Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Bài tập nhóm thương mại điện tử chủ đề bài tập nhóm sở giao dịch hàng hóa chicago (cme)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế

BÀI TẬP NHÓM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề bài tập nhóm: Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME)

Lớp học phần: Thương mại điện tử TMQT1125(222)_09
Giảng viên: ThS. Lê Mai Trang
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
1, Hồng Thị Minh Phượng

MSV: 11217467

2, Ma Thị Hồng Nhung

MSV: 11217460

3, Nguyễn Thị Hồng Ngọc

MSV: 11217456

4, Nguyễn Thị Phương

MSV: 11217465

5, Nguyễn Trung Nguyên

MSV: 11217458

6, Nguyễn Như Đức Minh


MSV: 11213883

HÀ NỘI – 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................
NỘI DUNG...................................................................................................................
I. Giới thiệu tổng quan về sàn giao dịch hàng hóa........................................................
1. Định nghĩa Sàn giao dịch hàng hóa....................................................................
2. Ưu điểm của Sàn Giao dịch hàng hóa................................................................
3. Vai trị của mua bán hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa............................
4. Cách thức hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa.............................................
5. Phân biệt hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn...................................
II. Giới thiệu về CME Group và sàn giao dịch hàng hóa CME....................................
1. Tổng quan về CME group..................................................................................
1.1. Giới thiệu chung về CME group.....................................................................
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................
1.3. Các sàn giao dịch trực thuộc...........................................................................
1.4. Văn phòng làm việc........................................................................................
2. Giới thiệu về sàn CME........................................................................................
2.1. Vai trò của sàn CME.......................................................................................
2.2. Danh mục sản phẩm giao dịch của sàn CME..................................................
2.3. Data của sàn CME........................................................................................
2.4. Thời gian giao dịch.......................................................................................
2.5. Phương thức giao dịch..................................................................................
III. Services (Dịch vụ).................................................................................................
1. Clearing Services (Dịch vụ thanh toán bù trừ)................................................
1.1. Clearing home...............................................................................................
1.2. Quản lý rủi ro................................................................................................

1.3. Quản lý tài chính và đảm bảo tài sản............................................................
1.4. Các hoạt động thanh toán bù trừ và giao hàng..............................................
1.5. Trái phiếu hiệu suất/ Lợi nhuận....................................................................
2. Clearing Resources............................................................................................
2.1. Clearing Advisories......................................................................................
2.2. Clearing Firms..............................................................................................
2.3. Financial and Regulatory Surveillance Forms..............................................
3. Technology Services..........................................................................................
3.1. Technology Home.........................................................................................
3.2. Straight Through Processing (STP): Xử lý trực tiếp.....................................
3.3. CME Co-Location and Data Center Services (Dịch vụ đồng vị trí và trung
tâm dữ liệu CME)................................................................................................
3.4. Global Repository Services (Dịch vụ kho lưu trữ toàn cầu)..........................
4. Applications.......................................................................................................
4.1. CME Globex.................................................................................................
4.2. CME Direct...................................................................................................
4.3. CME Clearport..............................................................................................
4.4. Elysian..........................................................................................................
5. Post – Trade Services (Dịch vụ sau thương mại).............................................

2
4
4
4
4
4
5
5
5
5

5
6
6
6
8
8
9
13
16
16
16
16
16
17
18
18
18
19
19
19
20
21
21
24
25
27
28
28
29
31

32
33


Traiana (Xử lý vòng đời thương mại Traiana)...................................................... 33
IV. Liên hệ giữa TMĐT............................................................................................... 34
1. Trước khi có TMĐT, CME hoạt động ra sao?................................................ 34
2. TMĐT đã góp phần làm thay đổi CME như thế nào?.................................... 35
V. So sánh giữa sàn CME và sàn Tokyo...................................................................... 36
1. Giới thiệu chung về sàn giao dịch hàng hóa Tokyo TOCOM........................36
1.1. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo TOCOM....................................................... 36
1.2. Nguyên tắc hoạt động của TOCOM.............................................................. 36
1.3. Đối tượng tham gia sàn Tokyo....................................................................... 37
1.4. Mặt hàng giao dịch trên sàn Tokyo................................................................ 37
2. So sánh sàn CME và sàn TOCOM.................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 38


NỘI DUNG
I. Giới thiệu tổng quan về sàn giao dịch hàng hóa
1. Định nghĩa Sàn giao dịch hàng hóa
Sàn giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange) là một thị trường hoạt động như
một trung gian giữa các nhà sản xuất, các nhà buôn và các nhà đầu tư trong việc mua
bán hàng hóa, cung cấp một nền tảng cho các nhà giao dịch để giao dịch và giải quyết
các giao dịch của họ với nhau. Sàn giao dịch hàng hóa thường được sử dụng để giao
dịch các loại hàng hóa cơ bản như dầu, khí đốt, kim loại, ngũ cốc, cao su, cà phê,
cacao, v.v.
2. Ưu điểm của Sàn Giao dịch hàng hóa
Sàn giao dịch hàng hóa có nhiều ưu điểm như sau:
Tăng tính thanh khoản: Sàn giao dịch hàng hóa giúp tăng tính thanh khoản cho

thị trường hàng hóa, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua và bán các loại hàng hóa
khác nhau.
Giảm rủi ro: Sàn giao dịch hàng hóa cung cấp cho các nhà sản xuất và nhà đầu
tư một cơ hội để giảm rủi ro giá cả của hàng hóa thơng qua việc sử dụng các công cụ
quản lý rủi ro như hợp đồng tương lai, tùy chọn và quỹ đầu tư.
Giúp quản lý giá cả: Sàn giao dịch hàng hóa giúp quản lý giá cả của hàng hóa,
tạo ra một thị trường ổn định và giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí mua hàng
hóa.
Tính minh bạch: Các giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa được đăng ký và
thơng báo cơng khai, giúp tăng tính minh bạch và tránh những hoạt động giao dịch bất
hợp pháp.
Định giá chính xác: Sàn giao dịch hàng hóa cung cấp các thơng tin giá cả thời
gian thực, giúp các nhà đầu tư và các nhà sản xuất định giá chính xác cho các loại
hàng hóa của mình.
Tăng tính cạnh tranh: Sàn giao dịch hàng hóa giúp tăng tính cạnh tranh giữa
các nhà sản xuất và các nhà đầu tư, tạo ra một môi trường thị trường cơng bằng và tích
cực,
3.

