Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 141 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật, tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Học viên

“Trần Thị Hồng Thắm”


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô Viện Thương mại & Kinh tế
Quốc tế - Viện sau Đại học Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là
những thầy cô giáo trực tiếp tận tình dạy bảo cho tơi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS. TS Đặng Đình Đào đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn nhưng khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những đóng góp q báu của q thầy
cơ và các bạn.

“Học viên”

“Trần Thị Hồng Thắm”


“MỤC LỤC”
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH


TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU”.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
TRONG CHO VAY THƢƠNG MẠI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...8
1.1. Tổng quan về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại của các
ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 8
1.1.1. Các quan điểm về nợ xấu .......................................................................... 8
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu................................................................ 10
1.1.3 Tác động của nợ xấu ................................................................................. 12
1.2 Nợ xấu trong cho vay thƣơng mại và các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu trong
cho vay thƣơng mại của các ngân hàng thƣơng mại ............................................ 13
1.2.1 Nợ xấu trong cho vay thương mại ............................................................ 13
1.2.2 Hệ thống tiêu chí cơ bản đánh giá quản lý nợ xấu trong cho vay thương
mại tại ngân hàng thương mại............................................................................. 17
1.3 Nội dung quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại tại các ngân hàng
thƣơng mại. ............................................................................................................ 18
1.3.1. Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại........................ 18
1.3.2 Nội dung quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại của các ngân hàng
thương mại........................................................................................................... 19
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại
các ngân hàng thương mại .................................................................................. 34
1.4 Kinh nghiệm trong nƣớc về quản lý nợ xấu và bài học cho ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh ....................................... 38
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Tràng An ............................................................................ 40


1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam... 43
1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
– Chi nhánh Hà Tĩnh ........................................................................................... 47

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG CHO VAY
THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH ............................................. 49
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Hà Tĩnh .................................................................................................. 49
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh .......................................................................... 49
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh .......................................................................... 50
2.2. Thực trạng nợ xấu và nợ xấu trong cho vay thƣơng mại tại Vietcombank
Hà Tĩnh ...................................................................................................................... 58
2.2.1. Tình hình nợ xấu chung tại Vietcombank Hà Tĩnh: ............................... 58
2.2.2. Tình hình nợ xấu trong cho vay thương mại tại Vietcombank Hà Tĩnh 60
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại tại
Vietcombank Hà Tĩnh.............................................................................................. 62
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ảnh thực trạng quản lý nợ xấu trong cho vay thương
mại tại Vietcombank Hà Tĩnh ............................................................................. 62
2.3.2. Công tác nhận biết và phân loại nợ xấu trong cho vay thương mại ........ 65
2.3.3. Công tác đo lường nợ xấu ......................................................................... 67
2.3.4. Cơng tác phịng ngừa nợ xấu phát sinh .................................................... 68
2.3.5. Công tác xử lý nợ xấu ............................................................................... 72
2.4. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại tại Vietcombank
Hà Tĩnh ...................................................................................................................... 81
2.4.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 81
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 82
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG
CHO VAY THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH ................................................................. 99
3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của Vietcombank Hà Tĩnh đến năm
2020 và yêu cầu đặt ra trong hoạt động quản lý nợ xấu...................................... 99

3.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của
Vietcombank Hà Tĩnh ......................................................................................... 99


3.1.2. Yêu cầu đặt ra trong hoạt động quản lý nợ xấu của Vietcombank Hà Tĩnh. 103
3.2. Mục tiêu và định hƣớng hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu trong cho vay
thƣơng mại tại Vietcombank Hà Tĩnh ................................................................. 105
3.2.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại
Vietcombank Hà Tĩnh ....................................................................................... 105
3.2.2. Định hướng tăng cường công tác quản lý nợ xấu trong cho vay thương
mại tại Vietcombank Hà Tĩnh ........................................................................... 106
3.3. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại tại
Vietcombank Hà Tĩnh............................................................................................ 108
3.3.1. Giải pháp chung góp phần tăng cường quản lý nợ xấu.......................... 108
3.2.3. Giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý nợ xấu trong cho vay thương
mại tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh ................... 109
3.4. Kiến nghị .......................................................................................................... 120
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ ......................................................................... 120
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước................................................. 122
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 1267


“DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT”
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

