Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 135 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

NGUYỄN VŨ PHI CƠNG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU XUYÊN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Người cam đoan



Nguyễn Vũ Phi Công


LỜI CẢM ƠN

Sau khi thực hiện xong bản luận văn thạc sỹ này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Nguyễn Việt Hà , người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận
văn với tên đề tài “Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Vinh, Cục
Hải quan tỉnh Nghệ An”
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa khoa học quản lý
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền dạy cho tơi những kiến thức q báu
để giúp tơi có thể hồn thành luận văn này. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô của Viện Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo, cán bộ công chức Chi cục Hải quan
Vinh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn


Nguyễn Vũ Phi Công


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .........................................I
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU

VỀ

VÀ PHÁT

TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ........................................... 9
1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp ..........................................................................9
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp.....................................................9
1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nông nghiệp ........................................10
1.2. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp ....12
1.2.1. Khái niệm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển .....................................12
1.2.2. Các hình thức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
nông nghiệp ......................................................................................................19
1.2.3. Vai trò của nghiên cứu và phát triển đối với sự phát triển của doanh
nghiệp nông nghiệp ..........................................................................................21

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh
nghiệp nơng nghiệp ..........................................................................................23
1.3. Chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của doanh
nghiệp nông nghiệp .............................................................................................26
1.3.1. Khái quát về chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
của doanh nghiệp nông nghiệp .........................................................................26
1.3.2. Nội dung chính sách thúc đẩy đầu tư nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp nông nghiệp ...............................................................................30


1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển của doanh nghiệp nơng nghiệp .........................................................34
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển của doanh nghiệp nơng nghiệp .........................................................38
1.4. Kinh nghiệm về chính sách thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển tại một số địa phương .......................................43
1.4.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội......................................................43
1.4.2. Kinh nghiệm của Tỉnh Sơn La ...............................................................45
1.4.3. Bài học rút ra cho Tỉnh Lào Cai .............................................................47
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU
TƯ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ....................................... 48
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai ..48
2.1.1. Ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai ...........................................................48
2.1.2. Các doanh nghiệp ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai ........................49
2.2. Thực trạng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai .............................................................51
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai .........................................................................................51
2.2.2. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................56
2.3. Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của
các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..............................63
2.3.1. Thực trạng chính sách huy động vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai........................63
2.3.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực cho hoạt động nghiên
cứu và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ....68
2.3.3. Thực trạng chính sách hỗ trợ thông tin cho hoạt động nghiên cứu và
phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................71
2.3.4. Thực trạng chính sách thuế cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................74


2.3.5. Thực trạng chính sách sở hữu trí tuệ cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai........................77
2.4. Đánh giá chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của
các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..............................79
2.4.1. Đánh giá các chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo hệ thống các
tiêu chí ..............................................................................................................79
2.4.2. Đánh giá chung về các chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai .........84
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU
TƯ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ....................................... 90
3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Lào Cai .........................................................................................................90
3.1.1. Mục tiêu ..................................................................................................90
3.1.2. Định hướng .............................................................................................92

3.2. Các giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai .......93
3.2.1. Hoàn thiện chính sách huy động vốn .....................................................93
3.2.2. Hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực...................................97
3.2.3. Hồn thiện chính sách hỗ trợ thơng tin ................................................ 100
3.2.4. Hồn thiện chính sách về thuế .............................................................. 101
3.2.5. Hồn thiện chính sách sở hữu trí tuệ .................................................... 102
3.2.6. Các giải pháp khác ............................................................................... 103
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ....................................................... 103
3.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ................................................ 103
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp ................................................ 106
KẾT LUẬN.................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ viết tắt
R&D

