Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 119 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
i
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
BQL : Ban quản lý.
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi trường.
CTR : Chất thải rắn.
KKT : Khu kinh tế.
KCN : Khu công nghiệp
PTHT : Phát triển hạ tầng.
QLMT : Quản lý môi trường.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
SXSH : Sản xuất sạch hơn.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
UBND : Ủy Ban nhân dân.
ISO : International Organization of Standadization – Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa Quốc tế.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
ii
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
DANH MỤC CÁC BẢNG
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
iii
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
DANH MỤC CÁC HÌNH.


SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
iv
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng
việc thành lập các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là một trong những giải pháp quan
trọng đối với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã
hội của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, khi Việt
Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và
quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại
Hội Đảng lần VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”,
hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã được
thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy
mô lớn.
Mỗi Khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn
đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế
thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo
điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp…Tuy
nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của Khu công nghiệp
đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước
thải và khí thải công nghiệp. Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có
thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm
trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành
tựu công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, xây dựng hệ thống quản
lý môi trường trong các Khu công nghiệp là một phần quan trọng trong phát triển Khu
công nghiệp.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Trước kia, để khắc phục tình trạng ô nhiễm do sản xuất trong các Khu công
nghiệp thường chỉ là đưa ra các biện pháp để xử lý chất thải ở giai đoạn cuối nên hiệu
quả khắc phục ô nhiễm không cao. Ngày nay với sự phát triển, tiến bộ của khoa học –
kỹ thuật, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà môi trường thì việc khắc phục và cải thiện ô
nhiễm môi trong Khu công nghiệp đã hiệu quả hơn nhờ vào các biện pháp quản lý môi
trường.
Hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong khu kinh
tế trọng điểm của khu vực miền Trung, có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh chóng.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều Khu công nghiệp và Khu kinh tế, trong
đó Khu công nghiệp Quảng Phú là một khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công
nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng
góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu công nghiệp này nằm
ở khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, do đó các vấn đề về môi trường cần
phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Công tác quản lý môi trường tại Khu
công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa có
được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề môi trường riêng của
doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những quy định chưa rõ ràng và
không thích hợp với điều kiện của Khu công nghiệp Quảng Phú. Để giảm những tác
động môi trường do họat động sản xuất của Khu Công Nghiệp này trong tương lai, việc
nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu
các tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, đề tài “ Đánh
giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công
nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi” được tác giả chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp
tại Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TP
Hồ Chí Minh.
2.Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng chương trình quản lý môi
trường trong các Khu công nghiệp đến nay, đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương và các nhà quản
lý Khu công nghiệp của nước ta đã tổ chức những hội thảo về quản lý và xây dựng
chương trình bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp, đề xuất các biện pháp cải thiện
và quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp, chính sách bảo vệ môi trường trong
Khu công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp thân thiện với môi trường
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hiện trạng môi trường của các
Khu công nghiệp, các giải pháp hoạt động giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp ở một số
địa phương và nghiên cứu đưa ra các giải pháp quy hoạch, giải pháp quản lý môi
trường trong Khu công nghiệp nhưng đề tài đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và
đề xuất các giải pháp cải thiện tại Khu công nghiệp Quảng Phú thì chưa được thực
hiện.
3. Mục đích của đề tài:
Mục tiêu của đồ án là đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Khu công
nghiệp Quảng Phú, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch và quản lý, đề xuất các hướng
cải thiện môi trường cho Khu công nghiệp Quảng Phú.
4. Nhiệm vụ của đề tài.
Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường của Khu công nghiệp Quảng Phú, phân
tích các mặt đạt và chưa đạt trong quản lý môi trường từ đó đưa ra các hướng khắc
phục. Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài bao gồm:
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại KCN Quảng Phú, thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu về hiện trạng quy hoạch tại KCN Quảng Phú.
- Thu thập hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

MSSV: 107108048
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
- Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho KCN Quảng Phú.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đồ án đã được thực hiện trên cơ sở các phương pháp sau đây:
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
khu công nghiệp Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Quảng Phú về phương thức hoạt động,
công nghệ sản xuất, hiện trạng môi trường, các giải pháp kiểm soát chất thải…từ
đó, xem xét, đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất.
- Phương pháp phân tích hệ thống quản lý môi trường trong Khu công nghiệp
Quảng Phú về các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý đang áp dụng.
- Vận dụng các nguyên lý của các công cụ quản lý môi trường để tổng hợp và đề
xuất các giải pháp quản lý môi trường.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI.
Khu công nghiệp Quảng Phú thuộc phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi. Do đó các đặc điểm của khu công nghiệp Quảng Phú đều chịu sự chi
phối từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
1.1 Đặc điểm tự nhiên .
1.1.1 Vị trí.
Khu Công nghiệp Quảng Phú nằm về phía Tây Thành phố Quảng Ngãi. Thành
phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng duyên
hải Miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn hướng ra biển Đông, tại tọa độ địa lý

