Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Sự khác nhau giữa các loại tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại? Làm rõ sự khác nhau về phương pháp kế toán trả lãi TK không kì hạn và có kì hạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.57 KB, 31 trang )

Kế tốn ngân hàng

Nhóm 8
Đề chẵn: Sự khác nhau giữa các loại tiền gửi trong nghiệp vụ huy
động vốn của ngân hàng thương mại? Nguyên tắc, phương pháp kế
toán các loại tiền gửi. Làm rõ sự khác nhau về phương pháp kế tốn
trả lãi tiền gưi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng có kỳ hạn.
Tên học phần: Kế tốn ngân hàng
Mã lớp học phần: 1402BAUD0621
Tên thành viên nhóm 8:
71. Nguyễn Thị Phấn
72. Nguyễn Thị Kim Phú
73. Doãn Thu Phương
74. Huy Thị Phương
75. Nguyễn Thị Phương
76. Trần Thị Phương
77.Vũ Mai Phương
78.Vũ Thị Thu Phương
79. Hoàng Hào Quang
80. Trần Thị An Sáng

Nhóm 8

Page 1


Kế tốn ngân hàng

BIÊN BẢN PHÂN CHIA CƠNG VIỆC NHĨM
$$$
Nội dung: Nhóm trưởng phân cơng cơng việc cho các thành viên trong nhóm và đưa ra


hạn nộp bài.
Bảng phân chia cơng việc
STT

Họ và tên

Cơng việc

71

Nguyễn Thị Phấn

Tìm hiểu chương 1: sự khác nhau giữa các

74

Huy Thị Phương

loại tiền gửi trong nghiệp vụ huy động vốn

78

Vũ Thị Thu Phương

của NHTM

75
77
79
73


Nguyễn Thị Phương
Vũ Mai Phương
Hồng Hào Quang
Dỗn Thu Phương

Tìm hiểu chương 2: Nguyên tắc và phương

80

Trần Thị An Sáng

76

Trần Thị Phương

72

Nguyễn Thị Kim Phú

pháp kế tốn tiền gửi
Tìm hiểu về chương 3: sự khác
nhau về phương pháp kế toán trả
lãi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng
kỳ hạn

slide
Thuyế

t trình

Tổng hợp, làm bản word và chỉnh sửa lại
power point.

Nhóm trưởng ký

Nhóm 8

Làm

Page 2


Kế toán ngân hàng
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM
STT
theo
dan

Họ và tên sinh viên

MSV

Chức vụ

71

Nguyễn Thị Phấn

12D180333


Thành viên

72

Nguyễn Thị Kim Phú

12D180034

73

Doãn Thu Phương

12D180275

Thành viên

74

Huy Thị Phương

12D180276

Thành viên

75

Nguyễn Thị Phương

12D180035


Thành viên

76

Trần Thị Phương

12D180334

Thành viên

77

Vũ Mai Phương

12D180275

Thành viên

78

Vũ Thị Thu Phương

12D180335

Thành viên

79

Hồng Hào Quang


80

Trần Thị An Sáng

h
sách
Nhóm
trưởng

Thành viên
12D180279

Thành viên

Chữ ký của nhóm trưởng

Mục lục

Nhóm 8

Page 3

KQ đánh giá
Tự
Giá
đán N
o
h
T
viên

giá


Kế toán ngân hàng

Lời mở đầu
Ngân hàng(NH) là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng(cá nhân,
hộ gia đình) và với hầu hết các cơ quan chính quyền địa phương (thành phố, tỉnh…).
Hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, từ người bán rau quả cho tới
người kinh doanh ô tô, ngân hàng là tổ chức cung cấp tín dụng cơ bản phục vụ cho
việc mua hàng hóa dự trữ hoặc mua ơ tơ trưng bày. Khi kinh doanh và người tiêu dùng
phải thanh toán cho các khoản mua hàng hóa, dịch vụ họ thường sử dụng séc, thẻ tín
dụng hay tài khoản điện tử. Và khi cần thơng tin tài chính hay cần lập kế hoạch tài
chính, họ thường tìm đến ngân hàng để nhận được lời tư vấn.
Hiện nay ở nước ta, thị trường tài chính chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách
có hiệu quả, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn
phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Với vai trị là một trung
gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đã
trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Sự thịnh vượng và phát triển
của một NHTM căn cứ vào đâu? Khơng thể là gì khác ngoài Tiền gửi.
Tiền gửi là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân
hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho
vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng.
Khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu
xin vay là những chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong quản lý ngân hàng.
Từ vai trị quan trọng của tiền gửi đối với mỗi ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói
chung thì nhóm em đã cố gắng tìm hiểu đề tài: Sự khác nhau giữa các loại tiền gửi
trong nghiệp vụ huy động vốn của NHTM? Nguyên tắc và phương pháp kế toán các
loại tiền gửi. Làm rõ sự khác nhau về phương pháp kế tốn trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn

và trả lại tiết kiệm khơng kỳ hạn.

Nhóm 8

Page 4


Kế toán ngân hàng
Trên cơ sở những kiến thức đã học và những nội dung tham khảo qua sách báo,
thông tin đại chúng, nhóm em đã tìm hiểu đề tài này. Kết cấu gồm 2 phần chính:
Chương 1: Sự khác nhau giữa các loại tiền gửi trong hoạt động huy động vốn
của ngân hàng thương mại (NHTM).
Chương 2: Nguyên tắc và phương pháp kế toán các loại tiền gửi.
Chương 3: Sự khác nhau về phương pháp kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của NH là rất đa dạng và phong phú.
Vì Thời gian có hạn, thiếu kinh nghiệm, bài làm cịn nhiều thiếu sót nên nhóm chúng
em rất mong nhận được sự đánh giá , góp ý, sửa chữa của cơ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cơ!

