Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Tiểu Luận - Quản Trị Buồng Phòng - Đề Tài - Tác Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Cơ Sở Vật Chất Và Vận Hành Tại Bộ Phận Vệ Sinh Công Cộng Tại Khách Sạn Intercontinental Ha Noi West Lake

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.69 KB, 39 trang )

CHƯƠNG 1: Quản trị nhân sự nhóm VSCC bộ phận buồng tại khách sạn
Intercontinental Hanoi West Lake
1.1. Giới thiệu sơ lược
1.1.1 Giới thiệu về bộ phận buồng tại Khách Sạn
Bộ phận buồng (House Keeping) là bộ phận đặc biệt quan trọng, chiếm tới 60% tổng doanh
thu của khách sạn. Nhiệm vụ của bộ phận phịng khơng đơn giản là chịu trách nhiệm đảm
bảo phòng cho khách theo tiêu chuẩn của khách sạn mà còn đảm bảo các dịch vụ liên quan
khác như giặt là,… Bộ phận buồng phòng gồm nhiều các bộ phận nhỏ hơn với những nhiệm
vụ được phân cơng rõ ràng, tính chun mơn hóa cao để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất
lượng chung cho cả khách sạn. Ngồi ra, bộ phận buồng phịng tại khách sạn còn phối hợp
linh hoạt với các bộ phận khác nhằm cung ứng dịch vụ hoàn hảo nhất tới khách hàng.
Tại khách sạn Intercontinental Ha Noi West Lake bộ phận buồng bao gồm các nhóm bộ
phận nhỏ sau đây:
-

Bộ phận dọn phịng (Room Attendant): đây có thể được coi là nhiệm vụ cơ bản

nhất của bộ phận buồng phòng. Room attendant chịu trách nhiệm dọn phòng và bổ
sung đồ dùng trong phòng cho khách mỗi ngày theo tiêu chuẩn của khách sạn.
-

Bộ phận giặt ủi (Laundry): có nhiệm vụ thu gom đồ giặt, vận hành quy trình

giặt và ủi tất cả quần áo của khách, các loại khăn ăn, khăn trải bàn của khách sạn và
đồng phục của nhân viên. Xem thêm quy trình giặt ủi trong khách sạn tại đây.
-

Bộ phận công cộng (Public Area Attendant) : Chịu trách nhiệm lau dọn hành

lang, sảnh khách sạn và các nơi công cộng, phòng nghỉ của nhân viên trong khách
sạn.


sạn.

Bộ phận hoa cây cảnh: Chăm sóc, chịu trách nhiệm về hoa cây cảnh của khách


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ phận buồng khách sạn Intercontinental West Lake
Giám đốc bộ phận
buồng
Phó giám đốc/ Trợ lý