Vai trị của mua bán hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa
Đối với quốc gia: Mua bán hàng hóa qua sàn giao dịch hàng hóa có thể giúp
quốc gia quản lý nguồn cung và giá cả của hàng hóa. Quốc gia có thể sử dụng các
cơng cụ quản lý rủi ro như hợp đồng tương lai để giảm thiểu rủi ro giá cả và tạo ra
một thị trường ổn định.
Đối với thị trường: Sàn giao dịch hàng hóa là nơi các nhà đầu tư và các nhà sản
xuất có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư và sản xuất. Các thông tin thị trường và giá cả
trên sàn giao dịch hàng hóa cũng cung cấp cho thị trường một tín hiệu về nhu cầu và
nguồn cung của hàng hóa.
Đối với nhà đầu tư: Sàn giao dịch hàng hóa cung cấp cho nhà đầu tư một cơ
hội để đầu tư vào các loại hàng hóa khác nhau và tăng cường tính thanh khoản cho các



khoản đầu tư của họ. Nhà đầu tư có thể mua bán hàng hóa một cách dễ dàng và linh
hoạt, tùy theo nhu cầu và tình hình thị trường.
Đối với nhà sản xuất: Sàn giao dịch hàng hóa cung cấp cho nhà sản xuất một
cơ hội để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất và mua bán hàng hóa. Nhà sản
xuất có thể sử dụng các cơng cụ quản lý rủi ro như hợp đồng tương lai, tùy chọn và
quỹ đầu tư để bảo vệ giá cả của sản phẩm của họ khỏi sự biến động trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng: Sàn giao dịch hàng hóa có thể giúp giảm giá cả của
hàng hóa thơng qua tính thanh khoản cao hơn và giảm thiểu rủi ro. Giá cả hợp lý và
tính minh bạch trong q trình giao dịch cũng giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi
phí mua hàng hóa.
4.

Cách thức hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch hàng hóa
Bước 2: Chọn loại hàng hóa phái sinh cần giao dịch. Một số loại hàng hóa được
giao dịch nhiều có thể kể đến Năng lượng (dầu mỏ, khí tự nhiên…), Kim loại (Vàng,
Bạc, Niken…) hay Nơng sản (Lúa mì, Ngũ cốc…)
Bước 3: Chọn loại hợp đồng giao dịch và ký kết (Có 4 loại hợp đồng: Hợp đồng
quyền chọn, Hợp đồng ký hạn, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng tương lai)
5. Phân biệt hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

HĐTL cần được chuẩn
hóa về điều khoản, giá trị, khối
lượng của tài sản cơ sở


HĐQC thì khơng cần chuẩn hóa

u cầu các bên tham gia
thực hiện ký quỹ

Không cần thực hiện ký quỹ

Người tham gia hợp đồng
Người tham gia hợp đồng có quyền thực hiện
có nghĩa vụ phải thực hiện nó nó vào ngày đáo hạn (Quyền # Nghĩa vụ). Nó được
vào ngày đáo hạn
đặc trưng bởi quyền mua và quyền bán

II. Giới thiệu về CME Group và sàn giao dịch hàng hóa CME
1. Tổng quan về CME group
1.1. Giới thiệu chung về CME group
CME Group là tên viết tắt của “Chicago Mercantile Exchange” hay còn được biết
đến với tên gọi Sở giao dịch hàng hóa Chicago. Sở giao dịch hàng hóa Chicago
(CME) là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp địa điểm và không gian cho các giao
dịch tương lai và quyền chọn, có trụ sở chính tại Chicago.
Ban đầu, CME chỉ giao dịch các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngơ và đậu nành.
Giờ đây, Sở giao dịch này chuyên cung cấp các hợp đồng quyền chọn và tương lai về
các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, kim loại, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, lãi
suất, bất động sản, khí tượng thời tiết.


1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập vào năm 1898, Bắt đầu ra đời với tên gọi “Chicago Butter and
Egg Board” với sự khởi đầu là một sàn giao dịch nông sản, trước khi đổi tên vào năm
1919 thành CME.

+ Năm 1961, CME ra mắt hợp đồng tương lai đầu tiên về mặt hàng thịt lợn đông
lạnh.
+ Năm 1969, bổ sung hợp đồng tương lai tài chính và tiền tệ.
+ Năm 1972, ra mắt các hợp đồng lãi suất và trái phiếu đầu tiên.
Đây là sàn giao dịch tài chính thuộc sở hữu của cổ đơng vào năm 2002 và được
niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán New York.
Năm 2007, CME hợp nhất với hội đồng thương mại Chicago (CBOT) để trở
thành CME Group Inc.
Năm 2008, CME Group mua lại NYMEX Holdings, Inc – cơng ty mẹ của Sở
giao dịch hàng hóa New York NYMEX và Sở giao dịch hàng hóa COMEX.
Trong năm 2010, khối lượng giao dịch của CME đạt hơn 3 tỷ hợp đồng, trị giá
9,9 nghìn tỷ USD, với 83% giao dịch được thực hiện bằng điện tử. CME đã chi trả 90%
tiền lãi cho chỉ số tài chính và chứng khoán của Dow Jones, bao gồm cả CME 24,4%.
CME đã tăng trưởng trở lại vào năm 2012 với việc mua Hội đồng Thương mại
Thành phố Kansas (KCBT), công ty thống trị về lúa mì đơng đỏ cứng.
Cuối năm 2017, Chicago Mercantile Exchange đã bắt đầu giao dịch hợp đồng
tương lai Bitcoin.
Ngày nay, CME đã trở thành sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh lớn nhất thế
giới.
1.3. Các sàn giao dịch trực thuộc
Sở giao dịch hàng hóa Chicago thuộc Tập đoàn CME (CME Group), bao gồm
bốn sàn giao dịch lớn là:
CME - Chicago Mercantile Exchange
CBOT - Chicago Board of Trade
NYMEX - New York Mercantile Exchange
COMEX - Commodity Exchange
1.4. Văn phòng làm việc
CME có khả năng phân phối tồn cầu thơng qua Các trung tâm kinh doanh cùng
với mạng lưới quốc tế. Cung cấp các cơ hội nhằm phục vụ cho cho một loạt các khách
hàng trên thế giới.

