Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 57 trang )

TÓM TẮT

Đề tài “Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính
thức tại TPHCM năm 2014” trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Dựa trên dữ liệu của
Tổng cục Thống Kê thu thập bộ dữ liệu về điều tra lao động việc làm năm 2014 .
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến, để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của lao động khu vực kinh tế
phi chính thức. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu gồm: giới tính của người lao
động, tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao động, kinh nghiệm của
người lao động, tình trạng hôn nhân của người lao động, thành phần dân tộc của người
lao động, tình trạng di cư của người lao động, tình trạng cư trú (thành thị - nông thôn) của
người lao động, số giờ làm việc người lao động, ngành kinh doanh của người lao động,
việc làm trước đây của người lao động, quy mô hộ, địa điểm kinh doanh của người lao
động, có đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, có hệ thống sổ sách kế toán, có hợp đồng lao
động, lương cố định, có hưởng lương ngày nghỉ phép/ ngày lễ, được cấp BHYT, đóng
BHTN, đóng BHXH, có làm thêm việc. Phương pháp phân tích hồi quy để xác định được
12 biến tác động có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng tích cực đến thu nhập lao động khu
vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM.
Kết quả có 10 biến ảnh hưởng đến thu nhập lao động đúng như kỳ vọng của tác giả và
phù hợp với cơ sở lý thuyết tham khảo trong chương 2, có 3 biến tác động nghịch dấu với
kỳ vọng của tác giả: địa điểm kinh doanh và biến có làm thêm việc. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, các biến giới tính của người lao động, trình độ học vấn của
người lao động, kinh nghiệm của người lao động, tình trạng hôn nhân của người lao
động, tình trạng di cư của người lao động, tình trạng cư trú (thành thị - nông thôn) của
người lao động, số giờ làm việc người lao động, ngành kinh doanh của người lao động,
việc làm trước đây của người lao động, quy mô hộ, địa điểm kinh doanh của người lao
động, có làm thêm việc. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng đến đến thu nhập lao động
khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM
Những yếu tố khác như: tuổi của người lao động, thành phần dân tộc của người lao
động, có đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, có hệ thống sổ sách kế toán, có hợp đồng lao


i


động, lương cố định, có hưởng lương ngày nghỉ phép/ ngày lễ, được cấp BHYT, đóng
BHTN, đóng BHXH, chưa tìm thấy mối liên hệ đến thu nhập lao động khu vực kinh tế
phi chính thức tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cũng đề ra một số hướng nghiên cứu tiếp
theo trong việc tăng thu nhập cho người lao động khu vực kinh tế phi chính thức, đề ra
ch1inh sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trogn khu vực này.

ii


MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt ................................................................................................................................ i
Mục lục .............................................................................................................................iii
Danh mục hình................................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................. vi
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 1
1.1 Lý do nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ....................................................................... 3
1.7 Bố cục luận văn................................................................................................... 3
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................... 5
2.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 5

2.1.1 Khái niệm Thu nhập ........................................................................................ 5
2.1.2 Khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức....................................................... 6
2.1.3 Khu vực kinh tế phi chính thức ở Thành Phố Hồ Chí Minh ........................... 8
2.2 Các lý thuyết ...................................................................................................... 9
2.2.1 Lý thuyết kinh tế học về lao động ................................................................... 9
2.2.2 Lý thuyết hàm thu nhập của Mincer .............................................................. 11
2.3 Các nghiên cứu trước ........................................................................................ 11
2.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 11
2.3.2 Nghiên cứu ở iệt Nam ................................................................................. 12
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 17
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................................ 18

iii


3.2 Mô hình nghiên cứu & giải thích các biến, kỳ vọng dấu .................................. 19
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.2.2 Giải thích các biến, kỳ vọng dấu ................................................................... 19
3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu ............................. 24
3.3.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 24
3.3.2 Cách lọc số liệu .............................................................................................. 25
3.3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 25
3.4 Cách đánh giá độ phù hợp của mô hình............................................................ 26
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28
4.1 Kết quả thống kê mô tả ..................................................................................... 28
4.1.1 Mô tả mẫu ...................................................................................................... 29
4.1.2 Các biến liên quan đến lao động .................................................................... 29

4.1.3 Các biến hộ gia đình của người lao động ...................................................... 32
4.1.4 Các biến liên quan đến thu nhập của người lao động .................................... 34
4.2 Kết quả phân tích tương quan ........................................................................... 35
4.3 Kết quả kiểm định mô hình .............................................................................. 37
4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................................................. 37
4.3.2 Kiểm định phần dư ........................................................................................ 38
4.3.3 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ...................................................... 38
4.3.4 Phương sai đồng nhất..................................................................................... 40
4.4 Phân tích kết quả hồi quy.................................................................................. 40
4.4.1 Các biến có ý nghĩa thống kê ......................................................................... 40
4.4.2 Các biến không đạt mức ý nghĩa thống kê .................................................... 43
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 45
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 45
5.2 Khuyến nghị ...................................................................................................... 46
5.3 Giới hạn đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 48

iv


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Đường cung lao động trong quan điểm của kinh tế học cổ điển ....................... 9
Hình 2.2: Đường cung lao động theo quan điểm của kinh tế học Keynes ........................ 10
Hình 2.3: Đường cung lao động theo quan điểm của kinh tế học tân cổ điển .................. 10
Hình 4.1: Nhóm tuổi của lao động .................................................................................... 28
Hình 4.2: Giới tính của lao động ....................................................................................... 29
Hình 4.3: Số năm đi học của lao động............................................................................... 30
Hình 4.4: Tình trạng hôn nhân của lao động ..................................................................... 30
Hình 4.5: Dân tộc của lao động ......................................................................................... 31

