GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện nên kinh tế Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế
giới đã đem lại nhiều cơ hội để các doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng đặt doanh
nghiệp vào cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh đến từ toàn cầu. Đặc biệt,
đối với ngành bán lẻ trong nước đang đối mặt với sự cạnh tranh từ những nhà bán lẻ
tầm cỡ thế giới. Những nhà bán lẻ này có nguồn lực tài chính mạnh và kinh nghiệm
nhiều năm trong ngành bán lẻ. Đứng trước những nguy cơ như vậy, doanh nghiệp bán
lẻ nội địa trong đó có Công ty cổ phần đầu tư An Phong – Trung tâm thương mại
Maximark phải chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, và điều đó chỉ có thể thực
thiện được sau khi hoàn thiện hoạt động xúc tiến và để nó phát huy hết hiệu quả.
Chính từ lý do yêu cầu thực tiễn đó nên tác giả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện
hoạt động xúc tiến tại công ty cổ phần đầu tư An Phong – Trung tâm thương mại
Maximark”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài với mục đích phân tích cách tổ chức cũng như hiệu quả của các hoạt
động xúc tiến tại doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng
nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến trong tương lai của doanh nghiệp.
III. ĐỐI TƯ ỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần đầu
tư An Phong – Trung tâm thương mại Maximark 3/2 trong thời gian từ
ngày 17/09/2012 đến 09/12/2012.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung phân tích vào các hoạt động
xúc tiến của công ty trong năm 2010 – 2011.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 2
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến
Nghiên cứu chung về Công ty cổ phần đầu tư An Phong – Trung tâm
thương mại Maximark
Nghiên cứu thực trạng của hoạt động xúc tiến tại Công ty cổ phần đầu
tư An Phong – Trung tâm thương mại Maximark.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp phân tích so sánh tổng hợp để phân tích lý luận và
thực tế hoạt động xúc tiến
V. KẾT CẤU BÀI KHÓA LUẬN
Đề tài được kết cấu như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về xúc tiến
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến tại Công ty cổ phần đầu tư An
Phong – Trung tâm thương mại Maximark
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến tại Công ty cổ phần
đầu tư An Phong – Trung tâm thương mại Maximark
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 3
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÚC TIẾN
1.1 KHÁI NIỆM XÚC TIẾN
1.1.1 Định nghĩa
Xúc tiến là những nỗ lực của công ty để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và
khuyến khích khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ cũng như hiểu rõ về công ty.
1.1.2 Vai trò
Xúc tiến là một yếu tố quan trọng của Marketing mix. Xúc tiến thành công có
thể đóng góp và thúc đẩy sức tiêu thụ, tạo sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu.
Đối với sản phẩm mới, xúc tiến có thể thông tin về sản phẩm, chất lương, kiểu
dáng, bao bì, … Đối với các sản phẩm hiện có, xúc tiến có thể làm tăng độ nhận biết,
thay đổi nhận thức thương hiệu, nhắc nhở hay thuyết phục họ tin cậy, trung thành và
yêu mến thương hiệu hơn. Đối với công ty, xúc tiến có thể dùng để thể hiện, nâng cao
hình ảnh công ty, quan điểm kinh doanh, hoạt động đóng góp thiết thực cho cộng
đồng xã hội.
Những lợi ích xúc tiến mang lại cho công ty là: thông tin sản phẩm và dịch vụ,
xây dựng nhận thức về sản phẩm mới, quảng cáo và quảng bá sản phẩm hiện có, định
vị hoặc định vị lại hình ảnh bản sắc thương hiệu, hỗ trợ và thúc đẩy việc tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng mối quan hệ khách hàng, duy trì lòng trung thành thương hiệu và đạt
được lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ cạnh tranh khác.
1.2 NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
1.2.1 Quảng cáo
1.2.1.1 Khái niệm
Quảng có là bất kỳ hình thức giới thiệu hay cổ động nào mang tính phi cá nhân
cho các ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ mà người muốn thực hiện chi tiền để thực hiện.
(P.Kotler)
Quảng cáo là yếu tố quan trọng của marketing mix, những quyết định liên quan
đến quảng cáo bị tác động chủ yếu bởi sự khác biệt văn hóa tại các nước. Người tiêu
dùng sẽ ph
ản ứng với thông điệp truyền quảng cáo dựa trên văn hóa, phong cách, cảm
xúc, hệ thống giá trị, thái độ và nhận thức của họ.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 4
Một quảng cáo hiệu quả phải đảm bảo truyền đạt được chất lượng sản phẩm và
dịch vụ theo nhu cầu, ước muốn, khao khát của người tiêu dùng. Cách thức tiếp cận
thuyết phục tạo sức hấp dẫn về mặt tình cảm, biểu tượng nhằm kích thích việc mua
sắm và nhằm chinh phục nhóm khách hàng tiềm năng.
1.2.1.2 Mục đích và mục tiêu của quảng cáo
Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ
về lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin
của người tiêu thụ về sản phẩm của công ty, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và
đi đến hành động mua hàng.
Mục tiêu của quảng cáo phải tùy thuộc và những quyết định trước đó về thị
trường mục tiêu, về định vị và marketing mix. Những chiến lược về định vị và
marketing mix xác định các công việc quảng cáo phải làm trong toàn bộ chương trình
marketing.
