Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luận văn thạc sĩ tình hình nhiễm giun đũa ở lợn (ascariosis) tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và áp dụng biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.85 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HÀ TRINH

Tên đề tài:
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở LỢN (ASCARIOSIS)
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Thú y
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2011 – 2016

THÁI NGUYÊN - 2015

e


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HÀ TRINH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở LỢN (ASCARIOSIS)
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: 43 Thú y - N01
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2011- 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đỗ Thị Lan Phƣơng
Bộ môn: Bệnh động vật - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm

THÁI NGUYÊN - 2015

e


i

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ lịng kính trọng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong khoa Chăn nuôi Thú y là những ngƣời đã dạy dỗ, hƣớng dẫn em trong
những năm tháng học tập tại trƣờng. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các
cô chú, anh chị công tác tại Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Đỗ Thị Lan
Phương, giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã ân cần chỉ bảo tận tình và trực tiếp hƣớng dẫn em hồn thành khố
luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời than và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp của mình trong suốt quá trình học vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Hà Trinh

e


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn tại 3 huyện thuộc tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................. 30
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh giun đũa lợn theo địa hình ............ 32
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn ............................ 34
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa theo giống lợn ......................... 37
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm cƣờng độ giun đũa lợn theo tính biệt ......................... 38
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa theo phƣơng thức chăn nuôi ... 39
Bảng 4.7: Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng VSTY ....... 41
Bảng 4.8. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đũa lợn theo các tháng trong năm ......... 43
Bảng 4.9. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa ở 3 huyện ................ 44
Bảng 4.10. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn ............................................. 45

e


iii

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ vịng đời giun đũa lợn .........................................................................7
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phƣơng thuộc tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................... 31
Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tuổi ................................................. 36
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun A.suum theo phƣơng thức chăn ni ............. 40
Hình 4.4. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ................. 43

e


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
A.suum:

Ascaris suum

cs:

Cộng sự

VSTY:

Vệ sinh thú y

CN:

Công nghiệp


TT:

Truyền thống

e


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
1.3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................................4
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum....................................... 4
2.1.2. Bệnh giun đũa lợn(Ascariosis) ................................................................ 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ........................................................ 22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................... 23

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 25
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................................... 25
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 25
3.3.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phƣơng ........................... 25
3.3.2. Các biểu hiện lâm sàng khi lợn bị nhiễm giun đũa lợn ......................... 25

e


vi

3.3.3. Hiệu lực của 3 loại thuốc: Dextomax, Hanmectin - 25, Levamisol...... 25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 25
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 25
3.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu ............................................................................ 26
3.4.3. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa ......................................... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30
4.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn ở 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên .................. 30
4.1.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn ở 3 huyện thuộc tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................... 30
4.1.2. Tỉ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn theo địa hình ............................ 32
4.1.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh giun đũa lợn theo lứa tuổi ................... 33
4.1.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa theo giống lợn tại 3 huyện thuộc tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 36
4.1.5. Tỉ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh giun đũa lợn theo tính biệt ................... 37
4.1.6. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn theo phƣơng thức chăn nuôi tại
một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 39
4.1.7. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ... 41
4.1.8. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa lợn theo các tháng trong năm........ 43

4.1.9. Các biểu hiện lâm sàng khi lợn bị nhiễm giun đũa lợn......................... 44
4.2. Biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa cho lợn ...................................................... 45
4.2.1. Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun đũa cho lợn ................................... 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 48
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 48
5.2. Đề nghị................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49

e


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu, chăn nuôi đã là một nghề quen thuộc của ngƣời dân Việt Nam
nói chung và ngƣời dân Thái Ngun nói riêng. Chăn ni với nhiều phƣơng
thức phong phú đa dạng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho ngƣời dân, trong đó chăn ni lợn đóng vai trị hết sức quan
trọng trong hệ thống chăn ni, vì lợn là lồi gia súc đƣợc ni nhiều và cung
cấp lƣợng thực phẩm lớn nhất cho con ngƣời.
Trong gần một thập kỷ qua, chăn ni lợn ở nƣớc ta đã có những bƣớc
phát triển rất quan trọng với tốc độ tăng hàng năm tƣơng đối cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) [76], Cục Thống
kê Thái Nguyên (2007) [6], Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên (2010)
[43], trong những năm gần đây, số lƣợng đàn lợn trong cả nƣớc nói chung và
tỉnh Thái Nguyên nói riêng có sự tăng lên đáng kể hàng năm.
Theo Chu Minh Khôi (2009) [74]: “Chăn nuôi lợn đƣợc coi là một
trong những ngành chăn nuôi chủ lực trong sản xuất nông nghiệp”.

