Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Khóa luận : Đánh giá hệ thống xử lý nước thải nhà máy thời trang phong phú và đề xuất các giải pháp nâng cấp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 86 trang )

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
May mặc là ngành công nghiệp đang phát triển ở nước ta hiện nay. Sản phẩm may
mặc hiện nay rất phong phú đa dạng và thường xuyên thay đổi, vì vậy xử lý những sản
phẩm sau may là một trong những vấn đề rất cần thiết để tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao, mẫu mã đa dạng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Đưa công nghệ Wash
vào xử lý sản phẩm may mặc là một trong những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực dệt – may,
nhằm phục vụ mục đích trên. Sản phẩm may mặc sau Wash sẽ tạo ra những sản phẩm mới
như: bạc cấn, đường giễu 2 kim, bạc đường lưng, lai, nắp túi… hàng sau Wash sẽ mềm mại
hơn, bóng hơn. Vì vậy chỉ có ứng dụng công nghệ Wash để hoàn tất may mới tạo ra được
sản phẩm thoải mãn yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố tiến bộ kỹ thuật, ngành may mặc cũng là một ngành
sản xuất tạo ra lượng nước thải lớn và độc hại cần xử lý trước khi xả thải vào nguồn tiếp
nhận.
Nhà máy thời trang Phong Phú đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải với
công suất 1000 m
3
/ngày. Do nhu cầu nâng cao gấp đôi sản lượng sản phẩm, công ty Cổ
Phần Quốc Tế Phong Phú cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải lên 2000 m
3
/ngày và hiệu
quả xử lý, từ đó làm cơ sở để nâng cấp hệ thống xử lý lên công suất 2000 m
3
/ngày. Đồng
thời đề xuất giải pháp nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhằm nâng cao hiệu quả xử lý,
chất lượng nước thải đầu ra đạt loại B – QCVN 13:2008/BTNMT.
2. Mục tiêu của đề tài
− Khảo sát và đánh giá hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải nhà máy thời trang
Phong Phú.


− Đề xuất các giải pháp nâng cấp, phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhằm
nâng cao hiệu quả xử lý và công suất lên 2000 m
3
/ngày.
1
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về ngành giặt tẩy
1.1.1 Vài nét về lịch sử phát triển công nghệ Wash
Từ khi xuất hiện những chiếc quần bò ở nước Mỹ vào thế kỷ 19 những người tìm
vàng đã thấy sự tiện lợi và thoải mái của chiếc quần may bằng vải bạt, từ đó xuất hiện kỷ
nguyên độc chiếm của chiếc quần Jean như là mốt thời thượng của giới trẻ những năm
trước đây. Chính xuất phát từ yêu cầu này đã xuất hiện một công nghệ mới phục vụ thị
hiếu của khách hàng: công nghệ Wash. Mục đích làm cho quần áo bò đa dạng kiểu dáng,
màu sắc, bạc cấn, sườn lai và tạo bông nghệ thuật trên sản phẩm.
Công nghệ Wash từ mục đích sử dụng cho vải Jean, ngày nay chuyển sang cho vải
chéo, vải kaki, và các loại vải thời trang có pha cotton. Vì vậy, tất cả những nhà máy sản
xuất quần áo may sẵn đều phải có một dây chuyền Wash để phục vụ khâu hoàn tất sản
phẩm may mặc 100% cotton. Bởi vì sản phẩm 100% cotton có độ co rút lớn sau khi gia
công, nhất là khi qua khâu giặt lần đầu tiên, các thông số quần áo thay đổi. Vì vậy khâu
Wash sẽ giải quyết triệt để vấn đề này, khách hàng sẽ hoàn toàn thoải mãn khi khoác lên
người bộ quần áo đã được xử lý hoàn tất Wash.
1.1.2 Tình hình sử dụng công nghệ Wash
Xu hướng thế giới gần đây trở về sử dụng sản phẩm may mặc từ sợi thiên nhiên như
bông, lanh, tơ tằm… nhất là hàng cotton được sử dụng rất phổ biến nhờ những phẩm chất
quý giá của vải bông và pha bông.
Hàng Jean rất phổ biến trên thế giới được giới trẻ rất ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó,
100% sản phẩm Jean đều phải qua qua khâu Jean Wash.
Hàng kaki: xu hướng hiện nay rất chuộng quần kaki cho mọi lứa tuổi. Sản phẩm từ

