Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời vụ trồng cây dược liệu giảo cổ lam (gynostemma pentaphyllum, pubescens) tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ THỜI VỤ TRỒNG CÂY
DƢỢC LIỆU GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum, pubescens)
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Trồng trọt

Khoa:

Nơng học

Giảng viên hƣớng dẫn: T.S.Trần Đình Hà

Thái Nguyên 2017

n


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ THỜI VỤ TRỒNG CÂY
DƢỢC LIỆU GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum, pubescens)
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Trồng trọt

Lớp:

K45 – TT - N03

Khoa:

Nơng học

Khóa học:

2013 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: T.S.Trần Đình Hà

Thái Nguyên – năm 2017

n


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo và giúp
cho mỗi sinh viên củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời học hỏi
thêm đƣợc kinh nghiệm từ thực tiễn.
Đƣợc sự quan tâm và nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng. Ban chủ
nhiệm khoa Nông Học Trƣờng Đại Học Nơng Lâm, trong q trình thực tập
em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời vụ trồng ây
dược liệu giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum, pubescens) tại huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
Sau gần một năm làm việc nghiêm túc, nỗ lực của bản thân với sự giúp
đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, bạn bè em đã hồn thành đề tài của
mình đúng thời gian quy định
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo
hƣớng dẫn T.S: Trần Đình Hà, cùng các thầy cơ trong khoa và các bạn đã
giúp đỡ em hồn thành đề tài này.
Do trình độ và thời gian có hạn, bản khóa luận khơng tránh khỏi thiếu
sót. Vậy em kính mong các thầy cơ giáo cùng các bạn có những ý kiến đóng
góp để bản khóa luận của em đƣợc hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Trang

n


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Một số đặc điểm thực vật học của cây dƣợc liệu GCL trồng tại
huyện Văn Chấn............................................................................ 27
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian nẩy mầm và thu hoạch của
cây dƣợc liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, Yên Bái ............ 30
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tỷ lệ hom nảy mầm và tỷ lệ hom sống
của cây dƣợc liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, Yên Bái ..... 31
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng chiều dài
thân cây Giảo cổ lam .................................................................... 33
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng đƣờng kính
thân cây Giảo cổ lam .................................................................... 36
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng số cành/cây
Giảo cổ lam ................................................................................... 39
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng số lá/cây
Giảo cổ lam ................................................................................... 42
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của thời vụ đến năng suất của cây dƣợc liệu Giảo cổ
lam huyện Văn Chấn, Yên Bái ..................................................... 45

n


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Giảo cổ lam 7 lá chét....................................................................... 28
Hình 4.2: Giảo cổ lam 5 lá chét....................................................................... 28
Hình 4.3: Dạng cây dại.................................................................................... 28
Hình 4.4. Biể u đờ ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng
chiều dài thân cây giảo cổ lam 5 lá chét và giảo cổ lam 7 lá chét .. 34
Hình 4.5. Biể u đồ ảnh hƣởng của thời vụ trồn g đến động thái tăng trƣởng số
cành/cây giảo cổ lam 5 lá chét và giảo cổ lam 7 lá chét ................. 39
Hình 4.6. Biể u đồ ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng số
lá/cây giảo cổ lam 5 lá chét và giảo cổ lam 7 lá chét...................... 43
Hình 4.7. Biể u đồ thể hiê ̣n ảnh hƣởng của thời vu ̣ đế n năng suấ t giố ng giảo cổ
lam 5 lá chét và 7 lá chét................................................................. 46

n


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3

1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố tƣ̣ nhiên .............................................................. 5
2.1.2. Phân loại ................................................................................................. 6
2.1.3. Đặc điểm thực vật ................................................................................... 7
2.1.4 Giá trị làm thuốc....................................................................................... 7
2.1.5. Thành phần hóa học của Giảo cổ lam ..................................................... 7
2.2. Tác dụng và tính vị của cây giảo cổ lam .................................................... 8
2.2.1. Các thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ: ..................................... 8
2.2.2. Tác dụng lâm sàng (Thử trên ngƣời) ...................................................... 9
2.2.3. Cơng dụng dƣợc liệu ............................................................................. 11
2.2.4. Tính vị ................................................................................................... 12
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.4. Tình hình nghiên cứu về cây giảo cổ lam ................................................ 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây giảo cổ lam trên thế giới......................... 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu Giảo cổ lam ở nƣớc ta ....................................... 17
2.5. Kết luận .................................................................................................... 21

n


v

PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 22
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22

3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................... 23
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ................................................... 24
3.4.4. Phƣơng pháp tính tốn và xử lý số liệu ................................................. 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 27
4.1. Một số đặc điểm nông sinh học của cây Giảo cổ lam .............................. 27
4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian nẩy mầm và thu hoạch của cây dƣợc
liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, Yên Bái .............................................. 30
4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tỷ lệ hom nảy mầm và tỷ lệ hom sống của cây
dƣợc liệu Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, Yên Bái ..................................... 31
4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng chiều dài thân
cây Giảo cổ lam ............................................................................................... 33
4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng đƣờng kính thân
cây Giảo cổ lam ............................................................................................... 36
4.6. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng số cành/cây Giảo
cổ lam .............................................................................................................. 39
4.7. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trƣởng số lá/cây Giảo cổ
lam ................................................................................................................... 42
4.8. Ảnh hƣởng của thời vụ đến năng suất của cây dƣợc liệu Giảo cổ lam
huyện Văn Chấn, Yên Bái............................................................................... 45
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51

