Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.21 KB, 66 trang )


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUẬN NGÔ QUYỀN TP. HẢI PHÒNG
Giáo Viên Hướng Dẫn: Th.sỹ Dương Quỳnh Liên
Sinh Viên Thực Tập : Đặng Quang Thắng
Mã Số Sinh Viên : DTU101C700066
Lớp : K6-Tài Chính Ngân Hàng
Khoá Học : 2010-2013
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực tập là khoảng thời gian hữu ích và cần thiết cho mỗi sinh
viên để trang bị cho mình những kiến thức thực tế, để khi ra trường có thể tự tin,
và thích nghi với công việc tốt hơn.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu cùng
toàn thể các thầy cô giáo Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật – Đại học Thái
Nguyên, những người đã dạy dỗ, hướng dẫn và chuyền giảng những kiến thức
bổ ích, quý báu trong những năm tháng học tập tại trường. Em xin cảm ơn thầy
cô giáo khoa Kinh Tế & Quản Tri Kinh Doanh, các thầy cô bộ môn Tài Chính
Ngân Hàng và đặc biệt là cô Dương Quỳnh Liên là những người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, cô chú cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Agribank chi nhánh Quận Ngô Quyền
TP. Hải Phòng đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp các thông


tin cần thiết cho việc nghiên cứu, cũng như đóng góp ý kiến bổ ích cho em hoàn
thành đợt thực tập của mình với kết quả như mong đợi.
Trong bài báo cáo thực tập Tốt nghiệp này mặc dù bản thân em đã cố gắng
nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra, xong do kiến thức
và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo, để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 6 tháng 6 năm 2013
Sinh viên
Đặng Quang Thắng.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
NHTM Ngân hàng thương mại
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
TD Tín dụng
TMTG Thương mại thế giới
TP Thành phố
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng Trung ương
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng biểu Trang
1 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động tại Agribank 30
2 Bảng 2.2.: Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ tại Agribank 32
3 Bảng 2.3: Số lượng phát hành thẻ thanh toán tại Chi nhánh 33
4 Bảng 2.4: Tình hình chi tiết của thẻ thanh toán tại Chi nhánh 35
5 Bảng 2.5: Tỷ trọng thu nhập từ Dịch vụ thẻ tại Chi nhánh 37
6 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh Dịch vụ thẻ tại

Chi nhánh
38
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý 17
2 Sơ đồ 2.2. Quy trình thanh toán thẻ tại Ngân hàng 26
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 1.1. Thẻ Agribank Success 9
2 Hình 1.2. Thẻ tín dụng Agribank Visa 10
3 Hình 1.3. Thẻ tín dụng MasterCard 11
4 Hình 1.4. Thẻ ghi nợ Quốc Tế Agribank Visa/MasterCard 12
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Việt nam cũng đã đạt
được một số kết quả lạc quan. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ
khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế. Dẫn
đến, tỷ lệ lạm phát năm 2008 tăng cao nhanh chóng, tình hình xuất nhập khẩu khó
khăn nếu không có giải pháp của nhà nước về nguồn vốn Với những khó khăn
trước mắt, Nhà nước phải ưu tiên kiềm chế lạm phát. Đồng thời đối với Ngân hàng
trung ương, hoạt động thanh toán qua tài khoản thẻ cũng là công cụ điều tiết nền
kinh tế vĩ mô, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông chính là một trong
những giải pháp hữu hiệu trong kiềm chế lạm phát và thực hiện chính sách phát
triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó hoạt động thanh toán qua thẻ thanh toán, Ngân
hàng càng phải chú trọng vì đây là kênh thanh toán đem lại các khoản thu phí dịch
vụ rất lớn tại các Ngân hàng thương mại và là lĩnh vực hoạt động đầy tiềm năng.
Nhất là khi ở nước ta, vẫn còn hơn 70% các hoạt động thanh toán là bằng tiền mặt,
không những thế Vấn đề tiền giả trong lưu thông và các vụ án kinh tế đã làm thất
thoát hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng. Vì vậy cần có một công cụ thanh toán
khác nhằm thay thế công cụ thanh toán bằng tiền mặt đó là thanh toán không dùng

