Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thương mại điện tử: marketing điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 26 trang )


Bài 5: Marketing điện tử

95
BÀI 5: MARKETING ĐIỆN TỬ



Marketing là một khâu thiết yếu và tiêu tốn
nhiều ngân sách trong một công ty, tuy nhiên,
nó cũng mang lại rất nhiều hiệu quả nếu
được thực hiện đúng đắn. Kinh doanh qua
mạng cũng vậy, cũng đòi hỏi ứng dụng
marketing qua mạng hiệu quả.


Mục tiêu

Nội dung

Sau khi kết thúc bài này, bạn có thể:

Khái quát marketing điện tử, đặc điểm và
lợi ích của marketing điện tử

Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ được
kinh doanh qua mạng

Phân tích các chiến lược marketing điện
tử: 4P trên Internet


Tìm hiểu quy trình xây dựng website

Đánh giá website thương mại điện tử




Thời lượng học


7 tiết


Tổng quan về marketing điện tử

Các hàng hóa, dịch vụ có thể kinh
doanh qua mạng

Chiến lược marketing điện tử

Marketing B2B – Khai thác hệ thống
thông tin thị trường trên Internet

Quy trình xây dựng webstie và ứng dụng
thương mại điện tử trong doanh nghiệp


v1.0

Bài 5: Marketing điện tử


96
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống:
Lulu.com
Lulu là website xuất bản trực tuyến cho phép người đọc
tải về các cuốn sách của nhiều nhà văn khác nhau. Điểm
đặc biệt của những cuốn sách này là chúng chưa hề được
một nhà xuất bản nào phát hành mà do chính Lulu thay
mặt tác giả xuất bản trên mạng.
Thành công của Lulu.com được đem ra so sánh với
Amazon và eBay. Một mặt, website Lulu.com giống như
Amazon bởi vì nó kinh doanh các sản phẩm xuất bản trực
tuyến, mặt khác, website Lulu.com giống eBay bởi vì nó
đi ngược lại các những cách thức truyền thống mà mọi
người vẫn thường làm.
Dường như trang web Lulu.com đã và đang là ngôi nhà
mới cho rất nhiều nhà văn. Một trong số đó là Richard Brown với cuốn sách Replica Watch
Report. Cuốn sách của ông viết về những thủ thuật kinh doanh của hãng đồng hồ Rolex đã
từng bị rất nhiều nhà xuất bản từ chối. Chỉ đến khi cộng tác với Lulu.com, cuốn sách của ông
mới tới được độc giả trên toàn thế giới. “Có lẽ Richard cũng sẽ rất hạnh phúc khi bán được
1.000 bản mỗi năm nhưng bù lại ông sẽ rất chật vật khi ký kết các hợp đồng phát hành sách
với các nhà xuất bản”, - Young nói, - “Nhưng khi đến với chúng tôi, cuốn sách của Richard
nếu cũng bán được 1.000 bản với giá 49,95 USD/cuốn, thì chắc chắn ông sẽ thu về số tiền lớn
hơn rất nhiều mà không mất công mất sức để ký kết các hợp đồng xuất bản”.

Câu hỏi

Ý tưởng kinh doanh điện tử trên Lulu.com có điểm gì đặc biệt? Tại sao lại so sánh Lulu.com
với Amazon và eBay?


v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

97
5.1. Tổng quan về Marketing điện tử
5.1.1. Khái niệm về marketing điện tử
Ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra được một kênh
Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing điện tử.
Theo Philip Kotler thì Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về 4P – Sản phẩm
(products), Giá (price), Phân phối (place), Xúc tiến đối với sản phẩm và dịch vụ
(promotion), và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên phương
tiện điện tử và Internet
Về cơ bản, Marketing điện tử được hiểu là các hoạt động marketing được tiến hành
qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể
là máy tính, điện thoại di động, PDA… còn mạng viễn thông có thể là Internet, mạng
thông tin di động…
5.1.2. So sánh marketing điện tử và marketing truyền thống
Mục tiêu của Marketing điện tử và Marketing truyền thống
• Có thể khẳng định rằng mục tiêu của marketing
điện tử và truyền thống không khác nhau. Jeff
Bezos – người sáng lập và đồng thời là chủ tịch của
Amazon.com, một trong những công ty kinh doanh
qua mạng hàng đầu thế giới với doanh số năm 2005
khoảng 7 tỷ USD đã phát biểu rằng: “Mọi công ty
đều phải chú trọng tới khách hàng, hướng tới nhu
cầu của khách hàng trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dù trong thời đại
công nghệ thông tin hay các thời đại khác”.
Điều này cho thấy, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, marketing điện tử