180
0
48’Đ và 15
0
08’B. Với diện tích tự nhiên 3.712 hecta. Vị trí địa lý được bao quanh
bởi huyện Tư Nghĩa và huyện Sơn Tịnh.
Thành phố Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua Thành phố, cách Hà Nội 883
km về phía Bắc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam; quốc lộ 1A nối
Thành phố Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
1.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng thủy văn.
Thành phố Quảng Ngãi là một tỉnh nằm sâu trong đới nội chí tuyến với khí hậu
nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào nửa sau mùa nóng và nửa đầu mùa lạnh. Lượng bức
xạ lớn (140-150kcal/cm
2
, số giờ chiếu sáng khoảng 4.500 giờ/năm, số giờ nắng từ
2.000-2.500 giờ/năm); nền nhiệt độ của tỉnh cao, thường từ 20-26
0
C; lượng mưa trên
1.600mm/năm; độ ẩm trung bình toàn thành phố đạt 80-85%, có thời điểm có nơi
xuống dưới 55%; Về gió, mùa đông có hướng gió chính là Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc;
mùa hạ có hướng gió chính là Tây Nam, Đông Nam; gió Tây xuất hiện nhiều vào mùa
hè thu. Tốc độ gió phổ biến từ 1-3m/s.
Thành phố Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của bão chủ yếu tập trung trong ba
tháng 10, 11, 12. Tác hại lớn nhất của bão thường gây gió và mưa lớn ảnh hưởng lớn
đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
1.1.2.1 Nhiệt độ không khí.

Theo số liệu của Trạm khí tượng Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình
tháng trong năm tại khu vực trong các năm gần đây được trình bày như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (
o
C).
Năm 2008 2008 2010 Trung bình
Tháng 1 22,1 21,9 21,9
21,9
Tháng 2 23,6 23,8 20,1
22,5
Tháng 3 24,9 25,5 23,8
24,7
Tháng 4 27,5 26,6 27,6
27,2
Tháng 5 28,3 28,1 28,0
28,1
Tháng 6 30,1 29,4 29,5
29,7
Tháng 7 29,9 28,8 29,3
29,3
Tháng 8 28,2 28,1 28,5
28,3
Tháng 9 27,2 28,0 27,7
27,6
Tháng 10 26,5 25,9 26,4
26,3
Tháng 11 25,8 23,1 24,6
24,5
Tháng 12 23,4 23,5 22,3
23,1

Trung bình
năm
26,5 26,1 25,8 26,1
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Theo số liệu trong bảng 1.1, nhiệt độ không khí tại khu vực phụ thuộc vào mùa.
Chênh lệch nhiệt giữa 2 mùa không lớn lắm, trung bình khoảng từ 4 -6
o
C. Nhiệt độ
không khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 26,1
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng
đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 khoảng 27,2
o
C - 29,7
o
C.
1.1.2.2 Độ ẩm.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%).
Năm 2008 2009 2010 Trung bình
Tháng 1 86 87 86 86,3
Tháng 2 86 82 83 83,7
Tháng 3 82 84 83 83
Tháng 4 78 81 79 79,3
Tháng 5 76 81 79 78,7
Tháng 6 73 75 75 74,3
Tháng 7 72 78 75 75

Tháng 8 82 81 79 80,7
Tháng 9 83 79 82 81,3
Tháng 10 84 88 88 86,7
Tháng 11 83 86 88 85,7
Tháng 12 71 86 87 81,3
Trung bình năm 80 82 82 81,3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực tính trong 03 năm
gần đây có giá trị khá lớn, trung bình khoảng 81,3%. Độ ẩm không khí trung bình
tháng đạt giá trị lớn vào các tháng mùa mưa và mức độ chênh lệch về độ ẩm không khí
trung bình tháng giữa hai mùa là không lớn lắm.
Trong một ngày đêm, độ ẩm tương đối tăng giảm đột ngột. Ban ngày, sau lúc
mặt trời mọc độ ẩm giảm dần và đạt thấp nhất vào lúc quá trưa, sau tăng dần. Về ban
đêm độ ẩm ít thay đổi và duy trì ở mức cao, thường đạt cực đại vào lúc sau 4h sáng cho
đến trước khi mặt trời mọc.
1.1.2.3 Chế độ mưa.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Các đặc trưng của chế độ mưa trên địa bàn khu vực được tính toán và trình bày
trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm).
Năm 2008 2009 2010
Trung bình
Tháng 1 125 197 236
186
Tháng 2 54 1 42
32,3
Tháng 3 2 102 42

