Chính sách lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thương mại
cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam (dưới đây sẽ được gọi là Ngân hàng) được thành lập theo Giấy phép hoạt
động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày
12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt
động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1553/QĐ-UB
ngày 04 tháng 9 năm 1993. Là một ngân hàng thương mại cổ phần, được thực
hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan theo quy định của pháp luật vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam có tên viết tắt bắng tiếng Việt là: Ngân hàng Ngoài quốc doanh; có tên
đầy đủ bằng tiếng Anh là: Vietnam Commercial Joint-Stock Bank for Private
Enterprises; tên viết tắt bằng tiếng Anh là: VPBank.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập của Ngân hàng là 20 tỷ VNĐ. Sau
đó đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng đã tiếp tục tăng số vốn điều lệ lên 70
tỷ VNĐ theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên
174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 của Ngân
hàng Nhà nước. Đến cuối năm 2004, Ngân hàng nhận được quyết định số
689/NHNN-HAN7 của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng được
nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ VNĐ. Hiện tại sổ Cổ đông của Ngân hàng là 124
pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó
có một cổ đông người nước ngoài tên là Dragon Capital nắm giữ 10,9 % vốn
điều lệ.
Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, Ngân hàng đã trải qua không ít
những khó khăn thử thách, mỗi lần vượt qua những khó khăn đó Ngân hàng đã
tự hoàn thiện mình, luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng
lưới hoạt động tại các thành phố lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cuối năm
1993 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Giấy phép số 0018 – GCT ngày
16/12/1993 chấp thuận cho Ngân hàng mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh. Ngày 19/11/1994, Ngân hàng được phép mở thêm Chi nhánh tại thành
phố Hải Phòng theo giấy phép số 0020/GCT và ngày 20/7/1995, được mở thêm
chi nhánh Đà Nẵng theo giấy phép 0026/GCT. Đến cuối năm 2004 Ngân hàng
được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở thêm 3 chi nhánh cấp I mới, đó là Chi
nhánh Hà Nội (trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
ra khỏi Hội sở) theo công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH ngày
6/10/2004; Chi nhánh Huế theo công văn chấp thuận số 1106/NHNN-CNH
ngày 01/10/2004; Chi nhánh Sài Gòn theo công văn chấp thuận số
1350/NHNN-CNH ngày 23/11/2004. Tính đến đầu năm 2005 hệ thống Ngân
hàng này có Hội sở chính tại Hà Nội; 6 chi nhánh cấp I tại Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; 11 chi nhánh cấp 2 và 4 Phòng Giao dịch.
Ngân hàng dự kiến sẽ mở thêm nhiều điểm giao dịch mới tại các Thành phố
hiện Ngân hàng đang có trụ sở, đồng thời sẽ mở thêm một số chi nhánh mới và
điểm giao dịch mới tại các Tỉnh và Thành phố trọng điểm kinh tế của cả nước.
Nhìn chung các Chi nhánh và các Phòng giao dịch của Ngân hàng đều hoạt
động có hiệu quả, hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch được
giao, có lãi năm sau cao hơn năm trước khoảng từ 15 đến 20%.
Số lượng nhân viên của Ngân hàng trên toàn hệ thống tính đến đầu năm
nay (2005) là 484 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ
Đại học, trên Đại học (chiếm 73%). Ngân hàng luôn chú ý đến công tác quản trị
nhân lực và coi nguồn nhân lực của mình là một tiền đề hết sức quan trọng để
nâng cao vị thế cạnh tranh. Vì thế, nguồn nhân lực của Ngân hàng luôn được
đánh giá cao với sự năng động, nhiệt tình, trình độ nghiệp vụ cao và đây sẽ là
tiềm lực cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.
Trong thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện
đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức
tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Điều quan trọng hơn là
Ngân hàng sẽ làm hết sức mình để phục vụ khách hàng góp phần vào sự phát
triển kinh tế xã hội đất nước.
Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng:
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng dựa trên
cơ sở thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của
các tổ chức và cá nhân; Huy động gửi góp; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và
phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các
tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức
Đại hội cổ đông
Ban Kiểm soát
Hội đồng tín dụng Hội đồng quản trị
P.KTKT nội bộCác Ban tín dụng
Ban Điều hành
Hội sở Hà Nội
Chi nhánh HCM
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh cấp II và các
Phòng Giao dịch
và cá nhân; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; Hùn vốn liên
doanh, mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các
khách hàng; Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các
nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác; Thực
hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức, đặc
biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
Hoạt động huy động vốn được Ngân hàng đặc biệt quan tâm trong những
năm gần đây với mục tiêu bảo đảm nguồn vốn để cho vay, an tòan thanh khoản
và tăng nhanh tài sản từ đó nâng cao vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng
thương mại của cả nước. Khu vực dân cư được Ngân hàng tăng cường khai thác
triệt để, chính sách chăm sóc khách hàng được nâng cao về chất lượng với
phương châm “cạnh tranh bằng chất lượng chứ không phải bằng giá cả”. Trong
những năm qua ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn mới như:
các hình thức tiết kiệm an sinh mới, tiền gửi “siêu lãi suất”,... và đặc biệt gần
đây Ngân hàng đã đưa ra một loại hình tiết kiệm đồng Việt Nam được bù trượt
giá đồng đô la Mỹ. Những loại hình này đã mang lại sự phục vụ thuận tiện hơn
với lợi ích cao hơn cho khách hàng, giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng
tăng lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các hình thức sản phẩm mới được ngân
hàng tung ra cùng với các đợt khuyến mãi liên tiếp đã gây được sự chú ý của
khách hàng và đã được khách hàng hưởng ứng rất nhiệt tình. Khu vực liên ngân
hàng cũng được Ngân hàng chú ý và khai thác triệt để, tận dụng tối đa nguồn
vốn nhàn rỗi của các ngân hàng khác để thực hiện kinh doanh mang lại thu
nhập cho ngân hàng, và đáp ứng nhu cầu thanh khoản hàng ngày. Ngoài ra,
trong năm 2004 vừa qua, Ngân hàng đã mở thêm 6 phòng giao dịch mới tại Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới huy động vốn cho
ngân hàng, và đã có rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là Ngân hàng
đã có sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động huy động vốn.
Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện ở bảng sau:
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Năm
2004 2003 2002
Số tiền Tăng Số tiền Tăng Số tiền Tăng
Tổng nguồn huy động 3.872.813 75% 2.212.960 82,7% 1.211.500 18,6%
Tiền gửi tiết kiệm 1.541.341 49% 1.032.510 29.5% 797.110 3.7%
(nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng)
Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua các năm, trong
năm 2003 tăng gần gấp đôi nguồn vốn huy động đựơc trong năm 2002, năm
2004 tăng gần gấp đôi so với năm 2003. Điều này thể hiện một bước tiến vượt
bậc trong hoạt động này của Ngân hàng, hứa hẹn một tương lai mới, một vị thế
mới của Ngân hàng trong những năm sắp tới.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản đem lại nguồn
thu lớn cho Ngân hàng. Trong những năm qua, các chiến lược về quan hệ khách
hàng và tiếp thị khách hàng luôn được chú ý và đấy mạnh; nguồn nhân sự cho
các bộ phận phục vụ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp luôn
được tăng cường bổ sung, được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngân
hàng luôn chú ý đến xây dựng một hệ thống các tiêu chí, quy trình phù hợp chặt
chẽ trong công tác thẩm định tín dụng, giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng
và tạo điều kiện cho khách hàng của mình có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp
xúc với nguồn vốn của Ngân hàng.
Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2003 đạt 1.525 tỷ đồng, tăng 38,2%
so với thực hiện năm 2002;
Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2004 đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 23% so
với thực hiện năm 2003;
Đặc biệt, Ngân hàng đã rất chú trọng và tập trung tiếp thị đến các đối
tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, khách
hàng thuộc tầng lớp trung lưu, nhờ vậy mà số khách hàng đến vay vốn tại đây
đã tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Như vậy, đã chứng tỏ chiến lược đi
tới là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu đã được triển khai và bước
đầu có hiệu quả.
Những năm trước đây, Ngân hàng có một “thể trạng” yếu ớt với những tồn
đọng quá lớn. Nợ quá hạn cuối năm 2000 là 335 tỷ đồng , trong đó nợ quá hạn
khó đòi là trên 90%, ở tình trạng đóng băng; nợ quá hạn L/C trả chậm trên 36
triệu USD. Chính vì vậy công tác thu hồi nợ quá hạn được chỉ đạo rất sát sao
trên tòan hệ thống theo chiều sâu. Sự nỗ lực của Ngân hàng đã mang lại kết quả
đáng mừng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần đã mang lại cho Ngân hàng một niềm tin
mới để vững bước tiến tới tương lai.