Hình 4.6: Tình trạng Di cư của lao động ........................................................................... 31
Hình 4.7: Kinh nghiệm của lao động................................................................................. 32
Hình 4.8: Quy mô hộ gia đình ........................................................................................... 32
Hình 4.9: Thành thị - nông thôn của hộ gia đình .............................................................. 33
Hình 4.10: Ngành kinh doanh ........................................................................................... 33
Hình 4.11: Việc làm trước đây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động .................. 34
Hình 4.12: Biểu đồ phân dư............................................................................................... 39
Hình 4.13: Đồ thị Normal P-P để quan sát ........................................................................ 39

v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.3: Tổng hợp các biến nghiên cứu trước ............................................................... 16
Bảng 3.2: Tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu ................................................................... 22
Bảng 4.2: Kết quả hệ số tương quan ................................................................................. 35
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................. 37
Bảng 4.4: Mô hình tóm tắt ................................................................................................. 37
Bảng 4.5: Phân tích phương sai (Anova) .......................................................................... 38

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

ILO


: Tổ chức lao động quốc tế (International labour Organization)

CIEM

: iện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương

GD-ĐT

: Giáo dục Đào tạo

GSO

: Tổng cục Thống kê

WB

: Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Tp

: Thành phố

%

: Phần trăm

BHYT

: Bảo hiểm y tế


BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

HĐLĐ
KCB

: Hợp đồng lao động
: Khám chữa bệnh

vii


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN
Chương này giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
của nghiên cứu.

1.1. Lý do nghiên cứu
Nền kinh tế các nước luôn tồn tại hai khu vực kinh tế là khu vực kinh tế chính
thức và khu vực kinh tế phi chính thức. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, khu vực
kinh tế phi chính thức có xu hướng phát triển mạnh, đóng góp quan trọng trong quá
trình chuyển đổi của nền kinh tế quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thất

nghiệp và tăng thu nhập cho người dân. Nhờ có khu vực kinh tế phi chính thức mà an
ninh, trật tự xã hội được tốt hơn, đời sống người dân phần nào được đảm bảo. Tại các
quốc gia đang phát triển, phần lớn việc làm được tạo ra từ khu vực kinh tế phi chính
thức vì thế khu vực kinh tế này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc
gia. Đặc biệt, sau những biến động của nền kinh tế thế giới (ví dụ như khủng hoảng),
việc làm trong các khu vực chính thức bị biến động mạnh, có xu hướng giảm nhanh
chóng nhưng việc làm trong khu vực phi chính thức có xu hướng tăng, góp phần giải
quyết vấn đề thất nghiệp của lao động do khu vực chính thức thải ra.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp cao, đa phần người dân
nông thôn sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, khu vực kinh tế
phi chính thức có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và mạnh. Tuy nhiên, khu vực
kinh tế này còn có nhiều bất cập, nhiều chính sách của Chính phủ chưa thỏa đáng,
người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức còn chịu nhiều thiệt thòi.
Khu vực kinh tế phi chính thức có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển đất nước,
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm,… nhưng khu vực này vẫn còn chịu nhiều thành kiến
của xã hội, chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng về chính sách của Chính phủ.
Cling và Razafindrakoto (2009), so sánh đặc điểm của khu vực phi chính thức tại
Việt Nam với các nước khác ở Châu Phi (10 thành phố lớn tại Tây Phi) cho thấy Việt
Nam có đặc điểm gần giống với các thành phố lớn tại Tây Phi trong giai đoạn 2001 –
2005. Khu vực kinh tế phi chính thức tạo việc làm nhiều nhất chỉ sau nông nghiệp,
70% lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, rất ít doanh nghiệp tư
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

1


nhân ở các nước Tây Phi có lao động được hưởng các trợ cấp khác ngoài tiền lương
hàng tháng, người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức có số giờ làm việc
bình quân cao hơn mức thông thường (48 giờ/tuần) nhưng mức thu nhập bình quân

thấp hơn. Đồng thời, khu vực phi chính thức có tỷ lệ lao động làm việc không được trả
lương khá nhiều. Đây làm một vấn đề đặt ra cho các chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt
là chính quyền địa phương.
Trên thực tế, phần lớn những việc làm mới được tạo ra từ khu vực phi chính thức
là những việc làm trong những cơ sở sản xuất nhỏ, những việc làm mang tính tự do
(chạy xe ôm, khuân vác, giúp việc nhà, ...). Những việc làm này không được sự bảo vệ
của xã hội, tiền lương bấp bênh, công việc không ổn định,... Do đó, người lao động
trong khu vực này thường chịu nhiều thiệt thòi, cụ thể như những người làm việc tự do
(buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công cho người khác mà
không hề được ký hợp đồng lao động.
Thực tế ở các thành phố lớn của nước ta cho thấy, hạn chế về năng lực, kiến thức
và vật chất là nguyên nhân chính buộc người lao động phải bước vào con đường này.
Từ điểm xuất phát của sự nghèo đói, thất học, người lao động lại tiếp tục gia nhập vào
một thị trường lao động mà cơ hội để học hỏi, hòa nhập với sự phát triển xã hội dường
như không có. Song song với nó là một mức thu nhập thấp, rủi ro tai nạn lao động và
khả năng không được đền bù rất cao…
Từ những vấn đề trên, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến thu nhập của lao
động khu vực phi chính thức ở TPHCM năm 2014” được chọn làm đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học của tác giả.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của lao động trong khu vực phi chính
thức ở TPHCM năm 2014.
Đo lường mức độ tác động của các biến đến thu nhập của lao động trong khu vực
kinh tế phi chính thức.
Những kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để đánh giá, đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao thu nhập, bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc trong khu vực
kinh tế phi chính thức.