1.2.1.3 Xây dựng nội dung quảng cáo
Nội dung thông điệp quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc “AIDA”
A – Attention (tạo ra sự chú ý)
I – Interest (làm cho thích thú)
D – Desire (tạo ra sự ham muốn)
A – Action (hành động mua hàng)
Nội dung thông diệp quảng cáo thường được đánh giá dựa trên tính hấp dẫn,
tính độc đáo, tính sang tạo và đáng tin cậy. Thông điệp quảng cáo phải nói lên đặc
điểm sản phẩm, lợi ích của sản phẩm hoặc sức quyến rũ của sản phẩm trong việc thỏa
mãn nhu cầu mong ước tiêu dùng.
Để đánh giá được hiệu qu
ả quảng cáo thông thường sẽ được thực hiện dựa trên
cơ sở đánh giá chất lượng của quảng cáo (đánh giá dựa trên mục tiêu đã đề ra: thông
tin về đặc điểm sản phẩm, sức hấp dẫn, tính chất đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, …) và
hiệu quả của quảng cáo (hiệu quả tin tức – thu hút sự chú ý khách hàng, sự ưu thích,
thái độ khách hàng gia tăng doanh số bán hàng và phương tiện quảng cáo – tin tức tác
động nhanh đến khách hàng và ít tốn kém).
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 5
1.2.2 Khuyến mãi
1.2.2.1 Khái niệm
Khuyến mãi là những kích thích ngắn hạn khuyến khích người ta mua hay bán
một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cổ động tiêu dùng (Consumer Promotion): được thiết kế để kích thích mua
sắm, bao gồm các hình thức phát miễn phí hàng mẫu, phiếu thương, giảm giá, hòan
tiền, quà tặng, ….
Cổ động thương mại (Trade Promotion): được thiết kế để dành sự ủng hộ và nỗ
lực bán lại của nhà phân phối gồm trợ cấp mua hàng, hàng miễn phí, cuộc thi doanh
số, trưng bày, ….
Cổ động nhân viên bán hàng (Sale Promoton): được thiết kế để động viên nỗ
lực của lực lượng bán hàng hiệu quả hơn, gồm tiền thưởng, thi đua và biểu dương
doanh số.
1.2.2.2 Mục tiêu của khuyến mãi
Mục tiêu của khuyến mãi cũng phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược marketing
của công ty và đặc thù của hình thức khuyến mãi.
Đối với cổ động tiêu dùng: nhằm kích mua sản phẩm, động viên sử dụng sản
phẩm, chuyển dịch khách hàng từ nhan hiệu của đối thủ cạnh tranh , gia tăng nhận
thức nhãn hiệu, khuyến khích mua lặp lại và ngay cả kích thích hành vi mua sắm bốc
đồng.
Đối với cổ động thương mại: kích thích mua vào và bán ra của các trung gian
phân phối, nỗ lực bán hàng của lực lượng bán hàng, chiếm lĩnh không gian trưng bày
sản phẩm, mở rộng mạng lưới khách hàng phân phối, ủng hộ sản phẩm mới.
Tó m lại, dù có nhiều công cụ khuyến mãi khác nhau nhưng tất cả đều tập trung
vào việc gây sự chú ý tiêu dùng, thuyết phục và kích thích tiêu thụ và thúc giục khách
hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Để đánh giá kết quả của đợt khuyến mãi, người ta có thể so sánh doanh số
trước, trong và sau khi thực hiện khuyến mãi. Nếu thị phần của nhãn hiệu trở về mức
cũ như hồi chưa có chương trình khuyến mãi thì chương trình chỉ tạo sự thay đổi mức
cầu trong nhất thời chứ không phải tổng sức cầu.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 6
1.2.3 Bán hàng cá nhân
1.2.3.1 Khái niệm
Bán hàng cá nhân là một hình thức cổ động trực tiếp giữa người bán hàng và
các khách hàng hiện tại và tiềm năng nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm và dịch vụ
của công ty.
1.2.3.2 Mục tiêu của bán hàng cá nhân
Thông thường các công ty xây dựng mục tiêu chủ yếu của đội ngũ bán hàng là
theo khách hàng đến với sản phẩm, bên cạnh đó mục tiêu tạo nhu cầu và xây dựng
hình ảnh công ty.
Quá trình bán hàng cá nhân là một nghệ thuật hơn là khoa học, không những
phải có kiến thức và kỹ năng bán hàng đã được huấn luyện mà còn phài tùy thuộc vào
thái độ, tính cách, kinh nghiệm bản thân của nhân viên.
Quá trình bán hàng về cơ bản gồm các bước: thăm dò và đánh giá khách hàng
tiềm năng, tiếp xúc khách hàng, giới thiệu và chứng minh sản phẩm, xử lý các bất
đồng, kết thúc bán hàng và theo dõi đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
1.2.3.3 Thiết kế và cấu trúc đội ngũ bán hàng cá nhân
Quản trị bán hàng là việc phân tích, lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra các hoạt
động của lực lượng bán hàng. Tùy theo đặc thù cùa ngành kinh doanh, quy mô sản
xuất, đặc điểm sản phẩm ….mà công ty có thể tổ chức cấu trúc lực lượng bán hàng
như sau:
Cấu trúc bán hàng theo lãnh thổ: bằng cách phân công mỗi nhân viên bán hàng
phụ trách một khu vực địa lý và đảm trách chào bán toàn bộ các mặt hàng của công ty.
