Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

DIỆP TUYẾT LAN

TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO TRẺ EM MỒ CƠI
CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Diệp Tuyết Lan



năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ban Giám hiệu, Viện đào tạo sau Đại học, Khoa Khoa học Quản lý, các thầy
giáo, cô giáo - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ về mọi mặt để tơi hồn
thành Luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc, sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Đồn Thị
Thu Hà trong suốt q trình hồn thiện bản Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Ban Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn, các đồng chí, đồng
nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ và động viên khích
lệ, đồng thời có những ý kiến đóng góp q báu trong q trình thực hiện và hồn
thành Luận văn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả

Diệp Tuyết Lan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH – HỘP
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ i
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TRỢ GIÚP
XÃ HỘI CHO TRẺ EM MỒ CÔI CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN ...... 9
1.1 Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ............................................ 9
1.1.1 Khái niệm trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn .......................... 9
1.1.2 Đặc điểm và nhu cầu của trẻ em mồ cơi có hồn cảnh ĐBKK .................. 11
1.2 Trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn .... 13
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn ........................................................................................ 13
1.2.2 Nội dung cơng tác trợ giúp xã hội với trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn ....................................................................................................... 16
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi .............. 21
1.3 Kinh nghiệm về trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn của một số cơ sở bảo trợ xã hội và bài học rút ra cho tỉnh
Lạng Sơn ................................................................................................................. 25
1.3.1 Kinh nghiệm trợ giúp xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai .. 25
1.3.2 Kinh nghiệm trợ giúp xã hội tại Trung tâm coogn tác xã hội và bảo trợ
xã hội tỉnh Yên Bái.............................................................................................. 26
1.3.3 Bài học rút ra cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn...................... 28
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
CHO TRẺ EM MỒ CƠI CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN ......................................... 30


2.1. Khái quát tình hình trợ giúp xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Lạng Sơn ................................................................................................................. 30
2.1.1 Khái quát về tình hình trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............ 30

2.1.2 Giới thiệu về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn ............................. 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng
Sơn ....................................................................................................................... 33
2.1.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng
Sơn ....................................................................................................................... 36
2.1.5 Kết quả hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2015-2017 ................................................................................................... 38
2.2 Tình hình trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp
nhận vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn ........................................... 40
2.3 Thực trạng trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn ................................................................................................................. 41
2.3.1 Thực trạng trợ giúp chăm sóc, ni dưỡng ................................................ 41
2.3.2. Thực trạng trợ giúp tâm lý- xã hội ............................................................ 45
2.3.3. Thực trạng trợ giúp y tế- giáo dục ............................................................ 51
2.3.4. Hoạt động vận động kết nối nguồn lực ..................................................... 53
2.4. Đánh giá công tác trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn ..................... 56
2.4.1 Những kết quả đã đạt được ........................................................................ 56
2.4.2 Hạn chế ....................................................................................................... 59
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 61
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRỢ GIÚP XÃ
HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CƠI CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT KHĨ
KHĂN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN ................... 64
3.1 Quan điểm chỉ đạo về trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn ............................................................................. 64
3.1.1. Quan điểm của Trung ương....................................................................... 64


3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Lạng Sơn và Sở Lao động Thương binh và
Xã hội tỉnh ........................................................................................................... 65

3.2 Mục tiêu trợ giúp xã hội và phương hướng trợ giúp xã hội đối với trẻ
em mồ côi đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn .... 65
3.2.1. Mục tiêu trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến
năm 2025 .............................................................................................................. 65
3.2.2 Phương hướng trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 ....... 67
3.3 Giải pháp trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn ..................................... 69
3.3.1 Giải pháp về trợ giúp chăm sóc - ni dưỡng ............................................ 69
3.3.2.Giải pháp về tham vấn tâm lý - xã hội ....................................................... 70
3.3.3. Giải pháp về trợ giúp y tế- giáo dục .......................................................... 71
3.3.4 Giải pháp về vận động kết nối nguồn lực .................................................. 72
3.3.5 Giải pháp khác ............................................................................................ 72
3.4 Kiến nghị .......................................................................................................... 73
3.4.1 Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ......................................... 73
3.4.2 Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn ................................................................... 75
3.4.3 Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn ................. 77
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 1
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