Với vai trò cung cấp lƣợng thực phẩm lớn nhất cho con ngƣời, thịt lợn
luôn chiếm tỷ lệ cao từ 76 - 77% tổng sản lƣợng thịt các loại trong cả nƣớc,
Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy (2010) [75] cho biết: Theo ƣớc tính
của Cục chăn ni, mỗi tháng cả nƣớc ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 290 300 nghìn tấn thịt lợn hơi. Năm 2009 tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng
trong cả nƣớc là 2,93 triệu tấn. Dự báo, tổng sản lƣợng này trong 6 tháng đầu
năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi lợn đối với con
ngƣời và xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) [1], đã định hƣớng phát

e


2

triển đàn lợn ở Việt Nam nhƣ sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn lợn của
Việt Nam đạt 32,9 triệu con và đến năm 2020 đạt 34,7 triệu con. Tổng sản
lƣợng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2015 đạt 3,9 triệu tấn và con số này sẽ
tăng lên 4,8 triệu tấn năm 2020”.
Mặc dù đƣợc coi là một trong những ngành chủ lực của sản xuất nông
nghiệp nhƣng chăn ni lợn vẫn gặp khơng ít khó khăn, những khó khăn mà
ngành chăn ni lợn gặp phải đó chính là việc quản lý chất lƣợng thức ăn,
chất lƣợng thuốc thú y lƣu thông trên thị trƣờng cũng nhƣ quản lý con giống.
Những hạn chế này ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển chăn ni lợn.Ngồi
những khó khăn kể trên, sản xuất chăn ni lợn ở nƣớc ta hiện nay cịn chịu
ảnh hƣởng rất lớn từ thị trƣờng quốc tế nhất là khi nƣớc ta chính thức ra nhập
WTO (Theo Vũ Đình Tơn, 2009 [59]).
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nỗi lo ngại lớn nhất của ngƣời chăn ni vì
bệnh tật làm cho con vật giảm khả năng sinh trƣởng, phát triển, giảm sức đề
kháng và làm giảm hiệu quả kinh tế. Đứng trƣớc vấn đề dịch bệnh, các trại
chăn nuôi và nông hộ đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào cơng tác phịng và

trị bệnh cho đàn vật nuôi.
Tuy nhiên bệnh giun sán gây ra hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
nên có khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng, gây nhiều bệnh ký sinh
trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Trong các bệnh ký sinh trùng ở lợn, bệnh giun
đũa lợn là một bệnh khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi lợn, tỷ
lệ mắc bệnh của đàn có thể lên tới 80 - 90% (Bùi Quý Huy, 2006 [12]), giảm
năng suất thịt đến 30% (Phan Địch Lân và cs, 2005 [32], Phạm Sỹ Lăng và Lê
Thị Tài, 2006 [28]). Mặt khác, sự truyền lây giun đũa lợn sang ngƣời đã đƣợc
nhiều tác giả đề cập đến từ lâu, song, trong mấy năm trở lại đây ngƣời nhiễm
ấu trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội chứng Loeffler và các
phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng đặc trƣng: thở khò khè,

e


3

ho, sốt, tăng bạch cầu ƣa eosin trong máu. Đây cũng là một vấn đề đáng quan
tâm của bệnh ký sinh trùng truyền lây sang ngƣời nói chung và bệnh giun đũa
lợn nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh nói chung
và bệnh ký sinh trùng nói riêng để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nâng cao
năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
em thực hiện đề tài: "Tình hình nhiễm giun đũa ở lợn (Ascariosis) tại một
số địa phƣơng thuô ̣c tỉnh Thái Nguyên và áp dụng biện pháp điều trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tình hình nhiễm giun đũa lợn ở một số huyện thuộc tỉnh
Thái Nguyên
- Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, biện pháp phòng và trị bệnh giun