Nhóm
trưởng khu
vực cơng•
cộng

Nhóm
trưởng
phục vụ
buồng

Trưởng ca

Trưởng ca



Nv vệ sinh
cơng cộng

Nv ca sáng


Nv ca chiều

Nhóm
trưởng đồ
vải

NV kho

Nv cây
cảnh

Trưởng ca

Nv giặt là

Nv đồ vải

Nv ca tối
Nv thảm
Nv buồng
VIP

Trưởng kho

Nhóm
trưởng cây
cảnh

Nv đồng

phục

Thư



1.1.2 Giới thiệu về nhóm vệ sinh cơng cộng tại khách sạn Intercontinental Ha Noi
West Lake
Nhóm Vệ sinh Cơng cộng là một bộ phận nhỏ nằm trong bộ phận buồng phịng ở khách
sạn InterContinental Hanoi Westlake, Tuy khơng phải hoạt động chính của bộ phận buồng,
tuy nhiên nhóm bộ phận này đóng vai trị rất quan trọng trong việc giữ cảnh quan sạch đẹp
trong và ngoài khách sạn. Đối với khách sạn Intercontinental Ha Noi West Lake với các con
đường đi bộ trải dài, cùng các hành lang và tiền sảnh rộng lớn địi hỏi nhóm bộ phận vệ sinh
cơng cộng phải đảm bảo được các nhiệm vụ nhất định.
Yếu tố vệ sinh ln đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng
trong khách sạn. Để có một khơng gian làm việc cũng như nghỉ ngơi của khách hàng tốt,
hiệu quả thì cơng tác dọn dẹp vệ sinh luôn được đề cao, khắt khe và nghiêm khắc. Ở khách
sạn InterContinental Hanoi Westlake, công việc vệ sinh công cộng bao gồm các khu vực
như: sảnh, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, WC của khách , nhân viên và các thiết bị
đồ dùng như: thảm, trần nhà, đèn chùm, điều hịa…
Theo nhóm điều tra, tại nhóm bộ phận Vệ sinh Cơng cộng tại khách sạn Intercontinental
Ha Noi West Lake gồm có 7 nhân viên và 1 trưởng nhóm. Bên cạnh đó, cơng việc của nhân
viên nhóm bộ phận này cũng chịu sự giám sát của các giám sát khác nhằm đảm bảo cảnh
quan trong khách sạn luôn sạch đẹp.
1.2.Công tác quản lý nhân sự:
1.2.1. Xác định nhu cầu
a, Định mức lao động tại bộ phận VSCC
Khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake là một khách sạn 5 sao cao cấp với cơng suất
buồng trung bình là 65%, công suất buồng mùa đông khách là 80% và vắng khách là 50%.
Chế độ làm việc cho nhân viên là 6 ngày / tuần, nghỉ lễ tết 10 ngày/ năm, số ngày nghỉ

phép năm là 12 ngày / năm và nghỉ việc riêng dự kiến 1ngày / năm
Biết:
Định mức nhân viên vệ sinh công cộng là 100 buồng/ nhân viên ( nhân viên vệ sinh công
cộng làm việc 2 ca)


❖ Tính tốn số nhân viên vscc cần thiết
Số nhân viên vệ sinh cơng cộng là:
359
100

× 2 = 7,18 ≈ 7 ( người)

Số ngày nghỉ của một nhân viên / năm là:
52 + 10 + 12 + 1 = 75 ( ngày/ năm)
Số ngày nghỉ của tất cả nhân viên một năm là:
75 x 7 = 525 (ngày/ năm)
Số lượng nhân viên cần có để bù vào tổng số ngày nghỉ một năm là:
525
= 1,8103 ≈ 2 (người)
365−75

Tổng số nhân viên buồng với công suất 100 % là:
7 + 2 = 9 (người)
Số nhân viên buồng cần thiết theo công suất trung bình là:
9 x 65% = 5,85 ≈ 6 (người)
Số nhân viên buồng cần thiết theo công suất đông khách là:
9 x 80% = 7,2 ≈ 7 (người)
Số nhân viên buồng cần thiết theo công suất vắng khách là:
9 x 50% = 5,5 ≈ 6 (người)

Kết luận :
- Vậy số nhân viên vệ sinh công cộng cần thiết khi cơng suất buồng trung bình là 6
người
- Số nhân viên vệ sinh công cộng cần thiết khi công suất buồng đông khách là 7 người
- Số nhân viên vệ sinh công cộng cần thiết khi công suất buồng vắng khách là 6 người

Bảng 1.1. Định mức lao động tại bộ phận VSCC
Chức danh
Nhóm trưởng nhóm vệ sinh cơng

Thời gian làm việc

Số lượng

HC

1

C1 hoặc C2

1

C1 hoặc C2

6

cộng
Trưởng ca (giám sát) nhóm vệ sinh
công cộng
Nhân viên vệ sinh công cộng

(Public Area)


