Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chương trình vật lý lớp 6, 7 ở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.17 KB, 74 trang )


KHOA SƯ PHẠM


ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH VẬT
LÝ LỚP 6 , LỚP 7 Ở TỈNH AN GIANG



TRẦN THỂ




THÁNG 9 - 2004



Page
2

MỤC LỤC



Phần I : Mở đầu Trang 1
Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu Trang 4
Chương I : Cơ sở lí luận của đề tài 4


I . Lí do đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 4
II .Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 5
III. Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở. 7
IV. Quan điểm xây dựng chương trình và SGK THCS mới. 9
V. Những đònh hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở THCS 12
VI. Chương trình môn vật lý THCS 15
Chương II : Kết quả nghiên cứu. 20
A. Đặc điểm Tỉnh An Giang. 20
I. Đặc điểm tình hình tỉnh An Giang 20
II. Dân số 21
III. Đặc điểm văn hóa xã hội 22
IV. Đònh hướng phát triễn chủ yếu về văn hóa , xã hội , giáo dục 23
B. Kết quả khảo sát qua trao đổi với giáo viên và dự giờ . 24
I. Khảo sát qua điều tra phỏng vấn giáo viên 24
II. Khảo sát qua dự giờ và trao đổi với giáo viên 38
Chương III: Những yếu tố dẫn đến kết quả giảng dạy chưa cao và giải pháp để
nâng cao hiệu quả giảng dạy vật lý lớp 6, lớp 7 45
I. Những nguyên nhân và thực tế dẫn đến kết quả giảng dạy chưa cao 45
II. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy 50
III. Thiết kế bài dạy thực hành vật lý 54
IV. Những đề xuất và kiến nghò 56
Phần III. Kết luận 58
- Tài liệu tham khảo 61
- Phụ lục 62



PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU




I . Lý do chọn đề tài :

Từ nhiều năm qua theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ , Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nghiên cứu và triển khai việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và cụ
thể là từ năm học 2002-2004 đã thực hiện giảng dạy theo chương trình mới , SGK mới
trong phạm vi cả nước cho lớp 3 và lớp 6 .
Việc nghiên cứu và triển khai chương trình , SGK mới đã có những bước đi hợp lý ,
thận trọng và chu đáo . Nhưng một vấn đề lớn như vậy, khi triển khai rộng chúng ta
cũng không lường trước được những khó khăn , trở ngại , những hạn chế mà thực tiễn
giảng dạy ở các vùng miền khác nhau gặp phải .
An Giang là một tỉnh biên giới có nhiều dân tộc , nhiều tôn giáo với những đặc
trưng khác nhau về đòa lý , trình độ và tính đa dạng trong văn hóa…đòi hỏi ngành giáo
dục đào tạo của tỉnh mà trước hết là trường Sư phạm phải có những giải pháp nhằm
đáp ứng nhu cầu của đòa phương trong việc giải quyết nhiệm vụ thực tiễn .
Vì vậy để đánh giá đúng việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới từ đó
rút ra những thành công cũng như những hạn chế nhằm khác phục và nâng cao hiệu
quả của việc đổi mới chương trình và SGK , chúng tôi chọn đề tài : “ Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn vật lý lớp 6 và lớp 7 trên đòa bàn tỉnh An
Giang”, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phổ thông và chất lượng đào tạo giáo
viên ở trường ĐHAG , góp sức mình vào sự nghiệp chung của Đảng , của Nhà nước ta.


II . Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng chính là : Thực trạng giảng dạy chương trình vậy lý lớp 6 , lớp 7 , tổ
trưởng chuyên môn , ban giám hiệu các trường THCS , cán bộ phòng giáo dục và học
sinh lớp 6 , lớp 7 đang học trong năm học 2003 –2004 và năm học 2004 - 2005.
Sách giáo khoa , sách giáo viên , sách bài tập , các tài liệu liên quan và trang thiết
bò phục giảng dạy và học tập theo chương trình mới ở các trường THCS .



III . Giới hạn đề tài :

1 . Đòa bàn nghiên cứu trong tỉnh An Giang đó là :
1 .1 Lựa chọn ngẫu nhiên các trường trong đòa bàn tỉnh An Giang như sau :

1
a .Lựa chọn để dự giờ giáo viên dạy khối lớp 6 & 7 :
+ Thành phôù Long Xuyên ( THCS Nguyễn Trãi ) , Thò xã Châu Đốc ( THCS
Nguyễn Đình Chiểu ) Huyện An Phú ( THCS An Phú và THCS Đa Phước ) Huyện Tân
Châu ( THCS Tân An ) Huyện Tònh Biên ( THCS Xuân Tô ) Huyện Tri Tôn ( THCS
Châu Lăng ) Huyện Phú Tân ( THCS Phú Mỹ ) Huyện Chợ Mới ( THCS Long Kiến )
Huyện Châu Phú ( THCS Quản Cơ Thành ) Huyện châu Thành ( THCS An Châu )
Huyện Thoại Sơn ( THCS Núi Sập và THCS Phú Hoà ) .
b . Lựa chọn để điều tra phỏng vấn :
+ Tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và cán bộ quản lý từ hiệu phó trở lên
nguyên là giáo viên vật lý .
+ Loại hình trường học: trường công lập- nội trú dân tộc hoặc trường vùng núi
cao, vùng xâu, vùng xa.
1 .2 Các phòng giáo dục của các huyện .
2 . Nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu những tương tác giữa nội dung và
phương pháp , giữa thầy và trò , giữa nhà giáo và nhà quản lý , giữa nhà trường và đòa
phương , xoay quanh chương trình và sách giáo khoa mới ban hành .


IV . Nhiệm vụ nghiên cứu :

1 . Nghiên cứu thực tiễn về các vấn đề :
- Tổ chức thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới .

- Trình độ , khả năng của giáo viên và học sinh , thiết bò thí nghiệm , cơ sở vật
chất , trường lớp có đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học hay không ?.
- Hệ thống các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính chủ động , độc lập
, tích cực của học sinh .
- Hiệu quả học tập của học sinh.
Rút ra những thành công , hạn chế và khó khăn trong việc thực hiện chương trình
SGK mới , hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh .Từ đó sẽ đề xuất
những biện pháp cụ thể khả thi để thực hiện tốt chương trình , nội dung SGK mới .
2 . Nghiên cứu lý luận :
- Các phương pháp dạy và học tích cực .
- Cơ sở tâm sinh lý của hoạt động học tập tích cực và hiệu quả của các tác động
điều khiển quá trình học tập .
- Xây dựng cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp phù hợp .

V . Phương pháp nghiên cứu :

1 . Phương pháp điều tra trực tiếp gồm :
+ Dự giờ dạy của giáo viên , để nắm được thực tiễn giảng dạy ở các trường

2
+ Phỏng vấn giáo viên dạy lớp , tổ trưởng , ban giám hiệu nhà trường , lãnh đạo
Phòng giáo dục , Sở Giáo dục – Đào tạo , phụ huynh học sinh , các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường .
2 . Phương pháp trắc nghiệm khoa học và điều tra .
+ Sử dụng các phiếu hỏi góp ý kiến , có ký tên và không ký tên .
+ Sử dụng các phiếu trắc nghiệm về mức độ khó dễ của chương trình cũng như
những ưu , nhựơc điểm , thuận lợi , khó khăn….
3 . Phương pháp nghiên cứu sản phẩm .
+ Xem sổ ghi đầu bài , sổ mượn dụng cụ thí nghiệm , lòch thí nghiệm , sổ ghi điểm , kết
quả đánh giá học lực của học sinh .


VI . Đóng góp của đề tài .