Cấu trúc lực lượng bán hàng theo sản phẩm: bằng cách tổ chức lực lượng bán
hàng quá đó nhân viên bán hàng chuyên trách chào bàn chỉ một sản phẩm trong số các
sản phẩm của công ty.
Cấu trúc lực lượng bán hàng theo khách hàng: tổ chức lực lượng bán hàng qua
đó nhân viên bán hàng chuyên trách việc chào bán với chỉ những khách hàng hay
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 7
nghành công nghiệp nào đó. Cách tổ chức này thường được các công ty kinh doanh
ngành công nghiệp áp dụng.
Cấu trúc lực lượng bán hàng kiểu phúc hợp: là tổ chức kết hợp nhiều kiểu cấu
trúc khác nhau theo lãnh thổ, khách hàng, sản phẩm hay lãnh thổ và sản phẩm.
Hoạt động bán hàng cá nhân phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, nhu cầu của
người tiêu dùng và các giai đoạn trong quá trình mua của khách hàng. Có rất nhiều
người tham gia vào hoạt động bán hàng từ người nhận đơn hàng, người chào hàng
trực tiếp cho đến người xử lý dịch vụ khách hàng, …
1.2.4 Marketing trực tiếp
1.2.4.1 Khái niệm
Marketing trực tiếp là một hệ thống marketing tương tác sử dụng một hay nhiều
loại phương tiện truyền thông quảng cáo để đạt được đáp ứng trực tiếp hoặc một giao
dịch với khách hàng tiêu dùng ở bất kỳ địa điểm nào.
Marketing trực tiếp phản ánh xu thế truyền thông marketing mang tính một đối
một, thông qua đó người bán có thể điều chỉnh các cống hiến marketing thật phù hợp
với nhu cầu của các phân khúc hẹp.
1.2.4.2 Các dạng marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp tạo ra một bộ mặt mới cho truyền thông marketing bên
cạnh những công cụ ưa chuộng kinh điển như truyền hình, truyền thông báo chí, …
Marketing trực tiếp bao gồm các hình thức truyền thông chính:
- Marketing qua thư điện tử trực tiếp: là việc gửi qua bưu điện bao gồm thư,
quảng cáo, hàng mẫu, cho khách hàng tương lai theo danh sách thư gửi.
- Marketing qua catalogue: thông qua các catalogue gửi đến các khách hàng
có chọn lọc hay đặt sẵn tại cửa hàng.
- Marketing qua điện thoại: là việc sử dụng điện thoại để chào bán trực tiếp
với khách hàng. Hình thực này được sử dụng nhiều trong hoạt động
marketing doanh nghiệp với doanh nghiệp.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 8
- Mua sắm trực tuyến: thông qua các dịch vụ điện toán tương tác trực tiếp,
những hệ thống hai chiều nối liền khách hàng tiêu thụ với người bán hàng
điện tử. Hình thức này tạo ra những catalogue điện thử trên mạng hay còn
gọi là các website và người tiêu dùng có thể truy cập và hệ thống thông qua
máy tính.
1.2.4.3 Mục tiêu của marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp như bản chất của nó là đạt được hành động mua ngay của
khách hàng. Đánh giá sự thành công của một chiến dịch marketing trực tiếp còn có
những mục tiêu sau:
- Cung cấp thông tin hướng dẫn đến việc khách hàng mua sắm.
- Tác động nhận thức và định hướng mua sắm của khách hàng.
- Tạo cơ hội cho lực lượng bán hàng.
- Tạo dựng hình ảnh được ưa thích của khách hàng đối với công ty.
- Nhờ vào sự lớn mạnh của Internet, marketing trực tiếp mang đến nhiều lợi
ích không những cho các công ty, tổ chức phi thương mại mà quan trọng
nhất là khách hàng tiêu dùng. Đối với người bán, marketing trực tiếp cung
cấp các lợi ích sau:
- Cơ hội lựa chọn nhiều khách hàng tiềm năng tốt.
- Thông điệp truyền thông mang tính cá nhân và khách hàng tối đa.
- Có thể xây dựng mối quan hệ liên tục với từng khách hàng.
- Có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng vào những thời điểm thích hợp và có
thể tiếp cận nhiều hơn.
- Thử nghiệm các ý tưởng và sản phẩm mới, cách thức quảng cáo mới, …
- Đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường được phản ứng của khách hàng.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 9
1.2.5 Quan hệ công chúng (Public Relationship – PR)
1.2.5.1 Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm, cách định nghĩa khác nhau về PR. Có 3 định nghĩa
được chấp nhận trên phạm vi quốc tế và quen thuộc với các chuyên gia PR:
- Theo Viên Quan hệ công chúng Anh (England Institute of Public Relations
– IPR) thì: “PR là một hoạt động liên tục được lên kế hoạch nhằm hỗ lực
thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức
và công chúng”.
- Theo Frank Jefkins (tác giả cuốn sách Public Relations – Frameworks do
Financial Times xuất bản) thì: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp
được lên kế hoạch, cả trong nội bộ và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức
và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến
sự hiểu biết lẫn nhau”.
- Hội nghị các viện sĩ thông tấn PR tòan cầu (World Assembly of Reblic
Relations Associates) tạ
i Mexico tháng 8 năm 1978 thì nêu: “PR là một
nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán
những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các
chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả
tổ chức và của công chúng”.
1.2.5.2 Mục tiêu
Đặc trưng của quan hệ công chúng là một quá trình giao tiếp thông tin hai
chiều, mang tính khách quan cao, lượng thông tin truyền tải có tác dụng lớn, lợi ích cụ
thể cho công chúng với chi phí thấp.