Trụ sở toàn cầu
Chicago

Truy cập tới 150 quốc gia

CME Center
20 South Wacker Drive
Chicago, Illinois 60606
USA

Liên kết qua 11 trung tâm toàn cầu

+1 312 930 1000

Mối quan hệ với 12 đối tác giao dịch


Văn phòng làm việc của CME Group theo vùng:
New York (USA)
London (UK)
Singapore (Republic of Singapore)
Hong Kong (Hong Kong)
Amsterdam (Hà Lan)
Văn phịng tồn cầu của CME Group:

Châu Mỹ

EMEA (Châu Âu, Trung
Đơng và Châu Phi)


Châu Á

Calgary

Amsterdam

Bangalore

Champagne

Belfast

Beijing

Chicago

London

Hong Kong

Houston

Luxembourg

Seoul

New York

Paris


Singapore

Parsippany

Zurich

Sydney

São Paulo
Washington, DC

Tokyo


2.
2.

Giới thiệu về sàn CME
1. Vai trò của sàn CME
Là 1 những sàn giao dịch lớn nhất nước Mỹ, CME đóng 1 vai trị quan trọng
trong thị trường tài chính của Mỹ nói riêng và quốc tế nói chung. Sự ra đời của sàn
CME giúp cho các nhà đầu tư và kinh doanh trên thế giới có 1 thị trường giao dịch an
toàn và minh bạch
Giảm thiểu những rủi ro hiệu quả
CME giao dịch các hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư mua hàng với mức
giá định trước một cách cơng khai, đồng thời có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu.
Với cơ chế giao dịch đặc biệt này thì rủi ro giá cả biến động được giảm thiểu. Nhờ
hợp đồng tương lai tại CME, nguồn cung dễ dàng chủ động sản xuất, không quá lo
ngại về giá cả biến động hay lượng tiêu thụ.
Đơn giản hóa việc vay vốn

Sàn giao dịch cung cấp các khoản vay ký quỹ với lãi suất rẻ và thủ tục đơn giản,
hỗ trợ các nhà đầu tư tăng đòn bẩy tài chính của họ
Điều tiết cung cầu hàng hóa
CME khơng phải là nơi trực tiếp mua bán các hàng hóa mà thay vào đó nó sẽ trở
thành nơi điều tiết các hợp đồng cung ứng và hợp đồng giao dịch tương lai. Qua đó sẽ
tạo ra được sự cân bằng giữa hoạt động mua và bán hàng hóa, từ đó giảm thiểu được
hiện tượng thừa thiếu nguồn cung & cầu
Quy định mức giá cả
Tại CME sẽ diễn ra các giao dịch mua bán mỗi ngày với số lượng vô cùng lớn vì
thế mà nó cũng có thể loại bỏ được các yếu tố bên ngoài thị trường tác động lên giá cả
của hàng hóa. Như vậy, giá cả của các mặt hàng tại CME sẽ gần như sát nhất với thực
tế cung và cầu của các bên.
Tác động của CME Group lên đồng Bitcoin
Vào cuối năm 2017, một tin tức gây bùng nổ giới tài chính, đặc biệt là đồng tiền
điện tử – CME Group tuyên bố sẽ tích hợp đồng Bitcoin vào mục đầu tư của sàn. Bên
cạnh đó, CME thơng báo sẽ dùng nhiều hình thức để thuần hóa Bitcoin và ban hành
các luật lệ để kiểm soát các biến động không thật trên thị trường tiền ảo. Sau khi các
tuyên bố về Bitcoin được CME đề cập thì các tổ chức về tài chính, quản lý các quỹ
hưu trí cũng cân nhắc trong việc đầu tư vào hạng mục tiền ảo này. CME Group cũng
mạnh dạn thông báo sẽ giúp các cá nhân, tổ chức quản lý rủi ro thật tốt khi tham gia
đầu tư tại sàn.
Vào thời điểm CME Group tuyên bố Bitcoin đại diện tài sản số mới của sàn thì
giá đồng Bitcoin đã tăng nhanh chóng. Cụ thể, từ 6.000 USD đã tăng hơn 10.000
USD, thời điểm đỉnh điểm của Bitcoin là tăng tới 20.000 USD. Trong năm đó, Bitcoin
đã đạt tới thời hồng kim khi tăng trưởng không ngừng. Tuy nhiên, không kéo dài