Đề tài nghiên cứu khoa học này có thể dùng làm tài liệu để bồi dưỡng tập huấn
cho giáo viên THCS trong các năm học tiếp theo , làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý giáo dục về các vấn đề sau đây :
1 . Là cơ sở thực tiễn của lý luận về các phương pháp dạy học tích cực ở trường
THCS trên đòa bàn tỉnh An Giang là một chuyên đề thuộc nhóm các học phần nghiệp
vụ đào tạo giáo viên THCS .
2 . Là cơ sở thực tiễn để hoạch đònh chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên và cơ sở
vật chất cho các trường THCS .
3 . Thiết kế loại bài học thí nghiệm thực hành vật lý theo kiểu học sinh tự đònh
hướng nội dung bài học thí nghiệm , tự lập phương án thí nghiệm để đạt kết quả
nghiên cứu và lónh hội tri thức .
4 . Đề xuất phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy lớp
theo chu kỳ 2004 – 2007 , thực hiện theo yêu cầu của bản thân giáo viên và yêu cầu
thực tiễn của các đòa phương chứ không theo kế hoạch và nội dung ấn đònh sẵn .
















3

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


I . Lý do đổi mới chương trình giáo dục phổ thông :

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc , trước sự phát triển
nhanh chóng mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà , trước sự biến đổi hàng ngày của xã
hội , của khoa học kỹ thuật và công nghệ nói chung , khoa học giáo dục nói riêng .
Chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất cập . Vì vậy
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bò và đã tiến hành đổi mới chương trình , sách giáo
khoa tiểu học và trung học cơ sở .
Ngày 9 tháng 12 năm 2000 Quốc hội đã có Nghò quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông . Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I X của Đảng về chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội 2001 – 2010 đã nêu rõ “ Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn đònh
trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông , phù hợp với yêu cầu phát
triển mới “
Để thực hiện Nghò quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đạt kết quả tốt , tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả
giáo dục , đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài
trong giai đoạn công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Thực hiện việc đổi mới
chương trình và sách giáo khoa phổ thông , được coi là một trong những nhiệm vụ
trong tâm về giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và của hệ

thống giáo dục – đào tạo nói chung .
Chúng ta đã biết rằng chương trình hiện hành được biên soạn từ đầu những năm
1980 , đến nay đã bộc lộ những hạn chế sau đây : Chương trình và sách giáo khoa phổ
thông được xây dựng trong điều kiện Kinh tế – Xã hội theo kiểu kế hoạch tập trung
quan liêu bao cấp , nên mục tiêu của chương trình và sách giáo khoa chỉ đáp ứng được
nhu cầu về nhân lực , nhân tài cho nền kinh tế xã hội lúc bấy giờ , hơn nữa nó lại chòu
ảnh hưởng sâu xắc của quan điểm và cách làm của Liên Xô cũ , điều đó đã được thể
hiện rõ trong sách giáo khoa , trong quá trình giảng dạy của giáo viên . Chương trình
đó nặng tính hàn lâm , quá chú trọng đến tính khoa học của hệ thống kiến thức , trình
bày kiến thức một cách chặt chẽ theo quan điểm Cấu trúc – cơ chế . Phần thực hành ,
ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hàng ngày chưa được coi trọng đúng mức .

4
Nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày ít được rèn luyện và vận dụng
thường xuyên . Học sinh có nắm vững lý thuyết vận dụng giải thích được tường tận các
cơ chế vi mô của hiện tượng vật lý nhưng không thực hành được , không vận dụng
được vào thực tiễn .
Từ những năm 1980 đến nay khoa học kỹ thuật đã tiến một bước dài , tri thức của
nhân loại cứ mười hai năm lại nhân lên gấp đôi . Có nhiều nội dung kiến thức , nhất là
kiến thức kỹ thuật cần trang bò cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển xã
hội , để năng cao chất lượng cuộc sống cá nhân . Có những tri thức đã lỗi thời , không
còn phù hợp cần phải loại bỏ . Vì vậy nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông đã
và đang từng bước cập nhật với quan điểm xây dựng một xã hội học tập suốt đời , khác
hẳn với nền giáo dục phổ thông theo kiểu tinh hoa và nhân tài , giáo dục phổ thông
phải được xem xét và điều chỉnh lại , bởi từ đó tới nay ta hầu như không thay đổi gì
nhiều , ngoại trừ có một vài lần cắt bỏ bớt nội dung chương trình do bò xã hội kêu quá
tải .
Vấn đề mà xã hội quan tâm nhiều trong những năm gần đây đó là quá tải , nó cần
phải được xem xét , đánh giá đúng mức để tìm ra nguyên nhân từ nhiều phía , nhiều
mặt , từ đó có biện pháp thích hợp điều chỉnh nội dung chương trình một cách đồng bộ

, chứ không phải cắt bỏ một phần chương trình là giảm tải . Riêng về chương trình và
sách giáo khoa hiện hành đúng là có thiên nặng về lý thuyết , với khối lượng và mức
độ chưa phù hợp với thực tế học sinh Việt nam .
Chương trình hiện hành , lúc trước đây có được thực nghiệm nhưng chưa nhiều ,
chưa đánh giá đúng kết quả áp dụng với các vùng , miền khác nhau . Hoặc có nhiều
vấn đề khó dạy mà giáo viên chưa được thực nghiệm kỹ càng . Rồi từ đó áp dụng đại
trà trong cả nước , ở tất cả các vùng , miền khác nhau , vì vậy không tránh khỏi thiếu
sót .
Từ những lý do cụ thể nêu trên cho ta thấy rằng dù muốn hay không việc xây dựng
lại chương trình là tất yếu và đó cũng chính là thực hiện yêu cầu của Nghò quyết Hội
nghò Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 , khóa VIII đó là
đổi mới nục tiêu , nội dung , phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học bậc học

II . Mục tiêu của của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông .

Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung
chương trình , phương pháp giáo dục , sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ , đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , phù hợp với thực tiễn và truyền
thống Việt Nam , tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu
vực và thế giới .
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu yêu cầu về
nội dung , phương pháp giáo dục của các bậc học , cấp học quy đònh trong Luật giáo
dục , khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình , sách giáo khoa hiện hành ,

5
tăng cường tính thực tiễn , kỹ năng thực hành , năng lực tự học , coi trọng kiến thức
khoa học xã hội và nhân văn , bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh .
Đảm bảo sự thống nhất , kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục tăng

cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp , giáo dục đại
học , thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối với cơ
cấu nguồn nhân lực , bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng , có
phương án vận dụng chương trình , sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
của các đòa bàn khác nhau .
Đổi mới nội dung chương trình , sách giáo khoa , phương pháp dạy và học phải được
thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bò dạy học , tổ chức đánh
giá , thi cử , chuẩn hóa trường sở , đào tạo , bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý
giáo dục .
Việc xây dựng chương trình , biên soạn sách giáo khoa , triển khai thí điểm , tổng
kết rút kinh nghiệm phải chu đáo , khẩn trương để đạt được các mục tiêu nêu trên ,
triển khai đại trà việc áp dụng chương trình , sách giáo khoa mới bắt đầu từ năm học
2002-2003 .
Bộ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm huy động , tập hợp các nhà khoa học , các
nhà sư phạm , các cán bộ quản lý ngành giáo dục am hiểu , có kinh nghiệm về giáo
dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn , thí điểm , thẩm đònh chương
trình , sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng đối với các đòa bàn khác nhau . Xây
dựng đề án giảng dạy , học tập ngoại ngữ , tin học ở nhà trường phổ thông . Đổi mới
chương trình đào tạo ở các trường , khoa sư phạm , tổ chức bồi dưỡng để giáo viên có
đủ khả năng giảng dạy theo chương trình , sách giáo khoa mới . Chỉ đạo các đòa
phương xây dựng phát triển các trường trung học phổ thông kỹ thuật đảm bảo để học
sinh vừa có trình độ trung học phổ thông , vừa có kiến thức , kỹ năng nghề nghiệp ,
thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở .
Mục tiêu cụ thể của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là :
1 . Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
lòng yêu nước , yêu quê hương và gia đình , tinh thần tự tôn dân tộc , lý tưởng xã hội
chủ nghóa , lòng nhân ái , ý thức tôn trọng pháp luật , tinh thần hiếu học , chí tiến thủ
lập thân , lập nghiệp .
2 . Đổi mới phương pháp dạy và học , phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học
của học sinh .