tiền mặt và một trong những công cụ đó là dich vụ thẻ tín . Sự phát triển của khoa
học công nghệ và thương mại điện tử đòi hỏi phải hiện đại hoá hệ thống Ngân
hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện hình thức thanh toán mới. Nhằm
tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới,
đó cũng là cơ hội để chúng ta sử dụng những thành quả của cách mạng khoa học kĩ
thuật trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm từng bước đưa các NHTM nước ta thu hẹp
dần sự cách biệt với các Ngân hàng trên thế giới. Giao dịch của người dân thông
qua thẻ tín dụng ở các nước phát triển là rất lớn. Giao dịch này đem lại rất nhiều lợi
ích nhưng ở Việt Nam lại quá mới mẻ nhưng hướng phát triển lại gặp nhiều sự
1
vướng mắc. Nhận thức được vai trò rất to lớn của các dịch vụ thẻ, và qua nghiên
cứu tình hình kinh doanh thẻ, vì những lý do trên nên em chọn đề tài: “Giải pháp
phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Quận Ngô
Quyền TP. Hải Phòng” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình. Qua khảo sát việc
sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam để qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện và phát triển việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán gần đây đã gặp không
ít những khó khăn và thách thức. Đây là một lĩnh vực tuy ra đời từ lâu nhưng còn
khá mới mẻ ở Việt Nam trong khi trình độ của người viết còn hạn chế, do vậy có
những sai sót trong quá trình thực hiện là khó tránh khỏi. Em kính mong thầy cô
chỉ bảo. Em xin chân thành cảm ơn!
2.Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng đồng thời tìm hiểu
những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và giải pháp phát triển kinh
doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh
Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng.
3.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về thực trạng kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng.
- Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng.
4.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ 22/4/2013 – 31/5/2013 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng.
2
6. Bố cục của báo cáo
Gồm 4 phần
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Kinh doanh Dịch vụ thẻ của Ngân hàng.
Chương 2: Thực trang Kinh doanh Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngông nghiệp và
Phát triển Nông thông Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp phát triển Kinh doanh Dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng.
Kết luận.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại và chức năng của thẻ tín dụng
1.1.1. Khái niệm thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất. Là công cụ thanh
toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng phát hành, cho phép người sử dụng khả
năng chi tiêu trước, trả tiền sau. Thẻ tín dụng dùng để thanh toán tại các đơn vị
chấp nhận thẻ hoặc rút tiền và thực hiện nhiều dịch vụ tài chính khác như chuyển
tiền, in sao kê… tại các máy ATM.
Thẻ tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ nên được gọi
chung là thẻ thanh toán. Thẻ tín dụng thường do Ngân hàng phát hành và thường
được quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài
sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức đã
cho, chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Lãi
suất tín dụng tuỳ thuộc vào quy định của mỗi Ngân hàng phát hành. Tính chất tín

dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay chỉ thanh toán sau một kỳ nhất định. Thẻ tín dụng được
coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực vay tiêu dùng.
1.1.2. Đặc điểm
a) Tính linh hoạt
Với nhiều loại đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách
hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập cao (thẻ
vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt, cho tới nhu cầu du lịch giải trí , thẻ
cung cấp cho khách hàng độ thoả dụng tối đa, thoả mãn nhu cầu của mọi đói tượng
khách hàng.
4
b) Tính tiện lợi
Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sựt
iện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt
đối với những người phải đi ra nước ngoài đi công tác hay là đi du lịch,thẻ có thể
giúp họ thanh toán ở bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt. Thẻ đư
ợc coi là phương tiện thanh toán ưu việt nhất trong số các phương tiện thanh
toán phục vụ tiêu dùng.
c) Tính an toàn và nhanh chóng
Chủ thẻ có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất
cắp thậm chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp Ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ
bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn
trôm. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết
lối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới Ngân hàng thanh
toán.
Ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế.Việc ghi nợ,có cho các chủ
thẻ tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động do đó quá trình
thanh toán dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. Thẻ thường thiết kế với kích thước
chữ nhật tiêu chuẩn để phù hợp với khe đọc thẻ, có kích thước thông thường là
8,5cm x 5,5cm. Trên bề mặt thẻ dập nổi tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ

ký tên, và băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã
được khách hàng đăng ký tại ngân hàng nào đó.
1.1.3. Phân loại thẻ
a) Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ
* Thẻ tín dụng trong nước
Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trong một nước. Ngân hàng
phát hành và cơ sở chấp nhận thẻ cùng trong một nước. Đồng tiền của thẻ chỉ duy
nhất là đồng nội tệ.
5
* Thẻ tín dụng quốc tế
Là các loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế ( là thành
viên của của tổ chức thẻ quốc tế) phát hành. Thẻ này có thể thanh toán ở tất cả các
đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới.
b) Phân loại theo đối tượng sử dụng
* Thẻ cá nhân
Là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng được được đủ
các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu
thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình.
* Thẻ cá nhân có hai loại thẻ chính và thẻ phụ
+ Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và cá
nhân đó là chủ thẻ chính.
+ Thẻ phụ: Chủ thẻ chính xin phát hành thẻ phụ cho người khác sử dụng ( chủ thẻ
phụ). Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm toàn bộ chi tiêu của chủ thẻ phụ.
* Thẻ công ty
Là loại thẻ tín dụng dùng cho công ty thanh toán trong hoạt động kinh doanh
của mình. Công ty đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ và uỷ quyền cho người đứng
tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến thẻ đều
do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành.
c) Phân loại theo mức tín dụng
Có hai loại: Thẻ vàng và thẻ chuẩn

+ Thẻ vàng: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 50.000.000 - 90.000.000
+ Thẻ chuẩn: Là thẻ có hạn mức tín dụng từ 10.000.000 - dưới 50.000.000.
Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà chủ thẻ được phép
sử dụng trong một chu kỳ tín dụng.
d) Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất
+ Thẻ dập nổi (Embossed Card): hiện giờ hầu như không còn sử dụng.
6
+ Thẻ từ tính (Magnetic Card): Các thông tin về thẻ trên một giải băng từ
+ Thẻ thông minh (IC/Smard Card): Các thông tin được lưu trữ bằng các vi
mạch. Thẻ này sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.
1.1.4. Chức năng
- Là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt các đơn vị chấp nhận thẻ.
- Rút tiền và thực hiện nhiều dịch vụ tài chính khác như chuyển tiền, in sao kê… tại
các máy ATM.
- Bỏ tiền mặt, bỏ ngân phiếu vào tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,
mua thẻ cào điện thoại di động, bán vé hay các giao dịch điện tử trực tiếp khác cho
các máy rút tiền tự động.
1.2. Khái quát tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
1.2.1. Sự hình thành và Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ ở ngân hàng Agribank
Tại các quốc gia phát triển, dịch vụ thẻ ra đời từ rất sớm và đã nhanh chóng
trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được yêu thích của nhiều
người vì độ an toàn và sự tiện lợi của nó.
Với nhiều tiện ích và độ an toàn cao, nên sau khi được các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam ứng dụng và phát triển, dịch vụ thẻ đã nhanh chóng được nhiều người
ưa chuộng sử dụng. So với một số NHTM khác thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam triển khai dịch vụ này tương đối chậm hơn, nhưng cũng
đã nhanh chóng trở thành một trong những Ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Giai đoạn từ năm 1995 đến 1998 Agribank bắt đầu xây dựng đề án kinh doanh dịch
vụ thẻ song mãi đến giai đoạn từ 1999 đến 2002 Agribank mới tiến hành mua sắm
trang thiết bị đi vào hoạt động, ra nhập thi trường thẻ Việt Nam từ năm 2003, đến