được bao lâu, giá trị Bitcoin giảm tụt dốc ngay khi CME Group ra mắt hợp đồng
tương lai Bitcoin.
Thực tế rằng, khi nói tới giá trị đồng tiền ảo bất kỳ thì người phân tích cần tách

biệt các nhu cầu đầu cơ và nhu cầu giao dịch. Vào thời điểm CME Group chưa cơng
bố về sự có mặt của Bitcoin tại sàn thì vẫn chưa có một thụ trường nào cho những
hoạt động dẫn xuất tài chính. Hình thức sử dụng nhiều cho các đặt cược giá lúc bấy
giờ là bán khống.
Nhờ vào nhu cầu đầu cơ Bitcoin đã khiến giá đồng tiền này tăng lên nhanh chóng
và thu hút nhiều người đầu tư mới tham gia hơn. Tuy nhiên, ngay khi Bitcoin được
giao dịch tại sàn CME thì nhu cầu đầu cơ đã khơng cịn nữa. Thay vào đó, những cơ
hội đầu tư mới xuất hiện, làm cho nhu cầu về Bitcoin bị giảm và giá Bitcoin xuống
dốc liên tục. Do sự giảm này, nhiều người đã đặt giá thấp và cơ hội bán khống được
cao lên, làm giá Bitcoin càng ngày càng xuống sâu hơn.
Kết quả của những ảnh hưởng lên Bitcoin
Giai đoạn đầu năm 2018 đến tháng 3/2019, giá Bitcoin từ đỉnh điểm 20.000 USD
đã liên tục giảm khơng phanh, chạm đáy 4.000 USD.
Vì sự thiếu đi hàng rào tự nhiên tránh các tác động ảnh hưởng của những tài sản
khác tới Bitcoin mà khơng có tài sản thực tế nào có thể bù được giá trị Bitcoin. Như
vậy, để xác định được giá Bitcoin cơ bản thì phải dựa vào nhu cầu giao dịch.
Để giá Bitcoin tăng thì cần lượng cầu giao dịch phải cao hơn với nguồn cung.
Một nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn cầu Bitcoin đó là sự có sẵn của các sản phẩm
tài chính thay thế. Với sự mã hóa các đồng tiền khác ngồi Bitcoin và chúng được sử
dụng rộng rãi, tính năng tương tự như Bitcoin làm cầu Bitcoin giảm mạnh trong tương
lai.
2.2. Danh mục sản phẩm giao dịch của sàn CME
NƠNG NGHIỆP
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất thiết yếu của xã hội con người. Các sản
phẩm của nông nghiệp có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, từ thực phẩm
chúng ta ăn đến quần áo chúng ta mặc. Ngày nay, thị trường nông sản mang tính tồn
cầu, có thể truy cập điện tử ở hầu hết mọi nơi và được sử dụng bởi các cá nhân, nông
dân, các công ty thương mại, các công ty doanh nghiệp lớn và các tổ chức chính phủ.
CME Group cung cấp một loạt các sản phẩm tùy chọn Nông nghiệp có tính thanh
khoản cao, mang lại sự linh hoạt để quản lý rủi ro hiệu quả, cũng như vô số cơ hội giao

dịch. Các loại tùy chọn có sẵn để giao dịch: tùy chọn tiêu chuẩn (Standard options), tùy
chọn nối tiếp (Serial Options), tùy chọn Cắt mới Ngày ngắn (Short-Dated New Crop
options), tùy chọn hàng tuần, tùy chọn dàn trải kỳ hạn (Calendar Spread


Options). Các sản phẩm nông nghiệp bao gồm: ngũ cốc và hạt có dầu, bơ sữa, phân
bón, gia súc,…
ENERGY
Sản phẩm thô và tinh chế
Sản phẩm dầu thô
Hợp đồng tương lai Dầu thô NYMEX WTI, ký hiệu CL, là hợp đồng tương lai
dầu thơ được giao dịch tích cực nhất, với hơn 1 triệu hợp đồng được giao dịch mỗi
ngày. Nó được định giá bằng đô la Mỹ mỗi thùng và được giao dịch điện tử trên CME
Globex và được thông qua CME ClearPort.
Cũng giống như WTI, dầu thô Brent là dầu thô nhẹ được các nhà máy lọc dầu ưa
chuộng. Giống như giá dầu thô WTI, giá dầu Brent là tiêu chuẩn chính để mua dầu
trên tồn thế giới. Hợp đồng tương lai của Dầu thô Brent (BZ) tại CME Group giúp
các nhà đầu tư tiếp cận với thị trường dầu toàn cầu.
Sản phẩm tinh chế
Các sản phẩm dầu mỏ tinh chế là nhiên liệu đã được chưng cất từ dầu thô và các
chất lỏng khác thành các sản phẩm hữu ích hơn như xăng, dầu diesel và naphtha. Hai
sản phẩm tinh chế quan trọng là Xăng và Dầu sưởi.
Khí tự nhiên
Hợp đồng tương lai khí tự nhiên của Henry Hub (NG)
NG là hợp đồng tương lai lớn thứ ba trên thế giới tính theo khối lượng. Giá của
NG dựa trên giao hàng tại điểm giao hàng của Henry Hub ở Louisiana. Giá này có thể
biến động và những người tham gia thị trường mua hoặc bán hợp đồng nên chuẩn bị
cho sự thay đổi giá liên quan đến thời tiết hoặc nhu cầu cũng như sự gián đoạn nguồn
cung. Nhu cầu sưởi ấm khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao hơn trong mùa đông lạnh
giá bất thường.