48,7
Tháng 4 13 48 7
22,7
Tháng 5 69 132 114
105
Tháng 6 5 48 52
35
Tháng 7 121 41 19
60,3
Tháng 8 233 244 103
193,3
Tháng 9 331 107 257
231,7
Tháng 10 276 797 1.000
691
Tháng 11 221 1.328 621
723,3
Tháng 12 273 78 458
269,7
Cả năm 1.723 3.123 2.950
2.598,7
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Qua bảng 1.3 cho thấy lượng mưa trung bình trong các năm gần đây tại khu vực
đạt khoảng 2.598,7 mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình tháng cao nhất,
khoảng 723,3 mm. Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và
tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn. Tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp
nhất là tháng 4 khoảng 22,7 mm.
1.1.2.4 Chế độ gió.
Thành phố Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Vào mùa đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa hè chịu

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
sự ảnh hưởng của gió Đông và Đông Nam. Từ tháng 4 đến tháng 7 hướng gió chủ đạo
là hướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau hướng gió chủ đạo
trong khu vực là hướng Bắc và Tây Bắc; vào tháng 3 hướng gió chuyển từ Bắc - Tây
Bắc sang Nam - Đông Nam và tháng 8 thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - Đông
Nam sang Tây - Tây Bắc.
Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùa
mưa (khoảng tháng 9 đến tháng 12), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biển
Đông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển.
1.1.2.5 Chế độ bức xạ.
Hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào
khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 8. Cường độ bức xạ
trong khu vực thường đạt giá trị cao vào các tháng 4 và 6, lớn hơn 14 kcal/cm
2
và đạt
giá trị nhỏ hơn vào các tháng 11 đến tháng 01 năm sau, nhỏ hơn 8 kcal/cm
2
. Lượng
bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 130-150 Kcal/cm2/năm, trong ngày, lượng bức xạ
đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ, lượng bức xạ tổng cộng
phân bố không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều trong
các mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70-
75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25-30%. Lượng bức xạ tổng
cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu chiếm 59%.
1.1.2.6 Số giờ nắng.
Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, số giờ nắng trong tháng
của các năm gần đây được trình bày như trong bảng 1.4.

Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ).
Năm 2008 2009 2010 Trung bình
Tháng 1 96 53 113
87,3
Tháng 2 128 193 31
117,3
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Tháng 3 205 196 150
183,7
Tháng 4 231 180 144
185
Tháng 5 247 199 211
219
Tháng 6 269 180 228
225,7
Tháng 7 177 196 272
215
Tháng 8 183 165 200
182,7
Tháng 9 170 195 177
180,7
Tháng 10 190 109 116
138,3
Tháng 11 202 65 58
108,3
Tháng 12 93 90 68
83,7

Cả năm 2.191 1.821 1.767
1.926,3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Như vậy, các năm gần đây trung bình một năm có khoảng 1.926,3 giờ nắng. Thời
điểm có số giờ nắng cao chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7.
1.1.2.7 Thủy văn.
Toàn bộ khu vực theo địa hình tự nhiên chia thành các lưu vực sau:
- Lưu vực kênh Thạch Nham: Bề mặt kênh rộng 3-5m, tính từ chân taluy trung bình
khoảng 7m. Kênh Thạch Nham thuộc hệ thống kênh Bắc, kênh cấp I B8, hành lang bảo
vệ kênh quy định là 3m.
- Lưu vực sông Ông Trung (sông Bàu Giang): Nằm ở phía Nam và Đông Nam khu
vực khảo sát. Hướng dòng chảy từ Tây sang Đông. Bề mặt sông rộng: 6-10m.
Ngoài ra, khu vực còn chịu ảnh hưởng đáng kể thủy văn sông Trà Khúc.
- Lưu vực sông Trà Khúc: sông Trà Khúc chảy qua thoát nước cho toàn bộ khu vực
vùng núi phía Tây, Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Sông Trà Khúc bắt nguồn từ núi Ngọc
Rin ở độ cao 1550m thuộc huyện Konplong (Kon Tum) chảy qua tỉnh Quãng Ngãi và
đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy. Sông dài 135Km đoạn chảy qua tỉnh Quãng Ngãi dài:
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
42,35Km. Diện tích lưu vực tính đến cửa Cổ Luỹ là 3240Km
2
, với hướng chảy chính là
Tây - Đông.
Một số đặc điểm thuỷ văn sông Trà Khúc:
+ Chiều dài sông : 135Km.
+ Chiều dài lưu vực: 42,35Km.
+ Diện tích lưu vực : F = 3240Km
2