quần kaki cao cấp hầu như 100% đều qua công nghệ xử lý wash như công nghệ Garment
Wash, Stone Wash và phổ biến nhất là Bio Wash để tạo nhung cho sản phẩm quần áo.
2
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Hàng trẻ em: xu hướng thời trang trẻ em hiện nay chủ yếu dung vải cotton để may các
bộ com lê đảm bảo các tính chất tiện dụng, thấm tốt và mặc vừa vặn ngay sau khi mua
hàng. Công nghệ giải quyết vấn đề này là Garment Wash.
Vì vậy, hướng lựa chọn công nghệ Wash áp dụng cho hoàn tất sản phẩm may mặc là
một hướng đi đúng hợp thời trang và thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế. Công
nghệ Wash hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhất là các nước phất triển
như Mỹ, Nhật và Tây Âu…
Ở Việt Nam, công nghệ này được du nhập vào những năm 80 và rất phổ biến tại thành
phố Hồ Chí Minh vào những năm 90 của thế kỷ trước. Các công ty sử dụng công nghệ này
để xuất khẩu hàng hóa như Legamex, Việt Thắng, Phong Phú… và nhiều công ty liên
doanh nước ngoài khác.
3
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
1.1.3 Các công nghệ Wash
 Công nghệ Garment
Hình 1.1. Công nghệ Garment
Đây là công nghệ cơ bản nhất của mọi quy trình công nghệ Wash trong hoàn tất hàng
may mặc. Sau khi Wash, mặc hàng sẽ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu, bề mặt vải được giữ
nguyên, độ co rút ít, độ bạc màu và cấn trắng ít.
 Công nghệ Stone Wash
4
Chuẩn bị
Giặt
Rũ hồ

Sấy
Là ủi
Hồ hoàn
Đóng gói
Sản phẩm may mặc
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Hình 1.2. Công nghệ Stone Wash
Công nghệ Stone Wash làm cho quần áo Jean đốm đều trên mặt vải, có thể làm đậm,
nhạt từng vùng, từng chỗ khác nhau, bạc cấn trắng ở đường may 2 kim, ở lai, ở lưng, làm
bạc màu toàn thân quần áo…
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà ta có thể làm lem màu hoặc không lem
màu trên lớp bông của mặt vải. Vải sau khi Wash rất mềm mại, dễ chịu, tạo cảm giác nhẹ
nhàng và mướt, trơn.
5
Đóng gói
Là ủi
Sấy
Hồ hoàn
Giặt tách
đá
Stone
Wash
Giặt
Rủ hồ
Chuẩn bị
Quần áo Jeans
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Đặc trưng chủ yếu của công nghệ này là sử dụng đá xốp nhẹ có nguồn gốc khoáng

thạch từ núi lửa để mài và tạo bông cho quần kaki, Jean có thể thực hiện mài bằng tay hay
mài trên máy Wash.
Theo quy trình Stone Wash công nghệ quan trọng nhất là Stone Wash.
Đá trước khi đưa vào Wash phải được lựa chọn thật kỹ theo đúng yêu cầu kỹ thuật: đá
nhẹ, xốp, bỏ vào nước không chìm, không có nhiều tạp chất sắt.
Sau đó là bước tách đá và giặt sạch đá nằm trong túi lót quần áo. Đây là công đoạn
nặng nhọc vất vả nhất, nhưng bù lại hàng Stone Wash có chất lượng cao và được sử dụng
trong đơn hàng cao cấp. Đây là công nghệ được mọi người ưa chuộng.
6
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
 Công nghệ Jean Wash
Hình 1.3. Công nghệ Jean Wash
7
Hồ hoàn
Sấy
Đóng gói
Là ủi
Khử hóa chất
Tẩy màu, tạo
bông, tạo dáng
Giặt tách đá
Bioston Wash
Giặt
Rủ hồ
Sản phẩm Jeans
Chuẩn bị
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Đây là công nghệ Wash tương đối phức tạp, kết hợp giữa công nghệ Bio Wash và sử

dụng đá mềm trong quá trình Wash.
Ngoài ưu điểm như sản phẩm của Stone Wash, sản phẩm sau Jean Wash do sử dụng
kết hợp với hóa chất cắt lông đã tạo ra một lớp tuyết trên bề mặt vải và đốm trắng xanh tùy
theo sở thích của khách hàng.
1.2 Tổng quan về nhà máy thời trang Phong Phú
1.2.1 Giới thiệu về nhà máy thời trang Phong Phú
− Nhà máy thời trang Phong Phú trực thuộc công ty cổ phần quốc tế Phong Phú.
− Địa chỉ nhà máy: 940 quốc lộ 1A – Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – TP. Hồ
Chí Minh.
− Khu đất nhà máy cách khu dân cư khoảng 100m về phía Bắc và cách khu công
nghiệp Linh Trung khoảng 500m về phía Tây Nam. Các hướng khác tiếp giáp như
sau:
• Phía Bắc giáp bãi container, cách quốc lộ 1A 100m.
• Phía Nam giáp công ty TNHH May Hoàn Cầu, xưởng chế biến gỗ của công
ty TNHH Tiến Thành.
• Phía Đông giáp Suối Nhum.
• Phía Tây giáp công ty Điện Tử SamSung.
Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy
− Khép kín quy trình sản xuất chủ yếu cho mặt hàng Jeans, sản phẩm may mặc xuất
khẩu.
− Tăng giá trị sản phẩm Jeans thời trang: Mặt hàng Jeans qua nhiều thập niên nay vẫn
là mốt thời trang không thể thay thế được của giới trẻ. Các ưu điểm và giá trị của
sản phẩm Jean ngày càng phát triển tăng cao thong qua công nghệ xử lý giặt mài.
− Giải quyết được mức độ ổn định sản xuất – đa dạng mặt hàng: trong một số trường
hợp, khâu nhuộm liên tục gặp sự cố công nghệ, do đó, có thể xử lý đúng màu tại
khâu giặt. Ngoài ra, có thể sử dụng nhuộm chồng màu để tạo hiệu ứng màu ra nhiều
sản phẩm.
− Xử lý các mặt hàng khác Jeans (non – denim): xử lý giặt hoàn tất hàng kaki cho ITG
– Phong Phú và dệt kim từ một số các đơn vị khác.
− Ngoài ra, giải quyết tạo việc làm cho 456 lao động.