n


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Giảo cổ lam còn gọi là Sắp dạ, Phéc dạ, Dền toòng (tiếng Tày), Mangđi-a (tiếng Mông), Cam trà vạn, Thất diệp đởm, Ngũ diệp sâm, Trƣờng sinh
thảo hay Nhân sâm phƣơng nam. Đây là loại thảo dƣợc quý đã đƣợc phát hiện
và sử dụng ở nƣớc ta.
Cây giảo cổ lam là một loại dƣợc liệu q có khả năng chống ơ xy hóa tế
bào, làm thuốc hạ cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, chứng
cao huyết áp, tim mạch, ho hen, viêm khí quản, đau đầu, mất ngủ, đau nửa
đầu, đái tháo đƣờng. Giảo cổ lam kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục
máu đông, chống huyết khối, tăng cƣờng lƣu thơng máu lên não và kìm hãm
sự phát triển của khối u.
Trong những năm gần đây, Giảo cổ lam đã đƣợc ngƣời dân thu hái để
làm rau ăn, làm trà uống, đặc biệt Viện Dƣợc liệu Trung ƣơng và công ty Tuệ
Linh đã chế biến Giảo cổ lam thành các sản phẩm hàng hóa nhƣ trà lọc, cao,
thực phẩm chức năng có tác dụng tốt trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
mọi ngƣời.
Văn Chấn là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh n Bái,
có diện tích đất tự nhiên 20.758,5 ha, chiếm 17% diện tích tồn tỉnh. Địa hình
huyện có nhiều núi cao và đƣợc chia chia thành 3 vùng lớn: Vùng trong (vùng
Mƣờng Lị) vùng ngồi và vùng cao thƣợng huyện Văn Chấn nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20 – 30 0C, mùa đơng rét đậm
nhiệt độ xuống dƣới tới -2 đến -3oC. Tổng nhiệt độ cả năm đạt 7.500 –
8.100 oC, lƣợng mƣa đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau là mùa mƣa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mƣa nhiều.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600 mm. Số ngày mƣa trong

n


2


năm 140 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất là 50%. Thời gian
chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau; lƣợng bức xạ thực tế đến đƣợc mặt đất bình qn cả năm đạt 45%,
thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây
lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp và cây dƣợc liệu.
Huyện Văn Chấn đƣợc coi nhƣ là vùng “khởi tổ” phân bố của cây Giảo
cổ lam trong tự nhiên của tỉnh Yên Bái. Giảo cổ lam mọc tự nhiên trong rừng,
ở các vách núi đá nơi có độ ẩm cao và mát phân bố chủ yếu ở các xã Thƣợng
Bằng La, Đồng Khê, Cát Thịnh... đƣợc ngƣời dân khai thác thu hái đem về
phơi khô sử dụng hoặc bán ra thị trƣờng với giá từ 110.000 – 130.000 đ/1 kg
khô. Thực tế cho thấy cây giảo cổ lam chƣa đƣợc ngƣời dân địa phƣơng quan
tâm đƣa vào khai thác nhƣ là một cây trồng. Việc khai thác nguồn giảo cổ lam
trong rừng mà ít quan tâm bảo tồn, phát triển làm cho nguồn dƣợc liệu giảo cổ
lam trong tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Do vậy, để có cơ sở khoa học phát
triển và nâng cao hiểu quả khai thác Giảo cổ lam thành cây hàng hóa, nâng
cao thu nhập cho ngƣời dân, đồng thời bảo tồn cây dƣợc liệu quý đang ngày
càng cạn kiệt trong tự nhiên
Về công dụng và vai trò tác dụng của cây giảo cổ lam, những ngƣời sử
dụng làm nƣớc uống lâu năm tại địa phƣơng cho biết: Uống nƣớc giảo cổ lam
đun sôi tốt cho sức khỏe nhƣ tiêu hóa tốt, hạ huyết áp, giải rƣợu, ngủ ngon....
Một ví dụ điển hình, tại UBND xã Cát Thịnh, hầu hết các cán bộ làm việc tại
đây chủ yếu sử dụng nƣớc uống giảo cổ lam hàng ngày.
Với điều kiện khí hậu nói trên và nhu cầu của ngƣời dân tại huyện Văn
Chấn rất thích hợp với khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và thị
trƣờng tiêu thụ cho cây giảo cổ lam.