Nhóm 8

Page 5


Kế toán ngân hàng
Chương 1: Sự khác nhau giữa các loại tiền gửi trong nghiệp vụ
huy động vốn của ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1. Khái quát chung về tiền gửi trong NHTM
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tiền gửi trong NHTM

1.1.1.1.
Khái niệm

Thông thường người ta xem tiền gửi là số tiền do khách hàng gửi vào và để
lại trong tài khoản của họ tại ngân hàng. Hiểu như thế chưa trọn nghĩa:
+ Đối với người gửi tiền, ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào mục đích của họ. Có thể
dễ dàng nhận thấy hai trường hợp sau: Một là khách hàng mở tài khoản để hưởng
các lợi ích từ các cơng cụ thanh tốn mà ngân hàng cung cấp cho họ. Hai là khách
hàng gửi tiền vào để hưởng lãi như gửi vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản định
kỳ. Nhưng đổi lại họ không thể sử dụng các cơng cụ thanh tốn của ngân hàng như
séc chẳng hạn.
+ Đối với ngân hàng, cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân
hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những
nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng- một quỹ sinh
lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều
năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Như vậy các loại tiền gửi đã
tạo thành nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lợi trong các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Đối với NHTM có hai nguồn tiên gửi chính : tiền gửi của
các doanh nhân và tiền gửi của dân cư.
Qua những điều trình bày ở trên người ta nhận thấy có khó khăn trong việc
định nghĩa “tiền gửi”. Ở các nước phát triển người ta định nghĩa “tiền gửi” trong
một bản luật: “được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng
bất luật dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền
đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ
cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả những
lệnh phải trả tiền của người gửi tiền bằng séc, chuyển khoản, thư tín dụng…hay bất
cứ bằng cách nào khác; cũng thâu nhập vào tài khoản tiền gửi mọi số tiền mà ngân
hàng thu hộ cho người gửi”. “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín
dụng dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và
Nhóm 8


Page 6


Kế tốn ngân hàng
các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc khơng hưởng lãi và phải được
hồn trả cho người gửi tiền”. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan
trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng.
Như vậy, các khái niệm về tiền gửi theo quy định pháp lý nêu trên có mối liên
quan mật thiết với tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Người gửi tiền có thể
lựa chọn các loại hình tiền gửi theo mục đích của họ và được hưởng các dịch vụ do
ngân hàng cung cấp, được hưởng lãi suất. Đồng thời có nghĩa vụ để ngân hàng sử
dụng số tiền gửi đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thực hiện
việc hoàn trả vào ngày đáo hạn (đối với tài khoản có kỳ hạn) hoặc theo yêu cầu của
khách hàng (đối với tài khoản không kỳ hạn). Ngày nay khách hàng có nhiều cách
gửi tiền và có thể làm cho tài sản bằng tiền sinh ra lãi theo các dự đốn và tính tốn
của họ.
1.1.1.2.

Đặc điểm

Tiền gửi phải được thanh tốn ngay khi có sự u cầu của khách hàng, cả khi
đó là tiền gửi có kỳ hạn nhưng chưa hết hạn. Hoạt động nhận tiền gửi được nhìn
nhận như là một nghiệp vụ kinh doạnh của NHTM, với nội dung chủ yếu là nhận
tiền gửi của khách hàng thông qua mở cho khách hàng một tài khoản như tài khoản
gửi định kỳ (tiền gửi có kỳ hạn), tài khoản tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi không kỳ hạn)
và tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Giao dịch nhận tiền gửi của ngân hàng được hiểu là
cam kết song phương giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, thông qua việc giao kết
hợp đồng tài khoản tiền gửi. Giai đoạn đầu, nó chỉ đơn thuần là một hợp đồng dịch
vụ gửi giữ tài sản, theo đó ngân hàng đóng vai trị là bên nhận gửi giữ để được

nhận thù lao. Về sau, do nhu cầu khách quan của hoạt động kinh tế, giữa ngân hàng
và khách hàng có thêm thỏa thuận NH có thể sử dụng chính số tiền này để đầu tư
nhằm mục đích sinh lợi, với điều kiện là phải hoàn trả cho người sử dụng toàn bộ
số vốn đã sử dụng kèm theo một khoản lãi nhất định tùy thuộc vào thời gian mà
NH giữ khoản tiền đó. Giao dịch nhận tiền gửi đã được nhìn nhận là hành vi vay
tiền từ công chúng với cam kết đảm bảo an tồn cho số tiền gửi đó cùng với nghĩa
vụ hoàn trả cả lãi và gốc. Việc NH giữ các khoản tiền gửi này cho khách hàng
không đơn thuần là một nghiệp vụ giữ hộ tài sản hay quản lý tài sản cho khách
hàng để nhận thù lao mà quan trọng hơn nó là nghiệp vụ huy động vốn- nghiệp vụ
Nhóm 8

Page 7


Kế toán ngân hàng
đi vay của NHTM từ nền kinh tế. Do đó khi người gửi tiền yêu cầu thanh tốn thì
NH buộc phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng.
-

Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường chiếm hơn
50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng.

-

“Tiền gửi” là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng.
Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc. Các NH có thể giữ tiền mặt cao hơn
hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng khơng được giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.
Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt
thường là từ các NHTW để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong
những công cụ của NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm

thay đổi số nhân tiền tệ. Chính vì thế nên chi phí tiền gửi cao hơn trả lãi cho
tiền gửi. Khi huy động tiền gưi ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau
khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh tốn, ngân hàng có thể
cho vay phần tiền gửi còn lại. Hiện nay, hầu hết các nhà quản lý ngân hàng
đang phải đối mặt với tình trạng tiến thối lưỡng nan trong việc định giá các
nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi- nguồn vốn quan trọng nhất của NH. Một mặt,
NH phải trả một mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút và duy trì sự ổn định
trong lượng tiền gửi của khách hàng. Mặt khác, NH phải cố gắng hạn chế việc
trả lãi quá cao bởi vì điều này sẽ làm giảm mức thu nhập tiềm năng của NH.
Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính
càng làm cho vấn đề nêu trên trở nên phức tạp hơn bởi vì cạnh tranh có xu
hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi trong khi làm giảm thu nhập dự kiến từ