Hợp đồng tương lai xuất khẩu LNG của Bờ biển Vịnh
Đây là hợp đồng mới được CME Group ra mắt và là hợp đồng LNG đầu tiên
được giao thực tế. Có sẵn trên CME Globex, CME ClearPort và thông qua Trayport
Joule Direct, Hợp đồng tương lai xuất khẩu LNG của Vùng Vịnh sẽ có sẵn để giao
dịch từ chiều Chủ nhật đến chiều thứ Sáu, gần 24 giờ mỗi ngày. Các sản phẩm năng
lượng khác của CME Group sẽ có các khoản chênh lệch ký quỹ.
EQUITY INDEX (CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN, CỔ
PHIẾU)
“Equity Index” là thuật ngữ chung nói về những chỉ số thống kê sự biến động hay
thay đổi trong giá trị thị trường của một nhóm cổ phiếu hay là chứng khoán nhất định.
Với lĩnh vực “Equity Index” Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME), cho phép
các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch về mua bán hợp đồng tương lai và quyền chọn


đối với Chỉ số thị trường chứng khoán hay cổ phiếu, giúp cho nhà đầu tư phòng ngừa
rủi ro với sự biến động của thị trường hoặc điều chỉnh vị thế của họ trong giao dịch
bằng cách sử dụng một bộ hợp đồng tương lai và quyền chọn của Chỉ số vốn chủ sở
hữu có tính thanh khoản cao và đa dạng, dựa trên các chỉ số chuẩn toàn cầu.
Các sản phẩm về “Equity Index” - Chỉ số thị trường chứng khoán, cổ phiếu được
Sở giao dịch CME cung cấp dựa trên các chỉ số điểm chuẩn toàn cầu đối với từng loại
chỉ số cụ thể bao gồm:
-

Chỉ số Dow Jones

-

Chỉ số quốc tế International Indices

-


Chỉ số Nasdaq

-

Chỉ số Russell

-

Chỉ số S&P 500

-

Select Sectors

-

US index
Trong đó các chỉ số được quan tâm nhất đó là: Chỉ số S&P 500, Chỉ số Nasdaq và
Chỉ số Dow Jones
FOREX – FOREIGN EXCHANGE (NGOẠI HỐI)

Ngoại hối ( forex hoặc FX) là cụm từ rút gọn của Foreign Exchange và nó mang
ý
nghĩa là sự trao đổi về tiền tệ quốc tế, giao dịch của một loại tiền tệ này với một loại
tiền tệ khác.
Với lĩnh vực FOREX (FX) Sàn giao dịch Chicago (CME) cho phép các nhà đầu
tư thực hiện các giao dịch về mua bán hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với
Ngoại hối. Với những hợp đồng đó sẽ cho phép nhà đầu tư giao dịch trên thị trường
ngoại hối được quản lý lớn nhất trên thế giới và đạt được hiệu quả về vốn và ký quỹ

trong thị trường minh bạch, rõ ràng của CME. Những Hợp đồng tương lai và tùy chọn
đối với ngoại hối mà CME cung cấp là một lựa chọn hiệu quả cho một thị trường biến
động và phản ứng nhanh nhạy như thị trường ngoại hối.
Các sản phẩm về “FX” – FOREX, Ngoại hối được Sở giao dịch CME cung cấp
bao gồm các lĩnh vực:
-

Về tỷ giá chéo

-

Tiền tệ G10

-

Thị trường mới nổi
Trong đó các lĩnh vực được quan tâm nhất đó là: Tiền tệ G10


INTEREST RATES (LÃI SUẤT)
Lãi suất (interest rate) là chi phí tín dụng, thể hiện như tỉ lệ phần trăm, được tính
theo tỷ lệ tiền lãi so với vốn gốc nghĩa là số tiền người cho vay cho người vay và được
tính lãi suất thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm. Đó là tỷ lệ quy ước mà ngân
hàng hoặc người cho vay sẽ tính phí cho người vay tiền của họ.
Với lĩnh vực “Equity Index” Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) cho phép
các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch về mua bán hợp đồng tương lai và quyền chọn
đối với Lãi suất giúp cho nhà đầu tư khảo sát nhóm thanh khoản tập trung khó lường
nhất, cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả về vốn xuyên suốt đường cong lợi
suất. Với việc sử dụng các hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với Lãi suất các nhà
đầu tư, giao dịch có thể quản lý việc tiếp xúc với trái phiếu chính phủ và chứng khốn

thị trường tiền tệ một cách an toàn, hiệu quả về vốn.
Các sản phẩm về “Interest rate” – Lãi được Sở giao dịch CME cung cấp bao
gồm các lĩnh vực:
STIRS
Hợp đồng SWAP tương
lai Kho Bạc Mỹ
Trong đó các lĩnh vực được quan tâm nhất đó là: STIRS
KIM LOẠI
Kim loại quý hiếm (Precious Metals)
CME Group cung cấp một loạt các hợp đồng tương lai Kim loại quý giúp giao
hàng thực tế khi đáo hạn. Quan trọng nhất trong số này là Vàng, Bạc, Bạch kim và
Palladium tương lai.
Kim loại cơ bản (Base Metals)
CME Group cung cấp một loạt các hợp đồng tương lai Kim loại cơ bản dẫn đến
việc giao hàng thực tế khi đáo hạn. Quan trọng nhất trong số này là hợp đồng tương
lai nhôm và đồng COMEX
Kim loại đen (Ferrous Metals)
Bộ sản phẩm Ferrous của CME Group bao gồm các tùy chọn và hợp đồng tương
lai Quặng sắt và Thép, cung cấp các công cụ quản lý rủi ro cho các mặt hàng toàn cầu
quan trọng này trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Bộ Kim loại đen này giao dịch qua
quầy và được thông qua CME ClearPort và CME Globex.
CRYPTO CURRENCY
Hợp đồng Bitcoin


CME Group đã ra mắt hợp đồng tương lai bitcoin vào ngày 18 tháng 12 năm
2017, giao dịch trên nền tảng Globex và được xóa thơng qua ClearPort. Hợp đồng
tương lai Bitcoin của CME, ký hiệu mã BTC, là một hợp đồng được thanh tốn bằng
tiền mặt bằng đơ la Mỹ dựa trên tỷ lệ tham chiếu Bitcoin CME CF (BRR), đóng vai
trị là tỷ giá tham chiếu một lần một ngày của giá bitcoin Mỹ.