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học


2


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế
phi chính thức tại TP Hồ Chí Minh?
Chính quyền tại TP Hồ Chí Minh cần có những chính sách gì để nâng cao thu
nhập, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại
TP Hồ Chí Minh?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động khu vực phi
chính thức.
Đối tượng khảo sát: là người lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế phi
chính thức.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lao động đang làm việc trong khu vực
kinh tế phi chính thức tại TP Hồ Chí Minh năm 2014.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dùng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các số liệu thu thập được. Phân tích thống
kê mô tả, phân tích hồi quy, nhằm xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của
người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập người lao động khu vực kinh
tế phi chính thức nhằm góp phần cung cấp thêm cách nhìn tổng quan hơn về khu vực
kinh tế phi chính thức; Tìm ra những bằng chứng có nền tảng khoa học để giải quyết
những vấn đề thực tiễn mà cụ thể là lao động, việc làm và thu nhập của khu vực kinh
tế phi chính thức.
Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để đề ra những chính sách phát triển khu
vực kinh tế phi chính thức và những phương cách quản lý hiệu quả khu vực kinh tế
này; đảm bảo đời sống của người lao động khu vực còn chịu nhiều hạn chế này.

1.7 Bố cục luận văn
Chương 1: Tổng quan, nội dung chương này giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục
của luận văn.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước. Từ đó đề xuất mô
hình nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

3


Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Giới thiệu
sơ lược về quy trình nghiên cứu, mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập lao
động khu vực kinh tế phi chính thức.
Chương 5: Kết luận, đề xuất kiến nghị, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp
theo.

Tóm tắt chƣơng 1
Chương 1 trình bày về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là những người lao động làm việc tại khu vực
kinh tế phi chính thức. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng.

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

4


CHƢƠNG 2


CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ở chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày
những nội dung cơ bản về các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước làm nền
tảng cho nghiên cứu này. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.

2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm Thu nhập
Theo Tổng cục thống kê (): Thu nhập là tổng số tiền
kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là
một năm), hay thu nhập là phần giá trị còn lại của sản phẩm sau khi trừ đi các khoản
chi phí vật chất hay chi phí thuê ngoài. Tổng thu nhập của hộ thường được thu từ một
nguồn hay nhiều nguồn. Qua cuộc điều tra của tổng cục Thống kê chia thu nhập thành
5 nguồn:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: bao gồm thu nhập do trồng trọt,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động liên quan đến nông
nghiệp.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: bao gồm thu nhập chính 7 ngày, các công
việc phụ 7 ngày, việc làm chính 12 tháng. Thành phần thu nhập của mỗi công việc bao
gồm cả tiền mặt và giá trị hiện vật nhận được từ các khoản: tiền công, trị giá ăn trưa,
các loại phụ cấp, bảo hộ lao động có liên quan đến công việc
- Thu nhập ngành nghề tự sản xuất, ngành nghề cá thể đó là ngành tự do, có thể
mua bán, sản xuất chế biến các sản phẩm trong nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp các
chủ hộ tự bỏ vốn và lao động gia đình có khi thuê ngoài.
- Thu nhập từ hưu trí, trợ cấp học bổng: thu nhập bình quân từ quỹ bảo hiểm xã
hội như trợ cấp hưu trí, mất sức, các khoản trợ cấp xã hội khác và học bổng trợ cấp
giáo dục.
- Thu nhập khác: bao gồm tiền cho thuê nhà ở, thu từ quà biếu, tặng của người
lao động, thu nhập bình quân từ lãi cho vay mượn trong 12 tháng kể cả nhận và sẽ
nhận, bao gồm các khoản tiền và giá trị hiện vật có tính chất trợ giúp đã nhận được.
Theo tổ chức Lao động Quốc tế - ILO (2006), tiền lương là sự trả công hoặc thu

nhập có thể hiện bằng tiền được ấn định bằng thỏa thuận giữa người lao động và người

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

5


sử dụng lao động, hoặc theo qui định của pháp luật tại quốc gia của người sử dụng lao
động.
Theo CIEM (2012), thu nhập được hiểu là tất cả những gì bằng tiền và hiện vật
mà người lao động nhận được từ phía người sử dụng bao gồm: tiền lương (tiền công),
các loại phụ cấp lương, tiền thưởng... .tiền lương khác thu nhập. Tiền lương là một
phần của thu nhập hay nói cách khác tiền lương cộng các khoản thu khác ngoài lương
là thu nhập.
Theo Vũ Đình Ánh (2012), “Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường
xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc” “Tiền lương được hiểu là số lượng tiền
tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo
chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng lao động”. Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền
công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường
được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê
mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những
thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động. (Ở
Việt Nam, trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường được dùng để trả công
cho lao động chân tay, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc).
2.1.2.

