Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ô nhiễm môi trường làng nghề và vấn đề sức khoẻ cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.29 KB, 2 trang )

Ô nhiễm môi trường làng nghề và vấn đề sức khoẻ cộng đồng
Làng nghề đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong nông thôn Việt Nam và đóng
vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển của làng nghề đem lại lợi ích kinh
tế và song song với nó tồn tại nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do sự ý thức của con
người trong quá trình sản xuất không xử lý triệt để các chất thải ra môi trường sống xung
quanh gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng
Sự ô nhiễm của môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ đời sống của con người.
Người dân ở các làng nghề mắc bệnh rất cao, đặc biệt là những người trực tiếp sản xuất
do thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hoá chất. Bệnh tật của người lao động phổ
biến là đau lưng, đau cột sống, hội chứng dạ dày, viêm phế quản, dị ứng ngoài da và đau
mắt.
Vài nét về hiện trạng môi trường làng nghề
Ô nhiễm môi trường không khí
Ở các làng nghề tái chế kim loại, giấy các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là các khí độc
hại như CO, CO2, NO2, SO2 phát hiện trực tiếp từ các lò đúc nhôm, chì do nhiên liệu
hóa thạch bị đốt cháy không qua quá trình xử lý được thải trực tiếp vào bầu khí quyển.
Ô nhiễm môi trường nước
Ở các cơ sở sản xuất làng nghề, lượng nước thải không được xử lý triệt để, mà chỉ xử lý
sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào hệ thống thủy nông, gây ô nhiễm
môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động.
Ô nhiễm môi trường đất
Do các loại hóa chất và kim loại nặng trong các làng nghề có thể ngấm sâu xuống lòng
đất, chảy ra, đồng ruộng, làm cho nguồn đất và khả năng sinh lợi của đất như năng suất,
chất lượng cây trồng, vật nuôi, sinh vật thủy sinh... bị suy giảm và hủy diệt.
Tình hình sức khỏe cộng đồng tại các làng nghề:
Tại các làng nghề Đa Hội, Minh Khai và Phong Khê, tỷ lệ các bệnh về hô hấp, tai mũi
họng, da liễu và thần kinh là phổ biến nhất. Người dân ở các làng nghề chủ yếu mắc các
bệnh về mắt do tiếp xúc với khói bụi.
Tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh tỷ lệ người dân đau mắt hột, viêm nhiếm khuẩn
cao. Tại các làng nghề Văn Môn đúc nhôm, chì, kẽm bệnh hô hấp (44,4%), bệnh da liễu
(13,1%) trong tổng số người được điều tra năm 1999.


Tại làng nghề ở Nam Định, Hưng Yên tỷ lệ bệnh tật trong 6 tháng đầu năm 1998 là đau
lưng, đau cột sống (2,7-15,9%), đau bụng hội chứng dạ dày (24,6%), viêm phổi (1-
9,7%), dị ứng da (3,8%), đau mắt (2,38%) nhức đầu, đau vai gáy trên 2%.
Rất nhiều làng nghề khác trên đất nước đều có tình trạng mắc một số bệnh cao do môi
trường đem lại.
Các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng cường sức khỏe ở các làng
nghề
Làng nghề là một khu vực riêng biệt, nơi tập trung những người chuyên làm một nghề,
một công việc thủ công đặc trưng. Cùng với nghề nông, nghề thủ công đã có từ lâu đời ở
làng quê Việt Nam, tạo nên các làng nghề truyền thống. Trong những năm đổi mới, với
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường, các làng nghề và
ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời tình trạng ô
nhiễm môi trường trong các làng nghề và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày càng gia
tăng tới mức báo động. Các chất thải lỏng, rắn, khí trong quá trình sản xuất không được
thu gom, không được xử lý, thải tự do ra môi trường xung quanh ngay trong các khu dân
cư sinh sống đã làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống.
Cần có những giải pháp can thiệp:
* Cơ quan y tế địa phương cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân ở làng
nghề nhằm phát hiện và điều trị sớm những bệnh nghề nghiệp, tăng cường mạng lưới y
tế góp phần đẩy mạnh công tác y tế địa phương nhằm phòng tránh dịch bệnh.
* Các cơ quan chức năng Nhà nước cụ thể là các Sở KHCN&MT, Sở Y tế cần phối hợp
với các ban ngành có liên quan để có kế hoạch tổng thể về qui hoạch làng nghề, xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ứng với áp lực môi trường trước hết là hệ
thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý khói bụi.v.v

×