DPRR


Dự phịng rủi ro

DPRRTD

Dự phịng rủi ro tín dụng

ĐVKD

Đơn vị kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KHTN

Khách hàng Thể nhân

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

PGD

Phịng giao dịch

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP

Trưởng phịng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
XLN

Xử lý nợ


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 2.1:

Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12

Bảng 2.13:
Bảng 2.14:

Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ................................ 22
Dư nợ cho vay khách hàng và huy động vốn của Vietcombank Hà
Tĩnh giai đoạn 2013-2015.................................................................... 54
Dư nợ phân theo đối tượng vay của Vietcombank Hà Tĩnh giai đoạn
2013 – 2015.......................................................................................... 55
Dư nợ cho vay thương mại của ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà
Tĩnh giai đoạn 2013-2015.................................................................... 56
Doanh số dịch vụ thẻ của Vietcombank Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2015 ...57
Tình hình phân loại nợ qua các năm 2013-2015 ................................. 58
Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu giai đoạn 2013-2015 .............. 59
Dư nợ trong cho vay thương mại của Vietcombank Hà Tĩnh giai đoạn
2013-2015 ............................................................................................ 60
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay thương mại .............................................. 60
Phân loại nợ cho vay thương mại theo điều 10 Thông tư 02/2013/TTNHNN của Vietcombank Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2015 .................. 61
Tổng số dư nợ xấu trong cho vay thương mại tại Vietcombank Hà Tĩnh .... 62

Tỷ lệ giá trị các khoản nợ xấu trong cho vay thương mại trên tổng dư
nợ cho vay thương mại tại Vietcombank Hà Tĩnh .............................. 63
Tỷ lệ nợ cho vay thương mại có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ
cho vay thương mại và nợ cho vay thương mại có khả năng mất vốn
trên nợ xấu cho vay thương mại .......................................................... 64
Quy trình xử lý nợ xấu tại Vietcombank Hà Tĩnh .............................. 73
Số nợ xấu trong cho vay thương mại được thu hồi từ các biện pháp xử
lý thu hồi nợ xấu tại Vietcombank Hà tĩnh giai đoạn 2013-2015 ...... 82

HÌNH
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 2.4:
Hình 2.5:
Hình 2.6:

Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Tĩnh ......................................... 50
Tổng tài sản Vietcombank Hà Tĩnh năm 2013 - 2015........................ 51
Tổng huy động vốn của Vietcombank Hà Tĩnh năm 2013 – 2015 .... 52
Tỷ lệ nợ xấu các năm 2013-2015 của Vietcombank Hà Tĩnh .......... 59
Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay thương mại của Vietcombank
Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 2015 ............................................................. 61
Chức năng của các bộ phận tín dụng Vietcombank Hà Tĩnh ............. 68


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phần mở đầu đề tài, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên

cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày được những điểm mới của luận văn và các cơng
trình nghiên cứu có liên quan cả trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu riêng biệt từ trước đến nay về vấn đề quản
lý nợ xấu Ngân hàng, tác giả đã tiếp cận đề tài với sự kết hợp toàn diện giữa các vấn
đề nhận biết và phân loại nợ xấu, đo lường nợ xấu, hạn chế sự phát sinh các khoản nợ
xấu và việc xử lý các khoản nợ xấu trong cho vay thương mại tại NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh mà các đề tài trước chưa thực hiện.
Từ đó luận văn được chia thành 3 chương như sau:
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
TRONG CHO VAY THƢƠNG MẠI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết tổng quan về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong
cho vay thương mại tại các ngân hàng thương mại. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tác
động của nợ xấu đến Ngân hàng thương mại, đến chủ thể khách hàng và đến nền kinh
tế và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại.
Vấn đề nợ xấu trong cho vay thương mại và các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
trong cho vay thương mại của ngân hàng thương mại. Nội dung hoạt động quản lý
nợ xấu trong cho vay thương mại tại các ngân hàng thương mại.
Hoạt động quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại được tiến hành theo một
trình tự nhất định, bao gồm những vấn đề sau:
Nhận biết và phân loại nợ xấu
Đo lường nợ xấu
Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
Xử lý nợ xấu


