Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Luận văn tìm hiểu hoạt đông khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã phúc xuân – tp thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.61 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-----------

-----------

HỒNG QUỐC KHÁNH
Tên đề tài:

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NƠNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NƠNG XÃ PHÚC XN,THÀNH PHỐ THÁI NGUN, TỈNH THÁI
NGUN.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nơng

Khoa

: Kinh tế &PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


Thái Ngun - 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-----------

-----------

HỒNG QUỐC KHÁNH
Tên đề tài:

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NƠNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NƠNG XÃ PHÚC XN,THÀNH PHỐ THÁI NGUN, TỈNH THÁI
NGUN.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nơng

Khoa


: Kinh tế &PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Dương Văn Sơn

Thái Nguyên - 2017

c


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các cá
nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thành khố luận.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, quý thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện
tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo
PGS.TS Dương Văn Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, dành nhiều thời gian,
công sức để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cũng như động viên và đưa ra những ý
kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND
xã Phúc Xuân; và người trực tiếp hướng dẫn em là chị Đinh Thị Giang cùng các cán
bộ, các phòng ban của UBND xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong thời
gian qua.

Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập, hồn thiện khóa
luận này em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Quốc Khánh

c


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích đất đai của xã Phúc Xuân năm 2017 ............................. 23
Bảng 3.2: Diện tích năng suất và sản lượng của một số cây trồng chính tại xã
Phúc Xuân giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................ 24
Bảng 3.3 Tình hình một số loại vật ni tại xã Phúc Xuân gia đoạn 2014 2016 ............................................................................................................. 25
Bảng 3.4 Các cuộc họp, giao ban khuyến nông đã tham gia ......................... 30
Bảng 3.5: Các lớp tập huấn đã tham gia ....................................................... 31
Bảng 3.6. Các lớp tập huấn kỹ thuật được triển khai tại xã Phúc Xuân năm
2016 – đầu năm 2017 .................................................................................. 32
Bảng 3.7: Một số lớp nâng cao nghiệp vụ mà cán bộ khuyến nông xã Phúc
Xuân tham gia năm 2016.............................................................................. 39

c


DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt


Nghĩa đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kĩ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

KN

Khuyến nông

NN

Nông nghiệp

NS

Năng suất


PTNT

Phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

c


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU........................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................ 1
1.2.Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện. ....................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 4
1.3.2.Phương pháp thực hiện .......................................................................... 4
1.4. Thời gian thực tập ................................................................................... 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN ................................................................................ 6
2.1.Cơ sở lý luận đề tài ................................................................................... 6
2.1.1. Môt số khái niệm .................................................................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 18
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương khác ................................................... 18
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác ..................................... 20
PHẦN 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP......................................... 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phúc Xuân ................................ 22
3.1.3 Những thuận lợi khó khăn liên quan đên nội dung thực tập ................ 28
3.2 Kết quả thực tập ..................................................................................... 29
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể ............................ 29
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................... 40
3.2.3 Bài học kinh nghiêm rút ra từ thực tế................................................... 40
3.2.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 42
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................. 47
4.1. Kết luận ................................................................................................. 47
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 48
4.2.1 Đối với nhà nước ................................................................................. 48

c


4.2.2 Đối với cấp tỉnh .................................................................................... 48

4.2.3 Đối với thành phố và cấp xã .................................................................. 49
4.2.4. Đối với cán bộ khuyến nông xã .......................................................... 49
4.2.5. Đối với Nhà trường và Khoa .............................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHỎA ............................................................................ 51

c


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết củađềtài nghiên cứu
Nơng nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để nuôi
sống con người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế. Phát triển
nơng nghiệp là điều kiện cho phát triển nông thôn bởi lẽ nông nghiệp ln
đóng vai trị quan trọng trong đời sống quốc gia và trong kinh tế nơng
thơn.Nó được coi là hịn đá tảng của kinh tế nơng thơn và là chìa khóa cho
phát triển nông thôn.
Nhằm nâng cao giá trị và sự đóng góp của ngành nơng nghiệp trong
phát triển KT-XH của tỉnh; tăng thu nhập cho nông dân. Khai thác tiềm năng,
lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường,
đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tiến tới phát triển ổn định và
hội nhập:
UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát
triển nông nghiệp nông thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng
đến năn 2030”. Theo đó đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,3 (%/năm) ngành
nông nghiệp đạt 5,8 (%/năm), trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng
4,5 (%/năm); chăn nuôi tăng 12,0 (%/năm) và dịch vụ tăng 11,0(%/năm); lâm