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

TNHH MTV


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

QĐ-UBND

Quyết định của Ủy ban nhân dân

PTNT

Phát triển nông thôn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng nghiên cứu được ứng dụng phân theo đối tượng giai đoạn 2011
– 2017 ......................................................................................................54
Bảng 2.2: Nhận thức của những người đứng đầu doanh nghiệp và những người có
ảnh hưởng tới doanh nghiệp về hoạt động R&D .....................................57
Bảng 2.3: Bảng chi thường xuyên ước tính của doanh nghiệp nơng nghiệp điển hình .61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp phân theo lĩnh vực tính
đến tháng 12/2017....................................................................................49
Biểu đồ 2.2: Số lượng nghiên cứu được tiến hành phân theo đối tượng nghiên cứu
giai đoạn 2011 – 2017 (nguồn: kết quả điều tra) .....................................52
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ các nguồn lực được dành cho nghiên cứu và phát triển...............59
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ chi phí thường xuyên dành cho nghiên cứu và phát triển ............60
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu trung bình các khoản chi thường xuyên dành cho R&D của các
doanh nghiệp ............................................................................................60
Biểu đồ 2.6: Hoạt động trao đổi tri thức của các doanh nghiệp tỉnh Lào Cai qua
các năm ......................................................................................... 62

Biểu đồ 2.7: Các khoản chi hỗ trợ vốn cho khoa học công nghệ ngành nông nghiệp
phân theo phương thức hỗ trợ giai đoạn 2011 – 2017 .............................66
Biểu đồ 2.8: Mức độ hài lịng trung bình của doanh nghiệp đối với chính sách huy
động vốn ..................................................................................................67
Biểu đồ 2.9: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chính sách nhân lực .........70
Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lịng của các doanh nghiệp đối với chính sách hỗ trợ
thơng tin ...................................................................................................74
Biểu đồ 2.11: Mức độ hài lịng của doanh nghiệp đối với chính sách thuế ..............76
Biểu đồ 2.12: Mức độ hài lịng của doanh nghiệp đối với chính sách sở hữu trí tuệ78
Biểu đồ 2.13: Phần trăm số dự án tiếp cận được chính sách và mức độ hài lịng của
người đứng đầu phân theo q trình ........................................................80


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình đổi mới tuyến tính .....................................................................15
Sơ đồ 1.2: Mơ hình đổi mới theo chuỗi ....................................................................16
Sơ đồ 1.3: Mơ hình đổi mới đóng (trái) và mơ hình đổi mới mở (phải) ...................16
Sơ đồ 1.4: Mơ hình đổi mới động .............................................................................17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

NGUYỄN VŨ PHI CƠNG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ CƠNG


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI - 2018


i

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Nơng nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nơng
nghiệp đóng vai trị sản xuất hàng hóa tiêu dùng trực tiếp cho con người, đồng thời
cũng là nguyên liệu, vật tư có sức tái tạo nhanh chóng cho các ngành kinh tế khác
như công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, nói đến nơng nghiệp phải nói đến lương thực,
thực phẩm là nguồn sống trực tiếp của con người.
Để duy trì vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, ngành nơng
nghiệp Việt Nam cần có sự đổi mới mạnh mẽ và quyết liệt nhằm làm tăng chất
lượng và giá trị sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào vật tư đầu vào và tài nguyên thiên
nhiên. Để đạt được điều đó thì sự lựa chọn cho ngành nông nghiệp là đầu tư vào
khoa học và công nghệ của ngành, hay cụ thể hơn là hoạt động nghiên cứu và phát
triển trong ngành nơng nghiệp.
Lào Cai có địa hình, khí hậu và tài ngun thiên nhiên phong phú, diện tích
rừng rộng lớn và là địa phương có sự đa dạng về sinh học. Do đó, Lào Cai hội tụ
nhiều đặc điểm thuận lợi và có nhiều tiềm năng trong phát triển sản xuất nông
nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều
thành tựu và có sự phát triển ổn định. Theo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Lào Cai (2017), nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2017 đã tạo những
chuyển biến rõ nét trong nông dân, nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; góp phần đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến nay có sự chuyển
biến tích cực, từng bước phát huy lợi thế đặc thù của mỗi địa phương. Tuy nhiên,