3 .Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới .
4 . Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học cơ sở và trung học
phổ thông , chuẩn bò tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham
gia lao động ngoài xã hội .

Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông cần đảm bảo các nguyên tắc
sau :

6
1 . Quán triệt các mục tiêu , yêu cầu về nội dung , phương pháp giáo dục của các
cấp học bậc học quy đònh trong Luật Giáo dục .
2 . Đảm bảo tính hệ thống , tính kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục ,
phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam , tiếp thu những thành tựu giáo dục
tiên tiến trên thế giới .
3 . Thực hiện chuẩn hóa , hiện đại hóa và xã hội hóa . Đảm bảo thống nhất về
chuẩn kiến thức và kỹ năng , tăng cường tính liên thông với giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục sau trung học , đồng thời có các phương án áp dụng chương trình , sách giáo
khoa phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh của các đòa bàn khác nhau . Chọn lọc , đưa
vào chương trình các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp
thu của học sinh , coi trong tính thực tiễn .
4 . Thực hiện đồng bộ việc đổi mới chương trình , sách giáo khoa , phương pháp dạy
và học với việc đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá , thi cử , đổi mới đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên , đổi mới công tác quản lý giáo dục , năng cấp cơ sở vật
chất của nhà trường theo hướng chuẩn hóa , đảm bảo trang thiết bò và đồ dùng dạy học


III . Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở .

1 . Nguyên tắc xây dựng mục tiêu :
Nguyên tắc để xây dựng mục tiêu giáo dục trung học cơ sở phải là :

- Quán triệt quan điểm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh , phù hợp với
những đặc điểm của lứa tuổi từ 11 đến 15 .
- Đảm bảo tính hệ thống của giáo dục phổ thông , gắn bó mật thiết với giáo dục
tiểu học và trung học phổ thông , đồng thời quán triệt đặc điểm của cấp trung
học cơ sở .
- Là cơ sở đònh hướng cho việc xác đònh nội dung và phương pháp giáo dục ở cấp
học này .
- Phù hợp với hoàn cảnh , điều kiện và yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội .
- Phù hợp với khả năng , trình độ của giáo viên , học sinh cũng như thực trạng cơ
sử vật chất , kỹ thuật của nhà trường .
- Theo đúng các bước và những yêu cầu về quy trình xây dựng mục tiêu để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kết quả giáo dục .

2 . Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở :
a) Mục tiêu chung :
Trên cơ sở củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học ,
mục tiêu chung của giáo dục trung học cơ sở là tiếp tục hình thành ở học sinh
những cơ sở nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghóa , có học
vấn phổ thông cơ sở , có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng
nghiệp , để tiếp tục học trung học phổ thông , trung học chuyên nghiệp , học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động .

7

b ) Những mục tiêu cụ thể :
Có những phẩm chất nhân cách phù hợp với mục tiêu và độ tuổi trung học cơ sở
đó là :
+/ Yêu nước , hiểu biết và có niềm tin vào lý tưởng độc lập , dân tộc và chủ
nghóa xã hội .
+/ Tự hào về truyền thống dựng nước , giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc

dân tộc , quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới toàn cầu và khu vực
+/ Tin tưởng và góp phần thực hiện mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh , xã hội
công bằng , văn minh “ thông qua các hoạt động học tập , lao động , công ích xã
hội
+/ Có lối sống văn hóa lành mạnh , cần kiệm , trung thực , có lòng nhân ái , tinh
thần hợp tác , ý thức trách nhiệm ở gia đình , nhà trường , cộng đồng và xã hội , tôn
trọng giá trò lao động . Hành động theo quy đònh của nhà trường , cộng đồng nói
riêng và luật pháp nói chung .

Có kiến thức phổ thông cơ bản , tương đối hoàn chỉnh theo yêu cầu của câùp học ,
thể hiện ở các mặt sau đây :
+/ Hiểu biết những nội dung tinh túy tiêu biểu nhất từ đó có thể chiếm lónh các
nội dung khác của khoa học xã hội và nhân văn .
+/ Nắm được những kiến thức có ý nghóa đối với cuộc sống của cá nhân , gia đình
và cộng đồng .
+/ Cuối cấp học , có thể có những hiểu biết sâu sắc hơn về một lónh vực khoa học
nào đó so với yêu cầu chung của chương trình , tùy khả năng và nguyện vọng, để
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống .

Có kỹ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản
thân , đó là :
+/ Biết quan sát , thu thập , xử lý và thông báo thông tin thông qua nội dung được
học .
+/ Biết vận dụng và vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học để giải
quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng .
+/ Có kỹ năng lao động kỹ thuật đơn giản .
+/ Biết thưởng thức và ham thích sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong văn
học nghệ thuật .
+/ Biết rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe .
+/ Biết sử dụng hợp lý thời gian đêû giữ cân bằng giữa hoạt động trí lực và thể lực

, giữa lao động và nghỉ ngơi .
+/ Biết tự đònh hướng con đường học tập và lao động tiếp theo .


8
Các phẩm chất , kiến thức và kỹ năng trên đây phải được hình thành và củng cố
để tạo ra vốn năng lực chủ yếu đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đó là :
+/ Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức , kỹ năng và phẩm
chất đã hình thành trong dạy học và giáo dục , trong học tập giao tiếp , dám nghó
dám làm và biết chòu trách nhiệm .
+/ Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thể chủ động , linh
hoạt và sáng tạo trong học tập , lao động , sinh sống cũng như hòa nhập với môi
trường tự nhiên , cộng đồng xã hội .
+/ Năng lực giao tiếp , ứng xử với lòng nhân ái , có văn hóa và thể hiện tinh thần
trách nhiệm với gia đình , cộng đồng , xã hội .
+/ Năng lực tự khẳng đònh , biểu hiện ở tinh thần phấn đấu học tập và lao động ,
không ngừng rèn luyện bản thân , có khả năng tự đánh giá và phê phán trong phạm
vi môi trường hoạt động và trải nghiệm của bản thân .

IV . Quan điểm xây dựng chương trình và sách giáo khoa THCS mới :

1 . Các yêu cầu cần được quán triệt trong xây dựng chương trình :
Xây dựng chương trình là chọn lựa và xắp xếp nội dung dạy học , tuân theo một
số nguyên tắc , và phải thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau . Tuy nhiên ở đây
ta chỉ đề cập tới nội dung dạy học trong quá trình xây dựng chương trình THCS mới.
1 .1 Bám sát mục tiêu của cấp học :
Đó là yêu cầu có tính nguyên tắc , được quy đònh bởi mối quan hệ hai chiều giữa
mục tiêu và nội dung , với tư cách là những thành tố của quá trình dạy học . Chương
trình THCS mới ph hướng tới mục tiêu vừa giúp cho người học có khả năng tiếp

tục học lên trung học phổ thông , trung học nghề , trung học chuyên nghiệp hoặc
vào đời .
Đảm bảo nội dung giáo dục phổ thông là một chỉnh thể , vì vậy xây dựng nội
dung dạy học trung học lần này được tiến hành đồng thời với việc xây dựng chương
trình tiểu học và trung học phổ thông .
Quán triệt được yêu cầu chống quá tải trong học tập ở tất cả các cấp học , khắc
phục được xu hướng hàn lâm trong giáo dục phổ thông , tuy nhiên cũng không chấp
nhận xu hướng thực dụng trong dạy học nhằm hạ thấp yêu cầu kiến thức . Chú ý
cao đến lựa chọn kiến thức , kỹ năng cơ sở , kiến thức mang tính phương pháp và
đặc biệt là ứng dụng vào thực tiễn . Cơ bản , hiện đại , phù hợp với hoàn cảnh Việt
Nam vẫn là những đònh hướng quan trọng nhất .
Đảm bảo sự hài hòa giữa đại trà và phân hóa để bước vào trung học phổ thông
học sinh không cảm thấy bỡ ngỡ .
Tăng cường thực hành , tăng cường hoạt động ngoài giờ lên lớp , vì đây là yêu
cầu mới lạ so với chương trình hiện hành .
1 . 2 Phải quán triệt quan điểm đổi mới phương pháp dạy học :