đũa lợn.
- Xác định hiệu lực tẩy của thuốc: Dextomax, Hanmectin - 25, Levamisol
1.3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun
đũa ở lợn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phịng trị bệnh giun
đũa cho lợn có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn của tỉnh
Thái Nguyên phát triển.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học về đặc
điểm dịch tễ của bệnh giun đũa lợn tại một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên,
về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh và biện pháp phòng trị bệnh có
hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả,
hạn chế sự nhiễm giun đũa cho lợn, từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.

e


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum
2.1.1.1. Vị trí của giun đũa Ascaris suum trong hệ thống phân loại động vật
Giun đũa lợn là những giun trịn thuộc họ Ascarididae (bộ phụ
Ascaridata), lồi Ascaris suum. Chúng ký sinh và gây bệnh giun đũa ở lợn.

Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [61], giun đũa lợn Ascaris suum có vị
trí trong hệ thống phân loại động vật nhƣ sau:
Lớp Nematoda Rudolphi,1808
Phân lớp Secernenea Linstow, 1905
Bộ Spirurida Chitwood,1933
Phân bộ Ascaridata Skrjabin et Schulz, 1940
Họ Ascarididae Baird, 1853
Phân họ Ascaridoidea Railliet et Henry, 1915
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Loài Ascaris suum Goeze, 1782
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
* Đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
Giun đũa là lồi giun trịn lớn nhất ký sinh ở ruột non của lợn.
Nghiên cứu về hình thái giun đũa lợn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi
nhọn, đầu có ba mơi bao quanh (một mơi ở phía lƣng, hai mơi ở phía bụng)
trên rìa mơi có một hàm răng cƣa rất rõ.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], Phan Địch Lân và cs (2005)
[31], cấu tạo của răng cƣa giữa hai loài giun đũa lợn và giun đũa ngƣời có sự
khác nhau, hàng răng cƣa của giun đũa ngƣời không rõ bằng răng cƣa của
giun đũa lợn.

e


5

Giun đực dài 12 - 25 cm, đƣờng kính 3 mm. Giun cái dài 30 - 35 cm,
đƣờng kính 5 - 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đi cong
về phía bụng, đi giun cái thì thẳng. Giun đực có 2 gai giao hợp bằng nhau, dài

khoảng 1,2 - 2 mm và khơng có túi giao hợp (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [55]).
Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [51], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9]
giun đũa lợn có hình thái, kích thƣớc nhƣ sau:
Giun đũa thân dài, hình trụ, hai đầu thót mầu trắng sữa, thân cứng và
đàn hồi. Chóp đầu mang ba mơi, bờ mơi có răng cƣa rất nhỏ, mơi bọc lấy
miệng, một mơi ở phía lƣng, đáy mơi có hai gai thịt; hai mơi kia ở giữa phía
cạnh và bụng và chỉ có một gai thịt.
Con đực dài 15 - 20 cm, đƣờng kính từ 3,2 - 4,4 mm. Đoạn đi cong
về phía bụng mang hai gai giao hợp ngắn, bằng nhau, hơi cong. Trên mặt
bụng ở mỗi bên có từ 69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt
xếp trên một hoặc hai hàng, một gai thịt lẻ ở trƣớc hậu môn.
Con cái dài từ 20 - 30 cm, đƣờng kính từ 5 - 6 mm, đoạn sau thẳng.
Đi mang hậu mơn về phía bụng (ở gần chóp đi). Hậu mơn có hình dạng
một cái khe ngang, bọc hai môi gồ lên. Âm hộ có hình dáng một lỗ nhỏ hình
bầu dục, gần về phía bụng khoảng một phần ba đoạn trƣớc thân, ngang một
vùng có một cái vịng thắt lại một chút (gọi là thắt lƣng).
Giun đũa có cấu tạo giống các loại giun tròn khác: Tiết diện ngang tròn.
Dƣới vỏ cutin dày là lớp hạ bì cùng với hệ cơ tơ hợp thành bao biểu mơ cơ.
Chúng chỉ có một lớp cơ dọc nên chỉ có cách vận chuyển duy nhất là cong
gập cơ thể. Xoang cơ thể là xoang nguyên sinh khá rộng và chứa đầy dịch
(Trần Tố và cs, 2002 [58]).
* Đặc điểm hình thái, cấu tạo trứng giun đũa Ascaris suum
Trứng giun đũa lợn có hình bầu dục hơi ngắn, kích thƣớc 0,056 - 0,087
 0,046 - 0,067 mm, vỏ rất dầy, có 4 lớp vỏ, lớp ngồi cùng là màng protit,
nhấp nhơ làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có mầu vàng cánh dán
(Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).