hoạt động đầu tư và cho vay.
1.1.2. Vai trò của tiền gửi trong NHTM
- Các khách hàng doanh nhân thông qua việc mở tài khoản để được ngân hàng
cung ứng các dịch vụ về ngân quỹ thu chi tài vụ một cách nhanh chóng và an
tồn. Nghiệp vụ này nếu tự khách hàng đứng ra đảm trách sẽ tốn rất nhiều công
sức và thời gian. Về phía NH qua nghiệp vụ này, cũng thu hút được một số
-

lượng tiền gửi của khách hàng trên tài khoản và một lệ phí nhất định.
Đối với khách hàng thuộc tầng lớp dân cư, việc mở tài khoản và ký gửi tiền tại
NH, ngoài việc được NH cung cấp một số séc để thuận tiện chi trả, còn được
NH cung ứng một loạt dịch vụ đa dạng về tài chính có sinh lời. Trong nền kinh

Nhóm 8

Page 8



Kế tốn ngân hàng
tế thị trường, một cơng dân muốn tích lũy vốn trước hết phải có hai khả năng
lựa chọn: hoặc giữ đồng tiền tích lũy được của mình trong két sắt, hoặc mua cổ
phần (của các công ty cổ phần) hay mua trái phiếu (của nhà nước hay các cơng
ty). Cả hai khả năng này đều có rủi ro hoặc ít khả năng thanh tốn. Do đó, họ
phải có cách lựa chọn thứ ba: gửi tiền vào ngân hàng để vừa giữ được vốn tích
lũy của mình tương đối an toàn, vừa thu được một khoản lợi tức nhất định.
Đối với các ngân hàng thương mại, tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và

-

phát triển của ngân hàng, là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế tốn giúp
phân biệt NH với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính cho
các khoản cho vay của NHTM, là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát
triển của NH. Khả nawg huy động tiền gửi với mức lãi suất hợp lý cịn là những
chỉ số quan trọng đánh giá tính hiệu quả trong quản lý NH. Ngồi ra NH cịn
thu được một khoản lệ phí nhất định.
1.2.

Phân loại tiền gửi trong NHTM
Theo Luật các TCTD tại Việt Nam đã nêu rõ: “Ngân hàng được nhận

tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khác”.
Các loại hình tiền gửi của ngân hàng huy động rất đa dạng bao gồm:
1.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn (KKH) là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào (nên
cịn được gọi là “Tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – Demand deposit”), khách

hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chi trả cho người
được hưởng về tiền hàng hoá, cung ứng lao động dịch vụ…Đối với khoản tiền gửi
này mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực
hiện các khoản thanh tốn qua ngân hàng, do vậy nó thường được gọi là tiền gửi
thanh toán. Ở nhiều nước phần lớn các giao dịch thanh tốn thơng qua tài khoản
tiền gửi thanh toán được thực hiện bằng Séc và do vậy người ta cũng có thể gọi đây
là khoản tiền gửi có thể phát hành Séc (Checking Account). Đối với ngân hàng thì
khoản tiền gửi KKH này ngân hàng chỉ phải chi trả lãi thấp, đồng thời cũng thu phí
thanh tốn khách hàng thực hiện thanh tốn qua ngân hàng. Loại tiền gửi KKH
được huy động dưới hình thức sau:
Nhóm 8

Page 9


Kế toán ngân hàng
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi phi giao dịch: nguồn vốn trên các tài

-

khoản tiền gửi phi giao dịch của khách hàng là những khoản tiền tạm thời nhàn
rỗi. Tài khoản phi giao dịch có đặc điểm chung là người sử dụng chúng được
-

hưởng lãi nhưng khơng có quyền phát hành Séc cho nhu cầu thanh toán.
Huy động qua tài khoản giao dịch của khách hàng: đây là khoản tiền gửi mà
người mở tài khoản có quyền sử dụng những cơng cụ thanh tốn của Ngân hàng
để phục vụ cho hoạt động của mình như: Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Séc các
loại, thư chuyển tiền…người ta gọi đây là tài khoản có thể phát hành Séc.


Các ngân hàng thậm chí cịn u cầu duy trì một số dư tối thiểu trên tài
khoản. Trường hợp trong thời gian dài trên tài khoản khơng có tiền hoặc có số dư thấp
hơn mức tối thiểu quy định thì chủ tài khoản cịn phải trả phí duy trì tài khoản cho
ngân hàng. Phải trả phí dịch vụ thanh tốn hay khơng là tuỳ vào quy định của Ngân
hàng đối với từng loại hình dịch vụ thanh tốn.
Với loại tiền gửi này, người gửi khơng nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là
nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân
hàng. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này cịn được gọi là tiền gửi thanh tốn. Đây là
một nguồn vốn biến động thường xuyên.
1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposit)

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào khách hàng chỉ
được rút ra sau sau một thời hạn nhất định, từ một vài tháng cho đến một vài
năm.
Mục đích của người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi. Do tính chất loại
nguồn vốn này tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn số dư này để cho
vay trung và dài hạn phụ thuộc vào thời hạn của tiển gửi. Nếu nguồn vốn này chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn tiền gửi thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho
ngân hàng trong quá trình kinh doanh.
Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó, khách hàng được quyền rút
từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt. Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền
của khách hàng các NHTM có các loại kỳ hạn như :3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12
tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Với mỗi kỳ hạn khác nhau, ngân hàng
áp dụng các lãi suất khác nhau, thông thường thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Nhóm 8