.
+ Chiều rộng trung bình lưu vực : 26,3Km.
+ Chiều dài lưu vực : 123Km.
+ Độ dốc trung bình lưu vực : 18,5%.
+ Độ dốc lòng sông : 0,083%.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12. Mùa nước cạn bắt đầu từ
tháng 1 và kéo dài tới tháng 9.
Mực nước cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 10 và tháng 11.Trận lũ
lịch sử xuất hiện năm 1999 tại trạm Trà Khúc (thị xã Quảng Ngãi) với mức nước Hlũ =
+8,36m tương ứng với tần suất 5%. Ngoài ra theo thống kê tại trạm Trà Khúc có mực
nước lũ của các năm như sau:
+ Năm 1993 có mức nước đỉnh lũ H = +6,02m.
+ Năm 1994 có mức nước đỉnh lũ H = +6,02m.
+ Năm 1995 có mức nước đỉnh lũ H = +6.79m.
+ Năm 1996 có mức nước đỉnh lũ H = +7,69m.
+ Năm 1997 có mức nước đỉnh lũ H = +7,14m.
+ Năm 1998 có mức nước đỉnh lũ H = +7,72m.
+ Năm 1999 có mức nước đỉnh lũ H = +8,36m.
+ Năm 2000 có mức nước đỉnh lũ H = +6,39m.
+ Năm 2001 có mức nước đỉnh lũ H = +6,71m.
+ Năm 2002 có mức nước đỉnh lũ H = +6,21m.
+ Năm 2003 có mức nước đỉnh lũ H = +8,08m.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
- Theo tính toán của Viện Khoa Học Thuỷ Lợi: Chọn trận lũ năm 1996 làm trận lũ điển
hình để tính toán đường quá trình lũ chính vụ thiết kế với tần suất P = 10% với lưu
lượng Qmax = 10.100m3/s thì mực nước lớn nhất của lũ chính vụ tại vị trí cầu Trà
Khúc có Hmax = +7,07m

- Đặc trưng mực nước cao nhất năm tại trạm Trà Khúc ( thành phố Quảng Ngãi)
+ Mực nước cao nhất năm : H
max
= + 8,36m.
+ Mực nước trung bình năm : H
tb
= + 6,67m.
+ Mực nước thấp nhất năm : H
min
= + 4,47m.
- Hiện nay theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2010, tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và nạo vét lòng hồ
thuỷ lợi Thạch Nham, hồ Nước Trong, xây dựng thuỷ điện Đakring (CS: 100MW) và
các thuỷ điện nhỏ trên thượng nguồn sông Trà Khúc các dự án này góp phần hạn chế
thiên tai do lũ lụt gây ra vì vậy mức độ ảnh hưởng của lũ lụt đối với khu vực qui hoạch
Khu đô thị được kiểm soát và dự án này có tính khả thi cao.
1.1.2.8 Hải văn.
Khu vực nằm trong vùng nhật triều của Biển Đông. Trong 1 tháng số ngày nhật
triều chiếm 10 - 15 ngày. Các ngày còn lại là bán nhật triều.
1.1.2.9 Địa chất thủy văn.
Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm ở đây là nước mưa và một phần của
kênh mương thuỷ lợi và sông Bàu Giang. Hướng thoát chủ yếu thấm xuống tầng dưới
và thấm ra sông nơi có địa hình thấp hơn xung quanh trong khu vực xây dựng.
Mực nước ngầm không áp thấp, thường lên xuống theo mực nước mặt, mùa lũ
khoảng 3 - 4m, mùa khô ở cao trình 1-2m.
1.1.3 Địa hình và địa chất.
1.1.3.1 Địa hình.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Thành phố Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có địa hình tương đối
bằng phẳng, có những cách đồng lúa, mía và có con sông Trà Khúc chảy qua Thành
phố.
Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành phần cát
khá cao của đất với sự xói mòn huỷ phá do thời tiết mưa nắng đặc biệt ở TP. Quảng
Ngãi, người ta thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự thoát thuỷ lại khá nhanh,
thêm vào đó là sự khô hạn kéo dài chứng tỏ một sự thiếu nước trong nhiều tháng của
năm, một mẫu sắc nhạt ở bề mặt đất cho biết sự thiếu chất bùn. Tuy nhiên TP. Quảng
Ngãi còn có nhiều vùng ruộng rộng, thích hợp cho việc cày cấy, nhờ thế nước của các
sông lớn phát nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuyên qua đồng bằng rồi ra biển.
Lưu lượng của các dòng sông biến đổi theo mùa. Về mùa nắng, lòng sông khô
cạn, trái lại mùa mưa, những cơn mưa dầm nặng hạt trên dãy Trường Sơn làm cho
nước đổ xuống các dòng sông khiến mực nước dâng cao, đột ngột lan vào các vùng đất
xung quanh.
Khu công nghiệp Quảng Phú thuộc phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi
có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ +206m so với mực nước biển, dốc đều từ
Tây sang Đông với độ dốc khoảng 1%.
1.1.3.2 Địa chất.
Theo kết quả khảo sát lỗ khoan và tổng hợp kết quả thí nghiệm của các mẫu đất,
địa tầng của khu vực, có các lớp đất chính sau đây:
Lớp 1: Lớp đất mặt á sét màu nâu vàng lẫn ít sỏi cạn, ở trạng thái dẻo cứng, sức
chịu tải quy ước là 1,510 kg/cm
2
,tính chất xây dựng của lớp khá tốt.
Lớp 2: Là đất sét màu nâu vàng, vàng, xám vàng, có lẫn ít sỏi sạn, ở trạng thái
dẻo cứng, sức chịu tải quy ước là 1,52 kg/cm
2
. Lớp có mặt ở hầu hết các lỗ khoan.
Trong lớp này, đơn vị đã tiến hành lấy và thí nghiệm 22 mẫu đất, cho thấy tính chất