Điều này thể hiện ở bảng sau:
(Đơn vị: triệu VNĐ)
Năm 2002 2003 2004
Tổng dư nợ 1.103.426 1.525.212 1.900.452
Nợ quá hạn 373.042 201.645 20.000
Tỷ lệ nợ quá hạn 29,49% 13,22% 1,05%
(Nguồn báo cáo hàng năm của Ngân hàng)
Từ một tỷ lệ nợ quá hạn rất cao vượt mức an toàn cho phép, Ngân hàng đã
phấn đấu một cách rất nỗ lực để đạt được tỷ lệ an toàn cho phép của Ngân hàng
Nhà nước.
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: chủ yếu diễn ra giữa hai đồng:
đồng VND và đồng USD, để thực hiện nhu cầu thanh toán quốc tế của khách
hàng là chính và cũng mang lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Ngoài ra
Ngân hàng cũng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa USD và VND với
giá trị tương đối, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng do chênh lệch lãi suất giữa
hai đồng này lớn hơn nhiều so với chênh lệch tỷ giá trong cùng thời gian.
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế: doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu đạt trên 50 triệu USD, được duy trì ổn định và tăng trưởng. Trong những
năm vừa qua, Ngân hàng đã giải quyết cơ bản toàn bộ giá trị L/C trả chậm của
khách hàng còn tồn đọng với nước ngòai. Dư nợ L/C trả chậm hiện chỉ còn 1,5
triệu USD và phần lớn trong số này các chủ nợ đã phá sản hoặc không trình
được giấy đòi nợ hợp pháp. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ cố gắng giải
quyết dứt điểm trong một vài tháng đầu năm 2005. Doanh số mở L/C nhập
khẩu đạt 23 triệu USD (2003); doanh số thông báo L/C xuất hiện được 9,5
triệu USD. Chuyển tiền thanh toán quốc tế toàn hệ thống đạt 22,2 triệu USD
(năm 2003) tăng 2,9 triệu USD so với năm trước. Tổng số phí thanh toán quốc
tế toàn hệ thống thu được trong năm 2003 là 3,4 tỷ đồng.
Chuyển tiền trong nước: Hiện nay, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và
hộ cá thể sử dụng chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng, nên mặc dù số lượng
món tiền nhiều nhưng doanh số chuyển tiền vẫn thấp. Do vậy kết quả chuyển
tiền trong năm không tăng hơn nhiều so với các năm trước.
Đối với dịch vụ kiều hối: Bên cạnh thực hiện chi trả kiều hối truyền
thống, Ngân hàng tích cực đẩy mạnh chi trả kiều hối thông qua mạng Western
Union. Tính đến đầu năm 2005, tổng số đại lý là 110.000 điểm trên 194 Quốc
gia trên toàn thế giới, và hơn 1.300 điểm đại lý chi trả trên toàn nước Việt Nam.
Điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể nhận chuyển tiền tại bất kỳ điểm
nào gần nơi ở của mình nhất.
2.1.3. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng.
2.1.3.1. Tình hình huy động tiền gửi.
Hoạt động thường xuyên và chủ yếu của Ngân hàng là huy động lượng tiền
nhàn rỗi trong dân cư và sử dụng nguồn này để cho vay. Để đạt được tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn như những năm vừa qua ( như ta thấy trong bảng 1),
Ngân hàng đã phải luôn phối hợp hài hòa những yếu tố tích cực như hình thức
huy động vốn đa dạng, hấp dẫn; lãi suất tiền gửi phù hợp cho từng đối tượng
khách hàng; đẩy mạnh triển khai áp dụng công nghệ tin học hiện đại vào công
tác thanh toán; phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, tận tình chu đáo với
khách hàng; có đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn, ý thức trách nhiệm để có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình
thức gửi tiền phù hợp... Trong năm 2004 vừa qua, Ngân hàng đã thực hiện liên
tiếp 3 đợt khuyến mãi huy động bốc thăm trúng thưởng, tổ chức cuộc hội nghị
khách hàng, tổ chức bốc thăm trúng thưởng, khuyễn mãi tặng quà cho khách
hàng,...được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình. Bên cạnh đó, Ngân hàng
đa dạng hóa các hình thức tiền gửi như tiết kiệm “An sinh”, tiết kiệm dự
thưởng; đa dạng hóa các các mức lãi suất theo kỳ hạn quy mô khoản tiền gửi;
đa dạng hóa các cách thức trả lãi như trả lãi trước han, trả lãi khi đến hạn, trả lãi
hàng tháng, trả lãi theo kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng,...Đặc biệt trong dịp cuối năm
2004, Ngân hàng đã đưa ra hình thức huy động mới: “Tiết kiệm VND được bù
đắp trượt giá USD, sản phẩm này đã đáp ứng được tâm lý khách hàng e ngại sự
mất giá của đồng VND so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi cao của tiền
VND.