Các thành phần của PR gồm 4 thành phần:
- Chủ thể: là những cá nhân hay tổ chức xây dựng và vận hành các chương
trình PR trong hoạt động của mình.
- Công chúng: có thể là cá nhân hay tập thể.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 10
- Thông điệp: rất đa dạng, phong phú, được chủ thể mong muốn chuyển tải
tới công chúng. Có thể là khẩu hiệu, logo, thương hiệu, kế hoạch, tuyên bố,
khuyến cáo, văn hóa, ….
- Kênh truyền tải thông tin: đó là các công cụ PR như báo chí, truyền thông,
internet, điện thoại, mẫu phiếu điều tra, sự kiện, …
Các mục tiêu chính yếu của quan hệ công chúng là tạo dựng lòng tin, gắn kết
nhận thức công chúng với doanh nghiệp, là nền tảng cho các nỗ lực bán hàng, hướng
dẫn công chúng, định hướng dư luận, giúp công ty nhận biết nhu cầu.
1.2.5.3 Nội dung
Đối với quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông thì đây là hoạt động
nhạy cảm và rất quan trọng. Các công việc bao gồm: tổ chức họp báo giới thiệu sản
phẩm mới và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, soạn thảo các thông cáo báo chí,
tổ chức các buổi thông tin chỉ dẫn mang tính cập nhật cho các nhà báo về hàng hóa và
hoạt động của doanh nghiệp, giới thiệu những thương hiệu mới mà doanh nghiệp sẽ
kinh doanh, sắp xếp các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biết về doanh nghiệp, … Tuy
nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin và kích thích sự nhập
cuộc của báo chí, có thể sử dụng chiến thuật “rò rỉ” thông tin. Chiến thuật này không
chỉ gây tò mò cho báo giới mà còn hấp dẫn cả các đối tượng khác như các nhà đầu tư,
đối tác, khách hàng và ngay cả nhân viên của doanh nghiệp.
Đối với tổ chức sự kiện như khai trương, động thổ, khánh thành, các ngày lễ kỷ
niệm, … Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng biết nhiều hơn về doanh nghiệp và sản phẩm
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó góp phần củng cố quan hệ giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp và gia tăng khả năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong
doanh nghiệp. Nên chọn lọc các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần
tuyên truyền và cần có sự đầu tư thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của công
chúng.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 11
Đối phó rủi ro và khắc phục sự cố có thể là giải quyết tốt các khiếu nại hoặc sự
cố của khách hàng, thậm chí có thể là cảnh báo về nguy cơ hàng giả và tuyên truyền
chống hàng giả, bồi thường cho khách hàng, … Chính điều này sẽ tạo được lòng tin
của khách hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Các hoạt động tài trợ cộng đồng trước hết cần xuất phát từ mục đích mang lại
lợi ích cho cộng đồng, bên cạnh đó là quảng báo thương hiệu. Các chương trình cho
hoạt động này cần thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và không quá lạm dụng
quảng cáo vì rất có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược, gây khó chịu cho đối tượng được
tuyên truyền.
Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng như hội nghị khách
hàng, tổ chức triễn lãm, … là nhóm hoạt động có chi phí đôi khi không quá cao nhưng
hiệu quả thường rất lớn. Đây là cơ hội tốt nhất để người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp
với hàng hóa của doanh nghiệp và được tư vấn đầy đủ, chính thức từ doanh nghiệp.
Làm tốt các hoạt động này, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội được
người tiêu dùng nhớ đến.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay thì việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước diễn ra rất quyết liệt, người tiêu dùng có được nhiều sự
lựa chọn hơn trong việc mua sắm. Vì vậy để tăng hiệu quả cạnh tranh thì doanh
nghiệp cần phải có những chiến lược xúc tiến thực sự hiệu quả để cho người tiêu dùng
có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp từ đó nâng cao doanh thu và
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để có thể có được những chiến lược xúc tiến hợp lý và có hiệu quả thì việc
nghiên cứu và hiểu rõ được cơ sở lý luận là hết sức quan trọng, điều này sẽ tạo nền
tảng cho việc nghiên cứu những gì mà doanh nghiệp đã đạt được và những tồn tại cần
phải khắc phục ở chương tiếp theo.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AN PHONG – TRUNG
TÂM THƯƠNG MẠI MAXIMARK
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AN
PHONG
2.1.1 Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư An Phong – Trung tâm thương mại
Maximark
Công ty CP Đầu tư An Phong là công ty tiên phong trong việc khai thác loại
hình kinh doanh mới dưới hình thức phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam nói chung
và TP.HCM nói riêng. Trải qua nhiều năm hoạt động, hiện nay công ty đã xây dựng
được hệ thống bao gồm 4 trung tâm thương mại: Maximark 3/2 và Maximark Cộng
Hòa (TP.HCM), Maximark Nha Trang ( Nha Trang – Khánh Hòa), Maximark Cần
Thơ ( Cần Thơ) và tạo được tên tuổi cho thương hiệu Maximark của mình.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là Thương mại – Dịch vụ, chủ yếu kinh doanh
về lĩnh vực bán lẻ. Ban đầu công ty chỉ kinh doanh buôn bán lẻ hàng tiêu dùng và vật
liệu xây dựng với số vốn điều lệ 300 triệu đồng. Trong xu thế những năm gần đây,
Việt Nam chuyển mình và hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa…công ty đã không
ngừng nâng cao và phát triển, gia tăng các mặt hàng kinh doanh đặc biệt là dịch vụ để
cạnh tranh với các đối thủ của mình. Công ty luôn nhận thức được sự thay đổi nhu cầu
của người tiêu dùng, đó là ngày nay người ta đến siêu thị, trung tâm thương mại ngoài
nhu cầu mua sắm còn để hưởng các dịch vụ khác như: vui chơi giải trí, ăn uống, làm
đẹp, …. Vì vậy, công ty luôn nghiên cứu tìm hiểu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách
hàng. Cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể công ty, cho đến nay nguồn vốn
của công ty đã tăng hơn gấp 300 lần số vốn điều lệ ban đầu.