hay truyền thống đều hướng tới cùng một đối tượng, đó là khách hàng.
• Tuy nhiên, marketing điện tử khác với marketing truyền thống ở hai điểm chính đó
là: môi trường kinh doanh và phương tiện thực hiện. Đối với m
ôi trường kinh
doanh, marketing điện tử tập trung vào các hoạt động marketing trong môi trường
Internet và web. Đến nay marketing điện tử có thể mở rộng môi trường ra các
mạng viễn thông khác như mạng thông tin di động nhờ sự hội tụ của các mạng
viễn thông. Về phương tiện thực hiện: marketing điện tử sử dụng Internet và các
thiết bị điện tử như máy tính, PDA, điện thoại d
i động và các thiết bị điện tử khác.
• Bản chất của marketing điện tử không khác so với marketing truyền Tuy nhiên
khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với
khách hàng truyền thống; họ có thói quen tiếp cận thông tin khác với truyền thống,
họ đánh giá các lựa chọn về hàng hóa dịch vụ dựa trên các nguồn thông tin mới,
hành động mua hàng khi thực hiện qua mạng cũng khác so với truyền thống.
Phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống:
Marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ
rơi, thư từ, điện thoại, fax... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn,
tốn nhiều thời gian hơn; còn marketing điện tử thông qua các mạng viễn thông,
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

98
đặc biệt là Internet, và các phương tiện điện tử có thể tiến hành tất cả các hoạt
động khác của marketing như: nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thu thập ý kiến
phản hồi từ phía người tiêu dùng, mua sắm, sản xuất, bán hàng, dịch vụ sau bán...
một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.

Ưu điểm của marketing điện tử so với marketing truyền thống

• Tốc độ giao dịch nhanh hơn, ví dụ quảng cáo qua em
ail, phân phối các sản phẩm
số hóa như âm nhạc, game, phần mềm, e-books, hỗ trợ khách hàng qua các forum,
netmeeting...
• Thời gian hoạt động liên tục 24/7/365, tự động hóa các giao dịch, ví dụ như mua
sắm trên Amazon.com, mua vé máy bay qua mạng tại Priceline.com, đấu giá qua
mạng trên eBay.com,…
• Phạm vi hoạt động toàn cầu, các rào cản thâm nhập
thị trường có thể bị hạ thấp, khả năng tiếp cận
thông tin thị trường của các doanh n
ghiệp và người
tiêu dùng được nâng cao. Ví dụ như các doanh
nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu thị trường
Châu Âu, Mỹ, Nhật thông qua các website thông
tin thị trường.
• Đa dạng hóa sản phẩm do khách hàng có thể tiếp
cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn. Đồng thời nhà
cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm phù hợp với các nhu
cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng thu thập thông tin về khách hàng qua
Internet dễ dàng hơn.
• Tăng cường quan hệ khách hàng nhờ khả năng tương tác, chia sẻ thông tin giữa
doanh nghiệp với khách hàng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, thời gian hoạt động liên tục
24/7 thông qua các dịch vụ trực tuyến, các website diễn đàn, FAQs…
• Tự động hóa các giao dịch thông qua các phần mềm thương mại điện tử (shopping
cart), doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với chất lượng dịch vụ ổn
định hơn.
5.1.3. Lịch sử phát triển của Marketing điện tử
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhìn
chung marketing điện tử trải qua 3 giai đoạn phát triển:
• Thông tin: Các hoạt động marketing điện tử nhằm

giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các
website, catalogue điện tử. Một trong những thay
đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

