Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu kinh tế lao động - Lý thuyết cung lao động của cá nhân và hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.47 KB, 16 trang )

Lý thuyết Cung lao động của Cá nhân các Hộ gia đình
Harvey B. King
Dịch viên: Lê Thủy
C. Đâu là Động lực đằng sau Quyết định Tham gia vào LLLĐ?
Bây giờ chúng ta đã có một vài phân tích cơ bản về việc chúng ta làm việc bao nhiêu giờ
trong một ngày. Chúng ta hãy quay trở lại với quyết định đi làm hay ở nhà.
1. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ tham gia LLLĐ nói chung là 65%. Tỷ lệ này chênh
lệch tương đối lớn giữa độ tuổi và giới.
2. Có vẻ như nam giới ở độ tuổi trưởng thành thường chọn được đi làm (LFPR > 90%),
song những người ở độ tuổi ít hơn sẽ chọn đi học thay vì đi làm và những người ở độ
tuổi lớn hơn chọn nghỉ hưu sớm hơn.
3. Thêm vào đó, nữ giới ở độ tuổi trưởng thành thường chọn không tham gia vào LLLĐ và
quyết định ở nhà thay vì đi làm.
4. Chúng ta cần phân tích những tác nhân thị trường và cá nhân tác động đến quyết định
làm việc.
Gần đây người ta đã lập luận rằng một lý do quan trọng lý giải tại sao Canada có thể có mức
tăng trưởng GDP bình quân đầu người thấp hơn của Mỹ là vì Canada có tỷ lệ tham gia LLLĐ
giảm.
1. Để xem hiện tượng này xảy ra như thế nào, tôi nhắc lại một điều rằng mức GDP thực
tế (Y) đối với mỗi người (N) có thể được chia ra như sau:
2. .
3. Mức thu nhập mỗi người = sản lượng trong một giờ x số giờ làm của một nhân công x
tỷ lệ có việc làm x tỷ lệ tham gia LLLĐ.
4. Đổi lại chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng trong thu nhập bình quân đầu người khi
tỷ lệ tham gia LLLĐ (bên cạnh các nhân tố khác) tăng.
5. Trong những năm 90, Canada có mức tăng trưởng sản lượng thấp hơn một chút so với
mức tăng trưởng của Hoa Kỳ song tỷ lệ tham gia LLLĐ lại suy giảm.
6. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi Canada có tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân
đầu người ít hơn!
7. Chúng ta sẽ để lại tỷ lệ tăng sản lượng thấp hơn cho lý thuyết tăng trưởng lý giải trong
202 hay 302.


8. Chúng ta sẽ cố gắng tìm được lời giải đáp cho câu hỏi "tại sao tỷ lệ tham gia LLLĐ lại
suy giảm?"
9. Trong tương lai điều gì sẽ xảy ra khi những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sau
chiến tranh thế giới bắt đầu về hưu sớm?
Điều gì thúc đẩy họ quyết định nghỉ hưu sớm?
1. Chúng ta sẽ chỉ đề cập sơ qua đến nội dung được phân tích khá sâu ở Chương 4.
2. Chúng ta có thể lưu ý rằng Baker và Benjamin đưa ra lập luận rằng tỷ lệ nghỉ hưu sớm
tăng không phải là do chế độ an sinh xã hội hào phóng hơn mà do a) thị hiếu thay đổi,
b) của cải thay đổi và c) các điều kiện làm việc tồi tàn mà thị trường lao động dành
cho lao động lớn tuổi.[13]
3. Đó là một số nhân tố chúng ta sẽ tìm hiểu.
1. Tiền lương dự trữ
Cần nhắc lại rằng bằng cách so sánh giá trị của hàng hoá làm ra được trong một giờ (W
thị trường
)
với giá thị của thời gian phi thị trường (tiền công dự trữ, W
dự trữ
).
Những cá nhân khác nhau có các mức tiền công dự trữ khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều nhân
tố khác nhau.
Sở thích: những người đam mê làm việc so với người "lười biếng", khác biệt về dộ tuổi, giới và
sức khoẻ?
Hoàn cảnh gia đình:
1. Mong muốn được dành thời gian cho gia đình, nhất là khi nếu bạn có con nhỏ ở nhà
2. Công việc gia đình (ví dụ như làm việc trong trang trại gia đình không được trả lương).
Tính sẵn có của các lựa chọn thay thế khác cho thời gian của bạn ở nhà.
1. Chi phí trông trẻ.
2. Các thiết bị góp phần tiết kiệm thời gian ở nhà - tủ lạnh (Đức), máy giặt, máy rửa bát đĩa.
Giá trị của giáo dục.
Giá trị của thu nhập phi lao động.