ii

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG CHO VAY
THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH
Chương 2 giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh), là một trong gần gần 99 chi
nhánh hoạt động trong mạng lưới của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank). Trước tháng 6/1994, NHTMCP Ngoại thương Hà Tĩnh chỉ là một
phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Vinh. Sau này, phịng
giao dịch có quyết định chuyển thành Chi nhánh thứ 17 của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và là ngân hàng thương mại thứ 3 có mặt tại Hà Tĩnh. Trải qua
hơn 20 năm hoạt động, Vietcombank Hà Tĩnh luôn được biết đến như một ngân
hàng đi đầu trong tồn tỉnh về nguồn vốn, tín dụng và có uy tín nhất trong lĩnh vực
thanh tốn xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch
vụ điện tử, dịch vụ thẻ. Tính đến cuối năm 2015, Vietcombank Hà Tĩnh đã có 07
điểm giao dịch, 26 máy ATM và 145 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên địa bàn
tồn tỉnh cùng đội ngũ 135 cán bộ cơng nhân viên năng động và sáng tạo. Ngoài ra,
Vietcombank Hà Tĩnh cũng là Chi nhánh đi đầu trong việc chấp hành chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước. Với lợi thế về vốn, công nghệ và các sản phẩm
dịch vụ tiện ích đang ngày càng được nâng cấp và phát triển, Chi nhánh đã có một
thị phần tương đối ổn định, từng bước thực hiện và hoàn thiện chiến lược phát triển
phù hợp với tình hình kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh
nhà nói riêng.”
“Chương 2 trình bày thực trạng nợ xấu, nợ xấu trong cho vay thương mại và
hoạt động quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh, qua đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân như”:
+ Hạn chế trong việc nhận biết và phân loại nợ xấu trong cho vay thương mại”
+ “Hạn chế trong việc đo lường nợ xấu trong cho vay thương mại”


iii


+ "Hạn chế trong cơng tác phịng ngừa nợ xấu trong cho vay thương mại phát
sinh"
+ "Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu trong cho vay thương mại"
+ "Luận văn cũng làm rõ nguyên nhân và những hạn chế theo cả khách quan
và chủ quan"
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU
TRONG CHO VAY THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH
“Trình bày định hướng trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản
lý nợ xấu nói riêng của NHTMCP Ngoại thương Hà Tĩnh và đề xuất một số giải
pháp tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh cụ thể như sau:”
“Giải pháp chung góp phần tăng cƣờng quản lý nợ xấu”
- “Bám sát và nghiêm túc tuân thủ chỉ đạo của Vietcombank về hoạt động tín
dụng trong từng thời kỳ. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng tăng trưởng
huy động vốn, trong đó ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn."
- "Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng và tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong
hoạt động tín dụng, khơng để nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan, hạn chế
tối đa việc gia hạn nợ. Gắn cơng tác tín dụng với cơng tác huy động vốn, phát triển
dịch vụ. Tuân thủ nghiêm túc giới hạn tín dụng được giao."
- "Tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống, hoạt động kinh doanh hiệu
quả, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khách hàng sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu, khách hàng tư nhân cá thể."
- "Thực hiện phân loại nợ, gia hạn nợ, trích lập dự phịng rủi ro, đánh giá xếp
hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp theo đúng quy định. Định kỳ đánh giá lại tài sản
đảm bảo nợ vay, quản lý chặt chẽ tài sản đảm bảo nợ vay đúng theo qui định."
-"Theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Kiểm
tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, nguồn trả



iv

nợ, diễn biến dòng tiền...để kịp thời thu hồi nợ gốc, nợ lãi."
- "Đánh giá thực trạng nợ xấu, ngăn chặn và xử lý nợ xấu tăng cao, kiểm soát
chặt chẽ nợ nhóm 2"
- "Đổi mới phương thức quản lý điều hành hoạt động tín dụng, gắn trách nhiệm
của từng cá nhân để phát sinh nợ xấu, cương quyết trong xử lý các trường hợp vi
phạm."
"Giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại
tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh"
a." Về công tác nhận biết và phân loại nợ xấu trong cho vay thương mại"
"Cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức nhận biết, phân loại nợ xấu theo định kỳ."
"Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thơng qua hoạt động phân tích, phân loại nợ
xấu thường xuyên. "
"Việc nhận biết, phân loại nợ xấu phải tiến hành thường xuyên, liên tục, định
kỳ, khi phát hiện ra một sự thay đổi nào phải báo cáo lên cấp trên và phải báo cáo
về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong q trình thực hiện lên Ban lãnh đạo
Vietcombank Hà Tĩnh và Ban Lãnh đạo Vietcombank (thông qua phịng Pháp chế
và phịng Cơng nợ) để lấy ý kiến chỉ đạo kịp thời."
"Phát triển công nghệ Ngân hàng kịp thời theo quy mô và tốc độ phát triển để
hỗ trợ kịp thời cho mục đích quản lý trong việc nhận biết và phân loại nợ xấu"
"Để có thể nâng cao hệ thống công nghệ hỗ trợ đắc lực cho việc áp dụng mơ
hình quản lý RRTD, cụ thể Vietcombank Hà Tĩnh cần phải:"
-" Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin"
- "Nâng cấp hệ thống phần mềm dữ liệu tập trung"
- "Thiết lập hệ thống dữ liệu về nợ xấu, hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin
khách hàng"
b. "Về công tác đo lường nợ xấu trong cho vay thương mại:"
- "Tăng cường hoàn thiện chiến lược và mơ hình quản lý tín dụng"
"Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đề ra chiến lược quản lý RRTD

trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho


v

vay, cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở
mức độ như thế nào phải được phản ánh rõ ràng trong chiến lược quản lý rủi ro và
chiến lược này cần phải được ban giám đốc xem xét hàng năm, phải thể hiện được
xu hướng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng."
"Ngân hàng cũng cần thiết phải tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo
hướng chuyên trách quản lý, tách bạch bộ phận quản trị rủi ro độc lập với kinh
doanh; tiến tới quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp
theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp
dụng các cơng cụ đo lường rủi ro mới."
"Tiến hành rà sốt lại các quy chế, quy trình cho vay thương mại để kiến nghị
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; hoàn thiện quy trình theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ
nhớ và dễ thực hiện; loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, hướng dẫn cụ thể đối
với từng bộ phận nghiệp vụ trong tồn bộ các q trình, từ thẩm định, duyệt vay,
giám sát tín dụng cho đến thu hồi nợ vay và xử lý nợ."
- "Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng"
"Xuất phát từ những yếu kém, tồn tại trong công tác chấm điểm và xếp hạng
tín dụng như: Việc đánh giá khách quan không nhất quán, phụ thuộc nhiều vào ý
kiến chủ quan của cá nhân; việc lưu giữ kết quả đánh giá khách hàng mang tính chất
cục bộ, đồng thời tính dự báo về rủi ro của khách hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó,
Ngân hàng cần có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với những trường hợp cố
tình đưa thơng tin sai lệch vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tăng cường giám
sát chất lượng chấm điểm xếp hạng tín dụng của cán bộ khách hàng bằng việc thực
hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đồng thời và/hoặc đột xuất kiểm tra trực tiếp
mức độ xác thực của thông tin thông qua tiếp xúc, trao đổi với khách hàng do một
cơ quan độc lập thực hiện."

c. "Về cơng tác phịng ngừa nợ xấu phát sinh trong cho vay thương mại"
- "Tăng cường công tác quản lý tín dụng nói chung và quản lý tín dụng trong cho
vay thương mại để kịp thời phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Chấp hành đúng quy trình
cho vay."


vi

- "Quy trình nghiệp vụ ngân hàng cần thường xuyên sửa đổi bổ sung cho chặt
chẽ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu quản lý đặt ra."
- "Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng và phẩm chất đạo đức của
cán bộ làm cơng tác tín dụng"
- "Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ"
- "Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực "
d. "Về công tác xử lý nợ xấu trong cho vay thương mại"
- "Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp, thực hiện phương án xử lý dứt
điểm các khoản nợ xấu"
- "Chủ động khai thác xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu."
- Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo, chắc chắn và
phương án trả nợ có tính khả thi."
- "Tăng cường sử dụng dự phịng để xử lý nợ xấu."
- "Tăng cường bán nợ và sử dụng biện pháp pháp lý"


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Nền kinh tế của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức do hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và chất lượng tăng trưởng, năng

suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa
vững chắc. Trong bối cảnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng,
đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại đang là vấn đề lớn hiện nay ở
Việt Nam. Vấn đề nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại và hệ lụy đến nền kinh tế. Do đó đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống
các TCTD” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết
định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết
liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu
nền kinh tế. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ nợ
xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2014 là 3,7% tổng dư nợ.
Trong năm 2015, tổng tài sản hệ thống ngân hàng tăng 12,4%, đạt trên 7.109
nghìn tỷ đồng. Tín dụng tăng 19% trong khi huy động vốn tăng 16,1%. Cơ cấu
tài sản nợ bền vững hơn. Kết quả kinh doanh của hệ thống tổ chức tín dụng khởi
sắc hơn. Lợi nhuận sau trích lập dự phịng rủi ro tăng 43,5%. Chất lượng tín
dụng được cải thiện đáng kể. Số nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn
là 4,4%, giảm so với năm 2014 là 5,3%. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,7% xuống 2,9%
(xấp xỉ 200.000 tỷ đồng). Tuy nhiên,trong năm qua, số nợ xấu được giải quyết
chủ yếu thông qua bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt
Nam (VAMC). Số nợ bán cho VAMC đến năm 2015 là 243.000 tỷ đồng, tăng so
với mức 133.000 tỷ đồng của năm 2014 và lớn hơn số nợ xấu hiện có tại các
ngân hàng. Với số nợ này, mặc dù đã bán cho VAMC nhưng thực chất các ngân
hàng vẫn phải trích dự phịng, gây gánh nặng tài chính lớn cho các ngân hàng.
Như vậy nếu tính cả số nợ đã bán cho VAMC thì tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng
là cao so với đề án”


2

“Là ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ

xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm 2014
là 7.462 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.31% trên tổng dư nợ; nợ xấu năm 2015 là 7.137
tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1.84%.”
“Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
(Vietcombank Hà Tĩnh) năm 2013 đã có đề án tái cơ cấu tồn diện chi nhánh đến năm
2015 trong đó có mục tiêu tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2015 là về dưới mức 1,2% trên tổng
dư nợ. Tuy nhiên đến 31/12/2015 nợ xấu nội bảng chiếm 1,46% trên tổng dư nợ, trong
đó tỷ lệ nợ xấu trong cho vay thương mại chiếm 87% tổng nợ xấu.”
“Trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu cao, nhất là nợ xấu trong cho vay thương mại,
Vietcombank Hà Tĩnh đã tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên
nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ xấu, đồng thời thực thi quyết liệt công tác
đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Vấn đề nợ xấu không phải là một vấn đề mới và sự tồn
tại của nó là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, nợ
xấu phát sinh do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do quản lý yếu kém.
Nhận thấy được tính chất quan trọng của hoạt động này, với vị trí là trưởng phịng
Khách hàng Bán lẻ, tơi thấy cần thiết phải nghiên cứu và chọn đề tài: Quản lý nợ
xấu trong cho vay thƣơng mại tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh, làm đề tài nghiên cứu thạc sỹ của mình.”
2. “Mục đích nghiên cứu của đề tàii”
“Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý
nợ xấu trong cho vay thương mại tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Hà Tĩnh, qua đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển
bền vững.
“Để thực hiện mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể được đề tài xác định là: ”
- “Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nợ xấu tại
các Ngân hàng thương mại (NHTM) và sự cần thiết phải quản lý nợ xấu tại các
ngân hàng”


3


- “Xác định các loại nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu
trong cho vay thương mại tại ngân hàng thương mại và các chỉ tiêu phản ánh”
- “Phân tích thực trạng quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh. Phân tích kết quả, hiệu quả trong
hoạt động quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại Ngân hàng từ đó tìm ra
những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của vấn đề này.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại
tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
3. “Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu”
“Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ xấu trong
cho vay thương mại tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu:
Quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2013 đến 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp
logic nhằm phân tích, đánh giá, so sánh tình hình phát sinh nợ xấu và quản lý nợ
xấu tại các NHTM.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp phân tích một số
cơng trình nghiên cứu điển hình trong và ngồi nước để rút ra những vấn đề lý luận về
quản lý nợ xấu tại các NHTM.
- Phương pháp thống kê, mơ hình hóa để rút ra những kết luận có tính khoa học
và khái qt cao trong việc đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu trong cho vay thương
mại tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh có sự so
sánh với các chi nhánh NHTM cổ phần khác trên địa bàn.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia, tổ chức các buổi tọa đàm khoa học để thu
thập ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về hiện trạng, động thái nợ xấu và tác động của
nó đối với sự phát triển kinh doanh của các NHTM.