tỉnh Lào Cai vẫn cịn nhiều hạn chế, cụ thể là quy mơ và diện tích đất vẫn cịn manh
mún, nhỏ lẻ; kỹ thuật canh tác cịn thơ sơ; đặc biệt là kỹ thuật, công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp đang dần bị tụt hậu so với một số tỉnh thành trong nước. Trong
khi đó, các chính sách về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ ngành
nông nghiệp của tỉnh chưa đạt được nhiều kết quả. Theo nhận định của ngành nông
nghiệp tỉnh, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cịn nhiều rào cản.
Một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được


ii

cụ thể hóa ...dẫn đến nhu cầu chính sách về khoa học cơng nghệ ngành nơng nghiệp
của tỉnh. Vì thế cần thiết phải có một nghiên cứu thực tiễn và khách quan về tình
hình chính sách phát triển khoa học, công nghệ ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai.
Từ các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách thúc đẩy đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào
Cai” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
Trong chương này, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về doanh nghiệp nông nghiệp,
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển và chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu
và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp. Dựa trên cơ sở các lý thuyết đó, tác giả
đã đưa ra các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chính sách như sau:
Thứ nhất, bản chất của vấn đề chính sách tác động tới chính sách thơng qua độ
phức tạp của các hành động chính sách, tính đa dạng của vấn đề chính sách, quy mơ
nhóm mục tiêu chính sách và phạm vi thay đổi của nhóm mục tiêu.
Thứ hai, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Đối với bối cảnh kinh tế, chính trị
và xã hội mang tính ổn định thì chính sách sẽ tập trung giải quyết vấn đề dựa trên

những đặc điểm vốn có của vấn đề. Tuy nhiên nếu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
mang tính bất ổn thì chính sách sẽ phải đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh
liên quan.
Thứ ba, tiềm lực của đối tượng chính sách. Nếu đối tượng của chính sách có
tiềm lực phát triển mạnh, chính sách chỉ cần có những hoạt động nhằm kích thích
đối tượng chính sách, hoặc mang tính định hướng đối tượng. Nhưng nếu đối tượng
chính sách có tiềm lực phát triển yếu thì chính sách cịn phải có những hoạt động
nhằm hỗ trợ các đối tượng và bù đắp các điều kiện cần thiết mà đối tượng chính
sách khơng có khả năng bù đắp được. Ngồi ra, đối với các chính sách mang tính


iii

tổng thể thì phần lớn đều có nhiều đối tượng chính sách, sở hữu những đặc điểm
khác biệt làm tăng mức độ phức tạp trong hoạch định và thực thi chính sách.
Đồng thời, tác giả cũng làm rõ các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới chính sách:
Thứ nhất, năng lực và quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách cơng. Với
địa vị pháp lý của mình, các cơ quan công quyền yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân
trong xã hội thực hiện tốt những chính sách, pháp luật và các quy định khác do nhà
nước ban hành.
Thứ hai, khả năng truyền đạt chính sách. Do đối tượng của chính sách mang
tính phức tạp, vì vậy cần có phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính
sách cụ thể phù hợp với đặc điểm của các đối tượng chính sách.
Thứ ba, bộ máy tổ chức thực thi chính sách. Năng lực tổ chức thực thi chính
sách cơng của nhà nước được thể hiện trên nhiều mặt. Nếu nhà hoạch định chính
sách cơng thường xun quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao
năng lực chuyên môn hoạch định chính sách sẽ làm cho hiệu lực của chính sách
cơng được tăng cường.
Thứ tư, thủ tục hành chính. Cần lưu ý các đối tượng chính sách, nhất là chính
sách phức tạp thì thủ tục hành chính để được hưởng chính sách càng đơn giản sẽ