1. Mức tăng trong thu nhập của vợ/chồng, được hưởng một khoản thừa kế, trúng xổ số.
2. Tác động rõ ràng của việc trả được phần tài sản thế chấp.
Hạn chế về giờ làm cũng có thể dẫn đến tỷ lệ tham gia LLLĐ ít hơn - xem phần D dưới đây.
2. Những khác biệt về giới
Như chúng ta thấy trong phần A, có những khác biệt lớn về giới. Tỷ lệ tham gia LLLĐ nhìn
chung là 72.5% đối với nam giới ở độ tuổi trên hoặc bằng 15 tuổi và là 59.7% đối vớí nữ giới.
1. Những tỷ lệ này là tương đối ổn định trong những năm của thập kỷ 90.
2. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia của nữ tăng mạnh trong giai đoạn kể từ Đại Chiến TG lần II.
Trong đó, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ tăng từ mức 24% năm 1951 lên 59.7% như đã
nói ở trên.
3. Liệu chúng ta có thể vận dụng khái niệm tiền công dự trữ để làm sáng tỏ đôi chút về
những thực tế chuẩn hóa này không?
Các mức tiền công thị trường:
Sang phần 10 của khoá học này, chúng ta sẽ khảo sát những khác biệt trong các mức lương
thị trường một cách chi tiết. Song chúng ta có thể lưu ý rằng, nhìn chung phụ nữ có mức
lương thị trường thấp hơn nam giới. Điều này đương nhiên sẽ dẫn đến tỷ lệ tham gia thị
trường của nữ thấp hơn của nam.
1. Phụ nữ có trình độ ĐH có mức lương gần hơn với mức lương của nam giới so với phụ
nữ không có trình độ ĐH. Tỷ lệ tham gia LLLĐ họ cũng cao hơn.
2. Tỷ lệ tiền công trả cho nữ/tiền công trả cho nam đã và đang tăng trong giai đoạn hậu
chiến. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ cũng tăng.
3. Ngoài ra, mức tiền công nói chung cho nam cũng như nữ đã và đang tăng lên.
Các mức lương dự trữ:
Về mặt văn hoá mà nói, thường mọi người hay quan niệm rằng phụ nữ nên làm việc ở nhà bởi
họ có những kỹ năng cần thiết trong việc nuôi dạy con trẻ - kinh tế học không cho rằng mọi
việc vốn là như vậy.
1. Phụ nữ được nuôi dạy để làm việc nhà nhiều hơn. Bởi vậy họ làm việc nhà hiệu quả
hơn và có mức tiền công dự trữ cao hơn?
2. Có lẽ chúng ta có thể dùng những khác biệt trong quan niệm truyền thống của các
nước về vai trò của phụ nữ để lý giải một số khác biệt giữa các quốc gia về tỷ lệ tham

gia LLLĐ chăng?
3. Chúng ta cũng lưu ý rằng các khác biệt giữa các nước trong một sô nhân tố chi phí
"khác" kiểu như những khác biệt giữa phí trông trẻ ban ngày so với buổi tối. Xem phần
D dưới đây.
4. Chúng ta cũng có thể xét đến những nhân tố khác nhau thay đổi trong vòng 50 năm
góp phần làm giảm nhu cầu làm việc nhà và giảm mức tiền công dự trữ.
5. Giảm số lương con cái trong một gia đình.
6. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá gia tăng (nhà to hơn, nhiều xe hơn, nhiều đồ điện hơn).
7. Sự có mặt của các thiết bị tiết kiệm thời gian ở nhà, có nghĩa là cần ít thời gian hơn
cho những việc nhà như nấu ăn và dọn dẹp.
8. Những thay đổi trong các tư tưởng "chủ nghĩa nam nữ bình quyền"?
Ảnh hưởng Tương tác:
Chúng ta nên lưu ý rằng hai nhân tố có thể tương tác với nhau như thể hiện trong Hình 13
trang bên.
Các tác động có khả năng tự củng cố. Hiện tượng này thường được biết đến như những vòng
luẩn quẩn.
3. Khác biệt về độ tuổi
Lý thuyết vòng đời cung lao động (life-circle theory) giải thích các quyết định đồng thời của
tiêu dùng, đi học, cung lao động mà bạn đưa ra trong những gia đoạn khác nhau trong cuộc
đời.
1. Khi bạn còn trẻ và chưa có kinh nghiệm, mức tiền công thị trường dành cho bạn ở mức
thấp, lợi tức của việc đi học đem lại ở mức cao (ví dụ như tuổi thọ cao hơn). Bởi vậy,
mọi người sẽ đi học.
a. Tỷ lệ tham gia LLLĐ chung cho những người ở độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi là 52% năm 2001.
[14]
2. Sau thời gian học hành, thường thì mọi người gia nhập vào LLLĐ với mức lương khá và
ngày càng tăng cao.
3.
a. Năm 2001, tỷ lệ tham gia LLLĐ cho nam ở độ tuổi ở 25-44 là 92.1%, nam ở độ
tuổi lớn hơn là 80.4%.