8
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
1.2.2 Giới thiệu về hoạt động sản xuất
1.2.2.1 Nhu cầu về nguyên vật liệu, nhiên liệu
 Nguyên liệu
Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm đã may sẵn cung cấp từ các nhà máy may của
tổng công ty Phong Phú, các công ty liên kết và khách hàng từ các đơn vị may trong nước.
Bảng 1.1. Nhu cầu về nguyên liệu
Stt Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng/năm
1 Mặt hàng Jeans thời trang cao cấp Sản phẩm 300.000
2 Mặt hàng Jeans cơ bản Sản phẩm 2.100.000
3 Mặt hàng khác Jeans hoặc dệt kim Sản phẩm 3.000.000
(Nguồn: Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú)
 Nhiên liệu
Nhiên liệu chủ yếu là than đá cho nồi hơi (khoảng 400 tấn/tháng), khí hóa lỏng
(LPG), dầu FO. Nhiên liệu sẽ được mua trong nước (than đá) và nhập khẩu (LPG, FO).
− Tổng công suất hơi thiết kế: 4 tấn/giờ.
− Hơi sử dụng bình quân: 2 tấn/giờ.
− Công suất lò hơi: 5 tấn/giờ.
− Nhu cầu sử dụng than: 465 tấn/tháng.
 Hóa chất và thuốc nhuộm
Hầu hết các hóa chất và thuốc nhuộm chuyên dùng cần thiết phải nhập khẩu từ các
nhà cung cấp nổi tiếng như: Huntman, BASF, Dyestar… Các hóa chất cơ bản (soude,
muối, axit…) sẽ được mua tại các đơn vị sản xuất trong nước. Thành phần cac loại hóa
chất bao gồm:
− Enzyme rũ hồ, enzyme cắt long, mài vải Jeans.
− Chất chống lem, chất giặt…
− Hồ mềm axit béo, hồ mềm silicone
− Hóa chất tạo hiệu ứng đặc biệt cho hàng thời trang.

9
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Các sản phẩm cụ thể bao gồm:
− Acid Cellulase enzyme/s (Celusoft – L & Denimax 991L)
− Neutral Cellulase enzyme/s (Denykem & Denimax BT)
− Cationic softener/s (Yorkshire/TSC/AD 0083 & Alcamin)
− Đá bọt Wash
− Bánh Wash (Cao su)…
 Lượng nước
Hiện nay, nước cấp cho toàn bộ khu vực nhà máy được sử dụng từ nguồn nước ngầm
bao gồm:
Lượng nước cấp sinh hoạt cho công nhân:
− Số công nhân khoảng 456 người (mục 1.2.2.4).
− Tiêu chuẩn dùng nước: 45 lít/người.ngày (TCXD – 33 – 2006: Tiêu chuẩn dùng
nước cho các công trình công cộng).
− Hệ số không điều hòa giờ: k = 2,5.
Q = 456 người × 2,5 × 45 lít/người/1000 = 51m
3
/ngày.
Hiện tại lượng nước cấp cho sản xuất khoảng 858 m
3
/ngày, chủ yếu cấp cho quá trình
giặt vải. Lưu lượng nước cấp được ước tính dựa trên cơ sở sau:
− Số lượng máy giặt: 22 máy
− Đặc tính máy giặt: 200 – 270 kg nguyên liệu/máy.
− Định mức tiêu thụ nước trung bình: 6,5 m
3
nước/máy.
− Số mẻ giặt trong 1 ca sản xuất: 2 mẻ/ca.