Hợp đồng tương lai Ether
CME hợp tác với Công ty TNHH Crypto (Crypto Facilities Ltd) vào tháng năm
năm 2018 để ra mắt CME CF Ether với tỷ giá tham chiếu theo đô la Mỹ (Dollar
Reference Rate), trong đó cung cấp một mức giá chuẩn hàng ngày bằng đô la Mỹ vào
lúc 4 giờ chiều theo giờ Luân Đôn, và CME CF Ether- Dollar Real-Time Index (Chỉ
số giao dịch thực Ether) cho phép người dùng truy cập giá Ether theo thời gian thực
(được cập nhật một lần mỗi giây, 24 giờ một ngày, 365 ngày mỗi năm) bằng đô la Mỹ.
Cả hai tỷ giá tham chiếu sẽ được tính tốn bởi Crypto Facilities dựa trên các giao dịch
và hoạt động từ Kraken và Bitstamp.
MICRO SUITE (BỘ SẢN PHẨM VI MƠ)
CME Group đã thơng báo rằng hơn một tỷ hợp đồng tương lai và quyền chọn
Micro đã được giao dịch cho đến nay. Các hợp đồng Micro của CME Group đã thành
công trong việc mang lại những lợi ích chính của việc mở rộng vị thế và tính linh
hoạt, đồng thời cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với các hợp đồng tương lai được
giao dịch trao đổi cho tất cả các cấp độ của nhà đầu tư.
CME tiếp tục hợp tác chặt chẽ với cộng đồng nhà môi giới để giúp giáo dục người
dùng thị trường ở mọi quy mơ về nhiều lợi ích của giao dịch hợp đồng tương lai
Micro, bao gồm tính thanh khoản sâu trong các sản phẩm chuẩn toàn cầu trên hầu hết
mọi loại tài sản có thể đầu tư.
Các lợi ích của hợp đồng nhỏ hơn có thể bao gồm:
-

Tiếp cận sản phẩm tiêu chuẩn năng lượng toàn cầu của Tập đồn CME

Mức chênh lệch tương tự mà khơng có u cầu ký quỹ của hợp đồng có kích
thước tiêu chuẩn
-

Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Kể từ khi ra mắt các hợp đồng Micro đầu tiên - Micro FX vào năm 2009, Tập

đồn CME đã nhanh chóng mở rộng các dịch vụ này, tạo ra một bộ đa dạng gồm hơn
20 sản phẩm. Hơn 362 triệu hợp đồng Micro đã được giao dịch chỉ trong 8 tháng đầu
năm 2021.
2.3. Data của sàn CME
Lợi nhuận
Chỉ số này cho thấy toàn bộ dữ liệu của sản phẩm tiêu chuẩn cho các quỹ liên
bang, đồng euro, dollar, SOFR, US Treasuries, …


Theo dõi dữ liệu về đường cong lợi suất, giám sát sự biến động về tỉ số thực tế và
kiểm tra những dữ liệu mang tính lịch sử, với những bộ sự liệu đi kèm, bao gồm:
Kho bạc BrokerTEC US
Kho bạc GOVPX US
BCMP - Bloomberg Capital Markets Package
Chỉ số vốn chủ sở hữu
Sử dụng các chỉ số vốn chủ sở hữu tiêu chuẩn bao gồm S&P, Nasdaq, Russell và
Dow Jones để đánh giá khả năng tiếp cận chỉ số
Nhận được một góc nhìn tồn bộ của thị trường và chỉ ra những cơ hội mới sử
dụng những sản phẩm dữ liệu vốn chủ sở hữu, bao gồm
Những đặc trưng và lựa chọn dữ liệu chỉ số chủ sở hữu thời gian thực
AIR futures
Chỉ số S&P
Lựa chọn và tương lai dữ liệu chủ sở hữu CME Globex
Năng lượng
Kiểm tra dữ liệu thị trường năng lượng khí đốt thực tế (xăng, ga tự nhiên, …)
Phân tích các sự kiện thị trường, giám sát bản tin qua vệ tinh và tìm hiểu sâu vào
những dữ liệu năng lượng lịch sử, bao gồm
Tương lai của ngành năng lượng thực tế, lựa chọn, sự lan tỏa và hạn
chế Hiệp ước và định giá NYMEX
Khối giao dịch NYMEX

Nông nghiệp
Lưu trữ bộ dữ liệu về thị trường nông nghiệp tiêu chuẩn quốc tế cho hạt, chăn
nuôi, gỗ, …
Khám phá độ sâu và độ rộng của dữ liệu sản phẩm nông nghiệp sử dụng sự theo
dõi của vệ tinh hoặc dữ liệu thời gian thực, bao gồm:
Hiệp ước và định giá CME và CBOT
Tương lai công nghiệp thời gian thực, lựa chọn, sự lan tỏa và hạn
chết Biểu đồ cột
Dữ liệu tiền mặt
Kim loại
Tìm ra sự phân bổ của tương lai và những lựa chọn bộ dữ liệu sản phẩm cho các
kim loại quý giá, kim loại cơ bản và sắt
Truy cập theo bộ dữ liệu thời gian thực, lịch sử và thay thế cho những sản phẩm
kim loại, với những dữ liệu bao gồm:
Tương lai, lựa chọn, sự phân bổ và khối của những kim loại theo thời gian thực


Hiệp ước và định giá NYMEX và COMEX
Kim loại NYMEX Globex
Tiền điện tử
Nhận được thông tin chi tiết hơn trong thị trường tiền điện tử sử dụng bộ dữ liệu
cho Bitcoin hoặc Ether
Phân tích dữ liệu, giám sát xu hướng lịch sử đang nổi, kết nối với sự khám phá
giá cả hoặc giám sát dữ liệu thời gian thực, với những bộ dữ liệu bao gồm:
Tương lai và lựa chọn của Bitcoin và Ether thời gian
thực Tương lai của Bitcoin và Ether Micro thời gian thực
Tương lai của tiền điện tử và giá trị và lịch sử của hiệp ước
FX
Tối đa hóa lựa chọn với bộ dữ liệu FX tồn cầu liên quan, bao gồm tương lai và
lựa chọn CME FX và giao dịch OTC FX