4. Khi số tuổi tăng lên thì mức tiền công thị trường cũng tăng đến mức đỉnh, điểm sau đó
giảm chút ít (phần sau tôi sẽ giải thích rõ hơn) trong khi mức tiền công dự trữ lại tăng
do nhu cầu cần được nghỉ hưu và thu nhập có từ lương hưu tăng.
5.
a. Tỷ lệ tham gia LLLĐ năm 2001 đối với nam ở độ tuổi 45 và cao hơn là 48.9%,
đối với nữ ở độ tuổi 55 và cao hơn là 41.5%.
Chúng ta có thể lưu ý rằng trong những năm 90 các quyết định tham gia LLLĐ của người lao
động trẻ tuổi là rất khác biệt so với của người lao động lớn tuổi hơn.
1. Đối với những người ở độ tuổi 25 hay lớn hơn thì tỷ lệ tham gia hầu như không thay
đổi trong cả thập kỷ - năm 1989 là 66.3%, năm 1997 là 65.6% và năm 2000 là
66.2%.
2. Đối với những người ở độ tuổi 15-24, tỷ lệ tham gia giảm mạnh từ 71.0% năm 1989
xuống còn 61.4% năm 1997, sau đó lại phục hồi lại mức 64.8% năm 2000.
3. Tại sao lại như vậy?
4. Tỷ lệ thất nghiệp cao giữa những người trẻ tuổi đã làm nản chí những người lao động ở
độ tuổi này khiến họ rời bỏ LLLĐ, thường là quay trở lại trường học (tỷ lệ đi học tăng
cao trong những năm 90).
4. Những Động cơ đằng sau Quyết định Tham gia LLLĐ
Dữ liệu mà cho đến nay chúng ta vẫn nhấn mạnh bao gồm các mức dữ liệu bình quân trong
một năm.
1. Chúng ta nên lưu ý rằng có nhiều dòng lưu chuyển gia nhập và rời khỏi LLLĐ trong
phạm vi một năm, nhất là khi chúng ta tính đến lao động thời vụ.
2. Nếu chúng ta xét đến tỷ lệ những người tham gia vào LLLĐ tại một thời điểm nhất định
trong năm thì chúng ta sẽ thấy tỷ lệ tham gia LLLĐ tăng cao hơn mức bình quân là
10%.
Điều này được lý giải một phần bởi những dao động trong mức tổng cầu.
1. Giả thuyết nhân công bổ sung (added-worker hypothesis) lập luận rằng nếu lao động
trụ cột trong gia đình không có việc làm thì những người ăn theo khác (vợ/chồng và
con cái) trong gia đình có thể tham gia vào LLLĐ. Trong các đợt suy thoái kinh tế, tỷ lệ
tham gia của những người này tăng cao.

2. Giả thuyết nhân công nản lòng (discouraged worker hypothesis) lập luận rằng nếu mọi
người bị thất nghiệp trong phần lớn thời gian, họ sẽ cảm thấy nản chí và quyết định ra
khỏi LLLĐ. Tỷ lệ tham gia của họ suy giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế. (Đôi khi họ
được biết đến như là thất nghiệp tiềm ẩn - hidden unemployed.)
3. Hai tác động này là mâu thuẫn với nhau và rất khó có thể nói được tác động nào lớn
hơn tác động nào.
4. Con số thực tế trong những năm 90 ở Canada cho thấy:
Năm 1989 1993 2000
Tỷ lệ gia nhập
LLLĐ
67.2 65.4 65.9
Tỷ lệ thất nghiệp 7.5 11.4 6.8
1. Chúng ta có thể lưu ý rằng tỷ lệ tham gia LLLĐ giảm khi thất nghiệp tăng cao trong
thời kỳ suy thoái. Đây là dấu hiệu cho thấy tác động công nhân nản lòng lớn hơn.
2. Tuy nhiên, những công nhân nản lòng này đã đi đâu khi nền kinh tế hồi phục trở lại
vào cuối những năm 90?
3. Công nhân ít tuổi thì quay trở lại trường học vào đầu những năm 90 và cho đến cuối
những năm 90 thì số này vẫn chưa tham gia hết trở lại vào LLLĐ.
4. Chúng ta có thể thấy một số bằng chứng của tác động nhân công nản lòng bằng việc
xem xét những khác biệt khu vực trong tỷ lệ tham gia, tỷ lệ thất nghiệp và có việc
làm/số dân:
Tỷ lệ Tham Gia (2001) Tỷ lệ Thất Nghiệp
(2001)
Tỷ lệ Có việc làm/dân số (2001)
Canada 66.0 7.2 61.2
Newfoundland 57.3 16.1 48.1
Ông Newfoundland đã rõ ràng chứng minh các dấu hiệu của nhân công bị nản lòng.
Độ chênh lệch trong tỷ lệ thất nghiệp là 9% song độ chênh lệch trong tỷ lệ có việc làm là
13%! Tỷ lệ thất nghiệp "chính xác" của Newfoundland có thể là khoảng 25% nếu chúng ta
tính cả tỷ lệ nhân công bị nản lòng.