9
Theo quan điểm mới dạy học phải tích cực hóa hoạt động học tập , giúp người
học phương pháp tự học , tự mình tìm kiếm và giải quyết vấn đề , thực hiện các
nhiệm vụ nhận thức một cách có hiệu quả nhất .
Phương pháp và nội dung có mối quan hệ qua lại , vì vậy khi đổi mới chương trình
và sách giáo khoa thì phải đổi mới phương pháp dạy học . Đặc biệt sách giáo khoa
có vai trò quyết đònh việc đổi mới phương pháp dạy học do đó quan niệm về cách
viết sách giáo khoa cùng các tài liệu khác cần phải được xác đònh một cách cụ thể
hơn .
1. 3 Chuẩn bò phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình :
Phương tiện dạy học có một vai trò rất lớn trong quá trình dạy học , khi mà công
nghệ thông tin đang phát triển mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống .
Phương tiện dạy học không chỉ dừng lại ở mức độ minh họa mà đã trở thành công

cụ nhận thức . Do đó nội dung dạy học phải tính đến vai trò của phương tiện dạy
học , ở đây không phải là liệt kê các phương tiện dạy học mà phải hình dung được
sự đóng góp của phương tiện vào quá trình dạy học .
1 . 4 Quan tâm đến thực tiễn của từng đòa phương :
Đây là mục tiêu giáo dục phục vụ cộng đồng và sự phát triển không đồng đều ở
các đòa phương khác nhau vì vậy cần phải quan tâm đến phần mềm dành cho đòa
phương . Tuy nhiên phần dành cho đòa phương này trong chương trình hiện hành
chưa được quan tâm đúng mức , chưa được biên soạn một cách cụ thể , ta hy vọng
trong chương trình mới sẽ được quan tâm đúng mức hơn .

2 . Biên soạn sách giáo khoa .
2 . 1 Quan niệm :
Sách giáo khoa bao gồm sách dành cho học sinh , sách bài tập , tài liệu hỗ trợ
học tập thiết yếu khác như sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên …
Sách giáo khoa để sử dụng chính thức , thống nhất , ổn đònh trong giảng dạy học
tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác .
Việc chọn lựa xắp xếp và xác đònh trình độ kiến thức khi viết sách giáo khoa phải
căn cứ vào mục tiêu đào tạo , thể hiện cụ thể qua mục tiêu môn học , phù hợp với
thời lượng và chuẩn mực mà kế hoạch dạy học và chương trình đã quy đònh .
Sách giáo khoa là nguồn kiến thức có ý nghóa đặc biệt , vì được chủ động xắp xếp
một cách có mục đích , mang tính hệ thống theo các nguyên tắc xác đònh về khoa
học và sư phạm , lại được hướng dẫn tiếp nhận thông qua hoạt động giảng dạy của
giáo viên trong môi trường giáo dục cụ thể , có sự hỗ trợ của các điều kiện và
phương tiện khác .
Sách giáo khoa có chức năng cơ bản nhất là cung cấp kiến thức cho người học ,
ngoài ra còn có nhiều chức năng khác là củng cố các hiểu biết , kiểm tra đánh giá ,
tra cứu và tham khảo , ứng dụng , hình thành và phát triển các kỹ năng , phương
pháp giáo dục , chức năng cung cấp thông tin , bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm , giúp
đỡ tự học …


10
Sách giáo khoa phải được biên soạn tuân theo những nguyên tắc chung , xây dựng
theo những cấu trúc chung , nhưng vẫn mang tính đặc trưng riêng của môn học .
Sách giáo khoa được biên soạn phải trên cơ sở lý luận chung về sách giáo khoa ,
nhưng cũng phải chú ý tới xu hướng của thế giới và tính thực tiễn Việt Nam , phải
căn cứ vào trình độ học sinh , cơ sở vật chất hiện có , các phương tiện dạy học và
trình độ của đội ngũ giáo viên hiện tại .
2 . 2 Yêu cầu đối với việc biên soạn sách giáo khoa THCS mới :
Yêu cầu chung là : Thống nhất và quán triệt các quan điểm chung trong quá trình
biên soạn sách giáo khoa , theo hướng góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo cáp
học với ưu tiên là dạy học nhằm hoàn thành và phát triển phương pháp tự học của
học sinh , nâng cao năng lực độc lập sáng tạo , có quan tâm đến các loại trình độ
khác nhau của học sinh , hỗ trợ có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh .
Các yêu cầu khác đó là :
-/ Bám sát mục tiêu dạy học bộ môn và trình độ chuẩn , ngoài trình độ chuẩn về
chuyên môn còn có kỹ năng và thái độ , thể hiện đầy đủ , cụ thể và cân đối các
chức năng lý luận dạy học tiếp nhận kiến thức mới , luyện tập thực hành , ứng
dụng , củng cố và ôn tập .
-/ Chọn lựa các cách trình bày thích hợp với đối tượng , phù hợp với đặc trưng bộ
môn nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên góp phần đổi mới
phương pháp dạy học , thể hiện qua hệ thống câu hỏi , gợi ý … Tuy nhiên cần hết
sức linh hoạt , không nên xây dựng một cấu trúc cứng nhắc cho các loại bài học
khác nhau .
-/ Lựa chọn kiến thức theo các tiêu chuẩn cơ bản , sát với thực tiễn Việt Nam ,
phản ánh được các thành tựu khoa học mới . Kiến thức phải chuẩn xác , đã được
thừa nhận , không còn tranh cãi . Giảm bớt kiến thức mang tính hàn lâm để tránh
quá tải , đồng thời tăng các kiến thức có khả năng ứng dụng cao , đặc biệt là ứng
dụng vào thực tiễn , coi trọng thực hành thực nghiệm .
-/ Kết hợp chặt chẽ giữa các môn học , nhất là các môn gần nhau về kiến thức , và

phải được cụ thể trong quá trình biên soạn , nhằm hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ môn ,
chống trùng lắp và mâu thuẫn . Đối với sách giáo khoa của cùng bộ môn ở các lớp
khác nhau thì phải đảm bảo một sự phát triển liên tục , hợp lý theo hướng đồng tâm
, đường thẳng , hoặc xoáy chôn ốc tùy theo yêu cầu đã quy đònh của bộ môn .
-/ Biên soạn sách giáo khoa phải dựa vào các chuẩn kiến thức , kỹ năng đã quy
đònh . Nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu phân hóa cụ thể như sau :
+/ Có phần đọc thêm
+/ Phần câu hỏi bài tập cho học sinh khá giỏi
+/ Các bài đọc thêm , cacù gợi ý về các hoạt động thực nghiệm khác
+/ Ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng , dễ hiểu , các câu hỏi trong sách giáo khoa
phải chuẩn mực , đơn trò , không sai ngữ pháp , không thể hiểu theo nghóa khác

11
+/ Coi trọng cả kênh chữ lẫn kênh hình , các hình vẽ phải góp phần nhận thức
trực tiếp tri thức
+/ Phải chú ý tới đặc điểm vùng , miền khác nhau nên có sự chênh lệch nhau về
trình độ , về điều kiện dạy và học , về trình độ giáo viên …

V . Những đònh hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở THCS .