e



6

Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8] cho biết: Trứng giun đũa có hình bầu
dục hoặc oval, vỏ dầy, bề mặt nhăn nheo, mầu vàng, trong có nhân mầu vàng
thẫm. Kích thƣớc 45 - 85 x 35 - 55 m. Vỏ trứng giun đũa có tác dụng phịng
vệ cao trong vòng đời phát triển của giun. Vỏ trứng đƣợc chia thành 3 lớp cơ
bản: một lớp nỗn hồng bên ngồi, một lớp kitin ở giữa và một lớp lipid ở
trong. Lớp lipid bên trong có tác giả gọi là màng nỗn hồng và lớp nỗn
hồng thực sự là màng bên ngồi cùng. Ở Ascaris cịn có một lớp uterine ở
bên ngoài lắng trên trứng, lớp này cũng đƣợc gọi là lớp protein, nó có một
phức hợp protein acid - mucopolysaccharide. Lớp nỗn hồng bên ngồi của
Ascaris dầy khoảng 0,05m và là lipo - protein. Lớp kitin ở giữa chứa chất
kitin, thành phần khác nhau tuỳ loài. Ở họ Ascaroides và Oxyuroidea lớp này
phần lớn là kitin ít protein. Song ở Trichuis và Calpillaria lại có nhiều protein
ít kitin. Lớp lipid (bên trong) là proteolipid có một lƣợng lớn ascaroside
esters, chắc chắn nó có vai trị trong sự đề kháng của trứng với các điều kiện
môi trƣờng khắc nghiệt với các hố chất.
2.1.1.3. Vịng đời của giun đũa lợn
Vịng đời (hay chu kỳ sinh học) của giun đũa lợn đã đƣợc nghiên cứu
hồn chỉnh và có nhiều tác giả ghi nhận. Nghiên cứu về vòng đời giun đũa lợn
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28] cho
biết: Vịng đời giun đũa lợn khơng cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt
phải trứng giun đũa có sức gây bệnh rồi phát triển thành giun trƣởng thành.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], trong ruột của lợn, giun đũa có con
đực, con cái. Chúng giao hợp với nhau, giun cái thụ tinh và đẻ trứng. Trứng
khi thải qua phân đã có phơi thai.
Một giun cái đẻ trung bình là 27 triệu trứng, mỗi ngày đẻ 200.000
trứng. Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp oxygen, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp
(khoảng 24°C) sau 2 tuần thành phơi thai, qua 1 tuần nữa phôi thai lột xác


e


7

thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải thì ấu trùng nở ra ở
ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống
lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu
trùng di hành tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ và muộn nhất là sau 12 ngày
vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III.
Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với
niêm dịch ấu trùng lên hầu rồi xuống ruột non, lột xác lần nữa thành giun
trƣởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần. Trong khi di hành một
số ấu trùng vào một vài khí quan khác nhƣ lách, tuyến giáp trạng, não...
Hồn thành vịng đời cần 54 - 62 ngày (Lƣơng Văn Huấn và cs, 1997
[14]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21])
To,Ao,pH

Phân
Ascaris sum
Trứng
(Ký sinh ở ruột non lợn)

Ấu trùng
(có sức gây bệnh)