4

5. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài
Trên thế giới, có khá nhiều các nghiên cứu luận bàn về nguyên nhân gây ra nợ
xấu cũng như quản lý nợ xấu ở Việt Nam, các tài liệu chính chủ yếu là các bài báo,
tạp chí được trình bày dưới dạng nêu vấn đề và sự việc, nổi bật là:
- Báo cáo của ngân hàng Standard Chartered (2013): "Vietnam-Navigating the
macro landscape’’ ngày 26/2/2013 trong đó tập trung phân tích về vấn đề nợ xấu cùng
các kịch bản tác động, cũng như phác thảo về các kênh tài trợ giải quyết nợ xấu. Báo
cáo cho rằng quy trình phải được thực hiện theo bốn bước chính để có thể giải quyết nợ
xấu một cách hiệu quả: Một là ghi nhận nợ xấu; Hai là trích lập dự phịng đầy đủ; Ba là
tái cấp vốn; Bốn là kiểm soát rủi ro.
- Bài phát biểu của Ông Sanjay Kalra, đại diện Thường trú của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) Việt Nam tại hội nghị "VietNam Development Partner Ship Forum’’
ngày 5/12/2013 đã đề cập đến vấn đề cải cách cơ cấu còn chậm mà đặc biệt cải cách
ngành ngân hàng vẫn là một ưu tiên hàng đầu. Nếu trì hỗn cải cách có thể sẽ làm xói
mịn niềm tin, khả năng làm tăng nợ dự phịng có thể sẽ nhiều hơn. Giải quyết những
điểm yếu liên quan đến chất lượng tài sản có, nợ xấu, trích lập dự phịng và mức vốn
là việc rất quan trọng để tạo ra một môi trường mà trong đó các ngân hàng làm trung
gian chuyển tiết kiệm của quốc gia tới đầu tư hiệu quả. Những vấn đề này cần được
giải quyết ở tất cả các ngân hàng lớn và nhỏ, nhà nước hay cổ phần.
- Báo cáo của Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) (2013):
"TakingStock_Presentation_Dec2013_VN’’ trong đó có để cập đến vấn đề cải
cách khu vực ngân hàng. Báo cáo cũng nêu rõ những rào cản khiến cho khu vực ngân
hàng cịn mong manh. Đó là: nợ xấu cịn cao do quan ngại về cơng khai tài chính và
minh bạch; phân loại nợ chưa theo kịp chuẩn mực quốc tế; Nhà nước còn nắm giữ cổ
phần lớn trong các ngân hàng; cần quan tâm các quy định về phá sản, vỡ nợ và quyền
của người cho vay.
Ở trong nước, cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
nợ xấu Ngân hàng. Cụ thể:



5

Luận văn thạc sỹ (2012): “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình” của tác giả Nguyễn Thị Phiên. Đề tài
nghiên cứu với mục đích ngăn ngừa nợ xấu và nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ
xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đến vấn đề xử lý nợ xấu mà không phát
triển được các vấn đề khác trong hoạt động quản lý nợ xấu.
Đề tài thạc sỹ (2008): “Kiểm soát và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quốc Việt, đã phân tích được thực trạng
hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả đã đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu và kiểm
soát nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ kinh tế (2009): “Quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 –
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của tác giả Phạm Thu Trang. Luận văn đã
tập trung nghiên cứu những nội dung sau: thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề nợ
xấu đối với việc phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang
trong tiến trình hội nhập. Thứ hai, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như phân tích những nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Thứ ba, xác định rõ phương hướng trong
công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên đề tài
này chỉ đưa ra một số giải pháp chung chung về quản lý nợ xấu mà chưa đưa ra được giải
pháp cụ thể để giải quyết triệt để nợ xấu của ngân hàng trong thời gian tới.
Đề tài thạc sỹ (2011) “Quản trị nợ xấu trong Ngân hàng thương mại, thực
trạng và giải pháp trong Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
của tác giả Hà Thị Hồng Nhung, đã tập trung phân tích được các vấn đề lý luận
trong hoạt động quản trị nợ xấu cũng như thực trạng hoạt động này trên 2 phương
diện là phòng ngừa nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Ngoại thương Việt Nam. Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả phịng ngừa và xử lý nợ xấu.
Luận văn thạc sỹ (2012): “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay


6

của Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đi sâu vào
phân tích những vấn đề pháp lý trong hoạt động cho vay của NTHM hiện nay. Qua đó,
luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quy định pháp luật về bảo đảm
tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong hoạt động cho vay của NHTM.
Hội thảo khoa học (2012): “Phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam: Rào cản
chính sách và định hướng hồn thiện” do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
phối hợp với Trưởng Đại học Tài chính Marketing miền Nam. Hội thảo tập trung đánh
giá thực trạng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay; Khuôn khổ pháp lý đối với
thị trường mua bán nợ và những định hướng sửa đổi bổ sung; Phân tích những cơ chế
xử lý nợ hiện nay như xóa nợ, cơ cấu lại nợ, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A),
cổ phần hóa, hóa đổi nợ thành vốn chủ sở hữu v.v…
Hội thảo khoa học công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam (2013): “Trên
đường gập ghềnh tới tương lai” do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 27/5/2013. Nội
dung cuộc hội thảo đề cập đến vấn đề nghiên cứu nợ xấu quốc tế... Từ kinh nghiệm thế
giới đến thực tiễn Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã cung cấp một tập hợp các kinh nghiệm
quốc tế đa dạng về xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trong vài chục năm qua trên
nhiều vùng lãnh thổ, chế độ kinh tế khác nhau, từ đó chia sẻ về phương án xử lý nợ xấu
của Việt Nam hiện nay và gợi ý các chính sách tăng cường hiệu quả của chính sách này.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu riêng biệt từ trước đến nay về vấn đề quản
lý nợ xấu Ngân hàng, tác giả đã tiếp cận đề tài với sự kết hợp toàn diện giữa các vấn
đề nhận biết và phân loại nợ xấu, đo lường nợ xấu, hạn chế sự phát sinh các khoản nợ
xấu và việc xử lý các khoản nợ xấu trong cho vay thương mại tại NHTMCP Ngoại

thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh mà các đề tài trước chưa thực hiện.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ xấu trong cho vay thương
mại của các Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại Ngân hàng


7

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong cho vay thương mại tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.


8

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
TRONG CHO VAY THƢƠNG MẠI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong cho vay thƣơng mại của
các ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Các quan điểm về nợ xấu
Hiện nay khái niệm về nợ xấu và quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương
mại đang có nhiều cách tiếp cận khác nhau xuất phát từ các góc độ nghiên cứu. Về
nợ xấu và quản lý nợ xấu sau đây là những quan điểm được thừa nhận rộng rãi hiện
nay ở nước ta.
- Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
Một khoản cho vay được coi là nợ xấu khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền

gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc
hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày
nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ. Với quan
điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai giác độ: thời gian quá hạn và khả năng trả
nợ đáng nghi ngờ.
- Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu:
Những khoản nợ không thể thu hồi được :
+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ khơng có căn cứ để
địi bồi thường từ nợ.
+ Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, khơng cịn tài sản để thanh tốn nợ.
+ Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc khơng thể tìm được người mắc nợ.
+ Những khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý
tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản cịn lại khơng đủ để trả nợ.


9

Nợ có thể thu nhưng khơng thanh tốn đầy đủ cho Ngân hàng
Đây là những khoản nợ khơng có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không
đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với Ngân hàng để trả và lãi hoặc gốc có thời
hạn thanh tốn, hoặc hồn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ khơng thể thu hồi được đầy
đủ như :
+ Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng
phần cịn lại khơng thể được đền bù cho khoản nợ, hoặc những khoản nợ trong đó
tài sản được chuyển để thanh tốn nhưng giá trị cịn lại khơng đủ trang trải toàn bộ
khoản nợ cho Ngân hàng
+ Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu được gia
hạn nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thoả thuận
+ Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế

chấp ở Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ
không có khả năng trả nợ Ngân hàng đầy đủ
+Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi
hồn ít hơn dư nợ.
- Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tại thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”, Thơng
tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước thì nợ xấu được định nghĩa như sau [6,7]:
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4
(nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) được quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11.


10

1.1.2.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

a. Nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra tình trạng nợ xấu tại
Ngân hàng, tuy nhiên lỗi chính khơng nằm về phía Ngân hàng. Nhóm ngun nhân
khách quan gồm có:
+ Mơi trường tự nhiên như biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng
tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều
kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đốn, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm

ngồi tầm kiểm sốt của con người. Vì vậy, khi có thiên tai, dịch họa xảy ra khách
hàng cùng Ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể,
doanh nghiệp không có nguồn thu… điều đó đồng nghĩa với Ngân hàng phải cùng
chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
+ Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến
động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó Ngân
hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất. Hơn nữa, biến động thị trường, thay
đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực
cũng gây ra cho các khách hàng những gánh nặng nợ nần khơng đáng có.
+ Mơi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ. Một sự thay đổi trong pháp luật
sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như một sự
thay đổi về sách thuế có thể tác động làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
hoặc làm thua lỗ một dự án. Bên cạnh đó, phải kể đến đó là sự chồng chéo của các
văn bản pháp lý. Sự chồng chéo này khơng những gây ra sự khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc kinh doanh mà cịn gây ra sự khó khăn cho Ngân hàng trong việc
xử lý các khoản nợ xấu.
+ Về phía khách hàng: Nhiều khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh
thấp, giá thành cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng nên
gặp rủi ro cao, và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. Một số khách hàng
có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng, làm hồ sơ giả, sử dụng vốn
sai mục đích, vay khơng có ý định trả nợ.