5. Kết luận về Tỷ lệ tham gia LLLĐ
1. Lý thuyết này lập luận rằng mọi người có quyết định tham gia LLLĐ hay không bằng
việc so sánh giá trị của thời gian thị trường (WTHỊ TRƯỜNG) với giá trị của thời gian ở
nhà (WDỰ TRỮ).
2. Thời gian dự trữ phụ thuộc vào thị hiếu của mỗi người, các tính toán gia đình, thu nhập
phi lao động, yêu cầu làm việc nhà, độ tuỏi, giới tính, văn hoá, v.v
3. Trong thực nghiệm, chỉ số quan trọng nhất, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam giới từ những
năm 50 đã giảm đôi chút xuống còn 72% vào năm 1990. Trong khi tỷ lệ này của nữ lại
tăng lên mức hiện tại là khoảng 60%.
D. Thời gian Tối ưu của một Tuần làm việc
Cho đến nay, chúng ta đã chỉ ra rằng mỗi cá nhân mà chúng ta đang xét tới được phép tự do
lựa chọn số giờ làm việc trong một tuần.
Có hai tổ hợp các nhân tố khác ảnh hưởng đến số giờ làm việc một tuần bên cạnh quyết định
của các hộ gia đình.
Trước hết, các nhân tố thể chế cũng ảnh hưởng đến số giờ làm việc - luật quy định về làm
việc quá giờ, v.v. Chúng ta sẽ khảo sát điều này trong phần này.
Thứ hai, các công ty có thể có mong muốn về khoảng thời gian làm việc nhất định nào đó
trong một tuần và có khả năng áp đặt mong muốn này lên người lao động.
Có một số bằng chứng thực tế là điều này đúng, nhất là về mặt ngắn hạn.
Gunderson và Riddell chỉ ra rằng 2/3 số nhân công hài lòng với công việc của mình song 27%
muốn được làm việc nhiều hơn (trong đó có những người làm việc toàn giờ) và 6% muốn làm
việc ít hơn.[15]
Tại sao các công ty lại muốn công nhân của mình làm việc trong một lượng thời gian cụ thể?
Một lý do là hàng loạt các chi phí ngoài lương (nonwage costs) - chúng ta sẽ trở lại khái niệm
mà trong phần 4 về Cầu Lao động trong phần sau của chương trình học này.
Một lý do tiềm ẩn khác là năng suất làm việc của nhân công có thể suy giảm khi số giờ làm
việc gia tăng.
1. Làm thêm
Giả định rằng công ty không cần bạn làm việc trên 40 tiếng trong khi bạn lại muốn làm việc
nhiều hơn 40 tiếng.

Bạn có thể cần phải "làm thêm" một công việc thứ hai và chúng tôi đặt giả thiết là WTHỨ HAI
< WTHỨ NHẤT.
Hình 14 Làm thêm
Khi nào thì bạn làm thêm?
1. Tuỳ thuộc vào mức tiền công và thị hiếu cá nhân của bạn. Nhưng Hình 14 trên đây lại cho
ta thấy một trường hợp cơ bản.
2. Lưu ý rằng một người làm thêm phải là một người muốn làm việc nhiều thời gian hơn ở
công việc đầu tiên nhưng lại bị hạn chế về thời gian làm việc I1 > I0. (TQ hiệu đính: người
đó muốn làm theo số giờ của đường I
1
, nhưng bị giới hạn bởi đường I
o
, cho nên, chỉ có thể
làm theo đường Io là 40 tiếng, và làm thêm 56-40=16 tiếng. Thời gian tham gia LLLD là 56
tiếng.)
Chúng ta thử xem xét trường hợp cho một cá nhân nào đó không muốn làm thêm - I0 của họ
ở mức nào?
2. Làm quá giờ
Theo luật pháp hoặc theo nhiều hợp đồng của nghiệp đoàn, nhân công nào làm việc hơn 40
giờ một tuần, hay 44 giờ-tuần phải được trả mức lương làm ngoài giờ cao hơn từ 1.5 - 2 lần
so với mức lương cơ bản.[16]
1. Giả định rằng các công ty đôi khi cũng đưa ra cho công nhân của mình sự lựa chọn tương
tự, liệu họ có chọn lựa không?
2. Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào sở thích của nhân công đó - những người có nhu cầu
tiêu dùng nhiều hàng hoá hơn sẽ làm việc ngoài giờ.
3. Hình 15 dưới đây minh hoạ trường hợp khi một người lao động mong muốn làm việc 40
tiếng trước khi công ty đưa ra lựa chọn làm ngoài giờ cho các nhân công.
4. Một người như vậy chắc chắn sẽ chọn được làm thêm giờ.
5. Một lần nữa, hãy thử tự xem xét trường hợp cá nhân người đó muốn làm việc 40 tiếng
trước khi công ty đưa ra đề nghị làm thêm giờ và muốn làm việc ít hơn 40 tiếng sau đề nghị