Phổi< Gan< Máu<

Niêm mạc ruột
Ấu trùng


Hình 2.1. Sơ đồ vịng đời giun đũa lợn

Theo Trịnh Văn Thịnh (1968) [52] về thời gian hồn thành vịng đời
của giun đũa lợn (từ khi trứng có phơi thai vào cơ thể lợn đến khi thành giun
trƣởng thành và đẻ trứng) phải mất từ 2 đến 2 tháng rƣỡi. Tuổi thọ của giun
đũa không quá 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun theo phân ra ngồi. Nhƣng gặp
điều kiện khơng thuận lợi (con vật bị bệnh truyền nhiễm, sốt cao...) thì tuổi

e


8

thọ của giun ngắn lại. Số lƣợng giun có thể vài con tới trên một nghìn con
trong một cơ thể lợn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]).
Theo Lƣơng Văn Huấn và cs (1997) [14], giun đũa lợn không truyền
qua bào thai và không truyền qua sữa.
Nhƣ vậy, chu kỳ phát triển của giun đũa lợn chỉ có một vật chủ là lợn,
khơng có vật chủ trung gian, nhƣng có giai đoạn phát triển bên ngồi mơi
trƣờng vì thế gọi là chu kỳ phát triển qua đất (Trần Tố và cs, 2002 [58]).
2.1.2. Bệnh giun đũa lợn(Ascariosis)
2.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do giun đũa gây ra
Theo Lƣơng Văn Huấn (1998) [15], ở Việt Nam lợn nhiễm giun sán nói
chung làm giảm tăng trọng từ 1 - 3 kg/con/tháng.
Bệnh giun đũa lợn là bệnh nội ký sinh trùng quan trọng nhất, gây nhiều
tổn thất cho chăn nuôi lợn do làm lợn chậm lớn, giảm trọng lƣợng, có tỷ lệ lợn
chết và tổn thƣơng gan, bệnh là tiền đề gây bội nhiễm hàng loạt bệnh truyền
nhiễm đƣờng tiêu hố và hơ hấp ở lợn (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2002 [63])
Vấn đề này cũng đã đƣợc các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1985) [56];

Phan Địch Lân và cs, (2005) [32]; Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28]
cho biết: Lợn con mắc bệnh giun đũa thƣờng phát dục không đầy đủ, lƣợng
sản phẩm của lợn thịt có thể giảm 30%, bệnh nặng có thể làm chết lợn.
Đề cập đến tác hại của giun đũa, Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết:
Giun đũa lợn gây tác hại bằng nhiều cách: bằng cơ giới, bằng độc tố, bằng
cách dọn đƣờng cho các bệnh truyền nhiễm khác dễ dàng xâm nhập, bằng
chiếm đoạt dinh dƣỡng của ký chủ. Tuy nhiên tác hại lớn nhất của chúng là
gây nên các bệnh có diễn biến mạn tính, làm giảm sức sinh trƣởng và sinh sản
và làm giảm sản phẩm chăn nuôi. Đối với gia súc non, bệnh giun đũa lợn là bệnh
gây thiệt hại nhiều nhất ở nƣớc ta.

e


9

Một loạt các cơng trình nghiên cứu về tác hại của giun đũa đối với cơ thể
lợn đã đƣợc tiến hành, các tác giả đều thống nhất: Tác dụng bám của giun; khi
ấu trùng chui vào thành ruột, sự di hành của ấu trùng tạo ra các vết thƣơng cho
cơ thể lợn và chính đó là cửa ngõ để xâm nhập các bệnh khác, gây xuất huyết,
huỷ hoại tế bào gan; làm mạch máu ở phổi bị vỡ, gây viêm phổi. Khi giun
trƣởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét, khi quá nhiều làm tắc và thủng
ruột, có khi chúng vào ống dẫn mật gây hoàng đản. Giun đũa còn tiết độc tố gây
nhiễm độc thần kinh, con vật có triệu trứng thần kinh nhƣ tê liệt hoặc hƣng phấn
(đặc biệt ở lợn con) và làm lợn gầy còm, chậm lớn. Theo Phạm Văn Khuê và
Phan Lục, 1996 [19], Nguyễn Thị Lê, 1998 [37], Nguyễn Thị Kim Lan và cs,
1999 [21], Phan Địch Lân và cs, 2005 [32]), Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [29].
Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14] cho biết: Giun trƣởng
thành ký sinh làm viêm lớp cơ ở ruột, gây loét. Giun đũa sử dụng nhiều Ca 2+
làm cho gia súc bị co giật, mềm, còi xƣơng.