Khu vực kinh tế phi chính thức:

2.1.2.1 Đặc điểm của khu vực phi chính thức trong thị trƣờng lao động

- Điều kiện lao động không được đảm bảo. Các quyền lợi về bảo hiểm xã hội,
phân chia lợi nhuận, nghỉ phép được trả công gần như không tồn tại đối với việc làm
trong khu vực này, thậm chí tỷ trọng lao động phụ thuộc không hề được đảm bảo bẳng
bất cứ một hình thức hợp đồng nào (văn bản hay thỏa thuận) đã tăng lên.
- Thu nhập thấp và điều kiện làm việc tạm bợ. Một bộ phận khá lớn các hộ
SXKD phi chính thức ở thành phố hoạt động trong điều kiện không có địa điểm kinh
doanh cố định (VD: người bán hàng rong, lái xe ôm, …)
- Tỷ lệ lao động nhập cư thấp. Lao động nhập cư của khu vực KTPCT là TP. Hồ
Chí Minh thấp, khoảng 17%. Kết quả này trái với mô hình của Harris - Todaro khi mô
hình này coi khu vực KTPCT là sân sau của lao động nhập cư, khi họ không tìm được
việc làm ở đâu thì sẽ thâm nhập vào khu vực này. Mặc dù mô hình này được đông đảo
các nhà kinh tế và chuyên gia nghiên cứu về di cư chấp nhận, song điều này hoàn toàn
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

6


không đúng với trường hợp ở Việt Nam (ít nhất là ở Hà Nội và TP. HCM), nơi kiểm
soát chặt chẽ việc nhập cư (thông qua quản lý hộ khẩu).
- Khu vực KTPCT hoạt động tách rời, với rất ít những mối liên hệ trực tiếp với
nền kinh tế chính thức. Nguyên nhân là do bộ phận khách hàng chủ yếu của những hộ
SXKD phi chính thức này vẫn là các hộ gia đình (tiêu thụ 90% khối lượng cung cấp).
- Tác động của khủng hoảng là dấu hiệu cho thấy tính chất yếu thế của các hộ
SXKD thuộc khu vực phi chính thức. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là sự suy giảm các khoản
tiền để dành và cắt giảm chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Tại TP. HCM – nơi chịu
sự tác động nghiêm trọng hơn của cuộc khủng hoảng, 37% số hộ gia đình có hoạt động
trong khu vực PCT đã phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực – thực phẩm; tỷ trọng các
hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho y tế là khá cao (17%). Đây chính là những dấu
hiệu cho thấy rõ tính chất yếu thế hơn của khu vực PCT khi mà tỷ lệ này cao gần gấp 2
lần so với các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh thuộc khu vực chính thức.

2.1.2.2 Khái niệm về khu vực kinh tế phi chính thức
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2003), thế giới đang phổ biến một số tên gọi
như: khu vực phi chính qui (Informal sector); kinh tế bóng đen (Shadow economy);
kinh tế chìm (Underground economy); kinh tế không được giám sát (Non-observed
economy; unobserved economy) v.v…. Dù tên gọi được dùng khác nhau, chung qui lại
các khái niệm trên đều phản ánh bản chất các hoạt động kinh tế của một khu vực trái
ngược với khu vực kinh tế chính thống và nó là một bộ phận rất quan trọng của nền
kinh tế của mỗi quốc gia. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả gọi là khu vực kinh tế
phi chính thức.
Khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT): Theo ILO (2006), KTPCT được hiểu ở
đây sẽ gồm tất cả các hộ sản xuất kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân, chưa đăng ký
kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng vẫn sản
xuất các hàng hóa dịch vụ để bán hoặc trao đổi trên thị trường.
Theo Chính phủ (2007 và 2010), Nghị định 39/2007/NĐ-CP và 43/2010/NĐ-CP
của Chính phủ qui định chi tiết về những trường hợp phải đăng kí kinh doanh và
những trường hợp không phải đăng kí kinh doanh rất chi tiết. Theo điều 2 Nghị định
này, những trường hợp không phải đăng kí kinh doanh là “Cá nhân hoạt động thương
mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động
được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

7


nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân”
theo quy định của Luật Thương mại”. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các
hoạt động thương mại sau đây:
(i) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm
cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận

sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản
phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(ii) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có
địa điểm cố định;
(iii) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có
hoặc không có địa điểm cố định;
(iv) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để
bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(v) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, sửa khóa, sửa chữa xe, trông giữ
xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm
cố định;
(vi) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng
ký kinh doanh khác.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, những hoạt động kinh doanh không phải đăng
kí kinh doanh được xem là kinh tế phi chính thức. Như vậy, khu vực kinh tế phi chính
thức bao gồm nhiều nhóm doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh không chính thức có nhiều
hình thức khác nhau: Nhóm hộ gia đình tự kinh doanh không đăng kí kinh doanh
nhưng hoạt động hợp pháp và nhóm hộ gia đình kinh doanh phải đăng kí kinh doanh
theo qui định của pháp luật nhưng không đăng kí kinh doanh hoặc kê khai giảm để
không đăng kí kinh doanh (ví dụ kê khai lao động dưới 10 lao động).