càng tạo được hiệu quả trong thực thi chính sách. Tuy nhiên các thủ tục hành chính
cũng cần mang tính chặt chẽ trong việc quản lý thực thi chính sách.
Thứ năm, kinh phí của chính sách. Nhà nước sử dụng tiềm lực kinh tế vào việc
duy trì phát triển các khu vực cơng, đồng thời hỗ trợ phát triển các khu vực khác
một cách chủ động. Nếu có tiềm lực kinh tế, nhà nước sẽ chủ động hoạch định và
thực thi các chính sách cơng phát triển theo ý chí của mình một cách có kết quả.
Khơng chỉ chủ động với các chính sách đối nội, nhà nước cịn giữ cho vị thế chính
trị, kinh tế của đất nước được đề cao trong chính sách đối ngoại.
Ngoài ra, đề tài cũng đã nêu được các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá chính
sách đa tiêu chí, dựa trên các tiêu chí như tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của
chính sách nhằm đánh giá được chính sách đó có thể đạt được mục tiêu và đem lại
những tác động mong muốn tới xã hội hay không.


iv

Chương 2.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Phần đầu chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về ngành nơng nghiệp tỉnh
Lào Cai và sự cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông
nghiệp tỉnh Lào Cai.
Tiếp sau đó, nghiên cứu nêu rõ tình hình thực tế của hoạt động nghiên cứu và
phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai. Qua đó làm rõ được những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực thi chính sách.
Trong phần tiếp theo, tác giả đã tổng hợp các hành động chính sách được thực
thi trong giai đoạn năm 2011 – 2017 để thể hiện được ưu, nhược điểm của từng
chính sách trong năm chính sách bộ phận.
Tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến và kỳ vọng của các doanh nghiệp đối với

từng khía cạnh của các chính sách. Từ đó đo được khoảng cách giữa kỳ vọng của
doanh nghiệp và thực tế đáp ứng của chính sách.
Cuối cùng, tác giả đã tổng hợp và đánh giá chung chính sách thúc đẩy đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp dựa trên hệ thống đánh
giá đa tiêu chí đã nêu ở chương trước. Từ đó rút ra được nguyên nhân của những
ưu, nhược điểm đã nêu ở phần trước, đó là:
Thứ nhất, bản chất của vấn đề chính sách là một vấn đề phức tạp, không chỉ
liên quan tới những đặc điểm của hoạt động nghiên cứu và phát triển ngành nơng
nghiệp mà cịn liên quan tới cả tư duy, nguồn lực, bản chất và tập quán sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai thuộc về bối cảnh kinh tế, xã hội. Trong khi xu hướng
phát triển công nghệ thế giới đang gia tăng, kết thúc thời kỳ cơ giới hóa, đang
chuyển từ tự động hóa sang nền cơng nghiệp 4.0 thì nơng nghiệp của tỉnh vẫn đang
dừng lại ở mức cơ giới hóa với trình độ công nghệ thấp và lạc hậu.


v

Thứ ba, tiềm lực kinh tế và công nghệ của các doanh nghiệp nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai chưa cao. Như đã phân tích, hầu hết các doanh nghiệp nơng
nghiệp có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ, do đó thiếu hụt nhiều nguồn lực để phát triển
hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Thứ tư, khả năng truyền đạt của chính sách mang tính khơng ổn định, hoạt
động truyền đạt chính sách có hiệu suất cao ở giai đoạn đầu nhưng giảm mạnh sau 3
tháng triển khai nên nhiều doanh nghiệp khơng tiếp cận được với chính sách.
Thứ năm, về bộ máy tổ chức thực thi chính sách cịn mang tính quan liêu,
rườm rà giữa các cơ quan nhà nước, hoạt động trao đổi thông tin không thông suốt
khiến các doanh nghiệp phải cần nhiều thủ tục xác nhận để được hưởng chính sách,
kéo theo đó là q trình giải ngân chậm trễ khiến cho chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp bị đội lên cao.