xây dựng của lớp khá tốt.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Lớp 3: Là cát hạt nhỏ đến vừa màu xám vàng, xám xanh, xám trắng, xám đen,
kết cấu xốp. Độ sâu kết thúc từ 4 ÷ 5m so với bề mặt tự nhiên, sức chịu tải quy ước là
1,20 kg/cm2, tính chất xây dựng của lớp trung bình.
Lớp 4: Là bùn sét màu xám xanh, xám đen, ở trạng thái chảy, xuất hiện dưới độ
sâu 7,0m, sức chịu tải quy ước là 0,80 kg/cm
2
, tính chất xây dựng của lớp yếu.
Lớp 5: Á cát màu nâu đỏ, xám xanh, lẫn ít sỏi cạn, ở trạng thái chảy, có bề dày
khoảng 0,60 ÷ 5,00m, sức chịu tải quy ước là 1,10 kg/cm
2
, tính chất xây dựng của lớp
trung bình.
Lớp 6: Á cát màu xám xanh lẫn ít sỏi (sản phẩm của phong hóa hoàn toàn), sức
chịu tải quy ước là 0,80 kg/cm
2
, tính chất xây dựng của lớp yếu.
Lớp 7: Sét màu xám xanh (sản phẩm của phong hóa hoàn toàn). Lớp có mặt ở lỗ
khoan LK2, với bề dày chưa kết thúc tại lỗ khoan.
Vậy khu vực có lớp đất phủ là đất sét có chiều dày trung bình 3,5m, lớp sét pha
có chiều dày trung bình là 5,1m, lớp cát pha có chiều dày trung bình 6,1m phân bố
không đều trong KCN.
1.1.3.3 Địa chấn.
Theo bản đồ địa chấn toàn Quốc của Viện vật lý địa cầu, tỉnh Quảng Ngãi nằm
trong vùng động đất cấp 6.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.

1.2.1 Điều kiện kinh tế.
1.2.1.1 Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.540.449 triệu đồng tăng 16,7% so với
năm 2010 và đạt 100,5% kế hoạch; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 13,7%, khu
vực kinh tế quốc doanh tăng 24%, nhờ sự sắp xếp, đầu tư mở rộng sản xuất, khai thác
thị trường tiêu thụ sản phẩm, đổi mới trang thiết bị công nghệ…, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động, thúc đảy sản xuất công nghiệp phát triển. Một số sản
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
phẩm sản xuất tăng nhanh so với năm 2010 như: bia, bánh kẹo, tinh bột mì, dăm bột
giấy, nước khoáng…
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá trị hiện hành.