Page 10


Kế toán ngân hàng

Theo đúng nguyên tắc khách hàng chỉ có thể rút tiền gửi loại này theo đúng quy định,
tuy nhiên để nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ, lôi kéo khách hàng, ngân hàng
cho phép khách hàng rút trước thời hạn nhưng với điều kiện hưởng lãi suất thấp hơn.
1.2.3. Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) là loại tiền của dân cư gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích hưởng lãi. Hình thức phổ biến nhất và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ,
người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để ghi số tiền gửi vào và rút ra.
+ Đối với khách hàng: Chủ của các khoản TGTK thơng thường là các cá nhân và hộ
gia đình. Họ gửi vào ngân hàng những khoản thu nhập chưa cần thiết sử dụng đến ở
thời điểm hiện tại vì nhu cầu tiết kiệm và có thể chi dùng trong tương lai. Điều họ
quan tâm trước hết là lợi tức họ được hưởng, dưới dạng tiền lãi ngân hàng trả hoặc có
thể bao gồm cả chênh lệch giá nếu như những khoản này được thiết kế dưới dạng các
hợp đồng đủ tiêu chuẩn trao đổi rộng rãi trên thị trường.
+ Đối với ngân hàng: TGTK là nguồn vốn khá ổn định, nó cho phép các NHTM chủ
động trong việc đầu tư vào hoạt động sinh lời. Tuy nhiên, do đa phần những món tiết
kiệm thường nhỏ, phân tán và lãi suất các ngân hàng phải trả cho chúng cao nên chi
phí thu hút nguồn vốn này thường lớn hơn so với tiền gửi thanh toán. Một phần do tâm
lý của người phương Đơng nói chung và người Việt Nam nói riêng là ln phải có một
lượng tiền nhất định sẵn có trong nhà phịng khi có việc cần dùng đến. Nắm bắt được
tâm lý người dân như vậy, các NHTM cũng đa dạng hoá các sản phẩm huy động về kỳ
hạn, phương thức huy động, về cách thức tính lãi... Các mức lãi suất tương ứng với
từng kỳ hạn gửi được các NHTM công bố cụ thể. Để khai thác triệt để thị trường đầy
tiềm năng này, việc phân chia các khoản TGTK của dân cư có thể theo nhiều tiêu thức
khác nhau nhưng thông thường người ta thường chia các khoản TGTK của dân cư ở
Việt Nam, bao gồm 3 loại sau:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào
nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Phần lớn khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là do
chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại mong muốn thu
được mức lãi trong khoản tiền nhàn rỗi. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền mà

khách hàng chi được rút ra khi đến hạn thanh toán. Trên thực tế để thu hút khách hàng,

Nhóm 8

Page 11


Kế toán ngân hàng
ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút trước hạn với điều kiện hưởng lãi suất thấp
(thường bằng mức tiền gửi KKH, thậm chí khơng được hưởng lãi).
Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: thường là hình thức tiết kiệm trung và dài
hạnnhằm mục đích xây dựng nhà ở. Những người tham gia loại hình này ngồi việc
hưởng lãi suất được ngân hàng cho vay còn nhằm mục đích bổ sung thêm vốn cho xây
dựng nhà. Ngồi hưởng lãi thì người gửi tiền cịn được ngân hàng cho vay nhằm bổ
sung thêm vốn. Hạn mức tín dụng cho vay tối đa bằng số dư TGTK. Trong đó: Tiền
gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm được gọi chung là tiền gửi phi giao dịch. Chúng có
đặc tính chung là được hưởng lãi và chủ các tài khoản này khơng được phát hành Séc.
Với loại hình này, khách hàng gửi tiền sẽ nhận được một mức lãi suất cao hơn nhiều
so với tiền gửi không kỳ hạn.
1.3.

So sánh các loại tiền gửi trong NHTM

Chỉ tiêu so Tiền gửi
Không kỳ hạn
sánh
Khái niệm Là loại tiền gửi
mà người gửi
tiền được sử
dụng khoản tiền

gửi đó vào bất
cứ thời điểm
nào để phục vụ
cho nhu cầu
thanh tốn.

Có kỳ hạn
Là loại tiền gửi
mà khách hàng
chỉ gửi vào
ngân hàng trong
một
khoảng
thời gian xác
định.

Tiền gửi tiết kiệm
Khơng kỳ hạn
Có kỳ hạn
Là loại tiền gửi Là loại tiền gửi
để dành của các tiết

kiệm



tầng lớp dân cư khách hàng có
dược gửi vào thể rút ra sau
NH để hưởng một thời gian
lãi, là loại mà nhất định theo

khách hàng có thỏa thuận với
thể rút nhiều lần tổ chức nhận
hoặc bất cứ lúc tiền gửi, nết rút
nào

hạn

nhận
Đối tượng

trước

lãi

sẽ
suất

thấp.
Doanh nghiệp, Doanh nghiệp, Cá nhân, hộ gia Cá nhân
tổ chức và cá cá nhân

đình

nhân
Hồ sơ, thủ - Giấy đề nghị - Hợp đồng tiền - Chứng minh - Chứng minh
gửi có kỳ hạn
tục
tài mở TK
nhân dân hoặc nhân dân hoặc
Nhóm 8


Page 12


Kế toán ngân hàng
khoản

-Chứng từ pháp - Các chứng từ hộ chiếu cịn
pháp lý có liên hiệu lực

quan
- Giấy gửi tiền
- Các giấy tờ
tiết kiệm theo
khác theo yêu
mẫu của NH
cầu của ngân

Phương

Số

tiền

thức

khách

hàng
của Gửi vào TK của Khách

hàng DN

hoặc

được theo dõi chức,

DN

hộ chiếu còn
hiệu lực
- Giấy gửi tiền
tiết kiệm theo
mẫu của NH

hàng Gửi

vào

tài

tổ được ngân hàng khoản tiết kiệm
sẽ trao cho một của



nhân,

qua giấy báo làm một hợp quyển sổ tiết ngân hàng sẽ
Nợ và báo Có đồng tiền gửi kiệm để theo phát hành cho
của ngân hàng


(không phải sổ dõi.

khách hàng sổ

tiết kiệm) với

tiết kiệm tương

NH

ứng số tiền, kỳ

trong

khoảng

thời

hạn và lãi suất

gian nhất định
(kỳ

hạn)

tùy

thuộc vào kỳ
hạn




DN

chọn sẽ có mức
lãi suất tương
ứng với kỳ hạn
Tiện
đối
NH

Nhóm 8

ích -Nguồn vốn dễ
với biến động- nguy
cơ cho NH
- NH không chủ
động trong việc
sử dụng nguồn
vốn này
- Số dư khơng
lớn nhưng số

đó
- Nguồn vốn
tương đối ổn
định
-Ngân hàng chủ
động trong việc

sử dụng nguồn
vốn này. NH có
thể sử dụng
phần lớn tồn
Page 13

-

Nguồn

vốn - Có tính ổn

khá ổn định.