nay Agribank đã được triển khai rộng khắp trên khắp 68 tỉnh, thành phố trong cả
nước với hơn 1.200 điểm chấp nhận thanh toán (ATM/POS).
Vì những tiện ích vốn có của nó dịch vụ thẻ cũng đã nhanh chóng phát triển và trở
thành phương tiện thanh toán khá phổ biến, điều đó được thể hiện rõ nhất ở số
7
lượng thẻ phát hành, số lượng máy ATM, mạng lưới chấp nhận thẻ, cũng như
doanh số thanh toán thẻ của các NHTM tăng trưởng khá nhanh. Tính đến
31/12/2012, tổng số lượng thẻ phát hành (lũy kế) mà Agribank đạt được là
10.652.830 thẻ, tăng 27% so với năm 2011, chiếm 20% thị phần thẻ ngân hàng cả
nước. Về số lượng ATM, Agribank hiện có 2.100 ATM, chiếm khoảng 15% thị
phần ATM của hệ thống ngân hàng. Agribank cũng hiện có 7.046 thiết bị chấp
nhận thẻ (EDC/POS), tăng 34% so với năm trước, chiếm 6,7% thị phần EDC/POS
toàn thị trường.
1.2.2. Tính tất yếu ứng dụng công nghệ thẻ của Ngân hàng
Năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng
hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại (NHTM).
Trong đó yếu tố công nghệ luôn được các NH quan tâm để nâng cao chất lượng
dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh. Song bởi nhiều lý do như:
tiềm lực tài chính giới hạn, chiến lược đầu tư hiện đại hóa công nghệ không đủ sâu
rộng, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên còn hạn chế dẫn đến
sự đầu tư vào công nghệ mới bị lãng phí, khai thác không hết tính năng Vì thế
tính đến nay, không phải NH nào cũng thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Vì vậy
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ
đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng
tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống
thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ năm
2003. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối
tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu
khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.

8
1.3. Giới thiệu chung về các dịch vụ thẻ của Ngân hàng
Với sự phát triển nhanh chóng của mình trong lĩnh vực dịch vụ thẻ, Agribank
đã nhanh chóng chiếm được thi trường và tung ra 14 sản phẩm thẻ các loại, phù
hợp với nhu cầu đa dạng của từng đối tượng khách hàng trong đó một số dịch vụ
thẻ nổi bật của mình như:
+ Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa Success
+ Dịch vụ thẻ tín dụng Quốc Tế Agribank Visa
+ Dịch vụ thẻ tín dụng Quốc Tế Agribank MasterCard
+ Dịch vụ thẻ ghi nợ Quốc Tế AgribankVisa/MasterCard
1.3.1. Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa Success
Hình 1.1. Thẻ Agribank Success
Thẻ ghi nợ nội địa – “Success” là thẻ cá nhân do Agribank phát hành, cho
phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và
(hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt tại đơn
vị chấp nhận thể hoặc điểm ứng tiền mặt (ATM/EDC) trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
Tiện ích
Rút tiền ở bất cứ máy ATM và EDC/POS tại quầy giao dịch của Agribank mọi lúc,
mọi nơi. Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của
9
Agribank. Với khách hàng có thu nhập ổn định được chi nhánh Agribank cấp hạn
mức thấu chi tối đa lên tới 30 triệu đồng cho phép rút tiền mặt hay thanh toán hàng
hoá, dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng có số dư
1.3.2. Dịch vụ thẻ tín dụng Quốc Tế Agribank Visa
Hình 1.2. Thẻ tín dụng Agribank Visa
Thẻ tín dụng Quốc tế Agribank Visa là thẻ tín dụng cá nhân mang thương
hiệu Visa do Agribank phát hành, được sử dụng và chấp nhận thanh toán trên phạm
vi toàn cầu với tính chất ứng tiền, mua hàng hoá, dịch vụ trước, trả tiền sau, mang
lại sự thuận tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Hạng thẻ
Gồm 2 hạng
- hạng thẻ Chuẩn (Credit classic)
- Hạng thẻ Vàng ( Credit Gold)
Các tiện ích
+ Ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch và các điểm ứng tiền mặt
trên phạm vi toàn cầu.
+ Nộp tiền vào tài khoản qua EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc qua internet
+ Vấn tin hạn mức tín dụng tại ATM, EDC/POPS tại quầy giao dịch
+ Đổi mã PIN tại ATM
+ Thực hiện các giao dịch đặt trước như khách sạn, vé máy bay, tour du lịch
10
+ Miễn phí bảo hiểm tai nạn chủ thể trên phạm vi toàn cầu với số tiền bảo hiểm lên
tới 15 triệu đồng.
+ Hạn mức tín dụng tạm thời lên tới 10% hạn mức tín dụng được cấp
+ Lãi suất cho vay thẻ tín dụng cạnh tranh và được miễn lãi trong phạm vi tối đa 45
ngày khi thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày đáo hạn.
1.3.3. Dịch vụ thẻ tín dụng Quốc Tế Agribank MasterCard
Hình 1.3. Thẻ tín dụng Agribank MasterCard
Thẻ tín dụng quốc tế Agribank MasterCard là thẻ tín dụng cá nhân mang
thương hiệu MasterCard do Agribank phát hành, được sử dụng và chấp nhận thanh
toán trên phạm vi toàn cầu với tính chất ứng tiên, trả tiền sau, mang lại sự thuận
tiện cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Hạng thẻ
- Hạng thẻ vàng (Credit Gold)
- Hạng thẻ bạch kim (Credit Platinum)
Các tiện ích
+ Ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch và các điểm ứng tiền mặt
trên phạm vi toàn cầu.