Mặt khác, trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển tạo điểu
kiện nâng cao đời sống của dân cư, không những tiêu dùng của họ được mở
rộng mà tiết kiệm cũng được tăng lên. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh
tế cũng tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp mở rộng không ngừng làm cho nhu cầu về
các dịch vụ tài chính qua ngân hàng cũng tăng lên.
Nền kinh tế phát triển cùng sự nỗ lực của Ngân hàng đã khiến cho quy mô
vốn huy động tiền gửi của ngân hàng ngày một tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số nguồn vốn huy động, đóng góp phần lớn cho sự gia tăng của nguồn
vốn. Cụ thể, năm 2004 Ngân hàng đã huy động được 1.824 tỷ dồng tăng 582 tỷ
đồng so với năm trước và chiếm gần 50% tổng nguồn huy động, trong đó tiền
gửi tiết kiệm là 1.541 tỷ đồng tăng 504 tỷ đồng so với năm trước, tiền gửi thanh
toán là 283 tỷ đồng tăng 73 tỷ đồng so năm trước. Tỷ trọng nguồn tiền gửi cho
thấy đây là nguồn quan trọng đối với ngân hàng, không những chiếm tỷ trọng
cao mà còn là nguồn ổn định ít biến động. Nhìn chung, tình hình huy động tiền
gửi từ thị trường I (tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế) đã đáp ứng được nhu
cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên
để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của mình
trong thời gian tới thì Ngân hàng cần phải mở rộng huy động mạnh mẽ hơn nữa
nguồn tiền tiềm năng này.
Về cơ cấu nguồn tiền gửi: được thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị: tỷ
VNĐ
Loại tiền gửi Năm 2003 Năm 2004
Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Mức tăng
Tiền gửi thanh toán 210 17% 283 16% 35%
Tiền gửi tiết kiệm 1032 83% 1541 84% 49%
Tổng tiền gửi huy
động
1242 100% 1824 100% 47%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân
hàng)
Mức tăng: là tăng năm 2004 so với năm 2003; được tính bằng quy mô năm
2004 trừ đi quy mô năm 2003 và chia cho quy mô năm 2003.
Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn tiền gửi của
ngân hàng, (khoảng 16%). Phần lớn trong cơ cấu tiền gửi là tiền gửi tiết kiệm
có kì hạn và không có kì hạn của dân cư. Tốc độ tăng tỷ trọng tiền gửi thanh
toán chậm hơn so với tốc độ tăng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm. Nguồn tiền gửi tiết
kiệm tuy có tính ổn định cao hơn, nhưng chi phí cho việc chi trả lãi suất để huy
động nguồn lại cao; còn tiền gửi thanh toán là nguồn có chi phí rẻ hơn vì ngân
hàng phải trả lãi thấp hơn. Tỷ trọng nguồn vốn như hiện nay khiến chi phí trả
lãi của Ngân hàng phải lớn. Nguồn phí thu từ kinh doanh dịch vụ thanh toán
cũng thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận cộng với chi phí cao để trả lãi huy động sẽ
khiến Ngân hàng phải cắt giảm các nguồn chi phí khác như chi quản lý, lương
nhân viên, ... để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình. Lý do tỷ trọng tiền
gửi thanh toán nhỏ như hiện nay là bởi khách hàng của Ngân hàng ít những
doanh nghiệp lớn hay những công ty gửi tiền để thực hiện thanh toán qua ngân
hàng.