11

b. Nguyên nhân chủ quan
Đây là nhóm tác động quan trọng đến việc phát sinh nợ xấu. Các Ngân hàng
có thể giảm thiểu phát sinh nợ xấu nếu bản thân Ngân hàng chủ động hạn chế tốt
các nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân chủ quan chính bao gồm:

+ Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng trong tất cả các khâu của q trình cấp
tín dụng của NHTM. Bắt đầu từ giai đoạn trước khi cho vay (không chấp hành
nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiện cho vay; xem xét, đánh giá khách hàng,
khoản vay không kỹ, không tốt), trong giai đoạn giải ngân và trong giai đoạn quản
lý khoản vay của khách hàng (khơng kiểm sốt mục đích sử dụng vốn vay của
khách hàng, việc kiểm sốt, theo dõi danh mục khoản vay không được thực thi một
cách có hiệu quả) sẽ dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai.
Cơng tác quản lý yếu kém còn thể hiện ở sự tập trung quá mức vào một khu
vực khách hàng, thiếu sự điều chỉnh danh mục tín dụng trước những diễn biến kinh
tế bất lợi, thiếu chuẩn mực đánh giá khách hàng và những rủi ro đạo đức tiềm năng.
Hậu quả là đẩy Ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro nợ xấu.
+ Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ dẫn đến việc
khách hàng lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. Chính sách tín dụng
khơng phù hợp với điều kiện thực tế có thể dẫn đến hậu quả gia tăng nợ xấu.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM thực hiện chính
sách mở rộng tín dụng để chiếm lĩnh thị phần bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho
vay, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro tín dụng.
+ Sự yếu kém về trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ Ngân hàng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm
cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Điều này địi hỏi khơng chỉ u cầu
cán bộ tín dụng có kiến thức mà cả về kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng
phân tích, dự báo. Một cán bộ tín dụng trình độ yếu kém khơng đánh giá được hết
các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay sẽ dần đến quyết định cho vay sai lầm
và nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao.
Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với đạo đức kém và bộ phận kiểm sốt
khơng phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn để có thể cho vay các khoản vay có


12


rủi ro. Họ có thể thực hiện việc này thơng qua việc làm sai lệch cách nhìn về báo
cáo tài chính và triển vọng của khách hàng. Cũng như là sự sai lệch về giá trị thực
của tài sản đảm bảo.
1.1.3 Tác động của nợ xấu
Tác động của nợ xấu đến NHTM
Nợ xấu có tác động hầu hết tới các hoạt động của NHTM, thậm chí số dư nợ
xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống Ngân hàng.
Thứ nhất, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Nợ xấu hạn chế khả
năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của NHTM. Khi nợ
xấu tăng cao, thu nhập của Ngân hàng giảm, thậm chí khơng cịn lợi nhuận do
khơng thu hồi được nợ, lại phát sinh thêm chi phí trích lập dự phịng, chi phí quản
lý, xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan.
Thứ hai, nợ xấu làm giảm uy tín của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao,
vượt q giới hạn an tồn theo thơng lệ quốc tế thì uy tín của NTHM trong nước và
quốc tế giảm sút nghiêm trọng.
Thứ ba, nợ xấu ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh
doanh của Ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay.
Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn,
khơng thu hồi được hoặc thu hồi khơng đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi
đó, Ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự
mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản của Ngân hàng và ảnh
hưởng đến kế hoạch kinh doanh của NHTM.
Thứ tư, nợ xấu làm cản trở quá trình hội nhập của các NHTM. Nợ xấu tác
động trực tiếp tới khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài
chính hoạt động Ngân hàng, là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội
nhập và phát triển.
Tác động của nợ xấu đến chủ thể khách hàng
Đối với bản thân chủ thể khơng có khả năng hồn trả vốn (lãi) cho Ngân hàng
thì gần như họ khơng có cơ hội tiếp cận vốn Ngân hàng và thậm chí là cả các nguồn
khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín.



×