêu cầu của Nhà chức trách và theo chính sách của công
ty.
6. Phó trƣởng trung tâm – phụ trách phục vụ sân đỗ:
Chịu trách nhiệm trước Trưởng trung tâm các hoạt động liên quan đến
phục vụ ngoài sân đỗ của JPA, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp
dịch vụ trong và ngoài công ty, các đơn vị có liên quan để đảm bảo hoạt
động phục vụ sân đỗ an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
7. Phó trƣởng trung tâm – về an ninh nội bộ và đối ngoại
Chịu trách nhiệm trước Trưởng Trung tâm về việc đảm bảo an ninh
nội bộ, trợ giúp cho Trưởng Trung tâm về hoạt động đối ngoại, các công
việc do Trưởng Trung tâm chỉ định.
8. Phó trƣởng trung tâm – phục vụ hành khách hành lí:
Chịu trách nhiệm trước Trưởng Trung tâm các hoạt động liên quan đến
phục vụ hành khách, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ
trong và ngoài Công ty, các đơn vị có liên quan để đảm bảo hoạt động phục
vụ hành khách an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
23
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính cho
biết tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của công ty. Phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, giúp nhà phân tích hạn chế
được những khoản chi phí bất hợp lí và từ đó có biện pháp nhằm khắc phục
những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng
cao lợi nhuận, làm cho công ty ngày càng phát triển. Sau đây là bảng kết
quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua 3 năm tài chính, gồm: tổng doanh
thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận.
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2010 – 2012)
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2012
Số tiền
(Tỉ đồng)
(+/-)
%
Số tiền
(Tỉ đồng)
(+/-)
%
I.Tổng
doanh thu
2778,2
3323,5
3963,3
545,3
19,63
639,8
16,14
1.Doanh thu
từ bán hàng
và cung cấp
dịch vụ
2401,8
2901,3
3489,3
499,5
20,8
588
20,3
2.Doanh thu
tài chính
352,6
373,1
417,4
20,5
5,8
44,3
11,9
3.Doanh thu
khác
23,8
49,1
56,6
25,3
106,3
7,5
15,3
II.Tổng chi
phí
2896,9
3514
4260,6
617,1
21,3
746,6
21,2
24
1.Khoản
giảm trừ
doanh thu
112,8
156,3
187,3
43,5
38,6
31
19,8
2.Giá vốn
hàng bán
1934,1
2311,5
2764,2
377,4
19,5
452,7
19,6
3.Chi phí tài
chính
348,8
357,1
389,4
8,3
2,4
32,3
9
4.Chi phí
bán hàng
265,5
320
495,2
40,7
17,3
144,4
52,2
5.Chi phí
quản lí
doanh
nghiệp
231,2
356,9
408,1
125,7
54,5
51,2
14,3
6.Chi phí
khác
4,5
12,2
16,4
7,7
171
4,2
34,4
III.Tổng lợi
nhuận
(118,7)
(190,5)
(297,3)
(71,8)
(60,5
(106,8)
(56,1)
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần hàng không JPA)
2.2.1 Tổng doanh thu và tổng chi phí
Nguồn thu của công ty bao gồm: thu từ bán hàng (bán vé) và cung cấp
dịch vụ; doanh thu tài chính gồm có doanh thu vận chuyển hàng hóa, doanh
thu quảng cáo trên máy bay và các khoản doanh thu khác. Trong đó doanh
thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng
doanh thu của công ty.
Từ bảng 2.1 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3
năm (2010 – 2012), ta thấy tổng doanh thu đều tăng. Cụ thể, năm 2010 tổng
25
doanh thu của công ty đạt 2778,2 tỉ đồng thì đến năm 2011 doanh thu là
3323,5 tỉ đồng, tăng lên 545,3 tỉ đồng hay tăng 19,63 % so với năm 2010.
Đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty đạt 3963,3 tỉ đồng, tăng lên
639,8 tỉ đồng hay tăng lên 16,14 % so với năm 2011.
Sở dĩ, tổng doanh thu của công ty cổ phần hàng không JPA tăng qua
các năm là do các chính sách ngày càng thu hút các khách hàng có uy tín,
nhấn mạnh trọng tâm phương châm của hãng: “Giá rẻ mỗi ngày, mọi người
cùng bay”. Cuộc sống của người dân nâng cao nên nhu cầu đi lại bằng
phương tiện này cũng tăng theo, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tài
chính. Chính vì điều này nên nguồn thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng mạnh, từ đó làm tổng doanh thu tăng theo. Và để thấy được loại doanh
thu nào chiếm tỉ trọng cao nhất thì ta tiến hành phân tích bảng cơ cấu thu
nhập sau đây:
Từ năm 2011 đến 2012 thì doanh thu tài chính lại tăng lên từ 373,1 tỉ
đồng lên 417,4 tỉ đồng, tăng lên 11,9 %. Nguyên nhân là do năm 2012, công
ty cổ phần hàng không JPA đã nhận rất nhiều hợp đồng vận chuyển hàng
hóa nội địa từ các đường sân bay cả nước như Nội Bài, Đà Nẵng…không
chỉ có thế mà khoản doanh thu khác từ năm 2010 sang 2011 lại tăng hơn
gấp đôi, chính là vì năm 2011 công ty đã áp dụng các chính sách, chương
trình đổi mới như: quy định hình thức thu tiền thêm như mua vé xong đổi
ngày, đổi giờ, đổi chuyến là phải đóng tiền thêm, đặt chỗ nhưng không mua
hành lí nhưng sau đó lại phát sinh hành lí, hoặc đến trễ phải chuyển sang
chuyến bay khác mà cùng một tuyến đường đó. Số tiền đến trễ này có khi
chiếm 1/3 đến 1/2 trên tổng giá vé. Cho nên công ty muốn phát huy hết khả
năng có thể tăng doanh thu theo kế hoạch này với việc tận dụng triệt để các
hình thức thu. Ngoài ra, năm 2011, công ty có chương trình bán đồ ăn thức
uống với thực phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng, bán vé xe bus từ sân bay