1 . Khái niệm :
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo ,
tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy
học .
Dạy học là thuật ngữ dùng để phản ánh hoạt động của người dạy . Đối tượng của
hoạt động dạy là người học , nhưng người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy
lại vừa là chủ thể của hoạt động học . Bởi vậy phương pháp dạy học bao gồm cả
cách thức dạy của giáo viên và cách thức học của học sinh . Trong quan hệ dạy –
học ấy , giáo viên giữ vai trò chủ đạo vì dạy học là quá trình có mục đích , có kế
hoạch , được tiến hành dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên . Học sinh giữ vai trò

chủ động vì trong lao động học tập , người học phải cải biến chính mình , không ai
làm thay cho mình được . Dạy học nhìn từ bên ngoài là trình tự hợp lý các thao tác
mà người giáo viên hành động như giảng giải , đặt câu hỏi , biểu diễn thí nghiệm
… học sinh thì quan sát các hoạt động của giáo viên , nghe , trả lời , giải thích các
hiện tượng quan sát được . Như vậy tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của giáo
viên , ảnh hưởng của phương tiện và thiết bò dạy học sẽ tác động vào nội dung dạy
học và phát triển tư duy của học sinh . Quá trình dạy học phải bao gồm : Mục tiêu ,
nội dung , phương pháp , phương tiện , tổ chức , đành giá các yếu tố trên tương tác
với nhau tạo thành một chỉnh thể , vận hành trong môi trường giáo dục của nhà
trường và môi trường kinh tế-xã hội của cộng đồng . Việc đổi mới phương pháp dạy
học phải dựa trên các mối quan hệ nói trên , nhưng đặc biệt phải là mục tiêu và nội
dung .

2 . Những đổi mới chủ yếu trong mục tiêu , nội dung giáo dục THCS .
Trung học cơ sở là cấp học phổ cập nhằm năng cao mặt bằng dân trí , chuẩn bò
đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa , hiện đại hóa . Phấn đấu đến năm
2005 các thành phố , đô thò , vùng kinh tế phát triển đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
THCS và đến năm 2010 hoàn thành phổ cập THCS trong toàn quốc . Mục tiêu của
giáo dục THCS theo luật giáo dục là “ Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục tiểu học , có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông
, trung học chuyên nghiệp , học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động “ . Như vậy
THCS không chỉ nhằm mục tiêu là tiếp tục học lên trung học phổ thông mà phải
chuẩn bò cho sự phân luồng sau THCS . Học sinh THCS phải có những giá trò đạo

12
đức , tư tưởng , lối sống phù hợp với mục tiêu , có những kiến thức phổ thông cơ
bản về tự nhiên , xã hội và con người , gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn
đòa phương , có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyêùt những vấn đề
thường gặp trong cuộc sống bản thân , gia đình và cộng đồng .

Để thực hiện mục tiêu trên , nội dung chương trình THCS mới phải được thiết kế
theo hướng giảm tính lý thuyết hàn lâm , tăng tính thực tiễn , thực hành , đảm bảo
vừa sức , khả thi , giảm số tiết trên lớp , tăng thời gian tự học và hoạt động ngoại
khóa . Phải đảm bảo cho học sinh THCS có những hiểu biết phổ thông cơ bản về
Văn , Toán , Lòch sử dân tộc , về khoa học xã hội , khoa học tự nhiên , pháp luật ,
tin học , ngoại ngữ … có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp .

3 . Đổi mới phương pháp dạy học :
Nghò quyết Trung ương 4 khóa VII ( Tháng 01 năm 1993 ) đã đề ra nhiệm vụ
“ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học , bậc học “ . Nghò quyết Trung
ương 2 khóa VIII ( Tháng 12 năm 1996 ) nhận đònh “ Phương pháp giáo dục đào tạo
chậm được đổi mới , chưa phát huy được tính chủ động , sáng tạo của người học “
Trong những năm vừa qua chúng ta thấy trong các trường THCS đã xuất hiện
ngày càng nhiều tiết dạy tốt của giáo viên , nhiều giáo viên đã tích cực cải tiến
phương pháp dạy học , đã tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh theo hướng
hoạt động tích cực để tự chiếm lónh tri thức mới . Tuy nhiên do đời sống giáo viên
vẫn còn nhiều khó khăn , giáo viên còn lúng túng vì thiếu mô hình và thực tế của
các tiết dạy theo phương pháp mới , việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh vẫn còn theo lối cũ . Hơn nữa cái gốc của phương pháp dạy học mới nó phải
được bắt đầu từ các trường sư phạm nơi đào tạo ra đôi ngũ giáo viên để thực hiện
việc đổi mới phương pháp dạy học thì ở đó chương tình , sách giáo khoa vẫn chưa
được đổi mới , chưa có cách đào tạo mới về phương pháp mà vẫn theo lối cũ .
Để thực hiên được việc đổi mới phương pháp dạy học ta phải đi theo các hướng
chủ yếu sau :
+/ Đổi mới phương pháp dạy học là khuyến khích tự học , áp dụng nhiều phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sánh tạo , năng
lực giải quyết vấn đề
+/ Đổi mới phương pháp dạy học phải khắc phục lối truyền thụ một chiều , rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học , từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến , phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học , đảm bảo điều kiện và

thời gian tự học , tự nghiên cứu của học sinh .
+/ Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ
động , sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm của từng lớp học , môn học ,
bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
, tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui , hứng thú học tập của học sinh .
Muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo đònh hướng đó, giáo viên
cần nghiên cứu, nắm vững những dấu hiệu đặc trưng và mối quan hệ giưã các yếu

13
tố tâm lý : hứng thú , tự giác , tính cực , độc lập , sáng tạo . Cũng như cần tính đến
đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
Tính tích cực của con người biểu hiện trong hành động học tập là hoạt động chủ
đạo ở lứa tuổi đi học , tính tích cực trong hoạt động học tập thực chất là tính tích cực
nhận thức , đặc trưng ở khát vọng hiểu biết , cố gắng trí tuệ và nghò lực cao trong
quá trình chiếm lónh tri thức.
“Phát huy tính tích cực của học sinh” và “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”
đều nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học. Tuy nhiên “ Dạy học – HSTT ” là
một tư tưởng , một quan điểm giáo dục đang được quan tâm ở nhiều nước, chi phối
tất cả các yếu tố của quá trình dạy học ( mục tiêu, phương pháp, nội dung, …) chứ
không chỉ về phương pháp dạy học.
“ Phương pháp tích cực” là thuật ngữ rút gọn , dùng để chỉ một nhóm phương
pháp giáo dục , dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của
người học , thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động , chống lại thói
quen học tập thụ động .
Các phương pháp tính cực có chung môït đặc điểm cơ bản là :
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò .
Cần kế thừa phát triển những phương pháp tính cực đã có trong hệ phương pháp

dạy học truyền thống như : vấn đáp , tìm tòi , thí nghiệm , nghiên cứu , diễn giảng
nêu vấn đề ….Nên áp dụng rộng rãi dạy học các phương pháp vấn đáp , tìm tòi ,
đặt- giải quyết vấn đề và dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Những đổi mới có thể thực hiện ngay là :
- Thay đổi cách xác đònh mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh
phải đạt được sau bài học về kiến thức , kó năng , thái độ… đủ làm căn cứ đánh
giá kết quả bài học , chú ý tới mục tiêu xây dựng phương pháp học tập , đặc
biệt là tự học.
- Thay đổi cách soạn giáo án , chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của
thầy sang thiết kế các hoạt động của trò , tăng cường tổ chức các công tác độc
lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập , tăng cường giao tiếp
thầy- trò , mở rộng giao tiếp trò- trò
- Nâng cao chất lượng câu hỏi trong bài học , tiết học và đề kiểm tra , giảm số
câu hỏi tái hiện sự kiện , tăng các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo , chú
trọng nhận xét , sửa chữa các câu trả lời của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài , phải được thực hiện
đồng bộ ở tất cảc các cấp học , các môn học . Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học
bình thường ở trường trung học cơ sở học sinh được hoạt động nhiều hơn , thực hành
nhiều hơn , thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghó nhiều hơn trên con
đường lónh hội nội dung học tập.

14
Việc áp dụng phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trình độ và kinh
nghiệm của giáo viên , phương pháp học tập phù hợp của học sinh , cấu tạo chương
trình và sách giáo khoa , bổ sung phương tiện , thiết bò dạy học , thay đổi cách thi cử
, đánh giá… quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên đổi mới cách đánh giá về học
sinh và cả giáo viên .
Hiệu trưởng chòu trách nhiệm về đổi mới phương pháp dạy học trong trường
mình . Cần có những biện pháp tổ chức , quản lý phù hợp để khuyến khích tạo điều
kiện , giúp đỡ giáo viên trong trường áp dụng các phương pháp dạy học ngày càng

tích cực , rộng rãi , thường xuyên và hiệu quả cao .