2.1.2 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần đầu tư An Phong được thành lập theo quyết định số 176/CP-
UB do UBND TP.HCM cấp ngày 25/04/1992 theo giấy phép kinh doanh số 406918.
Ban đầu là Công ty TNHH – DN An Phong. Đến tháng 12/2007 công ty đổi tên thành
Công ty CP đầu tư An Phong.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 14
Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong
Trụ sở chính: Số 3, Đường 3/2, Phường 11, Q.10, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 38342002 – 38342085 Fax: (84.8) 38342001
Mã số thuế: 0300992066
Email: ,
Logo:
Hình 2.1 - Logo của Trung tâm thương mại Maximark
Ngành nghề kinh doanh: bách hóa, công nghệ thực phẩm, hàng gia dụng, hàng
lưu niệm, vàng bạc đá quý, trang sức, sành sứ, vải, may mặc, mỹ phẩm, lương thực –
thực phẩm, thủy hải sản, nông sản, trang trí nội thất, kim khí điện máy, ăn uống giải
khát, vui chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, …
2.1.3 Quá trình phát triển
Năm 1995, công ty An Phong xây dựng Maximark đầu tiên tại số 3 đường 3/2 -
Q.10, siêu thị được khai trương vào ngày 05/01/1996 với diện tích hơn 5000m2 có
không gian thóang mát, trang thiết bị tiêu chuẩn, hàng hóa phong phú và đa dạng đã
thu hút được rất nhiều khách hàng và sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất, nhà cung
cấp.
Năm 1998, siêu thị Maximark Nha Trang được xây dựng tại số 66 đường
Quang Trung thuộc thành phố biển của tỉnh Khánh Hòa với diện tích khỏang 2000m2
gồm siêu thị tự chọn và các quầy hàng tổng hợp. Hàng hóa đa dạng phong phú đáp
ứng được nhu cầu mua sắm của người dân nơi đây cũng như khách du lịch. Năm
2000, công ty mở rộng và đầu tư nâng cấo siêu thị Maximark 3/2 với diện tích trên
17000m2 , trở thành siêu thị lớn nhất TPHCM lúc bấy giờ. Siêu thị Maximark 3/2 có
nhiều lợi thế với vị trí đẹp: tiếp giáp với nhiều quận trung tâm của Thành phố như:
Q.1, Q.11, Q.3, …
Năm 2001, công ty tiếp tục xây dựng thêm Maximark Cộng Hòa trên khu đất
gần 20000m2. Sau một nằm xây dựng, siêu thị Maximark Cộng Hòa đã mở cửa để
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 15
tiếp đón khách hàng đến mua sắm vào tháng 02/2002. Siêu thị bao gồm các quầy hàng
tự chọn, các quầy tổng hợp, các loại hình vui chơi giải trí, nhà hàng và bãi giữ xe rộng
rãi. Vì thế, siêu thị Maximark Cộng Hòa đã trở thành siêu thị bán lẻ lớn nhất và đạt
chuẩn nhất VN. Siêu thị Maximark Cộng Hòa còn có nét nổi bật là có thêm Nhà thi
đấu đa năng được xây dựng và hoàn tất vào năm 2002 với sức chứa hơn 3000 chỗ
ngồi. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao, các chương trình ca
nhạc và các Game show của Đài truyền hình như: Sao Mai Điểm Hẹn, Chung sức,
Nốt nhạc vui, Hát với Ngôi sao, … Các hoạt động của nhà thi đấu đa năng này đã
đóng góp một phần không nhỏ, làm tăng lợi nhuận cho công ty đồng thời nâng cao
thương hiệu Maximark.
Tháng 3/2006, công ty đã khai trương thêm siêu thị Maximark Cần Thơ với
diện tích 15000m2. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Cần Thơ nhằm phục vụ
và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nơi đây cũng như khách du lịch.
2.1.4 Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ
2.1.4.1 Quyền hạn
Công ty An Phong là đơn vị hoạt động độc lập, có con dấu và mã số thuế riêng,
có tư cách pháp nhân. Công ty được quyền mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng, được
quyền tự chủ về tài chính, tham gia tạo dựng mối quan hệ với tất cả các tổ chức –
doanh nghiệp – thành phần kinh tế trong và ngoài nước (theo pháp luật Viêt Nam) để
mở rộng mạng lưới cũng như thị trường kinh doanh của mình.
Công ty được quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Trong
tương lai có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 16
2.1.4.2 Chức năng
- Kinh doanh thương mại, bán sỉ, bán lẻ hàng tiêu dùng, vải sợi, hàng kim khí
điện máy, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, …
- Đại lý kí gửi hàng hóa và các loại xe có động cơ (xe ôtô, xe gắn máy, xe cơ
giới, )
- Dịch vụ vui chơi giải trí, mua bán lương thực – thực phẩm, bách hóa, đồ
chơi, đồ dùng trẻ em, trang trí nội thất, đồ dùng gia đình, …
- Mua bán thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm.