(Nguồn :Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi năm 2010)
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thực hiện 52 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch
năm. Phát triển mới 17/27 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 63% kế hoạch năm,
thu hút 105 lao động, nâng tổng số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa
bàn lên 152 cơ sở với 922 lao động.
1.2.1.2 Sản xuất nông nghiệp.
Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.618,8 tấn, đạt 90,5% kế hoạch năm.
Trong đó lúa 1.068,8 tấn, năng suất bình quân 53,9 tạ/ ha, đạt 91,4% kế hoạch.
Đã tập trung chỉ đạo công tác phong, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm không
để dịch bệng xảy ra. Tổng đàn trâu, bò hiện có 1.200 con, đạt 101% kế hoạch năm,
tăng 84 con so với cùng kỳ (trong đó bò lai 950 con, chiếm 79,2% so với tổng đàn, đạt
96,9% kế hoạch năm); đàn lợn 3.800 con, đạt 94,3% kế hoạch năm, giảm 400 con so
với cùng kỳ.
1.2.1.3 Hoạt động du lịch.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

MSSV: 107108048
Giá trị sản xuấ của ngành
công nghiệp
2007(triệu
đồng)
2008(triệu
đồng)
2009(triệu
đồng)
2010(triệu
đồng)
Khu vực kinh tế trong
nước
Nhà nước 641.055 869.946 1.072.825 1.230.722
Trung ương 563.391 768.109 936.043 1.050.034
Địa phương quản lý 77.664 101.837 136.782 180.688
Ngoài quốc doanh 208.807 237.368 264.116 304.130
Đầu tư của nước ngoài 4.0732 5.597
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Hoạt động du lịch có sự chuyển biến. Doanh thu du lịch cả năm của thành phố
ước đạt 33 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 55% so với năm 2010. việc đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các khu du lịch như núi Bút và một số tuyến đường có phong cảnh đẹp
như đường Phạm Văn Đồng nơi này có Quảng trường và có phong cảnh rất đẹp về ban
đêm và một số đường ở ngoài cầu Trà Khúc đang được đẩy mạnh tiến độ thực hiện.
1.2.1.4 Thương mại, dịch vụ.
-Thương mại phát triển khá, đảm bảo nhu cầu cung ứng hàng hoá trong thành
phố. Hoạt động giao thông vân tải, thông tin liên lạc, ngân hàng đã cơ bản đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- Hoạt động xuất khẩu tuy có mặt hạn chế, nhưng có sự chuyển biến khá tích

cực trong giai đoạn này, tuy vậy giá trị bán lẻ vẫn còn nhỏ bé, các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu nhìn chung qui mô, thiết bị công nghiệp lạc hậu, chưa đủ lực để
đầu tư các công nghệ hiện đại, chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ
trợ của cơ quan nhà nước cho các doanh nghiệp còn quá ít trong công tác xuất nhập
khẩu, tìm kiếm thị trường…
Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ thực hiện 40 tỷ đồng. Phát triển mới 38/35
hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ đạt 108,5% kế hoạch năm, thu hút 59 lao động,
nâng tổng số hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn lên 770 hộ với 1.273 lao
động.
1.2.1.5 Về thu - chi ngân sách.
Tổng thu ngân sách ước thực hiện 4,2 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm; trong đó
Đội thuế thu ước đạt 2,001 tỷ đồng, đạt 92,4% kế hoạch năm; riêng thuế ngoài quốc
doanh 1,313 tỷ đồng, đạt 102,2% kế hoạch năm. Tổng chi ngân sách thực hiện 2,7 tỷ
đồng, bằng 122,7% kế hoạch năm.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Nhìn chung lĩnh vực kinh tế của thành phố có bước tăng trưởng khá, nhưng mô
hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ, sản xuất nông
nghiệp chưa được quy hoạch tập trung cho các vùng chuyên canh, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều.
 Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Tổng số dự án lập xây dựng là 221 dự án, trong đó gồm 4 hệ thống thoát nước tình
thế; 10 tuyến giao thông hẻm phố; 07 dự án xây dựng cơ bản, tổng kinh phí được duyệt
ước đạt 9,4 tỷ đồng. Trong đó:
+ Đã thi công xong đưa vào xử dụng: thoát nước và đường đi nội bộ tổ 10; thoát
nước tình thế trường Tiểu học Quảng Phú 1; đường Nguyễn Trãi đi Hoàng Văn Thụ;
tường rào, cổng ngõ, sân nền trường Mẫu giáo tổ 17, giá trị đầu tư xây dựng 1,148 tỷ
đồng.