2.1.3. Khu vực kinh tế phi chính thức ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Rất năng động, linh hoạt và nhạy bén: Theo sự phát triển của nền kinh tế nói
chung, các hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng phát triển và có
xu hướng thay đổi nhanh, dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội.
Ví dụ như: khi mạng và ngành công nghệ thông tin phát triển, có nhiều dịch vụ cho
thuê máy tính, cửa hàng trò chơi, cửa hàng buôn bán các thiết bị,.. phát triển nhanh
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

8



chóng. Do chi phí đầu tư ban đầu thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh,.. nên khi thị
trường có những biến động, khu vực này thay đổi dễ dàng và nhanh chóng.
Chịu ảnh hƣởng mạnh khi chính sách của Nhà nƣớc thay đổi: chính sách của
Nhà nước thay đổi có ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của khu vực kinh tế này, ví dụ
như: khi Chính phủ nghiêm cấm bán hàng rong hoặc giữ xe ở vỉa hè hay cấm xe vận
chuyển thô sơ,… đều có tác động tiêu cực khá mạnh đến thu nhập cũng như đời sống,
việc làm của người lao động khu vực này.
Không đồng nhất, rất đa dạng và phong phú: Do khu vực này bao gồm rất
nhiều nhóm người chủ yếu làm nghề tự do có hàm lượng chất xám cao (như: luật sư,
gia sư,..) hoặc có hàm lượng chất xám thấp (như: giúp việc nhà, chạy xe ôm, buôn bán
ở các chợ, buôn bán hang rong…) nên rất khó khăn cho chính quyền khi quản lý cũng
như hoạch định các chính sách chung.

2.2. Các lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết kinh tế học về lao động
Hình 2.1: Đường cung lao động trong quan điểm của kinh tế học cổ điển

Nguồn: Mankiw (1997, trích từ David, 2007)
Theo Mankiw (1997, trích từ David, 2007), kinh tế học cổ điển cho rằng mức
tiền công thực tế càng cao thì lượng cung về lao động càng tăng. Đường cung về lao
động vì thế là một đường dốc lên.
Theo Mankiw (1997, trích từ David, 2007), quan điểm kinh tế học Keynes cho
rằng trong ngắn hạn, người lao động ít có điều kiện tìm được việc làm và do đó ít có
điều kiện mặc cả về tiền công. Do đó, trong ngắn hạn, lực lượng lao động cân bằng là
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

9



lượng lao động do nhà sản xuất quy định. Người lao động phải chấp nhận điều đó bất
kể mức tiền công ra sao. Nói cách khác, trong ngắn hạn, lượng cung lao động không
phản ứng với mức tiền công thực tế, nên đường cung nằm ngang hoàn toàn. Trong dài
hạn, đường cung sẽ dốc lên.
Hình 2.2: Đường cung lao động theo quan điểm của kinh tế học Keynes

Nguồn: Mankiw (1997, trích từ David, 2007)
Hình 2.3: Đường cung lao động theo quan điểm của kinh tế học tân cổ điển

Nguồn: Mankiw (1997, trích từ David, 2007)
Theo Mankiw (1997, trích từ David, 2007), lý thuyết về kinh tế học tân cổ điển
cho rằng đường cung lao động vi mô là một đường uốn ngược. Người ta cần cả lao
động để có thu nhập sinh tồn lẫn cả nghỉ ngơi vì nhiều lý do. Vì số giờ trong ngày là
không đổi, nếu số giờ lao động nhiều thì số giờ nghỉ ngơi sẽ ít. Nói theo kinh tế học, là
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

10


có sự đánh đổi giữa lao động (và do đó là thu nhập) và nghỉ ngơi. Khi mức thu nhập
thấp, người ta phải lao động và hy sinh sự nghỉ ngơi. Vì thế khi tiền công thực tế ở một
khoảng thấp nhất định, đường cung dốc lên. Tuy nhiên, khi thu nhập cao hơn, người ta
lại thấy cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Tiền nhiều chẳng để làm gì nếu không có lúc nào
tiêu dùng chúng. Vì thế, tiền công thực tế càng cao, thì lượng cung về lao động (đo
bằng số giờ) lại giảm đi. Kết quả là có một đường cung lao động uốn ngược.

2.2.2. Lý thuyết hàm thu nhập của Mincer
Mincer (1974) trình bày mối quan hệ giữa thu nhập với giáo dục thông qua mô
hình học vấn với đường tiền lương theo học vấn cho thấy mối quan hệ giữa tiền lương

và số năm được giáo dục, đào tạo của người lao động làm thuê. Độ dốc của đường tiền
lương theo học vấn cho thấy mức tăng thu nhập khi người lao động có thêm một năm
học vấn. Người lao động sẽ quyết định chọn trình độ học vấn tối ưu, quyết định dừng
việc học khi mức lợi tức biên bằng với suất chiết khấu kỳ vọng của họ. Đây là qui tắc
dừng nhằm tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập. Hàm thu nhập của Mincer (1974)
như sau:
LnTiền lương (tiền lương tính theo giờ) = a + b1*Số năm kinh nghiệm (năm) +
b2*Số năm kinh nghiệm bình phương + b3*Số năm đi học (năm) + U (sai số ngẫu
nhiên)
Thông qua lý thuyết hàm thu nhập của Mincer ta thấy rõ hơn những nhân tố tác
động đến tiền lương của người lao động: số năm kinh nghiệm, trình độ giáo dục. Hàm
thu nhập của Mincer (1974) sau này được mở rộng thêm một số biến độc lập khác như:
giới tính, nghề nghiệp,…