- Cho thuê mặt bằng kinh doanh khu vui chơi giải trí, hoạt động thể thao
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (chỉ hoạt động khi có đủ điều
kiện kinh doanh theo quy định pháp luật)
2.1.4.3 Nhiệm vụ
- Có nhiệm vụ tổ chức và cung ứng các loại vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết
bị, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, lưu thông phân phối, khai
thác, tiếp nhận các loại vật tư, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cần xã hội.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao doanh số bán, tăng mức lợi
nhuận, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của toàn bộ nhân
viên và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ trương chính sách đối với nhà
nước.
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp cận, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
về các mặt hàng kinh doanh của công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty, bảo
toàn và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả, góp phần và sự phát triển của
đất nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ nhân viên trong
công ty.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 17
2.1.4.4 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
Ban Giám Đốc
- Tổng Giám Đốc: là người đứng đầu công ty có quyền điều hành, chịu trách
nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của
công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban của công ty và chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
- Phó tổng giám đốc: có trách nhiệm giải quyết các hoạt động kinh doanh
của công ty khi Tổng Giám Đốc đi vắng, điều hành và chỉ đạo trực tiếp các
hoạt động kinh doanh của siêu thị đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám Đốc về trách nhiệm được giao.
- Giám Đốc Điều Hành: hệ thống siêu thị có trách nhiệm điều hành và quản
lý các hệ thống siêu thị Maximark trên toàn quốc.
Phòng Hành chính nhân sự
Tổ chức tuyển dụng, điều chỉnh, lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ cán bộ công
nhân viên. Tham mưu cho Ban giám đốc về xét duyệt tuyển dụng, thôi việc; sắp xếp
và quản lý nhân sự; nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty; xây dựng nội
quy và quy chế quản lý lao động; xây dựng và thực hiện chính sách lương cũng như
khen thưởng đối với cán bộ nhân viên theo đúng quy định của nhà nước.
Phòng Quảng cáo – Tiếp thị
Nghiên cứu thị trường, chủ động tìm ra nguồn hàng, mở rộng giao dịch, phối
hợp với các phòng ban để xem xét các hình thức thanh toán về hoạt động mua bán -
nhập khẩu. Tổ chức tiếp thị, cung cấp thông tin tham mưu cho Ban giám đốc về chủ
trương chính sách kinh tế, về hiệu quả của tình hình hoạt động, nhu cầu hàng hóa trên
thị trường.
Tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, các chương trình quảng cáo để
xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Thực hiện các chức năng tư vấn về nhu cầu thị trường về các mặt hàng kinh
doanh của công ty. Tiếp nhận ý kiến khách hàng về chất lượng hàng hóa, thái độ phục
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 18
vụ của nhân viên công ty nhằm nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện
hơn.
Phòng kế toán
- Kế tóan trưởng: chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, điều hành hoạt
động kế toán của công ty. Hướng dẫn các chế độ quản lý kinh tế, tài chính,
hỗ trợ Ban giám đốc trong việc tổ chức kiểm tra, kiểm kê, phân tích các hoạt
động kinh doanh, ký duyệt các chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan đến
thanh tóan hợp đồng. Có trách nhiệm phân công trách nhiệm và kiểm tra
thực hiện đối với các kế toán viên.
- Kế toán tổng hợp: cùng với kế toán trưởng theo dõi vào giám sát công việc
của các kế toán viên trong việc thực hiện các công việc được giao, tập hợp
các số liệu phát sinh từ các chi nhánh, hạch tóan lên các biểu kế toán.
Ngoài ra còn có kế toán thanh toán, kế toán tài sản cố định, thủ quỷ nhằm thực
hiện mọi vấn đề liên quan đến vốn, tiền, tài sản, hàng hóa, công nợ của công ty. Thực
hiện tham mưu quản lý các hoạt động của công ty trên lĩnh vực thông kê kế toán và tài
chính theo đúng quy định của pháp luật và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Phòng kỹ thuật
- Quản lý hệ thống điện, dây cáp, tổng đài điện thoại, Internet.
- Bảo trì, sửa chữa khi có sự cố tại các chi nhánh.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 19
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty CP Đầu tư An Phong
(Nguồn: phòng nhân sự - công ty An Phong)
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua
2.1.5.1 Cơ sở vật chất – công nghệ
Hiện nay ở tại hệ thống siêu thị Maximark đều được trang bị các hệ thống tính
tiền laser, cầu thang cuốn, các kệ hàng trưng bày hàng hóa, kệ gỗ trưng bày rượu, hệ
thống làm lạnh thực phẩm và quy trình chế biến thức ăn theo tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm.