n



3

Từ những lý do trên nên việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
hình thái và thời vụ trồng của cây giảo cổ lam” là hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Xác định đƣợc đặc điểm hình thái của 2 lồi Giảo cổ lam 5 lá chét và
giảo cổ lam 7 lá chét thu thập mọc tự nhiên đƣợc trồng trong điều kiện vƣờn
nông hộ tại huyện Văn Chấn – Yên Bái
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến khả năng sống, sinh
trƣởng của 2 loài Giảo cổ lam mọc tự nhiên trong điều kiện vƣờn nông hộ tại
huyện Văn Chấn – n Bái
1.3. Mục đích nghiên cứu.
- Thơng qua hình thái, nhận biết và phân biệt đƣợc 2 lồi giảo cổ lam
phổ biến làm dƣợc liệu hiện nay để thu thập đúng loài và xây dựng kĩ thuật
canh tác.
- Xác định đƣợc thời vụ trồng thích hợp đối với cây Giảo cổ lam trong
điều kiện ruộng hoặc vƣờn hộ nhằm bảo tồn phát triển ra sản xuất, nâng cao
hiệu quả kinh tế cho ngƣời sản xuất.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trin
̀ h sinh viên thƣ̣c hiê ̣n đề tài , sinh viên sẽ đƣơ ̣c củng cố và
hê ̣ thố ng la ̣i toàn bô ̣ nhƣ̃ng kiế n thƣ́c đã ho ̣c, áp dụng vào thực tế tạo điều kiện
cho sinh viên ho ̣c hỏi thêm kiế n thƣ́c cũng nhƣ kinh nghiê ̣m trong sản xuấ
. t
- Trên cơ sở ho ̣c đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã giúng
cho sinh viên nâng cao đƣơ ̣c chuyên môn , nắ m đƣơ ̣c phƣơng pháp và tổ chƣ́ c
tiế n hành nghiên cƣ́u ƣ́ngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
.

- Đánh giá đƣơ ̣c chin
́ h xác đă ̣c điể m hiǹ h thái và thời vu ̣ trồ ng cây dƣơ ̣c
liê ̣u giảo cổ lam 5 lá chét và giảo cổ lam 7 lá chét.

n


4

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài bổ sung thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu
khoa học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên về cây
giảo cổ lam
-Ý nghĩa thực tiễn
+Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dƣợc để chữa bệnh, nâng
cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền
núi rất lớn, đây là cơ hội để ngƣời dân miền núi sản xuất cây Giảo cổ lam theo
hƣớng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Góp phần tìm ra thời vụ trồng thích hợp nhất với giống giảo cổ lam 5 lá
và giảo cổ lam 7 lá đa ̣t năng xuấ t cao để áp d ụng vào sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầ u sƣ̉ du ̣ng ta ̣i điạ phƣơng

n


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố tự nhiên
Trên thế giới, Giảo cổ lam đƣợc phát hiện ở độ cao 200 – 2000
m, trong các khu rừng thƣa và ẩm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia,
Tiều Tiên và một số nƣớc châu Á khác (Ngô Tuấ n Vinh, 2010) [11]
Ở Việt Nam, năm 1997 Giáo sƣ Phạm Thanh Kỳ (Đại học dƣợc
Hà Nội) đã phát hiện cây Giảo cổ lam trên núi Phan-xi-păng (Lào Cai) và đƣợc
Giáo sƣ Vũ Văn Chuyên (Đại học dƣợc Hà Nội) xác định đúng là loại
Gynostemma pentaphyllum Thunb. () [18].
Trong đợt nghiên cứu, khảo sát nguồn dƣợc liệu ở các vùng núi
cao phía Bắc, cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Tuệ Linh cùng
với GS-TS Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện một quần thể cây Giảo cổ
lam mọc hoang dại với trữ lƣợng lớn tại vùng núi cao thuộc huyện
Mèo Vạc – Hà Giang và huyện Bảo Lạc – Cao Bằng
( tru thap loi thuy/ Giao co
lam) [17].
Việc phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng và Hà
Giang đã chứng tỏ sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền
núi nƣớc ta.
Là cây ƣa ẩm và ánh sáng tán xạ, là cây ƣa bóng điển hình, vì vậy ánh
sáng là yếu tố quan trọng đầu tiên cần đƣợc cân nhắc trong quá trình trồng
trọt. Cây giảo cổ lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhƣng tốt
nhất là ở các vùng khí hậu mát, ẩm, thích hợp ở vùng núi cao (từ 300 –
3.000m so mặt nƣớc biển). Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ bình qn là

n


6


16,10C, nhiệt độ cao nhất là 28,80C, nhiệt độ thấp nhất là 3,60C. Tuy nhiên
cây có thể chịu đƣợc nhiệt độ cao nhất là 39,70C, thấp nhất là -9,600C.
Cây có thể sinh trƣởng, phát triển trên rất nhiều loại đất nhƣ đất cát, đất
mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nƣớc tốt nhƣng phải giữ đƣợc ẩm, đất giàu
dinh dƣỡng, đặc biệt là đạm. Đất có độ PH thích hợp 6,0 – 7,0. (Nguyễn Thị
Minh Huệ và cs, 2013; Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013) [7].
2.1.2. Phân loại
Kết quả giám định loài Giảo cổ lam nằm trong hệ thống phân loại thực
vật nhƣ sau:
- Ngành hạt kín: Angiospermae
- Lớp hai lá mầm: Dicotylenodae
- Bộ thực vật: Bầu bí - Curcubitales
- Họ thực vật: Bầu bí - Curcbitaceae
- Lồi Giảo cổ lam 5 lá: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 7 lá: Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu.
- Loài Giảo cổ lam 9 lá: Gynostemma sp.
* Phân loại thảo dược trong họ Curcubitaceae:
Họ Bầu bí (Curcubitaceae) là họ thực vật chứ một số lồi đƣợc biết
nhiều nhƣ bầu (Lagenaria siceraria), bí ngô ( chi Cucurbita), mƣớp( chi
Luffa), dƣa hấu (Citrullus), dƣa vàng (Cucumis melo) và dƣa chuột (Cucumis
sativus)
Họ Bầu bí (Curcubitaceae) có tổng số gần 90 chi, trên dƣới 700 lồi,
trong đó có khoảng 50 lồi có tác dụng chữa bệnh đƣợc sử dụng trong Đơng
y. Các lồi thực vật trong họ Bầu bí có một số đặc điểm chính nhƣ thân có các
tua cuốn, phần lớn lá có chia thùy, có lơng tuyến. Hoa thật, cánh hoa màu
vàng hay trắng. Quả dạng bầu bí (Viê ̣n dƣơ ̣c liê ̣u, 2010) [13].