99
sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm
kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó, những
phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác tiết kiệm
được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người
tiêu dùng.
• Giao dịch: Các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình kinh
doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán
lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán...
• Tương tác: Phối hợp, liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối...
thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh
doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là các hãng sản xuất ô tô, máy tính...
5.1.4. Một số điều kiện cần để áp dụng marketing điện tử thành công
Bên cạnh các điều kiện chung về cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý, để áp dụng
marketing điện tử cần có một số điều kiện riêng như:
• Thị trường: Đó là nhận thức của khách hàng đối với thương mại điện tử và tỉ lệ
người sử dụng và chấp nhận Internet. Đối với marketing điện tử (B2C), khách
hàng cần có điều kiện tiếp cận Internet cũng như thói quen mua sắm qua mạng.
Đối với marketing B2B, các tổ chức cần nhận thức được tầm quan trọng của chia
sẻ thông tin, phối hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh để nâng cao hiệu quả,
giảm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh.
• Doanh nghiệp: Nhận thức của các tổ chức về tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn

của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, đánh giá được lợi ích của
đầu tư vào marketing điện tử cũng như đánh giá được các nguy cơ, hiểm họa nếu
không tham gia marketing điện tử.
• Sự phát triển của các ứng dụng marketing trên Internet: Hầu hết các hoạt động
marketing đều có thể ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin như:
nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển sản phẩm mới; quảng cáo;
phối hợp giữa các bên cung cấp, sản xuất và phân phối.
5.2. Các hàng hóa, dịch vụ có thể kinh doanh qua mạng
Không phải tất cả các sản phẩm đều có thể bán
được trên Internet. Sản phẩm này có thể thực sự phù
hợp với việc kinh doanh trên mạng hơn hẳn các sản
phẩm khác, nhưng cũng có sản phẩm không phù hợp
với việc kinh doanh trên thị trường đầy mới mẻ này.
Theo kết luận từ những nghiên cứu của Ernst &
Ernst &Young thì các sản phẩm có liên quan đến
máy tính là phù hợp nhất với việc giao bán qua
mạng (tỉ lệ là 40%). Tiếp đó là sách (20%), du
lịch (16%), quần áo (10%), nhạc (6%), dịch vụ có thu phí (6%), quà tặng (5%) và
đầu tư (4%).
Nói chung, loại sản phẩm hay dịch vụ phù hợp cho việc kinh doanh trên mạng Internet
nhất thường là các sản phẩm tận dụng được ưu điểm của môi trường mạng.
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

100
Sự ra phát triển của thương mại điện tử khiến việc định vị sản phẩm – xây dựng nét
riêng của sản phẩm trên Internet cũng có những điểm đặc biệt.
Bảng 5.1: Một số thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thương mại điện tử
Nét riêng được tạo ra từ marketing

truyền thống
Nét riêng được tạo ra từ Internet
và công nghệ thông tin
Sony Chất lượng cao nhất Amazon.com Cửa hàng trực tuyến lớn
nhất thế giới
Volvo An toàn nhất eBay Sàn đấu giá trực tuyến lớn
nhất
Singapore
Airlines,
British Airlines
Dịch vụ tốt nhất Alibaba Sàn giao dịch B2B lớn nhất
Mercedes,
Lexus,
Omega, Rolex
Sang trọng nhất Dell.com Giải pháp tin học tốt nhất
cho khách hàng
Swatch Thời trang nhất Ford Sản xuất xe theo đơn đặt
hàng trong vòng 2 tuần
thay vì 15 tuần
Toyota Tiết kiệm nguyên liệu nhất Google Công cụ tìm kiếm phổ biến
nhất
Nguồn: Internet
5.2.1. Những sản phẩm phù hợp với kinh doanh trực tuyến
Mức độ phù hợp của sản phẩm, dịch vụ đối với môi trường Internet phụ thuộc vào một
số yếu tố như:
(i) - Giá: so với giá hàng hóa tiêu dùng thông thường
(ii) - Mức độ mua sắm thường xuyên so với việc mua hàng tiêu dùng, mặt hàng có
tần số tiêu dùng cao như rau quả, thuốc.
(iii) - Khả năng giới thiệu đầy đủ lên mạng về sản phẩm, dịch vụ: hình ảnh, âm
thanh, chuyển động...