BP
QL
M
TỔNG
GIÁM ĐỐC
GĐ ĐIỀU HÀNH
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
GĐ
Siêu Thị
Nha Trang
GĐ TÀI CHÍNH
Phòng
Kế tóan
Phòng
nhân sự
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
QC-TT
GĐ
Siêu Thị
3/2
GĐ
Siêu Thị
Cộng Hòa
GĐ
Siêu Thị
Cần Thơ
BP
QLTT
BP
TTHD
BP
KTĐL
BP
KHO
BP
ĐL
BP
KTVT
BP
TV
BP
TN
BP
BH
BP
KT
BP
BV
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 20
Hệ thống đèn chiếu sang cũng được quan tâm bởi hệ thống siêu thị Maximark
đang hướng tới loại hình trung tâm thương mại như Parkson, Lottemark,…
2.1.5.2 Nguồn hàng
An Phong là công ty thương mại có chức năng làm kênh phân phối. Phần lớn
hàng hóa trưng bày trong Trung tân thương mại Maximark là do các nhà sản xuất từ
bên ngoài cung cấp. Những hàng hóa này do nhân viên công ty đi mua, ký hợp đồng
với các nhà sản xuất hoặc do các nhà sản xuất tự mang đến chào hàng. Hàng hóa chủ
yếu được công ty thu mua theo phương thức gối đầu, một số ít là bán thưởng hoa hồng
từ nhà cung cấp.
Vì là một đơn vị bán lẻ nên các mặt hàng bán ra chủ yếu phục phụ cho sinh
hoạt hàng ngày. Có thể thấy các nhãn hiệu nổi tiếng của các nhà sản xuất trong và
ngoài nước như: Unilever, P&G, Pepsi, Vissan, Việt Tiến, Lancome, Bossini, …
Trong đó hàng Việt Nam chiếm hơn 80%.
Công ty An Phong còn là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho nhãn hiệu
sữa bột dinh dưỡng Maeli của Hàn Quốc như: bột cá, bột rau quả, …
2.1.5.3 Cơ cấu mặt hàng
So với các trung tâm bán lẻ khác, chủng loại hàng hóa được bày bán trong
Trung tâm thương mại Maximark đa dạng vượt trội hơn nhiều từ nhóm hàng, ngành
hàng và phân nhóm hàng trong ngành hàng đó, sự phong phú từ kiểu dáng, mẫu mã,
nguồn gốc của hàng hóa. Đây chính là điểm nổi bật của trung tâm so với các hệ thống
siêu thị khác như Coopmart, Big C, Citimart, …
Hiện nay, trung tâm thương mại Maximark có hơn 30.000 mặt hàng khác nhau
chia thành hai nhóm cơ bản được bày bán trong siêu thị: ngành hàng thực phẩm và
ngành hàng bách hóa.
Ngành hàng thực phẩm
- Thực phẩm tươi sống và hàng đông lạnh: chủ yếu từ các nhà sản xuất trong
thành phố như: Vissan, Cầu Tre, Sao Việt, …
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 21
- Đồ hộp và thực phẩm chế biến công nghiệp: ngoài các nhãn hiệu nổi tiếng
trong nước như: Hạ Long, Vissan,… thì còn có các nhãn hiệu nổi tiếng của
Pháp, Mỹ, Hà Lan, Úc,
- Bánh, kẹo, trà, cafê: gồm các nhãn hiệu nhập từ Mỹ, Pháp, Thái Lan, … và
các nhà cung cấp trong nước như : Bibica, Hải Hà, Vinacafe, Trung
Nguyên, …
- Sữa và các loại nước uống: là mặt hàng có nhiều nhãn hiệu và chủng loại
xuất xứ trong và ngoài nước như: Vinamilk, Dalatmilk, Anpha Growth,
Friso, …. Về nước uống thì có các nhãn hiệu: Cocacola, Pepsi, Tribeco, …
- Gia vị và nước chấm: chủ yếu là của các nhà sản xuất trong nước
Ngành bách hóa
- Mỹ phẩm và các loại nước tẩy rửa: có nhiều chủng loại của các nhà sản xuất
trong và ngoài nước như : Johnson&Johnson, P&G, Debon, Mỹ Hảo, …
- Hàng gia dụng: kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của gia đình như: chén bát, dụng cụ làm bếp, đồ chơi trẻ em,
đa số được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ một số nước như Thái Lan,
Hàn Quốc, …
- Quần áo may sẵn, vải sợi: Quần áo may sẵn có các loại thời trang của nước
ngoài như Bossini, Giordano, … và các doanh nghiệp trong nước như Việt
Tiến, Việt Thắng, May Nhà Bè, …Vải sợi có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung
Quốc, Hồng Công, …
2.1.5.4 Cơ cấu nguồn nhân lực
Hiện nay, số nhân viên của công ty khoảng trên 700 người. Trong đó,
Maximark 3/2, Maximark Cộng Hòa và Maximark Cần Thơ có khỏang 200 nhân viên
cho mỗi trung tâm, Maximark Nha Trang có khoảng 100 nhân viên. Nhìn chung số
lượng nhân viên bán hàng, thu ngân, bảo vệ và tạp vụ chiếm đa số trong cơ cấu nhân
viên c ủa công ty.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 22
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty
Bộ phận
Số lượng
Đại học
Cao đẳng
Trung học PT
Độ tuổi
Tiếp tân
21
0
21
18 – 25
Bán hàng
249
0
249
18 – 30
Thâu ngân
183
0
183
20 – 25
Kho
111
0
111
20 – 40
Tạp vụ
78
0
78
18 – 40
Bảo vệ
14
0
14
18 – 35
Văn phòng
88
60
18
22 – 40
Đông lạnh
34
0
34
18 – 35
(Nguồn: phòng Nhân sự - Công ty An Phong)
Trong quá trình làm việc, công ty đưa ra nhiều quy định – luật lệ đối với nhân
viên của toàn công ty nhằm tạo cho nhân viên một phong cách chuyên nghiệp và thân
thiện đồng thời giúp khách hàng cảm thầy thoải mái, hứng thú khi đi mua sắm.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 23