n



7

2.1.3. Đặc điểm thực vật
Giảo cổ lam là cây sống lâu năm, dạng cây leo, thân mảnh, leo bằng
tua cuốn. Giảo cổ lam thƣờng có tua cuốn xoăn, mảnh, nằm cạnh cuống lá. Lá
thƣờng có hình bầu dục, mép răng cƣa. Cây có hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa
đơn tính khác gốc. Thời gian ra hoa thƣờng từ tháng 6 - 8, thời gian ra quả
vào tháng 9 - 10, thu hoạch vào tháng 11 - 12 hàng. Quả mọng, khi chín
chuyển sang màu đen, quả có thể mang 1, 2 hoặc 3 hạt.
2.1.4 Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Phần trên mặt đất.
2.1.5. Thành phần hóa học của Giảo cổ lam
Từ thân lá của các loài thuộc chi Gynostemma đã phân lập đƣợc một số
lớp chất nhƣ tecpenoit, tecpenoit – glycosit và flavonoit. Nghiên cứu hóa
học

thực

vật

tiến

hành

trên

cây

Giảo


cổ

lam (Gynostemma

pentaphyllum Thunb) tại Bắc Cạn đã thu đƣợc 3 hợp chất phytosterol, 2
hợp chất flavonoit và thu đƣợc 5 hợp chất sạch là: stigmasterol (GyH1); βsitosterol (GyH2), 3,3’5-trihydroxy-4’,7-dimethoxyflavon (GyE1); sigmasta5,22-dien-3β-yl-β-D-glycopyranosis

(GyE2)



3,5-dihydroxy-4’,7-

dimethoxyflavon-3’-O-[α-L-rhamnopyranosyl(1-6)]-O-β-D-glycopyranosit
(GyM1) (Ngô Tuấ n Vinh, 2010) [11].
Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen kiểu
damaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có trong
Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam). Giảo cổ lam
còn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và có tác dụng chống
lão hóa mạnh. Ngồi ra cịn trong Giảo cổ lam cịn có các Acid amin tan trong
nƣớc, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Zn, Fe, Se. Đã có nhiều
nghiên cứu thử độc tính cấp, trƣờng diễn, bán trƣờng diễn và xác định cây
khơng có độc (Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013) [7].

n


8

Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen

kiểu damaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có
trong Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam). Giảo
cổ lam cịn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và có tác
dụng chống lão hóa mạnh. Ngồi ra cịn trong Giảo cổ lam cịn có các Acid
amin tan trong nƣớc, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Zn, Fe, Se.
Đã có nhiều nghiên cứu thử độc tính cấp, trƣờng diễn, bán trƣờng diễn
và xác định cây khơng có độc
( tru thap loi thuy/
Giao co lam) [17].
2.2. Tác dụng và tính vị của cây giảo cổ lam
2.2.1. Các thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ:
- Tác dụng giảm mỡ máu (Triglicerid và Cholesterol): Giảo cổ lam có
tác dụng ức chế tăng Cholesterol 71% theo phƣơng pháp ngoạ i sinh
và 82,08% theo phƣơng pháp nội sinh.
- Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): Giảo cổ lam làm tăng
lực 214,2%.
- Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Giảo cổ lam bảo vệ tế bào gan
mạnh trƣớc sự tấn công của các chất độc và làm tăng tiết mật.
- Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: Giảo cổ lam làm tăng đáp
ứng miễn dịch của tế bào khi chiếu xạ tế bào hay gây độc bằng hóa chất
- Tác dụng hạ đƣờng máu: Giảo cổ lam có tác dụng hạ đƣờng
huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đƣờng di truyền, liều
uống 500mg/kg làm hạ đƣờng huyết 22%, liều 1000mg/kg làm hạ tối đa
36%.
Trong niệu pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống
1000mg/kg đã ức chế sự tăng đƣờng huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau

n



9

60 phút) so với nhóm đối chứng. Giảo cổ lam gây hạ đƣờng huyết yếu
trên chuột bình thƣờng nhƣng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đƣờng
huyết cao. Nhƣ vậy ngoài cơ chế làm tiết insulin, Giảo cổ lam cũng có tác
dụng làm tăng nhạy cảm của mơ với insulin (Ngô Tuấ n Vinh, 2010) [11].
2.2.2. Tác dụng lâm sàng (Thử trên người)
- Tác dụng giảm cân: Giảo cổ lam có tác dụng giảm cân tƣơng
đối mạnh do giảm lƣợng mỡ dƣ thừa tích lũy ở vùng bụng, đùi và nội tạng
thơng qua tăng cƣờng chuyển hóa mỡ. Tuy nhiên, Giảo cổ lam lại có tác dụng
tăng cơ bắp nên chỉ có tác dụng giảm cân ở những ngƣời béo.
- Tác dụng tăng lực: Giảo cổ lam có tác dụng tăng lức co cơ đến
11,112 kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù
hợp với mục đích sử dụng Giảo cổ lam để tăng lực cho các vận động viên thi
đấu để nâng cao thành tích. Vì vậy, Giảo cổ lam cịn đƣợc gọi là chất Doping
tự nhiên.
- Tác dụng đối với huyết áp: Sau 2 tháng sử dụng Giảo cổ lam, huyết
áp của các bệnh nhân đã giảm từ 113,765 xuống 97,868.
- Tác dụng làm giảm mỡ máu: Giảo cổ lam có tác dụng giảm mỡ trong
máu tới 20%. Đặc biệt, Giảo cổ lam cịn có tác dụng hạ Cholesterol trong máu
tới 22%.
- Tác dụng bảo vệ gan: Thử nghiệm lâm sàng cho thấy 100 bệnh nhân
sử dụng Giảo cổ lam sau 2 tháng đã cải thiện tình trạng bệnh.
- Đối với các triệu chứng cơ năng khác nhƣ đau đầu, thiếu máu não,
đau tức ngực, choáng ngất đều đƣợc cải thiện rất tốt sau khi sử dụng Giảo cổ
lam (WHO guidelines on good agricultural and collection practices (GACP) for
medicinal plants. World Health Organization. Geneva, 2003) [16].

n



10

* Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của giảo cổ lam
+ Năm 2004, Viện Dƣợc liệu Trung ƣơng kết hợp với Viện Karolinska
Thụy Điển đã tìm ra hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam có tác dụng kích thích
tạo insulin. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh đƣợc hoạt chất này và một
saponin mới và đặt tên là Phanosid (lấy tên nhà khoa học Đào Văn Phan,
trƣởng nhóm nghiên cứu). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phanosid đáp
ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là khi nồng độ glucose
cao, độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanosid tốt hơn so với nồng độ
glucose thấp. Điều này có nghĩa là giảo cổ lam hầu nhƣ không làm hạ đƣờng
huyết khi nồng đƣờng trong máu ở giới hạn bình thƣờng mà chỉ làm giảm
đƣờng huyết ở những ngƣời có nồng độ đƣờng huyết cao.
+Năm 2007, nhóm tác giả này tiếp tục nghiên cứu và đã tìm ra cơ chế
kiểm sốt đƣờng huyết của phanosid là do chất này có khả năng kích thích tiết
insulin từ đảo tụy.
+ Năm 2010, một thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái thảo đƣờng
tuyp 2 đƣợc thực hiện. Kết quả cho thấy dùng trà giảo cổ lam sau 4 tuần với
mức liều 6g/ngày thì so với trƣớc khi sử dụng nồng độ đƣờng trong máu giảm
3 mmol/l.
+ Năm 2011, TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn Dƣợc lý, trƣờng Đại
học Y Hà Nội) phối hợp với Hội Đái tháo đƣờng Thụy Điển thực hiện thử
nghiệm lâm sàng, trên 65 bệnh nhân tiểu đƣờng tuyp 2 tại Bệnh viện Lão
khoa Trung Ƣơng. Các bệnh nhân có chỉ số đƣờng huyết trong khoảng 9 đến
14 mmol/l, sử dụng giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tƣơng đƣơng 3 gói trà
giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả: sau 12 tuần sử dụng trà giảo
cổ lam làm giảm đƣờng huyết xuống 3 mmol/l so với nhóm chứng (nhóm
khơng sử dụng giảo cổ lam). Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng trà


n


11

giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng
sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định đƣờng trong máu.
+ Năm 1999, GS.Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự đã công bố những
đánh giá bƣớc đầu về tác dụng của giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol
máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm
giảm cholesterol tồn phần tới 71% so với nhóm không sử dụng. Kết quả đã
đƣợc đăng tải trên tạp chí dƣợc liệu năm 1999.
+Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Magalii, trƣờng đại học
Sydney Úc công bố năm 2005 khẳng định: Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm
cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL (LDL là một loại cholesterol xấu
trong máu, loại cholesterol này làm tăng nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa
độngmạch và các bệnh tim mạch nhƣ nhồi máu cơ tim, đột quỵ..). Theo kết
quả nghiên cứu này thì sử dụng giảo cổ lam làm giảm lƣợng triglyceride trong
máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lƣợng LDL 35%, tác dụng này
tƣơng đƣơng với atorvastatin (một loại thuốc đƣợc ƣu tiên lựa chọn cho bệnh
nhân rối loạn mỡ máu hiện nay).
+ GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng PGS.TS.Trần Lƣu Vân Hiền đã chứng
minh chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển
khối u một cách rõ rệt. Kết quả đã đƣợc đăng tải trên tạp chí dƣợc học số 5/2011.
+ Năm 2012, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã
lần đầu tiên tìm thấy hoạt chất saponin mới trong giảo cổ lam và đặt tên là
gypenosid VN 01 – 07. Các chất này đƣợc chứng minh là có khả năng tiêu
diệt mạnh tế bào ung thƣ phổi, vú, đại tràng, tử cung.
2.2.3. Công dụng dược liệu
- Làm hạ mỡ máu, nhất là hạ Cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa

mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng
tim mạch, não.