nghiệp tăng 4,2 (%/năm) và thuỷ sản tăng 9 (%/năm), Cơ cấu ngành nônglâm - thủy sản là: nông nghiệp 94,0%; lâm nghiệp là 2,7% và thuỷ sản là
3,5% (trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 45,8%; chăn nuôi 44,9% và
dịch vụ 9,3%). Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp là 75 triệu đồng,
Đến năm 2020 dự kiến 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thơn mới (theo Bộ tiêu
chí quốc gia về nơng thơn mới). Đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng GTSX
ngành nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2020 - 2030 đạt 5,3(%/năm): ngành nông

c


2

nghiệp đạt 5,3(%/năm) (trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng
3,2(%/năm); chăn nuôi tăng 9,5(%/năm) và dịch vụ tăng 7,5 (%/năm); lâm
nghiệp tăng 4,0 (%/năm) và thuỷ sản tăng 7,0(%/năm), Cơ cấu: Năm 2030 cơ
cấu ngành nông - lâm - thủy sản là: nông nghiệp 92,8%; lâm nghiệp là 3,1%
và thuỷ sản là 4,1%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt 35,0%; chăn
nuôi 55,0% và dịch vụ 10,0%.
Ngành Khuyến nơng có vai trị quan trọng trong phát triển nông nghiệp
nông dân và nông thôn. Khuyến nông là tổ chức kết nối giữa nhà nước và
nông dân thông qua thực hiện các chính sách, khuyến nơng là một yếu tố, một
bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nơng thơn. Vai trị của
một cán bộ khuyến nông được mô tả bằng các từ sau đây: Người đào tạo,
người tạo điều kiện, người tổ chức, người lãnh đạo, người quản lý, người tư
vấn, nguời môi giới, người cung cấp thông tin, người trọng tài, người bạn,
nguời hành động.
Xã Phúc Xuân là một xã nông nghiệp nằm ở phía tây thành phố Thái
Ngun có tuyến đường giao thơng quan trọng của tỉnh đường Tố Hữu từ
Thái Nguyên đi Đại Từ chạy qua trung tâm xã, là xã có điện tích là 18,6
km2.Xã Phúc Xuân vẫn là 1 xã có khí hậu phù hợp với trồng trọt, chăn ni,

lâm nghiệp. Nông nghiệp xã Phúc Xuân ngày càng được phát tiển và cải thiện
và đạt được nhiều thành tựu là do sự nỗ lực của người dân và các cấp chính
quyền trong đó khơng thể khơng kể đến các hoạt dộng của cán bộ khuyến
nông xã. Cán bộ khuyến nông trên địa bàn xãđược đào tạo và nâng cao
nghiệp vụ được chính quyền tạo thuận lợi, và được hưởng phụ cấp từ nguồn
ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương
rất đa dạng, cán bộ khuyến nơng chỉ có năng lực chun mơn đơn ngành,
trong khi đó thực tế sản xuất địi hỏi khuyến nơng phải có kiến thức về nhiều

c


3

lĩnh vực khác nhau do đó chưa đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất tại địa
phương.
Để hiểu được các hoạt động của cán bộ khuyến nông xã Phúc Xuân nên
em tiến hành thực hiện đề tài:“Tìm hiểu hoạt đơng khuyến nông của cán
bộ khuyến nông xã Phúc Xuân – TP Thái Ngun”.
1.2.Mục tiêu cụ thể
- Về chun mơn:
+ Tìm hiểu được các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông
tại địa bàn xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên.
+ Tìm hiểu được điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập.
+ Tìm hiểu được các phương pháp, kỹ năng để hỗ trợ phát triển cộng
đồng, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân.
+ Nâng cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ khuyến nông đối
với công tác khuyến nông và bà con nông dân.
- Về thái độ:

+ Chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước. Luôn luôn nghe theo sự
hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ cơ sở, tuân thủ kế hoạch giờ giấc như một cán bộ.
+ Biết được mối quan hệ giữa các phòng ban.
+ Đọc tài liệu có liên quan như các báo cáo, thông báo, văn bản.
- Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc:
+ Học được các kỹ năng liên quan đến phát triển cộng đồng, lập được
kế hoạch cho công việc, đánh giá được kết quả.
+ Nâng cao được kỹ năng lập kế hoạch cá nhân, kỹ năng viết báo cáo,
làm việc theo nhóm.