đó.
Hình 15 Làm việc ngoài giờ
Tại sao các công ty lại đề nghị làm thêm giờ thay vì thuê nhiều nhân công hơn? Chúng ta sẽ
xem xét điều này trong phần nói về nhu cầu của công ty.
3. Chi phí của làm việc
Hình 16 dưới đây mô tả tình huốn phát sinh các chi phí khác đi kèm với chi phí làm việc. (Tôi
đã đưa tất cả các chi phí khác trong đồ thị cùng một lúc. Rõ ràng điều này không phải bao giờ
cũng đúng.)
Hình 16 Các chi phí của quá trình làm việc
Một người sẽ ở điểm a nếu họ không làm việc. Nếu đi làm việc, họ sẽ gây ra các chi phí sau:
Chi phí làm việc cố định (ngang mức ab), không kể số giờ làm việc là bao nhiêu -Chúng có thể
bao gồm chi phí cho trang phục đi làm phù hợp, các cấu phần xác định của chi phí cho một
ngày làm việc, v.v.
Các chi phí thời gian cố định của làm việc (ngang với bc) cho dù số giờ làm việc là bao nhiêu.
Chúng có thể bao gồm các chi phí đi lại, thời gian dành để đưa con đến nơi trông trẻ.
Các chi phí tiền biến đổi, tỷ lệ với thời gian chi cho làm việc.
Chúng được thể hiện bằng đường ngân sách bằng phẳng hơn, cf.
Trường hợp điển hình của tình huống này là các chi phí trông trẻ mặc dù nó có thể bao gồm
cả chi phí cho việc thuê người giúp việc, đi ăn tối ở bên ngoài thường xuyên hơn, v.v.
Như ví dụ trên đã chỉ rõ, thậm chí ngay cả khi tiền công dự trữ ít hơn tiền công thị trường (bỏ
qua các chi phí) thì những chi phí này có thể dẫn đến việc một người quyết định thôi không
làm việc nữa - sự góp mặt của các chi phí trông trẻ, v.v. giảm tỷ lệ tham gia vào LLLĐ.
1. Nhìn chung, mức tiền công thị trường càng thấp thì các chi phí cố định càng có vai trò
quan trọng thì một người có xu hướng làm việc ít hơn - hãy xem bài báo "Vú nuôi hay
mẹ".
2. Trong một gia đình, điều này có hàm ý là thành viên nhận được mức lương đề nghị
thấp nhất/hay có giá trị thời gian phi thị trường lớn nhất sẽ quyết định ở nhà để chăm
sóc con cái.
3. Lưu ý rằng nếu bạn làm việc, thường thì bạn sẽ làm việc nhiều hơn mức quy định -
song bạn sẽ không được trả tiền làm thêm giờ vì các mức chi phí là được cố định.

4. Chú ý: nếu chúng ta bắt đầu xem xét trường hợp những người sống bằng nguồn trợ
cấp xã hội bắt đầu đi làm thì chi phí làm việc của họ sẽ bao gồm khoản phúc lợi xã hội
mà họ không được hưởng nữa khi đi làm, cũng như những lợi ích khác bị mất đi. (Xem
phần E dưới đây.)
Có chính sách nào có thể giải quyết được những chi phí kiểu
này?
Khấu trừ thuế cho tất cả các chi phí về dịch vụ giữ trẻ ban ngày cho tất cả mọi người. Khoản
này lên tới $5000 một năm cho một trẻ. Trong trường hợp đó, bạn sẽ thu lại được khoảng
25% chi phí bạn bỏ ra cho dịch vụ này.
Trợ cấp (khoảng $250 một tháng ở Saskatchewan) cho các nhóm thu nhập thấp.
Những khoản trợ cấp này có hỗ trợ cho họ phần nào song không nhiều như những khoản trợ
cấp ở các nước Bắc Âu giúp trang trải đến 80% các chi phí.
Như chúng ta đã thấy ở Hình 4 trang 6, tỷ lệ tham gia của lao động nữ ở Thuỵ Điển và Đan
Mạch là 90% so với 69% ở đây!
4. Hạn chế giờ làm việc
Hình 17 dưới đây mô tả tình huống công ty đưa ra đề nghị các nhân công của mình giảm giờ
làm.
Việc lý giải tại sao công ty lại muốn đưa ra đề nghị này chúng ta sẽ để lại phần bàn về cầu lao
động.
Ở đây chúng ta chỉ bàn về trường hợp công ty đưa ra đề nghị 40 giờ làm việc hay 0.
Hình 17 Hạn chế đối với giờ làm việc
Mỗi cá nhân sẽ phản ứng như thế nào - việc phân chia này sẽ đem lại điều gì?
Trước hết, chúng ta có thể xem xét trường hợp trên khi Uc > Ub > Ua.
Trong trường hợp này, một người sẽ làm việc (tại Uc) với mức giờ lựa chọn tự do song nếu ở
dưới mức yêu cầu thì người đó sẽ chọn không tham gia vào thị trường lao động (Ub > Ua).
Bởi vậy, trong trường hợp này thì định mức hạn chế giờ làm việc theo một nghĩa nào đó sẽ
"tạo ra" thất nghiệp (liệu đây có phải là thất nghiệp tự nguyện hay không còn gây nhiều bàn
cãi).
Hình 18 Phân chia giờ làm việc phức tạp hơn
Trường hợp có nhiều khả năng hơn được thể hiện ở trên.