ASXH

An sinh xã hội


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

LĐ-TB&XH

Lao động- Thương binh và Xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH – HỘP
BẢNG
Bảng 2.1

Bảng số liệu số lượng đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn . 31

Bảng 2.2:

Trình độ học vấn của đội ngũ nhân lực Trung tâm BTXH tỉnh
Lạng Sơn ........................................................................................ 35

Bảng 2.3


Số lượng tiếp nhận các đối tượng TGXH vào Trung tâm ............. 39

Bảng 2.4

Số lượng tiếp nhận TEMC có hồn cảnh ĐBKK .......................... 41

Bảng 2.5

Kết quả điều tra được tổng hợp từ phụ lục số 01 về trợ giúp chăm sóc
ni dưỡng ...................................................................................... 42

Biểu đồ 2.1: Kết quả tham vấn, tư vấn tâm lý – xã hội cho TEMC tại Trung tâm
bảo trợ xã hội ( được tổng hợp từ Phụ lục 01) .............................. 46
Bảng 2.6:

Nội dung tham vấn về tâm lý cho TEMC tại Trung tâm ............... 47

Biểu đồ 2.2: Các kênh tư vấn hướng nghiệp cho TEMC có hoàn cảnh ĐBKK tại
Trung tâm....................................................................................... 48
Bảng 2.7

Kết quả điều tra về trợ giúp y tế đối với TEMC tại Trung tâm ..... 51

Bảng 2.8

Kết quả điều tra về trợ giúp giáo dục đối với TEMC tại Trung tâm ..... 52

Bảng 2.9


Số liệu nguồn kinh phí được hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng tại
Trung tâm từ năm 2015-2017. ....................................................... 53

Bảng 2.10:

Kết quả điều tra được tổng hợp từ phụ lục số 02 về hoạt động kết
nối nguồn lực ................................................................................. 54

HÌNH
Hình 2.1:

Cơ cấu tổ chức Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn ............... 34

HỘP
Hộp 2.1:

Đánh giá về mức ăn của TEMC có hồn cảnh ĐBKK .................. 43

Hộp 2.2:

Đánh giá của cán bộ y tế về việc chăm sóc sức khỏe cho TEMC có
hồn cảnh ĐBKK tại Trung tâm. ................................................... 44

Hộp 2.3

Ý kiến của TEMC chia sẻ về nội dung nhận được hỗ trợ trang thiết
bị từ nguồn lực của cộng đồng. ..................................................... 55

Hộp 2.4


Đánh giá của viên chức về vận động kết nối nguồn lực cho
Trung tâm ...................................................................................... 55


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

DIỆP TUYẾT LAN

TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO TRẺ EM MỒ CƠI
CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CƠNG

MÃ NGÀNH: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018


i
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỞ ĐẦU
Thời gian qua chính sách bảo trợ xã hội đã được quan tâm, nghiên cứu
nhưng những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tổng kết thực tiễn, đánh giá
thực trạng đối tượng, nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện một hoặc một vài
chính sách bộ phận,.. chưa nghiên cứu một cách tồn diện đầy đủ về cơ sở lý

luận, cơ sở thực tiễn về chính sách bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp xã hội.
Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện chính sách trong thời
gian tới.
Hiện nay, trẻ em mồ cơi đang được chăm sóc theo một số mơ hình như: trẻ
em sống tại gia đình, người thân, cộng đồng; trẻ em được nhận làm con ni của
các gia đình trong và ngồi nước; trẻ em sống tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội
cơng lập và ngồi cơng lập (nhà nhân ái, trung tâm hi vọng, nhà thờ, nhà chùa, nhà
dòng...); hoặc trẻ em sống lang thang không cớ nơi cố định. Mỗi mơ hình ấy có
những mặt tích cực phù hợp u cầu thực tế song cũng có mặt trái tiêu cực do nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan từ xã hội, mơi trường sống, hồn cảnh của từng đối
tượng có sự liên quan tác động qua lại với nhau. dự báo, trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa đang có xu hướng
ngày càng gia tăng.
Ngày 26/4/2013 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 647/QĐ-TTg
phê duyệt đề án” chăm sóc trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, tre em bị bỏ rơi,
trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết
tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai
đoạn 2013- 2020”. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020, 90% trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và cung cấp các dịch vụ phù hợp, nâng
cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
và cộng đồng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả nhận thấy việc thực hiện nghiên cứu đề tài
“ Trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn” với mong muốn kết quả nghiên cứu của mình