Bảng 1.2.BẢNG PHÂN CA
Ngày 01/08/2018 - 07/08/2018
STT Họ và tên

1

Chức danh

Trần Quốc Vượng

Mon Tue Wed Thus Fri

Trưởng nhóm HC

Sat

Sun

HC

HC

HC

OFF HC

HC


C2

C2

C1

C1

C2

OFF

OFF C1

C1

C2

C1

C2

C1

C1

C2

C1


C2

vệ sinh công
cộng
2

Trưởng ca (

Trần Lan Nhi

C1

giám sát)
3

Vũ T. Thanh

4

Trần T.Thanh Huyên Nhân viên

C1

OFF C2

5

Vũ Thị Lan


Nhân viên

C2

C2

OFF C2

C1

C1

C1

6

Nguyễn Văn Hậu

Nhân viên

C2

C1

C2

OFF

C2


C2

C1

7

Trần Xuân Thịnh

Nhân viên

C1

C2

C1

C2

OFF C1

C2

8

Cao Thị Hảo

Nhân viên

C2


C1

C1

C1

C2

Nhân viên

Chú thích: C1: 6:00 – 14:30
C2: 14:00 – 22:30
HC: 8:00 – 16:00

OFF C1


b, Mô tả công việc:
Bảng 1.3. Bảng mô tả công việc theo chức danh
Chức

Mô tả công việc

danh
-

Đảm bảo phục vụ tại bộ phận buồng diễn ra bình

thường và chất lượng tốt
-


Lập kế hoạch và thực hiện công tác vệ sinh định

kỳ, phòng cháy chữa cháy, ghi chép và báo cáo những
bất thường
Nhóm
trưởng
nhóm vệ
sinh cơng
cộng

Thực hiện kế hoạch đào tạo nhân viên, phân ca,

điều phối nhân lực
-

Kiểm sốt chất lượng cơng việc, đề nghị thưởng

phạt nhân viên
-

Tổ chức hội ý trước giờ làm việc ( kiểm tra trước

ca, phân giao công việc, góp ý, nhắc nhở, rút kinh
nghiệm,…)
-

Tiếp nhận, xử lý các phàn nàn, giải quyết các

khiếu nại

-

Nắm bắt tình hình khách hàng, tình hình sử dụng

buồng, viết nhận ký cơng tác
-

Định kỳ báo cáo tình hình phục vụ lên giám đốc

buồng
Trưởng ca

-

Trực tiếp tiếp xúc và quản lý các nhân viên

(giám sát)

-

Giám sát, đôn đốc nhân viên thực hiện tốt các

nhóm vệ
sinh cơng

nhiệm vụ được giao
-

Báo cáo tình hình thực tế cho các nhóm trưởng để



cộng

kịp thời đưa ra phương án giải quyết
-

Phổ biến các kế hoạch cho nhân viên đồng thời

đưa ra các kiến nghị, u cầu của nhân viên lên cho các
trưởng nhóm
-

Hồn thành công việc được giao

-

Phối hợp với nhân viên vệ sinh công cộng làm

việc

-

Làm vệ sinh các khu vực được phân công theo

lịch hàng ngày:
+ Tuân theo bảng phân công công việc của
nhân viên công cộng theo từng khu vực quy đinh
cụ thể
+


Di chuyển cản thận các đồ vật, vật dụng

(nếu có) đến khu vực thích hợp để khơng làm ảnh
Các nhân
viên khu

hưởng đến quá trình làm vệ sinh.
+ Dùng máy chuyên dụng hút sạch bụi trên

vực công

sàn, thảm tại các khu vực được phân công: sảnh,

cộng

hành lang, cầu thang…
+ Pha hóa chất chun dụng với nước theo tỷ
lệ thích hợp và dùng móp lau lại tất cả các khu
vực vừa hút bụi xong.
+ Đặt biển lưu ý để du khách, nhân viên cẩn
thận hơn khi đi qua khu vực vừa được vệ sinh
xong, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
+ Đảm bảo quy trình làm vệ sinh được thực
hiện theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn và hoàn


thành đúng thời gian quy định.
-

Làm vệ sinh các khu vực phân công theo định kỳ:

+ Định kỳ thực hiện việc đánh bóng sàn đá
tại các khu vực sảnh khách sạn, sảnh nhà hàng,
cầu thang bộ,…
+ Làm sạch bề mặt sàn đá
+ Pha hỗn hợp thuốc tẩy đa năng và nước,
rồi dùng máy đánh bóng tốc độ chậm làm sạch bề
mặt sàn đá.
+ Hút sạch chất bẩn máy vừa chà ra, lau lại
bằng nước sạch rồi chờ khô để đánh bóng.
+ Phun đều hóa chất chuyên dụng lên bề mặt
sàn rồi dùng máy đánh bóng tốc độ cao đánh
bóng kỹ bề mặt sàn đá.
+ Định kỳ thực hiện việc lau cửa kính tại các
khu vực cơng cộng
+ Làm sạch bụi trên bề mặt cửa kính bằng
thiết bị, dụng cụ chuyên dụng.
+ Dùng hóa chất thích hợp làm sạch các chất
bẩn, vết ố có trên bề mặt cửa kính rồi dùng gạt
hút hết phần nước bẩn đã lau ra.
+ Lau lại bằng nước sạch rồi lau khô
+ Định kỳ làm vệ sinh các phòng chức năng
của khách sạn

-

Giải quyết các nhu cầu phàn nàn của khách:
+ Tiếp nhận các yêu cầu xử lý những sự cố


liên quan đến vấn đề vệ sinh công cộng trong

khách sạn.
+ Nhanh chóng thực hiện các yêu cầu, giải
quyết các phàn nàn để khách lưu trú hài lòng về
chất lượng phục vụ của khách sạn.
+ Báo cáo và nhờ sự can thiệp của cấp trên
nếu gặp những tình huống khó giải quyết.
-

Bảo quản máy móc, trang thiết bị dụng cụ:
+ Làm vệ sinh sạch sẽ các máy móc, thiết bị,
dụng cụ sau khi làm việc xong.
+ Bảo quản các máy móc, thiết bị, dụng cụ
đúng vị trí, mơi trường thích hợp.
+ Kịp thời phát hiện những mất mát, hư hỏng
và báo ngay lên cấp trên xử lý.

-

Công việc khác:
+ Đảm bảo nắm vững vị trí tất cả các khu
vực cơng cộng trong khách sạn
+ Thảo luận với giám sát về việc sử dụng
hóa chất, các vấn đề phát sinh trong ca trực hoặc
các đề xuất sửa chữa khác
+ Không được rời khỏi vị trí khi chưa có sự
đồng ý hay điều chỉnh của trưởng bộ phận, trưởng
ca (giám sát)
+ Sử dụng hóa chất đúng mục đích
+ Duy trì mức độ hàng dự trữ
+ Tham gia các chương trình đào tạo, bồi



dưỡng nâng cao nghiệp vụ của khác sạn.
+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ
phận.
+ Chủ động đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả công việc và triển khai thực hiện khi
được chấp thuận.
+ Đảm bảo việc sử dụng điện, nước, hóa chất
hiệu quả, tiết kiệm.
+ Chỉ dẫn, giúp đỡ khách khi cần thiết.
+ Thực hiện các cơng việc khác khi có u
cầu của cấp trên.
1.2.2. Tổ chức tuyển dụng lao động
Bước 1: Xác định vị trí cần tuyển, số lượng
Bước 2: Xác định yêu cầu đối với ứng viên thông qua mô tả công việc và các tiêu chuẩn
tuyển dụng
Bước 3: Thu hút ứng viên
Bước 4: Sơ tuyển
Vòng 1: Tiếp nhận thư xin việc và hồ sơ xin việc của ứng viên. Đọc và loại bỏ những hồ
sơ xin việc không đáp ứng những yêu cầu cơ bản của CV
Vịng 2: Tìm những hồ sơ:
- Có dấu hiệu của sự thành đạt và kết quả
- Có mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với công việc được đề xuất
- Hình thức và kết cấu tổng thể thu hút
Bước 5: Thi tuyển