Trực tiếp tiếp cận dữ liệu đặt giá hoặc phân tích xu hướng thị trường FX trong
thời gian thực, bao gồm
Vé EBS
Diễn đàn FX Premium
Phân tích dữ liệu
Nhận thơng tin chi tiết hơn về quản trị rủi ro, doanh nghiệp và những nhu cầu
kinh doanh. Sử dụng số liệu phân tích để nghiên cứu về rủi ro, hiểu về đầu ra trong
kinh doanh và phát triển hiệu quả dịng chảy cơng việc
Những sản phẩm đặc biệt
CME CVOL
Công cụ QuickStrike
Dữ liệu trao đổi bổ sung
Khám phá dữ liệu từ sự trao đổi giữa những cộng tác và sử dụng nó để nâng cao
chiến lược hiện hành hoặc cung cấp góc nhìn sâu hơn vào các thị trường
Sự trao đổi đặc biệt
Minneapolis Grain
Exchange DME
Eris
Nguồn được lấy từ:
Báo cáo lợi nhuận hàng ngày
Khối lượng lợi nhuận và hợp đồng lợi nhuận mở
Hiệp ước


Lợi nhuận báo giá trì hỗn
Lợi nhuận giao dịch khối lượng lớn
2.4. Thời gian giao dịch
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago hoạt động hai phiên giao dịch mỗi ngày, với thời
gian nghỉ giữa hai phiên
Phiên trong ngày hoạt động từ 7h sáng đến 19h45 tối

Phiên thứ hai kéo dài từ 20h30 đến 1h20 sáng hôm sau

Tuy nhiên khi vào mùa đông, thời gian hoạt động sẽ muộn hơn 1 giờ
2.5. Phương thức giao dịch
Các giao dịch diễn ra theo hình thức giá công khai, 80% giao dịch trên nền tảng
CME Globex.
Bên cạnh đó, CME vận hành CME Clearing - dịch vụ thanh tốn đối tác trung tâm
để phịng ngừa rủi ro và ấn định giá trong các hoạt động kinh doanh.
CME giao dịch các hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư mua hàng với giá
định trước, có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu. Điều này nhằm tránh những biến
động khó lường trước.
III. Services (Dịch vụ)
1.
1.

Clearing Services (Dịch vụ thanh toán bù trừ)
1. Clearing home
Thanh toán bù trừ là một hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với hàng
hóa hoặc dịch vụ giữa các bên có thỏa thuận hoặc nghĩa vụ với nhau. Việc thanh tốn
bù trừ có thể diễn ra giữa các cơng ty hoặc quốc gia và mục đích chính của nó là giảm
số lần thanh toán cho các dịch vụ hoặc hàng hóa được cung cấp theo một thỏa thuận
đã ký kết trước đó hoặc để giảm chi phí hoạt động ngân hàng. Thanh tốn bù trừ có
một tên gọi khác - thanh toán bồi thường.
CME Clearing là trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường phái
sinh. Với tư cách là bên trung gian hoặc đối tác của mọi giao dịch, CME Clearing
đóng vai trị là người mua đối với người bán và là người bán đối với người mua trên
mọi giao dịch.
Lợi ích của dịch vụ thanh tốn bù trừ:
Tính minh bạch: Cơng khai giá thị trường, số liệu thị trường, thực hành quản lý
rủi ro và các biện pháp bảo vệ tài chính

Tính trung lập: là trung gian đối với mọi giao dịch; tiêu chuẩn quản lý rủi ro
Bảo mật: Hệ thống trái phiếu hiệu suất để đảm bảo vị thế và giảm thiểu rủi ro
trước


Đánh dấu hàng ngày cho thị trường của các vị trí đã xóa để loại bỏ rủi ro sau
hậu quả
1.2. Quản lý rủi ro
Clearing đóng vai trị là đối tác của mọi giao dịch đã được xóa, trở thành người
mua đối với từng người bán và người bán đối với từng người mua và hạn chế rủi ro tín
dụng bằng cách đảm bảo hoạt động tài chính của cả hai bên. CME Clearing đã thiết
lập một hệ thống bảo mật tài chính để cung cấp một hệ thống quản lý rủi ro tối ưu.
CME Clearing cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho nhiều loại sản phẩm và đã phát
triển độc lập các biện pháp bảo vệ tài chính để phục vụ tốt nhất các thuộc tính của cơ
sở hạ tầng thị trường đang phục vụ các sản phẩm cụ thể. Mỗi thành viên của Clearing
Services được yêu cầu tham gia vào mỗi gói hệ thống bảo vệ tài chính cho sản phẩm
đủ điều kiện.
Các cơng ty thanh tốn CME phải tuân thủ nghiêm ngặt quản lý vốn, hoạt động và
rủi ro tiêu chuẩn như một điều kiện của thanh tốn bù trừ thành viên. Các tiêu chuẩn
của cơng ty thanh toán bù trừ này được tăng cường bởi CME Clearing rủi ro quản lý
và giám sát tài chính kỹ thuật được thiết kế để:

lai

Ước tính khả năng tiếp xúc thị trường tiềm
năng Ngăn chặn sự tích lũy của các khoản lỗ
Đảm bảo tính tồn vẹn và khả năng thích hợp thành viên thanh tốn bù trừ
Đảm bảo rằng có đủ nguồn lực có sẵn để thực hiện các nhiệm vụ trong tương