ii
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chăm sóc, nuôi dượng giáo dục và bảo vệ đối
tượng trẻ em nói chung và trẻ em mồ cơi nói riêng, các em được phát triển trí tuệ
và tài năng hịa nhập cùng với cộng đồng xã hội.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung nghiên cứu về trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn
- Phân tích thực trạng trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn; đánh giá thành công, hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác trợ giúp xã hội của Trung tâm.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện trợ giúp xã hội cho cho trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động trợ giúp xã hội đối với trẻ em
mồ côi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào 4 nội dung trợ giúp xã hội đó
là: Trợ giúp chăm sóc - ni dưỡng; Trợ giúp tham vấn tâm lý - xã hội; Trợ giúp y
tế - giáo dục; Vận động kết nối các nguồn lực.
+ Về không gian: Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn
+ Về thời gian: số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này từ năm 2015-2017,
đề xuất giải pháp đến năm 2025


iii
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
Nhân tố ảnh
hưởng đến trợ
giúp xã hội đối
với trẻ em mồ
côi tại Trung
tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh


Nhân tố
thuộc về cơ
sở bảo trợ
xã hội

Trợ giúp xã hội
đối với trẻ em
mồ côi tại Trung
tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh

Thực hiện mục tiêu trợ giúp
xã hội đối với trẻ em mồ cơi

- Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được chăm

Trợ giúp về
chăm sóc
ni dưỡng

sóc, ni dưỡng tốt.
- Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được ổn định
về tâm lý, tinh thần, có được

Nhân tố
thuộc về trẻ
em mồ cơi


Trợ giúp
tham vấn
tâm lý xã hội

kỹ năng giao tiếp xã hội.
- Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được thụ
hưởng các dịch vụ xã hội (y tế,

Trợ giúp về
y tế - giáo
dục

giáo dục...)
- Huy động được các nguồn lực
của cả hệ thống chính trị và
cộng đồng giúp đỡ trẻ em mồ

Nhân tố
thuộc về
mơi trường

Vận động
kết nối
nguồn lực

cơi có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn.


6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được cấu trúc với 3 chương sau:


iv
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trợ giúp xã hội đối với trẻ
em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn .
Ở chương này, tác giả Luận văn tập trung vào xây dựng khung lý luận cơ bản
và kinh nghiệm thực tiễn về công tác trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất: Tác giả nghiên cứu các nội dung cơ bản về Trẻ em và trẻ em mồ
cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, qua đó giúp cho người đọc hiểu được khái niệm
về Trẻ em và trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc điểm và nhu cầu
của trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
Thứ hai: Tác giả làm rõ khái niệm, mục tiêu, nội dung của trợ giúp xã hội đối
với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và những yếu tố ảnh hưởng đến trợ giúp
xã hội đối với trẻ em mồ côi bao gồm: Nhân tố thuộc về Trung tâm, nhân tố thuộc
về đối tượng trẻ em mồ côi, nhân tố thuộc về mơi trường, từ đó thấy rõ tầm quan
trọng của chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi.
Thứ ba: Tác giả đưa ra một số kinh nghiệm về trợ giúp xã hội đối với trẻ em
mồ côi của các tỉnh Lào cai và tỉnh Yên Bái, từ đó rút ra bài học cho Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
Trong chương này, tác giả sử dụng khung lý thuyết về trợ giúp xã hội cho trẻ
em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ở chương 1 để phân tích, đánh giá thực
trạng nêu rõ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để
làm cơ sở đề xuất các giải pháp, bao gồm các nội dung chính như sau:
Thứ nhất: Tác giả khái qt về tình hình trợ giúp xã hội và giới thiệu về