Thứ sáu, về các thủ tục hành chính chưa được tinh gọn. Đặc biệt là các thủ tục
về sở hữu trí tuệ, giao dịch tài sản trí tuệ và các thủ tục đăng ký kiểm định sản phẩm
nơng sản mới.
Thứ bảy, nguồn kinh phí của chính sách cịn phụ thuộc nhiều vào ngân sách
nhà nước, tạo nên gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khiến cho các cơ quan nhà
nước phải cân đối thu và chi ngân sách làm kéo dài thời gian giải ngân đối với chính
sách.
Thơng qua những ngun nhân trên, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải
pháp nhằm hồn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của
các doanh nghiệp nông nghiệp được nêu ở chương sau.
Chương 3.
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Trước khi đề ra các giải pháp, luận văn đã đặt ra mục tiêu chính sách được cho
là phù hợp với thực tế tình hình trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời đưa ra các định
hướng giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách.


vi

Các giải pháp được chia làm sáu nhóm giải pháp dựa trên năm chính sách bộ
phận, cụ thể:
Chính sách huy động vốn bao gồm đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính; tăng
mức ưu đãi trong vay vốn thương mại; mở rộng khả năng cho vay thế chấp, tín chấp
và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu cơng cộng.
Chính sách hỗ trợ phát triển nhân lực bao gồm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
quản trị doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trẻ, thu hút nhân lực bên
ngoài; hỗ trợ các chuyên gia; hỗ trợ trao đổi lực lượng nhân lực nhàn rỗi và phát
triển thị trường lao động tự do.

Chính sách hỗ trợ thông tin bao gồm mở rộng các hoạt động diễn đàn trao đổi,
hợp tác, bổ sung năng lực của các kênh thơng tin và hình thành hoạt động của các
sàn giao dịch trí tuệ.
Chính sách thuế bao gồm thuế đối với trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và
hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Chính sách sở hữu trí tuệ bao gồm chi tiết hóa các ngun tắc, chính sách của
nhà nước đối với quyền và lợi ích trong sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các giới hạn
và cơ chế riêng đối với sở hữu tri thức và tri thức cơng cộng.
Các giải pháp khác có liên quan tới hoạt động tuyên truyền, thực thi chính
sách và những cải cách đồng bộ khác có liên quan.
Tuy nhiên, để thực hiện được các giải pháp trên cần có những điều kiện nhất
định được nêu ở phần cuối của bài nghiên cứu.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

NGUYỄN VŨ PHI CƠNG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU XUYÊN


HÀ NỘI - 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nơng
nghiệp đóng vai trị sản xuất hàng hóa tiêu dùng trực tiếp cho con người, đồng thời
cũng là nguyên liệu, vật tư có sức tái tạo nhanh chóng cho các ngành kinh tế khác
như cơng nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, nói đến nơng nghiệp phải nói đến lương thực,
thực phẩm là nguồn sống trực tiếp của con người.
Việt Nam có địa hình đa dạng, trải dài từ vành đai cận nhiệt đới tới cận xích
đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và sự bồi đắp của những hệ thống sông lớn.
Trong khi ngành nông nghiệp Việt Nam có lịch sử lâu đời, xuất phát từ nền văn
minh lúa nước đặc trưng từ thời cổ đại. Có thể nói, Việt Nam có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp. Trên thực tế, để duy trì vị thế cạnh tranh
của Việt Nam trên trường quốc tế, ngành nơng nghiệp Việt Nam cần có sự đổi mới
mạnh mẽ và quyết liệt nhằm làm tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm sự phụ
thuộc vào vật tư đầu vào và tài nguyên thiên nhiên. Để đạt được điều đó thì sự lựa
chọn cho ngành nông nghiệp là đầu tư vào khoa học và công nghệ của ngành, hay
cụ thể hơn là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ngành nông nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê (2016) Việt Nam đang có khoảng 22.315 ngàn lao
động thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số 53.302 ngàn
lao động, chiếm 41,90%. Như vậy, sự phát triển của ngành nông nghiệp ở Việt Nam
sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như cải thiện chất lượng
cuộc sống của phần lớn lực lượng lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trung bình một
lao động trong ngành nơng nghiệp chỉ tạo ra được lượng giá trị là 32,9 triệu
đồng/người, chỉ bằng 27,80% so với con số tổng 84,5 triệu đồng, thấp nhất trong
các ngành kinh tế. Như vậy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của Việt Nam chưa

tương xứng với tiềm năng. Hơn nữa trong Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR;
2016) đã chỉ rõ điểm yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam: “Chất lượng tăng
trưởng nơng nghiệp cịn thấp, như: Tỉ suất lợi nhuận của nông dân sản xuất cịn
thấp; tỉ lệ thiếu việc làm trong lao động nơng nghiệp còn cao; chất lượng sản phẩm