VI . Chương trình môn vật lý THCS

1 . Tư tưởng chỉ đạo lựa chọn và cấu trúc nội dung chương trình :
Chương trình phải đáp ứng được việc thực hiện những mục tiêu chung của cấp
THCS .
Nội dung chương trình và cấu trúc phải theo đònh hướng tiếp tục phát triển những
kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã đạt được ở cấp tiểu học , đồng thời chuẩn bò
những kiến thức và kỹ năng cơ sở cho việc học tập các môn khác ở THCS , tiếp tục
học lên THPT , Trung học chuyên nghiệp , trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống
lao động sản xuất .
Ở các lớp 6 và 7 mức độ nội dung chương trình là khảo sát đònh tính các hiện
tượng , thuộc tính và các quá trình vật lý của tự nhiên , đời sống và kỹ thuật gần gũi
với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh . Các kết luận có thể do học sinh tự lực
rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật , hiện tượng , kết hợp với các suy luận đơn
giản . Mức độ đònh lượng và trừu tượng sẽ được năng dần ở lớp 8 và lớp 9 .
Lựa chọn và đưa vào chương trình những nội dung có liên hệ trực tiếp đến vốn
hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh để chính xác hóa và phát triển vốn hiểu
biết và kỹ thuật của mình , đưa vào chương trình những nội dung làm cho học sinh
có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng đã chiếm lónh được vào các hoạt động thường
ngày hoặc hoạt động nghề nghiệp sau này .
Cấu trúc nội dung chương trình phải đảm bảo tính hệ thống logic của khoa học
vật lý , đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm tức là phù hợp với khả năng tiếp thu
của học sinh . Vì vậy mỗi chương , bài có thể có tính độc lập tương đối .
Việc lựa chọn và cấu trúc nội dung chương trình phải kế thừa thành tựu của
chương trình vật lý THCS hiện hành , đồng thời tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên
cứu việc phát triển chương trình vật lý phổ thông của các nước trên thế giới .
Để đảm bảo tính sư phạm của nội dung chương trình thì lựa chọn nội dung chương
trình phải tạo điều kiện tăng cường các hoạt động đa dạng của học sinh . Học sinh

cần phải tham gia các hoạt động thu thập và xử lý thông tin , thảo luận nhóm , đề
xuất các dự đoán , giả thuyết , giải quyết những vấn đề khoa học nhỏ và tiến hành
các thí nghiệm vật lý với vật liệu và thiết bò đơn giản , rẻ tiền , dễ kiếm .

15
Khối lượng nội dung vật lý trong một tiết học cần được tính toán để có thời gian
dành cho các hoạt động tự học của học sinh . Mỗi tiết học vật lý cần phải đáp ứng
các yêu cầu sau :
+/ Tạo điều kiện để học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng vật lý trong
tự nhiên , đời sống , kỹ thuật , thí nghiệm .
+/ Tạo điều kiện để học sinh thu thập và xử lý thông tin , nêu ra được các vấn đề
cần tìm hiểu .
+/ Tạo điều kiện để học sinh trao đổi nhóm , tìm phương án giải quyết vấn đề ,
tiến hành thí nghiệm , thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết .
+/ Tạo điều kiện để học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp .

2 . Những nội dung khác nhau của chương trình mới so với chương trình hiện
hành
Số tiết học của chương trình mới giảm so với chương trình hiện hành , lý do chính
của sự giảm này là quan điểm chống quá tải và tránh nặng về lý thuyết hàn lâm .
Số tiết trong chương trình hiện hành là 6 tiết / tuần / cả cấp , nay giảm còn 5 tiết /
tuần / cả cấp , do đó chương trình vật lý giảm bớt một số nội dung , yêu cầu về kiến
thức .
Không đi quá sâu vào thuyết cấu tạo phân tử của vật chất , chỉ đề cập đến mô
hình hạt ở phần nhiệt học lớp 8 . Không đưa vào khái niệm nhiệt nóng chảy và
nhiệt hóa hơi , chỉ đề cập tới sự nhiễm điện và hai loại điện tích , giảm mức độ lý
thuyết hàn lâm khi xây dựng khái niệm cường độ dòng điện và hiệu điện thế , chỉ
đi vào biểu hiện thực tế của khái niệm này .
Giảm bớt một số nội dung cũng như mức độ yêu cầu của nhiều nội dung khác
trong chương trình , nhằm tạo điều kiện tăng cường hoạt động đa dạng trong giờ học

vật lý , có thời gian để giáo viên tổ chức các hoạt động học tập của học sinh .
Sách giáo khoa mới đã chú ý tới đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của học
sinh cấp THCS , đồng thời đònh hướng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
, vì vậy chương trình đưa ra những khái niệm từ đơn giản đến nâng cao dần từng
bước những kiến thức cơ bản quy đònh trong chương trình .
Tổng số tiết thực hành trên tổng số tiết lý thuyết chỉ là khoảng 9% , nhưng có tới
trên hai phần ba bài học có thí nghiệm thực hành chủ yếu do học sinh tiến hành .
Chương trình THCS mới được xây dựng theo hai giai đoạn : Giai đoạn một gồm
lớp 6 và lớp 7 , giai đoạn hai gồm lớp 8 và lớp 9 .
Ở lớp 6 và 7 phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh ở độ tuổi
này , chương trình đề cập đến các hiện tượng , các quá trình và các thí nghiệm vật
lý về Cơ học , Nhiệt học , Điện học , Quang học và m học , chủ yếu ở mức độ
đònh tính và mức độ đònh lượng rất đơn giản . Nếu như ở Tiểu học các khái niệm
khoa học chưa được hình thành thì ngay ở THCS , học sinh đã tham gia vào quá
trình hình thành một hệ thống các khái niệm vật lý và sử dụng chúng để miêu tả và
giải thích một số sự vật , hiện tượng và quá trình . Các hiện tượng , các quá trình và

16
các thuộc tính , ở chương trình lớp 6 và 7 rất gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết
của học sinh , hầu hết các kết luận có thể do học sinh tự lực rút ra trên cơ sở quan
sát trực tiếp sự vật , hiện tượng . Các hiện tượng và quá trình vật lý này khi được
tìm hiểu có tác dụng kích thích hứng thú học tập , óc tò mò khoa học của học sinh .
Đồng thời việc trực tiếp tiến hành các phép đo cơ bản , tạo điều kiện rèn luyện học
sinh ngay từ ở lớp đầu của bậc THCS các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử thực
tiễn cần thiết cho việc học tập vật lý ở các lớp trên.
Chương trình lớp 8 và 9 mở rộng , phát triển và đi sâu hơn các kiến thức và kỹ
năng về Cơ học , Nhiệt học , Điện học , Điện từ học và Quang học đã được tìm hiểu
, nghiên cứu ở lớp 6 , lớp7. Mức độ đònh lượng của chương trình ở hai lớp cuối này
cũng tăng lên đáng kể . Ngoài ra chương trình lớp 9 còn dành ra một chương cho nội
dung “Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng” như là sự nhìn lại toàn bộ kiến thức

vật lý ở THCS dưới góc độ bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

3 . Những đònh hướng về phương pháp dạy học , thiết bò dạy học và đánh giá
kết quả học tập của học sinh .
3 . 1 Đònh hướng về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học vật lý.
- Tăng cường các hoạt động học tập đa dạng của học sinh trên lớp
- Tăng cường phương pháp tìm tòi nghiên cứu , phát hiện và giải quyết vấn đề .
- Coi trọng phương pháp thực nghiệm , phương pháp đặc thù của khoa học thực
nghiệm
- Chú ý đặc biết đến việc kết hợp học tập cá nhân với học tập theo nhóm
3 . 2 Đònh hướng về thiết bò dạy học vật lý.
- Xây dựng danh mục và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bò thí nghiệm vật lý
nhằm đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý được tiến hành
thuận lợi .
- Trước mắt cần đảm bảo những thiết bò tối thiểu cho giờ học vật lý , đặc biệt là
những thí nghiệm cho học sinh làm trong giờ học
- Cố gắng sử dụng những thiết bò phổ biến , rẻ tiền .
- Để giải quyết những khó khăn trước mắt về thiết bò dạy học vật lý , cần kết hợp
giữa những nố lực trang bò của nhà nước với những cố gắng sưu tầm và tự chế
tạo thiết bò thí nghiệm vật lý bằng những vật liệu và dụng cụ dễ kiếm , rẻ tiền
của giáo viên và học sinh .
- Phấn đấu xây dựng các phòng bộ môn cho việc dạy học vật lý , tạo điều kiện
tốt cho việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong một tương lai không
xa .
3 . 3 Đònh hướng về đánh giá kết quả học tập của học sinh .
- Cần căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng chương mục trong chương trình để
đánh giá toàn diện kết quả học tập của học sinh .
- Mọi hoạt động học tập của học sinh cần được đánh giá thường xuyên và có kế
hoạch . Để đánh giá đầy đủ kết quả học tập của học sinh cần phải coi trọng kiến