2.3. Các nghiên cứu trƣớc
2.3.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
2.3.1.1. Nghiên cứu của Maurizio (2010) “Lao động phi chính thức ở
Châu Mỹ Latin. Trƣờng hợp của Argentina, Brazil, Chile và Peru”.
Nghiên cứu thực hiện tại 4 quốc gia Mỹ Latin (Argentina, Brazil, Chile và Peru).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối quan hệ tích cực giữa khu vực kinh tế phi chính
thức và nghèo đói; Nghiên cứu của bài viết này chỉ ra rằng việc loại bỏ tình trạng phi
chính thức không thể xóa hết nghèo, bởi sự tồn tại của các yếu tố khác ảnh hưởng đến
nghèo đói. Tỉ lệ thất nghiệp cao và trình độ học vấn thấp dẫn tới thu nhập thấp, đi kèm
với phân phối thu nhập bất bình đẳng cũng là yếu tố gắn liền với nghèo đói. Một trong
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

11


những vấn đề trọng tâm của nghiên cứu này là giảm tỷ lệ phi chính thức và việc làm

bấp bênh. Điều đó ngụ ý là cần tác động cả hai phía cung và cầu: có nghĩa là kích thích
tạo ra công ăn việc làm chính thức phù hợp với người lao động và hỗ trợ họ trong việc
tăng cơ hội tìm được các công việc chính thức, sẽ là thích hợp hơn nếu coi phi chính
thức không phải là nguyên nhân gây ra nghèo đói mà là sự biểu hiện của tình trạng
thiếu cơ hội lao động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, cũng như tình trạng
khan hiếm việc làm chính thức ở các nước nơi mà các chính sách nhằm đáp ứng tình
trạng thiếu thốn xã hội bị hạn chế hoặc không tồn tại.
Nghiên cứu này tác giả kế thừa các biến: giới tính, trình độ học vấn, nghề tự do
của Maurizo (2010) để sử dụng lại trong mô hình của tác giả.

2.3.1.2. Nghiên cứu của Oaxaca (1973) “Bất bình đẳng trong thu nhập
chính”.
Nghiên cứu đi sâu vào vấn đề sự chênh lệch trong tiền lương do phân biệt đối xử
giữa người lao động nam và người lao động nữ so với mức lương cân bằng trên thị
trường. Bài viết sẽ hệ thống lại khung lý thuyết về bất bình đẳng và minh họa trường
hợp bất bình đẳng trong thu nhập tại Việt Nam qua bộ dữ liệu VHLSS 2010. Bằng
cách phân tách các yếu tố cấu thành tiền lương lao động như năng lực, kỹ năng và sự
phân biệt đối xử Oaxaca (1973), Neumark (1988) đã tính toán sự chênh lệch tiền lương
trong từng yếu tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới tính khác nhau tiền lương khác
nhau.

2.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.2.1. Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập
phi nông nghiệp của hộ gia đình ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An” của
Huỳnh Thanh Phƣơng và Nguyễn Văn Phúc (2011).
Mô hình nghiên cứu có dạng: Yi(thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình) = f
(tuổi chủ hộ (+); giới tính chủ hộ (+); trình độ giáo dục chủ hộ (+); kinh nghiệm nghề
nghiệp (+); số năm học nghề (+); quy mô hộ (-); tuổi trung bình (+); số năm đi học (+);
số người làm việc (+); tài sản của hộ: bao gồm công cụ dụng cụ, vốn (+); thông tin
việc làm (+); tình trạng giao thông (+); tín dụng (+)).

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến: số người làm việc trong hộ ảnh hưởng
cùng chiều với thu nhập phi nông nghiệp khi có thêm người làm việc thì việc tự sản
xuất của hộ gia đình thêm thuận lợi không phải mất thêm chi phí thuê mướn nhân công
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

12


nhưng hiệu quả lại cao hơn so với việc sử dụng lao động thuê mướn; học vấn trung
bình hộ cùng chiều với thu nhập thực tế thì số năm đi học trung bình của hộ tăng lên
thể hiện trình độ của các thành viên trong gia đình tăng tương ứng và điều này giúp
người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ thị trường lao động cũng như
nâng cao cơ hội cải thiện thu nhập; số năm đi học của chủ hộ cùng chiều với thu nhập
nghiên cứu đã tìm ra xu hướng tác động của học vấn làm tăng giàu và giảm nghèo khi
trình độ của chủ hộ tăng dần việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất
giảm thời gian làm việc có thời gian để làm việc khác nâng cao thu nhập hoặc nghỉ
ngơi để tái tạo sức lao động; số năm học nghề của chủ hộ cùng chiều với thu nhập; vay
vốn tín dụng là biến ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập phi nông nghiệp khi hộ gia
đình có vay vốn ngân hàng thì thu nhập tăng hơn so với hộ không vay vốn; quy mô hộ
gia đình có ảnh hưởng ngược chiều với thu nhập phi nông nghiệp gia đình đông con sẽ
dẫn đến nghèo đói và số con trong hộ nghèo thường cao hơn hộ giàu; khoảng cách từ
nhà đến đường giao thông chính cũng có ảnh hưởng trái chiều với thu nhập phi nông
nghiệp cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống giao thông và điện lưới đều có ảnh hưởng
đến sự phát triển về kinh tế và xã hội của cộng đồng dân cư.
Dựa vào nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011) về
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình ở
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An” tác giả sử dụng lại các biến: tuổi; giới tính; trình độ
giáo dục; kinh nghiệm nghề nghiệp; quy mô hộ; số năm đi học; để sử dụng trong đề tài
của tác giả.