Bước 6: Phỏng vấn
Thông thường, phỏng vấn được chia thành 2 phần nhỏ là phỏng vấn chuyên môn và phỏng

vấn kỹ năng mềm
Bước 7: Lựa chọn
Bước 8: Thông báo cho người được chọn
Thông báo người trúng tuyển đến nhận việc bằng điện thoại hoặc thư mời
Thời gian thử việc 1-2 tháng, sau đó ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ ứng viên
Bước 10: Kiểm tra tính pháp lý, sức khỏe
Bước 11: Quyết định tuyển dụng
1.2.3. Đào tạo
1.2.3.1. Mục tiêu đào tạo nhân viên vệ sinh công cộng
Trong khách sạn khách sạn InterContinental Hanoi Westlake ,ở mỗi thời kì khác nhau,
mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhân viện tại các bộ phận cũng khác nhau. Mục tiêu của công
tác này đối với bộ phận VSCC đó là xác định kết quả đạt được sau chương trình đào tạo, số
lượng và cơ cấu học viên, thời gian tiến hành và kết thúc khóa đào tạo. Cụ thể
a, Đối với nhân viên VSCC
-

Đối với nhân viên mới, q trình đào tạo giúp họ giải quyết khó khăn, bớt

bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc. Đồng thời cung cấp thông tin cần thiết về công
việc mà họ đảm nhận, giúp họ nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc mới.
-

Đối với những nhân viên đang làm việc tại bộ phận này, quá trình đào tạo và

bồi dưỡng sẽ giúp họ phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tạo tiền đề cho việc
nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lao động.


b, Đối với khách sạn Intercontinental West Lake:

-

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên VSCC góp phần tăng vẻ đẹp và uy tín của

khách sạn vì bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh bộ mặt của khách sạn.
-

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên VSCC tạo sự chủ động thích ứng củakhách

sạn với những biến động của môi trường kinh doanh. Do trong khách sạn luôn xảy ra tình
trạng thừa thiếu lao động nên địi hỏi phải có sự thay đỏi, đổi mới về nhân lực.
1.2.3.2. Kế hoạch đào tạo
a , Xác định đối tượng được đào tạo
-

Đối với việc đào tạo kĩ năng cần thiết áp dụng đối với tất cả nhân viên trong bộ phận
cũng như trong khách sạn. Tuy nhiên đối với những khóa đào tạo chuyên sâu với chi
phí khá cao lại chỉ dành riêng cho những cá nhân suất xắc.

-

Lựa chọn được chính xác nhân viên VSCC cần đào tạo theo từng chương trình khác
nhau và bồi dưỡng thật sự hiệu quả. Căn cứ để lựa chọn những nhân viên này dựa vào
mục tiêu kinh doanh, vào trình độ năng lực hiện tại của nhân viên VSCC, dựa vào yêu
cầu về công việc trong thời gian tới của họ và dựa vào nhu cầu mong muốn, nguyện
vọng của nhân viên.

b, Nội dung đào tạo và bồi dưỡng nhân viên VSCC tại khách sạn
-


Đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Khách sạn lên kế hoạch tập trung chủ
yếu các kiến thức về ngành kinh doanh lưu trú khách sạn, bồi dưỡng các kĩ năng
nghiệp vụ: như cách thực hiện công việc, các phương pháp kĩ năng sử dụng các trang
thiết bị phục vụ trong quá trình tác nghiệp cũng như các hóa chất.

-

Đào tạo và bồi dưỡng chính trị , lý luận: Về chính trị bao gồm các nghị quyết, chính
sách, luật pháp của Đảng và nhà nước, các nội dung về đạo đức kinh doanh, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nhân viên có quan điểm đúng đắn, tư tưởng vững
vàng.


-

Đào tạo và bồi dưỡng về văn hóa doanh nghiệp: Tập trung vào cac nội dung giá trị
quan điểm, lối ứng xử và phong tục, các quy định, quy tắc nội bộ… để nhân viên
VSCC làm quen và thích nghi với mơi trường làm việc. tạo sự đồn kết gắn bó giữ
nhân viên trong bộ phận cũng như trong khách sạn.

-

Đào tạo kĩ và bồi dưỡng các kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải
quyết tình hướng, kĩ năng ngoại ngữ, tin học.

c, Hình thức đào tạo của khách sạn Intercontinental West Lake
Nhân viên sẽ được đào tạo trực tiếp tại khách sạn :
-

Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ: Nhân viên mới sẽ được hướng dẫn chỉ bảo tại chỗ bởi 1

nhân viên cũ có kinh nghiệm về các thao tác, cách thức, quy trình cũng như quy định
làm việc.