2

và an tồn thực phẩm cịn thấp; trình độ sáng tạo cơng nghệ và thể chế cịn non yếu.
Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên tăng vụ và tăng sử dụng vật tư đầu vào
(như phân bón) và tài ngun thiên nhiên (như nước).”
Lào Cai có địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích
rừng rộng lớn và là địa phương có sự đa dạng về sinh học. Do đó, Lào Cai hội tụ
nhiều đặc điểm thuận lợi và có nhiều tiềm năng trong phát triển sản xuất nông
nghiệp. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều
thành tựu và có sự phát triển ổn định. Theo sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Lào Cai (2017), nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2017 đã tạo những
chuyển biến rõ nét trong nông dân, nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; góp phần đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới. Sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến nay có sự chuyển
biến tích cực, từng bước phát huy lợi thế đặc thù của mỗi địa phương. Tính đến hết
năm 2017, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng nhanh, đạt
gần 1.230 ha (gồm rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới, sản xuất lúa giống, chè).
Đã tạo ra một số sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, gắn kết theo chuỗi giá trị
sản phẩm; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa giống, đáp ứng được trên
65% nhu cầu về hạt giống lúa chất lượng cho nhân dân trong tỉnh. Nhiều loại sản
phẩm có thị trường tiêu thụ tốt đều gia tăng về sản lượng, giá trị, đem lại lợi ích cho
nơng dân. Giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác ứng dụng công nghệ cao bình qn
gần 230 triệu đồng. Bên cạnh đó, sản xuất theo hướng ứng dụng một phần công
nghệ cao tăng nhanh, đạt 7.765 ha (gồm: 4.279 ha cánh đồng một giống, ứng dụng

canh tác lúa cải tiến - SRI; 438 ha rau an toàn; 1.135 ha chuối; 880 ha dứa; 631 ha
cây ăn quả ôn đới và 402 ha chè) tập trung tại các huyện: Mường Khương, Bảo
Thắng, Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên. Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai vẫn cịn nhiều
hạn chế, cụ thể là quy mơ và diện tích đất vẫn cịn manh mún, nhỏ lẻ; kỹ thuật canh
tác cịn thơ sơ; đặc biệt là kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đang dần
bị tụt hậu so với một số tỉnh thành trong nước. Nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu về
công nghệ là do sự thiếu đầu tư trong nghiên cứu và phát triển công nghệ ngành


3

nơng nghiệp, trình độ khoa học cơng nghệ của tỉnh còn thấp và thiếu các nguồn lực
cho sự phát triển khoa học cơng nghệ trong doanh nghiệp. Trong khi đó, các chính
sách về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ ngành nông nghiệp của tỉnh
chưa đạt được nhiều kết quả. Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, việc sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều rào cản, như đất sản xuất
manh mún, nhiều địa phương chưa có chính sách dồn điền, đổi thửa. Bên cạnh đó,
tỉnh chưa có khung giá chuyển nhượng, cho th đất nơng nghiệp nên gây khó khăn
cho doanh nghiệp đầu tư; một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao chưa được cụ thể hóa. Những khó khăn khác có thể kể đến như chưa
có tổ chức, doanh nghiệp nào làm được cơng nghệ bảo quản và xử lý sau thu hoạch;
việc sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết để tạo thành thương hiệu; thiếu
nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp công nghệ cao... dẫn đến
nhu cầu chính sách về khoa học cơng nghệ ngành nơng nghiệp của tỉnh. Vì thế cần
thiết phải có một nghiên cứu thực tiễn và khách quan về tình hình chính sách phát
triển khoa học, công nghệ ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai.
Từ các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách thúc đẩy đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tổng quan tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan tới chính sách đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển của ngành nông nghiệp. Các nghiên cứu đã tập trung
vào một số hoạt động cơ bản sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
nông nghiệp.
Các nghiên cứu quốc tế có thể kể đến là Alejandro Nin-Pratt, César A. Falconi
(2018); Philip G.Pardey, Frikkie G.Liebenberg (2016); Yanhong Jin, Yahong Hu,
Carl E.Pray, Ruifa Hu (2016) và J. Piesse, C. Thirtle (2010). Các nghiên cứu trên
cho thấy mức đầu tư hạn chế của các quốc gia đang phát triển như Châu Phi Hạ
Sahara, vùng Mỹ Latin quanh vùng biển Caribbean và khu vực Tây nam Trung