Phát hiện tài chính nhanh chóng và những điểm yếu trong hoạt động

Cho phép hành động nhanh chóng và thích hợp để khắc phục mọi vấn đề tài
chính và bảo vệ tham gia thị trường
1.2.1. Đánh dấu thị trường (Mark-to-Market)
CME Clearing thúc đẩy sự ổn định tài chính trong tồn bộ hệ thống tài chính
bằng cách giám sát và xóa bỏ các nghĩa vụ nợ tích lũy giữa các bên tham gia thị
trường. Tại mỗi khu định cư chu kỳ, CME Clearing xác định sự thay đổi theo giá trị
thị trường của tất cả các vị thế mở từ chu kỳ giải quyết trước và liên lạc với các thành
viên bù trừ tương ứng để giải quyết.
Các nghĩa vụ nợ từ các hợp đồng quyền chọn là ngay lập tức bị loại bỏ khi
người mua quyền chọn trả phí bảo hiểm (chi phí của quyền chọn) tại thời gian mua
hàng và sau đó là các vị trí được đánh dấu để đưa ra thị trường.
1.2.2. Trái phiếu hiệu suất tập trung
CME Clearing cũng duy trì sự tập trung chương trình trái phiếu hiệu suất, mà
cho phép CME Clearing tính phí bổ sung yêu cầu về trái phiếu hiệu suất khi a
thanh tốn bù trừ lộ trình thị trường tiềm năng của thành viên trở nên lớn so với
tài chính các nguồn lực sẵn có để hỗ trợ những lần trình bày đó.


1.2.3. Quỹ bảo lãnh
Các quy tắc của CME Clearing được thiết kế để tối đa hóa tính thanh khoản và
an tồn của quỹ bảo lãnh. Quỹ bảo lãnh đóng được tính tốn lớn hơn 500.000 đơ la
hoặc kết quả của một cơng thức trong đó 95% của tổng số u cầu dựa trên thành viên
thanh tốn bù trừ đóng góp tương xứng với rủi ro tổng hợp yêu cầu trái phiếu hiệu
suất so với trước ba tháng và 5% còn lại là dựa trên đóng góp của thành viên bù trừ
đối với hoạt động giao dịch có trọng số rủi ro trước ba tháng.
1.2.4. Bảo vệ khách hàng
Khách hàng gặp rủi ro tín dụng trong kinh doanh thơng qua bất kỳ khoản hoa
hồng tương lai cụ thể nào người bán (FCM), vì vậy lựa chọn của mỗi khách hàng cho
một FCM phù hợp là rất quan trọng.
Nói chung, một tổ chức thanh tốn bù trừ vai trị trong q trình bảo vệ khách

hàng là giám sát các yêu cầu quản lý rủi ro để cung cấp giám sát, yêu cầu tất cả khách
hàng đăng các trái phiếu hiệu suất đầy đủ, quản lý các chương trình giám sát tài chính
được thiết kế để giám sát khả năng tài chính của việc thanh toán bù trừ FCM các
thành viên, và khi cần thiết, áp đặt các biện pháp khắc phục cụ thể trong nỗ lực ngăn
chặn hậu quả của sự suy thối tài chính của một thành viên thanh tốn bù trừ.
1.3. Quản lý tài chính và đảm bảo tài sản
CME Clearing quản lý hàng tỷ đô la mỗi ngày trong quá trình cân bằng tài
khoản và duy trì lợi nhuận/trái phiếu hiệu suất. CME Clearing áp đặt giới hạn đô la
cứng đối với từng loại tài sản khác với tiền mặt và Kho bạc Hoa Kỳ.
CME chấp nhận một danh mục tài sản đa dạng làm tài sản thế chấp để gửi vào
tài khoản giao dịch, bao gồm đô la Mỹ, một số ngoại tệ chọn lọc, Kho bạc Hoa Kỳ,
một số khoản nợ có chủ quyền nước ngồi, chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản
và trái phiếu đại lý.
Các khoản tiền gửi trái phiếu hiệu suất được chấp nhận của khách hàng của các
Công ty thành viên thanh toán bù trừ phải tuân theo Quy tắc CME 930.C. Các tiêu
chuẩn về khả năng chấp nhận tài sản thế chấp được tiết lộ trên trang web này được
thiết lập cho CME và các thành viên bù trừ. Chủ tài khoản có thành viên bù trừ nên
trao đổi với thành viên bù trừ về các tiêu chí chấp nhận tài sản đảm bảo.
1.4. Các hoạt động thanh toán bù trừ và giao hàng
Phần Hệ thống thanh toán và hoạt động trình bày tất cả thơng tin mà những người
tham gia thị trường thơng tin cần hiểu về quy trình thanh toán bù trừ và cách CME
Clearing quản lý mỗi giao dịch.
1.5. Trái phiếu hiệu suất/ Lợi nhuận
Tiền ký quỹ, còn được gọi là Trái phiếu hiệu suất là khoản tiền ký quỹ bắt buộc
phải có để đảm bảo rằng một thành viên bù trừ có thể trang trải các khoản lỗ có thể
xảy ra với các vị thế giao dịch của mình. Trái phiếu lợi nhuận/Hiệu suất giúp đảm bảo
rằng các thành viên bù trừ có thể đáp ứng các nghĩa vụ của họ đối với khách hàng và


đối với CME Clearing. Trái phiếu hiệu suất/tỷ suất lợi nhuận thay đổi tùy theo sự biến

động của sản phẩm và thị trường.
2.
2.

Clearing Resources
1. Clearing Advisories
Xem kho lưu trữ các thơng báo gần đây và lịch sử từ mọi khía cạnh giao dịch tại
CME Group. Công cụ dễ điều hướng này cho phép bạn lọc và tìm kiếm các thơng báo
theo chủ đề và phân chia. Thơng báo có thể bao gồm các chủ đề khác nhau, từ thông
báo sản phẩm mới, thay đổi giờ giao dịch và hơn thế nữa.

2.2. Clearing Firms
Tìm kiếm danh sách đầy đủ các cơng ty thành viên của CME Group.


2.3. Financial and Regulatory Surveillance Forms
Cung cấp các biểu mẫu và thỏa thuận của bộ phận Giám sát Quy định và Tài
chính.



×