c


4

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện.
1.3.1. Nội dung thực tập
1.3.1.1 Tham gia các hoạt động tại UBND
- Làm việc tại phòng tiếp nhận hồ sơ và thủ tục hành chính.
- Tham gia các cuộc giao ban giao ban khuyến nông của hàng tháng của xã
1.3.1.3 Hoạt động của cán bộ khuyến nông cấp xã
- Chuyển giao tiến bộ KHKT
- Thực hiện các khóa đào tạo
- Xây dựng các mơ hình trình diễn
1.3.2.Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là thông tin do người khác thu thập, sử dụng cho các
mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ
cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Thông tin thứ cấp là

các số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo có liên quan đến đề tài.
Tham khảo các khoá luận tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội, các văn bản, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê.
- Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin do người nghiên cứu tìm ra bằng
các phương pháp thu thập thơng tin xác định. Phương pháp này được sử dụng
để thu thập các thông tin từ các lớp tập huấn, hội thảo.
1.3.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện,
hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn
cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc
trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát là phương

c


5

pháp mà người nghiên cứu trực tiếp tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu để có
các quan sát, xem xét một cách cụ thể các diễn biến hoặc kết quả hoạt động
của đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, số liệu. Phương pháp này
dùng để theo dõi các cơng việc hàng ngày trong văn phịng, trong các buổi
tham gia các lớp tập huấn.
1.3.2.3 Thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, xã hội bằng việc
mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Thông qua các số liệu thu thập
được đưa vào bảng để biểu thị và phân tích các số liệu về đất đai.
1.3.2.5 Phương pháp nhóm
Là phương pháp khuyến nơng mà thơng tin được truyền đạt cho một
nhóm có cùng một mối quan tâm và nhằm mục đích giúp nhau cùng phát

triển. Số lượng thành viên mỗi nhóm tùy thuộc vào mục đích và u cầu cụ
thể có thể chia thành nhóm nhỏ hay nhóm đơng. Phương pháp này dùng để
thảo luận với nhóm nơng dân trong các buổi hội thảo, cuộc họp để thống nhất
các nội dung công việc.
1.4. Thời gian thực tập
- Thời gian : từ 05/01/2017 đến 31/05/2017
- Địa điểm: UBND xã Phúc Xuân ,Thành Phố Thái Nguyên

c


6

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1.Cơ sở lý luận đề tài
2.1.1. Môt số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm:
* Khái niệm Khuyến nông:
Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục khơng chính thức
mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nơng dân
những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề
hoạc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các
hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất
lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ
Theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nơng khuyến lâm quốc gia
(TTKNKLQG) thì khuyến nơng là một q trình, một dịch vụ thông tin nhằm
truyền bá những chủ trương chính sách về nơng nghiệp, những kiến thức về kĩ

thuật, những kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về
thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho nơng dân, để họ có đủ khả năng tự
giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và công đồng, nhằm
phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiên đời sống và phát triển nông
nghiệp nông thôn.
* Khái niệm phát triển cộng đồng
Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng
đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của
chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng

c


7

đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống
quốc gia”
* Khái niệm Phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc áp dụng các kĩ thuật tiến bộ và các mơ
hình canh tác thích hợp với khả năng lao động của gia đình và điều kiện đất
đai tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu
mạnh.
* Phát triển kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân là hộ gia đình mà mọi sản xuất chủ yếu của họ là nơng
nghiệp; ngồi các hoạt động nơng nghiệp hộ nơng dân cịn có thể tiến hành
thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
Kinh tế nơng hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất
chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này
trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình.

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng
và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
Phát triển kinh tế hộ nơng dân là q trình tăng trưởng về sản xuất, gia
tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho kinh tế nông
nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên.
2.1.1.2.Vai trị chức năng của khun nơng
a. Vai trị của ngành Khuyến nông
* Trong phát triển nông thôn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông
lâm nghiệp, là bộ phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong q trình phát triển
nơng thơn. Phát triển nơng thơn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác

c


8

động vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nông thôn, trong đó Khuyến nơng lâm
là một tác nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
nơng thôn.
Thông qua hoạt động khuyến nông khuyến lâm, nông dân và những
người bên ngồi cộng đồng có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức và
kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Đặc
biệt Khuyến nơng lâm cịn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng
chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ, hỗ trợ
nhau cùng phát triển cộng đồng địa phương.
Ngày nay, công tác Khuyến nông lâm trở nên không thể thiếu được ở
mỗi quốc gia, mỗi địa phương, thơn, làng và đối với từng hộ nơng dân. Vì vậy
công tác Khuyến nông lâm cần phải được tăng cường củng cố và phát triển.