4

Quốc thể hiện ở các đặc điểm chung là trình độ khoa học, công nghệ ở các vùng,
các quốc gia kém phát triển, sự tiếp cận với khoa học, công nghệ chưa cao và đặc
biệt là sự hạn chế của quy mô doanh nghiệp và các nguồn lực. Đồng thời các nghiên
cứu trên cho thấy những yếu tố thuộc về chính sách ảnh hưởng tới hoạt động nghiên
cứu và phát triển xuất phát từ năm yếu tố chính là vốn, thuế, nhân lực, thơng tin và
sở hữu trí tuệ.
Đối với các nghiên cứu trong nước, nổi bật là Hoàng Văn Tuyên (2016) đã
làm rõ khái niệm cơ bản của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh
nghiệp; các phương thức thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh
nghiệp trên thị trường, trong đó có hai phương thức chính là thực hiện thơng qua
năng lực nội tại của doanh nghiệp và thực hiện thông qua hợp tác đối với các doanh
nghiệp, tổ chức khác. Qua đó thấy được vai trò của hoạt động nghiên cứu và phát
triển đối với doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu và
phát triển đối với doanh nghiệp được phân loại thành các yếu tố bên trong và bên
ngồi doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu về chính sách đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển

ngành nông nghiệp
Đề cập tới các chính sách về vốn và đầu tư, những nghiên cứu nổi bật của
Nguyễn Chu Lai (1996), Nguyễn Văn Tuấn (2005), Nguyễn Đức Quyền (2007) đã
đánh giá được thực trạng của vốn trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như sử
dụng, bổ sung các nguồn vốn thơng qua các chương trình quốc tế, chương trình phi
lợi nhuận vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, các
nghiên cứu của các tác giả Trần Kim Hải (1999) Đoàn Văn Khái (2005) đã tập
trung khai thác vấn đề nguồn nhân lực đối với các ngành kinh tế nói chung và
ngành nơng nghiệp nói riêng. Qua đó, các tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của
phát triển nhân lực trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
phát triển kinh tế nơng nghiệp, Nguyễn Thị Bích Hồng (2008) đã phân tích tác động
của các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, đồng thời thể hiện một
phần quan hệ giữa thông tin của thị trường nông sản đối với định hướng sản xuất,


5

kinh doanh của doanh nghiệp nơng nghiệp. Trong đó nhấn mạnh tới hoạt động
nghiên cứu và phát triển trong việc nâng cao năng suất và chất lượng. Đối với chính
sách sở hữu trí tuệ, nghiên cứu của Ngơ Văn Giang (2007) đã làm rõ các khía cạnh
và tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các ngành kinh tế. Qua đó, tác
giả nhấn mạnh rằng quyền sở hữu trí tuệ, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là
điều kiện để phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, đồng
thời tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực đối với chính
sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ. Tuy nhiên hiện nay tại
Lào Cai, chưa có nghiên cứu nào đề cập đầy đủ tới nghiên cứu và phát triển và
chính sách. Do đó đề tài sẽ đưa ra một cách tổng thể từ cơ sở lý luận tới thực tiễn về
vấn đề nghiên cứu tại địa phương tỉnh Lào Cai. Thông qua đó đưa ra các kiến nghị,
giải pháp hồn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương và định