− Số ca làm việc trong ngày: 3 ca.
Lưu lượng nước cấp sử dụng: 22 × 6,5 × 3 × 2 = 858 m
3
/ngày.
Do yêu cầu mở rộng sản xuất tăng gấp đôi sản phẩm nên trong tương lai lượng nước
cấp sử dụng sẽ tăng lên gấp đôi, lưu lượng nước thải là 1716 m
3
/ngày. Do đó, cần phải thiết
kế nâng công suất lên 2000 m
3
/ngày.
 Điện
Khu vực nhà máy đã có trạm điện biến thế, tổng công suất điện tiêu thụ khoảng 700
Kwh/ngày.
10
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
1.2.2.2 Danh mục máy móc, thiết bị
Máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất với số lượng được trình bày trong
bảng 2.2.
Bảng 1.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng
Stt Tên máy móc, thiết bị Số lượng
(cái)
Xuất xứ
PHẦN KHÔ
1 Bàn xử lý thời trang/ Shaving table 12 TQ/VN
2 Thiết bị tạo nếp gấp/ Whisker 12 TQ/VN
3 Khung chà đứng/ Vertical dummy for hand
sanding
44 TQ/VN

4 Máy mài/ Grinding 10 TQ/VN
5 Khung phun hóa chất/ PP Spray dummy 16 TQ/VN
6 Phun cát/ Sandblast ( 2 vị trí) 1 TQ/VN
7 Buồng sấy/ Oven 2 TQ/VN
PHẦN ƯỚT
8 Máy giặt/ Washer 22 TQ/VN
9 Máy vắt/ Dehydrator 6 TQ/VN
10 Sấy/ Dryer 28 TQ/VN
11 Wash nhỏ/ Mini Washer 1/ mỗi loại TQ/VN
12 Wash mẫu/ Sampling machine 1 TQ/VN
13 Nhuộm mẫu dạng Beaker 1 Các nước PT
14 Vắt thí nghiệm/ Mini – Dehydrator 1 TQ/VN
15 Sấy thí nghiệm/ LowTep.Dryer (Mini dryer) 1 TQ/VN
16 Cân điện tử/ Electrical Scale 2 TQ/VN
17 Máy gió nén/ Compressor 2 Các nước PT
18 Lò than/ Coal fire Boiler 1 VN/ĐL
19 Phụ trợ khác/ Miscellaneous 1 VN, TQ, các
nước PT
( Nguồn: Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú)
11
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
1.2.2.3 Sản phẩm và công suất
Sản phẩm và công suất sản xuất được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 1.3. Công suất sản xuất của công ty
STT Sản phẩm Quy trình Công suất
Cái/năm
1 Jeans đặc biệt P (PremiumJeans) P: Quy trình Wash cao cấp và
xử lý thời trang đặc biệt
300.000

2 Jeans cơ bản B1(Basic 1) B1: Quy trình Wash và xử lý
thời trang qua nhiều công đoạn
450.000
3 Jeans cơ bản 2 (Basic 2) B2: Quy trình wash cơ bản có
xử lý thời trang
1.050.000
4 Jeans cơ bản 3 (Basic 3) B3: Quy trình wash – hồ Jeans 600.000
5 Dệt kim và ngoài Jeans K (non –
denim)
K: Quy trình wash – hồ vải dệt
kim
3.000.000
( Nguồn: Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú)
1.2.2.4 Nhu cầu nhân lực
Do nhu cầu, tính chất công việc nên sản xuất phân ra 2 khu vực đặc trưng khác nhau:
− Khu vực sản xuất ướt: giặt, vắt, sấy sẽ sản xuất 3 ca nhằm duy trì lượng hơi cấp liên
tục, giảm tiêu hao.
− Khu sản xuất khô: mài fashion, sản xuất 2 ca.
12
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Danh sách bố trí lao động như sau:
Bảng 1.4. Danh sách nhân lực bố trí trong nhà máy
STT Máy - vùng Số
máy
Lao động
Ca 1 Ca 2 Ca 3 Giờ hành
chính
Tổng
cộng

I TRỰC TIẾP 140 140 42 34 356
A PHẦN KHÔ 98 98 0 22 218
1 Bàn xử lý thời trang 12 12 12 2
2 Thiết bị tạo nếp gấp 12 12 12 4
3 Khung chà đứng 44 44 44 4
4 Khung chà ngang
5 Máy mài 10 10 10
6 Khung phun hóa chất 16 16 16 4
7 Phun cát 1 2 2 3
8 Buồng sấy 2 2 2 5
B PHẦN ƯỚT 42 42 42 12 138
1 Máy mài 22 22 22 22 6
2 Máy vắt 6 6 6 6 3
3 Máy sấy 28 14 14 14 3
II GIÁN TIẾP 27 27 14 32 100
Thí nghiệm(hành chnính) 5
Thử mẫu (ca) 2 2 2
Chất lượng 15 15 2 2
Thống kê 2 2 2 2
Bảo trì – bảo dưỡng – gió
nén
2 2 2 6
Vận hành lò hơi 6 6 6 2
Nhân viên hành chính
khác
15
167 167 56 66 456
(Nguồn: Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú)
13
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất
14
Sấy
Vắt
Wash
Phun cát
Mài tay
Tạo cách
(Dgn. Of Style)
Nước thải
Nước thải
bụi – khí thải
Bụi
Bụi
Sản phẩm Jeans
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất
Thuyết minh quy trình công nghệ
 Tạo các hiệu ứng cục bộ trên Jeans
Vải Jeans được làm bằng nguyên liệu gần như 100% cotton và được nhuộm Indigo.
Đây là công nghệ nhuộm khác với các sản phẩm vải khác. Đầu tiên, sợi dọc được mắc
thành từng bó hoặc từng trục canh đưa vào nhuộm trên các máy liên tục. Sợi sau nhuộm
được hồ và được dệt đan kẻ với sợi ngang là sợi mộc không nhuộm. Thông thường để tạo
các điểm nhấn trên Jeans người ta hay dùng một số phương pháp:
− Dùng giấy nhám hoặc đá nhám mài trên mặt vải.
− Dùng motor có gắn đá để mài.
− Dùng súng bắn cát (air – sand gun).