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn, những điều kiện về tổ chức, nhận lực, cơ
sở vật chất và kết quả hoạt động trong trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2017.
Thứ hai: Tác giả phản ánh tình hình tiếp nhận cho trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn,
Thứ ba: Tác giả phản ánh thực trạng trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có


v
hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh lạng Sơn trong các
hoạt động trợ giúp xã hội về chăm sóc, ni dưỡng; Về y tế- giáo dục; Về tâm lý- xã
hội; Về vận động kết nối nguồn lực.
Cuối cùng dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng Tác giả đánh giá
cơng tác trợ giúp xã hội, nêu lên kết quả nổi bật và những hạn chế, nguyên nhân của
những hạn chế cho trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn, để làm cơ sở để xuất giải pháp ở chương 3
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện trợ giúp xã hội đối với trẻ em
mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng
Sơn.
Dựa trên những phân tích và đánh giá ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã
trình bày một số giải pháp hoàn thiện hoạt động trợ giúp xã hội
Thứ nhất: Tác giả đưa ra Quan điểm chỉ đạo về trợ giúp xã hội của Trung
ương, của tỉnh Lạng Sơn và của Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
Thứ hai: Tác giả dự báo về trẻ em mồ côi trên địa ban tỉnh Lạng Sơn đến
năm 2025, đồng thời xây dựng phương hướng trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi
tại tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025.
Thứ ba: Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách trợ giúp xã hội đã
trình bày ở chương 1 cũng như phân tích, đánh giá về thực trạng trợ giúp xã hội cho trẻ
em mồ côi ở chương 2, tác giả đưa ra các giải pháp trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ
côi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn sau:

- Giải pháp về trợ giúp chăm sóc - ni dưỡng
- Giải pháp về tham vấn tâm lý- xã hội
- Giải pháp về trợ giúp y tế- giáo dục
- Giải pháp về vận động kết nối nguồn lực
- Các giải pháp khác
Cuối cùng để thực hiệnđược những giải pháp đó tác giả đã kiến nghị một số
vấn đề cơ bản sau:
- Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
- Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn
- Đối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn


vi
Kết luận
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm coi
con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước, trong
đó trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình và tương lai của đất nước, của dân tộc.
Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trợ
giúp xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm bảo đảm tính đồng
bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực trợ
giúp, những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, vững chắc cho việc trợ giúp xã hội
đối với trẻ em hồn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo đảm cho các em có cơ hội phát
triển tồn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn hiện nay cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ cả về phương
diện lý luận và thực tiễn triển khai, cụ thể: Có rất ít các cơng trình nghiên cứu khoa
học pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Chưa
có những nghiên cứu, rà sốt, phân tích, đánh giá tổng thể, tồn diện thực trạng
pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong khi
chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó

khăn đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, lạc hậu, khơng cịn phù hợp với thực tế cuộc
sống, tính ổn định, tính khả thi thấp, nhiều nội dung phát sinh trong quan hệ trợ giúp
xã hội đối với trẻ em chưa được điều chỉnh; Thiếu các mơ hình lý luận và giải pháp
hồn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn một cách hiệu quả, bền vững.
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn cho thấy các hoạt động mang lại kết quả
nhất định với mục đích là giúp các em vượt lên số phận để có cuộc sống an tồn,
hồn thiện nhân cách, phát triển và hịa nhập cộng đồng. Nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế chưa phát huy được hiệu quả cao, tác giả đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về vai trò, nội dung trong hoạt động về chăm sóc- ni dưỡng, hỗc
trợ tâm lý- xã hội, hỗ trợ về y tế- giáo dục và vận động kết nối nguồn lực...; từ đó
đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, phân tích những yếu