2.3.2.2. Nghiên cứu “Bất bình đẳng giới về thu nhập của ngƣời lao
động Việt Nam và một số giải pháp chính sách” của Nguyễn Thị Nguyệt và
cộng sự (2007) - Đề tài khoa học cấp Bộ.
Mục tiêu của đề tài là đi sâu vào việc phân tích để tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập trong những năm gần đây, thời kỳ chịu
tác động lớn của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nghiên cứu so sánh kết quả định
tính và định lượng giữa các ngành kinh tế, vùng trong cả nước. Dựa trên cơ sở đánh
giá, phân tích định tính và định lượng chuỗi số liệu từ năm 2002-2004 để dự đoán xu
hướng biến động của mức bất bình đẳng giới trong thu nhập. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu sẽ đưa ra gợi ý chính sách nhằm đạt tới sự phát triển kinh tế.

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

13


Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có sự bất bình đẳng về thu nhập giữa nam và nữ.
Lao động nữ chỉ được nhận được 86% mức tiền lương cơ bản của nam giới. Tiền
lương cơ bản của lao động nữ trong tổng thu nhập (71%) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
so với nam giới (73%). Tiền công chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập. Lao động nữ
trong mọi loại hình doanh nghiệp đều có mức lương cơ bản thấp hơn so với lao động
nam khoảng 68% lương cơ bản của lao động nam. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ
trả lương tương đối bình đẳng hơn và các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh
của pháp luật. Dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt và công sự (2007) chỉ cho
tác giả thấy rằng: giới tính, ngành nghề có tác động đến thu nhập của lao động ở Việt
Nam.

2.3.2.3. Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008) nghiên cứu “Các đặc điểm của
việc làm trong khu vực phi chính thức của ngƣời lao động Việt Nam” - Đề
tài Nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ.

Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu về điều tra mức sống dân cư (VHLSS) của
Tổng Cục Thống Kê Việt Nam nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định
tham gia vào việc làm khu vực kinh tế phi chính thức của người lao động, từ đó đưa ra
các chính sách phát triển thị trường lao động và cải cách khung pháp lý để nâng cao
chất lượng việc làm khu vực kinh tế phi chính thức.
Mô hình như sau: Y (tham gia vào việc làm khu vực kinh tế phi chính thức của
người lao động) = f (Làm thêm (biến giả), Khu vực sinh sống (biến giả với thành thị
nhận giá trị 1, nông thôn nhận giá trị bằng 0), Tín dụng (có vay hay nợ tiền), qui mô hộ
(người), giới tính (biến giả), công chức (biến giả), tuổi, tình trạng hôn nhân (biến giả),
giáo dục nghề ( có tham gia các lớp học nghề các cấp hay không – biến định tính với 5
cấp độ), địa điểm kinh doanh (tại nhà, khu thương mại, cửa hàng độc lập, nơi cố
định/không cố định) và yếu tố vùng (8 vùng). Kết quả ước lượng các yếu tố tác động
đến việc tham gia vào việc làm khu vực kinh tế phi chính thức chịu tác động bởi: qui
mô hộ (+), giới tính nam (+), công chức (-), làm thêm (-), khu vực sinh sống (thành thị
tác động nghịch biến (-), tuổi (-), nghề sơ cấp, trung cấp, trung học chuyên nghiệp (-),
tình trạng hôn nhân (-), vùng (Đông bắc, Tây bắc, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Đông
Nam bộ và Tây Nguyên đều tác động nghịch biến (-)). Như vậy, khi hộ gia đình có
thêm 1 người xác suất làm việc khu vực phi chính thức cao hơn; Nam giới có xu
hướng làm việc khu vực phi chính thức nhiều hơn nữ giới; Những người đang làm việc
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

14


công chức ít tham gia vào việc làm phi chính thức, lao động nông thôn có xu hướng
tham gia vào thị trường lao động phi chính thức cao hơn; Tuổi càng tăng thì xác suất
làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức càng giảm; Những người có ít bằng cấp
thường chọn khu vực kinh tế phi chính thức để làm việc.
Kết quả của nghiên cứu này tác giả nhận thấy: giới tính, tuổi, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, dân tộc, nghề tự do, làm thêm, khu vực sinh sống, qui mô hộ,

nghề nghiệp, địa điểm kinh doanh đều có tác động đến việc làm trong khu vực phi
chính thức của người lao động Việt Nam, tác giả đã sử dụng lại các biến để sử dụng lại
trong nghiên cứu của mình.