17
thức và kỹ năng và trong điều kiện cho phép , cả thái độ của học sinh . Cũng vì thế
cần đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt qúa trình học tập thông qua
những biểu hiện :
+/ Những phát biểu bằng lời trong việc kiểm tra miệng và trong tranh luận , thảo
luận nhóm .
+/ Các bài kiểm tra 15 phút , 1 tiết .
+/ Các báo cáo thực hành .
+/ Các bài làm ở nhà .
+/ Kó năng làm thí nghiệm .
+/ Thái độ học tập, tác phong làm thí nghiệm .
- Kiểm tra không những trình độ nắm vững lý thuyết mà cả trình độ kỹ năng thực
hành thí nghiệm . Đánh giá cao khả năng của học sinh vận dụng kiến thức và kỹ
năng giải quyết những vấn đề học tập .
- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và nhóm đánh giá lẫn nhau về kết quả
học tập .
- Sử dụng hỗn hợp các phương pháp và phương tiện kiểm tra đánh giá khách quan
: công khai việc đánh giá, nhận xét của giáo viên đối với học sinh .
- Để có thể đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề cần phối hợp kiểm tra bằng
các trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan .

4 . Sách giáo khoa vật lý
4 . 1 Cấu trúc sách giáo khoa .
Hai cấu trúc được lồng vào nhau trong từng bài học . Đó là cấu trúc lôgic khoa
học của bài học và cấu trúc hoạt động của học sinh trong tiết học . Cấu trúc lôgic
của kiến thức được thể hiện bằng các kí hiệu : I , II , III….a , b , c ,….Cấu trúc này
giúp giáo viên thấy được lôgic của sự triển khai các kiến thức trong bài . Cấu trúc
các hoạt động của học sinh được thể hiện bằng các kí hệu :

, , và CH1 ,

CH2 , CH3… giúp cho giáo viên thấy được chỗ nào cần được tổ chức cho học sinh
thu lượm thông tin , chỗ nào cần trao đổi nhóm đề xử lý thông tin , chỗ nào phải
vận dụng kiễn thức vào một tình huống mới….
Ο Χ
4 . 2 Cấu trúc của mỗi bài cần có những phần sau :
Phần mở bài, thường được in bằng chữ nhỏ , giúp giáo viên sử dụng để tạo tình
huống học tập . Đó có thể là một câu hỏi , một câu đốù, câu chuyện nhỏ hoặc bức
tranh….
Phần nội dung chính thường chứa 1 , 2 vấn đề cần giải quyết .
Phần vận dụng kiến thức tổng hợp của cả bài : phần này có thể sử dụng như một
công cụ để đánh giá sự chiếm lónh kiến thức và kỹ năng của học sinh . Phần này
không yêu cầu học sinh phải giải quyết hết ngay trong tiết học .
Phần kiến thức cần ghi nhớ : được in chữ đậm và được đóng khung .

18
Phần “ Có thể em chưa biết “ : có nội dung là những kiến thức mở rộng hoặc cần
dùng hoặc lý thú , ta cung cấp cho học sinh mà không yêu cầu học sinh ghi nhớ,
hiểu kỹ .
4 . 3 Cuối mỗi chương có bài tổng kết chương . Gồm 2 phần : phần tự kiêûm tra
gồm một số câu hỏi bao quát tất cả các kiến thức chính của chương , phần vận dụng
để kiểm tra trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh . Trong tiết ôn tập chỉ cần
lựa chọn để sử dụng một số câu hỏi vận dụng .
4 . 4 Tính chất và chức năng của sách giáo khoa .
Sách giáo khoa là chỗ dựa để giáo viên tổ chức học sinh hoạt động tìm ra và
chiếm lónh tri thức . Do đó đối với giáo viên , sách giáo khoa có tác dụng hướng dẫn tổ
chức tiết học .Tất nhiên giáo viên phải sử dụng sách giáo khoa mới đủ chất liệu cho
giờ dạy. Đối với học sinh , sách giáo khoa như một cẩm nang hướng dẫn tìm tòi và tự
chiếm lónh kiến thức .
Sách giáo khoa có tính chất mở : những câu mô tả hiện tượng , những kết luận…
đều không có sẵn trong sách , hoặc chỉ có những câu không hoàn chỉnh . học sinh phải

quan sát , tìm từ thích hợp để hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi dưới sự giúp đỡ
của giáo viên . Tức là học sinh phải hoạt động để hoàn thiện sách giáo khoa .Yêu cầu
làm việc tự lực được tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên .
Sách giáo khoa cũng có thể coi là cẩm nang để tra cứu vì tất cả kiến thức chủ yếu ,
công thức quan trọng , bảng số liệu cần thiết đều có dầy đủ trong sách .
4 . 5 Phương pháp dạy học vật lý theo sách giáo khoa mới :
Càng thực hành nhiều thí nghòêm thực hành và chứng minh thì càng tốt . Những thí
nghiệm thức hành của mỗi chương là những bài học bắt buộc . Những thí nghiệm này
đã được lựa chọn phù hợp với khả năng trang bò tối thiểu của trường THCS , thậm chí
có những thí nghiệm mà thầy – trò có thể phát huy sáng kiến để thực hiện bằng những
dụng cụ có sẵn trong các gia đình như : chai thủy tinh , vỏ lon bia , cân lò xo….
Những thí nghiệm trong sách giáo khoa được trình bày phù hợp với chuẩn trong
danh mục thiết bò của bộ .Trong trường hợp nhà trường chưa được trang bò thì có thể
thay thế bằng những thí nghiệm khác tương tự .
Những thí nhiệm đơn giản , dễ trang bò thì nên tổ chức cho học sinh thực hành đồng
loạt theo nhóm . Những thí nghiệm nguy hiểm như phải làm với lửa , điện… … thì
giáo viên nên làm minh họa trước lớp hoặc chọn ba , bốn học sinh lên làm tại bàn giáo
viên dưới sự giám sát của giáo viên và cả lớp .
Mục đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát triển năng lực
tư duy của học sinh bằng cách tổ chức cho mọi học sinh động não trong quá trình tham
gia vào học tập . Cách thức là tổ chức cho các em thảo luận , trao đổi cùng nhau khi
học tập , nhưng không quá cứng nhắc . Những nội dung đơn giản nên cho các em tự tìm
hiểu rồi kiểm tra sự nắm vững kiến thức của một vài học sinh là đủ . Để tránh mất thời
gian , trong mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ một đến hai hoạt động tranh luận nhóm .
Sách giáo khoa được viết ứng với thời lượng trong năm là 35 tuần thực học .