Theo một nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [23],
(2009) [25], giun đũa A.suum là nguyên nhân gây tiêu chảy cho đàn lợn nuôi
ở một số địa phƣơng của tỉnh Thái Nguyên. Lợn bị tiêu chảy nhiễm giun đũa
nhiều hơn và nặng hơn rõ rệt so với lợn phân bình thƣờng.
2.1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun đũa lợn
* Phân bố bệnh giun đũa lợn
Theo Bùi Quý Huy (2006) [12], bệnh giun đũa lợn phổ biến ở khắp mọi
nơi trên thế giới, nhƣng nhiều nhất ở các nƣớc có khí hậu nóng ẩm, tỷ lệ mắc
bệnh có thể tới 80 - 90%.
Ở nƣớc ta, điều tra ở các nông trƣờng quốc doanh, lợn nuôi tập trung
hay nuôi tại các nông hộ, lợn ở miền núi, trung du, đồng bằng đều nhiễm giun
đũa. Nguyên nhân là do khí hậu nƣớc ta nóng ẩm, thuận lợi cho trứng giun
phát triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chƣa tốt, chƣa ủ phân,
bón phân tƣơi vào ruộng trồng thức ăn cho lợn.

e


10

Theo Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14], bệnh giun đũa
lợn phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, ở mọi vùng và mọi giống lợn.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về bệnh giun đũa lợn của các tác giả
trong nƣớc cho thấy: Bệnh giun đũa lợn phân bố rộng khắp trong cả nƣớc
(Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50]; Phan Thế Việt, 1977 [61]; Bùi Lập, 1979 [33];
Phạm Văn Khuê, 1982 [17]; Phạm Văn Chức (1986) [3], [4]; Lƣơng Văn
Huấn, 1995 [13]; Nguyễn Đăng Khải, 1996 [20]; Vũ Tứ Mỹ, 1999 [40]).
* Động vật mắc bệnh
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nƣớc về loài mắc bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thống nhất rằng: cả lợn

nhà và lợn rừng đều có khả năng nhiễm lồi giun này.
Tác giả Phan Thế Việt (1977) [61] cho biết: Nghiên cứu vấn đề này có
ý nghĩa thực tiễn trong việc quản lý các nguồn dịch và tìm biện pháp tổng hợp
phịng chống bệnh giun sán ký sinh.
Giun đũa lợn ký sinh và gây bệnh ở ruột non của ký chủ. Trịnh Văn
Thịnh (1963) [50] cho biết: giun thƣờng không cắm đầu vào niêm mạc ruột và
ở yên một chỗ mà chúng tự do và di động luôn luôn trong ống ruột.
* Biến động nhiễm giun đũa theo tuổi
Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết: Lợn con từ 1 - 4
tháng tuổi nhiễm giun đũa lợn với tỷ lệ và cƣờng độ cao hơn lợn từ 6 tháng
trở lên, lợn trên 1 năm ít thấy nhiễm giun đũa.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [54], tuổi lợn bị nhiễm các loại
giun tròn nặng nhất từ 2 - 6 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm cao từ 49,0 - 65,9%.
Nghiên cứu về biến động nhiễm giun đũa theo tuổi, Lƣơng Văn Huấn
và cs, 1997 [14] cho biết: Lợn dƣới 3 tháng tuổi nhiễm 49,82%; 3 - 4 tháng
nhiễm 67,1%; 5 - 7 tháng nhiễm 62,6 %;> 7 tháng nhiễm 40,6%.