n


12

- Có khả nắng chống ơ xy hóa tế bào làm thuốc hạ cholesterl , thải độc
cơ thể chố ng viêm gan, chƣ́ng cao huyế t áp , tim ma ̣ch, ho hen, viêm khí quản,
mãn tính, đau đầ u mấ t n gủ, đái tháo đƣờng. Giảo cổ lam cịn có tác dụng kìm
hãm sự tích tujtieeru cầu , làm tan cục máu đông , chố ng huyế t khố i , tăng
cƣờng lƣu thông máu , lên naõ và kim
̃ phát triể n khố i u
̀ ham

(Võ Văn Chi ,

2004) [1].
- Chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng sức mạnh, tăng
khả năng làm việc.
- Tăng cƣờng sự miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành khối u.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cƣờng máu lên não, cải thiện tình
trạng giảm trí nhớ ở ngƣời già.
- Tăng cƣờng chức năng giải độc gan (WHO guidelines on good
agricultural and collection practices (GACP) for medicinal plants. World
Health Organization. Geneva, 2003) [16]
Từ những tác dụng lâm sàng và công dụng dƣợc liệu của Giảo cổ lam
đã khẳng định rằng đây là cây thuốc quý. Sử dụng Giảo cổ lam khơng những
nâng cao sức khỏe mà cịn có tác dụng phịng và chữa bệnh cho con ngƣời.

2.2.4. Tính vị
Giảo cổ lam có vị đắng, tính hàn (Christophe Wiart và cs, 2006 ) [15].
Cƣờng dƣơng, bổ âm
2.3. Cơ sở thực tiễn
*Các mơ hình sản xuất cây dược hiện nay ở Việt Nam
- Mơ hình 1: Giảo cổ lam đƣợc gây trồng tại Công ty TNHH nuôi
trồng sản xuất và chế biến dƣợc liệu Đông Bắc, Cẩm phả - Quảng Ninh. Công
ty đã triển khai dự án “Ứng dụng khoa học cơng nghệ xây dựng mơ hình ni
trồng và chế biến cây dƣợc liệu tại tỉnh Quảng Ninh”. Dự án thuộc

n


13

Chƣơng trình “Xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015” và
đƣợc thực hiện tại xã Cộng Hoà, TP Cẩm Phả. Để thực hiện dự án này, Công
ty đã ứng dụng khoa học công nghệ vào di thực thành công giống cây dƣợc
liệu quý giảo cổ lam từ Tam Đảo về vùng đất Cộng Hồ, Cẩm Phả. Hiện
nay, Cơng ty đã sản xuất, gây trồng thành cơng giống cây giảo cổ lam
và có sản phẩm bán ra thị trƣờng.
- Mơ hình 2: Giảo cổ lam đƣợc gây trồng trong dự án “Xây dựng mơ hình
ứng dụng tiến bộ KHCN trồng và chế biến cây giảo cổ lam tỉnh
Cao Bằng thành hàng hóa” thuộc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN
Cao Bằng. Các cán bộ của trung tâm đã đến làm việc và chuyển giao
giống cây Giảo cổ lam cho bà con tham gia dự án tại xã Bình Dƣơng,
huyện Hịa An, tỉnh Cao Bằng.
- Mơ hình 3: Từ việc phát hiện ra Giảo cổ lam có trên núi Ba Tri, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Tùng đã nhân

giống, trồng và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở dƣợc liệu. Hiện
nay, công ty chuyên cung cấp giống và nguyên liệu Giảo cổ lam cho tập
đoàn Tuệ Linh để sản xuất các sản phẩm từ Giảo cổ lam. Ơng Bùi Đắc
Quang, Giám đốc Cơng ty TNHH Hồng Tùng đang chuẩn bị cho hợp đồng
xuất khẩu Giảo cổ lam Ba Tri sang châu Âu để sản xuất thuốc viên nén
Curpennin có tác dụng giảm mỡ máu.
- Mơ hình 4: Giảo cổ lam đƣợc gây trồng và chế biến tại Cơng ty
dƣợc liệu Sơng Đà, Hịa Bình. Tại đây, Giảo cổ lam đƣợc trồng dƣới tán tại
vƣờn hộ gia đình, trồng bán tự nhiên trên núi sau đó đƣợc thu hái và chế biến
thành trà túi lọc (Nguyễn Thị Minh Huệ và cộng sự, 2013) [4].

n


14

2.4. Tình hình nghiên cứu về cây giảo cổ lam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây giảo cổ lam trên thế giới
* Tên gọi: Cây Giảo cổ lam hay còn gọi là: Thất diệp đởm, Ngũ diệp
sâm, Trƣờng sinh thảo. Tên khoa học: Gynostemma pubescen, Gynostemma
pentaphyllum (Thunb).
* Nguồn gốc và phân bố: Giảo cổ lam có nguồn gốc từ các vùng núi
của miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Giảo cổ lam phân bố
ở độ cao từ 300 - 3000 m so với mực nƣớc biển ở các vùng đồng bằng, sƣờn
dốc và dƣới tán cây trên núi cao của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Lào, Myanmar, Nê-pan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam * Đặc điểm
hình thái: Nó là một lồi cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách
lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt
rất sâu trông nhƣ lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ
màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu

có 3 vịi nhu ̣y . Quả khơ hình cầu, đƣờng kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen
(vi.wikipedia.org/wiki/Giảo_cổ_lam) [20].
Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “ Thần nông bản
thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn
sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dƣợc thảo Trung Quốc cho
đến ngày nay (Trƣơng Thi Tố
̣ Uyên, 2010) [10].
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây
thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “ Bản thảo cƣơng mục”. Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dƣợc liệu, mô tả 1094 cây
thuốc và vị thuốc từ cây cỏ (Trƣơng Thi Tố
̣ Uyên, 2010) [10].
Năm 348 – 322 TCN , Aristote ngƣời Hy Lạp đã có những ghi chép về
cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “ Lịch sử vạn
vật ” đã giới thiệu gần 480 lồi cây cỏ và cơng dụng của chúng. Tuy tác phẩm

n


15

chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhƣng nó đã đặt nền tảng
cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này (Trƣơng Thi Tố
̣ Uyên, 2010)
[10].
Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides ngƣời Hy Lạp đã mơ tả 600
lồi cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là ngƣời đặt nền móng cho y
dƣợc học Hy Lạp (Trƣơng Thi Tớ
̣ Uyên, 2010) [10].
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng

số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng nhƣ bậc cao đã biết, khoảng
20.000 loài đƣợc sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ
đƣợc biết trên 6000 lồi; Trung Quốc trên 5000 lồi; riêng về thực vật có hoa
ở một vài nƣớc Đơng Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc (Viê ̣n dƣơ ̣c liê ̣u,
2010) [13].
Trong vài thập kỷ gần đây, các nƣớc trên thế giới đã đẩy mạnh việc
nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc đƣợc
pha chế tại các cửa hàng dƣợc gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài
vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có
940 xí nghiệp và xƣởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh
thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trƣờng thuốc năm 1995; tổng giá trị
xuất khẩu dƣợc liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện
nay, Trung Quốc có chủ trƣơng đầu tƣ mạnh cho cơng tác nghiên cứu dƣợc
liệu, đã tự túc đƣợc khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nƣớc, trong đó thuốc
sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ƣu thế (Viê ̣n dƣơ ̣c liê ̣u, 2000) [12].
* Những nghiên cứu về Giảo cổ lam ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, cây Giảo cổ lam có tên gọi là Jiaogulan và từ lâu đƣợc
xem nhƣ cây thuốc trƣờng sinh, bởi lẽ ở một ngôi làng nhỏ của tỉnh Quý
Châu, ngƣời dân uống trà Giảo cổ lam thƣờng xun thay thế cho chè xanh
thì có tỷ tỷ lệ ngƣời cao tuổi trên 100 năm cao hơn so với trung bình chung cả

n


16

nƣớc. Mặt khác ngƣời dân ở vùng này cũng giảm rõ rệt nguy cơ và tác hại của
bệnh ung thƣ. Những kết luận này đƣợc các nhà khoa học Viện dƣợc liệu
Trung Quốc chứng minh làm rõ. Kể từ đó việc nghiên cứu cây Giảo cổ lam
ngày càng thu hút nhiều nhà khoa học. Năm 1972, một nhóm nghiên cứu về

biện pháp chữa bệnh đông tây y kết hợp của tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã
tiến hành một nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của Giảo cổ lam đối với 537
trƣờng hợp bệnh viên phế quản (Qu, Jing, 1972). Kết quả nghiên cứu công
dụng của cây GCL này đã đƣợc công bố lần đầu tiên trong tài liệu y học hiện
đại về cây thuốc và trong từ điển cây dƣợc liệu Trung Quốc nhƣ là một cây
thuốc quý. Theo đó cây Giảo cổ lam có tác dụng kháng viêm, giải độc, trị ho,
điều hòa nhịp tim và giảm sự mệt mỏi (Wu and et al., 1998). Sau đó, năm
1987, một nghiên cứu khác bởi 16 nhà khoa học dƣới sự chủ trì của nhà khoa
học bệnh lý giáo sƣ Jialiu Liu tại Quảng Châu, họ đã phân tích 100 cây Giảo
cổ lam và phát hiện lồi cây này có chứa nhiều dƣợc chất có tác dụng chữa
bệnh và có lợi cho sức khỏe. Với kết quả dó, nhiều nghiên cứu sau đó về tác
dụng cây giảo cố lam đƣợc thử nghiệm tại một số trƣờng đại học và bệnh
viên ở Trung Quốc . Nhiều nghiên cứu về hiệu quả dƣợc lý và trị liệu của cây
giảo cổ lam đƣợc chứng trên động vật và ngƣời, nhiều sản phẩm thuốc, sản
phẩm chức năng từ cây Giảo cổ lam đƣợc tạo ra từ các viện dƣợc liệu Trung
Quốc. Hiện nay có gần 300 bài báo chuyên sâu về cây Giảo cổ lam và thành
phần saponin đƣợc đăng tải trên các tạp chí có uy tín và những thơng tin về
lồi dƣợc liệu này đƣợc lựa chọn đăng tải chính thức tại cuốn từ điển cây
dƣợc liệu Trung Quốc. Liên quan đến hàm lƣợng saponin trong cây, Zhou et
al.(1990) đã phát hiện ra rằng chất này có hàm lƣơng cao nhất khi thu hoạch
vào tháng 6 đối với giảo cổ lam trồng 6 và tháng 8 đôi Giảo cổ lam mọc tự
nhiên. Việc sử dụng cây Giảo cổ lam hoặc các sản phẩm từ nó đang phổ biến

n


17

và ngày càng tăng ở Trung Quốc (Mishra and Joshi, 2011). Một số sản phẩm
phổ biến hiện nay từ cây GCL nhƣ chè, trà túi lọc, viên thuốc, rƣợu...