Như vậy giữa Khuyến nông lâm với phát triển nơng thơn có mối quan hệ chặt
chẽ.Trong mối quan hệ này Khuyến nông lâm thực sự là phương cách hữu
hiệu để thực hiện phát triển nông thôn.
* Từ nghiên cứu đến phát triển nông lâm nghiệp
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thường là kết
quả của các cơ quan nghiên cứu khoa học như viện, trường, trạm...Những tiến
bộ này cần được nông dân chọn lựa, áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng
suất lao động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụng thường có một khâu
trung gian để chuyển tải hoặc cải tiến cho phù hợp để nông dân áp dụng được.
Ngược lại những kinh nghiệm của nông dân, những đòi hỏi cũng như nhận
xét, đánh giá về kỹ thuật mới của nông dân cũng cần được phản hồi đến các
nhà khoa học để họ giải quyết cho sát thực tế. Trong những trường hợp này,
vai trị của Khuyến nơng lâm chính là chiếc cầu nối giữa khoa học với nơng
dân.
* Vai trị của Khuyến nơng lâm đối với nhà nước

c


9

Khuyến nông lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện
các chủ trương, chính sách, chiến lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân. Vận động nơng dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nơng
lâm nghiệp. Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu,
nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước
hoạch định, cải tiến để có được các chính sách phù hợp .
b. Chức năng của khuyến nơng
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thơng tin
và huấn luyện nơng dân mà cịn biến những thông tin, kiến thức được truyền

bá, những kĩ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời
sống. Điều này cho thấy khuyến nông cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện
vật chất của nông hộ cũng như nguồn lực thực tế của địa phương.
• Nhóm chức nâng bắt buộc
+ Đào tạo, tập huấn nơng dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mơ
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nơng dân.
+ Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các hình
thức liên kết hợp tác của nơng dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và
nông thôn.
+ Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
+ Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo
điều kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề
khó khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nơng dân tìm biện pháp
giải quyết. Phát triển các chương trình khuyến nơng khuyến lâm với các
phương pháp và cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng

c


10

phân tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình
khuyến nơng khuyến lâm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều
đối tượng người dân trong cộng đồng.
• Nhóm chức năng tự nguyện:
+ Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật
mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện

trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
+ Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát
triển sản xuất quy mơ trang trại.
+ Trợ giúp người dân kĩ thuật bảo quản nơng sản theo quy mơ hộ gia đình.
+ Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông
a. Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp xã
Chuyển giao các tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi chế biến, bảo quản
nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn
Tham mưu cho UBND xã về thực hiện các chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn, các chủ trương phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản, thú y và BVTV; Phát triển nông nghiệp, nông thôn cho tất cả các đối
tượng sản xuất.
Có trách nhiệm giúp đỡ UBND xã quản lý, chỉ đạo và kiểm tra, tuyên
truyền cho nhân dân về chấp hành chính sách, pháp lệnh thú y, thuốc
BVTV tại địa phương.
Thực hiện quản lý, cung ứng dịch vụ thuốc thú y, thuốc BVTV và các
dịch vụ kĩ thuật khác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn.
Phối hợp với trạm thú y huyện thực hiện công tác kiểm dịch động vật
nội địa, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ trên địa bàn.

c


11

Thực hiện đăng kí, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với
một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, nhiệt thán,
dịch tả lợn…Thực hiện chế độ báo cáo định kì hàng tháng, quỹ, năm và

đột xuất lên UBND xã, trạm thú y huyện.
Phát hiện dự báo và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh cây trồng, vật
nuôi với UBND xã, Trạm khuyến nông, , đồng thời tổ chức thực hiện ngay
các biện pháp quản lý, ngăn chặn dịch bệnh theo quy định của pháp lệnh thú
y, BVTV.
b. Vai trò của cán bộ khuyến nông
Thông qua hoạt động khuyến nông nông dân và những người bên ngồi
cộng đồng có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức kinh nghiệm lẫn
nhau để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt
khuyến nơng cịn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ,
học hỏi kinh nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ nhau cùng phát
triển.
Cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông
dân hiểu được và ra quyết định về một việc cụ thể. Khi nông dân đã quyết
định làm theo cán bộ khuyến nông chuyển giao kiến thức, kĩ năng cần thiết
giúp nông dân áp dụng thực hiện thành cơng cách làm mới đó. Như vậy vai
trị của cán bộ khuyến nơng là đem kiến thức đến cho nông dân và giúp họ sử
dụng kiến thức đó có hiệu quả.
Trong những tình huống khác nhau khuyến nơng viên đóng vai trị khác nhau
Người đào tạo