e


11

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19] có nhận xét: Tỷ lệ nhiễm
giun đũa cao ở lứa tuổi dƣới 2 tháng đến 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm
dần: giai đoạn dƣới 2 tháng nhiễm 39,2%; 3 - 4 tháng nhiễm 48,0%; 5 - 7
tháng nhiễm 58,3 %; và trên 8 tháng là 40,6%.
Do giun đũa lợn không truyền qua bào thai và không truyền qua sữa
nên lợn con mới đẻ chƣa mang mầm bệnh, chúng chỉ nhiễm giun đũa trong
q trình ni dƣỡng.
Nhƣ vậy, lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm giun đũa, lợn đang

trong thời kỳ sinh trƣởng mạnh dễ bị bệnh giun đũa và bệnh phát triển nhanh
hơn, nặng hơn so với lợn trƣởng thành (nhiễm với tỷ lệ cao và nặng nhất là ở
tháng thứ 4). Lợn trên 1 năm tuổi mắc giun đũa biểu hiện lâm sàng ít hơn,
hoặc không biểu hiện lâm sàng, song chúng là động vật mang trùng và là
nguồn bệnh nguy hiểm đối với lợn con.
* Về tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun đũa ở lợn
Phạm Văn Khuê (1982) [17], đã công bố về tỷ lệ nhiễm A.suum ở lợn
vùng đồng bằng Sông Hồng là khá cao với tỷ lệ nhiễm trung bình là 35,3%.
Nghiên cứu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả Lƣơng Văn
Huấn (1995) [13] cho biết: Tình hình nhiễm giun sán của lợn là 87,8% trong
đó A.suum là 64,30%.
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [25] cho biết: Lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ khá
cao 31,90 - 34,19%.
Nhƣ vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là khá cao , và tỷ lệ nhiễm này có sự sai
khác giữa các vùng miền. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả
trên thì tính từ năm 1982 đến nay, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn lợn vẫn chƣa có
chiều hƣớng giảm.

e


12

* Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn
Mùa vụ
Bệnh giun đũa nói riêng và các bệnh ký sinh trùng nói chung đều thấy
quanh năm, song tỷ lệ nhiễm thƣờng thấy nhiều hơn, nặng hơn vào các mùa
ấm (xuân, hè, thu).
Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi

Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi (vệ sinh chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi, thức ăn nƣớc uống, môi trƣờng xung quanh, xử lý phân rác thải...)
cũng đƣợc coi là yếu tố làm tăng khả năng cảm nhiễm giun đũa ở lợn.
Trần Tố và cs (2002) [58], cũng có chung quan điểm đó, theo tác giả thì
chu kỳ phát triển của giun đũa lợn là chu kỳ phát triển qua đất, nên việc vệ
sinh chuồng trại, thức ăn nƣớc uống là biện pháp quan trọng trong cơng tác
phịng bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1985) [56] cho biết: Bệnh giun đũa lây nhiễm quanh
năm ở các cơ sở chăn ni có điều kiện vệ sinh kém và mơi trƣờng bị ô
nhiễm. Lợn nhiễm giun đũa do nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh
chủ yếu từ nền chuồng. Vì thế nếu thu gom phân và ủ phân thƣờng xuyên,
không để cho trứng kịp nở thành phôi thai thì hạn chế đƣợc sự lây lan bệnh
giữa các lợn trong cùng một ô chuồng.
Chuồng trại, phương thức chăn nuôi, thức ăn dinh dưỡng
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của phƣơng thức chăn nuôi đến tỷ lệ nhiễm
giun đũa, Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng (1997) [14] cho biết: Lợn chăn
nuôi theo hƣớng công nghiệp nhiễm thấp hơn so với lợn chăn ni gia đình.
Thức ăn dinh dƣỡng cũng có ảnh hƣởng nhất định đến sự nhiễm giun
sán ở lợn. Nghiên cứu về vấn đề này, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50], (1985)
[56] cho biết: Ăn thiếu và vệ sinh thú y kém làm tăng rõ rệt tỷ lệ cảm nhiễm
giun đũa (từ 3,5% đến 5,8%, thậm chí có thể tăng đến 27%) đối với cùng
giống và cùng tuổi lợn. Do vậy, tăng cƣờng chăm sóc, ni dƣỡng cũng là
một trong những biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh giun đũa ở lợn.

e



×