+ Đang thi công tuyến Gò Cát đi Gò Dưa; hệ thống thoát nước và bê tông xi
măng ngõ ông Lại đi bàu Mẩi; hệ thống thoát nước và đường đi nội bộ tổ 2, gía trị đầu
tư xây dựng 1,148 tỷ đồng.
+ Đã mở hồ sơ chọn thầu, chuẩn bị thi công: tường rào, sân nền, cổng ngõ trường
Tiểu học Quảng Phú 2 (điểm 2),; bê tông xi măng ngõ ông Sơn đi ngõ ông Thuận (tổ
17); ngõ ông Quyền đến ngõ ông Truyền (tổ 4); ngõ ông Toàn đi 200 hộ đến ngõ ông
Sâm (tổ 10+11); ngõ ông Bút đến ngõ bà Ất (tổ 4); ngõ ông Long đến đường sắt (tổ 6),
giá trị đầu tư xây dựng 1,430 tỷ đồng.
+ Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: xây dựng chợ ông Bố; nhà làm việc Đảng, đoàn thể,
giá trị đầu tư xây dựng 4,093 tỷ đồng.
+ Đang hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ xây dựng cơ bản: thoát nước tình thế tổ 23; thoát
nước và đượng đi nội bộ tổ 22,23; nâng cấp sân nền, tường rào, bồn hoa UBND
phường; khu dân cư phía đông Nguyễn Chí Thanh; thoát nước, san nền khu A trường
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Tiểu học Quảng Phú 1; lập hồ sơ quy hoạch chi tiết điểm trung tâm cấp nước Gò Cát,
tổng kinh phí 6,415 tỷ đồng.
 Quản lý đô thị
Hoạt động của Tổ Quản lý trật tự đô thị thực hiện đạt một số kết quả, góp phần
củng cố và ổn định trật tự đô thị. Tiến hành kiểm tra lập biên bản vi phạm xây dựng
trái phép và ra quyết định xử lý hành chính 47 trường hợp.
 Địa chính
Đã lập hồ sơ và giải quyết cấp 256/317 giấy chứng nhận quyền xử dụng đất, đạt
80,8% kế hoạch năm.
Đang trình UBND thành phố xin chủ trương kế hoạch 02 khu dân cư đấu giá đất tại
tổ 13, 17, với tổng diện tích 1,2 ha; giao đất cho tổ dân phố 22, 23 xây dựng điểm sinh
hoạt văn hoá. Lập hồ sơ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Đông đường
Nguyễn Chí Thanh. Làm thủ tục đề nghị UBND thành phố xét giao đất cho 06 hộ

nghèo tại khu dân cư vùng lõm tổ 17, với diện tích 720 m
2
.
Tham mưu cho UBND phường giải quyết 25 đơn khiếu nại của công dân về tranh
chấp đất đai, trong đó hoàn thành 21 đơn, còn tồn đọng 04 đơn chuyển cấp trên.
Công tác xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng cơ sở đạt được một số kết quả quan
trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên quá trình thực
hiện gặp không ít khó khăn nhất là thủ tục lập hồ sơ xây dựng, điều chỉnh giá cả do
biến động, cán bộ phụ trách công tác này còn hạn chế về năng lực chuyên môn, sự phối
hợp thiếu đồng bộ giữa các chính quyền cơ sở với các phòng ban chuyên môn thuộc
thành phố. Hạ tầng cơ sở quá yếu kém đòi hỏi phải tập trung xây dựng nhiều trong khi
nguồn kinh phí huy động trong nhân dân chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra…
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm so với kế hoạch đề ra.
Việc xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý đô thị chưa triệt để, nhất là việc thực
hiện các quyết định xử lý các trường hợp xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất đai.
1.2.2 Điều kiện văn hoá – xã hội.
1.2.2.1 Về giáo dục.
Phong trào thi đua “ hai tốt” được phát động thường xuyên, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức khai giảng năm học 2009 –
2010 có 2.091 học sinh vào các cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở;
100% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 và 216 học sinh vào lớp 6. Thực hiện tốt công
tác phổ cập giáo dục bậc Trung Học Cơ Sở trong độ tuổi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được quan tâm đầu tư.
1.2.2.2 Về y tế.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng, các chương
trình tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 11,7%. Tổ