định cao hơn

- NH chỉ được tiền gửi không
phép sử dụng kỳ hạn
tồn khoản khi - NH chủ động
đã đảm bảo khả trong việc huy
năng

thanh động vốn

toán, chi trả.


Kế toán ngân hàng

Tiện


lượng rất nhiều khoản vào việc
làm cho tổng kinh doanh.
vốn huy động
qua tiền gửi
thanh toán tăng
đáng kể. ( Tạo
ra nguồn thu
phí cho NH)
- Tuy nhiên,
NH khó kế
hoạch hóa việc
sử dụng
ích Có thể rút tiền Theo
đúng Khách hàng có KH chỉ được rút

đối

với và dùng thanh nguyên tắc thì thể gửi và nhiều ra khi đến hạn

KH

tốn bất cứ khi KH chỉ có thể lần và rút ra bất thanh
nào.

toán

rút tiền sau một cứ lúc nào.

nhưng thực tế


khoảng

NH

thời

vẫn

gian nhất định

phép

tuy nhiên NH

trước

vẫn cho KH rút

nhưng

tiền trước hạn

mức

nhưng

cho

thấp hơn.


phải

KH

rút
hạn

hưởng
lãi

suất

hưởng mức lãi
Mục đích

suất thấp hơn
Nhằm đảm bảo Chủ yếu để KH mong muốn Mục đích chính
an tồn về tài hưởng lãi

được hưởng lãi để hưởng lãi

sản và thực hiện

từ khoản tiền

các nghiệp vụ

nhàn


thanh

mình

tốn

rỗi

của

khơng dùng tiền

Nhóm 8

- Lãi suất cao

khơng

Lãi suất

mặt qua NH
- Thấp hoặc -Lãi suất cao - Lãi suất thấp

hơn

hưởng hơn

tiền

gửi


Page 14

tiền

gửi


Kế tốn ngân hàng
lãi

khơng kỳ hạn

khơng kỳ hạn

- Tính lãi theo -Định kỳ, lãi - Lãi tính theo
- Tính lãi theo phương pháp số được
phương

pháp dư



Chi

và phương pháp số

không nhập vào vốn dư

tích số và nhập nhất thiết phải theo

vốn
phí Thấp

tính

nhập vốn
Cao



khơng

phương nhất thiết phải

pháp tích số
Cao

nhập vốn
Cao

huy động
Hình thức Mỗi KH được KH được cấp KH được NH KH được trao
thể hiện

cấp một số tài một

số

tài trao cho một cho một quyển


khoản để NH khoản để giao quyển sổ tiết sổ tiết kiệm để
theo dõi

dịch

kiệm để theo giao dịch
dõi

Chương 2. Nguyên tắc và phương pháp kế toán các loại tiền gửi
Tiền gửi khơng kỳ hạn:
2.1.1. Ngun tắc kế tốn tiền gửi khơng kỳ hạn

2.1.

Khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào thông qua công cụ thanh tốn, đây là
khoản tiền mà NH phải có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng bất cứ lúc nào.
2.1.2. Phương pháp kế tốn tiển gửi khơng kỳ hạn
• Kế tốn khi khách hàng gửi tiền:
-

-

-

Nếu nhận tiền bằng đồng Việt Nam:
Nợ TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị
Có TK 4211/KH: Tiền gửi KKH của KH trong nước bằng ĐVN
Nếu nhận tiền gửi bằng chuyển khoản VNĐ
+ Nếu cùng hệ thống NH:
Nợ TK 4211 (TK người chi trả)

Có TK 4211 (TK của người thụ hưởng)
+ Nếu khác hệ thống NH:
Nợ TK 5012 : Thanh tốn bù trừ giữa các NH
Có TK 4211 (TK của người thụ hưởng)
Nếu nhận tiền gửi bằng ngoại tệ:
Nợ TK 103: Tiền mặt ngoại tệ
Có TK 422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
• Kế tốn chi trả tiền cho khách hàng:

Nhóm 8

Page 15


Kế toán ngân hàng
-

-

-

Nếu chi trả tiền gửi bằng đồng Việt Nam và bằng tiền mặt
Nợ TK 4211
Có TK 1011
Nếu chi trả tiền gửi bằng vàng, ngoại tệ
Nợ TK 4211
Có TK 1031
Nếu chi trả bằng chuyển khoản Việt Nam/ Ngoại tệ
+ Nếu cùng hệ thống ngân hàng:
Nợ TK 4211 (4221)

Có TK 4211 (4221): Người thụ hưởng
+ Nếu khác hệ thống ngân hàng:
Nợ TK 4211 (4221): Người chi trả
Có TK 5012: tài khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
Trong trường hợp chủ tài khoản trích từ tài khoản tiền gửi thanh tốn để chuyển
đến một ngân hàng khác thì ngân hàng cịn thu lệ phí chuyển tiền của khách
hàng và thuế giá trị gia tăng (VAT) theo số tiền chuyển.