− Dùng hóa chất phun bề mặt vải tại các điểm cần tạo hiệu ứng để bốc màu.
Ngoài ra, cũng có thể cắt, xé tua trên Jeans để tạo các hiệu ứng đặc biệt.
 Giặt và cách tạo các hiệu ứng trong quá trình giặt
15
Hoàn tất
Sấy
Vắt
Giặt
Phun hóa chất
Sấy định hình
Nước thải
bụi – khí thải
Nước cấp
Nước thải
Hơi dung môi
Gấp nếp
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Giặt là quá trình loại bỏ các tạp chất trên vải ( hồ tinh bột, màu dư, các tạp chất dơ
khác…), cuối quá trình giặt người ta có thể thêm các chất hồ mềm , resin để tăng tính ưu
dụng của sản phẩm. Riêng đối với sản phẩm Jeans, giặt không chỉ dừng lại ở mức độ trên
mà nó có them những công năng rất quan trọng, đó là tạo nên các hiệu ứng đặc biệt trong
quá trình giặt. Thông thường người ta hay dùng các phương pháp để tạo hiệu ứng:
− Giặt mài với đá bọt:
Đây là một trong những phương pháp thông dụng trong thập niên 80, các sản phẩm
Jeans được giặt chung với các loại đá nhám như hạt đậu trong các lồng quay. Khi quay các
hạt đá nhám sẽ ma sát lên mặt vải tạo thành quá trình mài ngẫu nhiên. Tiếp theo sau đó,
người ta phát hiện và đưa vào sử dụng loại đá bọt (pumince stone), loại này có ưu điểm là
tạo quá trình mài đồng đều và tốt hơn loại đá nhám do nó nhẹ hơn và có khả năng xáo trộn,
tiếp xúc với vải thay vì thường chìm xuống như đá nhám. Sauk hi giặt xong, người ta tách

Jeans sang xử lý công đoạn tiếp theo còn đá bọt được sấy khô để tái sử dụng.
− Giặt với men sinh học:
Phương pháp giặt mài với đá bọt trên tuy ít chi phí nhưng có một số điểm hạn chế: có
khả năng làm đứt mối chỉ may, rách vải, tưa các viền sản phẩm, ngoài ra cũng có khả năng
còn lẫn các mảnh vỡ của đá bọt làm ảnh hưởng đến các công đoạn sau. Phương pháp giặt
với men sinh học (enzymes) khắc phục được các nhược điểm trên. Các sản phẩm Jeans
được đưa vào máy giặt, giặt với một lượng men nhất định. Trong điều kiện công nghệ cần
thiết, các men sinh học sẽ ăn mòn (cắt mạch) các sợi cenlulo cùng màu bên ngoài và sẽ làm
lộ ra các điểm trắng bên trong tạo nên các hiệu ứng khác nhau.
− Giặt mài với đá bọt và men: Kết hợp cả 2 phương pháp trên.
− Giặt môi trường acid: đây là phương pháp bốc màu ngẫu nhiên. Jeans được tiếp xúc
khô, ngẫu nhiên với các chất oxy hóa mạnh qua phương pháp phun hoặc trộn với đá
có ngấm hóa chất, sau đó cho vào giặt trong môi trường axit để xử lý chất tẩy. Các
điểm hoặc vệt Jeans tiếp xúc với chất tẩy sẽ bị bốc màu tạo hiệu ứng đặc biệt.
16
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
− Hồ: Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình giặt, tùy theo yêu cầu mặt hàng có
thể dung hồ mềm hoặc ứng.
 Vắt – sấy
Vải sau khi được vắt ly tâm và sấy khô trong máy quay.
Một số mặt hàng có qua hồ (resin) sau đó ủi hoặc gấp nếp được sấy ở buồng sấy có
nhiệt độ cao để định hình.
1.2.4 Hiện trạng môi trường tại nhà máy
1.2.4.1 Các nguồn thải gây ô nhiễm
i) Nước thải
Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy thời trang Phong Phú bao gồm nước mưa
chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên công ty cuốn theo dầu mỡ, đất cát, rác thải trên