Trong trường hợp này, việc phân chia hạn mức giờ làm việc gây ra nạn làm việc quá ít (người
lao động phải chọn điểm A trong khi thích làm việc ở điểm B hơn - những người có giá trị nghỉ
ngơi thấp) hoặc có quá việc (người lao động chọn điểm A trong khi thích được làm việc ở điểm
C hơn - những người có giá trị nghỉ ngơi lớn hơn).
Những vấn đề này có tác động gì?
1. Thứ nhất, trong khi cách phân chia định mức này có thể tăng hiệu quả cho công ty thì rõ
ràng nó lại giảm hiệu quả làm việc của các nhân công.
2. Kết quả là, người lao động có thể bị rơi vào hai loại hành vi.
Về lâu dài, học có thể đi tìm một công việc khác có giờ làm việc phù hợp hơn. (Điều này có
thể khiến cho công ty mất đi những công nhân lành nghề.)
Về mặt ngắn hạn, họ có thể đi làm thêm nếu họ muốn làm nhiều thời gian hơn (việc này rất
có khả năng ảnh hưởng đến năng suất của họ), hay họ có thể lâm vào tình trạng vắng mặt
thường xuyên nếu họ muốn làm ít thời gian hơn (rõ ràng là việc này sẽ làm giảm năng suất).
Bởi vậy, các công ty có thể nhượng bộ và cho phép người lao động có nhiều khoảng thời gian
linh hoạt hơn. Ví dụ như công ty cho phép hai người cùng làm chung một vị trí.
E. Vấn đề chính sách: Phúc lợi XH, Thuế thu nhập Âm, và
Phúc lợi việc làm
Một vấn đề chính sách lao động quan trọng hiện nay mà bây giờ chúng ta có thể phân tích là
vấn đề phúc lợi xã hội hay các khoản chi trả hỗ trợ của xã hội.
Hình 19 Chế độ chuẩn Chi trả Phúc lợi xã hội Trung bình
Trước hết, chúng ta xét một mức phúc lợi chuẩn hay hệ thống bảo hiểm thất nghiệp như thể
hiện trong Hình 19 ở trên.[17]
Trong hệ thống này, bạn nhận được một khoản chi trả cả gói có giá trị ngang mức G (để đơn
giản hoá chúng ta sẽ giả định rằng y = 0).
Nếu bạn bắt đầu làm việc, thường thì chính phủ sẽ khấu trừ một khoản là 1 đô cho 1 đô bạn
kiếm được. Việc này tạo ra đường ngân sách gấp khúc như thể hiện ở đây.
Lưu ý rằng bạn sẽ thường xuyên không muốn bắt đầu làm việc trừ khi tiền công ở mức rất
cao.
Điều này tạo ra thứ vẫn được biết đến như "bẫy nghèo đói" - những người sống bằng nguồn
trợ cấp xã hội không có động lực để làm việc.

Thật ra, nếu phúc lợi xã hội cho bạn dịch vụ y tế như trợ giá/miễn phí, v.v.những thứ mà bạn
sẽ mất đi nếu đi làm thì điều này tạo ra một vấn đề lớn hơn.
Về mặt học thuật mà nói, với mỗi một đô la kiếm ra người đó phải nộp một khoản thuế với tỷ
lệ hơn 100%. Bởi vậy, người đó hầu như không có động cơ để tìm việc.
Vậy chính phủ có thể giải quyết vấn đề này như thế nào? Đây là một vấn đề chính sách quan
trọng ở cả Canada và Mỹ? Có bốn giải pháp được khuyến nghị (đôi khi người ta kết hợp cả
bốn giải pháp này với nhau).
Đào tạo
Một giải pháp là đào tạo bởi sau khi được đào tạo, những cá nhân này có thể tìm được việc
làm. Chúng ta dịch chuyển đường ngân sách của họ lên phía trên đáng kể. Lúc đó họ cũng có
nhiều khả năng sẽ làm việc hơn như thể hiện trên đồ thị.
Tuy nhiên, giải pháp này là đắt đỏ và không phải lúc nào cũng là một giải pháp thành công.
Các chính phủ không phải lúc nào cũng xuất sắc trong việc lựa chọn hình thức và nội dung
đào tạo phù hợp.[18]
Chi trả phúc lợi xã hội giảm dần
Giải pháp Alberta - chúng ta có thể cắt giảm G (phúc lợi xã hội). Việc này có thể có tác động
khiến cho một số người phải làm việc mặc dù nếu việc họ làm có độ thoả dụng ít hơn.
Tuy nhiên, điều này có thể là khó khăn cho những trường hợp nuôi con một mình (hãy nhớ lại
phần chúng ta bàn về các chi phí giữ trẻ ban ngày).
Đây là cách tiếp cận chính sách mà chính phủ Mỹ áp dụng trong những năm cuối thập kỷ 90.
Mỗi người chỉ được hưởng chế độ trợ cấp của chính phủ liên bang trong khoảng thời gian dài
nhất là 2 năm.
Đây là cách tiếp cận chính sách được chính quyền bang Alberta và Ontario áp dụng năm
ngoái. Các chính quyền này tập trung vào việc cắt giảm các phúc lợi xã hội cho người sống
độc thân đang ở độ tuổi lao động và có khả năng lao động.
Phân tích của chúng ta cho thấy chính sách này sẽ đẩy mọi người đổ đi tìm việc làm. Nhưng,
thiếu hụt trình độ và kỹ năng kém cỏi không thể đem lại cho họ một công việc ở mức lương
thích hợp.
Khuyến khích tài chính: Thuế thu nhập âm
Thứ ba chúng ta hãy xem xét đến việc áp dụng chế độ thuế thu nhập âm (negative income