* Những nghiên cứu về Giảo cổ lam ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản cây Giảo cổ lam đƣợc gọi là “Amachazuru” có nghĩa là
một loại trà dây ngọt. Cây Giảo cổ lam đƣợc biết và cơng nhận cơng dụng của
nó một cách rỗng rãi từ những năm cuối 1970 đƣợc ghi trong cuốn sách bách
khoa toàn thƣ về cây thuốc Nhật Bản. Vào lúc đó Tiến sỹ Tsunematsu
Takemoto, một chuyên gia về cây dƣợc liệu đã nghiên cứu và phát hiện ra ở
cây Giảo cổ lam có chứa 4 loại saponin giống hệt và 17 loại saponin rất giống
với cây nhân sâm (Takemoto et al., 1983). Phải mất hơn mƣời năm sau đó,
ơng ta và nhóm cộng sự mới xác định và phân lập đƣợc 82 loại saponin trong
cây GCL trong khi cây nhân sâm chỉ có 28 loại saponin (Yoshikawa et al.,
1987). Năm 1984, ba nghiên cứu chứng minh rằng cây Giảo cổ lam có lợi cho
sức khỏe con ngƣời và chứa các chất quan trọng cung cấp cho ngành dƣợc.
Các nghiện cứu trên chuột và sau đó là ngƣời đã đƣa ra kết luận sử dụng các
sản phẩm GCL có thể làm tăng tính dẻo dai, hạn chế phát triển khối u ung
thƣ, tăng cƣờng hệ miễn dịch và những lợi ích khác (Arichi, Shigeru, et
al.,1985) [14].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu Giảo cổ lam ở nước ta
* Các loại Giảo cổ lam:
Hiện nay ở nƣớc ta đã phát hiện 4 loại giảo cổ lam: loại 9 lá, 7 lá, 5 lá, 3
lá. Hình thái lá của mỗi loại có những đặc điểm khác nhau:
Theo một số tác giả (Nguyễn Thị Minh Huệ và cộng sự, 2013; Nguyễn
Minh Khởi và cộng sự, 2013) và nhu cầu thị trƣờng hiện tại cho thấy: Trong
các loại Giảo cổ lam, chỉ có 2 loại có tác dụng chữa bệnh đó là Giảo cổ
lam 5 lá và Giảo cổ lam 7 lá. Vì vậy, khi gây trồng để cung cấp cho các cơ sở
sản xuất dƣợc liệu chúng ta chỉ trồng 2 loại này.

n


18


* Phân bố: Tại Việt Nam, Giảo cổ lam phân bố ở các tỉnh: Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai (Nguyễn Thị Minh Huệ và cs, 2013 và
thông tin cập nhật) [4].
* Nhân giố ng
Theo Viện cây dƣợc liệu (Nguyễn Minh Khởi và cộng sự, 2013), cây
Giảo cổ lam có thể nhân giống bằng 2 phƣơng pháp vơ tính (giâm hom) và
phƣơng pháp hữu tính (gieo hạt). Tuy nhiên, hiện nay biện pháp giâm hom
đang đƣợc áp dụng phổ biến do có một số ƣu điểm nhƣ cung cấp đƣợc số
lƣợng cây lớn trong thời gian ngắn, cây con có chất lƣợng đồng đều, kỹ thuật
đơn giản, dễ thực hiện, tỷ lệ cây sống cao. Hom giống có thể giâm vào bầu
hoặc trực tiếp vào luống đất, tuy nhiên để thuận lợi chăm sóc, vận chuyển xa
và tăng tỷ lệ sống thì nên giâm cành vào bầu. Thời vụ ra giâm hom cho kết
quả tốt nhất từ tháng 2 - 4 và chọn hom bánh tẻ có từ 2 - 3 mắt là phù hợp cho
tỷ lệ sống cao và đảm bảo hệ số nhân giống. Theo một số tác giả, chất kích
thích ra rễ có vai trị quan trọng sử dụng trong nhân giống vơ tính nói chung
và giâm cành Giảo cổ lam nói riêng. Dùng Pisomix – Y15 (ra rễ cực mạnh), hịa
lỗng 10g cho 1 bình ơ doa 10 lít tƣới đều cho 5 – 7 m2 vƣờn ƣơm và cứ 5 ngày
tƣới lại 1 lần, tƣới từ 3 – 4 lần (Nguyễn Minh Khởi và cộng sự, 2013) [7].
Tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, sử dụng α-NAA và IAA ở các
nồng độ 25 ppm và 50 ppm có ảnh hƣởng tốt đến tỷ lệ nảy mầm, sinh
trƣởng của mầm; trong đó α-NAA ở nồng độ 50 ppm tốt nhất, tỷ lệ hom đủ
tiêu chuẩn xuất vƣờn đạt 88,89%. Các nền giâm kh ác nhau có ảnh hƣởng đến
khả năng nhân giống giảo cổ lam. Nề n giâm 75% đấ t thiṭ + 25% đấ t cát sông
tố t nhấ t trên nề n giâm này hôm giâm đa ̣t tỷ lê ̣ xuấ t vƣờn là 85,56%. Hom lấ y
ở các vị trí khác nhau trên cây mẹ với các độ d ài khác nhau có ảnh hƣởng rất

n



×