Nhìn chung trong năm vừa qua, tình hình huy động vốn từ dân cư không
chỉ của Ngân hàng mà cả các NHTM khác trong toàn hệ thống nước ta đều có
xu hướng tăng chậm. Nguyên nhân là vì trong quá trình chuyển động của nền
kinh tế theo xu hướng hội nhập, người dân ngày càng có nhiều sự lựa chọn chủ
động và linh hoạt các kênh đầu tư khác chứ không phải hầu như là gửi vào
ngân hàng. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng. Vì vậy muốn
mở rộng thị phần thu hút người dân gửi tiền thì Ngân hàng cần phải cạnh tranh
trên mọi mặt, nâng cao uy tín về huy động vốn trong dân.
2.1.3.2. Tình hình huy động từ nguồn khác.
Kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng được Ngân hàng rất chú trọng.
Trong năm qua, Ngân hàng tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các ngân hàng
thương mại khác đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh lớn như Ngân hàng
Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu Tư,... để khai thác
các nguồn vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng này. Tổng số huy động trên thị trường
đạt kết quả vượt bậc, đạt được hơn 2000 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 112%
so với thực hiện năm 2003. Nguồn huy động trên thị trường liên ngân hàng chủ
yếu ngân hàng dùng cho vay lại, hoặc mua kỳ phiếu để kiếm lời ngay trên thị
trường này. Kể từ tháng 7/2004 NHNN đã ra quyết định số 769/2004 QĐ –
NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi bằng đồng VNĐ và ngoại tệ USD
khiến các ngân hàng lâm vào tình trạng chung là căng thẳng về nguồn vốn, vì
vậy việc vay mượn của ngân hàng trên thị trường này trong thời gian tới cũng
sẽ bị hạn chế.
Ngoài việc huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng
thường có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía NHTƯ. Các hình thức mà NHNN
cung cấp vốn ra thị trường nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng về vốn khả
dụng cho các ngân hàng vào những tháng cuối năm là hạ thấp lãi suất chiết
khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá hoặc cung cấp vốn thông qua công cụ
nghiệp vụ thị trường mở. Nhưng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, lại chưa tham gia chính thức trên thị
trường mở cũng như việc tham gia các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy
tờ có giá rất hạn chế nên việc vay mượn từ NHNN rất khó khăn.
Huy động vốn chủ sở hữu là một trong những biện pháp quan trọng nâng
cao sự an toàn cho hoạt động ngân hàng, qui mô vốn chủ sở hữu thể hiện sức
mạnh tài chính và khả năng kinh doanh của ngân hàng. Vì thế trong các năm
qua, VPBank đã nâng mức vốn chủ lên là 199,3 tỷ đồng riêng vốn điều lệ là
198,4 tỷ đồng (đến tháng 12/2004). Trong năm, Ngân hàng đã duy trì tốt các tỷ
lệ an toàn theo đúng quy định của NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân
hàng (tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro) là 8,2% (2004) đảm bảo tiêu
chuẩn của NHNN là 8%. Hoạt động của Ngân hàng hiện nay đang trên đà hồi
phục, hoạt động kinh doanh có xu hướng ngày càng phát triển ổn định vững
mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để tăng uy tín, từ đó, thu hút các tổ chức tài chính
quốc tế và ngân hàng nước ngoài mua cổ phần, chuyển giao công nghệ hiện đại,
hỗ trợ khả năng tài chính, giúp Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên. Sự gia tăng vốn
chủ sở hữu trong những năm qua đã giúp cho Ngân hàng nâng cao được uy tín,
mở rộng được quy mô, nhiều khách hàng đã biết về ngân hàng và đã tìm đến
với ngân hàng để gửi tiền và xin vay.
Tài sản nợ khác bao gồm tiền ký quĩ, giữ hộ, chờ thanh toán,...và các
khoản phải trả khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng cũng góp
phần hỗ trợ vốn kinh doanh cho Ngân hàng trong thời gian mà ngân hàng có thể
tận dụng nguồn này.
Hoạt động huy động vốn từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với các kỳ hạn
còn hạn chế, Ngân hàng chưa phát huy được phương thức huy động này.
2.2. Chính sách lãi suất huy động vốn của Ngân hàng.
2.2.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN chi phối cơ chế quản lý lãi suất nói
chung và lãi suất huy động của các NHTM và của Ngân hàng cổ phần các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.
Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 của Thống đốc NHNN
VN viết đã xóa bỏ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, chuyển sang cơ chế lãi suất
thỏa thuận, mà theo đó, việc kiểm soát lãi suất thị trường bằng công cụ hành