+ Nộp tiền vào tài khoản qua EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc qua ỉternet
+ Vấn tin hạn mức tín dụng tại ATM, EDC/POPS tại quầy giao dịch
11
+ Đổi mã PIN tại ATM
+ Thực hiện các giao dịch đặt trước như khách sạn, vé máy bay, tour du lịch
+ Miễn phí bảo hiểm tai nạn chủ thể trên phạm vi toàn cầu với số tiền bảo hiểm lên
tới 15 triệu đồng đối với hạng thẻ Vàng và 5.000 USD đối với thẻ Bạch Kim. Đặc
biệt chủ thẻ Bạch Kim còn được sủ dụng miễn phí dịch vụ tư vấn hỗ trợ toàn cầu SOS.
+ Hạn mức tín dụng tạm thời lên tới 10% hạn mức tín dụng được cấp
+ Lãi suất cho vay thẻ tín dụng cạnh tranh và được miễn lãi trong phạm vi tối đa 45
ngày khi thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày đáo hạn.
1.3.4 Dịch vụ thẻ ghi nợ Quốc Tế Agribank Visa/MasterCard
Hình 1.4. Thẻ ghi nợ Quốc Tế Agribank Visa/MasterCard
Thẻ mang thương hiệu Visa/MasterCard do Agribank phát hành cho phép
khách hàng cá nhân là chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh
toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ: rút, ứng tiền
mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt trên
phạm vi toàn cầu hoặc giao dịch qua internet
Hạng thẻ
Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/MasterCardcó 2 hạng thẻ
- Hạng thẻ Chuẩn (Debit Classic)
- Hạng thẻ Vàng (Debit Gold)
12
Tiện ích và ưu đãi
+ Quý khách hàng có thể rút/ứng tiền mặt tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
và các điểm ứng tiền mặt khác trên phạm vi toàn cầu (VND trên lãnh thổ Việt Nam
và ngoại tệ tại các nước trên thế giới).
+ Quý khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận
thẻ hoặc qua Internet (Quý khách vui lòng tải mẫu đăng ký giao dịch qua Internet