2.3.2.4. Nghiên cứu “Sự khác nhau gi a lao động trong khu vực kinh tế
phi chính thức và chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh” Nguyễn Thanh
Bình (2014)
Nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá vai trò của lao động trong 2 khu vực
kinh tế tại Tp Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp từ kết quả điều tra lao
động việc làm 2012 trên qui mô 945 hộ (tương đương 11.340 quan sát = 945 hộ * 12
tháng). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính logarit để phân tích các yếu tố
tác động đến thu nhập của hộ gia đình khu vực kinh tế phi chính thức. Mô hình hồi qui
như sau:
garit tiền ương 1 tháng của ngư i a động
tu n, số nă

đi học, inh nghiệ

d b ng số nă

à

tuổi, số gi

à

việc

việc, t nh trạng cư tr


ột
biến

giả , giới t nh biến giả , t nh trạng h n nh n biến giả , ngành inh d anh biến giả ,
d n tộc biến giả và thành th biến giả).
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2014) cho thấy: tuổi, số
giờ làm việc một tuần, số năm đi học, kinh nghiệm đo bằng số năm làm việc, tình
trạng cư trú, giới tính, tình trạng hôn nhân, ngành kinh doanh, dân tộc và thành thị đều
có ảnh hưởng đối với thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính
thức. Tác giả đã sử dụng lại tất cả các biến trên trong phần nghiên cứu của mình.

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

15


Bảng 2.3: Tổng hợp các biến nghiên cứu trước
Tên biến

Diễn giải ký hiệu các
biến

Giới tính

Giới tính của chủ hộ

Tuổi

Tuổi


của

Nghiên cứu trƣớc
Oaxaca (1973), Nguyễn Thị Nguyệt
và cộng sự (2007), Mauruzio (2010),
Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012),
Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh
Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc
(2011)

chủ

hộ Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012),
Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh
(tuổi)
Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc
(2011)
Tình độ học Trình độ học vấn (số Mincer (1974), Phạm Lê Thông
(2010), Hồ Đức Hùng và cộng sự
vấn
năm đi học)
(2012), Nguyễn Thanh Bình (2014),
Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn
Văn Phúc (2011)
Hôn nhân
Tình trạng hôn nhân
Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012),
Nguyễn Thanh Bình (2014)
Dân tộc
Thành phần dân tộc

Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012),
Nguyễn Thanh Bình (2014)
Số năm kinh nghiệm Mincer (1974), Nguyễn Thanh Bình
Kinh nghiệm
(2014), Huỳnh Thanh Phương và
(năm)
Nguyễn Văn Phúc (2011)
Nghề tư do (tự kinh Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự
Ngành nghề
(2007), Mauruzio (2010), Nguyễn
doanh, buôn bán…)
Thanh Bình (2014)
Làm thêm
Có đi làm thêm
Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012)
Khu vực sinh Khu vực sinh sống là Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012),
sống
thành thị hay nông Nguyễn Thanh Bình (2014)
thôn
Qui mô hộ

Số
việc

giờ

Số người trong hộ Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012),
Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn
(người)
Văn Phúc (2011)

làm Tổng thời gian làm Nguyễn Thanh Bình (2014)
việc bình quân/tuần
(giờ)

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

16


2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình áp dụng nghiên cứu trong đề tài này sử dụng mô hình hồi quy theo hàm
thu nhập của Mincer, ước lượng mức độ tác động của các yếu tố đến thu nhập bình
quân của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại Tp. Hồ Chí Minh.

Mô hình nghiên cứu đề nghị
ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN:

Thu nhập bình quân

1. Giới tính
2. Tuổi
3. Trình độ học vấn

VIỆC LÀM:

4. Kinh nghiệm

10. Việc làm trước đây

5. Tình trạng hôn nhân


11. Ngành kinh doanh

6. Dân tộc

12. Số giờ làm việc

7. Di cư

13. Địa điểm kinh doanh

8. Tình trạng cư trú

14. Thêm việc

9. Quy mô hộ

Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 trình bày các khái niệm thu nhập, khu vực kinh tế phi chính thức, khu
vực kinh tế phi chính thức ở Tp. Hồ Chí Minh và các lý thuyết: lý thuyết kinh tế học
về lao động, lý thuyết hàm thu nhập của Mincer.
Ngoài ra chương 2 cũng trình bày tổng hợp các nghiên cứu trước: 2 nghiên cứu
nước ngoài và 4 nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài và dựa vào các nghiên
cứu trước tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cơ sở để phát triển nghiên cứu của đề tài.

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

17



CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 giới thiệu các phương pháp nghiên cứu h a học được sử dụng để x y
dựng và đánh giá những hái niệ
Chương 2, cũng như iể

đ nh

đã được xác đ nh tr ng

h nh ý thuyết ở

h nh và các giả thuyết đã đề ra. Chương 3 sẽ ba

gồ 2 ph n ch nh: trình bày chi tiết quy tr nh nghiên cứu, thiết ế nghiên cứu,..

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu
trước có liên quan

Mục tiêu nghiên
cứu

Kiểm định các giả thiết
đã đề ra

Mô hình

nghiên cứu

Nghiên cứu
định lượng

Phân tích tương
quan, hồi quy
đa biến

Kết
luận

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế học

18


×