-

Luân phiên thay đổi công việc: Nhân viên VSCC sẽ được luân phiên từ vị trí này sang
vị trí khác được học cách thực hiện cơng việc khác nhau. Từ đó nhân viện sẽ nắm bắt
được tổng qt cách làm việc có tính chất liên quan tới nhau, biết phối hợp chúng, có
khả năng linh hoạt khi được phân công các lĩnh vực khác.

- Đào tạo theo lớp: Khách sạn Intercontinental West Lake đứng ra mở lớp mời giáo viên
bên ngoài hoặc các cán bộ quản lý bộ phận buồng trực tiếp giảng dạy. Phương pháp đào
tạo này giúp nhân viên bộ phận VSCC hệ thống kiến thức, tập chung nghiên cứu về lĩnh
vực tác nghiệp của mình.
1.2.4 Đãi ngộ
Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Để từ đó họ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục
tiêu. Đối với nhân viên bộ phận VSCC với đặc thù công việc lao động chân tay vất vả, tiêp
xúc với nhiều chấy hóa học, tẩy rửa độc hại công tác đãi ngộ lại càng cần được chú trọng.
a, Chính sách đãi ngộ tài chính
-

Tiền lương


Tiền lương là một cơng cụ đãi ngộ tài chính quan trọng nhất. Mức lương cơ bản của nhân
viên vệ sinh công cộng khách sạn là 5-7 triệu/tháng, tùy vào kinh nghiệm cá nhân..
Tại khách sạn Intercontinental West Lake, dựa vào năng lực làm việc cụ thể tại khách sạn
và thời gian gắn bó với khách sạn mà mức lương có thể khác nhau cũng như có sự thay đổi
theo thời gian.

-

Tiền thưởng

Tiền thưởng là khoản tiền mà khách sạn trả cho người lao động do có những thành tích và
đóng góp vượt trên mức độ mà khách sạn quy định. Tại khách sạn Intercontinental West
Lake, nhân viên được thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh, thu hút được lượng đông
khách hàng sử dụng dịch vụ, nhân viên sẽ được hưởng khoản service charge.
Tiền thưởng cùng với tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của người lao
động. Khơng những thế, tiền thưởng cũng góp phần thúc đẩy, tạo động lực, giúp người lao
động vừa thoả mãn các nhu cầu của bản thân và gia đình, vừa tích cực làm việc. Từ đó có thể
thấy, tiền lương và tiền thưởng là một cơng cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất đối với
người lao động, nhất là những người còn tiềm ẩn nhiều năng lực làm việc.
-

Phụ cấp

Phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách
nhiệm hoặc làm việc trong điều kiện khơng bình thường. Phụ cấp có tác dụng tạo ra sự cơng
bằng và đãi ngộ thực tế.
Tại mặt bằng khách sạn Intercontinental West Lake có rất nhiều địa điểm lao động nguy
hiểm như tiền sảnh do trần các ơ cửa kính khá cao hay có những nhân viên thường xuyên
phải tiếp xúc với hóa chất đều sẽ được hưởng 1 phần phụ cấp thêm.
Ngồi ra, khách sạn Intercontinental Hanoi West Lake cũng có khoản trợ cấp về y tế hay
các khoản phúc lợi theo quy định như: bảo hiểm thất nghiệp, chế độ hưu trí, nghỉ lễ, nghỉ
phép, bữa ăn tại doanh nghiệp, các chuyến tham quan, du lịch, hoạt động tập thể,...
b, Chính sách đãi ngộ phi tài chính


- Đãi ngộ thơng qua cơng việc có hiệu quả. Công việc phải đảm bảo:

+

Mang lại thu nhập xứng đáng với cơng sức mà họ bỏ ra để thực hiện

+

Có một vị trí và vai trị nhất định trong hệ thống cơng việc của khách sạn

+

Phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động

+

Có cơ hội thăng tiến

+

Khơng nhàm chán, trùng lặp gây ức chế về mặt tâm lý, kích thích lịng say mờ sáng

tạo
+

Không ảnh hưởng đến sức khoẻ, đảm bảo sự an tồn tính mạng trong khi làm việc

+

Kết quả cơng việc phải được xem xét đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng, mang tính

thực tiễn.