tại đây).
+ Quý khách hàng có thể vấn tin số dư tài khoản tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Quý khách hàng có thể đổi mã PIN tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Quý khách hàng có thể chuyển khoản tại máy ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Quý khách hàng có thể nộp tiền vào tài khoản qua EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Quý khách hàng có thể in sao kê tại ATM, EDC/POS tại quầy giao dịch
+ Quý khách hàng có thể thanh toán hóa đơn, mua thẻ trả trước
+ Quý khách hàng có thể sử dụng các tiện ích Mobile Banking như: thông báo biến
động số dư, chuyển khoản Atransfer, nạp tiền thuê bao di động trả trước, thanh toán
cước thuê bao di động trả sau, ví điện tử Vnmart, v.v…
+ Quý khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định được chi nhánh Agribank cấp hạn
mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng và thời hạn thấu chi tối đa là 12 tháng.
+ Quý khách hàng được miễn phí bảo hiểm tai nạn chủ thẻ trên phạm vi toàn cầu
với số tiền bảo hiểm lên tới 15 triệu đồng/thẻ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của
Agribank.
+ Quý khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số dư tài khoản tiền gửi
thanh toán.
+ Quý khách hàng được bảo mật các thông tin tài khoản cũng như cá nhân
Ngoài ra còn một số dịch vụ thẻ như thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiêp…
13
Chương 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH QUẬN NGÔ QUYỀN TP. HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Agribank chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, gọi tắt là
Agribank. Trụ sở chính: Lô 2B.XV, khu đô thị mới Mỹ Đình I, huyện Từ Liêm, TP
Hà Nội.

Điện thoại: 04.38313717
Fax: 04.38313719
Website: www.agribank.com.vn
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc
thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân
hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế
Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
14
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân
viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế
dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc,
Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng gồm hội sở và 22 chi
nhánh loại III, 16 phòng giao dịch, trong đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Quận Ngô Quyền là một trong 22 chi nhánh loại III của

Agribank Hải Phòng, được thành lập vào ngày 12/4/1988, tại 276
A
Đà Nẵng, Ngô
Quyền, Hải Phòng. Điện thoại:031 3752 535.
2.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của Ngân hàng
Agribank Hải Phòng
Agribank Hải Phòng đã có những bước phát triển, dần khẳng định vị thế là Ngân
hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn và có những đóng góp quan trọng cho quá
trình phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Cảng.
+ Ngày 12/4/1988 Agribank Hải Phòng được thành lập. Với 01 chi nhánh thành
phố và 9 chi nhánh huyện và khu vực; Tổng nguồn vốn 9,9 tỷ đồng; dư nợ 12,4 tỷ
đồng, hơn 800 lao động.
+ 5 năm liền “2007-2012” Agribank Hải Phòng đã được Trung ương Hội tàn tật và
trẻ mồ côi Việt Nam tặng bằng khen do đã có thành tích suất sắc trong công tác an
sinh xã hội.
15
+ 3 năm liền 2010-2012 được Thống đốc NHNN tặng bằng khen và cờ thi đua do
có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, nhiều bằng khen của Phòng
Thương mại công nghiệp Việt Nam, của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng.
+ Năm 2011, Agribank Hải Phòng là đơn vị xuất sắc nhất vùng đồng bằng sông
Hồng được Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank tặng bằng khen và nhiều phần
thưởng cao quý khác.
+ Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Hải Phòng đạt
6.855 tỷ đồng (tăng 1.880 tỷ đồng so với đầu năm), tăng trưởng 37,8%, chiếm 13%
thị phần trên địa bàn. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 5.788 tỷ đồng (trong đó
dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 60%), tăng 624 tỷ đồng so với đầu
năm, tăng trưởng 12%, chiếm 11,5% thị phần trên địa bàn.
+ Đến nay, tổng số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh có 600 người, giảm hơn 200
người so với năm đầu thành lập, toàn chi nhánh tạo thành khối thống nhất vượt khó
vươn lên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh. Đội ngũ cán bộ viên chức được

tinh giản và trẻ hóa, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác.
Cùng với các hoạt động kinh doanh, Agribank Hải Phòng tích cực tham gia các
hoạt động xã hội, từ thiện, thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp trên
4 tỷ đồng vào các chương trình an sinh xã hội: “Xóa đói, giảm nghèo”, “Đền ơn,
đáp nghĩa”, xây nhà tình nghĩa, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, các
cháu tàn tật và trẻ mồ côi, ủng hộ xây dựng nhà văn hóa xã…
+12/4/2013 kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank Hải Phòng. Với thành tích đạt
được là hệ thống mạng lưới rộng khắp các quận, huyện, vùng sâu vùng xa, gồm:
Hội sở và 22 chi nhánh loại III, 16 phòng giao dịch, 38 máy ATM. Agribank Hải
Phòng đã phát hành 180.000 thẻ các loại: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ
tín dụng quốc tế, thẻ sinh viên, thẻ lập nghiệp… số dư bình quân trên tài khoản thẻ
đạt gần 200 tỷ đồng; doanh số hoạt động ATM đạt 2.400 tỷ đồng/ năm.
16
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh Quận Ngô Quyền TP. Hải
Phòng
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý Chi nhánh Agribank Quận Ngô Quyền TP. Hải Phòng
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý
17
Ban Giám
đốc chi nhánh
Phòng tài chính
kế toán
Phòng tín
dụng
Phòng dịch
vụ khách
hàng
Phòng hành
chính tổng
hợp