đường… chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường nước. Lượng nước này có lưu
lượng không ổn định. Vào mùa mưa thì lượng nước thải của Công ty chủ yếu là nước mưa,
có thành phần khá ổn định.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt do hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên của công ty
như ăn uống, rửa tay, rửa mặt, vệ sinh. Nước thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu là các
hợp chất hữu cơ ( COD, BOD), chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất dinh dưỡng (N,P), vi
khuẩn… Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống xử
lý nước thải của nhà máy.
Lượng nước sinh hoạt cho công nhân
Số lượng công nhân 456 người
17
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Tiêu chuẩn dùng nước: 45lit/người.ngày (TCXD – 33 – 2006 tiêu chuẩn dùng nước cho
các công trình công cộng )
Hệ số không điều hòa k= 2,5. Vậy lượng nước sinh hoạt của nhà máy thải ra là:
Q= 456 người x 2,5 x 45l/người. ngày/1000 = 51 m
3
/ ngày
Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn chuẩn bị vải, nhuộm, giặt vải, hoàn tất. Đối
với hoạt động của nhà máy, do khối lượng phẩm nhuộm sử dụng trong công nghệ wash rất
ít nên lượng nước thải ra từ quá trình giặt có mức độ ô nhiễm không cao, chủ yếu là chất
xơ trên bề mặt vải, chất hồ trên vải dệt, chất tẩy, các loại axit hữu cơ…
Hiện nay, lượng nước cấp cho sản suất khoảng 800 m
3
/ ngày. Chủ yếu cấp cho quá trình
giặt vải. Lưu lượng nước cấp được tính dựa trên cơ sở sau:
• Số lượng máy giặt 22 máy

• Đặc tính máy giặt : 200 – 700 kgng liệu/ máy
• Định mức tiêu thụ nước trung bình 6,5 m
3
nước / máy
• Số mẻ giặt trong 1 ca sản xuất :2 mẻ/ca
• Số ca làm việc 3 ca/ ngày
Lưu lượng nước cấp sử dụng 22 x 6,5 x 3 x2 = 858 m
3
/ ngày
Trong tương lai, nhà máy dự kiến tăng gấp đôi sản lượng sản phẩm nên tải lượng nước
thải tăng lên gấp đôi

2000 m
3
/ngày.
ii) Khí thải
Trong quá trình hoạt động sản xuất các nguồn phát sinh bụi và khí thải của công ty
chủ yếu từ các công đoạn sau:
− Hơi ẩm nhiệt thừa phát sinh từ công đoạn sấy.
− Bụi phát từ quá trình phun cát, mài vải Jeans, thành phần chủ yếu là vải, sợi, cotton,
kích thước bụi nhỏ và phân tán, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý, ảnh hưởng
trực tiếp đến công nhân tại xưởng mài; bám trên bề mặt các thiết bị, gây khó khăn
cho việc sản xuất.
− Mùi hôi phát sinh từ quá trình phun hóa chất.
− Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải, từ khu vực lưu chứa rác thải.
18
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
− Bụi, khí thải từ hoạt động lò hơi. Lò hơi được đốt bằng nhiên liệu than nên phát sinh
ra các loại khí thải điển hình như: CO, SO

2
, NO
x
, bụi than… Lò hơi hoạt động
thường xuyên nên lượng khí thải ra cũng đều đặn và có thành phần khá ổn định.
Lượng khí thải này có thành phần ô nhiễm đặc trưng, nếu không xử lý thì sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng không khí trong lẫn ngoài nhà máy.
− Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa phát sinh chủ yếu là bụi,
NO
2
, SO
2
và CO.
iii) Tiếng ồn
Tiếng ồn của công ty chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
− Tiếng ồn do hoạt động máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất như máy mài, máy
giặt, máy nén khí…
− Tiếng ồn phát sinh từ hệ thống quạt, sấy, lò hơi…
− Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị phục vụ cho các công
trình phụ trợ.
− Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển hàng hóa, do bốc dỡ các nguyên
liệu và sản phẩm.
− Tiếng ồn và rung cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại
của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể con người.
Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ
nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, còn gây
ra chứng đâu đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh. Ô nhiễm tiếng ồn
đối với môi trường bên ngoài hầu như không đáng kể.
iv) Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt

19
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Nguồn thải chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân bao gồm giấy, nylon, lon
nhựa, kim loại đựng đồ hộp, thức uống và thực phẩm dư thừa… Lượng rác thải sinh hoạt
khỏang 550 kg/tháng.
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại bao gồm: xơ sợi thải, vật liệu đóng gói bằng
giấy, plastic… Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại tổng cộng 1.360 kg/tháng, loại
rác này không ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Chất thải rắn sản xuất nguy hại
Rác thải nguy hại bao gồm giẻ lau, bóng đèn, nhớt bôi trơn thải… Lượng rác thải
nguy hại khoảng 557 kg/tháng. Bao gồm cac loại chất thải sau:
− Giẻ lau máy móc, thiết bị các loại: 5 kg/tháng.
− Bóng đèn huỳnh quang: 2 kg/tháng.
− Bình ắc quy: 1 kg/tháng.
− Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung: 530 kg/tháng.
− Dầu nhớt thải: 4 kg/tháng.
− Bao bì thùng chứa hóa chất: 15 kg/tháng.
1.2.4.2 Công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy
i) Đối với nước thải
Nước mưa chảy tràn
Nhà máy thời trang Phong Phú đã xây hệ thống thoát nước mưa riêng biệt. Nước mưa
chảy tràn và nước mưa từ các mái nhà được thu gom theo hệ thống các mương thoát nước
được thiết kế dọc bên hông vách nhà xưởng và xả trực tiếp vào suối Nhum.
Nước thải sinh hoạt
20
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Nước thải từ khu nhà vệ sinh của khối văn phòng và khối sản xuất được thu gom và

xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại 3 ngăn trước khi chuyển sang công đoạn xử lý chung
với nước thải sản xuất.
Bể tự hoại 3 ngăn là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn
lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, định kỳ được hút và vận chuyển đến vị trí ủ
làm phân compost. Dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy
một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử
lý nuóc thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20 – 40% BOD
5
.
Nước thải sau khi xử lý tại bể tự hoại sẽ được đưa vào xử lý chung với nước thải sản xuất.
Hình 1.5 Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sản xuất
Nước thải từ công đoạn chuẩn bị vải, nhuộm, giặt vải, hoàn tất được thu gom theo
cống thoát nước thải đưa về trạm xử lý nước thải tập trung. Hiện tại, nhà máy đã xây dựng
hệ thống xử lý nước thải với công suất 1000 m
3
/ngày. Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt quy
chuẩn QCVN 13:2008 (nguồn loại B) sau đó xả trực tiếp vào suối Nhum.
ii) Đối với môi trường không khí
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hơi ẩm nhiệt thừa từ công đoạn wash sấy
Để giảm thiểu hơi ẩm, nhiệt thừa từ quá trình wash và sấy vải, nhà máy đã bố trí
khoảng thông gió và trang bị hệ thống quạt hút cưỡng bức tại một số khu cần thiết.
21
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi từ quá trình phun cát
Đối với bụi phát sinh từ các công đoạn này, nhà máy đầu tư hệ thống cyclone và
buồng lọc túi vải. Các máy móc, thiết bị chính của bộ phận này đi kèm cùng hệ thống máy
phun cát.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi từ quá trình mài Jeans

Đối với bụi, khí thải phát sinh từ các công đoạn mài Jeans, nhà máy có lắp đặt các
chụp hút, trang thiết bị lọc túi vải.
Biện pháp giảm thiểu mùi do phun hóa chất
Quá trình phun hóa chất sẽ làm phát sinh khí thải, hơi dung môi… Tuy nhiên, lượng
hóa chất sử dụng không nhiều nên các hơi khí độc phát sinh không đáng kể. Để hạn chế tối
đa ảnh hưởng của các hơi khí độc đến sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất, công ty trang
bị khẩu trang cho công nhân trong các công đoạn phát sinh bụi, hơi hóa chất; thiết kế các
cửa thông gió; bố trí các chụp hút trên trần mái; trang bị quạt thổi mát; thường xuyên vệ
sinh nhà xưởng sạch sẽ.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải lò hơi
Khí thải lò hơi có chứa các khí gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, nhà máy đã
xây dựng hệ thống xử lý khí thải nhằm đảm bảo môi trường trong sạch bên trong lẫn bên
ngoài nhà máy. Công nghệ xử lý khí thải như sau:
Cặn lắng
22
Khí thải
Dung dịch hấp thụ
Ống khói
Xả bỏ định kỳ
Bể lắng
Nước cấp
Chụp hút Thiết bị hấp thụ Quạt hút
Dung dịch sau lắng
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi
Khống chế ô nhiễm khí do tiếng ồn
Để hạn chế tiếng ồn do máy móc, thiết bị gây ra, nhà máy có đội ngũ công nhân cơ
điện luôn thường xuyên kiểm tra, vô dầu mỡ nhằm giảm tiếng ồn. Trang bị nút bịt tai cho
công nhân.