Tính và trả lãi tiền gửi khơng kỳ hạn

Ngoại trừ những NH áp dụng cơng nghệ tính lãi cộng dồn hàng ngày, thơng thường lãi
tiền gửi thanh tốn được ngân hàng tính và trả hàng tháng theo phương pháp tích số,
được nhập lãi vào gốc. Việc tính lãi thường được thực hiện vào một ngày nhất định ở
giai đoạn cuối tháng cho tất cả các khách hàng.
Số lãi phải trả
trong tháng

=

Tổng tích số dư TKTG trong
tháng

X

Lãi suất ngày

Mà trong đó
Tổng tích số dư TKTG
trong tháng


=

Số ngày

X

Tổng số dư tiền gửi trong
tài khồn

Hạch tốn: Nợ TK 801: tài khoản chi trả lãi tiền gửi
Có TK 4211/KH
2.1.3. Ví dụ: Định khoản nghiệp vụ kinh tế sau
-

Ngày 15/3/N tại ngân hàng BIDV có nghiệp vụ kinh tế sau: Ơng B đề nghị tất
tốn thẻ tiết kiệm số tiền 60.000.000 mở ngày 15/9/N-1, lãi suất 2,4%/năm,
lĩnh lãi và gốc khi đến hạn. Ông B đề nghị rút toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn.

Nhóm 8

Page 16


Kế toán ngân hàng
Định khoản:
+ Khi nhận tiền gửi:
Nợ TK 1011: 60.000.000
Có TK 4211/ơng B: 60.000.000
+ Kế tốn chi trả tiền cho khách hàng

Nợ TK 4211/ơng B: 60.000.000
Có TK 1011: 60.000.000

-

+ Kế tốn trả tiền lãi:
Nợ TK 801: 120.000
Có TK 1011: 120.000
Tiền gửi có kỳ hạn
2.2.1. Ngun tắc kế tốn tiền gủi có kỳ hạn

2.2.

Theo đúng ngun tắc thì khách hàng chỉ có thể rút tiền gửi loại này theo đúng quy
định trên hợp đồng tín dụng, tuy nhiên để nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ,
lơi kéo khách hàng, ngân hàng cho phép khách hàng rút trước thời hạn nhưng với
điều kiện hưởng lãi suất thấp hơn.
2.2.2. Phương pháp kế tốn tiền gửi có kỳ hạn
• Kế toán khi KH gửi tiền:
-

-

-

-

-

-


Khi nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Nợ TK 1011
Có TK 4212
Khi nhận tiền gửi bằng ngoại tệ
Nợ TK 1031
Có TK 4222
Nếu khách hàng trích từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn chuyển sang tài khoản
tiền gửi có kỳ hạn:
Nợ TK 4211(4221)
Có TK 4212 (4222)
• Kế toán chi trả tiền cho khách hàng
Chi tiền gửi cho khách hàng rút bằng tiền mặt bằng đồng Việt Nam
Nợ TK 4212
Có TK 1011
Chi tiền gửi cho khách hàng rút bằng tiền mặt bằng ngoại tệ
Nợ TK 4222
Có TK 1031
Nếu khách hàng chuyển từ tài khoản tiền gửi cho kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn:
Nợ TK 4212 (4222)
Có TK 4211 (4221)

Nhóm 8

Page 17


Kế tốn ngân hàng



Tính và trả lãi tiền gửi có kỳ hạn

Đối với tiền gửi có kỳ hạn việc trả lãi được thục hiện khi đáo hạn (trả lãi cùng gốc)
Số lãi phải trả hàng
tháng

=

Số dư tiền gửi

X

Lãi suất tháng
(Tính lãi đơn)

Hàng tháng kế tốn phải tính lãi sau đó ghi:
Nợ TK 801: tài khoản trả lãi tiền gửi
Có TK 4911: TK lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Khi đáo hạn khách hàng lĩnh lãi và gốc:
Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi
Có TK 1011 (4211):
Chú ý: Nếu đến hạn khách hàng không đến lĩnh lãi và gơc thì nhaaoj tồn bộ số lãi và
gốc để theo dõi kỳ sau.
2.2.3. Ví dụ: Tại NH BIDV có nghiệp vụ sau
-

Bà A đề nghị tất toán sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng mở ngày 15/8/N-1 số tiền
400.000.000, lãi suất 12%/năm lĩnh lãi theo tháng. Bà A đề nghị rút tiền trước
hạn bằng tiền mặt. Theo quy định nếu rút tiền trước hạn khách hàng sẽ được

hưởng lãi theo mức lãi suất 2,4%/năm. Khách hàng đã rút lãi được 5 tháng.

-

Trước đó NH dự chi trả lãi cho KH được 5 tháng.
Định khoản:

+ Khi nhận tiền:
Nợ TK 1011: 400.000.000
Có TK 4212: 400.000.000
+ Hàng tháng kế tốn dự chi lãi:
Nợ TK 801: 4.000.000
Có TK 4911: 4.000.000
+ Cuối kỳ
Thối chi lãi 5 tháng:
Nợ TK 4911: 20.000.000
Có TK 801: 20.000.000
Trả gốc và lãi
Nợ TK 4212/Bà A: 380.000.000
Nhóm 8

Page 18


Kế tốn ngân hàng
Nợ TK 801:
Có TK 1011:

3.800.000
383.800.000


Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn
2.3.1. Ngun tắc kế tốn tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn

2.3.

Tương tự tiền kế tốn tiền gửi khơng kỳ hạn, khơng được hưởng dịch vụ thnah
tốn, chỉ nộp và rút tiền mặt. Khách hàng có thể gửi tiền vào nhiều lần và rút ra bất
cứ lúc nào.
2.3.2. Phương pháp kế tốn tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn
• Khi nhận tiền gửi
-

Nếu bằng Việt Nam đồng
Nợ TK 1011
Có TK 4231

-

Nếu bằng vàng hay ngoại tệ
Nợ TK 1031
Có TK 4241
• Khi chi trả

Nếu người gửi tiền chỉ rút một phần số tiền trên sổ tiết kiệm thì sau khi ghi số tiền
rút vào sổ tiết kiệm , vào phiếu lưu thì trả lại sổ cho người gửi. Cịn nếu người gửi tiền
rút tồn bộ số tiền trong sổ thì cũng làm thủ tục như trên nhưng lần này thì thu hồi sổ.
Bút tốn ghi:
Nợ TK 4231 (4241)
Có TK 1011 (1031)