Người tạo điều kiện

Người tổ chức

Người lãnh đạo

Người quản lý

Người tư vấn


Người môi giới

Người cung cấp thông tin

Người trọng tài

Người bạn

Nguời hành động

c


12

Người đào tạo: Cán bộ khuyến nông tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng
và chuyển giao kiến thức, tiến bộ kỹ thuật mới, nên khuyến nông thực hiện
đào tạo người nông dân.
Người tổ chức: Cán bộ khuyến nông phải tổ chức các buổi tập huấn,
các chuyến tham quan… Ngoài ra cịn tổ chức nơng dân thành các nhóm, các
hội nơng dân cùng sở thích.
Người lãnh đạo: Để thực hiện các hoạt động tập huấn hay thực hiện các
mơ hình nơng dân cần người đứng đầu lãnh đạo họ, để cùng đi đến cái đích
cuối cùng. Đó chính là người cán bộ khuyến nông.
Người quản lý: Cán bộ khuyến nông trực tiếp quản lý hoạt động của
các lớp tập huấn, chuyến tham quan. Quản lý về tổ chức, con người, tài chính,
các trang thiết bị phục vụ đào tạo, tập huấn.
Người tư vấn: Cán bộ khuyến nơng đóng vai trị cố vấn cho nơng dân
để họ tự quyết định mình sẽ sản xuất như thế nào để phù hợp với điều kiện

hiện có nhằm đem lại hiệu quả.
Người bạn: Muốn thực hiện được nhiệm vụ của mình thì cán bộ khuyến
nơng phải là người bạn của nông dân. Không thể làm việc với nông dân như
người đi ban phát hay cấp trên.
Người tạo điều kiện: Nông dân luôn muốn nhận được những thông tin
và lời khuyên cũng như các yếu tố phục vụ sản xuất. Cán bộ khuyến nông làm
nhịp cầu trung gian tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin, hay nhận
được sự hỗ trợ từ các chương trình dự án.
Người mơi giới: Cán bộ khuyến nơng là người đại diện, người trung
gian cho nông dân khi làm việc với doanh nghiệp, nhà cung cấp hay tiêu thụ
sản phẩm. Đưa thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng và có khi làm đại
diện cho nơng dân để tiến hành giao dịch, mua bán.

c


13

Người cung cấp thông tin: Cán bộ khuyến nông không những cung cấp
thông tin cho nông dân, khuyến cáo kĩ thuật cịn là cầu nối thơng tin của
người nơng dân với nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngược lại.
Người hành động: Là người trực tiếp thực hiện các thử nghiệm, tập
huấn, đào tạo người nông dân. Làm trước để nơng dân có sự so sánh giữa các
phương thức làm ăn cũ và phương thức làm ăn mới.
Người trọng tài: Trong thực tế hoạt động của mình người cán bộ
khuyến nông không chỉ làm trọng tài giữa người nông dân với nhau mà cịn
làm trọng tài của nơng dân với nhà doanh nghiệp hay các tổ chức, đoàn thể
khác.
2.1.1.4 Yêu cầu đối với cán bộ khuyến nông.
a. Kiến Thức

Một cán bộ khuyến nơng khuyến lâm thực thụ cần có kiến thức về bốn
lĩnh vực sau:
Kiến thức về mặt kỹ thuật: Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải được
đào tạo đầy đủ về các lĩnh vực kỹ thuật nông lâm nghiệp.
Kiến thức xã hội học và đời sống nông thôn: Cán bộ khuyến nông
khuyến lâm phải hiểu được những vấn đề liên quan đến xã hội nhân văn của
đời sống nông thôn, chú trọng đến những phong tục, tập quán, truyền thống
văn hóa và những giá trị tinh thần của cộng đồng người dân.
Kiến thức về đường lối và chính sách của nhà nước: Cán bộ khuyến
nông khuyến lâm phải nắm được đường lối, chủ trương và những chính sách
cơ bản của nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.
Kiến thức về giáo dục: Do khuyến nông khuyến lâm là một tiến trình
giáo dục mà đối tượng là nông dân nên cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải
biết được các kiến thức về giáo dục học, các phương pháp dạy học để thúc
đẩy sự tham gia của người dân nông thôn.

c



×