vii
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác trợ giúp xã hội và đưa ra một số kết luận
sau:
- Trẻ em mồ côi tỉnh Lạng Sơn được nuôi dưỡng và chăm sóc tại các cơ sở
bảo trợ xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn, ln cần được sự quan
tâm chăm sóc của cả hệ thống chính trị xã hội và được đảm bảo quyền trẻ em.
- Các cơ sở bảo trợ xã hội, vận dụng phương pháp và kỹ năng trợ giúp xã hội
đối với trẻ em mồ côi là phù hợp giúp cho các em phát triển trí tuệ và tài năng phát
triển trong cuộc sống.
- Việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục và bảo vệ các em tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn cịn nhiều hạn chế do trình độ của cán bộ, nhân viên quản
lý, chăm sóc cịn thấp chưa chuyên sâu về nghề công tác xã hội, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm cuộc sống, chưa có phương pháp và kỹ năng.
- Cơng tác tham gia hịa nhập cộng đồng của các em chưa được quan tâm
thường xuyên liên tục, tính liên kết, phối hợp giữa ba mơi trường Trung tâm, gia

đình và nhà trường chưa chặt chẽ. Do vậy còn nhiều em hạn chế về nhận thức, năng
lực, kỹ năng sống.
Từ thực trạng, luận văn đã đề xuất được các giải pháp về công tác trợ giúp xã
hội trong thời gian tới. Hy vọng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề công tác xã hội
như hiện nay thì tất cả các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội sẽ được quan tâm,
trợ giúp để đóng góp vào cuộc cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, an sinh được
đảm bảo bền vững.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong q trình nghiên cứu,
nhưng vì điều kiện thời gian, khả năng của bản thân cịn có những hạn chế nhất định
nên Luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các Thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, cũng như các
bạn đồng nghiệp để bản luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

DIỆP TUYẾT LAN

TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO TRẺ EM MỒ CƠI
CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG

MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới mỗi xã hội đều có những nhóm người thiệt thòi, yếu thế bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau, do tuổi tác, bệnh tật, do hậu quả của thiên tai... khiến
cho họ khơng có điều kiện ổn định cuộc sống, trong đó có Việt Nam. Đảng và Nhà
nước ta ln quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội,
coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị- xã hội và phát triển
bền vững, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng và Nhà nước, của cả hệ
thống chính trị và tồn xã hội.
Việt Nam đang trong q trình hội nhập và phát triển trên nhiều phương diện
phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, bình ổn xã hội, nâng cao chất lượng sống cho
mọi tầng lớp nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu- nghèo giữa thành thị và nông
thôn. Đổng thời Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á, là quốc gia
thứ hai trên thế giới tham gia ký kết và phân chuẩn Cơng ước Quốc tế về quyền trẻ
em; Đồng thời có nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như: Bộ
Luật Lao động, Luật Người Khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc& giáo dục trẻ em,
Luật ni con ni, Luật phịng chống bn bán người, Chương trình hành động
quốc gia vì trẻ em giai đoạn: 2001- 2010 và giai đoạn: 2011- 2020, Quyết định số:
32/2010/QĐ-TTg, ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: Phát
triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020,...Các văn bản quy phạm pháp luật
là hệ thống pháp lý chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Bởi vì trẻ em trong mọi

hồn cảnh xã hội ln thuộc nhóm yếu thế dễ bị tổn thương cần có sự chung tay của
tồn xã hội chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các em.
Mục tiêu là đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ
toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm cho người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu,
tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn (trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật


2
nặng, người nghèo,...); đảm bảo cho người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội ở
mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thơng tin...), góp phần từng bước
nâng cao thu nhập, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.
Hiện nay, trẻ em mồ côi đang được chăm sóc theo một số mơ hình như: trẻ
em sống tại gia đình, người thân, cộng đồng; trẻ em được nhận làm con ni của
các gia đình trong và ngoài nước; trẻ em sống tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội
cơng lập và ngồi cơng lập (nhà nhân ái, trung tâm hi vọng, nhà thờ, nhà chùa, nhà
dịng...); hoặc trẻ em sống lang thang khơng có nơi cố định. Mỗi mơ hình ấy có
những mặt tích cực phù hợp yêu cầu thực tế song cũng có mặt tiêu cực do nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan từ xã hội, mơi trường sống, hồn cảnh của từng đối
tượng có sự liên quan tác động qua lại với nhau, dự báo, trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị bỏ rơi khơng nơi nương tựa đang có xu hướng
ngày càng gia tăng.
Ngày 26/4/2013 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 647/QĐ-TTg
phê duyệt đề án “chăm sóc trẻ em mồ cơi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi,
trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết
tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai
đoạn 2013- 2020”. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020, 90% trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và cung cấp các dịch vụ phù hợp, nâng
cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
và cộng đồng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Trợ giúp xã hội
cho trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Lạng Sơn” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng giáo dục và bảo vệ đối tượng trẻ em nói chung và trẻ em mồ cơi nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có nhiều cơng