-

Đãi ngộ thơng qua mơi trường làm việc với các hình thức như:

+

Tạo dựng khơng khí làm việc

+

Quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong các bộ phận và

với nhà quản trị
+

Đảm bảo điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động

+

Tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao

+

Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể

+

Quy định thời gian và giờ giấc làm việc linh hoạt,...

1.3. Nhận xét:

Nhìn chung, khách sạn Intercontinental Ha Noi West Lake đã làm tốt công tác quản lý
nhân sự, cụ thể là trong nhóm vệ sinh cơng cộng. Việc bố trí ca làm việc hợp lý cho nhân
viên, tiến hành đào tạo nhân viên bài bản, có sự hỗ trợ theo bản mô tả công việc cụ thể, cũng
như có những chính sách đãi ngộ hợp lý đã làm cho chất lượng nhân viên ngày càng được
nâng cao và tăng thời gian gắn bó làm việc với khách sạn.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn những bất cập trong việc bồi dưỡng một số nhân viên có vị
trí cơng tác cịn gặp khó khăn cần được quan tâm, cũng như các ý kiến đóng góp của nhân
viên về cách bài trí, dọn dẹp các khu vực cơng cộng cịn chưa nhiều, chưa có tinh sáng tạo
cao. Chính vì vậy, khách sạn Intercontinental Ha Noi West Lake cụ thể là ban quản lý nhóm


VSCC cần tạo động lực cho nhân viên, lắng nghe ý kiến của nhân viên, khích lệ nhân viên
đóng góp các ý tưởng hay để tạo dựng môi trường làm việc sáng tạo, khoa học và chuyên
nghiệp.


CHƯƠNG 2: Quản trị CSVC tại nhóm VSCC khách sạn Intercontinental WestLake
2.1. Xác định nhu cầu
Với diện tích khu vực cần vệ sinh rất rộng cũng như nhiều những đồ dùng trang thiết bị
cần phải vệ sinh hằng ngày, theo định kì thì việc đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như trang
thiết bị phục vụ cho việc vệ sinh cũng được khách sạn chú trọng ví dụ như:
Bảng 2.1. Bảng máy móc, dụng cụ, hóa chât, biển báo
Máy móc làm vệ sinh
Số lượng

STT

Tên máy

1


Máy hút bụi

20

Hút bụi buồng phịng

2

Máy giặt thảm

15

Xử lý nếu có vết dơ đo đồ ăn thức uống bám vào

8

Dùng giặt ghế Sofa, rèm màng, thảm trang trí,…

8

Chà rửa sàn đá các loại, có thể dùng đánh bóng,

3

Máy giặt thảm

Ghi chú

phun hút loại di

động
4

Máy chà sàn

giặt thảm và máy này thường kết hợp với máy
hút nước đi kèm để hút và làm khô sàn.
5

Máy khử mùi

10

Khử mùi thuốc lá phòng hút thuốc, nhà hàng,
khu chứa thức ăn, rác,…

Dụng cụ vệ sinh
6

Xe vệ sinh công
cộng

20

Dọn dẹp, thu gom rác thải, thay mới đồ dùng,
phụ kiện trong phòng


7


Cây lau bụi, lau

25

Làm sạch vết bẩn trên các loại sàn….

15

Làm sạch vết bẩn trên kính và cửa sổ…

15

Gạt nước.

ẩm, lau ướt sàn
các loại

8

Bộ lau kính, gạt
nước kính, sủi
kính

9

Cây đẩy nước

Hóa chất vệ sinh
10


Hóa chất lau sàn

Lau sạch sàn

gỗ, sàn đá, lau
kính

11

Hóa chất vệ

Sáng sạch đồ gốm sứ

sinh men sứ, hóa
chất khử trùng
12

Hóa chất bảo

Đánh

dưỡng đánh bóng
sàn đá .