2.1.5.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây
Bảng 2.2: Bảng tổng kết doanh thu và chi phí của công ty giai đoạn 2010-2011
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu 2011 2010
So sánh 2011 - 2010
Số tuyệt đối
Số tương
đối (%)
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
753,408,483,358 758,332,805,043 -4,924,321,685 99.35
Giá vốn hàng bán
617,230,412,320
620,200,345,000
-2,696,932,680
99.52
Lợi nhuận gộp
136,178,071,038
138,132,406,043
-1,954,389,005
98.59
Doanh thu từ hoạt
động tài chính
4,837,908,553 4,783,456,732 54,451,821 101.14
Chi phí tài chính
4,257,314,030
4,203,920,458
53,393,572
101.27
Chi phí bán hàng 6,216,473,385 6,634,832,341 -418,358,956 93.69
Chi phí quản lý DN
83,839,264,910
84,031,743,243
-192,478,333
99.77
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
46,702,927,266 48,045,420,733 -1,342,439,467 97.21
Thu nhập khác
414,817,725
412,805,450
2,012,275
100.49
Chi phí khác
100,472,403
0
100,472,403
-
Lợi nhuận khác
314,345,322
412,805,450
-98,460,182
76.15
Lợi nhuận trước thuế
47,017,272,588
48,458,226,183
-1,440,953,595
97.03
Chi phí thuế TNDN
13,164,836,325
13,568,303,331
-403,467,007
97.03
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 24
hiện hành
Lợi nhuận sau thuế
33,852,436,263
34,889,922,852
-1,037,486,588
97.03
Tổng doanh thu
758,661,209,636
763,529,067,225
-4,867,857,589
99.36
Tổng chi phí
711,643,937,048
715,070,841,042
-3,426,903,994
99.52
Tổng lợi nhuận
47,017,272,588
48,458,226,183
-1,440,953,595
97.03
( Nguồn: Phòng kế toán – công ty An Phong)
Nhận xét về doanh thu, chi phí và lợi nhuận 2011 – 2010
Về tổng doanh thu, năm 2011 giảm so với năm 2010 là 4,867,857,589 đồng, chỉ
đạt 99.36% so với năm 2010. Trong đó doanh thu đóng góp chiếm tỷ lệ cao nhất là
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Về tổng chi phí, năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3,426,903,994 đồng, đạt
99.52% so với năm 2010. Trong đó, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp
chiếm tỷ lệ cao trong chi phí. Giá vốn hàng bán có mức tăng là do thời kì còn trong
giai đoạn của ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế và công ty nhập thêm nhiều nguồn hàng
mới.
Về lợi nhuận thì qua 2 năm không có biến đổi lớn. Lợi nhuận năm 2011 giảm
1,440,963,595 đồng so với năm 2010, tương ứng chỉ đạt 97.03% so với năm 2010.
Đây là mức lợi nhuận mà công ty đạt được qua một thời kỳ suy thoái từ sự ảnh hưởng
của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh của các doanh
nghiệp bán lẻ khác đang vươn lên, nhưng nó cũng thể hiện được hiệu quả kinh doanh
của công ty đang từng bước lấy lại lợi thế của một thương hiệu mạnh trong thời gian
tới.
GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Long SVTH: Đặng Thị Diễm Hằng
Trang 25
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ AN
PHONG
2.2.1 Thực trạng hoạt động quảng cáo
2.2.1.1 Các hoạt động quảng cáo của công ty An Phong – Trung Tâm
thương mại Maximark
Với đặc thù là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, trong đó
các mặt hàng mà trung tâm thương mại Maximark bán thường là những mặt hàng của
các hãng nổi tiếng hoặc là các mặt hàng được nhập khẩu. Vì thế nên hoạt động quảng
cáo của công ty không phải là quảng cáo cho một sản phẩm cụ thể mà là quảng cáo
cho một địa điểm mua sắm với đầy đủ các mặt hàng và dịch vụ kèm theo đáp ứng tốt
nhu cầu của người tiêu dùng. Yêu cầu của Ban giám đốc cho hoạt động quảng cáo là
duy trì hình ảnh của Maximark trong lòng người tiêu dùng như là một trong những
trung tâm thương mại hàng đầu Việt Nam và thu hút thêm được lượng khách hàng đến
với trung tâm sau mỗi chương trình quảng cáo.
Các phương tiện quảng cáo mà công ty thường hay sử dụng như báo chí (giấy –
điện tử), tạp chí, truyền hình, truyền thanh, phương tiện ngoài trời, …
Phương tiện báo chí được sử dụng cho những chương trình quảng cáo lớn và
công ty chủ động luân phiên quảng cáo trên nhiều mặt báo khác nhau. Để đảm bảo
hiệu quả cũng như chi phí hợp lý, công ty chỉ ưu tiên quảng cáo trên các báo có phạm
vi phát hành rộng rãi như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị, … với tần suất 1
đến 2 kỳ trên một đầu báo.
Quảng cáo trên truyền hình và truyền thanh được công ty thực hiện với số
lượng tương đối hạn chế vì chi phí rất cao. Quảng cáo trên truyền hình chỉ được thực
hiện trong những sự kiện lớn của công ty như khai trương chi nhánh mới tại các tỉnh
thành trong nước.