-

Tính lãi tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn
Cũng phải tính lãi hàng tháng vào ngày cuối tháng và ghi:
Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi
Có TK 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
Nếu khách hàng nhận tiền ln:
Nợ TK 801
Có TK 1011
Nếu khách hàng lãi nhập gốc:
Nợ TK 801
Có TK 4231
2.3.3. Ví dụ
1/4/N tại NH ABC có nghiệp vụ tất toán thẻ của chị C mở thẻ ngày 1/4/N-1 gửi

-

tiết kiệm không kỳ hạn 100 triệu đồng, lãi suất 0,2%/tháng.
Định khoản:

-

-

-

Nhóm 8


Page 19


Kế toán ngân hàng
+ Khi nhận tiền:
Nợ TK 1011: 100 triệu đồng
Có TK 4231/Chị C: 100 triệu đồng
+ Hàng tháng kế tốn tính lãi:
Nợ TK 801: 200 nghìn đồng
Có TK 4913: 200 nghìn đồng
+ Cuối kỳ
Nợ TK 4231/Chị C: 100 triệu
Nợ TK 801
Có TK 1011

: 2,4 triệu
: 102,4 triệu

Kế tốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
2.4.1. Nguyên tắc kế tốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

2.4.

Gửi có kỳ hạn thì khơng được rút trước hạn, nếu rút trước hạn thì sẽ phải hưởng lãi
suất khác nhỏ hơn lãi suất đúng hạn ( thường là lãi suất tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ
hạn hoặc khơng có tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng).
2.4.2. Phương pháp kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
2.4.2.1.
Phương pháp kế tốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lãi trả sau
• Khi gửi tiền:


Nợ TK 1011
Có TK 4232/KH


Kế tốn tính lãi tiền gửi

Chú ý:
-

Lãi dịnh kỳ hàng tháng không được nhập vào vốn gốc của KH vì trong tỷ lệ lãi
suất hàng tháng đã tính đến phần lũy tiến cho tồn thể một hạn kỳ. Việc nhập
vốn sẽ làm tăng số dư và tăng tiền lãi của tháng kế tiếp làm sai mức lãi suất quy

-

định cho kỳ hạn.
Đối với cả 2 loại: lĩnh lãi hàng tháng, theo định kỳ và lĩnh lãi khi đáo hạn thì
việc lĩnh lãi vẫn được thực hiện hàng tháng và được hạch toán vào TK lãi phải
trả vì: về mặt tài chính, đúng 1 tháng phải có phát sinh tiền lãi phải trả cho số
tiền huy độngm đó là chi phí trả lãi hàng tháng, do vậy cần phải được phân bổ

Nhóm 8

Page 20


Kế toán ngân hàng
hàng tháng nhằm xác định đúng hiệu quả kinh doanh hàng tháng, tránh tình
trạng lãi trước lỗ sau.

Lãi dự trả hàng
tháng

=

Số tiền gửi

X

Lãi

suất

tháng

Hàng tháng kế tốn tính lãi và hạch toán vào TK “Lãi phải trả cho tiền gửi” TK
491
Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi
Có TK 491 : TK lãi phải trả cho tiền gửi


-

Khi hết kỳ hạn
Nếu KH khơng đến lĩnh lãi, kế tốn tự động nhập lãi vào tiền gốc cho khách

-

hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kỳ tiếp theo. Hạch toán:
Nợ TK 491 : TK lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 4232/KH
Nếu KH đến lĩnh lãi và gốc vào cuối kỳ hạn, về nguyên tắc sẽ làm thủ tục tất

-

tốn sổ ln cho KH
• Trường hợp KH đến rút tiền trước hạn
Thoái chi tiền lãi cộng dồn và dự trả theo lãi suất có kỳ hạn cho thời gian gửi

-

thực tế (Số tiền thục tế đã trích vào tài khoản này) .
Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế.
2.4.2.2.
Kế tốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lãi trả trước
• Khi gửi tiền: NH thực hiện tính và trả luôn lãi của cả kỳ hạn cho KH, tuy
nhiên số lãi đó phải được ghi nhận vào TK 388: TK chi phí chờ phân bổ
để phân bổ đân theo định kỳ kế toán.
Nợ TK 1011
Nợ TK 388 : TK chi phí chờ phân bổ
Có TK 4232/KH:


Hàng tháng: Thực hiện phân bổ lãi trả trước vào chi phí

Nợ TK 801: TK trả lãi tiền gửi
Có TK 388: TK chi phí chờ phân bổ


Đáo hạn: NH trả cho KH số tiền bằng đúng số gốc danh nghĩa mà KH

gửi.

Nợ TK 4232/KH:
Có TK 1011:
Nhóm 8

Page 21


Kế tốn ngân hàng
-

• Trường hợp KH đến rút tiền trước hạn:
Thoái chi tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí theo lãi suất có kỳ hạn cho

-

thời gian gửi thực tế.
Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế trên số tiền gửi

-

thực tế.
2.4.3. Ví dụ:
Khách hàng nộp 100 triệu gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả
lãi trước

Định khoản:
+ Mở sổ
Nợ TK 1011


: 94 triệu

Nợ TK 388

: 6 triệu

Có TK 4232: 100 triệu
+ Định kỳ phân bổ lãi
Nợ TK 801 : 1 triệu
Có TK 388: 1 triệu
+ Đến hạn KH rút:
Nợ TK 4232/KH: 100 triệu
Có TK 1011 : 100 triệu
-

KH nộp 100 triệu gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả lãi sau

Định khoản:
+ Mở sổ:
Nợ TK 1011 : 100 triệu
Có TK 4232: 100 triệu
+ Định kỳ, kế tốn tính lãi:
Nợ TK 801 : 1 triệu
Có TK 4913: 1 triệu
+ Đáo hạn
Nợ TK 4232

: 100 triệu


Nợ TK 4913

: 6 triệu

Có TK 1011 : 106 triệu

Nhóm 8

Page 22


Kế toán ngân hàng

Chương 3. Sự khác nhau giữa phương pháp trả lãi tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn và có kỳ hạn
3.1.