3
trình nghiên cứu, các chuyên đề, bài viết báo cáo, hội thảo kinh nghiệm, các luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,
trong đó có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Bài viết của tác giả TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em (2012): “Kinh nghiệm của một số nước về bảo vệ trẻ em”

www.molisa.gov.vn/news, cho thấy ở nước Australia, Thụy Điển, Hồng Kông...
quyền trẻ em ở các quốc gia này được quy định cụ thể về việc hình thành và
trách nhiệm của các Trung tâm cơng tác xã hội với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em,
nhất là nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ bị tổn hại;
Quy định về các hình thức chăm sóc thay thế; quy trình nhận chăm sóc thay thế,
trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các quyền trẻ em. Hệ
thống pháp luật và chính sách đã được các quốc gia này quy định rất cụ thể “Tư
pháp thân thiện với trẻ em”.
- UNICEF (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam:

Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt ở Việt Nam, NXB Văn hóa-Thơng tin, tr.11-13, 41-46 trong đó
đã chỉ ra những hoạt động và kết quả đạt được về công tác bảo vệ trẻ em của
UNICEF tại Việt Nam đó là: Cải thiện khung pháp lý và chính sách bảo vệ trẻ
em, nâng cao năng lực và cải thiện các cơ chế bảo vệ trẻ em. Tăng cường các

dịch vụ bảo vệ đối với trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt, nâng cao năng lực và
cung cấp thêm các dịch vụ về hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em; nâng cao
nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, tổ chức dân sự và trẻ em về vấn đề bảo
vệ trẻ em; cải thiện khung pháp lý quốc gia, nâng cao kiến thức nhận thức về
vấn đề bảo vệ trẻ em; nâng cao năng lực và tăng cường các hệ thống bảo vệ trẻ
em.
- Vụ Pháp chế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2011) đã có bài viết
đánh giá việc “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh


4
đặc biệt ở Việt Nam”. Bài viết nhấn mạnh việc tập trung của pháp luật đối với trẻ
em có hồn cảnh so sánh với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra được những thiếu hụt
và hạn chế của Pháp luật Việt Nam. Việt Nam là nước đạt được nhiều tiến bộ đáng
kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận nuôi con nuôi trong
nước và nước ngồi; nhưng chưa có khung pháp lý về cơng tác đánh giá một cách
có hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi để quyết định
mơ hình chăm sóc nào phù hợp với lợi ích tốt nhất cho các em đảm bảo việc các em
được nhận làm con ni một gia đình thay thế phù hợp và tốt nhất với nhu cầu và
lợi ích của các em. Đây là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa đối với việc bảo vệ trẻ
em mồ côi.
- Luận án TS của Nguyễn Ngọc Toản (2011) về "Chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam" đã trình bày các vấn đề, nhận diện, phân tích,
đánh giá tổng quát các chính sách trợ giúp xã hội và đưa ra được những giải pháp
nâng cao hơn nữa hiệu quả của trợ giúp xã hội.
Các cơng trình nêu trên cho thấy, một số khía cạnh và lĩnh vực đã được đề
cập nghiên cứu, nhưng chưa phải hoàn toàn đầy đủ mà chủ yếu là nghiên cứu về
những vấn đề chung hoặc của địa phương khác. Ngoài việc kế thừa và chọn lọc từ
các thành tựu đã có, đề tài đi sâu vào tìm hiểu mơ hình trợ giúp xã hội cho trẻ em
mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn

dưới góc nhìn của người làm cơng tác xã hội. Qua đó tác giả nghiên cứu, đề xuất
những giải pháp phù hợp nhất trong việc trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ côi trong
sinh hoạt, lao động và học tập.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung nghiên cứu về trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn
- Phân tích thực trạng trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn; đánh giá thành công,