Các loại biển báo.
13

Wet floor

10


Sàn ướt


14

Under sevice

10

Đang làm việc

15

Caution

10

Cẩn thận

2.2. Kiểm sốt trong q trình làm việc.
Với số lượng lớn cũng như tính năng đa dạng của các trang thiết bị phục vụ cho công việc
vệ sinh cơng cộng trong khách sạn thì Intercontinental WestLake khơng những đầu tư về cơ
sở vật chất mà cịn quan tâm cũng như quản cả về quá trình kiểm sốt trang thiết bị trong q
trình làm việc để phục vụ quá trình vệ sinh được tốt nhất cũng như tránh bị thất thoát trang
thiết bị dụng cụ.
Trước khi bắt đầu cơng việc:


Kiểm tra thẻ nhân viên khi lấy dụng cụ, trang thiết bị.




Kiểm tra trang thiết bị có đáp ứng được cho cơng việc hay khơng nếu có trong

trường hợp hỏng hóc thì phải ghi rõ, liên hệ với bộ phận sửa chữa.


Ghi lại danh sách, số lượng, người, thời gian mượn thiết bị.

Trong khi làm việc:


Sử dụng đúng cách, đúng mục đích.



Khơng đập phá.



Khơng cố dùng khi biết thiết bị hỏng.



Theo dõi tình trạng hoạt động để có sửa chữa kịp thời.

Sau khi hồn thành cơng việc:



Kiểm tra thẻ nhân viên khi trả, số lượng, tình trạng trang thiết bị.



Đối chiếu với sổ mượn.



Ghi chép thơng tin máy, số lượng, giờ trả đủ hay không.


Lưu ý:
-

Trong trường hợp xảy ra hỏng hóc, phải lập bản tường trình, xác định nguyên nhân và
cá nhân phát hiện hoặc gây hỏng. Ghi chép thông tin, lập phiếu yêu cầu bảo dưỡng cho
bộ phận kỹ thuật. Bộ phận kỹ thuật sẽ xem xét độ hư hại của trang thiết bị tương thích
với mức bồi thường (nếu có) cụ thể.

Việc kiểm soát trang thiết bị, đồ dùng , dụng cụ trong khách sạn là một điểu rất cần thiết,
nó ảnh hưởng tới tình hình cũng như chất lượng phục vụ của khách sạn. Quản lý tốt trang
thiết bị trong khách sạn giúp tránh thất thoát tài sản một cách không hợp lý trong khách sạn.
2.3.Công tác xin cấp CSVC bộ phận VSCC:
2.3.1 Công tác xin cấp:
Dựa trên các đặc điểm đặc trưng của CSVC tại nhóm VSCC khách sạn, công tác xin cấp
CSVC được tiến hành phải đảm bảo được tính đồng bộ, tiện dụng, tương thích với hệ thống
quản lý trang thiết bị trong khách sạn, tích kiệm năng lượng, tránh lãng phí trong cơng tác sử
dụng, đồng thời hiệu quả trong công việc.
CSVC được quản lý theo tên, theo mã nhập vào phần mềm để quản lý số lượng tồn, thiếu.
Trưởng bộ phận có nhiệm vụ quản lý CSVC của bộ phận, đồng thời nắm rõ số lượng, chất

lượng, tình trạng hoạt động của CSVC. Nhân viên bộ phận có nhiệm vụ cung cấp số lượng
CSVC cần thiết cho cơng việc, thơng báo thường xun tình trạng chất lượng của CSVC để
nhanh chóng trình báo, làm cơng tác xin cấp CSVC mới.
Tại khách sạn Intercontiental WestLake, công tác xin cấp CSVC tại nhóm VSCC được tiến
hành theo các bước sau:
-

Nhân viên phát hiện CSVC bị lỗi, hỏng, hết, báo cáo với giám sát viên, giám sát viên
xác nhận sự việc.

-

Giám sát viên tổng hợp, cân đối loại hàng hóa cịn tồn kho với nhu cầu sử dụng của
nhân viên.



×