(iv) - Khối lượng t
hông tin cần thiết để ra quyết định: so với hàng tiêu dùng thông thường
(v) - Khả năng cá biệt hóa sản phẩm, dịch vụ: để phù hợp với các nhu cầu khác nhau
(vi) - Tầm quan trọng của dịch vụ đối với việc mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ
Đối với mỗi yếu tố này, thang điểm được tính như sau: 1: thấp, 2: tương đối thấp; 3:
trung bình; 4: tương đối cao; 5: cao. Mức độ phù hợp của sản phẩm,
dịch vụ trên
Internet được đánh giá bằng công thức:
Mức độ phù hợp = (Giá / Tần suất) ((iii)+(iv)+(v)+(vi))
Cho tới nay, có nhiều điều kiện để một cửa hàng thương mại điện tử bán lẻ (B2C)
thành công, tuy nhiên, các điều kiện cơ bản thường là:
• Thương hiệu mạnh, dễ nhận biết, hoặc được nhà cung cấp đáng tin cậy đứng ra bảo
lãnh: Dell, Sony, eBay, Cisco...
• Uy tín được đảm bảo: Ford, Charles Shwab, Amazon...
• Khả năng số hóa: phần mềm, âm nhạc, phim...
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

101
• Giá cao: thiết bị điện tử, văn phòng...
• Hàng hoá có quy cách phẩm chất đã được tiêu
chuẩn hoá như sách, đĩa CD, vé máy bay khiến việc
kiểm tra thực tế không còn cần thiết.
• Những mặt hàng đóng gói không thể mở ra thậm
chí cả ở trong các cửa hàng truyền thống như thực
phẩm, vitamin, hoa, quà tặng...
5.2.1.1. Những sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao
Sản phẩm cần được tiêu chuẩn hoá do việc mua bán hàng hoá qua mạng Internet có
hạn chế bởi tính “ảo” của hàng hoá khi lựa chọn. Nếu sản phẩm không được tiêu

chuẩn hoá và không có sự quản lý chất lượng, sẽ không có gì đảm bảo khách hàng
chắc chắn mua được sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng như mô tả trên màn hình máy
tính. Giải quyết tốt vấn đề này chính là giảm tính “ảo” của hàng hoá khi lựa chọn,
đồng thời khuyến khích người tiêu dùng yên tâm mua hàng hoá theo phương thức này.
Một ví dụ điển hình về sản phẩm được tiêu chuẩn hóa cao và ngày càng được mua qua
mạng nhiều hơn đó là vé máy bay điện tử. Khi một khách hàng mua vé qua mạng
internet (hoặc qua điện thoại), tất cả công việc họ cần làm là khi đến sân bay đưa
thẻ tín dụng của mình vào kiosk điển tử và họ sẽ nhận được vé lên máy bay. Hay
khách hàng có thể lấy vé tại một máy bán vé.
5.2.1.2. Văn hóa phẩm
Một vài sản phẩm đặc biện bán chạy ở các cửa hàng trực tuyến. Trong đó phải kể đến
đĩa CD và DVD luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trên Internet. Sách cũng là một
sản phẩm bán chạy trên Internet do nó dễ dàng xây dựng tính cộng đồng cho khách
hàng – những người sẽ bình luận về cuốn sách của họ vừa mua được, đồng thời cũng
đọc những lời bình luận của người khác. Trong cả hai
trường hợp, các trang web đều có thể thoả mãn các sở
thích khác nhau của khách hàng và đưa ra nhiều đề
nghị với cơ hội mua sắm mới. Và các khách hàng cũng
hoàn toàn yên tâm và tin tưởng rằng các cuốn sách hay
đĩa CD họ mua trực tuyến sẽ giống hệt với những cuốn
sách và đĩa CD họ mua ở các cửa hàng ngoại tuyến.
Khách hàng trên Internet giờ đã quá quen thuộc với
cửa hàng bán sách trực tuyến Amazon, tuy nhiên, gần
đây một tên tuổi nữa trong ngành văn hóa phẩm trên mạng hay được nhắc tới,
đó chính là trang web văn học mạng Lulu.com của một doanh nhân Canada –
Bob Young.
5.2.1.3. Những sản phẩm số hóa
Khác với Marketing thông thường, khách thể trong Marketing Internet có thể là hàng
hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các
tài liệu (văn bản, sách báo), các dữ liệu (số liệu thống kê), hoặc các thông tin tham

khảo hay các phần mềm máy tính.
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