5
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác trợ giúp xã hội của
Trung tâm.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện trợ giúp xã hội cho cho trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động trợ giúp xã hội đối với trẻ em
mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào 4 nội dung trợ giúp xã hội đó
là: Trợ giúp chăm sóc - nuôi dưỡng; Trợ giúp tham vấn tâm lý - xã hội; Trợ giúp y
tế - giáo dục; Vận động kết nối các nguồn lực.
+ Về không gian: Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn
+ Về thời gian: số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này từ năm 2015-2017,
đề xuất giải pháp đến năm 2025


6
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu

Nhân tố ảnh
hưởng đến trợ
giúp xã hội đối
với trẻ em mồ
côi tại Trung
tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh
Nhân tố
thuộc về cơ
sở bảo trợ
xã hội

Nhân tố
thuộc về
đối tượng

Nhân tố
thuộc về
môi trường

Trợ giúp xã hội
đối với trẻ em
mồ côi tại Trung
tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh

Trợ giúp về
chăm sóc
ni dưỡng


Thực hiện mục tiêu trợ giúp
xã hội đối với trẻ em mồ cơi

- Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được chăm
sóc, ni dưỡng tốt.
- Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh

Trợ giúp
tham vấn
tâm lý xã hội
Trợ giúp về
y tế - giáo
dục

đặc biệt khó khăn được ổn định
về tâm lý, tinh thần, có được
kỹ năng giao tiếp xã hội.
- Trẻ em mồ cơi có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn được thụ
hưởng các dịch vụ xã hội (y tế,
giáo dục...)

Vận động
kết nối
nguồn lực

- Huy động được các nguồn lực
của cả hệ thống chính trị và
cộng đồng giúp đỡ trẻ em mồ

cơi có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn.

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tài
liệu, báo cáo và văn bản của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và các nguồn dữ liệu thu
thập từ bên ngoài như: Văn bản của tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và xã hội,
mạng internet, các đề tài, cơng trình nghiên cứu được cơng bố khác có liên quan.
Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong
danh mục tài liệu tham khảo.


7
Ngoài ra Luận văn cũng sử dụng kết quả điều tra do Trung tâm thực hiện vào
tháng 12/2017 trong đó đối tượng tượng điều tra là đối tượng trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn và cán bộ viên chức.
* Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra đối với cán
bộ nhân viên và trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội tại đơn vị.
Nội dung phiếu điều tra được thiết kế cho 02 nhóm đối tượng bằng cách
đánh giá theo 3 mức độ từ chưa tốt, trung bình đến tốt.
Số phiếu điều tra phát ra: 80 phiếu. Trong đó:
- 50 phiếu điều tra trẻ em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn từ 14 tuổi
đến 16 tuổi ( xem Phụ lục 01- Mẫu phiếu điều tra đối với trẻ em mồ côi)
- 30 phiếu điều tra cán bộ cơng chức, viên chức Trung tâm và các đồn thể
(xem Phụ lục 02- Mẫu phiếu điều tra đối với cán bộ Trung tâm).
- Phương thức phát phiếu: trực tiếp
- Thời gian điều tra: vào tháng 5/2018.
Ngoài ra tác giả thực hiện phỏng vấn một số cán bộ nhân viên Trung tâm để
nắm được thực trạng trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm bảo trợ xã

hội tỉnh Lạng Sơn.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Luận văn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu thông qua các phương
pháp cụ thể như: Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thơng kê
- Số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được sử dụng trực tiếp hoặc được xử lý
một cách đơn giản (tổng hợp, so sánh, tính tỷ lệ phần trăm,...) để phục vụ cho
nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp thu được qua điều tra xử lý bằng phần mềm Excel. Đối
với các dữ liệu thu được qua phỏng vấn, tác giả ghi chép nguyên văn một cách
trung thực.


8
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được cấu trúc với 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về trợ giúp xã hội cho trẻ
em mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
Chương 2: Phân tích thực trạng trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện trợ giúp xã hội đối với trẻ
em mồ côi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm bảo trợ tỉnh Lạng Sơn.


×