So sánh phương pháp kế tốn trả lãi tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và
có kỳ hạn

TGTK

TGTK khơng kỳ hạn

TGTK có kỳ hạn

Chỉ

Loại lãi trả trước Loại lãi trả sau


Tiêu s2

Thủ tục trả Người rút tiền viết giấy lĩnh tiền mặt Thủ tục lĩnh tiền giống với TGTK
lãi

kèm thẻ tiết kiệm và chứng minh thư khơng kì hạn.
nhân dân hoặc hộ chiếu gửi nhân Sau khi hoàn thành chi tiền cho
viên giao dịch tiết kiệm. Nhân viên người gửi thì sổ TK được giữ lại bảo
giao dịch kiểm soát chứng minh thư, quản cùng phiếu lưu.
thẻ tiết kiệm, giấy lĩnh tiền, chữ kí
của người rút tiền so với chữ kí mẫu
đã đăng kí trên phiếu lưu, nếu khơng
có gì sai sót sẽ xử lí. Giấy lĩnh tiền
mặt được chuyển cho bộ phận ngân

quỹ để chi tiền cho người rút tiến.
Phương thức -Tính theo phương pháo tích số và -Tính và trả ln -áp dụng ngun
trả lãi

lãi được nhập gốc.

lãi cho cả kì hạn tắc cơ sở dồn tích

Số lãi = ST x số ngày TT gửi x ls
hàng thg gửi
30 ngày

cho KH

+ Theo thời điểm trịn tháng


phải

tính

lãi

trong kì để hạch

+ Tính lãi vào ngày gần cuối tháng
cho tất cả các KH

tốn số lãi này
vào TK chi phí

-Trả lãi theo 2 cách : trả bằng tiền
Nhóm 8

nên hàng tháng

Page 23


Kế toán ngân hàng
mặt trực tiếp cho người gửi tiền hoặc

đối ứng với TK

là nhập vào TKTK của người gửi(lãi


“lãi phải trả”.

nhập gốc).

-2 hình thức trả
lãi:
+hàng

tháng

hoặc định kì.
+lĩnh lãi và vốn 1
lần khi đáo hạn.

Hạch toán

-Nếu KH đến lĩnh lãi vào ngày tính + Hàng tháng: +Hàng tháng:tính
lãi thì trả lãi cho Kh bằng tiền mặt, phân bổ lãi trả lãi, hạch toán
kế toán ghi:

trước vào CP:

Nợ TK 801:trả lãi tiền gửi

Nợ TK 801 số tiền lãi
Có TK 4913 (1011, 4231) số tiền lãi
-Nếu KH khơng đến lĩnh lãi thì lãi
lại được nhập gốc.
Nợ TK 801:trả lãi tiền gửi
CóTK 4231:TGKKH của KH


Nợ TK 801:trả

lãi tiền gửi

Có TK 4913:lãi

Có TK 388:chi phải trả cho tiền
phí chờ phân bổ

gửi tiết kiệm

+Đáo hạn:

+Đáo

Nợ

hạn:lập

TK phiếu chi, hạch

4232/KH:


tốn.
TK Nợ TK 4913:lãi

1011,thích hợp


phải trả cho tiền
gửi tiết kiệm


Ghi chú

 Khi chi trả TGTK:

+KH

đến

-Nếu người gửi chỉ rút 1 phần tiền trước hạn:

TK

1011,

thích hợp
rút +Lĩnh trước hạn
thì KT phải làm

trên sổ TK thì sau khi ghi số tiền rút -Thối chi tiền thủ

tục

hồn

ra vào sổ TK và phiếu lưu thì trả lại lãi trả trước đã nhập số lãi hàng
sổ cho người gửi.


phân bổ vào chi tháng

đã

hạch

-Nếu người gửi rút tồn bộ số tiền phí theo lãi suất tốn dự trả sau
Nhóm 8

Page 24


Kế tốn ngân hàng
trên sổ thì cũng phải làm thủ tục như có kì hạn cho khi trừ số lãi
trên và thu hồi sổ.

thời

gian

- Nếu là chứng từ chuyển khoản thì thực tế.

gửi người

gửi

TK

CKH lĩnh trước


được dùng làm căn cứ để hạch tốn -Tính trả lãi theo hạn được hưởng
vào các tài khoản thích hợp.

mức lãi suất hợp theo

quy

định

+tính lãi tiết kiệm và hạch tốn lãi có lí cho thời gian của NHTM nhận
thể thực hiện theo 2 thời điểm:đúng gửi thực tế trên tiền gửi.
ngày KH gửi tiền vào của các tháng số tiền gửi thực BT: -trả lãi
sau đó(tính trịn tháng ) hoặc thực tế.

Nợ TK 4913:lãi

hiện đồng loạt vào các ngày gần cuối

phải

tháng.

trả

cho

TGTK
Có TK 1011
-hồn nhập để

giảm chi phí:
Nợ TK 491:
Có TK chi phí
trả lãi
+ nếu KH không
đến lĩnh lãi đúng
hạn, KT tự động
nhập lãi vào tiền
gốc cho KH vào
phiếu lưu để theo
dõi kì tiếp theo:
Nợ TK 491:

3.2.

Có TK4232/KH
Làm rõ sự khác nhau giữa trả lãi tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn.

Tiền gửi khơng kì hạn hay cịn được gọi là tiền gửi thanh tốn, khách hàng có
thể rút bất kì lúc nào để sử dụng cho mục đích của mình, làm cho ngân hàng khơng thể
biết chính xác khi nào khách hàng tới rút tiền, nếu đột ngột nhiều khách hàng đến rút
ra khoản tiền khá lớn thì có thể làm ảnh hưởng tới vịng quay vốn của ngân hàng khi
Nhóm 8

Page 25


×