Ngoài ra, nhà máy thực hiện một số biện pháp có thể hạn chế tiếng ồn như sau:
− Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn: thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị tránh ồn
cho công nhân.
− Tiếng ồn từ quạt sấy ngăn được bằng tấm cách âm.
− Máy móc được lắp khung chống rung, tường và trần được bao bọc bằng vật liệu hấp
thụ âm. Ngoài ra, còn sử dụng phương tiện vận chuyển ít gây ồn hơn.
− Cách ly các nguồn ồn ra các vị trí riêng biệt.
− Bố trí mặt bằng tách biệt các công đoạn gây tiếng ồn để dễ xử lý.
− Công ty trang bị nút bịt tai tại cửa ra vào phân xưởng để phát cho công nhân trước
khi vào ca sản xuất.
− Một giải pháp quan trọng về mặt quản lý đó là giáo dục cho công nhân về ý thức vệ
sinh môi trường lao động, hướng dẫn công nhân cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn
và điếc nghề nghiệp để họ biết cách tự mình phát hiện được những khả năng gây
bệnh điếc do ồn. Từ đó, họ có thể ý thức được việc phòng chống bằng cách mang
thiết bị bảo hộ lao động.
− Định kỳ, công ty tổ chức cho công nhân khám sức khỏe và kiểm soát bệnh điếc nghề
nghiệp 6 tháng/lần.
iii) Đối với chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt chủ yếu là các loại giấy, vỏ đồ hộp… sẽ được thu gom, phân loại
và xử lý như sau:
− Trong khu vực của nhà máy trang bị 2 giỏ đựng rác có nắp đậy: 1 giỏ đựng rác loại
cứng khó xử lý (các loại chai thủy tinh, chai nhựa), 1 giỏ đựng rác loại mềm, dễ xử
lý (giấy, thức ăn thừa).
23
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
− Các giỏ này được thu gom trong ngày. Rác thu gom đã phân loại được tập trung lại
để vận chuyển về khu tập kết rác. Tại đây, rác được cho vào các bồn chứa rác
chuyên dung. Các bồn này định kỳ sẽ được công ty hợp đồng với đội dịch vụ vệ

sinh công cộng để vận chuyển đến nơi xử lý.
Chất thải rắn không nguy hại
Chất thải rắn không nguy hại phát sinh từ các công đoạn giặt mài được thu gom và xử
lý như sau:
− Các bao bì hư hỏng, thùng chứa và bao bì đựng hóa chất dung cho sản xuất (không
chứa chất thải nguy hại) được thu gom, phân loại thành các thành phần:
− Phần bao bì, thùng carton, giấy bỏ, vải vụn, không còn giá trị sử dụng bán cho
những nơi có nhu cầu hoặc tập kết chung cùng rác thải công nghiệp, thuê đội vệ sinh
môi trường trong khu vực chuyển về bãi rác tập trung xử lý.
− Bùn thải sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải tập trung được thu gom bán cho các đơn
vị thi công hệ thống xử lý nước thải, nhà máy sản xuất phân compost hoặc được xử
lý cùng với chất thải sinh hoạt.
− Bùn thải sinh ra từ bể tự hoại định kỳ 2 lần/năm được hợp đồng với đơn vị có chức
năng thu gom xử lý.
Chất thải rắn nguy hại
Rác thải nguy hại bao gồm giẻ lau, bóng đèn, nhớt bôi trơn thải… Công ty đã thực
hiện Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Mã số QLCTNH 79.001138T) với cơ
quan quản lý môi trường tạo thuận lợi trong việc theo dõi lượng chất thải này. Công ty đã
hợp đồng với công ty TNHH MTV Huỳnh Kim Nhật thu gom và xử lý theo đúng quy định
của Nhà nước.
24
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY THỜI TRANG PHONG PHÚ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CẤP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy
− Xuống thực địa nhà máy thu thập số liệu, tham quan thực trạng hệ thống xử lý nước
thải chuẩn bị cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo.
− Xem xét các tiêu chuẩn, hồ sơ thiết kế, cấu tạo các công trình đơn vị, thiết bị… hệ
thống xử lý nước thải của nhà máy.

− Tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu được quy định trong QCVN
13:2008/BTNMT đối với nước thải đầu ra để phân tích hiện trạng và khả năng xử lý
của hệ thống hiện hữu. Mẫu phân tích được lấy tại các điểm đầu vào và đầu ra, và
các điểm sau mỗi công trình của hệ thống.
− Liệt kê, lập bảng biểu các chất ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm sau khi có kết
quả phân tích.
2.1.2 Đánh giá hệ thống xử lý nước thải hiện hữu tại nhà máy
− Tìm hiểu các thông số thiết kế của hệ thống
− Đánh giá hiệu quả xử lý từng công trình trong hệ thống
− Đánh giá hệ thống so với QCVN 13:2008/BTNMT.
2.1.3 Đề xuất các giải pháp nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
2.2 Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
− Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải: Để xác định
thành phần, tính chất, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào, đầu ra và
sau mỗi công trình đơn vị và của toàn hệ thống. Cụ thể:
• Nhiệt độ, pH, DO: Được đo trực tiếp bằng máy đo nhanh.
• Chất rắn lơ lửng (TSS): Xác định bằng phương pháp cân trọng lượng.
25

×