tax).
Các chế độ này phần nào có sẵn trong các chương trình phúc lợi xã hội như Dự án Tự cung tự
cấp.[19]
Chúng ta hãy khảo sát lý thuyết trong trường hợp này được minh hoạ trong Hình 20 dưới đây.
Hình 20 Thuế thu nhập Âm
Ở đây, khi các cá nhân bắt đầu làm việc, họ cũng bắt đầu giữ một phần (1-t) thu nhập của
mình.
Điều này tạo ra một đường ngân sách mới, gấp khúc như thể hiện ở trên.
Điều này có thể tạo ra nhiều khuyến khích hơn cho những người đứng ngoài thị trường lao
động tham gia vào LLLĐ. Như minh hoạ trong Hình 20 với số người nằm trên những đường I0
chuyển sang I1.
Tuy nhiên, một số người hiện đang làm việc lại có thể quyết định giảm mức cung lao động của
mình xuống như minh hoạ trong Hình 21 dưới đây khi di chuyển từ I0 đến I1.
Hình 21 Các vấn đề với thuế thu nhập âm
Bằng chứng thực tế cho thấy những chương trình này có tác động hỗn hợp đến cung lao động
- Tuy nhiên, có vẻ như cung lao động giảm đi chút ít.
Song lưu ý rằng một chương trình thuế thu nhập âm có thể vẫn được ưa thích hơn vì nó tăng
độ thoả dụng của nhân công.
Nghiên cứu HRDC về Dự án Tự cung tự cấp tuyên bố rằng sau bốn năm, đối tượng hưởng lợi
của dự án đã có cuộc sống khá giả hơn. Dự án đã giúp những người nộp thuế tiết kiệm được
chi phí:
"Theo như phân tích trong báo cáo này thì SSP đang có tác động đáng kể. Mặc dù số người
tăng thời gian nhận hỗ trợ thu nhập để có thể có đủ điều kiện hưởng SSP có tăng lên song
khuyến khích tài c hính do SSP bổ sung làm giảm lợi nhuận IA và tăng chi trả thuế đủ để giữ
tổng chi tiêu công ở mức ngang bằng. Hơn thế, thu nhập gia tăng có được từ việc làm toàn
thời gian khiến cho tổng thu nhập hộ gia đình tăng lên một khoản đáng kể."[20]
Thật ra, tác động của thuế thu nhập âm là vô cùng quan trọng đối với trường hợp mẹ nuôi
con một mình. Bởi như chúng ta đã nhắc tới ở trên, lý do là bởi các chi phí kiểu như phí trông
trẻ ban ngày, v.v. họ phải gánh một khoản thuế với tỷ lệ đánh thuế cao hơn 100%!
Cuối cùng, những người không đi làm khi đi làm có thể thu được kinh nghiệm làm việc quan

trọng, được đào tạo cũng như sẽ có mức lương trong tương lai cao hơn.[21]
Tóm lại, các chương trình thuế thu nhập âm có vẻ như công bằng và hiệu quả hơn so với các
chương trình phúc lợi xã hội.
Phúc lợi việc làm
Một chương trình thứ tư là "phúc lợi việc làm" - để có thể nhận được phiếu hưởng trợ cấp bạn
phải bỏ ra một lượng thời gian tối thiểu để làm việc công có ích, làm việc tình nguyện hoặc
tham gia đào tạo.
Trước đây, chương trình này được triển khai ở Saskatchewan,[22]và đã được áp dụng một
cách rầm rộ ở Ontario song hầu như không thu được thành công thực tế nào. Đương nhiên,
chương trình này rất phổ biến ở Hoa Kỳ (nhất là ở bang Minnesota).
Ý tưởng ở đây là nhằm ba mục đích.
Thứ nhất, bạn cắt giảm sự hưởng thụ nhàn nhạ khi hưởng phúc lợi xã hội, bằng cách đó khiến
những người đang hưởng trợ cấp đi làm để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.[23] (TQ hiệu
đính: hưởng trợ cấp thì đi làm việc thiện nguyện, còn không thì đi làm lấy tiền. Vậy thì đằng
nào cũng đi làm hết, thôi thì đi làm cho rồi!!!)
Thứ hai, bạn thu lại được một khoản lợi nào đó cho chính phủ từ kết quả làm việc của họ
(mặc dù ở đây chi phí hành chính của việc đảm bảo an cho ninh họ có thể vượt khoản lợi thu
được).
Thứ ba, bạn cung cấp cho mọi người một số kỹ năng cơ bản kiểu như học đi làm đúng giờ tất
cả mọi ngày, cách làm việc như thế nào với người khác, v.v.
Có một điều không rõ ràng là mức độ thành công của phúc lợi việc làm - những kỹ năng học
được không mấy hữu ích, kết quả làm việc thường là không mấy nổi trội (hay lấy mất việc
làm từ những người đang đi làm). Những người hưởng phúc lợi kiểu này cũng mất đi một
khoản thời gian mà đáng lẽ ra có thể dành cho đào tạo hay đi tìm việc làm khác.
Cuối cùng, thì nhóm người chủ yếu là đối tượng của các chương trình phúc lợi xã hội là các
trường hợp bố/mẹ nuôi con một mình. Đối với nhóm người này thì phúc lợi việc làm là vô ích.
Phần lớn các nhà kinh tế sẽ chọn tập trung vào thay đổi các khuyến khích theo cách tích cực
bằng việc sử dụng các chương trình thuế thu nhập âm để giảm bẫy nghèo đói (poverty trap).
[24]
Có được một công việc thực tế cũng có nghĩa là sẽ có được những chương trình đào tạo hữu