19

Chương II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


A . ĐẶC ĐIỂM TỈNH AN GIANG

I . Đặc điểm tình hình tỉnh An Giang :

1 . Vò trí đòa lý – Đòa lý hành chính :
1.1 . Tọa độ đòa lý :
- Cực Bắc : 10
0
57
/
B
- Cực Nam : 10
0
12
/
N
- Cực Đông : 105
0
35
/
Đ
- Cực Tây : 104
0
46
/
Đ
- Diện tích : 3424,3 Km
2
. Đứng thứ 4/11 tỉnh ĐBSCL , chiếm 1,03% diện tích cả

nước
1.2. Giới hạn :
- Bắc và Tây Bắc : giáp Tà Keo (Căm Phu Chia)
- Đông : ngăn cách với Đồng Tháp bời sông Tiền
- Đông Nam : Cần Thơ
- Tây Nam : Kiên Giang
2 . Đòa lý hành chánh :
Toàn tỉnh có :
- Thành phố Long Xuyên- thò xã Châu Đốc
- 9 huyện và 150 xã, phường , thò trấn .
- Thành phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế , văn hóa , hành chính của tỉnh .
- Đòa bàn tỉnh có đồng bằng ( 1 - 5m ) và đồi núi thấp được chia thành 2 vùng
kinh tế .
+ Vùng cù lao : Chợ Mới , Phú Tân , Tân Châu , An Phú .
Diện tích : 1.032 Km
2
, chiếm 30% diện tích toàn tỉnh , vùng có tiềm năng phát
triển nông nghiệp với năng suất cây trồng cao nhất tỉnh .
+ Vùng bờ hữu sông Hậu gồm thành phố Long Xuyên , thò xã Châu Đốc , các
huyện Châu Thành , Châu phu ù, Tònh Biên , Thoại Sơn , Tri Tôn . Có diện tích :
2.392Km
2
, chiếm 70 % diện tích toàn tỉnh . Ngoài tiềm năng sản xuâùt nông lâm
nghiệp , vùng còn có khả năng khai thác tài nguyên khoáng sản để phát triễn công
nghiệp và có ưu thế phát triển du lòch .
Cự ly đường bộ từ TP Long Xuyên - Cần Thơ : 62km , TP HCM : 230km , Vũng
Tàu : 355 km , Đà Lạt : 538 km , Nha Trang : 678 Km , Đà Nẵng : 1201 km , Huế :
1327 km, Hà Nội : 1940 km . Theo đường chim bay : Phnom Pênh 150km , Băng
Cốc : 700 km , Viêng Chăn : 1000km , Singapo : 1000 km , Hồng Công : 17000 km,
SêUn : 4000 km , Tokiô : 4500 km.


20

II . Dân số :

1. Dân số An Giang tăng nhanh.
- 1976 : 1.367.355 người
- 1985 : 1.634.062 người => tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình giai đoạn
76-85 là 2.39%
- 1986 : 1.671.332 người
- 1992 : 1.896.062 người => tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình giai đoạn
86-92 là 2.11%
- 1993 : 1.933.390 người
- 1999 : 2.049.039 người => tỉ lệ gia tăng tự nhiên trung bình gia đoạn
93-99 là 1.7%.
- 2002 tỉ lệ tăng tự nhiên trung bình là 1.42% .

Mật độ dân 1996 : 592 Người/Km
2
, 1999 : 598 người / Km
2
, 2002 :623
người / Km
2
, đứng hàng thức 5 ở ĐBSCL ( sau Vónh Long, Tiền Giang, Bến Tre,
Cần Thơ) và hàng thứ 15 cả nước .
2. Thành phần dân tộc :
An giang là vùng đất quần cư của nhiều đồng bào dân tộc anh em gắn bó từ
thời mở đất . Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt xa xưa đã làm cho các dân tộc
trên vùng đất mới này đoàn kết cùng nhau sinh tồn . Ngoài 93 % là người Việt thì

còn nhiều dân tộc khác như : Chăm, Khmer, Hoa.
Số người Khmer ở An giang là : 83.000 người ( 4.21%) sống tập trung ở hai
huyện Tònh Biên , Tri Tôn và rải rác ở Thoại Sơn , Châu Phú . Bà con dân tộc rất
cần cù lao động , hầu hết theo đạo phật ( Tiểu thừa ) . Nhà cửa thường được xây cất
xung quang những ngôi chùa hợp thành “Phum” ,”Sóc” . Trong sinh hoạt hằng ngày,
người Khmer vẫn giữ được phong tục tập quán đặc trưng của mình .
Số người Chăm ở An giang khoảng : 13.000 người , tập trung ở : An Phu ù, Tân
Châu , đông nhất ở Châu Phong ( nơi có thánh đường Mubarak) , một số ít sốâng ở :
Phú Tân , Châu Đốc , theo đạo Hồi . Đồng bào Chăm ở nhà sàn ven sông , sống
nghề dệt vải , dệt lụa truyền thống , nhất là luạ Tân châu là loại nổi tiếng lâu đời .
Người Hoa có mặt ở An giang cũng rất sớm , do giỏi nghề buôn bán nên người
Hoa thường sống ở thò xã, thò trấn , thành phố . Trong sinh hoạt hàng ngày, người
Hoa rất gần gũi với ngừơi Việt , sử dụng tiếng Việt thành thạo.
Sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc ở An giang được thể hiện qua các ngôi
chùa với lối kiến trúc đậm nét văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình , được hình
thành từ nhiều thế kỷ qua.




21

III . Đặc điểm văn hóa xã hội :

1. Tôn giáo :
An giang có nhiều dân tộc , nhiều tôn giáo hơn các tỉnh khác ở ĐBSCL , gồm 5
tôn giáo chính.
- Đạo Phật ( Đại thừa, Tiểu thừa )
- Đạo Cao Đài
- Đạo Thiên Chúa

- Đạo Phật Giáo Hòa Hảo
- Đạo Tứ n Hiếu Nghóa
- Đạo Hồi
Những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở An giang phong phú sôi nổi từ xưa cho
đến ngày nay.
Chỉ một ngọn núi cũng có nhiều chùa , am , miếu , cốc … trong đó có biết bao
huyền thoại sự tích .Tháng 4 âm lòch hàng năm có hàng ngàn du khách từ mọi miềm
đất nước đổ về núi Sam để dự lễ hội Vía Bà Chúa Xứ.
2 . Những thành tựu phát triển xã hội :
Tình hình xã hội ở An giang đã có nhiều tiến bộï nhưng còn nhiều vấn đề cần
giải quyết : nhà ở, việc làm , sinh hoạt , y tế, giáo dục….
2.1 Vấn đề xã hội
An giang được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế và sự nỗ lực của các đoàn thể
chính quyền nhân dân trong tỉnh trong các năm qua tỉnh đã thực hiện các công trình
phúc lợi xã hội : xây dựng nhà dưỡng lão , trại cây giống lâm nghiệp , chương trình 327
giao khoán rừng cho 7023 hộ dân , thu hút lao động vào đònh cư ở vùng sâu . Chính
sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tạo nhiều việc làm , giảm lao động thất nghiệp ở
thành phố , thò xã
2.2 Về giáo dục - đào tạo :
An giang có đủ ngành học , cấp học từ mẫu giáo đến phổ thông , bổ túc văn hoá,
trung học chuyên nghiệp , dạy nghề, cao đẳng , đại học .
Hình thức tổ chức giáo dục cũng đa dạng : trường phổ thông , trường cho trẻ em
khuyết tật , trường dân tộc nội trú …. Do nhà nước quản lý , các trường phổ thông dân
lập , bán công .
2.3 Mạng lưới cơ sở giáo dục đã phát triển rộng khắp tỉnh .
Năm học vừa qua 2003 – 2004 toàn tỉnh có 127 trường THCS ở tất cả các xã vùng
sâu , vùng xa và vùng đồng bằng .
Năm học tới 2004 – 2005 toàn tỉnh sẽ có 141 trường THCS . Ngoài ra còn một số
điểm trường ở các khóm ấp của các xã vùng sâu , vùng xa , vùng miền núi .
Ngoài mạng lưới các trường công lập đang tồn tại và sẽ mở thêm , thì theo chủ

trương của Tỉnh Đảng bộ An Giang sẽ còn mở các trường ngoài công lập ở tất cả các
cấp học trên đòa bàn toàn tỉnh .

22

×