TT Chăm sóc KH
doanh nghiệp
TT Chăm sóc KH
cá nhân

quan
hệ KH
CV
Tín
dụng
KSV
GDV
Bộ
phận
ngân
quỹ
Giao
dịch
viên

vấn
khách
hàng
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Ngân hàng
Ban Giám đốc
Là những người có thẩm quyền cao nhất, chịu trác nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
Phòng tài chính kế toán
* Chức năng
Thực hiện nghiệp vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại chi

nhánh.
* Nhiệm vụ
+ thực hiện công việc kế toán tổng hợp.
+ thực hiện việc quản lý và chi tiêu nội bộ.
+ Thực hiện tạo lập và kiểm soát các báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính.
+ Tổng hợp kế toán, kiểm soát đối chiếu với báo cáo tổng hợp nghiệp vụ của các
phòng nghiệp vụ, bảo đảm cân đối, chính xác và đầy đủ, tổng hợp, đóng và lưu trữ
chứng từ nghiệp vụ kế toán.
+ Thực hiện nghiệp vụ công nghệ thông tin tại địa bàn được giao.
+ cập nhật, quản lý và lưu trũ hồ sơ nghiệp vụ lĩnh vực hoạt động của phòng.
+ Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của Agribank và theo
quy định của giám đốc chi nhánh.
Phòng tín dụng
* Chức năng
Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và cấp tín dụng khác cho
khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và
Agribank.
* Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ phát triển khách hàng, thẩm định và quản lý tín dụng
18
+ Phát triển khách hàng tín dụng và tài trợ thương mại, trực tiếp quản lý và giao
dịch với khách hàng tín dụng.
+ Xây dựng, thậm định và thực hiện chính sách tín dụng của Agribank đối với từng
khách hàng, bảo dảm phù hợp với thị trường tín dụng trên địa bàn.
+ Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với từng
khách hàng bao gồm: tiếp thị phát triển khách hàng, thu thập thông tin (tài chính và
phi tài chính), lập tờ trình thẩm định, hoàn thiện hồ sở, giải ngân khoản vay.
+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ
cấp tín dụng và tài trợ thương mại khác cho khách hàng (trù trường hợp do phòng
tài trợ thương mại và các đơn vị khác thực hiện).

+ Thực hiện quản lý các khoản tín dụng và thu hồi nợ, kể cả những khoản tín dụng
có dấu hiệu bất thường và nợ xấu.
+ Giới thiệu tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của Agribank và bán
chéo sản phẩm, dịch vụ của Agribank cho khách hàng.
Nhiệm vụ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng:
+ Thực hiện việc công chứng, đăng kí và thông báo các giao dịch bảo đảm tiền vay
và các bảo đảm cấp tín dụng khác.
+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý trước khi giải ngân, pháp hành thư bảo đảm, bảo lãnh tình
tuân thủ về hồ sơ pháp lý cho đến khi tất toán khoản tín dụng.
+ Quản lý việc định giá tài sản đảm bảo tiến vay, đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền
vay cho toàn bộ và từng phần dư nợ, theo định kì hoặc đột xuất.
+ thông báo cho khách hàng (và cán bộ tín dụng) về việc đến hạn các khoản nợ,
mua bảo hiểm và các thời hạn khác liên quan đến khoản nợ.
+ Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng đối
với khoản nợ được giao xử lý.
+ theo dõi và lập báo cáo về tình hình thu hồi nợ đối với khoản rủi ro đã được xủ lý.
19

×