ích (theo nhu cầu của thị trường). Nó sẽ giúp tăng các mức lương trong tương lai cũng như
giảm xác suất quay trở lại với trợ cấp xã hội.
Đây là một điểm mang tính xã hội quan trọng - việc bố mẹ bạn có sống dựa vào phúc lợi xã
hội hay không là một yếu tố quyết định chủ yếu bạn có dựa vào phúc lợi xã hội hay không.
Bẫy nghèo đói kéo dài hơn một thế hệ! (TQ hiệu đính: nên hiểu theo "ngoại ứng tiêu cực",
nghĩa là cha mẹ nghèo, không có tiền lo cho con ăn học thì tương lai đứa bé lại không có việc
làm tốt, lại sống trong cảnh nghèo.)
[1] Thực ra con số này đã loại trừ những người trong quân đội, ở tù hay một số các thể chế
khác, những người sinh sống trên vùng lãnh thổ đó hay trên vùng đất dành riêng cho người
bản địa
[2] Nguồn dữ liệu cung cấp trong trang này: Tổng kết Lịch sử Thống kê Lực lượng Lao động
Canada năm 2001
[3] Nguồn: Thống kê Canada, dữ liệu CANSIM II loại VI
[4] Nguồn M. Gunderson and W.C. Riddell, Kinh tế Thị trường Lao động (tái bản lần 3), và
Thống kê Canada, Tổng kết Lịch sử Lực lượng Lao động năm 2001. Lưu ý rằng cách thu thập
dữ liệu đã có một số thay đổi nên việc quá nhấn mạnh đến những con số cụ thể sẽ là một việc
làm nguy hiểm. Khi so sánh dữ liệu cũ với dữ liệu hiện tại hãy bám vào việc xem xét các xu
thế chung.
[5] Nguồn: Thống kê Canada, Tổng kết Lịch sử Lực lượng Lao động năm 2001.
[6] Nguồn: Thống kê Canada, Tổng kết Lịch sử Lực lượng Lao động năm 2001.
[7] Nguồn: Đĩa nén IZA, tháng 5 năm 2002, tthp://www.iza.org/ trang 6.
[8] Nguồn: Phần dữ liệu của bảng 2.2, trang 35.
[9] Nguồn: Tổng kết Lịch sử Lực lượng Lao động, 2001
[10] Nguồn: op. cit.
[11]Nguồn: Đĩa nén IZA, tháng 5 năm 2002, tthp://www.iza.org/ trang 5.
[12] R. Battalio, L. Green, và H. Kael, "Sự đánh đổi giữa Thu nhập và Nghỉ ngơi của Lao động
theo bầy đàn," Tạp chí Kinh tế Mỹ, tháng 9 năm 1981.
[13] M. Baker và D. Benjamin, "Các Chương trình Lương hưu Công và Quy định Lao động Kèm
theo," trong Thích nghi chính sách công với Thị trường lao động đang trong quá trình chuyển
đổi, W. C. Riddell and F. St-Hilaire, biên tập, IRPP, Montreal, 2000.

[14] Tất cả dữ liệu trong phần này cũng như phần sau được lấy từ cuốn Tổng kết Thống kê
Lực lượng lao động 2001.
[15] M. Gunderson và W. C. Riddell, "Đặc tính hay thay đổi của công việc: Gợi ý cho Chính
sách Công, trong Thích nghi Chính sách Công với Thị trường lao động đang trong quá trình
Chuyển đổi, W. C. Riddell và F. St-Hilaire, Biên tập, IRPP, Montreal, 2000.
[16] Các công nhân nhận lương hàng tháng hay hàng tuần không nằm trong diện của quy
định này.
[17] Trợ cấp trung bình trong các chương trình lương hưu của chính phủ là tương tự như
nhau.
[18] Giả định rằng chính quyền liên bang đào tạo vài trăm người dân trước đây thành các thợ
lặn nước sâu để làm việc tại các dàn khoan dầu ở Newfoundland trong khi thực tế chỉ cần vài
chục thợ.
[19] Xem C. Michalopoulos và T. Hoy, "Khi các Khuyến khích Tài chính Phát huy Tác dụng:
Những Phát trong Nghiên cứu Chuẩn bị cho Chương trình Tự cung tự cấp," SRDC, tháng 11
năm 2001 ( />[20] Op. cit.
[21] Như chúng ta sẽ thấy trong phần 8 dưới đây: đào tạo nghề chắc chắn là một nguồn quan
trọng tạo tăng trưởng lương cho tương lai.
[22] Theo bạn ai là người đã xây con đường mòn xung quanh hồ Wascana Lake, ngang qua
trường Đại học?
[23] Như một bài tập, vẽ một đồ thị so sánh chế độ phúc lợi dựa trên việc làm với chế độ
phúc lợi xã hội thông thường, với mức G tương tự và các mức lương thay thế, song chế độ này
yêu cầu người được trợ cấp phải lao động 20 giờ trong một tuần. Bạn nên có đủ khả năng để
chứng tỏ rằng một vài cá nhân thích làm việc hơn trong thời điểm hiện tại, nhất là khi mức
lương thị trường trả cho họ đủ cao.
[24] Một lựa chọn khác thường được thanh niên lựa chọn là trợ cấp lương. Chúng ta có thể coi
trợ cấp lương giống như tăng mức lương được chi trả, và kết quả mà chúng ta đã thấy là sẽ có
khả năng đẩy một số người ra khỏi diện được hưởng phúc lợi xã hội.
Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com

×