chức khám và chữa bệnh cho 6.140 lượt bệnh nhân. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường được duy trì. Vận động nhân dân xây mới 125/90 hố xí
hợp vệ sinh, đạt 138,9% chỉ tiêu.
1.2.2.3 Công tác lao động – thương binh và xã hội.
Giải quyết kịp thời các khoản chi trả cho các đối tượng chính sách. Tổ chức đi
thăm, tặng quà cho 05 gia đình chính sách tiêu biểu, các gia đình thương binh bệnh
binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng với 430 xuất quà, số tiền
13.150.000 đồng; cứu trợ đột xuất do các đợt mưa bão 2007 và cứu trợ đỏ lửa nhân dịp
Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008 cho 203 khẩu với 2.324 kg gạo thuộc diện cứu tế
thường xuyên, hộ nghèo; cứu tế giáp hạt cho 818 khẩu với 12.260 kg gạo. Tu sửa và
quét vôi Nghĩa trang Liệt sĩ với số tiền 6.700.000 đồng.
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Tổ chức thăm và tặng quà cho các thương binh, gia đình liệt sĩ nhân kỷ niệm 61
năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2008).
Đề nghị cấp trên giải quyết chế độ cho 216 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã
hội hàng tháng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, xét và đề nghị điều dưỡng tại gia đình
cho 98 người và điều dưỡng tập trung cho 11 người.
Đã triển khai Quyết định 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, hoàn chỉnh 79 hồ sơ đề
nghị thành phố xét duyệt. Làm thủ tục hồ sơ hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 25
hộ nghèo, 05 hộ thuộc diện gia đình chính sách giai đoạn 2008 – 2011. Đã xây dựng và
sửa chữa nhà ở cho 21 hộ nghèo, với số tiền 204.000.000 đồng. Năm 2008 giảm 37/82
hộ nghèo đạt 45,1% kế hoạch, số hộ nghèo hiện nay còn 306/3.859 hộ, tỷ lệ hộ nghèo
chiếm 7,9%.
1.2.2.4 Dân số - gia đình và trẻ em.
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em được tập trung
chỉ đạo và thực hiện đạt một số kết quả. Vận động số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh

đẻ thực hiện biện pháp khác đạt 100%, đặt vòng 150/298 ca đạt 50,3%, đình sản 9/11
ca đạt 81,8% kế hoạch năm. Tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặt
biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, ngày 1/6, tết Trung thu, cấp phát 351 thẻ
khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Công tác văn hoá - xã hội được quan tâm đúng mức, kết quả hoạt động của các
ngành trên lĩnh vực này ngày càng thể hiện rõ nét hơn; tuy nhiên vẫn còn một số tồn
tại, đó là: chưa xây dựng đề án giải quyết việc làm cho người lao động.
1.2.2.5 Văn hóa thông tin thể dục thể thao.
Hoạt động văn hoá thông tin từ thành phố đến cơ sở được triển khai đồng bộ, đã
tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền chào mừng các ngày
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
lễ kỷ niệm, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển KTXH ở địa phương, đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của quần chúng nhân dân, bảo tồn các giá trị
văn hoá truyền thống các dân tộc trong thành phố như chương trình văn nghệ đón xuân
hàng năm, chương trình đua thuyền đầu năm ở sông Trà khúc, các hoạt động văn nghệ
chào mừng các ngày lễ lớn trong năm Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư triển khai đạt kết quả khá. Tuy nhiên công tác quản lý nhà
nước về hoạt động dịch vụ văn hoá, karaoke, Internet, kinh doanh văn hoá phẩm chưa
chặt chẽ. Một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh do khó khăn về nguồn kinh phí
nên chậm được đầu tư tôn tạo và khai thác để góp phần giáo dục tryuền thống và phục
vụ khách tham quan du lịch. Một số công trình, dự án đầu tư của ngành văn hoá thông
tin triển khai chậm nên chưa thể đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả. Đài
Phát Thanh Truyền Hình Thành Phố đã có những nỗ lực trong việc duy trì và nâng cao
chất lượng các chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, phục vụ việc triển khai
các chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước, các Nghị quyết, chương
trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn;
phản ánh nội dung sinh động, phong phú những thành tựu, kết quả của Thành phố đã

đạt được trên các lĩnh lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển khá, hoạt động thể
thao chuyên nghiệp đạt được những thành tích đáng kể, góp phần nâng cao đời sống
tinh thần, rèn luyện sức khoẻ trong đời sống cộng đồng nhân dân.
1.2.3 Cở sở hạ tầng.
1.2.3.1 Giao thông vận tải.
- Về giao thông vận tải: được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, nhiều công
trình đang tiếp tục được triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp một số công trình như
SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương
MSSV: 107108048
21

×