102
Tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư
vấn, giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế...
cũng đang sử dụng Internet để làm thay đổi phương
thức kinh doanh của họ.
Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức
cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như
trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách
hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm
chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa), trong đó, chi phí sản
xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm. Như vậy, đối với các sản phẩm
số hóa Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung
cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng.
5.2.2. Những dịch vụ phù hợp với kinh doanh trực tuyến
5.2.2.1. Dịch vụ du lịch
Internet là một nơi lý tưởng để lập kế hoạch, khám phá và sắp xếp cho hầu hết các
chuyến đi. Sự thuận tiện và khả năng tiết kiệm là có thể thực hiện được và không còn
các đại lý lữ hành vì có thể mua trực tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ.
Một số Webiste du lịch lớn là expedia.com, orbitz.com, travelocity.com, asiatravel.com,
hotwire.com, travelweb.com v.v… Dịch vụ du lịch trên mạng cũng được các hãng
hàng không, các công ty du lịch, các đại lý lữ hành, tàu hỏa (ví dụ amtrak.com),
các trung tâm cho thuê ô tô, khách sạn, các kênh thương mại và các công ty du lịch
cung cấp.
Hình thức doanh thu của những dịch vụ du lịch trên

mạng bao gồm cả doanh thu trực tiếp (hoa hồng),
doanh thu từ quảng cáo, phí tư vấn, miêu tả hay phí
thành viên, thu nhập từ việc chia phí và các khoản
khác nữa.
Các vấn đề quan trọng cần xem xét cho sự phát triển
của dịch vụ du lịch trên mạng là những khẳng định có
giá trị như lòng tin của khách hàng, sự trung thành, và
hình ảnh của thương hiệu ngày càng vững chắc.
Những lợi ích và hạn chế của dịch vụ du lịch trên mạng
Lợi ích
• Lượng thông tin miễn phí cực kỳ nhiều, khách hàng có thể tiếp cận mọi nơi, mọi
lúc. Khách hàng có thể được hưởng chiết khấu đáng kể, đặc biệt đối với những
người có thời gian và kiên trì tìm kiếm những tour du lịch giảm giá.
• Các nhà cung cấp dịch vụ cũng được hưởng lợi: các hãng hàng không, các khách
sạn và những hãng tàu biển luôn bán chỗ trống cho các công ty du lịch. Tương tự,
bán hàng trực tiếp tiết kiệm chi phí và thời gian, giúp các nhà cung cấp hưởng
được nhiều hoa hồng hơn.
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

103
Hạn chế
• Thứ nhất, rất nhiều người không sử dụng Internet.
• Thứ hai, khối lượng thời gian và sự khó khăn khi sử dụng những dịch vụ của
những đại lý ảo khá lớn, đặc biệt là đối với những người có ít kinh nghiệm khi sử
dụng Internet.
• Cuối cùng, các chuyến đi kết hợp hoặc những chuyến đi chia làm nhiều chặng có
thể không có trên mạng bởi vì phải có một trình độ hiểu biết nhất định và tổ chức
tốt thì mới có thể làm được.

5.2.2.2. Thông tin việc làm
Mạng Internet đang là một nguồn cung cấp thông tin dồi dào cho cả những người tìm
việc và những người tuyển nhân sự. Đặc biệt, thị trường việc làm trực tuyến này càng
hữu dụng hơn đối với những công việc và các công ty liên quan đến lĩnh vực công
nghệ vì các công ty cũng như nhân viên của họ thường xuyên làm việc với máy tính
và mạng Internet. Tuy vậy, cũng có hàng nghìn các công ty không thuộc lĩnh vực này
cũng quảng cáo những vị trí tuyển người, nhận đơn xin việc và hồ sơ thông qua mạng
Internet.
Bảng 5.2: So sánh thị trường việc làm truyền thống và thị trường việc làm trực tuyến
Tiêu chí Thị trường truyền thống Thị trường trực tuyến
Chi phí
Rất tốn kém (đặc biệt ở những
báo hạng nhất)
Có thể rất rẻ
Vòng đời (thời hạn) Ngắn Dài
Địa điểm
Thường chỉ trong một khu vực
và bị giới hạn
Trên toàn cầu
Độ cập nhật Phức tạp và tốn kém
Nhanh chóng, đơn giản và
ít tốn kém
Độ chi tiết Hạn chế Không hạn chế
Mức độ dễ dàng tìm kiếm đối
với người tìm việc
Khó khăn, đặc biệt với những
người ở nơi khác
Dễ dàng và nhanh chóng
Khả năng tìm ứng viên thích
hợp