hướng, chủ trương của ngành nơng nghiệp Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào
Cai
Mục tiêu cụ thể:
Làm rõ cơ sở lý thuyết về hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh
nghiệp nơng nghiệp; các chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
của các doanh nghiệp.
Làm rõ thực trạng về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh
nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thực trạng các chính sách thúc đẩy
đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


6

Đề xuất giải pháp hồn thiện các chính sách thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai phù hợp
với năng lực của tỉnh và điều kiện của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển nông nghiệp của tỉnh Lào Cai có phạm vi rộng, trong luận văn tập trung
nghiên cứu các chính sách huy động vốn, thuế, hỗ trợ phát triển nhân lực, hỗ trợ
thông tin và sở hữu trí tuệ, giới hạn trong các chính sách được ban hành bởi Ủy ban
Nhân dân tỉnh Lào Cai và các cơ quan chuyên môn trực thuộc tỉnh Lào Cai.

Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 7 năm, từ năm 2011 tới năm
2017. Dữ liệu sơ cấp thu thập từ tháng 1 năm 2018
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Lào Cai.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng
đến chính sách thúc
đẩy đầu tư cho R&D
doanh nghiệp nơng
nghiệp:
- Bản chất của chính
sách
- Bối cảnh kinh tế,
chính trị, xã hội
- Tiềm lực của đối
tượng chính sách
- Khả năng truyền đạt
chính sách
- Bộ máy tổ chức
thực thi chính sách
- Thủ tục hành chính
- Kinh phí của chính
sách

Chính sách thúc đẩy
đầu tư cho R&D
doanh nghiệp nơng
nghiệp:
- Chính sách huy
động vốn

- Chính sách thuế
- Chính sách phát
triển nhân lực
- Chính sách hỗ trợ
thơng tin
- Chính sách sở hữu
trí tuệ

Mục tiêu chính sách thúc đẩy đầu tư
cho R&D doanh nghiệp nông nghiệp:
- Thay đổi tư duy về R&D của doanh
nghiệp
- Tăng mức đầu tư cho R&D
- Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp
- Tăng số lượng doanh nghiệp đầu tư
cho R&D nông nghiệp


7

5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu làm cơ sở lý luận nhằm xây dựng
khung nghiên cứu của các chính sách nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
Phương pháp sử dụng trong bước này là phương pháp nghiên cứu tổng hợp và mơ
hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu, số liệu về thực tế hoạt động nghiên cứu và phát triển
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2017. Thu thập,
lựa chọn và xử lý dữ liệu, số liệu về các chính sách trước đó liên quan tới thúc đẩy
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn
2011 – 2017. Các nguồn tài liệu được cung cấp từ các nguồn báo cáo, thông kê,

nghiên cứu, tài liệu của các chương trình, dự án, đề án, website của các cơ quan có
chức năng: Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn tỉnh Lào Cai, sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Lào Cai, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai và các cơ quan khác.
Cùng với đó là các ấn phẩm báo, tạp chí, báo cáo có liên quan.
Bước 3: Điều tra về ảnh hưởng của chính sách và kỳ vọng của nhà nước nhằm
thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua bảng hỏi phù hợp. Các doanh nghiệp được lựa chọn
ngẫu nhiên có hệ thống và tiến hành thu thập dữ liệu qua điện thoại, thư điện tử
hoặc phỏng vấn trực tiếp. Số phiếu điều tra đủ điều kiện nghiên cứu là 114 phiếu
trên tổng số 150 phiếu phát ra.
Bước 4: Phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích để
phản ảnh rõ khả năng thúc đẩy đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp.
Bước 5: Đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu
thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây hoặc nguồn tài liệu có độ tin


×