Rất khó khăn, nhất là với những
người ở nơi khác
Dễ dàng
Sự phù hợp giữa cung và cầu Khó khăn Dễ dàng
Tính tin cậy
Thông tin có thể bị thất lạc khi
gửi thư
Độ tin cậy cao
Tốc độ giao tiếp giữa 2 bên Có thể chậm Nhanh
Khả năng so sánh các công
việc khác nhau của người
tìm việc
Hạn chế Nhanh chóng và dễ dàng
Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006
v1.0

Bài 5: Marketing điện tử

104
Những đối tượng sử dụng thị trường việc làm trên mạng gồm:
• Người tìm việc.
• Những người tìm kiếm nhân viên.
• Các công ty môi giới việc làm.
• Các cơ quan và tổ chức của chính phủ.
Hạn chế
• Hạn chế lớn nhất của thị trường lao động trực tuyến
là còn khá nhiều người không có thói quen truy cập
Internet.
• An ninh và bảo mật.
• Thị trường lao động điện tử cũng có thể gây tốn

kém về chi phí tuyển nhân sự đối với những người
chủ lao động bằng cách thúc đẩy nhân viên đi tìm
những công việc tốt hơn.
• Cuối cùng là việc tìm
kiếm ứng viên qua mạng phức tạp hơn rất nhiều so với suy
nghĩ của mọi người, phần lớn là do số lượng đơn xin việc và sơ yếu lý lịch có sẵn
trên Inte
rnet quá lớn. Một số trang web tiến hành nghiên cứu và thẩm tra lý lịch
các ứng viên trước khi đưa cho các nhà tuyển dụng (như jobtrak.com), điều này có
thể khắc phục phần nào vấn đề này.
5.2.2.3. Thông tin và môi giới bất động sản
Các giao dịch bất động sản là một lĩnh vực lý tưởng đối với thương mại điện tử vì một
số lý do sau.
• Trước hết, những khách hàng tiềm năng có thể xem nhiều ngôi nhà trên mạng, vào
bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, tiết kiệm thời gian cho người mua và nhà môi giới.
• Lí do thứ hai là những khách hàng tiềm năng có thể phân loại và sắp xếp các bất
động sản theo những tiêu chí nhất định và xem được thiết kế bên ngoài và bên
trong của ngôi nhà, rút ngắn quy trình tìm kiếm.
• Cuối cùng, khách hàng có thể tìm thông tin chi tiết về ngôi nhà và thường danh
sách những bất động sản họ tìm sẽ nhiều hơn so với các nhà môi giới cung cấp.
5.2.2.4. Bảo hiểm
Ngày càng có nhiều các công ty sử dụng Internet để đưa ra các chính sách bảo hiểm
chuẩn, như tự động, gia đình, nhân thọ, hay sức khỏe, với mức chiết khấu đáng kể.
Mặc dù nhiều người không tin tưởng vào các công ty bảo hiểm ảo này nhưng những
người khác vẫn đón nhận những lợi ích của việc được giảm phí bảo hiểm. Ví dụ, trang
insurerate.com có rất nhiều chính sách khác nhau. Tại trang order.com, khách hàng và
các công ty có thể so sánh các dịch vụ bảo hiểm ô tô và sau đó mua qua mạng. Giống
như các nhà môi giới bất động sản, các nhà môi giới bảo hiểm cũng gửi thư điện tử
đến hàng triệu người.
5.2.2.5. Thông tin đầu tư

Trên mạng có vô số thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và hầu hết là miễn phí
(thường phải đăng ký). Sau đây là một số ví dụ:
v1.0

×